Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích nội dung chương II tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 ban cơ bản hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền vào khâu giảng bài mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.28 KB, 79 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS HOÀNG THỊ KIM
HUYỀN và thầy giáo ThS TRƯƠNG ĐỨC BÌNH đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Qua đây tôi cũng xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ phương pháp dạy học khoa Sinh – KTNN;
Các thầy cô giáo trường THPT Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, cùng các bạn sinh
viên trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Trong quá trình nghiên cứu vì thời gian có hạn nên không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các
bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiệp

Nguyễn Thị Hiệp

1

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng
bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo HOÀNG THỊ KIM
HUYỀN giảng viên khoa Sinh – KTNN. Đề tài này chưa được công bố tại bất
kì một công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiệp

Nguyễn Thị Hiệp

2

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
NST

Nhiễm sắc thể

PLĐL


Phân li độc lập

LKG

Liên kết gen

HVG

Hoán vị gen

KG

Kiểu gen

KH

Kiểu hình

TLKG

Tỉ lệ kiểu gen

TLKH

Tỉ lệ kiểu hình

P

Thế hệ bố, mẹ đem lai


F1

Con lai ở thế hệ thứ nhất

F2

Con lai ở thế hệ thứ hai

TĐC

Trao đổi chéo

SĐL

Sơ đồ lai

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

LLDH


Lí luận dạy học

DHSH

Dạy học sinh học

PPDH

Phương pháp dạy học

PP

Phương pháp

*

Nhân

X

Lai

NXB

Nguyễn Thị Hiệp

Nhà xuất bản

3


K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...............................................................................

6

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................

6

2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................

7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................

8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................

8

5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................


8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................

9

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................

10

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ..............................

10

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................

10

1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................

10

1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................

12

CHƯƠNG 2: Phân tích nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng di
truyền Sinh học 12 – Ban cơ bản. Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền
vào khâu giảng bài mới .......................................................................... 14

2.1. Phân tích nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Sinh học 12 – Ban cơ bản .....................................................................

14

2.2. Phân loại và biên soạn bài tập ......................................................

21

2.2.1. Dạng 1: Các quy luật di truyền của Menđen..............................

24

2.2.2. Dạng 2: Tương tác giữa các gen không alen ............................

26

2.2.3.Dạng 3: Liên kết gen và hoán vị gen.........................................

31

2.2.4. Dạng4: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.. 36
2.3. Vận dụng những tư liệu trên xây dựng những giáo án cụ thể .......

39

Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li .........................................

40


Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập ............................

46

Nguyễn Thị Hiệp

4

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen ..........................

53

Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen ....................................................

59

Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân ........

66

2.4. Đánh giá chất lượng của các giáo án đã biên soạn .......................

76


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................

77

1. Kết luận ..........................................................................................

77

2. Kiến nghị........................................................................................

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................

79

Nguyễn Thị Hiệp

5

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích, hành mà
không học thì hành không trôi chảy.” Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: Học là
tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được
đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm
của cha anh đi trước. Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập
nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu,
khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh
phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận, còn hành nghĩa là làm,
là thực hành, là ứng dụng kiến thức lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên
học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, học và hành là hai mặt của
một qúa trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với
nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp
học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận
dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “Học mà không hành thì vô
ích “. Học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi
trường hoạt động.
Đối với bộ môn Sinh học cũng vậy, học sinh có nắm vững được lý
thuyết, và biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào thực
hành giải các bài toán sinh học thì mới có hiệu quả. Ngược lại giải bài toán
cũng giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức mình đã học và mở rộng
thêm kiến thức mới đồng thời rèn luyện, phát triển các thao tác tư duy như:
Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, lập luận logic…. Như vậy phải

