Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của trẻ em từ 7 15 tuổi tại xã lang sơn hạ hoà phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.82 KB, 51 trang )

Mục lục
Mở đầu

2

1. Đặt vấn đề

2

2. Mục đích, nhiệm vụ

3

Chương 1: cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

4

1.1. Thể lực

4

1.2. Tình trạng dinh dưỡng

7

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

11

2.1. Đối tượng nghiên cứu


11

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

11

2.3. Phương pháp nghiên cứu

11

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

11

2.3.2 Xử lý số liệu

12

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Số lượng học sinh trong nghiên cứu

15
15

3.1.1 Số lượng học sinh theo giới và tuổi

15

3.1.2 Số lượng học sinh theo khu dân cư


15

3.2. Thực trạng thể lực của các em học sinh

16

3.2.1 Thực trạng thể lực của các em học sinh nam

16

3.2.2 Thực trạng thể lực của các em học sinh nữ

19

3.2.3 So sánh sự phát triển thể lực giữa các em học sinh nam và nữ

21

3.2.4 So sánh với một số nghiên cứu khác

23

3.3. Tình trạng dinh dưỡng của các em học sinh

28

3.3.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI

28


3.3.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chiều cao

29

3.3.3 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo trọng lượng

31

3.4. Một số yếu tố liên quan đến trạng thái suy dinh dưỡng

32

2


3.4.1 Giới tính

32

3.4.2 Tuổi

33

3.4.3 Khu dân cư

36

3.4.4 Số con trong gia đình

39


3.5. Đề xuất biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng
Chương 4: Kết luận và đề nghị

41
43

4.1. Kết luận

43

4.2. Đề nghị

44

Tài liệu tham khảo

45

3


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như
sự hợp tác từ nhiều phía.
Trước hết em xin được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
Nguyễn Xuân Thành người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em đặc biệt là
trong những bước khó khăn nhất của đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trạm y tế xã Lang Sơn, đến tập thể
các thầy giáo cô giáo và các em học sinh ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở

xã Lang Sơn đã ưu ái tạo cho em điều kiện tốt nhất để thực hiện quá trình
nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp và phân tích các vấn đề nhưng
nghiên cứu này không tránh khỏi thiếu sót. Em mong đợi và cảm ơn các ý
kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên khoa Sinh
KTNN.
Ngày 30 tháng 04 năm 2010

Phạm Thị Thu Phương

4


Lời cam đoan
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng em và không trùng
lặp với kết quả của bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Ngày 30 tháng 04 năm 2010

Phạm Thị Thu Phương

5


C¸c ch÷ viÕt t¾t

BMI: ChØ sè khèi c¬ thÓ (Body Mass Index)
KQNC: KÕt qu¶ nghiªn cøu
NCHS: Trung t©m quèc gia vÒ thèng kª søc khoÎ cña Hoa Kú (National
Center for Health Statistics)
SD: §é lÖch chuÈn (Standard deviation)

SDD: Suy dinh d­ìng
VNTB: Vßng ngùc trung b×nh
WHO: Tæ chøc Y tÕ thÕ giíi (World Health Organization)

6


Các bảng và hình vẽ
Bảng
Bảng 1: Thang phân loại dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của WHO
Bảng 2: Số lượng học sinh theo giới và tuổi
Bảng 3: Số lượng học sinh theo khu dân cư
Bảng 4: Thực trạng thể lực của các em nam
Bảng 5: Thực trạng thể lực các em nữ
Bảng 6: Chiều cao theo tuổi và giới (cm)
Bảng 7: Cân nặng theo tuổi và giới (kg)
Bảng 8: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Bảng 9: Tình trạng dinh dưỡng theo chiều cao
Bảng 10: Tình trạng dinh dưỡng theo trọng lượng
Bảng 11: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới tính
Bảng 12: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tuổi
Bảng 13: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo khu dân cư
Bảng 14: Tỷ lệ số con trong gia đình của các em học sinh
Bảng 15: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo số con trong gia đình

Hình vẽ
Hình 1: Sự biến đổi chiều cao của các em học sinh nam
Hình 2: Sự biến đổi cân nặng của các em học sinh nam
Hình 3: Sự biến đổi vòng ngực của các em học sinh nam
Hình 4: Sự biến đổi chiều cao của các em học sinh nữ

