Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương i phần a SGK sinh học 11 bản cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 113 trang )

Lời Cảm ơn

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy- Th.s Nguyễn Đình
Tuấn- đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường, đặc bịêt là các thầy
cô khoa Sinh - KTNN, tổ Phương Pháp Giáo Dục và các bạn sinh viên đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên
khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các
thầy cô cũng như các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Linh


Lời cam đoan

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Th.s
Nguyễn Đình Tuấn. Tôi xin cam đoan rằng :
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Linh


Danh môc viÕt t¾t
1. AOA: Axit Oxaloaxetic
2. APG: Axit Photphoglixeric
3. AS: ¸nh s¸ng


4. C3: Hîp chÊt ba Cacbon
5. C4: Hîp chÊt bèn Cacbon
6. CT: Ch­¬ng tr×nh
7. §K: ®iÒu kiÖn
8. GD: gi¸o dôc
9. Gv: gi¸o viªn
10. Hs: häc sinh
11. HSTT: häc sinh lµm trung t©m
12. PEP: Axit Photph«enolpiruvic
13. Pr: Protein
14. RiDP: Ribulozodiphotphat
15. Rib - 1,5- ®iP: Ribulozo 1,5 diphotphat
16. SGK: S¸ch gi¸o khoa
17. T: trang
18. VK’: Vi khuÈn
19. [CO2]: Nång ®é CO2
20. [O2]: Nång ®é O2


phần I. mở đầu
I. Lí do chọn đề tài

Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế
tri thức. Sức mạnh và sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào trí tuệ và
năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực xã hội. Trong bối cảnh đó con người muốn
đáp ứng được nhu cầu của xã hội, có khả năng phát hiện và giải quyết một cách
sáng tạo và có hiệu quả các vấn đề do sự phát triển của xã hội đặt ra, phải được
đào tạo bởi một nền giáo dục tiên tiến, khoa học hiện đại và biết tự giáo dục, tự
học suốt đời. Chính vì lẽ đó việc chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích
cực lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo

của người học là xu thế phát triển tất yếu của lý luận dạy học hiện đại, là đòi hỏi
cấp bách của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các quốc
gia trên thế giới.
Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã khẳng định:
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu [2]. Để thực hiện quan điểm này nhà
nước đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 2001 2010, một
trong những mục tiêu chung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục đến
năm 2010 chính là: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình
giáo dục [2], nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về phương pháp, phải đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy học, khắc
phục kiểu dạy học thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ
động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy học cho người học phương pháp
tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và biết phân tích, tổng hợp xử
lý thông tin, phát triển năng lực và phẩm chất tư duy của mỗi cá nhân, tăng
cường tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.


Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong điều 5 Luật giáo dục 2005:
phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bỗi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.{9}
Thực hiện nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua, Bộ
giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai nghiên cứu, đẩy mạnh các hoạt động,
tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Đã tiến hành
thay SGK từ tiểu học cho đến THPT, đổi mới thiết bị dạy học, từng bước vận
dụng phương pháp dạy học tích cực. Năm học 2007 2008, SGK lớp 11 đã được
sử dụng đại trà trong các trường THPT. Trong đó SGK sinh học 11 được biên
soạn lại với nội dung hoàn toàn đổi mới so với SGK cũ. Mục tiêu của chương
trình sinh học 11 là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản hiện đại về sinh

học cơ thể thực vật và động vật, đòi hỏi người dạy phải biết cách phân tích thông
tin và hình vẽ trong SGK, khai thác thêm hình ảnh và bổ sung kiến thức từ nhiều
nguồn tư liệu khác nhau. Đây là một trong những khó khăn của việc giảng dạy
chương trình sinh học 11 ở các trường THPT hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu của thực tiễn nêu trên, với mong
muốn được tập dượt nghiên cứu khoa học giáo dục, chúng tôi lựa chọn đề tài:
phân tích nội dung, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương I, phần A, SGK 11, ban cơ bản.
II - Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
1. Mục tiêu:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực
- Góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung SGK mới bổ sung tư liệu tham
khảo cho giáo viên và sinh viên sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học ở
THPT.


