Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------------------------------------
ĐOÀN THỊ YẾN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT GIẤY TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
XÃ PHONG KHÊ, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH
BẮC NINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái - Môi trường
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG NGUYỄN BÌNH
Hà Nội - Năm 2010
Đoàn Thị Yến
1
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Nguyễn Bình GVC Khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm cùng
các thầy cô và các bạn sinh viên trong khoa Sinh – KTNN đã động viên, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và người thân đã
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010
Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Yến
Đoàn Thị Yến
2
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
LỜI CAM ĐOAN
Với nội dung của đề tài, tôi xin cam đoan như sau:
1. Đề tài của tôi không hề sao chép từ bất kỳ một đề tài nào có sẵn.
2. Đề tài của tôi không trùng với một đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn đảm bảo tính chính
xác và trung thực.
4. Đề tài là một phần của công trình “ Bảo tồn và phát triển làng nghề giấy
Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
Công trình trên tôi nghiên cứu cùng sinh viên: Vũ Thị Ngọc K32A Sinh, Trần Thị Loan K32B - Sinh.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010
Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Yến
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
COD
CNH - HĐH
CSSX
DO
ĐHQGHN
HĐND
KCN
KCNLN
KHTN
Nxb
ÔNMT
SS
STT
Đoàn Thị Yến
Biologial Oxigen Demand ( nhu cầu oxi sinh hóa)
Chemical Oxigen Demand ( nhu cầu oxi hóa học)
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Cơ sở sản xuất
Dissolved Oxigen ( oxi hòa tan )
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp làng nghề
Khoa học Tự nhiên
Nhà xuất bản
Ô nhiễm môi trường
Suspended Solid ( chất rắn lơ lửng)
Số thứ tự
3
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
TCCP
TCVN
TN - MT
UBND
VSV
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên - Môi trường
Ủy ban nhân dân
Vi sinh vật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Sự phân bố các CSSX tại các thôn trong xã Phong Khê.
Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và nước sử dụng tại Phong Khê.
Phân tích nước thải tại KCN Phong Khê và thôn Dương Ổ.
Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất giấy và
sinh hoạt ở Phong Khê.
Phân tích nước mặt tại xã Phong Khê.
Phân tích nước ngầm tại thôn Dương Ổ, xã Phong Khê.
So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa người trực tiếp sản xuất và
người không trực tiếp sản xuất ở xã Phong Khê.
Tiêu chuẩn nước thải tại nguồn.
Trang
17
23
25
26
27
29
32
38
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Quy trình sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải.
Quy trình sản xuất bìa các tông kèm theo dòng thải.
Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm
theo dòng thải.
Dây chuyền mặt bằng của từng hộ sản xuất.
Mô hình bố trí CSSX trong khu công nghiệp.
Mô hình xử lý nước thải sơ bộ tại cơ sở.
Mô hình xử lý nước thải tại trạm tập trung.
Trang
18
20
21
35
36
39
40
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên, phát triển kinh tế phải đi đôi
với bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển toàn cầu là một minh chứng cho
Đoàn Thị Yến
4
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
sự tiến bộ đáng khích lệ của thế hệ hiện tại trong nhận thức về trách nhiệm
với thế hệ tương lai. Cùng đi chung trên con tàu trái đất, Việt Nam đã và đang
gắng sức thực hiện mục tiêu này.
Trong những năm gần đây, do chủ trương đa dạng hóa thành phần kinh
tế, đa dạng hóa ngành nghề của Đảng và Nhà nước, nông thôn Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sự khôi
phục phát sinh phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống và làng nghề
mới.
Bắc Ninh - một tỉnh miền Bắc có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh, có
tới 62 làng nghề truyền thống. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống
đã và đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân
lúc nông nhàn, hay cho người dân chuyển dần từ vùng nông thôn sang khu
công nghiệp hoặc đô thị, … đồng thời đem lại một nguồn thu nhập đáng kể
cho ngân sách nhà nước.
Không chỉ có tác dụng xóa đói giảm nghèo, nghề làm giấy ở Phong
Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh còn góp phần xử lý một phần giấy
thải của thành phố Hà Nội. Nếu như chiến lược quản lý chất thải rắn trên thế
giới hiện nay nhằm vào 3 hướng ưu tiên (3R): tái sử dụng ( Reuse), giảm tiêu
thụ ( Reduce), tái chế phế liệu (Recycle) thì nghề làm giấy ở Phong Khê hoàn
toàn đáp ứng được chiến lược này. Cho dù ở công nghệ nào, việc tái chế giấy
ở Phong Khê có một giá trị cao về làm sạch môi trường, tái sử dụng sản xuất
và giảm khai thác tài nguyên.