Hình 5: Sự biến đổi cân nặng của các em học sinh
Hình 6: Sự biến đổi vòng ngực của các em học sinh nữ
Hình 7: So sánh sự biến đổi chiều cao giữa học sinh nam và học sinh nữ
Hình 8: So sánh sự biến đổi cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ
Hình 9: So sánh sự biến đổi vòng ngực giữa học sinh nam và học sinh nữ
7


Hình 10: So sánh sự biến đổi chiều cao của học sinh nam trong các nghiên
cứu
Hình 11: So sánh sự biến đổi cân nặng của học sinh nam trong các nghiên
cứu
Hình 12: So sánh sự biến đổi chiều cao của học sinh nữ trong các nghiên
cứu
Hình 13: So sánh sự biến đổi cân nặng của học sinh nữ trong các nghiên
cứu
Hình 14: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Hình 15: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chiều cao
Hình 16: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo trọng lượng
Hình 17: Sự chênh lệch tỷ lệ suy dinh dưỡng ở 2 giới
Hình 18: Sự chênh lệch tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các tuổi
Hình 19: Sự chênh lệch tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các khu dân cư
Hình 20: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo số con trong gia đình

8


Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, các đặc điểm hình thái

thể lực được coi là thước đo một mặt về sức khoẻ, mặt khác về khả năng lao
động. Bên cạnh đó, tình hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương
cũng như trên quy mô cả nước là một nguồn dẫn liệu rất quan trọng để xây
dựng và đánh giá các dự án về sức khoẻ và phát triển kinh tế, xã hội [9]. Vì
vậy mà từ lâu hai vấn đề trên đã được nhiều nhà y học trên thế giới cũng như ở
Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
ở nước ta, kể từ sau hai hội nghị hằng số sinh học năm 1967 và 1972 đã
có thêm nhiều công trình nghiên cứu về thể lực con người ở hầu hết các khu
vực trên cả nước. Kết quả của những công trình nghiên cứu này đã và đang
làm sáng tỏ các đặc điểm hình thái cơ thể người Việt Nam, tuy nhiên theo quy
luật sinh học nói chung thì cứ khoảng 10 năm, do những điều kiện sống thay
đổi làm tầm vóc thể lực nói riêng và các đặc điểm sinh học nói chung của một
số dân cư cũng thay đổi theo [10]. Và rất có thể kết quả của những nghiên cứu
trước đây không còn phù hợp với sự phát triển cơ thể con người hiện nay nữa.
Bên cạnh đó, tình trạng dinh dưỡng người Việt Nam cũng đã được
nghiên cứu nhiều nhưng hầu hết chỉ tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai
và bà mẹ cho con bú. Do đó dữ liệu về tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ trên
trẻ học đường còn hạn chế [3].
Mặt khác, thể lực con người được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc như
chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực trung bình,v.v...[9], trong khi đó sử
dụng các chỉ số nhân trắc cũng là một phương pháp để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của cơ thể, gọi là phương pháp nhân trắc học, có ưu điểm là đơn
giản, an toàn và chi phí rẻ [1].
Hạ Hoà là một huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, phần
lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn (khoảng 90%), nguồn thu nhập của
9


người dân chủ yếu từ các đồi, các ruộng, các bãi. Đời sống nhân dân trong
huyện đang ngày càng được nâng lên nhưng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn là

một bài toán nan giải. Xã Lang Sơn của huyện không là trường hợp ngoại lệ và
từ trước đến giờ vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng của trẻ em nơi đây. Vì vậy đánh giá bước đầu tình trạng sức
khoẻ, dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em nơi đây là cần thiết để
xây dựng các kế hoạch hành động chăm sóc sức khoẻ trẻ em nông thôn miền
núi.
Vì vậy, đề tài Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của trẻ
em từ 7 - 15 tuổi tại xã Lang Sơn - Hạ Hoà - Phú Thọ được tiến hành với
mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý cho các can thiệp dinh dưỡng tại địa
phương cũng như góp thêm một phần nhỏ thăm dò sơ bộ tình hình phát triển
thể lực của người dân ở nông thôn Việt Nam
2. Mục đích nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và 1 số yếu tố liên quan đến
trạng thái suy dinh dưỡng của trẻ em từ 7 - 15 tuổi tại xã Lang Sơn.
2.2. Nhiệm vụ
- Điều tra thực trạng thể lực của trẻ.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các em.
- Xác định mức độ suy dinh dưỡng theo một số yếu tố có liên quan.
- Đề xuất biện pháp hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng.

