Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Khảo sát sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza tại nước hồ đại lải từ thánh 5 đến tháng 9 năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.57 KB, 24 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự giúp
đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Đinh Thị Kim Nhung trong thời gian em làm
khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong khoa
Sinh - KTNN đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt cho em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đinh Thị
Kim Nhung đã hướng dẫn em làm khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành
cảm ơn các bạn cùng nhóm làm khoá luận tốt nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Xuân Vinh

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt, luôn tồn tại những mối quan hệ qua
lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tạo nên trạng thái cân bằng


động, giữ cho chất lượng nước ít bị biến đổi đột ngột [11]. Nhưng hiện nay ô
nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng được ghi nhận khá
thường xuyên trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân có
thể gây ra ô nhiễm nguồn nước nhưng phần lớn là do các chất thải của các lĩnh
vực khác nhau đi vào nước, cân bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và nước bị ô
nhiễm.
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 Km về phía bắc là một địa phận thuộc
thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có hồ Đại Lải một khu du lịch thoáng mát,
thu hút được nhiều du khách. Hồ được bao quanh là đồi, núi, rừng, chính vì thế
nguồn nước của hồ chủ yếu có nguồn gốc từ đồi, núi chảy xuống sau những trận
mưa lớn. Trước kia nguồn nước ở đây được coi là khá sạch, do nạn chặt phá rừng
bừa bãi tăng nhanh, lượng khách du lịch ngày càng tăng, nước thải sinh hoạt đổ
xuống hồ chưa qua xử lý khiến nguồn nước vài năm gần đây ngày càng ô nhiễm
đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân các xã quanh vùng và ảnh hưởng đến tiềm
năng du lịch của hồ.
Xuất phát từ những luận điểm trên và để có cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm
của nguồn nước, chúng tôi tiến hành: “Khảo sát sự phân bố của một số nhóm vi
khuẩn phân giải xenlulozơ tại nước hồ Đại Lải từ tháng 5 đến tháng 9 năm
2006”.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân lập, khảo sát về mật độ phân bố của một số nhóm vi khuẩn phân giải
xenluloza ở một số vị trí trong nước hồ Đại Lải. Từ đó bước đầu đánh giá sơ bộ
sự có mặt của các hợp chất hữu cơ có trong hồ.
Đưa ra một số nhận xét dẫn đến nguyên nhân có sự tập trung của các vi
khuẩn phân giải xenluloza tại các vị trí.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3

Mong muốn và hy vọng các nhà chức trách quan tâm đến tình trạng hiện nay
là vấn đề ô nhiễm môi trường của nguồn nước hồ Đại Lải, nạn chặt phá rừng, khai
thác rừng bừa bãi, không khoa học ở các khu rừng xung quanh hồ, cũng như vấn
đề rác thải sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực quanh hồ, tình hình thu gom xử
lý rác, nước thải trước khi đổ xuống hồ từ đó làm rõ vai trò tự làm sạch nước hồ
của các nhóm vi sinh vật có trong hồ và đặc biệt là khẳng định sự tồn tại của một
số nhóm vi khuẩn trong nước hồ Đại Lải đã và đang tự làm sạch nước hồ một
cách tự nhiên. Kết quả công trình sẽ là tiếng gọi của hồ nhằm gìn giữ nguồn nước
trong mát của hồ, là cơ sở của một trong các giải pháp khắc phục tình trạng rác và
nước thải chưa qua xử lý đổ xuống hồ.
Góp phần quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân
dân, tạo ra một tập quán sinh hoạt đô thị mới ở người dân.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về vai trò vi sinh vật với ô nhiễm môi trƣờng
Đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của vi sinh vật trong việc làm
giảm ô nhiễm môi trường nước như của tác giả Trần Cẩm Vân và Phạm Thị Mai
về hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, TS. Đinh Thị Kim Nhung và Trần Cẩm Vân về hồ
Đại Lải… bước đầu đã khảo sát được sự phân bố của một số nhóm vi sinh vật
phân huỷ các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong các nguồn nước, từ đó khẳng định
được vai trò tự làm sạch nguồn nước của vi sinh vật.

NguyÔn Xu©n Vinh


Líp: K29A-Sinh


4

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Để có số liệu nghiên cứu về vi sinh vật trong việc làm giảm ô nhiễm nguồn
nước hồ Đại Lải những năm gần đây đã có một số tác giả như Tống Thị Hiền,
Huỳnh Thị Thoa, Đặng Thị Thuỷ… tiếp tục khảo sát sự phân bố của một số nhóm
vi sinh vật phân giải xenluloza trong nước hồ Đại Lải. Các công trình nghiên cứu
này đã đưa ra được những dẫn chứng cho thấy nguồn nước hồ Đại Lải đã và đang
trở nên ô nhiễm hơn. Và để có cơ sở khẳng định hơn nữa về vai trò của vi sinh vật
trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường nước hồ Đại Lải tôi tiếp tục khảo sát sự
phân bố của một số nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza tại đây, mong rằng nó sẽ
góp phần cho việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm nguồn nước hồ.
1.2. Đặc điểm của vi sinh vật sống trong nƣớc [2]
Vi sinh vật có thể sống được trong hầu hết các thuỷ vực. Sự phân bố của vi
sinh vật trong nước phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, chất dinh
dưỡng và độ thoáng của nước. Tuy nhiên, với các nhóm vi sinh vật khác nhau thì
các giới hạn đó là không giống nhau. Vi sinh vật có trong nước hầu hết là từ đất
và không khí rơi vào. Đa số các vi sinh vật sống trong nước là những vi sinh vật
dị dưỡng cacbon tức là được nuôi dưỡng bằng các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra
trong các thuỷ vực còn có các vi khuẩn quang tự dưỡng và hoá tự dưỡng bọn này
chỉ cần các chất dinh dưỡng vô cơ.
1.3. Đặc điểm chung về vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon làm chất dinh
dƣỡng [4], [5]
Căn cứ vào chất cho điện tử và nguồn thức ăn cacbon xây dựng tế bào chia vi
sinh vật thành các nhóm sau đây:

