Trng i hc S phm H Ni 2
Trờng đại học s phạm h nội 2
Khoa SINH - KTNN
****&****
NGUYễN THị PHƯƠNG THảO
ĐáNH GIá TáC ĐộNG HOạT ĐộNG
TíN NGƯỡNG CầU TI LộC TớI MÔI
TRƯờNG Tự NHIÊN TạI ĐềN B CHúA
KHO (X Vũ NINH THNH PHố BắC
NINH TỉNH BắC NINH) V Hệ
THốNG CáC GIảI PHáP
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Môi trờng
Ngời hớng dẫn khoa học
TS. Hong nguyễn bình
Hà Nội, 04/2009
Khoỏ lun tt nghip
Nguyn Th Phng Tho 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.Hoàng Nguyễn Bình, thầy
là người đầu tiên đã định hướng dẫn dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học
để em đạt được kết quả thiết thực nhất.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm
khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Hành chính tổng
hợp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Sở Văn hoá - Du lịch - Thể thao tỉnh
Bắc Ninh; Ban quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho; cùng các thầy cô trong khoa,
các bạn trong nhóm, trong lớp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cha mẹ, gia đình và bạn bè,
những người luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
LêI CAM §OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.
Các số liệu, kết quả thu được trong khoá luận là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2
NỘI DUNG
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1..1 Lịch sử hoạt động tín ngưỡng ở Đền Bà Chúa Kho
3
1.2. Các công trình bảo tồn
4
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến Đền Bà Chúa Kho
6
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - THỜI ĐIỂM - ĐỊA ĐIỂM –
8
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
8
2.2. Thời gian nghiên cứu
8
2.3. Địa điểm nghiên cứu
8
2.4. Phương pháp nghiên cứu
8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
9
3.1. Đặc điểm hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho
9
3.2. Các vấn đề môi trường đặt ra
10
3.2.1. Môi trường không khí
11
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất
13
3.2.3. Môi trường nước
15
3.2.3.1. Nước mặt
15
3.2.3.2. Nước ngầm
16
3.2.4. Hệ sinh thái
17
3.3. Hệ thống các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên của
17
khu di tích lịch sử - văn hoá Đền Bà Chúa Kho
3.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
17
3.3.2. Hệ thống các giải pháp
18
3.3.2.1. Một số giải pháp trước mắt
18
3.3.2.2. Một số giải pháp lâu dài
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
24
1. Kết luận
24
2. Kiến nghị
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
PHỤ LỤC
27
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
TS
KTNN
Nxb
Tiến sĩ
Kĩ thuật nông nghiệp
Nhà xuất bản
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
DANH MỤC ẢNH TRONG KHOÁ LUẬN
Hình 1
Cổng Tam Quan
Hình 2
Sơ đồ hành lễ Đền Bà Chúa Kho
Hình 3
Bia vàng công đức Đền Bà Chúa Kho
Hình4
Du khách ăn uống và vứt rác ngay trong khu vực di tích
Hình 5
Lượng vàng mã đốt quá nhiều, lượng tro bụi không kịp chuyển đi
Hình 6
Rác thải do xây dựng, tôn tạo các công trình Đền Bà Chúa Kho
Hình 7
Lượng rác ùn tắc trên sườn núi Kho thuộc khu di tích Đền Bà
Chúa Kho
Hình 8
Nhà vệ sinh tạm bợ thuộc rừng sinh thái núi Kho
Hình 9
Sơ đồ đến Đền Bà Chúa Kho
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam tín ngưỡng ra đời và tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử và được
phát triển đến tận ngày nay. Tín ngưỡng thường gắn với các lễ hội truyền thống
được tổ chức vào các dịp lễ, tết trong năm. Mỗi một địa phương, dân tộc, vùng
miền đều có các hình thức tín ngưỡng khác nhau tạo nên nét văn hoá tín ngưỡng
phong phú, độc đáo của đất nước Việt Nam mà không nơi nào có được. Hoạt
động tín ngưỡng cầu tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho là một trong những tín ngưỡng
ở Việt Nam. Nó mang đậm nét truyền thống trường tồn bất diệt trong tâm linh
người Việt, thể hiện ước mơ khát vọng mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh
phúc, đây là những nhu cầu rất chính đáng của người dân, nó tiếp thêm sức mạnh
tinh thần cho họ để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. Đồng thời
khi đến với Đền Bà Chúa Kho người ta còn nhớ về một vị nhân thần là Bà Chúa
Kho là người đã có công giúp nhân dân khai ấp lập làng, giúp nhà Lý đánh thắng
giặc Tống xâm lược (1077).