10


Chương 1
cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Thể lực
1.1.1 Khái niệm về thể lực
Thể lực là một đặc điểm sinh thể quan trọng, phản ánh một phần thực
trạng của cơ thể [8].

Thể lực là năng lực vận động của con người, là biểu hiện tổng hợp trình
độ phát triển các hệ thống, cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất.
ở bất kỳ ai, người bình thường đều có trình độ thể lực nhất định, chỉ khác
nhau về nhịp độ phát triển và mức độ đạt tới [4].
Thể lực là điều kiện cơ bản, là nhân tố trước hết đảm bảo cho mọi hoạt
động học tập và lao động đạt kết quả [4].
1.1.2 Tình hình nghiên cứu thể lực
Nghiên cứu thể lực là một hướng nghiên cứu quan trọng, từ lâu đã được
nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm. Để đánh giá sự phát
triển thể lực, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo dùng các chỉ số là
chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
ở Việt Nam, việc đo đạc các chỉ số đo người như chiều cao, cân nặng,
vòng ngực, chiều rộng của vai v.v... để đánh giá sự phát triển thể lực con người
được tiến hành từ hai thế kỷ trước.
Có lẽ công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân
nặng của trẻ em ở Việt Nam là của Mondiere (1875) và sau này là của Huard
và Bigot (1938) và Đỗ Xuân Hợp [8, 9].
Từ sau năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em. Hội nghị về nhân trắc học Việt Nam

11


trong những năm 1967 - 1972 đã có những kết luận cơ bản về chỉ số người
Việt nam lúc bấy giờ [8, 9].
Từ những năm 1970, Trịnh Bỉnh Dy, Đoàn Yên và cộng sự đã chứng
minh: Từ 6 tuổi các thông số của nam thường cao hơn nữ đôi chút, đến 12
tuổi, nữ tăng vọt kích thước, cao và nặng hơn nam, qua 14 tuổi sự phát triển
của nam lại cao hơn hẳn nữ [5].

Năm 1975, một tập thể tác giả do giáo sư Nguyễn Tấn Di Trọng chủ
biên xuất bản cuốn Hằng số sinh học người Việt Nam cho thấy nhiều đặc
điểm cơ bản về thể lực của người Việt Nam. Trong đó, sự phát triển chiều cao
cân nặng, vòng ngực của trẻ em là không đều theo lứa tuổi [8, 9].
Qua các nghiên cứu dọc (Thẩm Hoàng Điệp; Trần Đình Long và cộng
sự; Nguyễn Công Khanh và cộng sự) và các nghiên cứu cắt ngang (Cao Quốc
Việt và cộng sự; Trần Văn Dần và cộng sự) trên học sinh Hà Nội và một số
tỉnh phía Bắc, có thể nêu lên mấy nhận xét sau đây về sự tăng trưởng của học
sinh từ 6 - 17 tuổi:
Chiều cao đứng tăng trung bình hàng năm ở con trai là 4.5 - 5 cm, con
gái từ 3.5 4.5 cm.
Cân nặng tăng trung bình ở con trai là 3 kg/năm và con gái là 2.5 kg.
Mức độ tăng về chiều cao và cân nặng của trẻ em ở thành phố, thị xã
cao hơn trẻ em nông thôn.
Từ 10 - 13 tuổi trẻ gái ở thành phố cao hơn trẻ trai, còn ở nông thôn thì
từ 9 - 14 tuổi. Hiện tượng này có tính quy luật cho sự tăng trưởng của trẻ em
từ lứa tuổi học đường, do quá trình dậy thì của trẻ gái sớm hơn trẻ trai.
Sự gia tăng mạnh về chiều cao và cân nặng hay còn gọi là sự tăng tốc
dậy thì (pubertal spelt) ở con gái xảy ra sớm hơn vào tuổi 11 - 12, còn ở con
trai chậm hơn từ 1 - 2 năm nghĩa là, ở tuổi 13 - 14. ở thời điểm này sự tăng
chiều cao đạt 9 cm một năm ở con trai và 8 cm một năm ở con gái [8].