Bảng 1.1. Các kiểu dinh dƣỡng của vi sinh vật
Nguồn

Chất cho

năng lƣợng

điện tử

Ánh sáng

Chất hữu cơ
Chất vô cơ

NguyÔn Xu©n Vinh

Nguồn cacbon xây dựng nên vật chất tế bào
1. Quang dị dưỡng hữu cơ 2. Quang tự dưỡng hữu cơ
(Photoorgano hetothroph)

(Photoorgano Autothroph)

3. Quang dị dưỡng vô cơ 4. Quang tự dưỡng vô vơ
(Photolito Cheterothroph)

(Photolito Autothroph)

Líp: K29A-Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Chất hữu cơ Chất hữu cơ
Chất vô cơ

Chất vô cơ

5

5. Hoá dị dưỡng hữu cơ 6. Hoá tự dưỡng hữu cơ
(Chemoorgano Heretothroph) (Chemoorgano Autothroph
7. Hoá dị dưỡng vô cơ 8. Hoá tự dưỡng vô cơ
(Chemolito Cheterothroph)

(Chemolito Autothroph)

Như vậy tuỳ nhóm vi sinh vật mà nguồn cacbon được cung cấp có thể là chất
vô cơ hoặc chất hữu cơ. Giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ nguồn cacbon
khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố: Một là thành phần hoá học và tính chất sinh
lý của nguồn thức ăn này, hai là đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật. Hầu
hết các hợp chất hữu cơ đều bị vi sinh vật phân giải. Người ta thường sử dụng
đường để làm thức ăn cacbon khi nuôi cấy phần lớn các vi sinh vật dị dưỡng. Tuy
nhiên, với vi sinh vật phân giải xenluloza người ta không dùng đường mà dùng
dạng giấy lọc, bông vải hoặc bột xenluloza (cellulose powder, avicel) đưa vào môi
trường nuôi cấy.
Tất cả các vi sinh vật tham gia vào việc vô cơ hoá xenluloza đều thuộc loại dị
dưỡng hoá năng hữu cơ, chúng hình thành enzym xenlulaza xúc tác việc phân giải
xenluloza thành xenlobioza và glucoza, vi sinh vật sử dụng các hợp chất sinh ra
làm nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
1.4. Đặc điểm của xenluloza [2], [3]

Xenluloza là một trong những thành phần chủ yếu của tổ chức thực vật. Hàm
lượng xenluloza trong xác thực vật thường thay đổi trong khoảng 50 - 80% (tính
theo trọng lượng khô). Xenluloza lại là hợp chất rất bền vững, chúng hầu như
không bị hoà tan trong bất kì loại dung môi nào (trừ dung dịch amoniac của muối
đồng). Đó là loại polisaccarit cao phân tử. Chúng cấu tạo bởi rất nhiều gốc  - D glucoza, liên kết với nhau nhờ dây nối  1,4 - glucozit. Mỗi phân từ xenluloza
thường có chứa từ 1400 đến 14.000 gốc glucoza. Khối lượng phân tử xenluloza
thay đổi phụ thuộc khác nhau vào từng loại thực vật và tuỳ phương pháp xác định.
Vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza được chia thành 2 loại: hiếu khí
và kị khí.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

6

1.5. Các loài vi sinh vật phân giải xenluloza trong điều kiện hiếu khí [3]
Trong điều kiện hiếu khí xenluloza có thể bị phân giải dưới tác dụng của các
nhóm sau: Niêm vi khuẩn, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc và nấm thượng đẳng…
1.5.1. Niêm vi khuẩn (Myxobacteriales)
Niêm vi khuẩn là loại vi sinh vật giữ vai trò quan trọng trong việc phân giải
xenluloza. Niêm vi khuẩn phân giải xenluloza được tìm thấy chủ yếu trong các
giống Promyxo bacterium, Cytophyta, Sporocytophyta, Sorangium. Chúng sống
trong các môi trường ít axit, ít kiềm. Trên bề mặt các vật liệu chứa xenluloza,
niêm vi khuẩn phát triển trong các dạng thể nhầy không có hình dạng xác định,
lan rộng, vỏ màu vàng, da cam hay đỏ, thường số lượng của chúng tương ứng với
các chỗ mà xenluloza bị phân giải nhiều hay ít. Tế bào niêm vi khuẩn bám sát vào

các sợi xenluloza và chỉ phân giải chúng khi đã tiếp xúc trực tiếp. Các khuẩn lạc
của niêm vi khuẩn được tạo thành trên các môi trường thạch thích hợp khi phân
lập và nuôi cấy.
1.5.2. Vi khuẩn (Eubacteriales)
Vi khuẩn phân giải xenluloza trong điều kiện hiếu khí được tìm thấy chủ yếu
trong các giống sau:
- Giống Cellvibrro.
- Giống Cellfalciena.
- Giống Chromobacterium.
- Giống Pseudobacterium.
- Giống Bacillus.
- Một số loài trong các giống: Micrococus, Streptococus, Achromobacter,
Bacterium…
1.5.3. Xạ khuẩn (Actinomycetales)
Xạ khuẩn tham gia phân giải xenluloza gồm các giống:
- Giống Proactinomyces.
- Giống Actinomyces.
- Giống Micromonospora.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