Nguyễn Thị Hiệp

6

K32A- Sinh- KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết và thực hành có như vậy hiệu quả học tập mới
được nâng cao.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả của việc dạy học Sinh học
ở phổ thông chưa cao. Một số học sinh ngại học không học lý thuyết nên
không làm được bài tập, số khác thì học theo kiểu chống đối, học vẹt, học lí
thuyết suông khi đứng trước một bài toán Sinh học thì không biết bắt đầu từ
đâu, vận dụng những công thức nào, cách giải ra sao....Chỉ có những học sinh
theo khối B thì mới có kĩ năng làm toán tương đối khá.
Phân tích nguyên nhân của thực trạng cho thấy, nhiều giáo viên chỉ chú
trọng đến lý thuyết mà chưa chú trọng đến việc ra đề và hướng dẫn học sinh
cách giải bài toán Sinh học như thế nào để học sinh biết vận dụng lý thuyết
vào thực hành. Còn học sinh không nắm chắc lý thuyết hoặc không biết vận
dụng lý thuyết vào giải toán nên cho rằng bài toán Sinh học khó và dẫn đến tư
tuởng ngại học môn Sinh học. Hơn nữa do số tiết dành cho bài tập còn ít giáo
viên không đủ thời gian để khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Phân tích
nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 – Ban
cơ bản. Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền vào khâu giảng bài mới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Sinh học 12- ban cơ bản, làm sáng tỏ nội dung, logic kiến thức và nội dung
mới trong từng bài của chương.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền vào khâu giảng bài mới nâng
cao hiệu quả của phương pháp thực hành giải bài toán Sinh học trong DHSH

ở trường phổ thông.
Cung cấp tư liệu, kiến thức bổ sung giúp giáo viên thuận lợi hơn trong
quá trình xây dựng thiết kế bài giảng.

Nguyễn Thị Hiệp

7

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh, giúp học sinh phân loại các
dạng toán, biết vận dụng kiến thức, công thức thế nào cho linh hoạt, phù hợp
tạo hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này tôi cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương II: Tính quy luật của hiện tượng di
truyền. Sinh học 12- ban cơ bản.
- Nghiên cứu về các bài tập trong chương tính quy luật của hiện tượng
di truyền Sinh học 12.
- Phân loại các dạng bài tập phần tính quy luật của hiện tượng di
truyền Sinh học 12.
- Sưu tầm và biên soạn các dạng bài tập có liên quan đến tính quy luật
của hiện tượng di truyền.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1: Đối tượng
- Nội dung chương II của chương trình Sinh học 12.
- Giáo viên dạy Sinh học lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
- Học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông.
4.2: Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phần tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học Sinh học, các biện pháp phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 12 ban cơ bản, ban nâng cao, sách
di truyền, phương pháp giải bài tập di truyền.

Nguyễn Thị Hiệp

8

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Nghiên cứu quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK mới.
5.2. Điều tra, quan sát
Trao đổi với giáo viên dạy Sinh học lớp 12, học sinh lớp 12 về tình
hình dạy và học phần tính quy luật của hiện tượng di truyền.
5.3. Lấy ý kiến chuyên gia
Mục đích: Tranh thủ đóng góp của các chuyên gia giáo dục, các giáo

viên giàu kinh nghiệm và các cán bộ quản lý giáo dục.
Cách tiến hành:
 Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp
 Sử dụng phiếu nhận xét.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích, làm rõ nội dung cơ bản phần tính quy luật của hiện tượng di
truyền Sinh học 12.
- Phân loại các dạng bài tập phần tính quy luật của hiện tượng di truyền
Sinh học 12.
- Sưu tầm và biên soạn các dạng bài tập có liên quan đến tính quy luật
của hiện tượng di truyền. Đây có thể là tư liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh trong dạy và học phần bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền.

Nguyễn Thị Hiệp

9

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Di truyền học là một trong những phần quan trọng nhất của chương
trình Sinh học, nó đã và đang được rất nhiều các tác giả trên thế giới quan tâm

và nghiên cứu.
Những kiến thức về di truyền luôn xuất hiện trong các đề thi học sinh
giỏi quốc tế, đề thi Olympic Sinh học.
1.1.2. Trong nước
Ở trong nước cũng có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về phần di
truyền học như: TS Vũ Đức Lưu, Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Viết Nhân, Lê
Đình Trung,…..
Phần di truyền học là một phần không thể thiếu của các đề kiểm tra, đề
thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng…..
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành
Lý thuyết là kiến thức mà thầy cô truyền thụ cho học sinh, là cơ sở để
học sinh vận dụng sáng tạo vào thực hành giải các bài toán để có hiệu quả.
Ngược lại bài toán là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học
nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức
mình đã học đồng thời rèn luyện, phát triển các thao tác tư duy như: Phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, lập luận logic….