12


Năm 1994, đề tài KX- 07- 07 của Lê Nam Trà và cộng sự đã cho thấy
trong thập niên 1990, tầm vóc và thể lực của nhân dân ta từ trẻ sơ sinh đến
người lao động trưởng thành đã có sự tăng trưởng đáng kể về chiều cao, phù
hợp với quy luật tăng trưởng theo thời gian, tuy nhiên chậm, tầm vóc và thể
lực của nhân dân ta có tăng nhưng còn thấp so với trong vùng và với đòi hỏi

ngày càng cao của sự phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu hình thái thể lực của cơ thể người trên thế giới đã được
tiến hành từ rất sớm.
Từ thế kỷ XVIII, Tenon đã coi trọng lượng là 1 chỉ số quan trọng để
đánh giá thể lực [9].
Công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng của trẻ em là
luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức) năm 1754. Trong
đó đã trình bày các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao và các đại lượng
khác của một loạt trẻ trai và gái từ 1 - 25 tuổi [8].
Năm 1919, Rudolf Martin đề xuất một số phương pháp và dụng cụ đo
đạc các kích thước của cơ thể người, được đánh giá cao và được sử dụng cho
đến tận ngày nay.
Sang thế kỷ XX cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại,
việc đo đạc, nghiên cứu thể lực của con người ngày càng được mở rộng. Năm
1977, NCHS đã thu thập số liệu từ hàng nghìn trẻ em, xây dựng biểu đồ tăng
trưởng áp dụng cho lứa tuổi này và liên tục được sửa đổi bổ sung [13].
Từ đó đến nay đã có nhiều công trình lớn về phát triển thể lực trẻ em
được nghiên cứu và công bố, đặc biệt là ở các nước phát triển. Có thể kể đến
như các công trình của Tomner (1979), M. Semper, M.P. RogPernot (1987)
v.v... [1,11].
Nói chung, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định thể
lực phát triển liên tục ở giai đoạn tuổi học sinh, nếu so với các lứa tuổi khác
13


thì nhịp độ phát triển tương đối ở giai đoạn này là lớn nhất và có những đột
biến quan trọng: Thường lứa tuổi 8 - 11 và 14 - 15, tốc độ và nhịp độ phát
triển đạt mức cao nhất [5].
1.2. Tình trạng dinh dưỡng

1.2.1 Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [1].
Từ lâu người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ có liên
quan chặt chẽ với nhau. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa
thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng
không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc
dinh dưỡng hoặc cả hai.
Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ
của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng và có thể so sánh được
với số liệu của một quần thể dân cư khác [1].
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng
* Tình hình nghiên cứu trong nước.
Trước đây, suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam đã được nghiên cứu
nhiều nhưng đa số chỉ tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi, trong khi đó tỷ lệ suy dinh
dưỡng tuổi học đường cũng rất cao [3].
Trong những năm gần đây nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y học nước
ta đã và đang tích cực chuẩn bị các đề án nghiên cứu cơ bản chăm sóc dinh
dưỡng nhằm phục vụ chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc của người Việt
Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi học đường. Có thể kể đến những tên
tuổi lớn như Từ Giấy, Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Trần Thị Minh
Hạnh v.v...

14


Theo Đặng Phương Kiệt, trẻ bắt đầu suy dinh dưỡng thể hiện bằng
trọng lượng cơ thể không tăng (không lên cân) rồi giảm dần (sút cân) và cuối
cùng là suy kiệt hay mòn nhược [7].
Theo Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự trong một báo cáo nghiên cứu về

tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong những năm 2001 - 2005 thì tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở học sinh cấp II và III cao hơn so với cấp I [3].
Theo Nguyễn Công Khẩn và nhiều người khác thì các yếu tố nguy cơ
của suy dinh dưỡng trẻ em là thu nhập hộ gia đình (thu nhập cao hơn thì tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em tốt hơn), trình độ văn hoá của bố mẹ (thể hiện rõ
rệt nhất ở sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng của con), tuổi, giới tính, nghề
nghiệp bố mẹ (tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn ở trẻ có bố mẹ làm nông nghiệp),
cỡ gia đình (tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở những gia đình đông con nhiều hơn
ở những gia đình chỉ có 1 - 2 con), cuối cùng là nước sạch và vệ sinh môi
trường [3].
Bên cạnh đó, kể từ khi được thành lập năm 1980, Viện Dinh Dưỡng đã
liên tục tiến hành các cuộc điều tra khảo sát dinh dưỡng trên quy mô cả nước.
Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong triển khai chiến lược quốc gia
về dinh dưỡng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các can
thiệp dinh dưỡng đặc hiệu khác. Nói chung các công trình nghiên cứu đều cho
thấy tình trạng dinh dưỡng của những thế hệ sau tốt hơn những thế hệ trước [3,
10].
Tháng 3/2008, Việt Nam được ban thường trực dinh dưỡng Liên hợp
quốc chọn là nước chủ nhà và đã tổ chức thành công hội nghị lần thứ 35 để
chia sẻ kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng [3, 10].
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình trạng sức khoẻ trẻ em thiếu dinh dưỡng đang là mối quan tâm của
nhiều nước trên thế giới, trước hết là ở các nước đang phát triển.

15


Bác sĩ Cicely Williams (người Anh) đã mô tả và dùng thuật ngữ
Kawashiorkor vào năm 1931. Sau đó các báo cáo khảo sát của Brock và Autret
ở nhiều nước châu Phi (1951) và Trowell, Davies và Dean ở Uganda (1954) thì

thuật ngữ Kawshiorkor mới chính thức xuất hiện trên các sách giáo khoa và
suy dinh dưỡng mới được công nhận là bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất của
loài người [1].
Theo Habicht và cộng sự (1974) qua số liệu từ một số nước phát triển
và kém phát triển nhận thấy ở các vùng đô thị với quần dân cư được nuôi
dưỡng tốt thì chỉ 3% sự khác nhau về chiều cao và 6% về cân nặng là có thể
quy cho chủng tộc. Ngược lại sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội và tình
trạng dinh dưỡng giữa nông thôn và thành thị có thể lên tới 12% về chiều cao
và 30% về cân nặng trong cùng một nhóm chủng tộc [1].
Chính vì vậy mà các quần thể tham khảo được sử dụng rộng rãi trên
phạm vi toàn thế giới. Trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX người ta hay
dùng quần thể tham khảo Harvard số liệu từ những năm 30 của Hoa Kỳ, quần
thể Tanner số liệu từ những năm 60 của Anh quốc. Từ thập niên 1980 đến nay,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị dùng số liệu của Trung tâm quốc
gia về thống kê sức khoẻ của Hoa Kỳ (NCHS) làm quần thể tham chiếu, để
đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Tuy vậy, các công trình
nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang tiếp tục [1, 11].
Người ta hay sử dụng các giới hạn ngưỡng (cut- off- point) các cách
như sau:
- Theo phần trăm so với quần thể tham chiếu như các thang phân loại của
Gomez năm 1956 và của Jelliffe năm 1966 dựa vào quần thể tham khảo
Hardvard. Theo đó, thiếu dinh dưỡng độ 1 tương ứng với 75% - 90% của cân
nặng chuẩn; Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng với 60% - 75% cân nặng
chuẩn; Thiếu dinh dưỡng độ 3 khi dưới 60% cân nặng chuẩn.

16


- Theo phân bố thống kê, thường lấy - 2SD của số trung bình làm giới hạn
ngưỡng. Những trẻ từ - 2SD - 3SD là suy dinh dưỡng độ 1; Suy dinh dưỡng

