Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu khả năng trao đổi nước và năng suất của hai giống khoai tây KT3 và HH7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.53 KB, 40 trang )

trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa sinh - ktnn
----------o0o----------

Lê gia long

NGHIÊN CứU khả năng trao đổi
nước và năng suất của hai
giống khoai tây kt3 và hh7
khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Văn Đính

Hà nội - 2008

1


LờI CAM ĐOAN
Đề tài: : Nghiên cứu khả năng trao đổi nước và năng suất của hai
giống khoai tây KT3 và HH7 là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Văn Đính. Các số liệu nêu trong
khoá luận này là trung thực từ thực nghiệm được làm tại phòng thí nghiệm
Sinh lý thực vật khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, không trùng với
kết quả của các tác giả khác.
Sinh viên
Lê Gia Long

2



Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài khóa luận tôi đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình
của thầy Nguyễn Văn Đính cùng sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ sinh lý
thực vật khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2.
Qua cuốn khoá luận tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc của mình tới thầy giáo Nguyễn Văn Đính người đã hướng dẫn và
cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu để hoàn thành khoá luận.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong
tổ sinh lý thực vật, thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện của trường
ĐHSP Hà Nội 2. Sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu của các thầy cô cùng những ý
kiến đóng góp của các bạn sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 đã động viên
khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài của tôi không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà, ngày 05 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Lê Gia Long

3


Danh mục các chữ viết tắt
CIP :

International Potato Center (Trung tâm khoai tây quốc tế)

KHKTNN: Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

Nxb :

Nhà xuất bản

đHSP:

Đại học Sư phạm

Danh mục các bảng và hình vẽ
Bảng 2.1. Liều lượng và thời gian bón phân cho khoai tây
Bảng 3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống khoai
tây KT3 và HH7
Bảng 3.2. Khả năng giữ nước của lá của hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Bảng 3.3. Khả năng hút nước của hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Bảng 3.4. Độ thiếu hụt bão hoà nước của hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Bảng 3.5. Hàm lượng nước trong thân, lá hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Bảng 3.6. Cường độ thoát hơi nước qua lá của hai giống KT3 và HH7.
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh khả năng giữ nước của 2 giống KT3 và HH7.
Hình 3.2. Khả năng hút nước của hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Hình 3.3. Độ thiếu hụt bão hoà nước của hai giống khoai tây KT3 và HH7.
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hàm lượng nước trong thân hai giống KT3 và
HH7.
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng nước trong lá KT3 và HH7.
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh cường độ thoát hơi nước qua lá hai giống khoai tây
KT3 và HH7.

4


mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên toàn thế giới, đi cùng với sự phát triển, công nghiệp hoá hiện đại
hoá là những mặt trái của nó như ô nhiễm môi trường, đe doạ đến an ninh
lương thực do diện tích đất sản suất nông nghiệp bị thu hẹp... Hiện nay,
lương thực tạo ra chỉ vượt quá nhu cầu tiêu thụ khoảng 0,26%. Trong vòng
35 năm tới toàn thế giới cần phải sản xuất ra lương thực nhiều hơn so với
10.000 năm trước cộng lại. Vậy, làm thế nào để đảm bảo duy trì và cung cấp
đầy đủ lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới?
Trên thế giới hiện nay có khoảng 75.000 loài thực vật ăn được, 7.000
loài được sử dụng làm lương thực. Trong số đó, có 20 loài được sử dụng
nhiều hơn các loài khác và một số loài đã làm thay đổi cả thế giới trong thế
kỉ trước, đó là: củ cải đường, chè, bông, khoai tây [21].
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberoxum L. thuộc họ cà
(Solanaceae), chi cà (Solanum L.), tập đoàn Tuberavium Dun [5], [27].
Cây khoai tây được con người phát hiện trên trái đất khoảng 500 năm
trước công nguyên, xuất xứ từ Nam Mỹ (Pêru, Chilê). Đầu thế kỉ XVI, khoai
tây được trồng ở Châu Âu, trước hết ở Tây Ban Nha, sau đó đến Anh rồi đến
Đức, Pháp... Hiện nay, khoai tây được coi là cây lương thực chủ yếu được
xếp thứ 5 sau lúa, ngô, lúa mì, lúa mạch với sản lượng gần 3 triệu tấn/năm và
được trồng phổ biến ở các nước ôn đới và nhiệt đới [5].
Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao.
Trong củ khoai tây có chứa khoảng 80% nước, 17,7% tinh bột, 1-2%
protein, 0,7% axit amin. Trong thành phần protein có chứa tất cả các axit
amin không thay thế, ngoài ra củ khoai tây còn chứa các loại vitamin như B1,
B2, B6 nhưng nhiều nhất là vitamin C. Khoai tây được coi là nguyên liệu
cho công nghiệp thực phẩm, v có giá trị xuất khẩu cao (160-180 USD/1tấn