Nguyễn Thị Hiệp

10

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

1.2.2. Yêu cầu của việc phân tích nội dung

Phân tích phải làm rõ được nội dung của chương, trong chương có bao
nhiêu bài, là những bài nào? Nội dung của mỗi bài nói lên vấn đề gì và vấn đề
gì là trọng tâm.
1.2.3. Yêu cầu của việc phân loại bài toán
Việc phân loại các bài toán Sinh học và đưa ra các ví dụ minh hoạ đòi
hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc nội dung chương trình mà còn phải
nắm được trình độ nhận thức của học sinh.
Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau mà có các dạng bài toán Sinh
học khác nhau:
- Dựa vào mục đích lý luận dạy học có:
+ Bài toán Sinh học hình thành kiến thức mới
+ Bài toán Sinh học củng cố hoàn thiện kiến thức
+ Bài toán Sinh học dùng để kiểm tra đánh giá
- Dựa vào phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập có:
+ Bài toán mẫu
+ Bài toán tương tự
+ Bài toán biến đổi
- Dựa vào mức độ khó của các mối quan hệ trong bài tập có:
+ Bài toán cơ bản
+ Bài toán tổng hợp
1.2.4. Yêu cầu của bài toán
Bài toán đưa ra cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Bài toán đưa ra phải hướng vào những kiến thức cơ bản, trọng tâm
của bài giảng.

Nguyễn Thị Hiệp

11

K32A- Sinh- KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

- Bài toán được xây dựng phải đảm bảo tính kế thừa, cơ bản, khách
quan chính xác, chứa đựng tri thức cần truyền tải và phải vừa sức với học
sinh.
- Bài toán có mức độ phức tạp dần, bài toán trước làm cơ sở cho bài
toán sau sao cho các bài toán được hệ thống hoá thành một hệ thống trọn vẹn
phù hợp với nội dung chương trình.
- Song hành với việc xây dựng các bài toán Sinh học thì phải đưa ra
các phương pháp giải phù hợp với từng bài, từng dạng.
- Bài toán đưa ra phải đảm bảo yêu cầu sư phạm.
1.2.5. Quy trình giải bài toán
Bước 1: Lĩnh hội nội dung bài toán
- Tóm tắt đề bài.
- Phân tích giả thiết, yêu cầu.
- Thiết lập mối quan hệ giữa giả thiết và yêu cầu.
- Phát hiện mâu thuẫn.
Bước 2: Lập chương trình giải
- Hệ thống các dữ kiện liên quan.
- Biến đổi các điều kiện.
- Đưa ra các giả thuyết cho bài toán.
- Chọn giả thuyết phù hợp nhất.
Bước 3: Thực hiện chương trình giải
- Sử dụng các thuật toán.
- Tính toán chính xác để đưa ra kết quả.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả bài toán.

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hiện nay việc vận dụng lý thuyết vào giải các bài toán Sinh học ở
trường phổ thông nói chung và chương trình Sinh học 12 nói riêng chưa mang

Nguyễn Thị Hiệp

12

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

lại hiệu quả như mong đợi. Nhiều học sinh cho rằng bài tập Sinh học khó, dẫn
đến tư tưởng ngại làm bài tập, ngại học môn Sinh học. Còn phía giáo viên chỉ
chú trọng đến việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà chưa chú trọng việc ra đề
và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào giải các dạng toán Sinh học
như thế nào cho có hiệu quả hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức mà thôi.
Vì vậy việc phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và phân loại các dạng bài
tập phần tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12. Qua đó sưu tầm
và biên soạn các dạng bài tập có liên quan đến tính quy luật của hiện tượng di
truyền, để làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong dạy và học
phần tính quy luật của hiện tượng di truyền là hết sức cần thiết.

Nguyễn Thị Hiệp

13


K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG II: TÍNH
QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN. HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP DI
TRUYỀN VÀO KHÂU GIẢNG BÀI MỚI
2.1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA
HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 - BAN CƠ BẢN.

