Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đánh giá tác động tới môi trường không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng tuyên quang (xã tràng đà, thị xã tuyên quang, tỉnh tuyên quang) và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 44 trang )

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa sinh - ktnn
****************

Nguyễn thị huỳnh thư

đánh giá tác động tới
môi trường không khí do
hoạt động sản suất của nhà
máy xi măng tuyên quang (xã
tràng đà, thị xã tuyên quang,
tỉnh tuyên quang) và các giải
pháp khắc phục

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Môi trường

Hà nội - 2009


Trường đại
đại học
học sư
sư phạm
phạm hà
hà nội
nội 22
Trường
Khoa sinh
sinh -- ktnn
ktnn


Khoa
**********************
**********************
Nguyễn thị
thị huỳnh
huỳnh thư
thư
Nguyễn

đánh giá
giá tác
tác động
động tới
tới
đánh
môi
trường
không
khíkhí
dodo
hoạt
môi
trường
không
động
suất
nhà
máy
xi
hoạtsản

động
sảncủa
suất
của
nhà
măng
(xã tràng
máy
xituyên
măng quang
tuyên quang
(xã
đà,thịđà,thị
xã tuyên
quangquang
tỉnh
tràng
xã tuyên
tuyên
quang)
và các
tỉnh tuyên
quang)
vàgiải
cácpháp
giải
khắc
phục
pháp
khắc

phục

Khoá luận
luận tốt
tốt nghiệp
nghiệp đại
đại học
học
Khoá
Chuyên ngành:
ngành: Môi
Môi trường
trường
Chuyên

Người hướng
hướng dẫn
dẫn khoa
khoa học:
học:
Người
TS. Hoàng
Hoàng nguyễn
nguyễn bình
bình
TS.

Hà nội
nội 2009
2009




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:TS.Hoàng Nguyễn Bình

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Hoàng Nguyễn Bình
Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình, học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sinh KTNN, các
thầy cô trong tổ Động vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa.
Trong quá trình hoàn thành khoá luận do thời gian có hạn, nên vẫn có
thể còn một vài thiếu xót. Rất mong các thầy cô góp ý để khoá luận của em
được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD:TS.Hoàng Nguyễn Bình

Lời cam đoan

Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, em xin cam đoan:
1. Đề tài này không hề sao chép từ bất kì một đề tài nào có sẵn.
2. Đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào khác.
3. Kết quả của đề tài là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo tính chính xác
trung thực.
Em xin cam đoan những lời trên là đúng sự thật, nếu sai em xin chịu
trách nhiệm trước nhà trường và khoa Sinh KTNN.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Mục lục
Mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài .....1
2. Mục đích của đề tài ....2
3. Điểm mới của đề tài ...2

4. ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 Tổng quan tài liệu ...........4
1.1. Các nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường của quá trình
công nghiệp hóa ở Việt Nam4
1.2. Các đề tài nghiên cứu, báo cáo và các bài báo đề cập đến tác động
tiêu cực đến môi trường không khí do hoạt động sản xuất của các
nhà máy xi măng ở Việt Nam..4
1.3. Các đề tài nghiên cứu về tác động của Nhà máy Xi măng
Tuyên Quang đến môi trường.....6
1.4. Quy trình sản xuất xi măng. 6
Chương 2 Địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu......12
2.1. Địa điểm nghiên cứu. ....12
2.2. Thời gian nghiên cứu. ...12
2.3. Phương pháp nghiên cứu. .12
2.3.1. Thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp..12
2.3.2. Điều tra khảo sát thực địa12
2.3.3. Xử lí số liệu.12
Chương 3 Điều kiện tự nhiên và xã hội ở vùng nghiên cứu..13
3.1. Điều kiện tự nhiên. ....13
3.1.1. Vị trí địa lí. 13
3.1.2. Khí hậu. ................13