5



củ tươi). Thân, lá khoai tây sau khi thu hoạch là nguồn dinh dưỡng bổ sung
cho đất. Vì vậy, trồng khoai tây còn góp phần cải tạo đất [5].
ở nước ta cây khoai tây được nhập nội và đưa vào sản xuất từ những
năm 1890 và chủ yếu trồng ở đồng bằng sông Hồng. Cho đến nay, khoai tây
đã được trồng ở nhiều vùng (đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía
Bắc và vùng Đà Lạt - Lâm Đồng) với nhiều giống khác nhau. Tuy nhiên diện
tích trồng, năng suất và sản lượng khoai tây của nước ta vẫn còn thấp do gặp
nhiều khó khăn trong khâu giống và kỹ thuật chăm sóc.
Năng suất cây trồng nói chung và năng suất cây khoai tây nói riêng là
kết quả tổng hợp của các quá trình sinh lý bên trong cây như: quang hợp, hô
hấp, trao đổi nước, trao đổi khí... Trong đó quá trình trao đổi nước có ảnh
hưởng nhiều đến các quá trình khác và là một yếu tố quyết định đến năng
suất của cây. Trong cây, nước là nguồn nguyên liệu cung cấp ion H+ và
electron cho chuỗi vận chuyển điện tử ở hệ thống ánh sáng II có vai trò
chuyển năng lượng quang năng thành năng lượng hoá hoc chứa trong ATP và
NADPH dùng để cố định CO2 trong pha tối của quang hợp. Nước hoà tan các
chất, giúp thực vật hút khoáng từ đất; vận chuyển chất khoáng lên thân, lá và
ngược lại các chất tổng hợp ở thân, lá được vận chuyển về các cơ quan dự trữ
như củ, quả, hạt... Quá trình thoát hơi nước giúp cây điều hoà nhiệt, tạo động
lực cho sự hút nước của bộ rễ và giúp mở khí khổng để cây trao đổi CO2 và
O2 với môi trường ngoài.
Đối với cây khoai tây, nước cũng có vai trò hết sức quan trọng. Khoai
tây có bộ rễ ăn nông nhưng lại sinh trưởng nhanh và có tiềm năng năng suất
cao. Vì vậy cần phải cung cấp một lượng nước thường xuyên cho cây. Tuy
nhiên, ở mỗi thời kỳ sinh trưởng thì cây khoai tây có nhu cầu nước là khác
nhau và dao động từ 60-80% (độ ẩm của đất trồng). Thiếu hay thừa nước đều
có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất của khoai tây.

6



Chính vì vậy có thể khẳng định nước có ảnh hưởng quyết định đến năng
suất cây trồng nói chung và năng suất cây khoai tây nói riêng. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu về quá trình trao đổi nước ở các giống khoai tây có năng
suất khác nhau còn ít và chưa cụ thể. Để làm phong phú thêm cho các tư liệu
về khả năng trao đổi nước của các giống khoai tây khác nhau chúng tôi quyết
định chọn đề tài: Nghiên cứu khả năng trao đổi nước và năng suất của
hai giống khoai tây KT3 và HH7.
2. Mục đích nghiên cứu
So sánh các yếu tố cấu thành năng, năng suất và khả năng trao đổi nước
của hai giống khoai tây KT3 Và HH7 trồng tại Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu
Tiến hành lựa chọn và thu thập giống căn cứ theo đặc điểm khu vực
đồng ruộng thí nghiệm.
Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống
khoai tây KT3 và HH7.
Xác định đặc điểm quá trình trao đổi nước hai giống khoai tây KT3 và
HH7 ở các thời điểm khác nhau thông qua các chỉ tiêu: khả năng trao đổi
nước, khả năng giữ nước, khả năng hút nước, độ thiếu hụt bão hoà nước,
cường độ thoát hơi nước, hàm lượng nước trong thân và trong lá.

7


Chương 1

Tổng quan tài liệu
1.1. Khái quát về cây khoai tây
1.1.1. Đặc điểm hình thái của cây khoai tây

* Rễ
Khoai tây trồng từ hạt có cả rễ cọc và rễ chùm, còn khoai tây trồng từ củ
chỉ phát triển rễ chùm. Khi mắt củ bắt đầu nảy mầm thì phần gốc cũng bắt
đầu xuất hiện những chấm nhỏ đó chính là mầm mống của rễ. Khoai tây có
bộ rễ ăn nông, phân bố chủ yếu trên tầng đất cây 0-40 cm, rễ liên tục xuất
hiện trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tập trung sau khi
trồng 25-30 ngày. Mức độ phát triển của rễ còn phụ thuộc vào các yếu tố kĩ
thuật như: làm đất, độ ẩm, tính chất đất và các điều kiện ngoại cảnh khác.
* Thân
Bao gồm cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất
+ Phần trên mặt đất: sau khi trồng từ 7-10 ngày, mầm từ củ giống vươn
dài ra, lên khỏi mặt đất và phát triển thành thân chính mang lá. Lớp biểu bì
của thân chứa chlorophyl nên thân có màu xanh. Vì vậy cả thân và lá khoai
tây đều tham gia vào quá trình quang hợp.
+ Phần dưới mặt đất (thân củ): củ khoai tây thực chất là do sự phình to
và rút ngắn của tia củ (thân ngầm hay còn gọi là thân địa sinh bởi thân phát
triển trong điều kiện bóng tối). Về hình thái củ khoai tây hoàn toàn giống với
hình thái của thân, các mắt củ là vết tích của gốc cuống lá, mắt củ có từ 2-3
mầm củ và tập trung nhiều nhất trên đỉnh củ (tương ứng với các đốt phần
ngọn của thân). Màu sắc và hình dạng củ đặc trưng cho từng giống.
Giai đoạn sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng tạo củ có mối quan
hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất, tỉ lệ này đạt 1:1
hoặc 1:0,8 sẽ cho năng suất khoai tây cao nhất. Do vậy bộ lá của cây bị tổn
thương vào giai đoạn hình thành và phát triển củ thì năng suất giảm rõ rệt
[5], [24].