Hiện nay đứng trước xu hướng toàn cầu hoá, cùng với sự đi lên về mọi mặt,
nhu cầu văn hoá tinh thần cũng được tăng lên. Sự tham gia của du khách thập
phương vào hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc nơi đây ngày càng nhiều kéo theo
nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, những giá trị văn hoá tín ngưỡng của Đền có nguy
cơ bị mai một dần, môi trường cũng ngày một suy thoái. Do vậy việc bảo tồn di
tích lịch sử văn hoá Đền Bà Chúa Kho và môi trường nơi đây đang trở thành yêu
cầu cấp thiết.
Để có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng suy thoái môi trường tự
nhiên của Đền Bà Chúa Kho cùng việc bảo tồn giá trị văn hoá tín ngưỡng cầu tài
lộc ở Đền Bà Chúa Kho và đề ra những giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn cao tôi
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
chọn đề tài: “Đánh giá tác động hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc tới môi
trường tự nhiên tại Đền Bà Chúa Kho (xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh) và hệ thống các giải pháp”
2. Mục tiêu của đề tài
Việc thực hiện đề tài này nhằm:
- Phân tích đánh giá môi trường cảnh quan của khu di tích lịch sử- văn hoá Đền Bà
Chúa Kho.
- Tìm hiểu nguyên nhân và dự báo các tác động môi trường của hoạt động tín
ngưỡng cầu tài lộc ở khu vực.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện tại và xây dựng mô
hình bảo vệ môi trường cho khu vực trong tương lai.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã bước đầu đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên của khu di tích lịch sử
văn hoá Đền Bà Chúa Kho, bao gồm môi trrường đất nước, không khí và hệ sinh thái,
cũng như ảnh hưởng của các hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc tới môi trường nơi đây.
Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện
tại và đồng thời xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững.
Nước ta có vị trí thuận lợi trong giao lưu quốc tế, có nhiều danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật. Nhân dân ta giàu lòng mến khách. Đó là những điều
kiện thuận lợi để phát triển du lịch thàng một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cùng với việc bảo tồn Đền Bà Chúa Kho,
chúng tôi với mong muốn nâng cao sự hiểu biết của người dân Việt Nam về các giá trị
lịch sử văn hoá truyền thống, đồng thời giới thiệu cho du khách một địa điểm du lịch tâm
linh để hiểu thêm về bản sắc văn hoá Việt. Với mô hình bảo vệ môi trường tại Đền Bà
Chúa Kho, đề tài có thể được mở rộng và nghiên cứu áp dụng ở những địa điểm di tích,
danh lam thắng cảnh trong cả nước, nhằm tiến đến mục tiêu chung là xây dựng hình ảnh
du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá văn minh và thân thiện.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử hoạt động tín ngưỡng Đền Bà Chúa Kho
Đã có truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa ở đất Kinh Bắc vào tháng 3,
tháng 9, nước ngập trắng cả một vùng, đồng thời hoang hoá, tưởng như sự sống
chẳng thể nào có được nơi đây. Bấy giờ, ở làng Quả Cảm có người con gái rất
đẹp, nhan sắc tuyệt trần lại đảm đang tài giỏi. Lúc đó bà đeo bên mình một bị
trấu xuống tận núi Bài (Nham Biền) vừa lội đồng vừa vung trấu xuống nước,
trấu trôi đến đâu bà lập ấp đến đó, khoanh vùng, trị thuỷ, dạy dân cày cấy. Từ đó
các làng Đại Tảo Sở, Cô Mễ, Quả Cảm, Thượng Đồng... (72 trang ấp) dân cư
đông đúc, vạn vật tốt tươi, cuộc sống no đủ, giàu có.
Tiếng đồn về người con gái xứ Bắc đến kinh thành vua lý, vua liền đón bà
về cung và lấy làm vợ, bà trở thành vị Hoàng Phi của triều Lý. Ngày ngày ở nơi
cung đình, Bà luôn nhớ về quê hương, lòng thương dân không dứt. Một hôm Bà
xin vua cho Bà về chốn cũ mong giúp dân làng làm ăn. Tin tưởng ở tài năng, đức
độ, lòng trung thực, tính chắt chiu của Bà, nhà vua đồng ý giao cho Bà trọng
trách trông coi kho lương thực của triều đình ở ven sông Cầu để tiếp tế lương
thực cho tướng sĩ trên chiến tuyến Như Nguyệt chống giặc Tống đồng thời cai
quản một số tù binh do nhà Lý bắt được trong chiến tranh, đủ cung cấp cho quân
Đại Việt phòng chống giặc Tống ngoại xâm.
Cũng từ đó núi Cô Mễ mang tên núi Kho, làng Thượng Đồng được gọi là
làng Lẫm (làng Kho).