độ 2 khi thấp hơn - 2SD.
- Theo độ lệch chuẩn (Z Score hay SD Score) được tính như sau:
Kích thước đo được Số trung bình của quần thể tham chiêú
Z Score =
Độ lệch của quần thể tham chiếu
- Theo Xentin (Percentile): Sắp xếp các kích thước nhân trắc theo Xentin
so với quần thể tham chiếu, ở mức 3 xentin (nghĩa là có 3% số trẻ dưới mức
này) gần tương đương với - 2SD (chính xác là - 1,881 SD) nên dưới mức này
có thể xếp vào loại thiếu dinh dưỡng. Thường các bảng xentin lấy mức 3 và 97
xentin để phân loại tình trạng dinh dưỡng.
Đối với chỉ số khối cơ thể (BMI) người ta dùng 3 mức xentin để phân loại
là dưới 5 xentin (gầy hoặc thiếu dinh dưỡng), trên 85 xentin (thừa cân) và trên
95 xentin (béo trệ) [1, 11].
Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng tại Roma tháng 12/1992, đại
diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng.
Hội nghị cũng khẳng định: Suy dinh dưỡng không thể nào chấp nhận được
trong một thế giới mà ở đó có đầy đủ kiến thức và của cải vật chất để thanh
toán thảm hoạ này của loài người [3, 6].

17


Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là toàn bộ học sinh đang học tập tại trường Tiểu học và
trường Trung học cơ sở xã Lang Sơn, trong đó, không có em nào bị dị dạng
hình thái hay bị bệnh mãn tính.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại xã Lang Sơn - huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến hết tháng 4 năm 2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Tình trạng thể lực và dinh dưỡng của các em học sinh trong nghiên cứu
này được đánh giá theo phương pháp nhân trắc học (đo các biến đổi về kích
thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi [1]).
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập các kích thước nhân trắc
Các kích thước nhân trắc được thu thập để nghiên cứu thể lực và trạng
thái dinh dưỡng là chiều cao đứng, trọng lượng, vòng ngực trung bình, giới và
tuổi. Kỹ thuật đo theo các quy ước của nhân trắc học.
- Chiều cao: Đo bằng thước đo chiều cao mô phỏng theo thước Martin
có thanh trượt thẳng góc. Đối tượng được đo đứng sát vào thước, đứng thẳng
sao cho chẩm, lưng, mông, gót ở trên một mặt phẳng. Mắt nhìn thẳng, hai tay
buông thõng. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo, đọc
kết quả và ghi với đơn vị là cm.
- Cân nặng: Sử dụng cân bàn Trung Quốc độ chính xác đến 0,1 kg. Cân
đặt ở vị trí ổn định và thăng bằng, kiểm tra trước khi sử dụng. Đối tượng được

18


đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào giữa cân. Thời
gian đo là 8 - 9h các ngày. Đơn vị đo là kg.
- Vòng ngực trung bình: Sử dụng thước dây vải Trung Quốc độ chính
xác đến mm. Vòng ngực trung bình là kết quả trung bình cộng của vòng ngực
khi các em hít vào tận lực và thở ra tận lực. Thước được đặt cuốn quanh ngực,
mũi ức. Đối tượng được đo mặc áo mỏng đơn vị ghi là cm với một số lẻ.
* Phương pháp tính tuổi
Tuổi học sinh được tính theo cách tính tuổi của tổ chức y tế thế giới.

Ví dụ, đối tượng sinh ngày 15/09/2000 được coi là 8 tuổi trong khoảng thời
gian từ 15/09/2008 đến 14/09/2009 (tức là chưa đến ngày sinh nhật lần thứ 9
thì chưa được xếp vào lứa tuổi 9). Theo cách đó tuổi học sinh nghiên cứu được
phân loại như sau: 7 - 7.99 tuổi, 8 - 8.99 tuổi v.vtương ứng với lứa tuổi 7
tuổi, 8 tuổi v.v...
* Ngoài giới tính, tuổi đã thu thập được chúng tôi còn tiến hành phỏng
vấn trực tiếp các em học sinh, thu thập các thông số về khu dân cư và số con
trong gia đình các em để đánh giá thêm về tình trạng dinh dưỡng.
2.3.2 Xử lý số liệu
Các số liệu thu được (họ tên, ngày sinh, khu dân cư, giới, chiều cao, cân
nặng, vòng ngực trung bình và số con trong gia đình) được nhập vào máy tính,
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. Trong quá trình xử lý, các số liệu
luôn được kiểm tra để đảm bảo sự chính xác.
* Đánh giá tình trạng thể lực của các em học sinh:
Các thông số được tính là:
- Giá trị trung bình:

X

1 n
Xi
n i 1

X : Giá trị trung bình

Xi: Giá trị bất kỳ của mỗi học sinh
n: Số học sinh trong mẫu nghiên cứu
19



- Độ lệch chuẩn:

SD = (
SD =

1 n
) ( Xi X )2 ( n 30)
n 1 i 1

1 n
( Xi X ) 2 (n 30)

n i 1

SD: Độ lệch chuẩn
Xi X : Độ lệch của từng giá trị trung bình

Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng các bảng theo X SD ,
biểu đồ và còn được so sánh với số liệu trong Các giá trị sinh học người Việt
Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX [2] và với quần thể tham khảo
NCHS năm 1981.
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các em học sinh
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang phân loại của tổ chức Y
tế thế giới WHO để phân loại tình trạng dinh dưỡng. Các chỉ tiêu được đánh
giá là:
- Cân nặng theo tuổi
- Chiều cao theo tuổi
- Chỉ số khối cơ thể BMI
Các chỉ tiêu này được coi là thấp khi chúng ở dưới mức - 2SD và cao
khi ở trên mức +1SD so với quần thể tham khảo của NCHS.

Bảng 1. Thang phân loại dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của WHO.
Mức độ

Cân nặng theo tuổi

Chiều cao theo tuổi

Rất nặng

Rất cao

Béo phì

+1SD +2SD Nặng

Cao

Thừa cân

- 2SD +1SD Bình thường

Bình thường

Bình thường

-3SD -2SD

SDD nhẹ (nhẹ)

SDD nhẹ (thấp)


SDD nhẹ (gầy)

< -3SD

SDD nặng (rất nhẹ)

SDD nặng (rất thấp)

SDD nặng (rất gầy)

> + 2SD

20

BMI


* Đánh giá 1 số yếu tố liên quan đến trạng thái suy dinh dưỡng
Trong phần này, trạng thái suy dinh dưỡng của các em học sinh được
đánh giá theo giới , tuổi, khu dân cư và số con trong gia đình.
- Theo giới:
Số học sinh bị suy dinh dưỡng của một giới
100

Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) =
Tổng số học sinh của giới đó
- Theo tuổi:
Số học sinh bị suy dinh dưỡng của một tuổi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) =


100

Tổng số học sinh của tuổi đó
- Theo khu dân cư:

Số học sinh bị suy dinh dưỡng
của một khu dân cư
100

Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) =
Tổng số học sinh của khu đó
- Theo số con trong gia đình

Số học sinh bị suy dinh dưỡng
cùng số anh chị em trong gia đình
100

Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) =
Tổng số học sinh có cùng số anh
chị em trong gia đình

21


Chương 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Số lượng học sinh trong cứu
3.1.1. Số lượng học sinh theo giới và tuổi
Bảng 2: Số lượng học sinh theo giới và tuổi


Giới

Tổng

Tuổi

Nam

Nữ

7 - 7.99

24

35

59

8 - 8.99

28

21

49

9 - 9.99

19


26

45

10 - 10.99

24

29

53

11 - 11.99

23

21

44

12 - 12.99

26

23

49

13 - 13.99


25

19

44

14 - 14.99

28

18

46

15 - 15.99

27

30

57

Tổng

224

222

446


Có 446 em học sinh trong độ tuổi từ 7 - 15 được đo đạc và điều tra, mỗi
nhóm tuổi gồm từ 44 - 59 em. Số lượng nam và nữ gần như tương đương nhau
(Nam: 223 em tương ứng với 50.22%; Nữ: 222 em tương ứng với 49.78%).
3.1.2 Số lượng học sinh theo khu dân cư
Xã Lang Sơn thuộc huyện Hạ Hoà có 10 khu dân cư, với số lượng các
em học sinh ở mỗi khu như sau:
22


Bảng 3: Số lượng học sinh theo khu dân cư

Khu

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

Số lượng

66

70

25

54

48

39

28

17

54

45

Số lượng học sinh ở các khu là không đồng đều nhau, nhiều nhất là ở khu
2 có 70 em trong khi đó khu 8 chỉ có 17 em và khu 3 chỉ có 25 em.
3.2 Thực trạng thể lực của các em học sinh.
3.2.1 Thực trạng thể lực của các em học sinh nam