8


* Lá

Lá hình thành và hoàn thiện theo sự sinh trưởng của cây, đầu tiên là các
lá nguyên đơn, dần dần hình thành các lá kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối
cùng là các lá hoàn chỉnh, góc giữa lá và thân lớn, lá gần như song song với
mặt đất. Khi diện tích lá che phủ đạt 38.000-40.000 m2/ha thì khả năng
quang hợp là lớn nhất. Nếu diện tích lá giảm đi một nửa thì năng suất giảm
tối thiểu 30% [5].
* Hoa, quả và hạt
- Hoa: hoa khoai tây là hoa tự thụ phấn, hạt phấn thường bất thụ nên tỉ
lệ đậu quả thấp.
- Quả: thuộc quả mọng hình tròn hoặc hình trái xoan, màu xanh lục,
có từ 2-3 noãn tạo 2-3 ngăn chứa nhiều hạt nhỏ.
- Hạt: dạng hình tròn dẹt, màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt là 0,5g,
thời gian ngủ nghỉ của hạt dài như củ giống [5], [13].
1.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây khoai tây
* Nhiệt độ: cây khoai tây ưa nhiệt độ ấm áp, ôn hoà vì vậy cây khoai tây
không chịu được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Các thời kỳ sinh trưởng
khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ nảy mầm cần nhiệt độ tối
thiểu là 12-180C và thích hợp nhất ở 18-220C. Thời kỳ sinh trưởng thân, lá
nhiệt độ thích hợp nhất là 20-250C. Thời kỳ hình thành và phát triển củ, giới
hạn nhiệt độ là 15-220C, nhiệt độ thích hợp nhất là 16-180C. Trong điều kiện
nhiệt độ cao hơn 250C và khô sẽ không có hiện tượng sinh trưởng lần 2 [1],
[5].
* ánh sáng: Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho
quang hợp từ 40.000-60.000 lux. Hầu hết các giống ưa thời gian chiếu sáng
dài ngày để ra hoa và thời gian chiếu sáng ngắn ngày để hình thành củ [1],
[27].
* Nước: khoai tây là giống ngắn ngày sinh trưởng nhanh và có tiềm
năng về năng suất cao. Tuy nhiên, khoai tây lại có bộ rễ ăn nông nên cần

9



phải cung cấp một lượng nước thường xuyên cho cây. Thiếu hoặc thừa nước
đều gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây.
* Đất, pH và dinh dưỡng: khoai tây có khả năng thích ứng với nhiều
loại đất khac nhau, trừ đất thịt năng và đất sét ngập úng nước. Độ pH của đất
trong giới hạn từ 5-7, thích hợp nhất là 6,0-6,5. Khoai tây yêu cầu lượng chất
dinh dưỡng lớn với đầy đủ tất cả các nguyên tố đa lượng và vi lượng [1].
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây có thể chia ra các
thời kì khác nhau [1], [2], [5].
* Thời kỳ ngủ
Quá trình ngủ của cây khoai tây bắt đầu từ khi củ khoai tây bước vào
giai đoạn chín sinh lí. Lúc này, thân lá trên mặt đất có hiện tượng vàng úa tự
nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở cuối thời kỳ chín của củ, vỏ củ
hình thành tầng bần bao quanh củ cản trở sự hấp thụ nước, O2 vào củ làm cho
quá trình biến đổi lí hoá bên trong diễn ra chậm. Thì kỳ này, trong củ xuất
hiện chất ức chế axit abxixic (AAB) làm cho khoai tây không thể nảy mầm.
Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, ẩm, củ có xu hướng ngủ dài hơn điều kiện
khô, ấm. Thời kỳ ngủ ở khoai tây kéo dài 2-4 tháng, cá biệt có giống kéo dài
tới 6 tháng [5], [14].
* Thời kì nảy mầm
Trong quá trình ngủ, thực chất vẫn có sự biến đổi sinh lí, sinh hoá bên
trong củ. Cuối thời kì này hàm lượng gibberellin tăng làm thay đổi tương
quan giữa các phytohormone, thúc đẩy sự nảy mầm của củ. Sức nảy mầm
của củ phụ thuộc vào tuổi củ, càng già thì khả năng mọc mầm càng kém. Khi
mọc mầm, mầm đỉnh của củ mọc trước nhất và sinh trưởng tốt, khi mầm đỉnh
mọc sẽ ức chế các mầm khác. Giai đoạn thích hợp nhất để trồng là khi củ có
nhiều mầm và mầm có sức sống cao. Số lượng mầm/củ phụ thuộc vào đặc
điểm giống, kích thước củ và điều kiện môi trường [1], [19].


10


* Thời kỳ sinh trưởng thân lá
Sau khi trồng, mầm phát triển thành các thân. Thân chính mọc trực tiếp
từ củ giống, các thân phụ mọc từ thân chính. Thân chính và thân phụ sinh
trưởng như những cây độc lập (có thể ra rễ, tia củ, và phát triển củ). Nhiệt độ
thích hợp cho phát triển thân, lá là 20- 25 0C [1], [26].
* Sự hình thành thân ngầm (tia củ)
Tia củ được hình thành sau khi trồng khoảng 30-40 ngày. Tia củ có
màu trắng, phát triển theo hướng nằm ngang dưới mặt đất, có đốt là vết tích
của gốc cuống lá. Phần đầu tia củ có khả năng tăng trưởng mạnh về số lượng
và kích thước tế bào, phát triển mạnh tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng để tạo
củ.
* Thời kỳ phát triển củ, ra hoa tạo quả và chín
Củ được hình thành từ tia củ, trước tiên các tế bào đỉnh sinh trưởng của
thân ngầm phân chia mạnh, lớn lên tích luỹ chất dinh dưỡng (đặc biệt là tinh
bột). Kết quả là củ lớn nhanh, cuối thời kỳ sinh trưởng vỏ củ sần sùi.
Cùng với sự phát triển của củ thì các cụm hoa hình thành, ở một số
giống nụ hoa có thể bị rụng nhiều vì vậy không có hoa và quả. Một số giống
khác nụ phát triển thành hoa lưỡng tính. Sau khi thụ phấn và thụ tinh quả lớn
dần và chuyển sang thời kỳ quả và hạt chín. Lá cây chuyển sang màu vàng và
chết.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây
Từ nhiều năm nay khoai tây đã trở thành cây trồng chính trong vụ đông
ở miền Bắc nước ta và được trồng ở 3 vùng chính: đồng bằng, trung du miền
núi phía bắc và Đà Lạt - Lâm Đồng.
Để phát triển mạnh diện tích cây khoai tây, tăng tổng sản lượng lương
thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập chương trình nghiên cứu và giao
chỉ tiêu kế hoạch cho các cơ quan (Viện KHNN Việt Nam, Viện Cây lương
thực và cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp, ) các trường đại học,