7

- Một số xạ khuẩn ưa nhiệt khác.
1.5.4. Nấm mốc và nấm thượng đẳng

Rất nhiều loại nấm mốc và nấm thượng đẳng có khả năng phân giải
xenluloza. Các loài có hoạt tính mạnh nhất là: Humicolagrisea, Trichoderma
viridae, Trichoderma lignonum, Chactominium funicolum, Aspergillus ninger,
Aspergillus terricola, Penicillium lotatum…
Người ta còn tìm thấy loài Thermomyces lanuginosus ưa nhiệt có khả năng
phân giải xenluloza khá mạnh.
1.6. Các loài vi sinh vật phân giải xenluloza kị khí [3]
Trong điều kiện thiếu oxi, các vi sinh vật ưa ấm hoặc ưa nóng thuộc giống
Clostridium và Bacillus có khả năng phân giải kị khí xenluloza. Đại diện cho các
loài ưa ấm là Clostridium omelianskii phát triển và lên men mạnh mẽ ở 30 - 400C.
Thuộc về vi khuẩn ưa nóng có Clostridium thermocellum và Bac. cellulosae
dissolvens. Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của chúng là 60 - 650C, giới hạn
nhiệt độ cao nhất thường là 700C còn ở 40 - 500C người ta nhận thấy chúng bắt
đầu kém phát triển.
Ngoài ta còn một số loài kị khí ưa nhiệt như:
- Clostridium thermocellum.
- Bac. cellulosae dissolvens.
- Bac. thermofribinocolus.
- Bac. omelianskii varthermophilus.
1.7. Đặc điểm vùng nghiên cứu [7], [9], [10], [11]
Để kết quả nghiên cứu thêm chính xác, đồng thời với việc khảo sát số lượng
vi khuẩn chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm địa lý của vùng như sau:
Hồ Đại Lải nằm phía Đông Bắc của Hà Nội, phía nam giáp với chân núi Tam
Đảo nên có khí hậu mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Vùng phụ cận có
rừng tự nhiên rất đẹp, hơn thế nữa trong lòng hồ có những đảo như: Đảo Chim,
Đảo Ngọc, … Với khung cảnh được thiên nhiên ưu đãi, khu du lịch Đại Lải đã và

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh



8

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

đang hấp dẫn được nhiều khách du lịch đến tham quan. Nên chúng tôi làm một biện
pháp so sánh giữa nhiệt độ của Đại Lải với các vùng phụ cận.
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm của Hà Nội, Đại Lải và
Tam Đảo (0C)
Tháng
Địa

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

điểm
Đại

16,8

Cả
năm

17,6 20,3 23,8 27,3 28,2 28,9 28,3 27,3 24,7 21,1 18,1 23,6

Lải


16,4 17,2 20,0 23,7 27,3 28,8 29,1 28,3 27,2 24,6 21,0 18,0 23,5

Nội
Tam

11,2 12,5 15,1 18,1 21,6 23,0 23,0 22,6 21,7 19,0 15,6 12,6 18,0

Đảo

(Ghi chú: Ở Đại Lải không có trạm khí tượng nên tôi sử dụng số liệu nhiều

năm của trạm Vĩnh Yên có cùng độ cao, vĩ độ tương đối và cách không xa Đại Lải
khoảng 15 Km đường chim bay).
Qua bảng trên ta thấy nhiệt độ không khí trung bình hàng năm của Đại Lải và
Hà Nội xấp xỉ nhau nhưng các tháng lạnh nhất trong năm (tháng 1 và tháng 2)
nhiệt độ Đại Lải ấm hơn 0,2  0,4 độ và các tháng nóng nhất trong năm (tháng 6
và tháng 7) Đại Lải mát hơn Hà Nội 0,2  0,6 độ. So với Tam Đảo, một địa điểm
nghỉ mát nổi tiếng thì Đại Lải lại ấm áp hơn nhiều. Với những đặc điểm trên, Đại
Lải đã và đang trở thành khu du lịch nổi tiếng, với lượng khách ngày một tăng đã
góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch thị xã Phúc Yên nói riêng và tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


9

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhóm vi khuẩn có khả năng phân giải xenluloza.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Hoá chất
Các hoá chất tham gia vào môi trường nuôi cấy vi khuẩn nghiên cứu gồm:
- NaNO3, NaCl, CaCO3, KH2PO4, MgSO4.7H2O, CaCl2, FeCl3, K2SO4,
(NH4)2SO4…
- Xenluloza ở dạng giấy thấm.

- Nước cất.
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Ống nghiệm, pipet, phễu thuỷ tinh, đèn cồn, bình thuỷ tinh, bông
không thấm nước, báo.
- Thiết bị: Cân phân tích, nồi hấp, tủ sấy, buồng cấy vô trùng, tủ lạnh, giá
đựng ống nghiệm…
2.2.3. Môi trường nuôi cấy
- Môi trường 1: Môi trường Hutchison và Clayton.
Dùng để nuôi cấy vi khuẩn phân giải xenluloza kị khí, thành phần gồm có:
KH2SO4

1g

CaCl2

0,1g

MgSO4.7H2O

0,3g

NaCl

0,1g

FeCl3

0,01g

NguyÔn Xu©n Vinh


Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NaNO3
Nước cất

10

2,5g
1000ml

- Môi trường 2.
Dùng để nuôi cấy vi khuẩn phân giải xenluloza hiếu khí, thành phần gồm có:
KH2PO4