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


3.2. Điều kiện xã hội 13
3.3. Một vài đặc điểm của Nhà máy Xi măng Tuyên Quang.14
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận. .15
4.1. Đánh giá tác động tới môi trường không khí của quá trình
sản xuất xi măng .. ..15
4.1.1. Cơ sở lí luận.15
4.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm. .....16
4.1.2.1. Quá trình khai thác nguyên ,vật liệu.16
4.1.2.2. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu..17
4.1.2.3. Các công đoạn trong nhà máy .................19
4.2. ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người....22
4.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường.........23
4.3.1. Nguyên lí nghiên cứu ô nhiễm môi trường..23
4.3.2. Các giải pháp khắc phục ....................24
4.3.2.1. Các giải pháp kĩ thuật và biện pháp hành chính xã hội..24
4.3.2.2. Các giải pháp đề xuất.26
Kết luận và kiến nghị .....31
1. Kết luận ........................31
2. Kiến nghị .......31
Tài liệu tham khảo .......................33

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Các Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng: Một xã hội chỉ có
thể phát triển cao với một nền công nghiệp. Với lí tưởng cao đẹp là xây dựng
Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng
cộng sản Việt Nam đã đề ra: Từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại .
Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững
chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công
xã hội chủ nghĩa . Do đó công nghiệp hóa đang trở thành xu thế phát triển tất
yếu của nước ta.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía bắc, là vùng đất có nhiều tiềm năng về
sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng. Để khai thác thế
mạnh trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng cao của sự công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu
ngân sách, vào năm 1976 Nhà máy Xi măng Tuyên Quang đã ra đời (nay là
Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang). Nhà máy sản xuất chủ yếu là xi
măng poóc - lăng, nguyên liệu chính là đất sét và đá vôi. Hàng năm cung cấp
cho thị trường hàng chục tấn xi măng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất từ
khâu khai thác nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu, nung và tạo thành phẩm
đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải rắn, lỏng, khí, đặc biệt là
bụi. Các chất thải này chưa được xử lí một cách triệt để nên đã làm ô nhiễm

Nguyễn Thị Huỳnh Thư


1

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

môi trường, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và của nhân dân
quanh vùng, làm xuất hiện nhiều bệnh tật và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nhà máy đến môi trường, và
đến con người, đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực
đó mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy, tôi đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường không khí do hoạt
động sản xuất của Nhà máy Xi măng Tuyên Quang (xã Tràng Đà, thị xã
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và các giải pháp khắc phục .
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tác động của quá trình sản xuất xi măng đến môi trường, đến sức
khoẻ của người công nhân và nhân dân quanh vùng, đặc biệt là nhân dân xã
Tràng Đà ( thị xã Tuyên Quang).
- Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người dân nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất của
nhà máy.
- Đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà máy Xi măng Tuyên Quang nhằm
hạn chế ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường và nhân dân quanh
vùng.
3. Điểm mới của đề tài.
- Các đề tài nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu quá trình sản xuất của nhà

máy ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nói chung, mà chưa đề cập đến ảnh
hưởng của quá trình sản xuất đến sức khoẻ của người công nhân cũng như
người dân quanh vùng. Vì vậy, đề tài của tôi không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng
của quá trình sản xuất xi măng đến môi trường tự nhiên mà còn đi sâu nghiên
cứu ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của
người dân quanh vùng.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

2

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

- Các giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện thực tiễn, do đó có thể dễ dàng
áp dụng ngay để giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế tác động đến người dân quanh
nhà máy.
4. ý nghĩa của đề tài.
- Đánh giá ảnh hưởng tiêu cực của nhà máy đến môi trường tự nhiên đến sức
khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân. Từ đó tìm ra các giải pháp nhằm
bảo vệ sức khoẻ của người dân nơi đây.
- Từ những kết luận và bài học kinh nghiệm rút ra ở vùng nghiên cứu có thể
tạo ra những hướng đi thích hợp cho quá trình phát triển sản xuất của nhà máy
và các công ty tương tự.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư


3

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 1
tổng quan tài liệu
1.1. Các nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường của quá trình
công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại mà hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà máy
công ty, xí nghiệp ra đời. Sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp, các
công ty, nhà máy, xí nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất
nước, bên cạnh đó nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự
nhiên cũng như sức khỏe của người dân. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu về
các tác động môi trường của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam và các
giải pháp đưa ra nhằm hạn chế tác động tiêu cực đó, cụ thể:
Nghiên cứu các khu công nghiệp Việt Trì - Phú Thọ, khu công nghiệp
Thượng Đình - Hà Nội [8].
Nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và hoạt động sản xuất kinh
doanh (Nguyễn Quang Báu - 1998).
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xử lí chất thải cho một số công đoạn
có nguy cơ gây ô nhiễm cao trong ngành hóa chất và nhiệt điện [2].
1.2. Các đề tài nghiên cứu, báo cáo và các bài báo đề cập đến tác động
tiêu cực đến môi trường không khí do hoạt động sản xuất của các nhà

máy xi măng ở Việt Nam.
ở Việt Nam cùng với ngành công nghiệp than, dệt, đường sắt... ngành sản
xuất xi măng ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm. Bắt đầu bằng việc khởi
công xây dựng Nhà máy Xi măng Hải Phòng vào ngày 25/12/1889, cái nôi
đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và
phát triển, đội ngũ những người thợ sản xuất xi măng Việt Nam ngày càng lớn
Nguyễn Thị Huỳnh Thư

4

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

mạnh. Với lực lượng cán bộ, công nhân gần 50.000 người, ngành sản xuất xi
măng Việt Nam đã làm nên những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một thế kỷ trước xi măng
Việt Nam mới chỉ có một thương hiệu con Rồng nhưng đã nổi tiếng ở trong
nước và một số vùng Viễn Đông, Vlađivostoc (Liên bang Nga), Hoa Nam
(Trung Quốc) Đến nay, ngành xi măng nước ta đã có thêm hàng loạt những
thương hiệu nổi tiếng như: Xi măng Bỉm Sơn nhãn hiệu Con Voi, Xi măng
Hoàng Thạch nhãn hiệu con Sư Tử, Xi măng Hà Tiên I, II, Xi măng Bút Sơn,
Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Chinh
Phong Song, cùng với sự lớn mạnh của ngành công nghiệp này thì vấn đề ô
nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất xi măng
cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Để tìm ra hướng giải quyết vấn đề này, đã có nhiều đề tài được thực hiện,

cụ thể:
Đề tài: Đánh giá tác động của bụi công nghiệp trong môi trường không
khí ở khu vực huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương - do UBND huyện Kinh
Môn phối hợp với Viện Địa Chất (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia) tiến hành.
Đề tài: Đánh giá tác động của Nhà máy Xi măng Hải Phòng tới môi
trường không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân Do Sở Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hải Phòng thực hiện.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài báo đề cập đến hoạt động của các nhà máy
sản xuất xi măng gây ô nhiễm môi trường không khí như:
Bài báo: Ô nhiễm bụi xi măng trầm trọng tại Hải Phòng ( Báo tuổi trẻ,
chủ nhật, 05/10/2003), bài báo đã phản ánh: Cả thành phố cảng như chìm
trong khói bụi của Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Khu vực quận Hồng Bàng,
Nguyễn Thị Huỳnh Thư

5

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

từng lớp bụi to gần bằng hạt cát sàn sạn tấp vào mặt người đi đường khiến
người đi đường không giám đi xe máy vì sợ gây tai nạn giao thông
Bài báo: Ngẹt thở vì nhà máy xi măng (Báo Sài Gòn giải phóng,
27/11/2008), bài báo đã nêu: Hàng chục năm qua, hơn 300 hộ dân khu phố
1, và khu phố 2 (phường 4, thị xã Đông Hà) và các thôn đường 9, Định Xá (xã
Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vô cùng bức xúc bởi hàng ngày