11


các trung tâm, trạm và các cơ sở nghiên cứu từ trung ương đến địa phương
trong cả nước. Các công trình nghiên cứu về khoai tây có thể chia làm các
hướng chính sau.
* Hướng nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm đánh giá giống
Song song với việc nhập 104 mẫu từ CIP (Trung tâm khoai tây Quốc
tế), CHDC Đức, Hà Lan, Pháp Chúng ta đã nhập và lai tạo được 206 tổ hợp
lai với 7.100 dòng, từ đó xây dựng được 100 mẫu giống làm vật liệu lai tạo
giống. Đã xác định tuyển dụng một số giống đưa ra sản xuất như giống
CV38.6, I1039 trồng vào vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó giống
CV38.6 cho kết quả ban đầu có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao,
phẩm chất khá [4], [14].
Nguyễn Văn Đính và cộng sự khi khảo sát một số giống khoai tây khi
trồng trên nền đất Vĩnh Phúc đã khẳng định các giống 108.28 và 171.1 sinh
trưởng tốt, năng suất cao hơn hẳn giống Thường Tín. Giống G1 và Diamant
chỉ tương đương với giống Thường Tín [8].
Theo Trương Công Tuyền, Phạm Xuân Tùng (2003) đã tiến hành các
giống khoai tây có nguồn gốc từ úc khẳng định giống Eben có triển vọng
cho năng suất cao và phù hợp với đồng bằng sông Hồng [29]. Năm 2005,
Trương Công Tuyền và cộng sự cho biết từ năm 1998 đến năm 2001 diện tích
trồng khoai tây bằng hạt lai tăng từ 3500 ha lên 4000 ha. Khi trồng bằng hạt
lai nên chọn hạt có cỡ 800-1000 hạt/gam.
Theo tác giả Bùi Chí Bửu và cộng sự (2005) hiện tại nước ta có khoảng
25 đơn vị, cơ quan đang tham gia vào công tác chọn tạo giống mới. Từ năm

1986 đến năm 2004 đã tạo ra được 8 giống khoai tây mới. Năm 2003, trên
đồng ruộng ở khu vực bắc sông Hồng có 10 giống khoai tây chủ lực là VT2,
Nicola - Hà Lan, Đức, Diamant, KT3, HH, Mariella, KT2, Eben và OP3 [3].

12


* Hướng nghiên cứu về nhân nhanh và sản xuất giống
Nguyễn Thị Hoa và cộng sự kết hợp với CIP đã thành công trong nhân
nhanh khoai tây giống bằng mầm và ngọn giúp tăng hệ số nhân giống nuôi
cấy mô từ 8-45 lần [12]. Ngoài ra các công trình nghiên cứu khoa tây bằng
hạt cho thấy có nhiều ưu điểm hơn hẳn, nguồn giống sạch bệnh virus, cho
năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng bằng củ [13].
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) [24], Trịnh Mạnh Dũng và cộng sự [6]
cho thấy công nghệ sản xuất củ nhỏ sạch bệnh đã được nghiên cứu hoàn
chỉnh và đưa vào sản xuất. Giá thể trồng cây in vitro thích hợp là (mùn +
chấu + phân chuồng) theo tỷ lệ là (2,5:2,5:1) cho số lượng củ cao và kích
thước củ hợp lý nhất.
* Hướng nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) khi nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây
bằng củ giống siêu bi đã khẳng định: đối với kỹ thuật bón phân nên áp dụng
bón lót và bón thúc 3 lần, từ khi trồng đến khi 30 ngày, mức bón là 300 kg
N/ha. Mật độ trồng 150 củ/m2 là thích hợp nhất vừa cho số củ/đơn vị diện
tích cao nhất vừa cho năng suất cao (1,37 kg/m2) [24].
Các kết quả nghiên cứu của Lê Sỹ Lợi và cộng sự (2006) khi nghiên cứu
ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất khoai tây trồng ở Bắc
Kạn cho thấy: trồng khoai tây vụ đông sớm (25/9) cây sinh trưởng chiều cao
tốt hơn cây trồng muộn, trồng muộn (25/11) bị bệnh mốc sương phá hủy
nhiều hơn. Thời vụ và mật độ trồng có liên quan chặt chẽ đến số củ, khối
lượng củ thương phẩm và năng suất củ tươi [15].

* Hướng nghiên cứu thoái hoá giống và phương pháp khắc phục
thoái hoá giống
Để khắc phục thoái hoá giống khoai tây ở Việt Nam các nhà nghiên cứu
đã đưa ra 4 giải pháp: giải pháp nhập nội, giải pháp tự sản xuất giống sạch

13


bệnh trong nước, giải pháp chọn lọc vệ sinh quần thể và các giải pháp trồng
khoai tây bằng hạt. Từ đó thu được những kết quả khả quan [7].
Phương pháp khắc phục sự già hoá của giống làm giảm năng suất cũng
đã được nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạch (1990),
nguyên nhân của hiện tượng già hoá là do thời gian bảo quản củ giống dài
trong điều kiện nhiệt độ cao, sử dụng củ giống liên tiếp trong trồng trọt.
Đồng thời các tác giả đưa ra hướng bảo quản khoai tây trong nhà lạnh hoặc
trồng thêm vụ Xuân để tạo nguồn củ giống mới [22].
Theo Lâm Thế Viễn, trồng khoai tây vụ Xuân năng suất thấp hơn chính
vụ từ 30-40 % so với khi trồng bằng củ giống để qua năm [30]. Theo hướng
trồng thêm vụ Xuân để lấy củ giống trẻ sinh lý hơn cũng được Ngô Đức
Thiệu và cộng sự nghiên cứu cho rằng thời tiết vùng đồng bằng Bắc Bộ cho
phép trồng một vụ khoai Xuân và thời vụ tốt nhất là từ ngày 1-15 tháng 1
[27].
* Hướng nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản khoai tây
Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỹ, P.Vanden Zaag khi điều tra việc bảo
quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy ở đồng bằng Bắc bộ
người dân bảo quản khoai tây giống trong 9 tháng là chủ yếu, do đó có sự
hao hụt lớn, mầm già dẫn đến năng suất giảm và tăng chi phí lớn về giống
[14].
Trần Thị Mai đã đưa ra 7 nguyên nhân làm hao hụt khoai tây thương
phẩm là: tổn thất do bay hơi nước, do mất năng lượng; tổn thất các chất dinh

dưỡng, do côn trùng, vi sinh vật gây bệnh, do hoạt động sinh lý, hô hấp; tổn
thất do mọc mầm, do xanh củ [19].
* Hướng nghiên cứu về bệnh hại khoai tây
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh trên đối tượng nhện hại
khoai tây cho thấy: trong tất cả các vụ trồng trong năm đều thấy nhện trắng