Tuy nhiên, việc tái chế giấy ở Phong Khê đã và đang có những tác
động xấu đến môi trường sống và mỹ quan làng nghề. Các chất thải từ tái chế
giấy đặc biệt là nước thải chưa được xử lý đổ trực tiếp ra môi trường gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Hiện việc xử lý ÔNMT đã vượt quá khả năng của các
CSSX giấy nhỏ lẻ. Bên cạnh đó điều kiện lao động không được an toàn, vệ
Đoàn Thị Yến
5
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
sinh môi trường không được quan tâm nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người dân.
Vì các lý do đó, làng nghề sản xuất giấy Phong Khê đang đứng trước
nguy cơ bị các cơ quan chức năng đóng cửa, tức dẫn đến nguy cơ không còn
tồn tại. Điều đó ảnh hưởng tới việc sống còn của địa phương này. Vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài “ Đánh giá tác động của quá trình sản xuất giấy tới
môi trường nước tại xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và
các giải pháp khắc phục”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài chúng tôi nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
- Đánh giá ảnh hưởng từ quy trình sản xuất giấy bằng nguyên liệu tái
chế đến môi trường tự nhiên và con người tại khu vực.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguồn gây ô
nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất của các cơ sở.
- Từ những kết luận, bài học rút ra từ vùng nghiên cứu có thể tạo ra
những hướng đi thích hợp cho việc duy trì và phát triển sản xuất ở các làng
nghề tương tự.
3. Điểm mới của đề tài
- Phân tích quy trình sản xuất, đánh giá tác động môi trường, đưa ra các
giải pháp để duy trì sản xuất đồng thời giảm thiểu ÔNMT tại làng nghề.
- Các giải pháp đưa ra sẽ được kiến nghị với chính quyền địa phương
để có chiến lược giảm thiểu ÔNMT, định hướng phát triển kinh tế và bảo vệ
sức khỏe con người.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Việc giải quyết các mục tiêu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn
nhằm đảm bảo vừa duy trì hoạt động của các CSSX vừa giảm thiểu ÔNMT
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái khu vực.
Đoàn Thị Yến
6
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
- Từ những kết luận và bài học rút ra từ vùng nghiên cứu có thể tạo ra
những hướng đi mới thích hợp cho sự phát triển của các làng nghề tương tự.
- Những ảnh hưởng của sự ÔNMT nước từ hoạt động sản xuất giấy tái
chế tới sức khỏe người dân, tới sản xuất nông nghiệp địa phương là cơ sở để
lãnh đạo xã và chính quyền cấp trên có những kế hoạch và chiến lược lâu dài
để bảo vệ sức khỏe con người và phương hướng phát triển kinh tế tiếp theo.
Đoàn Thị Yến
7
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt
Nam
Đất nước ta đang trên đà phát triển CNH - HĐH, tiến đến mục tiêu năm
2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Cùng với quá trình phát triển kinh
tế, đến nay số làng nghề và làng nghề truyền thống ở nước ta đã lên đến trên
2.000 làng nghề. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có 855 làng nghề,
Đông Bắc có 164 làng nghề, Tây Bắc có 247 làng nghề, Bắc Trung bộ có 314
làng nghề, Nam Trung bộ có 87 làng nghề, Đông Nam bộ có 101 làng nghề,
đồng bằng Sông Cửu Long có 211 làng nghề. Trong số đó, tất cả có khoảng
300 làng nghề truyền thống [1].
Bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế của các làng nghề mang lại, thì
hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường,
sức khoẻ cộng đồng và gây những mâu thuẫn môi trường nông thôn. Đánh giá
thực trạng ÔNMT và đưa ra giải pháp khắc phục đang là vấn đề rất cần thiết
để duy trì và phát triển bền vững các làng nghề.
Nguyễn Quang Trung, Hoàng Thu Thủy (2004) đã chỉ ra một số đặc
trưng về phát triển làng nghề nông thôn Việt Nam, nguyên nhân gây ô nhiễm
tại các làng nghề. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý
công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, tẩy giấy và
nhuộm… Thường nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi
màu đối với dòng sông nhận nước thải. Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và
nóng do sử dụng than và củi trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm
sứ. Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu: giấy, nhựa, kim loại… các
loại rác thải thông thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các
loại rác thải khác thường được xả ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào.
Tác giả cũng đã phân tích ảnh hưởng của chất thải làng nghề tới môi trường
Đoàn Thị Yến
8
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
nước, đất, không khí và sức khỏe cộng đồng [16].
GS.TS. Đặng Kim Chi (2003) nghiên cứu về các làng nghề Việt Nam
cũng đã cảnh báo "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có
thông số vượt TCCP. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi
trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng
nhiên liệu than, củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng
thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường
ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang
bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm
không khí từ làng nghề"[1].