2.1.1. Các quy luật của Menđen
a). Hai định luật về di truyền học của Menđen là định luật đồng tính và phân
tính viết cho trường hợp lai một cặp tính trạng.
Các cơ thể lai F1 đồng tính, mang tính trội của một trong hai cha mẹ (ở
đậu Hà Lan, lai giống hạt vàng thuần chủng với giống hạt xanh thuần chủng
F1 thu được toàn hạt vàng).
Các cơ thể lai F2 có sự phân tính theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn ( cho F1
tự thụ phấn hoặc các F1 giao phấn cho nhau thì F2 gồm có: ¾ hạt vàng và ¼
hạt xanh).
Theo Menđen ,các quy luật di truyền có đặc điểm là: 1 gen quy định 1
tính trạng, mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể. Các gen phân li độc lập và tổ
hợp tự do.
+ trong trường hợp trội không hoàn toàn, thì F2 biểu hiện tính trạng trung gian
giữa cha và mẹ. F2 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1 ( ở bông phấn, lai giống hoa đỏ
với giống hoa trắng được F1 toàn hoa hồng, đến F2 gồm có ¼ hoa đỏ, 2/4 hoa
hồng, và ¼ hoa trắng).
Lai hai giống thuần chủng


Nguyễn Thị Hiệp

14

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Sơ đồ lai: P : AA x aa
Gp : A
F1:

a
Aa

- Nếu gen A át a => Biểu hiện kiểu hình của A trội hoàn toàn.
- Nếu gen A không át a => Biểu hiện kiểu hình trung gian trội không
hoàn toàn.
F1 : Aa

x

GF1: ½ A, ½ a
F2:

¼ AA


Aa
½ A, ½ a

: 2/4 Aa : ¼ aa

TLKG: 1AA: 2Aa : 1aa
- Nếu gen A át a =>AA và Aa cùng KH => TLKH 3:1
- Nếu gen A không át a => AA và Aa khác KH => TLKH 1:2:1
+ Trong trường hợp trội không hoàn toàn, cá thể mang KH trội có thể
thuộc KG đồng hợp AA hoặc dị hợp Aa. Muốn phân biệt, dùng phép lai phân
tích (lai với cá thể mang tính trạng lặn thuộc KG đồng hợp lặn aa).
- Nếu kết quả lai đồng tính thì cá thể đó có KG đồng hợp AA.
- Nếu kết quả lai phân tính ( tỉ lệ 1:1)thì cá thể đó có KG dị hợp Aa.
b). Định luật phân li độc lập viết cho lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng
Sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền
của cặp tính trạng kia. Cặp tính trạng tỉ lệ phân tính ở F2 là ( 3:1 )n. ( Ở đậu
Hà Lan , lai giống hạt vàng, trơn thuần chủng với giống hạt xanh, nhăn thì F1
toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn ( hoặc giao phấn với nhau) thì F2 theo
tỉ lệ 9 hạt vàng,trơn: 3 hạt vàng,nhăn: 3 hạt xanh,trơn: 1 hạt xanh, nhăn).
Sơ đồ lai:
P: AABB

x

Gp:AB
F1:

aabb


P: AAbb

ab

Gp: Ab

AaBb

Nguyễn Thị Hiệp

F1:

15

x

aaBB
aB

AaBb

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau.

+ Khi F1 giảm phân tạo thành giao tử sự phân li độc lập và tổ hợp tự do
của các cặp NST dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen
trên đó. Vì vậy: F1 gồm 2 cặp gen dị hợp AaBb sẽ tạo nên 4 loại giao tử tỉ lệ
tương đương là AB, Ab, aB, và ab.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên và đầy đủ của các loại giao tử nên 4*4= 16
kiểu tổ hợp giao tử ở F2 và tỉ lệ phân li kiểu gen như sau:
1AABB: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 2aaBb: 1aabb.
- Nếu A át a, B át b ( hai cặp tính trạng đều trội hoàn toàn ) =>TLKH
ở F2 là (3: 1)2.
- Nếu A không át a, B không át b ( hai cặp tính trạng không trội hoàn
toàn ) =>TLKH ở F2 là (1: 2: 1)2.
+ Trong trường hợp hai cặp tính trạng trội hoàn toàn, thì khi lai phân
tích cá thể có KG dị hợp kép thì kết quả phân li KH theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1, phản
ánh 4 loại giao tử tỉ lệ tương đương mà cá thể đó đã sinh ra.
Các công thức Menđen cần nhớ:
Gọi n là số cặp gen ở trạng thái dị hợp:
 Công thức tính giao tử F1: 2n.
 Công thức tính số kiểu hình: 2n.
 Công thức tính tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: ( 3:1 )n = ( 3:1 )( 3:1 )..(
3:1 )
 Công thức tính kiểu gen ở F2: 3n.
 Công thức tính tỉ lệ kiểu gen ở F2:
( 1: 2: 1)n = ( 1: 2: 1)( 1: 2: 1)…..( 1: 2: 1)
 Nếu gen trội không hoàn toàn, TLKH= TLKG
( 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn ).