14


gây hại, nặng nhất là vụ Xuân từ tháng 3 đến tháng 4 ở đồng bằng Bắc Bộ, ở
miền núi gây hại ở tất cả các vụ [11].
Công trình nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh, Hồ Hữu Nhị về vi khuẩn
chân đen gây hại cho khoai tây cũng đã khẳng định: các giống khoai tây sản
suất tự nhiên nhiễm khuẩn Erwina khác nhau, nặng nhất là giống Mariella
chiếm 19-20%, khoai Thường Tín nhiễm nhẹ hơn 10-20% [24].
1.3. Vai trò của nước đối với thực vật và quá trình trao đổi nước ở
thực vật
1.3.1. Vai trò của nước đối với thực vật
Nước là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với tất cả các cơ thể sống trên
trái đất. Thực vật không thể sống thiếu nước. Chỉ cần giảm chút ít hàm lượng
nước trong tế bào đã gây kìm hãm đáng kể những chức năng sinh lý quan
trọng như quang hợp, hô hấp và do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Nước là thành phần cấu trúc nên chất nguyên sinh ( 90%). Nếu hàm
lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol chuyển thành trạng
thái gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.
Nước làm cho tế bào có độ thuỷ hoá nhất định, tạo nên áp suất thuỷ tĩnh
(áp suất trương), duy trì cấu trúc của các hợp chất cao phân tử, duy trì hình
thái của tế bào.
Nước là dung môi hoà tan các chất và là môi trường cho nhiều phản ứng
quan trọng xảy ra trong tế bào thực vật. Trong đất, nước hoà tan các chất

khoáng giúp cho thực vật hút khoáng từ đất, nhờ dòng nước vận chuyển liên
tục trong cây mà các chất khoáng được hút từ rễ được vận chuyển lên thân lá
và ngược lại các chất hữu cơ tổng hợp từ thân, lá được vận chuyển đến các cơ
quan dự trữ như quả, hạt, củ Nước còn tham gia tích cực vào các phản ứng
sinh hoá như là một cơ chất của phản ứng. Chẳng hạn, trong quang hợp nước
là nguyên liệu cung cấp cho phản ứng quang phân li nước ở hệ thống ánh
sáng II, tạo proton (H+) và điện tử (e) cung cấp cho chuỗi vận chuyển điện tử

15


trong pha sáng, để chuyển năng lượng quang năng thành năng lượng hoá
năng tích lũy trong ATP và NADPH dùng cho cố định CO2 trong pha tối của
quang hợp.
Ngoài những vai trò kể trên, nước còn là một yếu tố nối liền cây với môi
trường bên ngoài, góp phần tích cực trong việc đảm bảo mối quan hệ khăng
khít và sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường. Trong quá trình trao i
+

-

chất gia cây v môi trng t có s tham gia tích cc ca ion H v OH do
nc phân ly ra.
* Vai trò của quá trình thoát hơi nước
Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của quá trình hút và vận chuyển
nước, tạo dòng nước liên tục từ rễ lên lá. ở cây gỗ cao, lực hút nước của lá có
thể đạt tới 100 atmotphe.
Thoát hơi nước còn là một phương thức quan trọng để bảo vệ lá cây
tránh sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời. Cây xanh trong quá trình quang hp
hút nng lng ánh sáng mt tri, nng lng ny mt phn dùng trong

quang hp, mt phn thi ra di dng nhit, lm tng nhit . Nh có quá
trình thoát hi nc lm gim nhit t nóng. Do ó các hot ng khác
không b ri lon nht l các h enzyme tng hp cht hu c. Ngi ta thy
rng các lá héo, s thoát hi nc chm, thng có nhit cao hn nhit
o

lá bình thng khong 4-6 C.
Một số tác giả còn cho rằng thoát hơi nước còn tạo ra một độ thiếu bão
hoà nước nhất định, duy trì đặc tính của chất nguyên sinh, tạo điều kiện cho
các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của cây.
Chính vì vậy có thể khẳng định nước là yếu tố quyết định đến năng suất
cây trồng.

16


1.2. Vai trò của nước đối với cây khoai tây
Qua kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Huấn
(1978) cho biết: trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây
cần một lượng nước rất lớn, mỗi hecta cần 2800-2900 m3 nước để cho năng
suất củ từ 19-33 tấn/ha. Để tạo ra 100 kg củ tươi cần 12-15 m3 nước.
Khoai tây cần cung cấp một lượng nước thích hợp để phát triển và mỗi
thời kỳ sinh trưởng khác nhau có nhu cầu nước khác nhau.
- Thời kỳ ngủ: khi môi trường nóng và khô thì thời gian ngủ ngắn.
Ngược lại, trong điều kiện độ ẩm cao và lạnh thì thời gian ngủ dài hơn.
- Thời kỳ nảy mầm: các phản ứng phân giải xảy ra mạnh mẽ nên củ cần
một lượng nước lớn để thủy phân các chất hữu cơ thành các chất dinh dưõng
đơn giản cung cấp cho mầm cây.
- Thời kỳ sinh trưởng thân, lá: lúc này quá trình trao đổi chất diễn ra rất
mạnh nên lượng nước cần phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên cho cây. Nếu