Khi nghiên cứu về làng nghề Dương Liễu (Hà Nội) sản xuất tinh bột
sắn, Lê Thị Việt Hà và cộng sự (2004) đã đánh giá làng nghề bị ô nhiễm nặng
với thông số BOD5, COD, TSS của nước thải vượt TCCP hàng chục lần [3].
Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc cũng đang nằm trong tình trạng ô
nhiễm nặng do nước thải dệt nhuộm gây nên [20]. Làng nghề bún Thôn Đoài
(Bắc Ninh) hàm lượng COD (nhu cầu ô xy hoá học) cao gấp 3,2 đến 8,93 lần
so với tiêu chuẩn cho phép, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên),
nồng độ chì vượt quá 2.600 lần TCCP.
Ngoài các làng nghề kể trên, còn rất nhiều làng nghề Việt Nam đang
lên tiếng kêu cứu bởi ô nhiễm chất thải. Làng nghề sản xuất giấy Phong Khê
cũng không thoát khỏi tình trạng ô nhiễm. Các chất thải đặc biệt là nước thải
giấy gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và sản
xuất nông nghiệp ở địa phương.
1.2. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy
Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Làng nghề giấy Phong Khê (trước đây thuộc huyện Yên Phong nay
thuộc thành phố Bắc Ninh) có truyền thống xeo giấy từ lâu đời nhưng mới
Đoàn Thị Yến
9
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
phát triển sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế cách đây không lâu. Đi liền với
nó là sự ÔNMT. Đã có nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu ô nhiễm môi
trường tại khu vực:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội
(1998), đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại ba làng nghề thủ công
(làng nghề giấy Phong Khê, sắt Đa Hội, nhựa Minh Khai). Đề tài chỉ rõ nồng
độ một số chất khí độc có trong môi trường không khí khu vực sản xuất cao
hơn khu vực dân tại xã Phong Khê do quy trình sản xuất ở đây quá lạc
hậu[19].
Các báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh
Bắc Ninh qua các năm chỉ rõ nước của sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm
nặng, tình trạng ô nhiễm này tăng qua các năm do chất thải chưa xử lý của các
làng nghề đổ thẳng ra sông [15].
Tạ Thúy Vân (2006) nghiên cứu về quá trình đô thị hóa và một số vấn đề
nảy sinh tại xã Phong Khê. Tác giả phân tích tác động tích cực và tiêu cực từ
quá trình đô thị hóa đối với đời sống và kinh tế địa phương. Đồng thời tác giả
cũng chỉ ra vấn đề ÔNMT đang là thách thức đối với sự phát triển bền vững
của làng nghề [18].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về môi trường ở Phong Khê cho
thấy môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ô
nhiễm môi trường nước chỉ dừng ở mức báo cáo, chưa đánh giá sâu thiệt hại
về sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng và giải pháp cụ thể.
1.3. Vấn đề nước thải trong công nghiệp giấy và bột giấy
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy là một trong những công nghệ sử
dụng nhiều nước. Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết
để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 - 500 m3 nước. Nước được dùng cho
các công đoạn ngâm kiềm, tẩy, xeo giấy và công đoạn rửa và nấu nguyên liệu
Đoàn Thị Yến
10
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
đối với công nghiệp sản xuất giấy từ nguyên liệu thô (tre, nứa, bạch đàn, …).
Trong các nhà máy giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là
lượng nước thải nếu như không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nước và hóa
chất.
Nước thải của ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy được xem là
loại nước thải gây ô nhiễm nặng nề do khối lượng nước lớn (trung bình từ 100
- 200 m3/1tấn sản phẩm). Nước thải giấy có chứa hàm lượng các chất hữu cơ,
xơ sợi nhiều dễ bị phân hủy gây mùi hôi thối. Mặt khác nước thải giấy thường
có màu sẫm hay màu của phẩm nhuộm gây mất mỹ quan và độc hại đối với
các loài thủy sinh vật. Trong quá trình sản xuất nước thải của các CSSX hầu
hết được xả thẳng ra sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
1.3.1. Nguồn gốc của nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
Các nguồn nước thải của nhà máy giấy bao gồm [11]:
- Nước rửa nguyên liệu có các chất hữu cơ, đất đá, cát sỏi, vỏ cây, xơ
sợi, ..
- Nước thải từ công đoạn nấu và rửa sau nấu (đối với sản xuất giấy từ
nguyên liệu tre, nứa, gỗ keo, bạch đàn….) có nhiều chất hòa tan, các hóa chất
nấu và một phần xơ sợi. Nước thải ở đây có màu đen và thường gọi là dịch
đen, thành phần hữu cơ chủ yếu là lignin hòa tan trong kiềm (30 - 35% theo
chất khô), ngoài ra là sản phẩm phân hủy hidratcacbon và các axit hữu cơ
khác. Thành phần vô cơ gồm những hóa chất đưa vào nấu, một phần nhỏ là
NaOH, Na2SO4, Na2S, Na2CO3, … còn phần nhiều là kiềm sulfat liên kết với
các chất hữu cơ trong kiềm.