phải sống trong cảnh ngẹt thở do lượng khói bụi dày đặc từ Nhà máy Xi măng
Quảng Trị thải ra.
1.3. Các đề tài nghiên cứu về tác động của Nhà máy Xi măng Tuyên
Quang đến môi trường.
Tính cho đến thời điểm này chưa có đề tài nào nghiên cứu về tác động
tiêu cực của Nhà máy Xi măng Tuyên Quang đến môi trường. Trước những
phản ứng gay gắt của nhân dân sống gần khu vực nhà máy, gần các bãi khai
thác nguyên liệu của nhà máy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên
Quang mới tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất của nhà máy và
đã lập báo cáo gửi lên Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo đã chỉ rõ:
nồng độ bụi tại các bãi khai thác nguyên liệu đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 5 10 lần, còn tại các tuyến đường vận chuyển và tại các công đoạn
sản xuất trong nhà thì vượt 1,5 2 lần so với tiêu chuẩn quy định.
Ngoài ra, có nhiều bài báo phản ánh tác động tiêu cực của Nhà máy Xi
măng Tuyên Quang đến môi trường, trong đó có bài: Nhà máy Xi măng
Tuyên Quang gây ô nhiễm đến bao giờ? (Thương mại, 24/04/2004, Tr.16).
Trong bài tác giả viết: Đứng ở trên đỉnh núi Yên Lĩnh, tôi quan sát thấy cả
một vùng rộng lớn có màu trắng bạc của bụi xi măng bao phủ .
1.4. Quy trình sản xuất xi măng
Xi măng bao gồm nhiều loại tùy theo yêu cầu xây dựng và tùy vào công
trình xây dựng mà người ta sử dụng các loại xi măng khác nhau như: Xi măng
poóc- lăng, xi măng aluminat, xi măng pouzzolan.. Trong các loại thì xi
Nguyễn Thị Huỳnh Thư

6

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

măng poóc- lăng là loại phổ biến nhất và ở các công ty xi măng của Việt Nam
chủ yếu sản xuất loại xi măng này [1], [3], [6].
Portland (poóc - lăng) là tên một bán đảo ở miền Nam nước Anh. Đất đá
miền này sau khi nghiền mịn trở thành một chất kết dính xây dựng tự nhiên có
màu xám xanh mà không phải qua pha chế nung luyện gì cả. Tại vùng này
xưa kia có nhiều núi lửa, và đất đá ở đây chính là sản phẩm từ việc nung luyện
xi măng tự nhiên từ xa xưa. Tuy nhiên, xi măng tự nhiên này không được cứng
chắc như xi măng ngày nay do lẫn nhiều tạp chất và sự nung luyện của núi lửa
không phải là một quy trình kĩ thuật hoàn chỉnh. Do nguồn gốc đó mà xi
măng ngày nay thường được gọi là xi măng Portland (poóc- lăng) [14].
Xi măng poóc- lăng là chất kết dính chịu nước quan trọng. Loại xi măng
này có thành phần chủ yếu là clinker poóc- lăng (chiếm trên 90% khối lượng),
ngoài ra còn có thạch cao (3-5%) và các chất phụ gia khác (xỉ lò cao, tro than,
pouzzolan tự nhiên,v.v). Tùy theo hàm lượng đá phụ gia nghiền mà thành
phần các oxit chính trong xi măng cũng thay đổi trong khoảng sau:
CaO = 50 - 60%
SiO2

= 20 - 30%

Fe2O3 = 3 - 15%
Al2O3 = 5 - 20%
SO3

= 2 - 4%

Ngoài ra còn có hàm lượng nhỏ: MgO, Na2O, K2O. Các dạng trên không

tồn tại ở dạng tự do trong clinker.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại xi măng Poóc - lăng: xi măng poóclăng (không có phụ gia), xi măng poóc - lăng hỗn hợp (có pha từ 5 - 25% đá
phụ gia), xi măng poóc - lăng đặc biệt ( loại chuyên dùng cho các công trình
đặc biệt). Trong đó loại được sử dụng rộng rãi nhất là xi măng hỗn hợp: PCb
30 và PCB 40 [15].

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

7

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

* Quy trình sản xuất xi măng poóc- lăng [15]
Quy trình sản xuất xi măng bao gồm 6 giai đoạn (minh hoạ theo sơ đồ
hình1)


Giai đoạn 1: Khai thác mỏ:

- Xác định nguồn khoáng sản, thăm dò địa hình và đánh giá chất lượng.
Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu
- Đá vôi, đất sét, quặng sắt được chuyển từ mỏ khai thác về nhà máy
thường ở dạng viên, tảng có kích thước lớn nên phải đập nhỏ để tiện cho việc
nghiền, sấy khô, chuyển tải và tồn trữ.
- Vật liệu sau khi đập nhỏ và có độ hạt đồng đều nên giảm hiện tượng phân

li của độ hạt khác nhau trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, có lợi cho việc
tạo ra thành phần liệu sống và sự phối liệu chính xác.
- Máy đập nhỏ: Đập nhỏ là quá trình làm giảm nhỏ độ hạt của vật liệu bằng
phương pháp cơ học. Trước đây, quá trình đập nhỏ được chia làm 3 giai đoạn
là đập thô, đập vừa, đập nhỏ. Hiện nay, chỉ áp dụng một giai đoạn đập nhỏ cho
nên hệ thống đập nhỏ được đơn giản đi rất nhiều.
- Thiết bị đập nhỏ: Kiểu búa.
Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống.
- Sấy phối liệu sống: Phối liệu đã được định lượng gồm đá vôi, đất sét đã
được nạp vào máy nghiền đứng. Tại đây, phối liệu được nghiền và sấy khô
bằng khí thải từ lò nung. Sau khi sấy, lượng nước có trong nguyên liệu, chủ
yếu là trong đất sét giảm xuống rất nhiều, tạo điều kiện cho các giai đoạn sau
như nung clinker, tồn trữ xi măng.
- Nghiền phối liệu sống: Sử dụng phương pháp nghiền bi để nghiền phối liệu
sống, tỉ lệ chiều dài và đường kính của máy nghiền là 3:1.
+ Đặc điểm của máy nghiền bi thép là:
- áp

dụng rộng rãi trong việc nghiền vật liệu rắn, năng lực sản xuất lớn.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

8

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


- Khi độ hạt liệu vào là 20 30mm thì độ nhỏ của sản phẩm có thể đạt tới là
0,1mm.
- Có thể nghiền và sấy cùng một lúc.
- Kết cấu đơn giản, dễ kiểm tra, dễ thay thế linh kiện
- Vận hành tốt.
- Phát ra tiếng ồn lớn khi vận hành.
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xất xi măng [13].

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

9

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Giai đoạn 4: Nung clinker.
- Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 14500C của đá vôi, đất sét, và một số
phụ gia điều chỉnh. Nung clinker xi măng là khâu then chốt trong sản xuất xi
măng. Nhiệt độ của vật liệu từ 1300

1450

13000C là tiến hành nung

clinker. Khi nhiệt độ của vật liệu đạt mức trên thì các chất sắt, nhôm 4 canxi,

nhôm 3 canxi, oxit magie và các chất kiềm bắt đầu nóng chảy; oxit canxi,
silic 2 canxi vào trong pha lỏng.
Trong pha lỏng, oxit canxi, silic 2 canxi xảy ra phản ứng tạo thành silic
3 canxi, đây là quá trình hấp thụ vôi. Khi đạt 14500 C vôi tự do được hấp thụ
đầy đủ theo phản ứng:
2 CaO.SiO2 + CaO
Quá trình giảm nhiệt từ 1450

3 CaO.SiO2

13000C là quá trình hoàn thiện tinh thể

Alite, cho tới 13000C thì pha lỏng bắt đầu đông kết, phản ứng tạo thành silic
3 canxi cũng kết thúc. Lúc này trong vật liệu còn một số oxit canxi chưa hoá
hợp với silic 2 canxi gọi là oxit canxi tự do.
Sau khi nung thành clinker phải tiến hành làm nguội.
Giai đoạn 5: Nghiền xi măng
- Sau khi làm nguội, clinker được chuyển lên silo clinker. Từ đây clinker
được nạp vào máy nghiền xi măng cùng thạch anh và các phụ gia điều chỉnh.
- Xi măng được nghiền bằng máy nghiền bi.
* Mục đích của nghiền xi măng:
+ Xi măng càng mịn càng làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
+ Tăng tính năng thuỷ phân hoá rất mạnh, nó bao bọc cát sạn trong bê tông
kết dính lại với nhau.
Giai đoạn 6: Chứa và đóng bao
- Bột xi măng được chứa trong các silo có dung tích 1000 - 10.000 tấn, có bố
trí thông gió và thiết bị rút xi măng mang đi đóng bao.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư


10

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

- Xi măng được đóng trong các bao giấy cách ẩm, trọng lượng 50kg, hoặc
đóng vào thùng gỗ, thùng tôn dễ vận chuyển đến nơi sử dụng.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

11

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 2
Địa điểm, Thời gian, Phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Nhà máy Xi măng Tuyên Quang, nay là Công ty Cổ phần xi măng
Tuyên Quang thuộc xã Tràng Đà, Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/08/2007 đến ngày 30/4/2009.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp
- Chúng tôi đã tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài
để phân tích và nghiên cứu.
2.3.2. Điều tra, khảo sát thực địa
+ Tiến hành khảo sát thực địa một tháng 2 lần tại nhà máy xi măng Tuyên
Quang và tại bãi khai thác nguyên liệu để xác định:
- Nồng độ bụi tại bãi khai thác đá, đất sét.
- Lượng xe tải chở nguyên, vật liệu của nhà máy lưu hành trên đường.
- Xác định lượng bụi trên các tuyến đường có xe chở nguyên liệu đi qua.
- Xác định khối lượng đất đá rơi vãi trên đường.
- Điều tra các loại khí thải, chất thải độc hại mà nhà máy thải ra môi
trường trong quá trình sản xuất.
- Phỏng vấn công nhân và nhân dân sống quanh vùng lân cận về sự tác
động của nhà máy tới đời sống của nhân dân.
- Điều tra tình hình sức khỏe của công nhân và người dân sống gần nhà
máy.
2.3.3. Xử lí số liệu
- Chúng tôi tiến hành xử lí số liệu thu được bằng phương pháp thống kê
thông thường trên phần mềm Excel.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

12

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 3
Điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí.
Nhà máy Xi măng Tuyên Quang đóng trên địa bàn xã Tràng Đà, thị xã
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Nhà máy cách thị xã Tuyên Quang 4,5 km, theo tuyến đường thị xã
Tuyên Quang đi xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn.
- Phía bắc nhà máy giáp với xã Tân Long, huyện Yên Sơn.
- Phía Tây giáp với sông Lô.
- Phía Đông giáp với xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn.
- Phía Nam giáp với xã Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang.
3.1.2. Khí hậu
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, mang đặc điểm khí hậu của
miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Một
năm chia hai mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng (mùa hè): Có gió Đông Nam, nóng ẩm và mưa nhiều.
+ Mùa lạnh (mùa đông): Có gió Đông Bắc, khô hạn và mưa ít.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C. Mùa hè nhiệt độ
trung bình là 250C, cao nhất là 360C vào tháng 6, 7. Mùa lạnh nhiệt độ
dưới 200C, xuống thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 85%.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1295 2266mm, phân
bố không đồng đều trong toàn bộ lãnh thổ.
3.2. Điều kiện xã hội
Tràng Đà là một xã của thị xã Tuyên Quang, dân cư tập trung đông đúc.
Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu và là công
Nguyễn Thị Huỳnh Thư


13

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

nhân trong các nhà máy. Ngoài ra, còn có nghề khai thác khoáng sản và một
bộ phận buôn bán nhỏ. Đời sống kinh tế tương đối khá, rất nhiều hộ khá giả,
xây nhà 3- 4 tầng, tiện nghi hiện đại.
Xã có đầy đủ trạm y tế, bưu điện và các dịch vụ kinh doanh phục vụ đời
sống dân sinh. Trong xã có trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Mạng lưới
điện quốc gia được đưa đến từng nhà dân với thời gian cấp điện ổn định và giá
thấp. Các nhà đều có máy thu hình, và đa số có xe máy.
Trong mấy năm gần đây, kinh tế tăng trưởng khá, từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bước
đầu hình thành các khu công nghiệp, du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết
cấu hạ tầng về giao thông, trường học, lưới điện, bưu chính viễn thôngđược
đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Xã đã thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm và phòng chống tệ nạn xã hội; đời sống nhân dân trong xã
từng bước được nâng lên.
3.3. Một vài đặc điểm của Nhà máy Xi măng Tuyên Quang.
- Nhà máy Xi măng Tuyên Quang được thành lập năm 1976, đóng trên địa
bàn xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, trên tuyến đường thị
xã Tuyên Quang đi Xuân Vân.
- Năm 1979, nhà máy hoạt động với 4 lò con đứng có công suất vài vạn tấn