thiếu nước cây sinh trưởng kém, thấp bé, năng suất và chất lượng giảm. Nếu
thừa nước làm cho cây mềm yếu, nồng độ đường và các chất hòa tan sẽ giảm
dần, làm giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và hệ rễ phát
triển kém.
- Thời kỳ hình thành thân ngầm (tia củ): cây cần có độ ẩm tối thiểu của
đất từ 60-80% để phát triển hệ rễ tầng mặt. Nếu đất không đủ ẩm sẽ kìm hăm
sự hình thành tia củ, kích thích ra các rễ chùm và thân ngầm phát triển thành
chồi.
- Thời kỳ phát triển củ: thời kỳ này củ lớn nhanh nếu ở điều kiện nhiệt
độ thấp, ngày ngắn, độ ẩm cao (80%) và đủ chất dinh dưõng. Nếu thiếu nước
củ không phát triển được dẫn đến củ nhỏ, năng suất và chất lượng củ thấp.
Theo nghiên cứu tác giả Trần Thị Mai [19]:
Độ ẩm đất 60% làm cho năng suất giảm 4,3%.
Độ ẩm đất 40% làm cho năng suất giảm 39,9%.

17


Do vậy với cây khoai tây nước có vai trò hết sức quan trọng. Tùy từng
thời kỳ của cây mà phải có chế độ tưới tiêu và chăm sóc cho phù hợp để cây
đủ nước, sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất và chất lượng củ cao nhất
cho từng giống.
1.4. Một số kết quả nghiên cứu quan hệ giữa khả năng trao đổi
nước và năng suất cây trồng
Các công trình ca Timiriazev (1892) S u tranh ca cây chng hn
đã óng góp mt phn to ln vo vic nghiên cứu quá trình trao i nc ca
cây. Ông ã nêu ý ngha sinh hc ca quá trình thoát hi nc v ra quan
nim mi v bn cht tính chu hn ca cây [32].
Theo Kozushko N.N (1986) để đánh giá khả năng chịu hạn của các cây
lấy hạt có thể sử dụng sự biến đổi thông số chế độ nước như khả năng giữ

nước, độ thiếu hụt bão hoà nước và cường độ thoát hơi nước của lá. Các cây
có khả năng trao đổi nước thuận lợi thì có khả năng chịu hạn tốt đảm bảo cho
năng suất ổn định trong môi trường thiếu nước [31].
Khi nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thành năng suất của tác giả Nguyễn
Đức Thiệu (1990) cho thấy năng suất củ có quan hệ với số củ/khóm, số thân
chính/khóm và trọng lượng thân - lá. Trong đó quan hệ giữa năng suất và
trọng lượng thân, lá là quan hệ chặt hơn giữa năng suất và số thân/khóm.
Điều đó chứng tỏ bộ lá giữ vai trò quan trọng để hình thành năng suất. Vì
vậy cần quan tâm đặc biệt đến biện pháp kỹ thuật giữ bộ lá lâu tàn. Trong
điều kiện đất đai vùng đồng bằng sông Hồng năng suất khoai tây có thể đạt
32-39 tấn/ha [26].
Theo Trương Văn Hộ và cộng sự (1990) khi nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật tổng hợp sản xuất khoai tây xuất khẩu đã khẳng định: cây khoai tây
rất cần nước cho quá trình sinh trưởng. Vì vậy muốn có năng suất và tỉ lệ củ
xuất khẩu cao cần cung cấp đủ nước cho cây. Tuỳ từng loại đất mà nên tưới
vào rãnh, lượng nước tưới nên ngập 1/3 luống.

18


Tác giả Mai Thọ Trung (1998) tiến hành nghiên cứu trên hai giống
khoai tây Thường Tín và Nicola - Hà Lan đã kết luận: sử dụng giống khoai
tây trong nhà để trồng qua vụ Xuân so với dùng giống khoai tây để từ vụ
Đông không làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Khoai Hà
Lan có số củ/khóm ít hơn nhưng củ lại to hơn; tính toàn bộ củ có kích thước
> 3 cm thì ở vụ Đông khoai Thường Tín chỉ có 48,7%, khoai Hà Lan là
66,3% (vượt 16,6%); ở vụ xuân khoai Thường Tín là 42,8% còn khoai Hà
Lan là 72,1% (vượt 29,3%) [28].
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính và cộng sự (2005) khi
khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất củ của một số giống khoai tây

trồng trên đất Xuân Hòa - Vĩnh Phúc đã chỉ ra rằng: số củ/khóm cao thuộc
các giống KT3 và Sinora, thấp nhất là giống Santana (0,8 củ/khóm). Các
giống còn lại có số củ/khóm trung bình. Năng suất thực tế nhóm cao là các
giống KT3, Baraka và Redstar, nhóm thấp là Diamant và HH2, các giống
Santana và Sinora có năng suất trung bình. Vì vậy có thể đưa các giống KT3,
Baraka và Redstar vào trồng ở vùng đất này [9].
Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Kiều Hưng và Nguyễn Thị Xuyến (2005)
khi nghiên cứu về ảnh hưởng của việc phun bổ sung K và Mn lên lá khoai tây
giống KT3 ở các giai đoạn khác nhau khẳng định: Phun Kali bổ sung lên lá
vào giai đoạn 30 ngày và phun bổ sung Mn vào giai đoạn 15+30 ngày có ảnh
hưởng tốt đến khả năng tích lũy chất khô trong quang hợp, vì vậy năng suất
củ tăng từ 106,46% đến 107,18% nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng
nước tổng số (hoặc ngược lại chất khô) trong tất cả các loại củ khoai tây [10].
Khi nghiên cứu khả năng chịu hạn của 5 giống đậu tương DT83, DT84,
DT90, DT94, DT95 trồng trên nền đất cát Tao Đảo - Vĩnh Phúc, Nguyễn
Văn Mã và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng: các giống DT94, DT90, DT83 có
khả năng giữ nước tốt, lượng nước giữ lại cao hơn; riêng DT84 thì lượng
nước giữ lại cao hơn cả. Đồng thời khi xét đến năng suất thì hai giống DT84