- Nước thải từ công đoạn tẩy trắng bột giấy chứa các hợp chất hữu cơ,
lignin hòa tan và các hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở
dạng độc hại (ví dụ các hợp chất clo hữu cơ). Nước thải ở đây có độ màu, giá
trị COD và BOD đều cao.
Đoàn Thị Yến
11
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn,
bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao
lanh, … Nước thải từ máy xeo giấy được tuần hoàn lại nhiều lần có thể dùng
cho bộ phận tạo hình hoặc dùng cho bộ phận chuẩn bị nguyên liệu cho máy
xeo hoặc có thể dùng gián tiếp qua bể lắng để thu hồi giấy và xơ sợi .
1.3.2. Đặc tính của nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
Nước thải của các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy nói chung, bao
gồm [13]:
- Phần dịch đen chủ yếu chứa các thành phần gây màu, các hợp chất
hữu cơ và kiềm dư.
- Phần dịch trắng (dịch tẩy và dịch xeo) chứa chủ yếu các thành phần
vô cơ và xơ sợi.
Cả dịch đen và dịch trắng sẽ có những thay đổi cụ thể về thành phần
hóa học, độ độc và khả năng gây ô nhiễm tùy thuộc vào lựa chọn công nghệ
xử lý để tách xơ sợi và tẩy trắng.
Nước thải giấy nhất là nước nấu có màu nâu đen rất đặc trưng và chứa
một lượng chất hữu cơ lớn, là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt
động do đó nếu chưa được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm mạnh do màu, mùi
và các sản phẩm độc hại có sẵn hoặc được hình thành trong quá trình phân
hủy.
Trong phần dịch đen đáng chú ý nhất là các muối kiềm và kiềm tự do,
lignin dạng tan và không tan hemicellulose, … trong đó lignin chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng số các chất tan ra dung dịch trong quá trình nấu và ngâm
kiềm.
Đoàn Thị Yến
12
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
1.4. Các phương án xử lý nước thải trong công nghiệp giấy và bột
giấy
Nói chung nước thải trong sản xuất giấy có lẫn nhiều xơ sợi xenlulose,
nhiều chất rắn lơ lửng dạng bột, nhiều chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ
phân hủy sinh học, các hóa chất dùng để tẩy và hợp chất hữu cơ của chúng.
Vấn đề ô nhiễm nước thải giấy phải được giải quyết đồng thời bằng việc lựa
chọn công nghệ thích hợp xử lý nước thải.
Các yếu tố gây ô nhiễm chính của nước thải giấy [13]:
-
Cặn lơ lửng (SS) do bột giấy, chất độn (như phẩm màu), cao lanh
gây nên là chính.
-
COD và BOD do các chất hữu cơ và bột giấy gây ra.
-
pH cao do kiềm dư gây ra.
-
Các thông số cảm quan (màu đen, đỏ, tím, bọt, mùi …) chủ yếu
do các dẫn xuất của lignin, nhựa thông, phẩm màu tạo thành.
Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy
bao gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.
Phương pháp lắng: dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi,
trước hết từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi,
bột giấy thì thường dùng thiết bị lắng hình phễu. Cần chọn thời gian lưu nước
trong bể được thích hợp, vì dài quá cặn lắng sẽ bị phân giải kị khí khi bùn
lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải loại này lắng được tốt và
các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, người ta thường tính
toán với trọng tải bề mặt từ 1 - 2 m3/ m2/h (lưu lượng dòng thải tính cho một
đơn vị bề mặt lắng của bể trong một đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu
trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng người ta thổi khí nén vào bể lắng [13].
Phương pháp đông keo tụ hóa học: dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ
lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất phốtpho, một số chất độc và
Đoàn Thị Yến
13
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
khử màu. Phương pháp đông keo tụ có thể xử lý trước và sau khi xử lý sinh
học. Các chất keo tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. Dùng chất
keo tụ là các chất polime làm tăng tốc độ lắng. Với phèn sắt cần pH thích hợp
là 5 - 11, phèn nhôm cần pH từ 5 - 7, kết hợp cả phèn nhôm và phèn sắt cho
hiệu quả lắng cao hơn, pH thích hợp cho hỗn hợp phèn là 6 – 9 [8].
Phương pháp sinh học: dùng để xử lý các chất hữu cơ dạng hòa tan.
Các chất này dễ phân hủy hiếu khí và kị khí bởi vi sinh vật có trong nước thải.