Nguyễn Thị Hiệp

16


K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

 Công thức tính số tổ hợp: 2n x 2n = 4n.
 Phép lai phân tích tỉ lệ phân li KH bằng tỉ lệ phân li KG:
(1:1)n = ( 1:1)( 1:1 )…( 1:1 ).

2.1.2. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Theo quan niệm của Menđen, một gen quy định một tính trạng, các cặp
gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ. tuy nhiên điều đó không phải luôn
luôn xảy ra mà có trường hợp các cặp gen khác nhau, tuy vẫn phân li độc lập
nhưng lại tương tác với nhau để xác định cùng một tính trạng. Do sự tác động
qua lại của gen mà trong thế hệ con lai xuất hiện tính trạng mới khác với bố
mẹ. Hiện tượng này được gọi là tương tác gen.
Tuỳ tác động qua lại của gen mà tỉ lệ phân li là một biến dạng của công thức
phân li.
Có 3 kiểu tương tác:
- Tương tác bổ trợ: Các gen không alen là các gen không nằm trên
cùng một vị trí (locut) của cặp NST tương đồng hoạt động cùng nhau làm
xuất hiện một tính trạng mới.
- Tác động cộng gộp: Là kiểu tác động của nhiều gen không alen với
nhau trong đó mỗi gen đóng góp một phần như nhau vào sự phát triển của
cùng một tính trạng.
- Tác động át chế: Là trường hợp hai hay nhiều gen cùng quy định một
tính trạng. Trong đó sự có mặt của gen này có vai trò át chế không cho gen
khác biểu hiện. Tương tác át chế bao gồm át chế do gen trội hoặc gen lặn này

lấn át biểu hiện kiểu hình của gen trội và gen lặn không alen khác.
 Để xác định tác động qua lại giữa các gen không alen, ta có thể dựa
vào các điều kiện: Phép lai một cặp tính trạng; Một tính trạng được quy định
bởi hai hay nhiều cặp gen. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng

Nguyễn Thị Hiệp

17

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

khác nhau, tác động qua lại hoặc dựa vào kết quả phân tích của đời con qua
các phép lai để đưa ra kết luận.
 Khi cho F1 x F1

=> F2 gồm 16 kiểu tổ hợp phân li theo tỉ lệ:

9:3:3:1
9:6:1

Tác động bổ trợ của 2 gen trội không alen và của các gen lặn.

9:7
9:3:4} Tác động bổ trợ của 2 gen trội không alen
và át chế của 1 cặp gen lặn.

13:3
12:3:1

Tác động át chế của 1 cặp gen trội và 1 cặp gen lặn.

15:1} Tác động cộng gộp của các gen trội và gen lặn.
 Khi F1 đem lai với cá thể khác => F2 gồm 8 kiểu tổ hợp có thể phân
li theo tỉ lệ:
( 3: 3: 1: 1 ); ( 4: 3: 1); ( 5: 3 ); ( 6: 1: 1 ); ( 7: 1 ).
 Khi lai phân tích F1 => F2 gồm 4 kiểu tổ hợp phân li theo tỉ lệ:
( 3: 1 ); ( 1: 2: 1 ); ( 1: 1: 1: 1)

2.1.3. Liên kết gen và hoán vị gen
Quá trình liên kết gen và hoán vị gen tuân theo các quy luật liên kết gen
và quy luật hoán vị gen của Moocgan.
a). Định luật liên kết gen
Các gen nằm chung trên 1 NST thì phân li cùng nhau và di truyền theo
từng nhóm tính trạng. Số nhóm gen liên kết bằng với số NST trong giao tử
(n).
b). Định luật hoán vị gen
Hai gen tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau
do hiện tượng trao đổi đoạn trong quá trình giảm phân.
Khoảng cách giữa hai cặp gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao.