1g

MgSO4.7H2O

1g

CaCO3

2g

(NH4)2SO4


2g

Nước cất

1000ml

2.2.4. Thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu nước [12]
2.2.4.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu nước
Về nguyên tắc cần thu mẫu sao cho mẫu thu có tính đại diện cho khối nước
cần kiểm nghiệm.
Trường hợp nước mặt, mẫu nước được thu vào bình thuỷ tinh dung tích 100
đến 1000 ml đã khử trùng. Cần chú ý không để mẫu nước bị nhiễm bởi tay hay
bởi dây sử dụng khi thu mẫu. Trường hợp nước ngầm dùng bơm để thu mẫu. Đối
với hầu hết các mẫu nước, cần chứa một khoảng không khí đủ lớn giữa mặt nước
và nắp bình.
Trường hợp nước ao, hồ, để có số liệu về sự phân bố bề mặt của vi sinh vật,
tuỳ theo kích thước của ao, hồ, cần lựa chọn từ 5 đến 10 điểm cách nhau những
khoảng thích hợp. Để có số liệu phân bố theo chiều sâu thông thường ta lấy mẫu ở
đáy ao, hồ và sau đó thu các mẫu theo một khoảng cách nhất định từ điểm đáy.
Trên mỗi bình chứa mẫu cần ghi chú rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết
liên quan đến mẫu (địa điểm, thời gian, mục đích, người thu…).

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

11


Mẫu nên được phân tích trong vòng 6(h) sau khi thu mẫu. Do việc phân tích
thường được tiến hành ở tại phòng thí nghiệm nên cần vận chuyển mẫu từ nơi thu
mẫu về phòng thí nghiệm. Trường hợp này cần bảo quản mẫu ở nhiệt độ dưới
100C bằng nước hoặc đá khô trong quá trình vận chuyển. Trường hợp không thực
hiện được việc phân tích ngay thì cần bảo quản mẫu ở 0 - 50C trong tủ lạnh và nên
phân tích trong vòng từ 6 -12(h).
2.2.4.2. Chuẩn bị mẫu
Trong đa số các trường hợp, mẫu nước không cần được xử lý gì đặc biệt
trước khi phân tích vi sinh vật. Khi cần thiết, mẫu cần được pha loãng thập phân
để được các độ pha loãng cần thiết bằng nước cất, nước sinh lý hay môi trường
lỏng vô trùng.
2.2.5. Phương pháp thí nghiệm [3]
Tiến hành kiểm tra số lượng vi sinh vật bằng cách pha loãng tìm giới hạn
phát triển dựa vào bảng Maccrady.
Nguyên tắc của phương pháp là pha loãng thật nhiều lần dịch nghiên cứu sau
đó kiểm tra xem tới tốc độ pha loãng nào còn phát hiện thấy sự có mặt của loại vi
sinh vật cần kiểm tra.
Dùng phương pháp thống kê toán học để tính ra số lượng gần đúng của từng
nhóm vi sinh vật nhất định trong mẫu nghiên cứu.
Tuỳ số lượng của từng nhóm vi sinh vật cần phân tích, ta cấy từ các độ pha
loãng khác nhau. Đối với mỗi nhóm vi sinh vật phải sử dụng 5  8 độ pha loãng
liên tiếp (10

-1

 10-5 hoặc 10-3 10-7). Phải chọn những giới hạn thế nào để đảm

bảo ở độ pha loãng thấp nhất luôn luôn phát hiện thấy vi sinh vật cần kiểm tra,
còn ở độ pha loãng cao nhất hoàn toàn không phát hiện thấy.

Để kiểm tra nhóm vi sinh vật cần phân tích, người ta cấy từ các độ pha loãng
khác nhau vào các ống nghiệm đựng những loại môi trường dinh dưỡng thích hợp
với từng nhóm vi sinh vật. Nếu là vi sinh vật hiếu khí thì lớp môi trường trong

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

12

mỗi ống nhiệm chỉ nên cao từ 2 – 3 cm, còn nếu là vi sinh vật kị khí thì lại cần
cao khoảng từ 10 - 12 cm.
Tuỳ vào điều kiện nghiên cứu mà từ mỗi độ pha loãng ta cấy vào 3 - 5 ống
nghiệm có đựng môi trường dinh dưỡng thích hợp. Mỗi lần cấy khoảng 0,5  1,0
ml dịch pha loãng. Nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, trong một thời gian nhất định
(phụ thuộc vào loại vi sinh vật phân tích). Sau đó lấy ra quan sát sự phát triển của
vi sinh vật trong mỗi ống nghiệm. Có thể quan sát độ đục của môi trường, quan
sát khả năng sinh khí, khả năng tạo thành váng hay kết tủa và tốt nhất dùng một
số phản ứng hoá sinh đặc hiệu để phát hiện sự có mặt hay không có mặt của loại
vi sinh vật cần kiểm tra.
Ghi số ống nghiệm thuộc mỗi độ pha loãng có phản ứng dương tính (có phát
hiện vi sinh vật) đối chiếu với bảng Maccrady để kiểm tra số lượng gần đúng của
mật độ vi sinh vật trong mẫu phân tích, xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Mẫu phân tích được lấy tại năm vị trí khác nhau trong hồ Đại Lải là: Vị trí
Đông, Tây, Nam, Bắc và giữa hồ.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Mẫu được lấy vào ngày 23 hàng tháng năm 2006.
Tiến hành nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
Hiện nay đại đa số các khu du lịch, khu nghỉ mát đều đã và đang rơi vào
thảm cảnh môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước. Hồ
Đại Lải cũng là một khu du lịch, khu nghỉ mát có tiếng và thu hút được nhiều du
khách đến tham quan. Tuy rằng nguồn nước ở đây vẫn được coi là sạch so với
nhiều hồ ở các khu du lịch khác, đặc biệt là các hồ trong nội thành. Song hiện nay
nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng dẫn đến những trận xói mòn đất đồi, núi,
rừng xuống lòng hồ sau những trận mưa lớn kéo theo là một lượng lớn xenluloza.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