Nước thải của công nghiệp giấy và bột giấy có tải lượng chất ô nhiễm chất
hữu cơ cao, đặc biệt có chứa hàm lượng các hợp chất lignin cao ở dòng thải
của xí nghiệp. Hợp chất này là những chất không có khả năng phân hủy hiếu
khí hoặc phân hủy yếm khí rất chậm. Do đó trước khi đưa vào xử lý sinh học
thì dịch đen của quá trình sản xuất giấy và bột giấy cần được xử lý cục bộ để
tách lignin [5,11,14].
Trong nước thải giấy có hàm lượng các hợp chất cacbohydrat cao, là
những chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thiếu nitơ, phốtpho là những chất
dinh dưỡng cần thiết cho VSV phát triển. Do đó trong quá trình xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học cần bổ sung các chất dinh dưỡng, đảm bảo tỷ
lệ BOD5 : N : P ═ 100 : 5 : 1 cho quá trình hiếu khí và 100 : 3 : 0,5 với quá
trình kị khí. Đặc tính của nước thải giấy thường có tỉ lệ BOD5 : COD ═ 0,55
và hàm lượng COD > 1000mg nên trong quá trình xử lý thường kết hợp giữa
phương pháp kị khí và phương pháp hiếu khí. Sử dụng bể Aeroten cho hiệu
quả xử lý nước thải 98,87%. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp xử lý yếm
khí dùng kỹ thuật UASB ( Uflow Anaerobic Sludge Blanket) cũng cho hiệu
suất cao (98,98%) [5].
Xử lý nước thải giấy có thể thực hiện xử lý cục bộ từng dòng sau đó xử
lý tập trung với các dòng khác trong nội bộ cơ sở hay xử lý tập trung với nước
thải sinh hoạt .
Đoàn Thị Yến
14
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại làng sản xuất giấy Phong Khê, thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 4 năm 2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Điều tra, khảo sát thực địa:
Một tháng đi 2 ngày tại địa điểm nghiên cứu để điều tra về:
- Điều tra các số liệu về số lượng CSSX, số người tham gia sản xuất,
tìm hiểu về các quy trình sản xuất các loại giấy thông qua tư liệu của chính
quyền địa phương và qua thực tế hiện trường.
- Điều tra năng suất lúa, tình hình canh tác và tình hình sử dụng đất của
địa phương trong mấy năm gần đây.
- Điều tra tình hình sức khoẻ người dân và công nhân lao động trong
các xưởng sản xuất. Các dữ liệu ghi theo nhật ký quan sát.
- Phỏng vấn, phát phiếu điều tra nhân dân địa phương và công nhân sản
xuất.
* Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp:
Dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế, đánh giá và dự báo những vấn
đề liên quan. Các số liệu thu thập được xử lý, so sánh với nhau và với các tiêu
chuẩn môi trường, từ đó đưa ra những kết luận hợp lý về các vấn đề môi
trường của làng nghề, đồng thời đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp.
* Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường và được thực
hiện trên phần mềm Microsoft office exel 2007.
Đoàn Thị Yến
15
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI XÃ PHONG KHÊ,
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH
3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên - xã hội xã Phong Khê
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Phong Khê thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có toạ độ địa lý
2107’3’’ vĩ độ kinh Bắc và 105055’30’’ kinh Đông cách trung tâm thành phố
Bắc Ninh 3km về phía Tây Nam, nằm gần quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn),
cách Hà Nội khoảng 30km về phía Đông Bắc, thuận lợi cho việc vận chuyển
nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội và các
tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,….
Đặc điểm địa chất
Theo các tài liệu thu thập được và kết quả thí nghiệm màu trong phòng
thí nghiệm nền đất tại khu vực trong độ sâu khảo sát được chia thành 3 lớp
sau [2]:
Lớp 1: nằm trên cùng mặt cắt địa chất, thành phần là đất trồng trọt xám
đen lẫn rễ cây cỏ, có bề dày từ 0,3 - 0,8m.
Lớp 2: nằm dưới lớp 1, thành phần là sét màu ghi xám, xám đen lẫn
hữu cơ, trạng thái mềm dẻo. Lớp này có sức chịu tải kém.
Lớp 3: phân bố trên toàn bộ khu vực nghiên cứu, nằm kề ngay dưới lớp
2. Thành phần chủ yếu là sét màu ghi xám, xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
Độ sâu gặp lớp 3 từ 1,25m.
Khí tượng - thủy văn
Khí hậu:
Theo tài liệu của Tổng cục thủy văn (1998), khí hậu của khu vực mang
tính nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít.