trên năm.
- Năm 1995 xây dựng thêm 1 lò đứng với công suất trên 10 vạn tấn trên
năm.
- Năm 2002, Ban lãnh đạo đã tiến hành xây dựng nhà máy mới thuộc khu
Tân Hà, xã Tràng Đà, nằm sát bờ sông Lô, cách nhà máy cũ 3 km.
- Hiện nay, nhà máy còn 2 xưởng sản xuất khác trực thuộc là 2 xưởng chế
biến gỗ để tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở địa phương.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

14

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Chương 4
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá tác động tới môi trường không khí của quá trình sản xuất xi
măng
4.1.1. Cơ sở lí luận [7]:
Trái đất của chúng ta là một hành tinh khá lớn trong hệ mặt trời. Trái đất
giống như một quả cầu đồng tâm gồm các quyển sau: thuỷ quyển, thạch
quyển, khí quyển (3 quyển vô cơ), cùng với các hệ sinh thái chúng tạo thành
sinh quyển. Tầng khí quyển dày khoảng 2000 km, phủ phía trên bề mặt trái
đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ và mặt trời.
Tầng khí quyển được chia thành 4 vùng chính:

- Tầng đối lưu: Chứa 90% các phân tử không khí, trong đó: 78% N2,
21%O2, 0,03% CO2 và các khí khác.
- Tầng bình lưu: Nằm tiếp theo tầng đối lưu, phần thấp nhất của tầng
này là lớp Ozon (O3) hấp thụ các bức xạ tia tử ngoại có hại của ánh sáng mặt
trời bảo vệ sự sống.
- Tầng giữa.
- Tầng nhiệt.
Môi trường không khí nằm ở tầng đối lưu của khí quyển bị coi là ô nhiễm
khi các thành phần bị biến đổi khác trạng thái bình thường. Chất ô nhiễm là
chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó trong
không khí hoặc chất đó thường không có trong không khí.
Sự ô nhiễm là kết quả của việc thải ra các chất khí, hơi, giọt và các lượng
khí khác có nồng độ vượt quá thành phần bình thường trong không khí gây
nên các tác động có hại hoặc gây sự khó chịu (do mùi, do bụi,).

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

15

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

4.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Theo các phân tích ở trên thì các hoạt động khai thác nguyên vật liệu, quá
trình vận chuyển và quá trình sản xuất đều là nguyên nhân gây ô nhiễm không
khí theo sơ đồ sau:

Hình 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất xi
măng.
Quá trình
khai thác
nguyên, vật
liệu sản xuất

Quá trình
vận chuyển

Quá trình sản
xuất (lò
nung, đóng
bao )

Chất thải
(bụi, khí thải)

Ô nhiễm không khí

4.1.2.1. Quá trình khai thác nguyên, vật liệu sản xuất
Theo kết quả quan trắc và kết quả điều tra của chúng tôi tại các bãi khai
thác nguyên vật liệu thì nồng độ bụi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

16

Lớp K31A Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Cụ thể được thể hiện trong bảng 1:
Bảng 1: Nồng độ bụi tại các bãi khai thác nguyên liệu sản xuất
Địa điểm
Tràng Đà

Nông Tiến

3,25

2,5

12,5

11

16,0

15,5

3,5

3,5

Lượng bụi
Độ dày bụi trên

đường (mm)
Trọng lượng TB
(g/dm3)
Độ cao bụi khuếch
tán trong không khí
(m)
Nồng độ bụi
(mg/m3)

So sánh các số liệu thu được với giá trị nồng độ tối đa của bụi theo tiêu
chuẩn 5939 : 2005 - TCVN (0,3 mg/m3) thì môi trường không khí nơi đây bị ô
nhiễm nặng. Nồng độ bụi vượt cao hơn rất nhiều so với nồng độ bụi quy định.
Do đó, tác động không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng và chất lượng môi trường
nơi đây.
4.1.2.2. Quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu
Theo sự quan sát của chúng tôi, quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu sản
xuất bằng các xe có trọng tải lớn (xe tải 15 tấn, xe tải 18 tấn.), các xe tấp
nập đi lại trên tuyến đường từ các bãi khai thác (xã Nông Tiến, Tràng Đà, Tân
Long) đến nhà máy xi măng (3-10km) đã tạo ra lượng bụi rất lớn cuốn trên
đường xe chạy .
Nguyễn Thị Huỳnh Thư

17

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


Bảng 2: Sơ lược các đoàn xe chở nguyên, vật liệu sản xuất của Nhà máy Xi
măng Tuyên Quang.