Sau đó Bà đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp đánh giặc giữ nước vào ngày
12 tháng Giêng âm lịch (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà làm Phúc
Thần. Nhân dân nhớ thương công ơn của Bà lập Đền trên núi Kho. Nơi đặt kho
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
lương xưa trở thành trung tâm thờ phụng và lễ hội của vùng. Mọi người vẫn gọi
Bà với niềm tôn kính thân thuộc Bà Chúa Kho.
2.2. Các công trình bảo tồn
Ban đầu Bà Chúa Kho chỉ là một ngôi miếu nhỏ dân ở làng tuần rằm
nhang khói. Đến đời Lê Huy Tông, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705) miếu được
xây dựng thành Đền lớn. Toàn bộ công trình kiến trúc như: sắc phong, tượng,
hoành phi, câu đối đỏ... đều được tạo dựng trong thời gian này. Ngoài ra nhiều
công trình cũng được mở rộng trong thời gian này như: Đền Trình, Cổng Tam
Quan, sân Giải Vũ, toà Tiền Tế, cung Đệ Nhị, Hậu cung,... trung tâm thờ tự tôn
nghiêm với tượng Bà Chúa kho được chạm khắc rất công phu, tài nghệ. Gần 200
năm sau công trình bị xuống cấp
đời Nguyễn Dực Tông niên hiệu Tự Đức
(1848 – 1883) dân làng Cô Mễ đã trùng tu lại diện mạo cơ bản của khu Đền.
Qua thời gian chiến tranh tàn phá, Đền Bà Chúa Kho tuy được thường
xuyên tu bổ, nhưng đến những năm 30 thế kỷ XIX thì sụp đổ hoàn toàn sau đó
được khắc phục dựng lại nhưng lại bị phá tan trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ.
Năm 1980 khi có chủ trương của nhà nước chống mê tín dị đoan thì ngôi
Đền đã bị phá huỷ hoàn toàn, tượng Bà bị vứt xuống sông. Đến khi nhà nước chủ
trương cho tự do tín ngưỡng thì Đền Bà Chúa Kho mới được hoạt động trở lại.
Tượng Bà Chúa Kho đã được vớt lên trùng tu tôn tạo lại và đặt trong cung
Thượng để ngày ngày tuần nhang hương khói tưởng nhớ công ơn của Bà.
Sự hồi sinh thật sự của ngôi Đền được bắt đầu từ tháng 1 năm 1989, khi
nhà nước chính thức ra quyết định công nhận toàn bộ khu di tích lịch sử - văn
hoá làng Cô Mễ gồm Đền, Đình, Chùa là di tích lịch sử - văn hoá. Từ khi được
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cộng với việc tuyên truyền của địa phương
thì tín ngưỡng về Đền Bà Chúa Kho được phát triển.
Năm 1991, dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và ngành văn
hoá các cấp cùng bách gia trăm họ, công đức tiền của dân làng Cô Mễ đã dựng
lại ngôi Đền toạ lạc trên nền thiêng đất cũ. Theo thuyết phong thuỷ, Đền toạ lạc
trên đầu rồng (núi Cô Mễ, Thị Cầu) nối liền về phía Tây Nam là những quả đồi
lớn nhỏ kéo dài đến Từ Sơn thì dừng lại, giống như hình con rồng đang uốn
lượn, phun châu nhả ngọc. Và tên đất, tên làng cũng tạo nên từ đó, gắn với bao
truyền thuyết của một vùng văn hoá xứ Bắc, quê hương của 8 vị vua triều lý, với
những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. Đặc biệt pho tượng Bà Chúa Kho đã
được đúc lại bằng đồng và hoàn thành vào ngày 29/5/1993 (tức ngày 10/8 năm
Quý Dậu). Bà Chúa Kho được an vị trong khám thờ của cung thượng .Toàn bộ
tượng được thếp vàng rực rỡ, ánh sáng của những ngọn nến bạch lạp đặt ở phía
dưới khám thờ càng tôn thêm vẻ huyền ảo và tôn kính của ban thờ Bà.
Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh du khách theo quốc lộ 1 (đi Lạng Sơn)
đến với suối Hoa rẽ 1000m là tới chân núi Kho, với hệ thống điện thờ trong
khuôn viên 6000m2 tổng thể kiến trúc độc đáo. Leo qua 15 bậc gạch đến khu sân
thứ nhất (chiếu nghỉ). Qua 13 bậc nữa đến khu sân thượng tiếp thêm 11 bậc là
nhà Tiền Tế, toà nhà này xưa là 3 gian 2 trái, phần khung gỗ làm kiểu rốn rồng
kẻ tràng, 4 góc mái là 4 đầu đao cong vút. Ngày 29 tháng 10 năm 1997, Công ty
thương mại Bến Thành công đức trùng tu lại nguyên mẫu cũ, bằng chất liệu quý,
bền, chắc hơn. Tiếp đó là 3 toà nhà đường bệ, trầm mặc trên đỉnh núi thoáng
tĩnh, đây là trung tâm của Đền gồm 3 cung: cung Thượng, Cung Đệ Nhị, cung
Đệ Tam.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1. Cung Thượng: gian giữa thờ Bà Chúa Kho, gian bên phải đặt ban thờ
Đức Ông, gian bên cạnh đặt ban thờ Chấu Bà.