Đoàn Thị Yến
16
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Đặc trưng
các yếu tố khí tượng của khu vực như sau:
Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,70C - 23,80C
- Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất: 28,60C - 30,00C (tháng VII)
- Nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất: 15,20C - 17,20C (tháng I)
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình hàng năm ở khu vực tương đối lớn, xấp xỉ 80%. Diễn
biến độ ẩm ở đây phụ thuộc vào yếu tố mưa nên trong năm thường có hai thời
kỳ độ ẩm cao và độ ẩm thấp. Thời kỳ độ ẩm cao thứ nhất đúng vào thời kỳ
mưa nhiều từ tháng I đến tháng IV. Thời kỳ độ ẩm cao thứ hai vào thời kỳ
mưa nhiều từ tháng VII đến tháng IX. Cả hai thời kỳ này đều có độ ẩm trung
bình hàng tháng trên dưới 85%. Thời kỳ độ ẩm thấp nhất từ tháng XI đến
tháng I năm sau (thời kỳ chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới lục địa
hoạt động mạnh), độ ẩm trung bình dưới 80%.
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: mùa mưa kéo
dài từ tháng V đến tháng X, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm
sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200 - 1900 mm, Lượng mưa tháng
lớn nhất: 614,4 mm (tháng VI/1998), Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 2,0 mm
(tháng XII/1998).
Thủy văn
Chảy qua khu vực xã Phong Khê là sông Ngũ Huyện Khê thuộc một
nhánh của sông Cầu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho giao thông của xã
với các xã lân cận theo đường thủy. Ngoài ra, sông này còn là nguồn cung cấp
nước chính cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất và cũng là nơi tiếp nhận nước
thải từ các hoạt động trong làng.
Đoàn Thị Yến
17
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực
Tài nguyên sinh vật trên cạn:
* Thảm thực vật: thảm thực vật của khu vực xã mang tính chất của hệ
sinh thái vùng đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất từ 5 - 5,5
tấn/ha/năm. Ngoài lúa còn có cây trồng khác như đỗ tương, khoai tây, lạc, …
với diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do hoạt động mở rộng cơ sở sản xuất
giấy tái chế.
* Động vật: thành phần các loài động vật trong khu vực nghèo nàn. Các
hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng giảm hơn nhiều so với những năm
về trước. Trước đây có một số hộ đầu tư nuôi cá nhưng thu được lãi suất
không cao do nước ao hồ bị ô nhiễm nên cá chết nhiều. Trong vùng không có
loài động vật hoang dã quý hiếm nào.
Hệ sinh thái các ao hồ và kênh mương:
Động vật trôi nổi có nhiều trong ao hồ, kênh mương tưới tiêu và trên
các cánh đồng. Phitoplankton chủ yếu là các loài tảo lục, tảo silic.
Zooplankton chủ yếu là các nhóm Cladocera, Rotatoria, Copepada. Cá nuôi
trong ao hồ chủ yếu là cá chép, cá trôi, mè và cá rô phi. Sản lượng cá nuôi
trong ao hồ thấp, thành phần hệ sinh thái các thủy vực trong xã không phong
phú [2].
3.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
Dân cư và lao động:
Xã Phong Khê có 4 thôn: Dương Ổ, Châm Khê, Ngô Khê và Đào Xá.
Theo thống kê năm 2008 dân số toàn xã là 8586 người, ngoài ra còn có
khoảng 1000 người từ nơi khác đến địa bàn xã làm thuê. Có khoảng 3150
người ở lứa tuổi lao động, số lượng công nhân trong các xưởng sản xuất hiện
nay là khoảng 2200 - 3000 người. Mức thu nhập bình quân của công nhân là
từ 1.000.000 - 2.500.000đồng/tháng.
Đoàn Thị Yến
18
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm là
1.301,6 mẫu giảm 328,4 mẫu so với bình quân năm 1996 - 2000. Diện tích đất
canh tác trên đầu người ngày càng giảm do nhu cầu về đất ở và đất mở xưởng
sản xuất, ngoài ra còn do quy hoạch đường và quy hoạch một số khu đất xây
dựng trường học và một phần diện tích đất không cấy được do ô nhiễm đất.
Trong khi đó năng suất lúa trong bình cả hai vụ không cao. Qua diện tích và
năng suất lúa cho thấy thu hoạch từ nông nghiệp không cao, không đảm bảo
được cuộc sống người dân nếu như không có thêm nghề làm giấy. Cơ cấu
kinh tế những năm gần đây chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp và thương nghiệp giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương
trong những năm qua có tốc độ phát triển khá nhanh. Các doanh nghiệp, xí
nghiệp ngày càng được đầu tư đổi mới trang thiết bị, sản phẩm làm ra ngày
càng có chất lượng cao đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Từ đó góp phần
quan trọng vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đẩy mạnh quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn của địa phương.