Tên đoàn xe

Số xe

Số chuyến/ ngày/ xe

Trọng tải xe

Nông Tiến

10

68

10 tấn

Tân Long

15

5

10 15 tấn

Tràng Đà


12

6

15 tấn

Tại cổng nhà máy xi măng Tuyên Quang, cứ trung bình 5 phút lại có một
xe vào ra nhà máy. Điều đáng nói là 100% các xe chở đất, đá này không hề
được che đậy bằng bạt, hay bất kì biện pháp nào để tránh rơi vãi nguyên liệu,
nên trên bề mặt đường có rất nhiều đất đá rơi vãi, gây cản trở cho người dân
khi tham gia giao thông.
Mặt khác, các xe tải chạy với vận tốc lớn nên càng làm cho bụi phát tán
trong không khí nhiều hơn (ảnh 2, 3), các công trình giao thông xuống cấp
(ảnh 5) và gây ra nhiều vụ tai nạn.
Sự lan toả bụi trong không khí
Cường độ thoát bụi trong điều kiện mặt đường khô ráo là rất lớn (khoảng
400 mg/s), trong đó khoảng 10% là bụi lơ lửng có khả năng phát tán xa nguồn
thải. Trong điều kiện mặt đường ẩm (được phun nước chống bụi), cường độ
thoát bụi giảm xuống còn 300 mg/s, trong đó 15% là bụi lơ lửng có khả năng
Nguyễn Thị Huỳnh Thư

18

Lớp K31A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


phát tán xa nguồn thải.
Sự lan toả bụi trong không khí tuân theo phân bố Gauss trong phân phối
chuẩn. Tức là theo chiều cao của xe vận tải (h) thì phạm vi ảnh hưởng khoảng
15 đến 20 lần chiều cao. Qua quan sát chúng tôi thấy các xe có chiều cao
khoảng 2m. Do đó, phạm vi ảnh hưởng (phạm vi lan toả) của bụi trong không
khí khoảng 30 đến 40m. Vì thế, bụi sẽ ảnh hưởng đến cả khu vực dân cư lân
cận. Sự lan toả bụi còn phụ thuộc theo tốc độ gió, do đó phạm vi lan toả còn
rộng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, các xe này đã thải vào không khí
một lượng khí rất lớn được sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các chất
này chủ yếu bao gồm: NO, NO2, CO, hiđrocacbon.
Với số lượng xe chạy liên tục như vậy, lượng khí thải độc hại đang được
thải vào không khí đang ở mức báo động, gây ô nhiễm không khí nặng nề.
4.1.2.3. Các công đoạn trong nhà máy
Không chỉ ở các bãi khai thác hay trong quá trình vận chuyển nguyên liệu
mà tại máy nghiền, máy sấy, lò nung và công đoạn đóng bao cũng đang gây ra
tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm là do các khí thải (CO, CO2, SO2,
NOx) và bụi. Trong công nghệ sản xuất xi măng, nguyên liệu chủ yếu là đá
vôi (CaCO3), đất sét, các phụ gia (quặng sắt hoặc xỉ firit.). Nhiên liệu chủ
yếu là than đá, dầu DO hoặc FO để nhóm lò và dùng cho buồng đốt phụ.
Trong quá trình nung luyện clinker các nguyên tố C, N, S, O, H, F có trong
nguyên, nhiên liệu và phụ gia sẽ tác dụng với O2 tạo thành các khí CO2, CO,
SO2, NOx, HF thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là hai bảng:

Nguyễn Thị Huỳnh Thư

19


Lớp K31A Sinh


×