2. Cung Đệ Nhị: là bàn thờ Tam toà Thánh Mẫu
3. Cung Đệ Tam: gian giữa (ban trên) thờ Tứ Phủ Công Đồng. Ban dưới
thờ Ngũ Hổ, gian bên phải thờ ông Hoàng Bơ (Ba). Kề cạnh là 2 gian nhà thờ đặt
ban thờ Cô, ban thờ Cậu.
Ở phía Tây khu Đền đặt ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên (dân gian còn gọi
là bàn Trùng cửu, hoặc đài Cửu Thiên) cao 4m.
Ngoài ra một số công trình kiến trúc khác phục vụ du khách nghỉ ngơi,
soạn hành lễ. Các công trình này cũng vừa được xây dựng khang trang mang
đậm bản sắc phương Đông.
Sau ngôi Đền Bà Chúa Kho là nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây
dựng năm 1998 để tưởng nhớ đến một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Đến nay, dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, chiến tranh tàn phá,
cùng những hiểu biết khác nhau của người dân thì tín ngưỡng về Bà Chúa Kho
vẫn giữ nguyên giá trị. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời
sống tâm linh của mỗi người dân Việt Nam. Tín ngưỡng về Bà Chúa Kho từ lâu
là chỗ dựa tinh thần cho dân làng Cô Mễ và hoà vào mạch nguồn tín ngưỡng dân
tộc.
2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Đền Bà Chúa Kho
Khu di tích lịch sử - văn hoá Đền Bà Chúa Kho có vị trí đặc biệt quan
trọng trong đời sống văn hoá tâm linh của nhiều người dân Việt, đã thu hút nhiều
tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau đó là: kiến
trúc, văn hoá dân gian, lịch sử, du lịch...
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trong dự án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (2006), công trình nghiên
cứu đã đề cập đến Bà Chúa Kho như: mục đích đến Đền của du khách, lượt
khách trung bình đến hàng năm. [6]
Trong sách non nước Việt Nam – sách hướng dẫn du lịch của Tổng cục
Du lịch Việt Nam – NXB Hà Nội 2006, đã giới thiệu khái quát về lịch sử Đền Bà
Chúa Kho, kiến trúc Đền, mục đích của người đi cầu. [7]
Tất cả những nghiên cứu trên đều nhằm tìm hiểu về lịch sử văn hoá Đền
Bà Chúa Kho, bảo tồn và phát triển những giá trị của khu di tích này.
Hiện nay, cùng với hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc là các hoạt động du
lịch, thương mại tại khu di tích đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập mà các nhà tổ
chức và các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. Đề tài này không ngoài
mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững khu di tích, chúng tôi đã xem xét vấn đề
ở một khía cạnh khác đó là nguy cơ xuống cấp môi trường tự nhiên trước tác
động của các hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - THỜI ĐIỂM - ĐỊA ĐIỂM –
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến trúc Đền Bà Chúa Kho.
- Hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc Đền Bà Chúa Kho.
- Môi trường tự nhiên của khu vực.
2.2. Thời điểm nghiên cứu
Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2008.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại Đền Bà Chúa Kho thuộc thôn Cô Mễ xã Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh
và khu vực phụ cận.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát - điều tra
+ Quan sát các hoạt động Tế, Lễ diễn ra tại lễ hội.
+ Quan sát hoạt động của người tham gia lễ hội.
+ Quan sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
+ Điều tra tình hình xây dựng, bảo tồn và phục vụ lễ hội.
+ Điều tra thực địa khu vực Đền Bà Chúa Kho.
- Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu có liên quan
Tôi đã thu thập số liệu có liên quan đến đề tài từ phía ban quản lí
khu di tích, các tài liệu về Đền Bà Chúa Kho cũng như một số tài liệu liên quan
khác.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho
Hiện nay việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc của Đền Bà Chúa
Kho tuân theo quyết định số 100 VHQĐ ngày 21/01/1989 về việc công nhận
Đền Bà Chúa Kho là di tích lịch sử văn hoá.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, mùa xuân là mùa khởi đầu của một
năm, là mùa để vạn vật sinh sôi nảy nở đồng thời là mùa có nhiều dịp lễ hội quan
trọng: tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), lễ hội Chùa
Hương vào tháng 2 âm lịch. Và khi đi lễ ở bất kì nơi nào người dân cũng đều
mong muốn một điều là cầu được ước thấy. Quan niệm của người Việt Nam là
“có Thánh có thiêng” chính vì thế mỗi địa danh đều gắn với mục đích mong
muốn của người dân như để cầu con cái lên Chùa Hương (tháng 2 âm lịch); cầu
xuất ngoại lên Bia Bà, La Cả, La Khê thuộc Hà Đông, Hà Nội; để cầu quan chức
xin ở Đền Trần Nam Định, Đền Đức Thánh Cả thuộc quần thể chùa Hương, Đền
Cửa Ông, động Tam Thanh, Nhị Thanh, Đền Cô Chín bên sông Đồng Dao.
Nhưng về tài lộc có thuyết đã nói phong trào xin lộc ở Đền Bà Chúa Kho là tâm
điểm nhất. Mỗi du khách khi hành hương về Đền đều mong muốn được đắc tài
đắc lộc, mong được Bà phù hộ... Ở Đền Bà Chúa Kho, lượng khách hành hương
về Đền hàng năm tăng lên đáng kể vào dịp lễ hội 3 tháng đầu năm (10/01 đến hết
tháng 3 âm lịch) và 3 tháng cuối năm (từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch).
Ngoài ra số lượng khách vãng lai hành hương vào các dịp khác trong năm đều
tăng. Theo Ban di tích Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Ninh, lượng
khách trung bình đến điểm này vào năm 2006 đạt 25000 – 30000 lượt/năm, năm
2007, 2008 số lượng du khách đến đây tăng gấp 2 đến 3 lần, thậm chí có thể hơn,
trong đó chủ yếu là vào dịp lễ hội. Du khách đến đây không chỉ có du khách
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
trong nước mà cả du khách nước ngoài, trong đó du khách trong nước chiếm
93,2%, du khách quốc tế chiếm 6,8% . Tâm nguyện của người đi lễ rất khác nhau
tuỳ thuộc vào ngành nghề, lứa tuổi, hoàn cảnh... nhưng chủ yếu du khách đến
đây để dâng hương, cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, xin vay, nhờ Bà hộ độ, trả nợ
năm cũ...
Lễ hội ở Đền Bà Chúa Kho về cơ bản vẫn duy trì các lễ nghi truyền thống
trang trọng như: tế lễ, dâng hương, tổ chức các trò chơi dân gian như cướp cầu,
đô vật, chọi gà, hát quan họ,...Bên cạnh những nghi thức truyền thống xưa thì
bây giờ hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc là loại hình tín ngưỡng phát triển nhất ở
Đền Bà Chúa Kho. Hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho gồm
có các hình thức: xin lộc rơi, lộc vãi và hình thức vay trả.
3.2. Các vấn đề môi trường đặt ra
Các hoạt động của du khách và dân địa phương có thể tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên môi trường tự nhiên ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu như
không được quan tâm bảo vệ kịp thời thì nguy cơ cạn kiệt, suy thoái tài nguyên
môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tại Đền Bà Chúa Kho tín ngưỡng cầu
tài lộc, tham quan du lịch đang rất phát triển chính điều đó đã góp phần làm cho
môi trường ngày một suy thoái nghiêm trọng hơn.
Hiện nay hoạt động tín ngưỡng cầu tài lộc đã được coi là một hoạt động
tín ngưỡng lành mạnh. Do vậy việc giữ gìn hoạt động tín ngưỡng này đi kèm với
bảo vệ giá trị Đền Bà Chúa Kho. Chính vì vậy để bảo tồn những giá trị vật thể phi vật thể nên có sự kết hợp giữa du lịch di tích lịch sử danh lam thắng cảnh với
du lịch sinh thái. Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh cùng với Ban quản lí Đền Bà Chúa
Kho và sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã trồng và phát triển rừng sinh
thái sau khu vực Đền Bà Chúa Kho (núi Kho). Đây là khu rừng đặc dụng nằm
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
trong khu di tích lịch sử được bảo vệ và phát triển, hứa hẹn là khu vực sinh thái
trong lành, cảnh quan đẹp. Du khách đến đây không chỉ được thoả mãn về nhu
cầu tín ngưỡng cầu tài lộc mà còn thoả mãn về nhu cầu thăm thú cảnh sắc thiên
nhiên.