Văn hóa và nghề truyền thống
Phong Khê thuộc Kinh Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, nó mang những
nét đặc trưng của một vùng văn hiến lâu đời - hiệu quả giao thoa, giao hòa
văn hóa Việt - Hán - Ấn - Chàm trong lịch sử. Phong Khê cũng hội tụ đầy đủ
những đặc trưng của một làng Kinh Bắc và cũng có một số đặc điểm riêng
biệt. Làng Phong Khê xeo giấy cổ truyền với sản phẩm giấy dó, giấy cuốn
pháo có chất lượng cao. Khi nhà nước cấm pháo người dân chuyển sang sản
xuất một số mặt hàng giấy từ giấy loại với trang thiết bị máy móc công
nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Đoàn Thị Yến
19
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
3.2. Hiện trạng sản xuất tại làng giấy Phong Khê
3.2.1. Lịch sử nghề làm giấy ở Phong khê
Xã Phong Khê là làng nghề truyền thống về sản xuất giấy Dó thủ công
được hình thành từ cách đây hàng trăm năm. Những năm tháng trước thập
niên 1980 nhân dân trong xã trong những ngày tháng nông nhàn, nhà nhà đã
tập trung sản xuất các mặt hàng giấy bồi, giấy bản, giấy nến, giấy quạt, giấy
quấn ngòi pháo,… để cung cấp ra thị trường trong nước, cải thiện và nâng cao
thu nhập đời sống nhân dân.
Từ năm 1984, Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển, từ đó làng nghề giấy Phong Khê chuyển dần từ sản xuất thủ
công thô sơ sang lắp đặt các dây chuyền sản xuất bằng máy, điển hình có gia
đình ông Nguyễn Văn Năng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất giấy
đầu tiên trên địa bàn xã với công suất 200 tấn giấy/năm trên diện tích đất
400m2, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với làm thủ công, hơn nữa chất
lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Trước đòi hỏi về phát triển kinh tế của địa phương, Đảng ủy - HĐND UBND xã đã có hướng đầu tư quy hoạch khu sản xuất tập trung để tăng
cường sự quản lý của Nhà nước về mặt môi trường và xã hội.
Hiện nay, số lượng các hộ gia đình làm giấy thủ công giảm đi, số lượng
nhà xưởng với công nghệ thiết bị máy móc tăng lên. Năm 1995 cả xã có trên
20 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp thì tính đến năm 2005 đã tăng lên
220 dây chuyền nằm trong 171 doanh nghiệp, trong đó có 65 CSSX tư nhân,
89 công ty, xí nghiệp, hợp tác xã cổ phần với tổng sản lượng khoảng trên
30.000 tấn/năm. Sản xuất giấy công nghiệp và thủ công nghiệp ở Phong Khê
mỗi năm một tăng. Sự phân bố các CSSX hiện nay tại các thôn trong xã thể
hiện qua bảng 1.
Đoàn Thị Yến
20
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Bảng 1: Sự phân bố các CSSX tại các thôn trong xã Phong Khê
STT
Thôn
Tổng số hộ
Số hộ sản xuất
Số lượng máy
1
Thôn Dương Ổ
847
68
93
2
Thôn Đào Xá
322
32
36
3
Thôn Châm Khê
620
8
10
4
Thôn Ngô Khê
162
1
1
5
Khu công nghiệp
65*
62
70
Tổng
1949
171
210
(*): Các hộ trong làng mở xưởng sản xuất trong KCN
Nguồn: UBND xã Phong Khê, 2009
Tại KCN Phong Khê đã quy hoạch 12,7ha. Hiện nay, có 65 hộ với 62
hộ tham gia sản xuất giấy và 3 hộ nấu bột giấy. Số hộ sản xuất giấy trong
KCN chiếm tỷ lệ nhỏ hơn số hộ trong khu dân cư ( chiếm 36,1% tổng số hộ
sản xuất của xã) nhưng sản lượng giấy sản xuất của KCN chiếm trên 50%
tổng sản lượng giấy của toàn xã mỗi năm. Hiện nay xã đang có xu hướng mở
rộng và quy hoạch thêm các KCN mới để phục vụ mở rộng sản xuất [17].
Các loại hình sản xuất giấy ở Phong Khê khá phong phú và đa dạng:
- Giấy Kraft ( giấy bìa, giấy bao ximăng, giấy lót kính, ...)
- Giấy ăn, khăn giấy, …
- Giấy vệ sinh, giấy vàng mã, giấy dó, giấy bản, …
- Giấy in, giấy viết.
Đoàn Thị Yến
21
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
3.2.2. Các quy trình sản xuất giấy tại Phong Khê
3.2.2.1. Quy trình sản xuất giấy dó
Vỏ dó lấy từ thân cây dó (Rhamnoneuron balansae) được ngâm nước
sau đó cho vào nấu. Tiếp theo, vỏ được ngâm với nước vôi đặc. Rửa sạch
nước vôi, vỏ dó được đem nghiền thành bột rồi đưa vào bể tráng giấy. Sau khi
tráng, giấy được ép hết nước và tách thành từng tờ và đem phơi tự nhiên. Các
công đoạn sản xuất giấy dó hoàn toàn thủ công từ giã bột dó đến phơi sản
phẩm, nhưng ngày nay người ta thay việc giã thủ công bằng máy nghiền chạy
điện. Giá thành của giấy dó cao do nhiều công đoạn sản xuất thủ công.