2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của tính tích cực của học sinh
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực
- Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học chương I, phần A, SGK sinh học 11, ban cơ bản.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia.
III- Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng:
- ý thức, phương pháp học tập và năng lực tư duy của học sinh THPT.
- Nội dung chương trình sinh học 11 THPT
2. Các phương pháp nghiên cứu:
2.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Nghiên cứu mục tiêu, quan điểm xây dựng SGK mới và nội dung chương

trình sinh học 11
- Phân tích nhiệm vụ, nội dung chương I, phần A, SGK sinh học 11, ban cơ
bản
2.2. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xét của các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, những
giáo viên dạy giỏi, đặc biệt là ý kiến của những giáo viên tham gia giảng dạy
sinh học 11.
2.3. Phương pháp điều tra sư phạm
- Tìm hiểu tình hình triển khai SGK mới ở một số trường THPT, những
thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện chương trình SGK mới.
- Tìm hiểu chất lượng học tập của học sinh ở một số trường THPT.


- Dù giê trao ®æi, häc tËp kinh nghiÖm cña gi¸o viªn THPT.


Phần II. Tổng quan tài liệu
I. Lịch sử phát triển phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp tích cực có mầm mống từ thế kỷ XIX. Được tiếp tục phát
triển từ những năm 20 và phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỷ XX ở
nhiều nước trên thế giới.
ở Anh, từ 1920, đã hình thành những nhà trường kiểu mới trong đó chú ý
phát huy tính tích cực và rèn luyện tư duy của học sinh bằng cách khuyến khích
các hoạt động do học sinh tự quản.
ở Pháp, từ 1945, bắt đầu hình thành những lớp học thí điểm ở trường tiểu
học, ở các lớp học này hoạt động học tuỳ thuộc vào hứng thú và sáng kiến của
học sinh. Đến những năm 1970 1980, ở Pháp đã áp dụng rộng rãi các phương
pháp dạy học tích cực từ bậc tiểu học đến trung học.
Năm 1970, ở Mỹ bắt đầu thí điểm ở 200 trường. ở đây, giáo viên tổ chức
hoạt động độc lập của học sinh bằng phiếu học tập.

Các nước XHCN cũ như Liên Xô, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX
đã chú ý đến việc tích cực hoá hoạt động của học sinh. Họ đã có những quy định:
Giáo viên không được cung cấp kiến thức có sẵn cho học sinh mà phải dẫn dắt
học sinh khám phá tri thức mới bằng con đường độc lập nghiên cứu trên cơ sở
giới thiệu cho học sinh phương pháp khoa học, trong các bài tập có thể đưa ra bài
tập sáng tạo nhằm phát triển tính độc lập sáng tạo trong tư duy của các em.
Những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này phải kể đến: Alecep. M, Ontrisuc.V,
Bninop.S, Khalamop I.F, Satacop.MN
Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc những
năm 80 trở lại đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng phương
pháp dạy học mới.


Xu thế của thế giới hiện nay, nhấn mạnh phương pháp tự học, tự nghiên
cứu, đó là mục đích dạy học, đặt người học vào vị trí trung tâm, xem cá nhân
người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học .
II- Tình hình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích
cực và việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực ở
Việt Nam:
Vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm tạo ra những
con người lao động, sáng tạo đã được đặt ra cho ngành GD từ những năm 60 thế
kỷ XX với khẩu hiệu: Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Đến những năm 70 chúng ta mới có những công trình nghiên cứu về đổi
mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong
đó các tác giả đề cập nhiều đến biện pháp để rèn luyện trí thông minh của học
sinh như: Trần Bá Hoành tác phẩm Rèn luyện trí thông minh cho học sinh
qua chương trình di truyền và biến dị; Nguyễn Văn Vinh, Đặng Thị Dạ Thuỷ
luận án thạc sỹ khoa học tâm lý năm 1997 Sử dụng công tác độc lập với sách
giáo khoa để phát huy tính tích cực của học sinh; Đinh Quang Báo Hình
thành biện pháp học tập trong dạy học sinh học; GS.Trần Bá Hoành Nghiên

cứu giáo dục số 1 1994: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm; thiết kế bài học
theo phương pháp tích cực và một số hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học
đã được tổ chức như: Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học phổ thông do tâm
lý học giáo dục học tổ chức tại Hà Nội.
2 1995, Bộ giáo dục tổ chức hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp
giáo dục theo hướng hoạt động hoá dạy học.
Từ năm 2000, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học được áp dụng rộng
rãi ở hầu hết các trường THPT