Nguyễn Thị Hiệp

18

K32A- Sinh- KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

+ Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và trên cùng 1 nhóm gen
(trên 1 cặp NST ) và các cặp gen đồng hợp tử thì ta có 1 loại giao tử. Nếu có 1
cặp gen dị hợp tử trở lên thì ta được hai loại giao tử tỉ lệ tương đương.
+ Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và trên nhiều nhóm gen (
nhiều nhóm NST ) và mỗi nhóm gen có tối thiểu 1 cặp dị hợp thì:
Số loại giao tử bằng 2n ( với n là số nhóm gen hay số cặp NST ).
Để xác định thành phần gen mỗi loại giao tử ta dùng sơ đồ phân nhánh
hoặc nhân đại số mà mỗi loại giao tử của nhóm gen này phối hợp đủ kiểu với
các loại giao tử của nhóm gen kia.
+ Trong trường hợp liên kết gen không hoàn toàn, mỗi nhóm gen phải
chứa 2 cặp gen dị hợp trở lên mới phát sinh giao tử mang tổ hợp gen chéo(
giao tử HVG ) trong quá trình giảm phân.
Nếu có 2 cặp dị hợp thì: Số giao tử: 22 = 4 loại tỉ lệ không bằng nhau.
Nếu có 3 cặp gen dị hợp thì: Có thể xảy ra sự trao đổi chéo 2 chỗ và có thể
không xảy ra sự trao đổi chéo 2 chỗ.
+ Trường hợp liên kết gen theo kiểu đối:
Trong quá trình lai thuần chủng thường không nhận biết được liên kết hoàn
toàn ở cả 2 F1 hoặc chỉ 1 trong 2 có hoán vị gen với bất kì tần số nào.
Muốn phân biệt được phải dùng phép lai phân tích.

2.1.4. Di truyền liên lết với giới tính và di truyền ngoài nhân
a). Di truyền liên kết với giới tính:
- Một tính trạng được gọi là di truyền liên kết với giới tính khi sự di
truyền của nó luôn gắn với giới tính.
- NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Tuy

nhiên, ngoài các gen quy định giới tính thì NST giới tính cũng có thể chứa các
gen quy định các tính trạng thường. Sự di truyền của những tính trạng này
được gọi là sự di truyền liên kết với giới tính.

Nguyễn Thị Hiệp

19

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

- Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y có đặc điểm là:
 Tính trạng có biểu hiện di truyền chéo
 Tỉ lệ phân li kiểu hình phân bố không đồng đều ở hai giới đực và cái.
 Kết quả phép lai thuận và lai nghịch là khác nhau.
 Bố mẹ đều thuần chủng nhưng F1 lại phân tính.
- Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X có đặc điểm là:
 NST Y ở 1 số loài hầu như không mang gen, nhưng nếu có gen nằm
ở vùng không tương đồng trên Y thì tính trạng do gen này quy định sẽ luôn
được biểu hiện ở 1 giới ( ví dụ ở người chỉ biểu hiện ở nam giới ) cho nên tính
trạng do gen đó quy định được di truyền thẳng.
- Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình
khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
b). Di truyền ngoài nhân
- Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch là khác nhau, trong đó con
lai thường mang tính trạng của mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở ngoài

nhân.
- Các tính trạng di truyền ngoài nhân không tuân theo các quy luật di
truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như
đối với NST.

2.1.5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Kiểu hình được hình thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi
trường.
- Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi
trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
- Hiện tượng kiểu hình của một số cơ thể có thể thay đổi trước các điều
kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

Nguyễn Thị Hiệp

20

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.2. PHÂN LOẠI VÀ BIÊN SOẠN BÀI TẬP
Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức phần tính quy luật của hiện
tượng di truyền, chúng tôi tiến hành phân loại và biên soạn các dạng bài tập
phần tính quy luật của hiện tượng di truyền. Mỗi dạng bài tập chúng tôi đều
đưa ra phương pháp giải và những ví dụ cụ thể minh hoạ.