Than, củi
Vỏ dó
Khói lò (bụi, SOx, NOx,
CO, CO2), to
Nước thải
Nấu vỏ
Nước vôi đặc
Ngâm kiềm
Chất chiết
từ thực vật
Rửa nước
vôi
Nghiền nhỏ
Nhựa cây mò
Bể tráng
Nước thải
Nước thải
Tiếng ồn
Nước thải
Tráng tờ
Ép nước
Nước thải
Bóc tờ
Phơi
Sản phẩm
Hình 1: Quy trình sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải
Đoàn Thị Yến
22
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Hiện nay, để hạ giá thành giấy dó người ta đã pha bột giấy dó với bột xi
măng thường là tỷ lệ 7:3. Mặt khác, khi sản phẩm được yêu cầu về độ trắng
thì người ta đã dùng nước Javen để tẩy. Nước Javen được cho vào các bể
tráng trước khi xeo giấy. Trước kia quy trình sản xuất ít gây ảnh hưởng tới
môi trường sống, nhưng hiện nay do việc tẩy trắng giấy đã sử dụng nước
Javen làm phát sinh khí Cl2 rất độc hại cho con người.
3.2.2.2. Quy trình sản xuất bìa các tông
Giấy loại, bìa loại được ngâm trong nước cho mủn ra sau đó được
nghiền nhỏ. Bột giấy được hoà loãng và đánh tơi rồi chuyển sang bể xeo. Bột
giấy được xeo thành bìa, bìa giấy sấy khô bằng nhiệt của hơi nóng sau đó
được cuộn thành các lô. Hơi nước nóng được lấy từ lò hơi chạy bằng than đá
hoặc củi gỗ. Ở đây, nếu bìa cần độ trắng thì dùng nước Javen để tẩy trắng.
Các công đoạn nghiền đánh tơi, xeo, cuộn đã sử dụng máy móc thay thế cho
lao động thủ công. Nhưng hiện nay, các xí nghiệp nhỏ thường bỏ qua giai
đoạn ngâm nước, mà đem nghiền khô các loại giấy loại, giấy bìa loại.
Đoàn Thị Yến
23
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
Giấy loại,
giấy bìa
Than, củi
Ngâm nước
Phèn
Lò hơi
Nghiền
Nước
Nhựa
thông
Khói lò
(CO,
CO2
NOx,
SOx,
bụi), tro
Tiếng ồn
Tiếng ồn
Đánh tơi
Hơi nước
Nước
thải
Bụi,
tiếng
ồn,
nhiệt
độ,
nước
thải
Xeo
Cuộn
Sản phẩm
Bụi,
tiếng
ồn,
nhiệt
độ.
Hình 2: Quy trình sản xuất bìa các tông kèm theo dòng thải
3.2.2.3. Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã
Giấy in, phế liệu các loại được ngâm kiềm, sau đó được ngâm tẩm bằng
nước Javen. Sau khi ngâm tẩy, giấy được nghiền nhỏ, bột giấy được hòa
loãng và đánh tơi vào bể xeo. Giấy sau khi xeo được làm khô bằng hơi nước.
Giấy thành phẩm được cuộn thành lô và cắt tới kích thước phù hợp rồi bao
gói tạo thành sản phẩm. Đối với các sản phẩm giấy có màu thì không cần tẩy
trắng mà cho thêm chất màu trong quá trình nghiền bột. Các chất màu thường
có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập với giá rẻ, hiệu quả sử dụng không cao,
lượng thải gây ÔNMT lớn. Các công đoạn nghiền, đánh tơi, xeo đã sử dụng
Đoàn Thị Yến
24
K32A - SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
máy móc thay thế cho lao động thủ công. Ngoài khí thải lò hơi còn có khí Cl2,
hơi kiềm sinh ra trong quá trình ngâm và tẩy trắng.
Giấy loại
Hơi
kiềm
Nước
thải
Nước
thải, khí
Cl2
Ngâm kiềm
Ngâm tẩy
NaOH
Nước Javen, chất
tẩy quang học
Phèn
Tiếng ồn
Nghiền
Tiếng ồn
Đánh tơi
Bụi,
tiếng
ồn, to
Nước
thải
Bụi,
tiếng ồn
Bụi
Xeo
Nước
Than
Khói lò
(NOx,
Nhựa thông
CO,
Lò hơi
CO2,
SOx,
bụi),
tiếng
o
Hơi nước
Tro, xỉ ồn, t
Cuộn
Cắt
Bao gói
Sản phẩm
Hình 3: Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm theo
dòng thải
Đoàn Thị Yến
25
K32A - SP Sinh