19


và DT90 cũng có năng suất là lớn nhất và dựa trên năng suất lý thuyết thì
chúng có khả năng đạt được mức năng suất trung bình mà các tác giả của các
giống đã công bố [25].
Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Văn Đính và cộng sự (1999) khi nghiên cứu
khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương đã kết luận: Các hoạt động
sinh lý có mối liên quan chặt chẽ và quyết định năng suất cây trồng. Kết quả
cho thấy năng suất hạt của DT 84 đạt cao nhất trong các giống nghiên cứu,
đồng thời giống DT84 cũng lại có tỷ lệ nảy mầm cao trong dung dịch

saccarozơ, có khả năng giữ nước tốt, độ hụt nước nhỏ; trong quá trình héo
hàm lượng diệp lục giảm ít, khả năng quang hợp tốt [17]. Cũng theo nghiên
cứu khác của hai tác giả trên 10 giống đậu trồng trên đất bạc màu cho thấy:
lượng nước ở cây bị hạn thấp hơn cây đầy đủ nước có lẽ do lượng nước chứa
trong chúng ít hơn; điều kiện gây hạn làm tăng độ hụt nước của cây, việc gây
hạn khi ra quả càng làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nước. Mặt khác khi
gây hạn, các giống bị giảm số hoa nhiều nhất là DT95, MV1, các giống
DT99, CH8, DT96 có số hoa bị giảm ít nhiều, các giống DT84, AK03 có số
quả giảm ít nhất [18].
Theo Nguyễn Văn Mã và cộng sự (2005) khi nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh lý của các giống lạc chịu hạn cho thấy: giống lạc L14 có khả năng chịu
hạn tốt thì lá có khả năng giữ nước, khả năng hút nước, khả năng điều tiết
thoát hơi nước từ giai đoạn cây non đến giai đoạn ra hoa tốt hơn giống L05
có khả năng chịu hạn kém [16].
Từ khái quát các hướng nghiên cứu trên, chúng tôi thấy số lượng các
công trình nghiên cứu rất lớn và đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng vẫn còn ít công trình nghiên cứu về khả năng trao đổi nước và năng
suất của hai giống KT3 và HH7 có năng suất khác nhau.

20


Chương 2

đối tượng và phương pháp nghên cứu
2.1. Đối tượng
Trong đề tài này tôi đã sử dụng 2 giống khoai tây gồm: KT3; HH7
(Hồng Hà 7) do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ Viện KHNN Việt Nam
cung cấp.
2.1.1. Giống KT3

Giống do Trung tâm nghiên cứu cây có củ Viện KHNN Việt Nam chọn
lọc từ tổ hợp hạt lai (Serrana x I.1035) nhập năm 1989 của CIP. Giống có
thời gian sinh trưởng ngắn 90-95 ngày, thuộc loại chín sớm, cây phát triển
khoẻ, cho năng suất cao từ 18-20 tấn/ha, trong điều kiện đồng bằng sông
Hồng có thể đạt 30-32 tấn/ha. Tỷ lệ củ to trên 100 g là 35-40% sản lượng. Củ
hình tròn, vỏ màu vàng, mắt sâu, ruột củ vàng đậm, phẩm chất ngon, chống
chịu virus và nhiệt độ thấp tốt, nhiễm bệnh mốc xanh, mốc sương và héo lá
trung bình. Củ giống bảo quản trong kho tán xạ có thời gian ngủ nghỉ dài
(160 ngày), ít nhăn, có từ 4-5 mầm/củ, mầm màu đỏ hồng, mầm trẻ khoẻ
thuận lợi cho nhân nhanh bằng phương pháp bổ củ hoặc tỉa mầm [2], [27].
2.1.2. Giống Hồng Hà 7 (HH7)
Đây là giống khoai tây lai có nguồn gốc từ ấn Độ được Đào Huy Chiến,
Bộ môn cây có củ - Viện KHNN Việt Nam chọn tạo từ hàng chục tổ hợp hạt
lai của CIP, có bố là TPS67 và mẹ là TPS II. Giống HH7 có tên khoa học là
HPS 7/67 và đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 1998. Thời
gian sinh trưởng từ 85-90 ngày, sinh trưởng khoẻ, phân nhánh nhiều, trung
bình từ 2 - 5 thân/khóm. Có đặc điểm củ to tròn, mắt hơi sâu, vỏ và ruột màu
vàng, năng suất cao (20-23 tấn/ha), tỷ lệ củ thương phẩm đạt 50-60% chất
lượng tốt, hàm lượng chất khô đạt 19%, có khả năng chống bệnh mốc sương
và bệnh do virus cao, phù hợp với khí hậu miền Bắc [2].

21


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Khoai tây được trồng vào vụ đông năm 2006 trên nền đất Cao Minh Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, diện tích trồng 250m2. Cách bố trí thí
nghiệm bảo đảm nguyên tắc khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 2 công thức
tương ứng với hai giống, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô là
40m2. Chế độ chăm sóc bảo đảm sự đồng đều giữa các công thức, lượng phân

bón và thời gian bón phân được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Liều lượng và thời gian bón cho khoai tây
Bón thúc các đợt

Tổng số

Bón lót

(kg/ 360m2)

(%)

Đợt 1

Đợt 2

500- 550

100

-

-

10

25

35


40

Lân supe

6

100

-

-

Kali sunfat

10

50

50

-

Loại phân
Phân chuồng
hoai mục
Ure

Đợt 1: bón vào thời kỳ 20 ngày sau trồng, kết hợp với sới lần 1
Đợt 2: bón vào thời kỳ 40 ngày sau trồng, kết hợp với sới lần 2
2.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Khả năng giữ nước, khả năng hút nước, độ thiếu hụt bão hoà nước được
xác định theo phương pháp của Kazushko N.N [31].
* Khả năng giữ nước của lá: các lá ở các giống được lấy ở cùng một
một tầng, mỗi công thức lấy 10 lá kép lặp lại 3 lần, sau khi lá được cắt khỏi
cây được đưa vào túi nilon để hạn chế mất nước. Đưa lá về phòng thí nghiệm,
cân được khối lượng B đó là khối lượng tươi ban đầu. Để cho lá thoát hơi
nước trong điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 3 giờ, đem lá cân lại
lần 2 được khối lượng là b khối lượng tươi sau khi gây héo. Đưa các lá đã cân