Bảng 4: Thực trạng thể lực của các em nam

Tuổi

Chiều cao trung Cân nặng trung Vòng ngực trung
bình (cm)

bình (kg)

bình (cm)

7 - 7.99

113.67 4.72

18.54 2.52

54.96 4.79

8 - 8.99

121.79 6.06

19.25 1.94

54.82 3.38

9 - 9.99

122.00 6.35


21.00 3.40

56.58 2.00

10 - 10.99

127.46 5.27

24.00 4.99

59.88 5.36

11 - 11.99

131.22 4.21

25.43 3.74

61.52 2.81

12 - 12.99

134.27 4.41

28.23 4.34

61.42 3.90

13 - 13.99


139.80 6.61

31.16 6.36

64.56 5.28

14 - 14.99

144.68 8.42

35.11 6.27

65.89 5.52

15 - 15.99

155.81 8.10

43.74 6.81

72.22 4.53

Qua bảng 4 và các hình 1, 2, 3 ta thấy:
- Các chỉ số cân nặng và chiều cao của các em nam đều tăng khi tuổi
tăng. Riêng vòng ngực có 2 thời điểm không tăng đó là 2 độ tuổi 7 8 và
11 12.
23



- Sự phát triển của các chỉ số không đều qua các năm.
- Cả 3 chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực đều tăng mạnh nhất khi trẻ
ở độ tuổi từ 14 15. Điều đó chứng tỏ các em nam phát triển mạnh ở độ tuổi
này.
* Chiều cao : Tốc độ tăng chiều cao không đồng đều, 8 9 tuổi tăng 0.21 cm
Trong khi đó 14 15 tuổi tăng 11.13 cm (gấp 53 lần so với 8 9 tuổi), 7 8
tuổi tăng 8.12 cm
* Cân nặng: Sự tăng cân nặng của các em chậm ở những năm đầu và tăng
mạnh dần ở những năm tiếp theo, đặc biệt ở 14 15 tuổi trẻ tăng được 8.63
kg.
* VNTB : Tăng rất chậm, thậm chí vòng ngực trung bình của các em 8 tuổi lại
nhỏ hơn các em 7 tuổi đến 0.14cm. Thế nhưng bù lại trẻ 15 tuổi có vòng ngực
lớn hơn trẻ 14 tuổi đến 6.13cm.

cm
170
160
150
140
130
120
110
100

Tuổi
7

8

9


10

11

12

13

14

15

Hình 1: Sự biến đổi chiều cao của các em học sinh nam
24


kg
60
50
40
30
20

Tuæi

10
7

8


9

10

11

12

13

14

15

H×nh 2: Sù biÕn ®æi c©n nÆng cña c¸c em häc sinh nam

cm
90
80
70
60
50

Tuæi

40
7

8


9

10

11

12

13

14

15

H×nh 3: Sù biÕn ®æi vßng ngùc cña c¸c em häc sinh nam
25


3.2.2 Thùc tr¹ng thÓ lùc cña c¸c em häc sinh n÷
B¶ng 5: Thùc tr¹ng thÓ lùc c¸c em n÷

Tuæi

ChiÒu cao trung

C©n nÆng trung

Vßng ngùc


b×nh (cm)

b×nh (kg)

trung b×nh (cm)

7 - 7.99

111.00  4.73

16.83  2.27

52.66  2.40

8 - 8.99

121.62  7.88

18.38  2.85

52.57  2.58

9 - 9.99

121.96  5.72

20.88  3.06

54.73  3.28


10 - 10.99

127.07  5.61

22.03  2.23

56.48  2.47

11 - 11.99

133.05  6.62

27.05  6.45

63.10  6.02

12 - 12.99

138.30  7.92

29.48  5.30

64.83  4.49

13 - 13.99

142.68  6.04

33.16  4.51


67.32  4.55

14 - 14.99

146.56  5.84

36.78  5.98

69.94  5.02

15 - 15.99

149.87  5.93

42.20  5.92

75.07  4.28

cm
170
160
150
140
130
120
110

Tuæi

100

7

8

9

10

11

12

13

14

15

H×nh 4: Sù biÕn ®æi chiÒu cao cña c¸c em häc sinh n÷
26


×