Trên thực tế, những vấn đề đặt ra cho môi trường tự nhiên có thể bị tác
động theo hướng tiêu cực. Hiện trạng môi trường tự nhiên ở Đền Bà Chúa Kho
cụ thể như sau:
3.2.1. Môi trường không khí
Vào dịp lễ hội chính nhìn bầu không khí của khu vực Đền thấy khói bốc
lên nghi ngút. Khói hương cùng với việc đốt vàng mã, hoá sớ quá nhiều tại các
điểm nhà hoá sớ khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt. Cùng với đó việc đốt sớ,
vàng mã qua nhiều gây ra muội than lơ lửng, muội đen bám xung quanh các khu
vực Đền gây mất mĩ quan. Lượng vàng mã đốt cũng thay đổi theo số lượng
khách đến Đền, vào mùa xin lộc đầu năm và trả lễ cuối năm thì lượng vàng mã
đốt nhiều không thể kiểm soát nổi. Đó là vì nhiều du khách hiểu sai về tín
ngưỡng cầu tài lộc mang theo quan niệm “tốt lễ dễ kêu”, “lễ sao lộc vậy” nên họ
sắp lễ to vàng mã nhiều. Các thời gian còn lại trong năm số lượng du khách ít
hơn do vậy mà lượng vàng mã cũng đốt ít hơn. Vàng mã có thể do du khách
chuẩn bị trước ở nhà hoặc khi đến Đền mới bắt đầu mua ở những hàng vàng mã
ở cửa Đền, số lượng vàng mã du khách đốt ngày một tăng do đó kéo theo số
lượng hàng bán vàng mã cũng tăng theo. Cụ thể số lượng cửa hàng bán vàng mã
tăng lên qua các năm như sau (tính từ Đền Trình đến Đền chính):
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Năm
Số lượng hàng kinh doanh bán đồ vàng mã,viết sớ
2006
40 – 50
2007
100 – 110
2008
130 – 140
Để đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương, ban quản lí di tích đã xây
dựng hai khu hoá vàng mã có kích thước mỗi khu là 3.8m x 2m x 2.2m nhưng
vào mùa lễ hội vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu hoá vàng mã của du khách. Sản
phẩm của đốt vàng mã là nhiều khí thải độc hại như: C (bụi than), CO, CO2, SOx
(SO, SO2, SO3), NOx (NO, NO2, N2O5) các chất này khi vào trong không khí có
khả năng gây nên hiện tượng mưa axit.
Đặc biệt, Đền Bà Chúa Kho nằm trên núi nên khí đốt có khả năng phân
tán ra xung quanh bao phủ lên một diện tích làng mạc, đồng ruộng rất lớn. Khi
không có gió khói bụi có thể lan phủ trong không khí theo quy tắc Gause:
Gọi h1 là chiều cao của ngôi Đền so với mặt đất xung quanh
h2 là chiều cao của ống khói
h = h 1 + h2
Bán kính lan toả của bụi trong không khí bằng 15 – 30h. Ngôi Đền ở vị trí
càng cao so với mặt đất xung quanh thì bán kính lan toả của bụi càng lớn và nó
gây ra tác hại càng nhiều. Sự tương ứng giữa tốc độ gió và chiều cao của ống
khói được thể hiện trong bảng sau (trích từ “Acidrain” của các tác giả Stephen
Tilling, Andy Nisbet, Keith Chell) [4]
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chiều cao ống khói so với mặt đất (m)
Tốc độ gió trung bình(km/phút)
0
4
50
7
100
10
200
14
300
18
400
22
500
26
Khi có gió thì bụi sẽ theo gió lan toả trong không khí theo chiều của gió
(từ tháng XI – IV hàng năm là gió Đông - Bắc, từ tháng V – X hàng năm là gió
Đông – Nam) và sẽ lan toả đi xa hơn nữa.
Các hoạt động giao thông vận tải đặc biệt vào dịp lễ hội hàng ngàn xe cơ
giới đổ về đây với đủ các loại phương tiện như các loại xe ô tô, mô tô 2 bánh...
hoạt động hết công suất vào mùa lễ hội để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Các khí thải bao gồm các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên
liệu của các loại động cơ đốt trong như: CO, CO2, hơi chì, NOx, SOx là nguyên
nhân gây ô nhiễm lớn tới không khí ở khu vực Đền và các vùng phụ cận.
Lượng khách hành hương đến với Đền Bà Chúa Kho ngày một tăng là
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí do nguồn CO2 thải ra tăng
đột biến. Khu vực Đền thì nhỏ hẹp mà lượng CO2 tăng đột biến như vậy đã làm
cho bầu không khí trở nên ngột ngạt khó chịu, nhiệt độ cũng tăng lên so với nhiệt
độ trung bình của thời tiết. Hơn nữa sự khuếch tán chậm không khí làm cho
lượng CO2 khó phân tán vào tầng khí cao hơn do vậy ảnh hưởng đến hệ hô hấp
của con người.
3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Những ngày thường lệ, lượng du khách không quá nhiều, rác thải sinh
hoạt ở dạng rắn được thu gom và đưa ra khỏi khu dân cư nhìn chung môi trường
rất trong sạch đảm bảo cho sức khoẻ.