22


lần 2 vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi, cân các lá đã
sấy khô được khối lượng V. Tính khả năng giữ nước của lá theo công thức:
a% =

B-b
.100%
B-V

Trong đó:
a: khả năng giữ nước, tính bằng % lượng nước mất/lượng nước tổng số.
B: khối lượng tươi ban đầu.
b: khối lượng là tươi sau khi gây héo 3 giờ.
V: khối lượng khô của lá sau khi sấy.
* Khả năng hút nước của lá: lấy mẫu giống như thí nghiệm xác định
khả năng giữ nước, khi lấy lá về phòng thí nghiệm ngâm cuống lá vào cốc
nước (dùng một cốc khác úp lên để hạn chế thoát hơi nước). Kiểm tra khối
lượng lá cho đến khi khối lượng không đổi, thấm khô lá bằng giấy thấm, đem
cân được khối lượng bão hoà là A1. Để các lá đó trong điều kiện phòng thí

nghiệm cho lá thoát hơi nước sau 3 giờ, tiếp tục nhúng lá vào cốc nước cho lá
hút nước đến khi khối lượng không đổi, đem cân các lá đó được khối lượng
bão hoà A2. Khả năng hút nước của lá được tính theo công thức:
K% =

A - A2
1

A1

.100%

Trong đó:
K: khả năng hút nước, tính bằng % lượng nước mà lá không hút được
sau khi gây héo.
A1: khối lượng tươi của lá sau khi hút no nước lần 1.
A2: khối lượng tươi của lá sau khi gây héo, lại được hút no nước lần 2.
* Độ thiếu hụt bão hoà nước: tiến hành lấy mẫu lá như thí nghiệm xác
định khả năng giữ nước, đem lá về phòng thí nghiệm cân được khối lượng là
V1, ngâm cuống lá vào cốc nước để lá hút nước đến khi khối lượng không
định theo công thức sau:

23


V% =

V2 - V1
.100 %
V2


Trong đó:
V: lượng nước còn thiếu hụt, tính bằng % lượng nước còn thiếu so với
khối lượng nước bão hoà.
V1: khối lượng lá tươi ban đầu.
V2: khối lượng lá tươi sau khi đã hút nước đến bão hoà.
* Phương pháp xác định hàm lượng nước trong thân, lá: cắt toàn bộ
thân mang lá tại phần sát gốc (nơi có rễ đầu tiên của thân), mỗi công thức
cắt 10 thân chính. Dùng cân phân tích Satorius để xác định khối lượng tổng
số B. Đưa các phần thân, lá đó vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối
lượng không đổi, cân được khối lượng b. Hàm lượng nước trong thân, lá được
tính theo công thức:
A=

B-b
.100%
B

Trong đó:
A: hàm lượng nước trong thân, lá tính bằng tỉ lệ % của nước trong khối
lượng tươi tổng số .
B: khối lượng tươi tổng số ban đầu.
b: khối lượng khô tổng số không đổi sau khi sấy.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Số củ/khóm: đếm ngẫu nhiên mỗi công thức 30 khóm.
- Khối lượng củ/khóm: cân ngẫu nhiên 30 khóm.
- Khối lượng trung bình/củ: Khối lượng cả khóm/tổng số củ. Tính trên
30 mẫu.
- Năng suất được tính theo năng suất của 30 khóm, năng suất thực thu
trên các ô thí nghiệm và sau quy đổi ra năng suất (kg/360m2).


24


* Cường độ thoát hơi nước: được xác định bằng máy đo chuyên dụng
Ultra Compact Photosynthesis System LCi của hãng ADC (Anh). Máy LCi
gồm bộ phận xử lí trung tâm, bộ phận cung cấp khí, buồng đo và card lưu trữ
dữ liệu, một bộ cấp điện (ắc qui) cung cấp năng lượng cho máy hoạt động. Vì
vậy máy LCi rất thuận tiện để tiến hành đo cường độ quang hợp và cường độ
thoát hơi nước ngoài đồng ruộng. Cường độ thoát hơi nước được tính toán
bằng phần mềm chuyên dụng trong khoảng 20 - 30 giây. Lượng khí trong
buồng đo được bộ phận phân tích khí bằng bằng tia hồng ngoại, lượng hơi
nước trong buồng lá do lá thoát ra được xác định bằng 2 bộ phận cảm thụ độ
ẩm bằng tia lase. Đo cường độ thoát hơi nước tiến hành sau khi lắp đặt máy
xong. Khởi động máy, đóng buồng đo và ấn nút page, máy sẽ khởi động toàn
bộ chương trình trong vòng 2 phút. Khi quá trình khởi động hoàn thành, máy
báo hiệu sẵn sàng bằng tiếng kêu bíp. Mở buồng kẹp lá, kẹp vào mẫu lá
cần đo (thao tác này cần nhanh gọn và chính xác). Quan sát trên màn hình
LCD khi nào thấy thông số c (độ lệch giữa nồng độ CO2 vào và ra khỏi
buồng đo) dao động ổn định. ấn nút Start trên máy, máy sẽ tự xử lý kết quả
và báo kết quả trên màn hình LCD. Thông số xác định cường độ thoát hơi
nước là E ( mol H2O.m-2.s-1 ). Đọc kết quả đo, ghi trực tiếp hoặc lưu vào thẻ
nhớ (card) bằng cách nhấn vào nút record trên bộ phận xử lý.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
Các số liệu thu được xử lý và đánh giá theo phương pháp thống kê toán
học qua các thông số [20]:
n

- Trung bình số học: X =


X
i=1

n

i

với n 30.

( Xi là giá trị thu được ở mỗi lần đo, n là số lần nhắc lại).

25


×