2.2.1. Dạng 1: Các quy luật di truyền của Menđen
Các bài tập về các quy luật di truyền của Menđen bao gồm:
2.2.1.1: Xác định số loại và thành phần gen của giao tử
Đây thực chất là bài toán xác định kiểu gen của cá thể sinh ra giao tử.
tuỳ thộc vào yêu cầu của đề ra để xác định, thường có các dạng sau:
a). Số loại giao tử
Không tuỳ thuộc vào số cặp gen trong KH mà tuỳ thuộc vào số cặp gen dị hợp
trong đó.
+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử.
+ KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử.
+ KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sinh ra 23 loại giao tử.
……..
=> số loại giao tử cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n tỉ lệ tương đương.
b). Thành phần gen của giao tử
Trong tế bào của cơ thể, gen tồn tại thành từng cặp, còn trong giao tử mỗi
giao tử chỉ còn mang 1 gen trong cặp.
+ Đối với cặp gen đồng hợp AA ( hoặc aa ): Cho 1 loại giao tử A ( a ).
+ Đối với cặp gen dị hợp Aa: Cho 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là giao
tử A và giao tử a.
Suy luận tương tự đối với nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác
nhau, thành phần gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh ( sơ
đồ Aucrbac ).

Nguyễn Thị Hiệp

21

K32A- Sinh- KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Đối với cặp gen 1

A

a

Đối với cặp gen 2

B

B

Đối với cặp gen 3

D

d

D

d

Đối với cặp gen 4

e


e

e

e

Thành phần gen của

ABDe

ABde

aBDe

aBde

mỗi loại giao tử
2.2.1.2. Xác định kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li ở đời con
a). Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều
kiểu tổ hợp trong các hợp tử. Vì vậy số các kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử
đực của cha với các loại giao tử cái của mẹ được xác định:
Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
Khi giải toán cần chú ý: Nếu biết số kiểu tổ hợp ta có thể suy ra số các loại
giao tử đực, giao tử cái và từ đó có thể biết được số cặp gen dị hợp trong KG
của bố và mẹ. Khi số tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến kiểu gen giống
nhau từ đó ta có thể suy ra số KG nhỏ hơn hoặc bằng số các KH.
b). Sự di tuyền của các cặp gen là độc lập với nhau, vì vậy sự tổ hợp tự do
giữa các cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng. Từ đó, kết quả về KG
cũng như về KH ở đời con được xác định :
+ Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tích các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp

gen.
=> Số KG tính chung = tích số kiểu gen riêng rẽ của mỗi cặp gen.
+ Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng = tích các tỉ lệ KH riêng rẽ của mỗi
cặp tính trạng.
=> Số KH tính chung = tích số KH riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

Nguyễn Thị Hiệp

22

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.2.1.3. Xác định kiểu gen của bố mẹ
a). Trường hợp kiểu gen riêng của từng tính trạng: Xét riêng kết quả đời con
F1 của từng loại tính trạng:
 F1 đồng tính:
+ Nếu P có kiểu hình khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính
của Menđen => tính trạng biểu hiện ở F1 là tình trạng trội và thế hệ P đều
thuần chủng: AA x aa
+ Nếu P cùng kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì trong 2P có KG
đồng hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.
+ Nếu P không nêu kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2P
là đồng hợp trội AA, P còn lại có thể: AA hoặc Aa hoặc aa.
 F1 phân tính có tỉ lệ:
+ F1 Theo phân tích theo tỉ lệ 3: 1. F1 nghiệm đúng định luật phân tính

của Menđen => tính trạng chiếm (3/4) là tính trạng trội và P đều là dị hợp:
Aa x Aa.
Lưu ý, trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 1: 2: 1.
Trong trường hợp có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2: 1.
+ F1 theo phân tính theo tỉ lệ 1: 1. F1 là kết quả đặc trưng của phép lai
phân tích thể dị hợp => 1 bên là dị hợp Aa, P còn lại đồng hợp lặn aa.
+ F1 phân tính không rõ tỉ lệ: Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1
aa => P đều chứa gen lặn a, phối hợp với kiểu hình P suy ra KG của P.
b). Kiểu gen chung của nhiều tính trạng
 Trong phép lai không phải là lai phân tích
Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau
 Trong phép lai phân tích
Không xét riêng từng loại tính trạng mà dựa vào kết quả của phép lai để xác
định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra => KG của cá thể đó.