Vào dịp lễ hội tình trạng rác thải trở nên quá tải, lượng rác khổng lồ tập
trung tại một khu vực nhỏ hẹp diễn ra lễ hội. Việc vứt rác bừa bãi là nguyên
nhân trực tiếp làm lượng rác thải rắn tăng lên khó kiểm soát.
Rác thải chủ yếu là bao bì đựng các sản phẩm ăn uống được du khách sử
dụng và vô ý thải ra mọi nơi không đúng quy định. Thực trạng ở khu di tích là
chưa trang bị các thiết bị thu gom và chứa rác thải nên có một số du khách bỏ rác
đúng nơi quy định cũng không biết bỏ vào đâu? Đó là chưa kể đến sự hoạt động
hết công suất của các nhà hàng phục vụ ăn uống đã thải ra lượng rác rất lớn, bao
gồm nhiều loại như: các loại rác thải sinh hoạt như bao ni lông, vỏ lon nước
ngọt, giấy ăn, thức ăn dư thừa... Lượng rác thải ngày một nhiều hơn do số lượng
du khách ngày một đông và số lượng cửa hàng phục vụ ăn uống cũng tăng rất
nhanh theo các năm như sau (tính từ Đền Trình đến Đền chính):
Năm
Số cửa hàng phục vụ ăn uống
2006
20 – 30
2007
80 – 90
2008
100 - 110
Các loại chất thải rắn thải ra một cách hỗn độn nên việc phân loại và xử lí
rất khó khăn. Trên thực tế, một lượng rác lớn không được đem xuống mà để sau
khu di tích, các loại rác thải đó một phần được lấp đi nhưng một phần bị lộ thiên
ra ngoài vừa làm mất mĩ quan và là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với môi
trường đất.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Lượng rác thải quá lớn nên các vi sinh vật đồng hoá các rác thải có bản
chất hữu cơ bị quá tải. Đây là nguyên nhân gây hại đến những vi sinh vật trong
đất. Rác thải ngày càng nhiều lại không được phân huỷ kịp thời, làm cho môi
trường đất nay lại càng ô nhiễm. Đặc biệt khí hậu quanh năm nóng ẩm, mưa
nhiều nhiệt độ trung bình / năm dao động 24,30C – 25,10C. Độ ẩm tương đối
trung bình 79% là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Trong khu vực rừng sinh thái tại Đền Bà Chúa Kho còn có một số nhà vệ
sinh không được quy hoạch xây dựng gọn gàng, chỉ là những tấm đan bằng nứa,
cói tự che lại, làm mất mĩ quan và bốc mùi khó chịu.
Những người trong Ban quản lí Đền chủ yếu là những người cao tuổi hàng
ngày chăm lo các công việc trong Đền như quản lí, chăm lo hương khói, tu bổ,
vệ sinh chưa có nhân công thu gom rác riêng. Nên với nhân lực như vậy khó có
thể đảm trách được hết công việc trên toàn bộ khu di tích.
Quá trình xây thêm các công trình nhà ở, nhà ăn, nhà nghỉ việc nạo vét,
san lấp để giải phóng mặt bằng gây hậu quả làm tăng độ trầm lắng trong nước do
quá trình hoà tan cơ học, làm thay đổi tầng thổ nhưỡng rất có thể dẫn tới hiện
tượng sụt lở, gây rửa trôi bào mòn. Mà đất ở đây chủ yếu là đất feralit có thành
phần cơ giới nặng, kém tơi xốp, đất có độ dày trung bình nên khi mất lớp phủ
rừng đất rất dễ bị rửa trôi và bào mòn trong mùa mưa do đó nếu không có biện
pháp bảo vệ, đất nghèo đi nhanh chóng.
3.2.3. Môi trường nước
3.2.3.1. Nước mặt
Việc thải rác bừa bãi, chủ yếu là rác sinh hoạt từ dân địa phương, từ các cơ
sở dịch vụ, các cửa hàng kinh doanh, đặc biệt từ khách thập phương làm cho
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng bởi cặn bã hữu cơ, chất vô cơ độc hại, kèm
theo các loài sinh vật gây bệnh.
Sông Cầu là một tuyến thuỷ lợi cách Đền Bà Chúa Kho không xa, nguồn
nước ở đây cũng bị ảnh hưởng. Rác thải sinh hoạt ở dạng lỏng, dạng rắn được
tập trung ở hệ thống cống rãnh, mương máng do các nhà ăn, quán xá đổ trực tiếp
vào sông Cầu làm nước sông bị ô nhiễm gây ô nhiễm cả khu vực thành phố Bắc
Ninh, Bắc Giang.