13

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Các sản phẩm ấy cứ xuất hiện ngày càng nhiều trôi khắp mặt hồ sau từng đợt sóng
và mỗi cơn gió. Điều này không chỉ thể hiện qua cảnh quan của hồ (hình 3.1) mà
còn thể hiện qua số lượng vi khuẩn có khả năng phân giải xenluloza đang hoạt động
trong nước hồ với nhiệm vụ tự làm sạch nước hồ.
Qua nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát được sự phân bố của một số nhóm vi
khuẩn phân giải xenluloza như sau:
3.1.1.Sự phân bố của các nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza hiếu khí

trong hồ nước Đại Lải
Sau thời gian nuôi cấy vi khuẩn từ 1 3 tuần tiến hành kiểm tra kết quả thí
nghiệm, thấy rằng những ống có vi khuẩn hiếu khí phân giải xenluloza phát triển
thì dải giấy lọc bị vi khuẩn phân giải và nhìn thấy rõ bằng mắt thường, thường thì
dải giấy trở nên dễ đứt ở các vị trí bề mặt môi trường, tại đó có một lớp nhầy và
trở nên xốp hơn, mủn hơn so với các vị trí ngập sâu trong môi trường, môi trường
bị vẩn đục, có bọt khí CO2. Dựa vào những đặc điểm đó mà phát hiện được ra
những ống nghiệm có vi khuẩn hiếu khí xenluloza phát triển và ống nghiệm
không có vi khuẩn hiếu khí phân giải xenluloza phát triển. Kết quả thí nghiệm
được chứng minh ở hình 3.2.
Sử dụng phương pháp đánh dấu ống nghiệm có phản ứng dương tính (có vi
khuẩn hiếu khí phân giải xenluloza phát triển) và thu được kết quả trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Số ống nghiệm có phản ứng dƣơng tính của một số nhóm vi
khuẩn phân giải xenluloza trong điều kiện hiếu khí
Tháng

Độ pha loãng
Vị trí

10-2

10-3

10-4

10-5

10-6

1(Đông)


5

4

4

1

0

2(Tây)

5

4

3

1

0

3(Nam)

5

5

2


0

0

4(Bắc)

5

5

1

1

0

5

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


14

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

5(Giữa)


5

4

2

1

0

1

5

5

2

0

0

2

5

5

0


2

0

3

5

5

2

1

0

4

5

5

2

1

0

5


5

4

5

0

0

1

5

5

1

3

0

2

5

5

0


4

0

3

5

5

1

3

0

4

5

5

3

0

0

5


5

5

2

1

0

1

5

4

5

1

0

2

5

5

1


1

0

3

5

5

0

3

0

4

5

5

2

1

0

5


5

4

5

0

0

1

5

5

1

1

0

2

5

4

4


1

0

3

5

5

2

0

0

4

5

4

5

1

0

5


5

4

3

2

0

6

7

8

9

Đối chiếu với bảng Maccrady để tìm ra số lượng vi khuẩn phân giải
xenluloza trong điều kiện hiếu khí.Kết quả thí nghiệm đối với nhóm vi khuẩn hiếu
khí có khả năng phân giải xenluloza được dẫn ra ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn hiếu khí phân giải
xenluloza trên 1 ml nƣớc hồ Đại Lải tại các vị trí lấy mẫu khác nhau
Tháng
Vị trí
1

5

6


7

8

9

4,0x103

5,0x103

8,5x103

5,0x103

4,5x103

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


15

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3,0x103
5,0x103
4,5x103
2,5x103


2
3
4
5

4,0x103
7,0x103
7,0x103
4,0x103

7,5x103
8,5x103
8,0x103
7,0x103

4,5x103
6,0x103
7,0x103
4,0x103

4,0x103
5,0x103
5,0x103
4,0x103

Qua bảng 3.2 chúng ta thấy một số nhóm vi khuẩn hiếu khí có khả năng phân
giải xenluloza được phân bố rộng rãi ở các vị trí lấy mẫu trong hồ Đại Lải, với số
lượng rất lớn từ 2,5x103 đến 8,5x103 vi khuẩn trong 1 ml nước hồ. Chúng được
phân bố nhiều ở quanh hồ đặc biệt là phía Nam của hồ và ở giữa hồ là nơi phân

bố ít nhất. Nếu tính theo thời gian thì số lượng vi khuẩn hiếu khí phân giải
xenluloza tăng về mùa hè và giảm dần khi nhiệt độ môi trường giảm xuống.
Chúng tôi làm phép so sánh với số liệu nghiên cứu của các tác giả: Tống Thị Hiền
năm 2003, Huỳnh Thị Hoa năm 2004 và Đặng Thị Thuỷ năm 2005 thu được số
liệu dẫn ra ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 như sau.
Bảng 3.3. So sánh số lƣợng trung bình của một số nhóm vi khuẩn hiếu
khí phân giải xenluloza trên 1 ml nƣớc hồ Đại Lải giữa năm 2003, 2004, 2005
và 2006
Tháng
Sƣợng TB năm