Nguyễn Thị Hiệp

23

K32A- Sinh- KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Để giải nhanh các bài toán này, nhất thiết chúng ta phải nắm thật vững
các nội dung của định luật trên để vận dụng linh hoạt vào từng bài toán cụ thể.
Trong khi giải toán chúng ta cần phân tích kĩ trong từng trường hợp lai và chú
ý đến tính trội lấn át hoàn toàn và không lấn át hoàn toàn để vận dụng kết quả

lại ở thế hệ F1 và F2 được đúng hơn.
 Phương pháp giải chung cho các bài tập về các quy luật di truyền.
Đối với từng bài, từng dạng lại có phương pháp giải riêng nhưng đều
bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Phân tích giả thuyết
+ Bước 2: Xác định tính trội lặn
+ Bước 3: Quy ước gen
+ Bước 4: Thông qua dữ kiện đầu bài biện luận để xác định kiểu gen,
kiểu hình của bố mẹ
+ Bước 5: Viết sơ đồ lai
Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Chọn 1 cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thì F1
thu được toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được gồm 152
cây quả đỏ và 50 cây quả vàng.
a). Xác định quy luật cho thế hệ F1 và F2.
b). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 phân tính theo tỉ lệ 3
cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, hãy xác định KG 2 cây đó.
c). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 phân tính theo tỉ lệ 1
cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, hãy xác định KG 2 cây đó.
d). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 đồng tính quả đỏ, hãy
xác định KG 2 cây đó.
e). Trường hợp không rõ 2 cây bố mẹ có thuần chủng hay không, để F1 chắc
chắn đồng tính, thì phải chọn KH 2 cây bố và mẹ như thế nào?

Nguyễn Thị Hiệp

24

K32A- Sinh- KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bài giải:
a). Vì F1toàn đỏ=> đồng tính 1 trong 2 tính trạng của P
Và F2 có 152 đỏ: 50 vàng=> Phân tính 3 đỏ: 1 vàng.
Vậy kết quả F1 theo định luật đồng tính, F2 theo định luật phân tính.
Suy ra màu quả do 1 loại gen quy định, với số quả đỏ trội hoàn toàn so với
quả vàng và P đều thuần chủng.
Quy ước: D quy định quả đỏ, d quy định quả vàng
=> KG P: Quả đỏ: DD

x

Quả vàng: dd

b). Khi F3 phân tính 3 đỏ: 1 vàng
Theo định luật phân tính của Menđen => 2 cây bố mẹ đều dị hợp
Vậy KG của 2 cây F2: Dd

x

Dd

c). Khi F3 phân tính 1 đỏ: 1 vàng: Là kết quả đặc trưng của lai phân tích 2 cặp
gen dị hợp.
Theo định luật phân tính của Menđen => 2 cây bố mẹ có KG của 2 cây F2 là:
Dd


x

dd

d). Khi F3 đồng tính quả đỏ: 1 trong 2 cây bố hoặc mẹ chỉ cho 1 loại giao tử D
có KG là DD, cây còn lại tuỳ ý DD, Dd hoặc dd đều được.
Theo định luật đồng tính của Menđen KG của 2 cây F2 là:
DD x DD, hoặc DD x Dd; hoặc DD x dd đều được.
e). F1 phân tính khi lai 2 cây thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
2 cây bố mẹ đều quả đỏ không thuần chủng: Dd x Dd.
1 cây bố hoặc mẹ là quả đỏ không thuần chủng: Dd x dd.
Vậy nếu chọn dù chỉ 1 cây có KH quả đỏ thuộc tính trội thì cây này có thể
không thuần chủng=> F1 phân tính .
F1 đồng tính khi 2 cây bố và mẹ đều thuần chủng. Vì vậy để chắc chắn F1
đồng tính thì phải chọn 2 cây bố và mẹ đều quả vàng thuộc tính lặn, do tính
lặn thì luôn thuần chủng.

Nguyễn Thị Hiệp

25

K32A- Sinh- KTNN


×