Ngoài ra các phương tiện cơ giới phục vụ lễ hội trong quá trình hoạt động
cũng để lại một lượng xăng dầu rơi vãi đáng kể (trong thành phần xăng dầu có
chì và các hidrocacbon (CxHy)) theo nước mưa ngấm xuống đất chảy xuống các
hệ thống mương máng thuỷ lợi làm ô nhiễm tầng nước mặt.
Ô nhiễm vi sinh vật nước mặt thường gặp ở các khu vực nhận nước thải
sinh hoạt. Mùa lễ hội, lượng khách thập phương rất lớn dẫn đến lượng nước thải,
rác thải sinh hoạt cũng rất lớn mang theo nhiều mầm bệnh. Vì vậy để hạn chế
lượng vi sinh vật này cần quản lý tốt nguồn thải, xử lý tốt nguồn nước thải trước khi
cho ra bể chứa cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường khu dân cư.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3.2.3.2. Nước ngầm
Theo độ sâu có thể phân thành nước ngầm mặt và nước ngầm tầng sâu.
Đặc điểm của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất rỗng
xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình bề mặt và tính chất phụ thuộc vào
trạng thái nước bề mặt, nếu như tầng nước mặt bị ô nhiễm thì kéo theo sự ô
nhiễm của tầng nước ngầm.
Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm nước ngầm là nước thải và rác thải
không được xử lí làm ô nhiễm tầng nước mặt và tầng đất mặt, từ đó ngấm xuống
tầng nước ngầm ở bên dưới. Nguồn nước thải chính của khu vực là nước thải
sinh hoạt thường xuyên và chủ yếu của khách du lịch, cửa hàng ăn uống, các khu
vực vệ sinh. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại khuôn viên của khu vực Đền Bà
Chúa Kho là rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách tham quan. Số nhà vệ
sinh tạm bợ sau núi kho vừa không đảm bảo vệ sinh vừa mất mĩ quan. Đây cũng
là một vấn đề gây bức xúc nhiều năm tại Đền Bà Chúa Kho chưa được giải quyết
triệt để. Hiện nay tầng nước mặt đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác
nhau (ở trên đã nói) từ đó ngấm xuống đất theo chu trình lắng đọng tự nhiên gây
ô nhiễm nước ngầm tầng mặt là nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm chung của
thành phố.
Nếu không có hệ thống cấp thoát nước và xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn cả
về chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động ngay bây giờ thì vấn đề này sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước của thành phố, là vấn đề nan giải khi mà
một loạt các dự án trong tương lai sẽ được khởi công xây dựng.
Việc khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi cũng ảnh hưởng tới trữ lượng và
chất lượng nguồn nước ngầm. Hơn thế, trữ lượng nguồn nước ngầm của khu vực
không lớn, nước ngầm mạch sâu rất hạn chế và phân bố không đều. Đây là
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nước sinh hoạt cho dân cư ở khu vực này trong
tương lai. Vì thế với quy mô hiện tại và trong tương lai thì nguồn nước ngầm
cung cấp đảm bảo vệ sinh cũng là một thách thức lớn cho các nhà quản lí ở khu
vực này.
3.2.4. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sống (thực vật, động vật, con người) và
điều kiện tự nhiên như ánh sáng, nước, không khí, nhiệt độ. Hệ sinh thái gồm tất cả
các yếu tố hữu sinh (Biotic component) và vô sinh (Abiotic component) tác động hỗ
trợ lẫn nhau và cùng tác động đến chất lượng cuộc sống của con người. Cân
bằng được sinh thái được xác lập khi số lượng quần thể ở trạng thái ổn định
hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường.
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, khí thải, nước thải... đều ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ sinh thái.
Đối với hệ sinh thái thuỷ sinh: chỉ có các loại sinh vật chỉ thị môi trường
nước bẩn như bèo Nhật Bản hay rau muống mới sống được. Ngoài ra do nồng độ
H+ trong nước cao nên các loài động vật thân mềm có vỏ cứng đều bị mài mòn
(các loại ốc, trai, ở khu vực này có vỏ mỏng hơn và thường dòn, dễ vỡ hơn so
với các loại ốc ở các khu vực khác).
Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng phục vụ cho các hoạt động
cầu tài lộc, tham quan du lịch tại Đền Bà Chúa Kho. Việc tập trung trùng tu xây
dựng các công trình để phục vụ các hoạt động lễ hội làm cho môi trường xuống
cấp. Các hoạt động này dẫn đến sự phân bố quỹ đất bị ảnh hưởng. Lượng đất cứ
tiếp tục giảm dần dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái là điều tất yếu.
3.3. Hệ thống các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên của khu di tích lịch
sử - văn hoá Đền Bà Chúa Kho
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Phương Thảo – 31A Sinh