5

6

7

8

9

2003

8,0x103 7,7x103 8,7x103 8,4x103 7,6x103

2004

3,5x103 5,1x103 7,0x103 4,8x103 4,0x103

2005


3,7x103 5,2x103 7,7x103 4,9x103 3,9x103

2006

3,8x103 5,4x103 7,9x103 5,3x103 4,5x103

Số lượng TB
năm

9
8
7

NguyÔn Xu©n Vinh
6

Líp: K29A-Sinh


16

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Biểu đồ 3.1. So sánh số lƣợng trung bình của mọt số nhóm vi khuẩn hiếu
khí phân giải xenluloza trên 1 ml nƣớc trong hồ Đại Lải giữa năm 2003, 2004,
2005 và 2006
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 ta thấy số lượng vi khuẩn hiếu
khí phân giải xenluloza trong nước hồ Đại Lải năm 2003 là cao nhất sau đó giảm
ở các năm tiếp theo. Năm 2006 lại tăng hơn so với 2004, 2005 nhưng không đáng

kể, tuy vẫn thấp hơn năm 2003, điều đó chứng tỏ lượng xenluloza thải xuống hồ
vẫn tăng lên và nước hồ vẫn tiếp tục bị làm bẩn bởi lượng rác thải của con người
và của chính thiên nhiên gây ra trong mùa mưa lũ. Theo quan sát thực tế thì mực
nước hồ Đại Lải năm 2004, 2005, 2006 đã rút xuống so với năm 2003 do thời tiết
khô hạn, nhu cầu nước tưới phục vụ cho năm 2004, 2005 và năm 2006 tăng đáng
kể so với năm 2003. Mặt khác nước phục vụ cho nông nghiệp chủ yếu là nước bề
mặt, chính vì vậy số lượng vi khuẩn hiếu khí phân giải xenluloza trong nước hồ
Đại Lải giảm dần mấy năm gần đây.
Như vậy các nhóm vi khuẩn này có vai trò rất quan trọng trong quá trình
phân giải xenluloza có trong hồ góp phần làm sạch nguồn nước hồ. Quá trình này
diễn ra như sau [6].

NguyÔn Xu©n Vinh

E.xenlulaza

Líp: K29A-Sinh


17

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

2(C6H10O5)n + nH2O
n
n
C12H22O11 + H2O E.xenlobiaza
2
2


nC12H22O11
nC6H12O6

C6H12O6 + O2

RCHOHCOOH + CO2 + H2O +

k.calo
Lượng CO2 thoát ra là nguyên nhân làm đục môi trường và có bọt khí, thí
nghiệm cho phản ứng dương tính.
3.1.2. Sự phân bố của các nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza kị khí trong
nước hồ Đại Lải
Sau thời gian nuôi cấy từ 2 đến 3 tuần chúng tôi tiến hành kiểm tra sự có mặt
của vi khuẩn phân giải xenluloza trong điều kiện kị khí, thấy rằng: ống nghiệm
đối chứng không có hiện tượng gì, những ống có vi khuẩn phân giải kị khí
xenluloza phát triển thì giấy lọc bị biến đổi. Thường thấy giấy lọc trở lên hơi
vàng, phủ lớp nhầy bên ngoài dần dần biến đổi thành khối xốp lộ rõ từng sợi giấy.
Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn phân giải kị khí xenluloza còn kéo theo việc
làm đục môi trường và sinh khí. Qua những dấu hiệu trên chúng tôi phát hiện
được những ống nghiệm có vi khuẩn kị khí phân giải xenluloza phát triển, ống
nghiệm không có vi khuẩn kị khí phân giải xenluloza phát triển. Kết quả thí
nghiệm được chứng minh ở hình 3.3.
Từ đó thống kê các ống nghiệm có phản ứng dương tính (có vi khuẩn kị khí
phân giải xenluloza phát triển) và kết quả được dẫn ra ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số ống nghiệm có phản ứng dƣơng tính của một số nhóm vi
khuẩn phân giải xenluloza trong điều kiện kị khí
Tháng

5


Độ pha loãng

10-2

10-3

10-4

10-5

10-6

1(Đông)

5

4

1

2

0

2(Tây)

5

3


4

1

0

3(Nam)

5

5

0

1

0

4(Bắc)

5

4

3

1

0


Vị trí

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


18

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

5(Giữa)

5

4

1

0

0

1

5

5

1


0

0

2

5

4

2

1

0

3

5

4

4

0

0

4


5

4

4

0

0

5

5

4

2

0

0

1

5

4

5


0

0

2

5

5

1

1

0

3

5

4

4

1

0

4


5

5

2

0

0

5

5

5

0

0

0

1

5

3

3


0

0

2

5

5

0

1

0

3

5

4

5

0

0

4


5

4

4

0

0

5

5

3

1

3

0

1

5

3

1


1

0

2

5

3

3

1

0

3

5

4

0

3

0

4


5

4

3

1

0

5

5

4

1

0

0

6

7

8

9


Đối chiếu với bảng Maccrady để tìm được số lượng vi khuẩn phân giải
xenluloza trong điều kiện kị khí. Kết quả thí nghiệm được dẫn ra ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn kị khí phân giải
xenluloza trên 1 ml nƣớc hồ Đại Lải tại các vị trí lấy mẫu khác nhau
Tháng
Vị trí
1

5

6

7

8

9

2,5.103

3,5.103

4,0.103

1,7.103

1,4.103

NguyÔn Xu©n Vinh


Líp: K29A-Sinh


19

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

2

2,5.103

2,5.103

4,5.103

3,0.103

2,0.103

3

3,0.103

3,5.103

4,0.103

4,0.103


2,5.103

4

3,0.103

3,5.103

5,0.103

3,5.103

3,0.103

5

1,7.103

2,0.103

2,5.103

2,0.103

1,7.103

Qua bảng trên ta thấy sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn phân giải
xenluloza trong điều kiện kị khí có mặt tại các vị trí trong nước hồ Đại Lải với số
lượng rất lớn dao động từ 1,4.103 đến 5,0.103. Ở vị trí giữa hồ số lượng vi khuẩn
phân giải xenluloza là ít nhất so với các vị trí khác do ở đây có độ sâu cao hơn

thường ít chất thải và ít rác hơn. So sánh với các vị trí xung quanh hồ thì vị trí
phía Bắc và phía Nam số lượng vi khuẩn phân bố nhiều hơn hai vị trí còn lại. Nếu
tính theo thời gian thì vi khuẩn kị khí phân giải xenluloza có số lượng lớn vào
mùa hè và thấp dần vào mùa thu. Chúng tôi làm phép so sánh với kết quả nghiên
cứu của các tác giả Tống Thị Hiền năm 2003, Huỳnh Thị Thoa năm 2004 và Đặng
Thị Thuỷ năm 2005 thu được số liệu dẫn ra ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.2.
Bảng 3.6. So sánh số lƣợng trung bình của một số nhóm vi khuẩn kị khí phân
giải xenluloza trên 1 ml nƣớc hồ Đại Lải giữa năm 2003, 2004, 2005 và 2006
Tháng

5

6

7

8

9

2,7.103
2,5.103
2,44.103
2,54.103

2,7.103
3,1.103
3,1.103
3,0.103


3,0.103
3,5.103
3,7.103
4,0.103

2,22.103
2,44.103
2,64.103
2,84.103

1,22.103
1,56.103
1,8.103
2,12.103

Vị trí
2003
2004
2005
2006

Số lượng TB
năm
4

NguyÔn Xu©n3 Vinh

Líp: K29A-Sinh



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

20

Biểu đồ 3.2. So sánh số lƣợng trung bình một số nhóm vi khuẩn kị khí phân
giải xenluloza trên 1 ml nƣớc hồ Đại Lải giữa năm 2003, 2004, 2005 và 2006
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 ta thấy số lượng vi khuẩn kị
khí phân giải xenluloza tăng lên đáng kể vào mùa hè (tháng 7, 8) và giảm dần vào
mùa thu. Mùa hè là mùa mưa, số lượng vi khuẩn kị khí phân giải xenluloza tăng
bởi mùa hè số lượng khách du lịch tăng lên rất nhiều, kéo theo đó là lượng rác
thải sinh hoạt cũng tăng theo. Mặt khác, vào mùa mưa lượng xenluloza của cành
cây, lá rụng, nhiều thực vật thuỷ sinh bị chết do mưa đổ xuống hồ và lắng đọng
xuống đáy hồ cũng nhiều hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến số lượng vi khuẩn kị
khí phân giải xenluloza trong nước hồ Đại Lải năm 2006 tăng lên đáng kể so với
năm 2003, 2004 và 2005. Do lượng khách tới hồ ngày càng tăng kéo theo đó là
một lượng rác thải đổ xuống hồ, đồng thời lượng rác lắng đọng xuống hồ ngày
càng nhiều do lòng hồ không được nạo vét thường xuyên.
Vi khuẩn phân giải xenluloza trong điều kiện kị khí thường sống tập trung
nhiều ở các lớp nước đáy vì ở đó thiếu oxi và nhiều chất hữu cơ thuận lợi cho sự
phát triển của chúng. Mẫu được lấy ở các lớp nước bề mặt khi nghiên cứu kết quả
cho thấy số lượng vi khuẩn phân giải kị khí xenluloza rất nhiều, điều đó càng
chứng tỏ nguồn nước ở đây mang nhiều các hợp chất hữu cơ hay nhiều rác thải
động thực vật. Như vậy vi khuẩn kị khí phân giải xenluloza có trong hồ góp phần
làm sạch nguồn nước hồ [6].
- Thuỷ phân xenluloza thành đường nhờ enzym xenlulaza do vi khuẩn tiết ra.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh



21

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

(C6H10O5)n +

1
nH2O E.xenlulaza
2

1
nC12H22O11.
2

1
1
nC12H22O11 + nH2O E.xenlobiaza nC6H12O6.
2
2

- Sự phân giải đường được thực hiện trong điều kiện thiếu oxi theo các
hướng lên men khác nhau:
+ Lên men kiểu hydro của xenluloza cho các sản phẩm:
C6H12O6

CH3CH2CH2COOH + CH3COOH + H2 + CO2 + x.kcalo.

+ Lên men kiểu metan của xenluloza cho các sản phẩm:
C6H12O6


CH3CH2CH2COOH + CH3COOH + CO2 + CH4+ x.kcalo.

Lượng khí thoát ra (H2, CO2, CH4) là nguyên nhân dẫn đến làm đục môi
trường và sinh khí ở các thí nghiệm cho phản ứng dương tính.
3.2. Thảo luận
Dựa vào kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu sự phân bố của các nhóm vi
khuẩn phân giải xenluloza tại một số vị trí trong nước hồ Đại Lải, thấy rằng:
Những mẫu được lấy ở lớp nước bề mặt hồ nên số lượng các vi khuẩn phân
giải xenluloza hiếu khí là rất lớn. Bên cạnh đó còn có một lượng không nhỏ các vi
khuẩn phân giải xenluloza kị khí, điều này cho thấy nguồn nước tại các vị trí
trong hồ Đại Lải hiện chứa rất nhiều các rác thải hữu cơ.
Các nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza (cả hiếu khí và kị khí) đều được phân
bố rộng rãi tại các vị trí lấy mẫu trong nước hồ Đại Lải. So sánh giữa các vị trí
trong cùng một thời gian thấy ở giữa hồ số lượng vi khuẩn ít hơn so với các vị trí
quanh hồ, ở phía Bắc và phía Nam số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza cao hơn
các vị trí khác, đặc biệt là phía Bắc của hồ có số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza
cao nhất. Sở dĩ có sự chênh lệch do phía Bắc là nơi tiếp xúc với nhiều đồi núi và khu
dân cư cho nên lượng rác thải ở đây nhiều hơn các vị trí khác.
Phía Nam là khu bãi tắm, lượng khách du lịch ngày càng nhiều là một trong
những nguyên nhân làm cho lượng rác ở đây khá nhiều. Đồng thời cùng với một
lượng rác thải do sóng và gió đưa tới mà ở phía Nam có số lượng rác lớn. Chính
vì vậy số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza ở đây cao.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


22

Về mùa hè, do có mưa nhiều lại thường là các trận mưa lớn cho nên tất cả
các vị trí lượng vi khuẩn phân giải xenluloza đều tăng (cao nhất vào tháng 7 năm
2006), còn về mùa thu ( tháng 8 và tháng 9) số lượng các nhóm vi khuẩn này tại
các vị trí tương ứng giảm dần. Có sự chênh lệch như trên là do về mùa mưa
thường thì nước từ trên núi cao đổ xuống hồ cuốn theo nhiều xác thực vật và làm
chết nhiều loài sinh vật thuỷ sinh, chính vì thế nguồn xenluloza có trong hồ tăng
lên nhiều, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân giải xenluloza phát
triển, tăng số lượng vào mùa hè. Ngoài ra, do hoạt động của các vùng dân cư xung
quanh, hoạt động du lịch, do gió và sóng nước mà vị trí xung quanh hồ có nhiều
rác hơn. Điều này dẫn đến sự chênh lệch số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza
giữa các tháng trong nước hồ Đại Lải.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Các nhóm vi khuẩn có khả năng phân giải
xenluloza tại các vị trí lấy mẫu có sự phân bố khá rộng rãi, chúng góp phần làm
sạch nước hồ Đại Lải.
Số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza (cả hiếu khí và kị khí) ở phía Bắc và
phía Nam hồ luôn cao hơn so với các vị trí khác. Còn vị trí giữa hồ luôn là vị trí
có số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza thấp nhất. Và nếu tính theo thời gian thì
số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza (cả hiếu khí và kị khí) ở cả 5 vị trí đều tăng
vào các tháng mùa hè - mùa mưa và giảm dần vào mùa thu.
Mẫu nước nghiên cứu được lấy từ lớp nước bề mặt, nhưng thấy rằng số
lượng các vi khuẩn phân giải xenluloza (cả hiếu khí và kị khí) rất lớn, điều này
chứng tỏ vai trò rất quan trọng của nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza trong việc
làm cho nguồn nước ở đây tránh được sự ô nhiễm.
2. Đề nghị

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ Đại Lải, góp phần bảo vệ khu du
lịch Đại Lải, tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
Cần quy hoạch các nguồn nước sử dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, sản
xuất và sinh hoạt.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


23

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Đánh giá tình hình môi trường các cơ sở khai thác du lịch quanh hồ, xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Cần có quy trình công nghệ cao nhằm thu gom xử lý rác, nước thải đảm bảo
đầu ra trước khi thải vào nguồn nước.
Cấm chăn thả gia súc tại các khu vực quanh hồ, đánh bắt và nuôi trồng, khai
thác sinh vật nước hợp lý.
Tăng cường năng lực bộ máy quản lý môi trường, tăng mức đầu tư cho bảo
vệ nguồn nước như nạo vét lòng hồ, xây dựng hệ thống đường dạo hoàn chỉnh.
Giáo dục ý thức cho con người về bảo vệ nguồn nước nhằm khuyến khích
thu gom rác thải, tích cực trồng và thả các loại cây thanh lọc nguồn nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Nguyễn Bình (1996), Góp phần quy hoạch vùng du lịch Đại Lải và phụ
cận, Báo cáo đề tài tổng kết cấp bộ.
2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2003), Vi sinh vật học,
Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, Đặng Hồng Miên,
Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Phùng Tiến (1976), Một số phương pháp
nghiên
cứu vi sinh vật, Nxb Khoa học kỹ thuật.
4. Nguyễn Thành Đạt (2005), Cơ sở vi sinh vật học, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Duy Thảo (1990), Vi sinh vật học, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Duy Thảo, Vương Trọng Hoà (1990), Thực hành
vi
sinh vật học, Nxb Giáo dục.
7. Tống Thị Hiền (2004), Khảo sát sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn phân
huỷ hợp chất hữu cơ và vô cơ tại một số vị trí trong nước trong nước hồ Đại
Lải, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
8. Nhà tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ bộ y tế (1983), Môi trường và sức khoẻ, Nxb

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

24

Y học.
9. Đinh Thị Kim Nhung, Trần Cẩm Vân (2001), Bước đầu khảo sát sự phân bố của
một số nhóm vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ và vô cơ tại một số vị trí trong
nước hồ Đại Lải, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1.s
10. Huỳnh Thị Thoa (2005), Khảo sát sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn có
khả năng phân huỷ xenluloza tại một số vị trí trong nước hồ Đại Lải, Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

11. Đặng Thị Thuỷ (2006), Khảo sát sự phân bố của một số nhóm vi khuẩn có khả năng
phân huỷ xenluloza tại một số vị trí trong nước hồ Đại Lải, Luận văn tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội 2.
12. Trần Linh Thước (2003), Phương pháp phân tích vi sinh vật, Nxb Giáo dục.
13. Trần Cẩm Vân (2002), Giáo trình vi sinh vật học môi trường, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.

NguyÔn Xu©n Vinh

Líp: K29A-Sinh



×