Phần III. Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I Cơ sở lý luận
I. Tính tích cực
1. Khái niệm về tính tích cực:
Chủ nghĩa duy vật coi tính tích cực trong hoạt động xã hội là bản chất vốn
có của con người. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì có
sẵn trong tự nhiên mà còn chủ động cải biến môi trường tự nhiên để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của mình; cải tạo môi trường xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở
mỗi thời đại.
Khaclanob đưa ra định nghĩa tính tích cực như sau: Tính tích cực là trạng
thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của con người hành động
Hình thành và phát triển tính tích cực hoạt động là nhiệm vụ quan trọng
của giáo dục, nhằm tạo ra những con người năng động sáng tạo, luôn đáp ứng
nhu cầu xã hội. Như vậy có thể nói tính tích cực vừa là điều kiện, đồng thời là kết
quả của quá trình hình thành và phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.
Quá trình giáo dục ở lứa tuổi học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân
cách, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong học tập. Có thể định
nghĩa tính tích cực hoạt động của học sinh như sau:
Tính tích cực của học sinh là một hiện tượng sư phạm thể hiện sự cố gắng
cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. ( L.V.Re brova 1975)

Tính tích cực của học sinh có sự tương đồng với tính tích cực nhận thức vì
học tập là một trường hợp đặc biệt của nhận thức nên nói tính tích cực học tập
thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức: Tính tích cực nhận thức là trạng


thái hoạt động của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ,
nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức. ( GS. Trần Bá Hoành)
2. Biểu hiện của tính tích cực học tập
Tích tích cực học tập của học sinh được biểu hiện ở nhiều mặt.
- Mặt hành động, học sinh khao khát và tự nguyện trả lời các câu hỏi của
giáo viên hoặc bổ sung những câu trả lời của bạn. ở trong lớp, học sinh tích cực
phát biểu ý kiến, chú ý nghe câu trả lời của bạn, lời giải thích của thầy. Học sinh
hay nêu ra các thắc mắc và đòi hỏi phải giải thích. Biết vận dụng linh hoạt những
kiến thức và khả năng đã có để nhận thức, giải quyết vấn đề mới. Luôn mong
muốn chia sẻ với thầy, với bạn những thông tin mới ngoài nội dung bài học.
- Về mặt cảm xúc, học sinh hào hứng, phấn khởi trong giờ học, biểu hiện
tâm trạng ngạc nhiên trước hiện tượng, thông tin mới, băn khoăn, day dứt trước
những vấn đề phức tạp, những bài toán khó:
- Về mặt ý chí, học sinh tập trung chú ý vào bài học, chăm chú quan sát
đối tượng nghiên cứu. Không nản trí trước những khó khăn, quyết tâm làm bằng
được các bài tập, các thí nghiệm, giải thích bằng được các hiện tượng.
Những biểu hiện về tính tích cực học tập của học sinh đã nêu trên chính là
cơ sở để giáo viên theo dõi học sinh có tích cực hay không, từ đó điều chỉnh đưa
ra phương pháp dạy học phù hợp nhằm khơi dậy hứng thú, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất.
3. Các cấp độ của tính tích cực học tập:
Tính tích cực học tập của học sinh có thể phân ra các cấp độ như sau:
Một là, sao chép, bắt trước: kinh nghiệm họat động của bản thân học sinh
được tích luỹ dần qua việc tích cực bắt trước hoạt động của giáo viên và bạn bè.
Muốn có kĩ năng, kĩ xảo đòi hỏi phải có sự cố gắng trong hoạt động thần kinh,

cơ bắp .


Hai là, tìm tòi, thực nghiệm: học sinh tìm cách độc lập giải quyết vấn đề,
mò mẫm, tìm tòi những cách giải quyết khác nhau và thực hiện để tìm ra lời giải
hợp lý nhất.
Ba là, sáng tạo, học sinh có thể tự nghĩ ra cách giải mới, độc đáo hoặc cấu
tạo ra những bài tập mới, lắp đặt thí nghiệm theo cách mới để chứng minh bài
học.
Đây là mức độ cao nhất trong mức thang nhận thức của học sinh và là mục
tiêu cuối cùng trong nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy của quá trình dạy học.
4. Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập và hứng thú học tập:
Từ lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức
trong quá trình học tập. A.Cômenki xem tạo hứng thú là một trong các con
đường để làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui. J.J.Rutxô dựa
trên hứng thú của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh để xây dựng cách
dạy phù hợp với trẻ. J.Điway cho rằng, việc giảng dạy phải kích thích được hứng
thú, muốn vậy phải cho trẻ độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết
kế, cố vấn trong khi xác định những điều kiện tiến hành có hiệu quả phương pháp
tìm tòi, khám phá. F.Bruno nêu điều kiện đầu tiên là giáo viên phải biết vận
dụng phương pháp nào phù hợp với năng lực, hứng thú và nhu cầu của trẻ. Lý
luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong
quá trình dạy học mà cả đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
trẻ.
Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố
tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.
Ngược lại, phong cách học tập tích cực và độc lập sáng tạo có ảnh hưởng
tới sự phát triển hứng thú và tự giác. F.Bruno cho rằng hứng thú nhận thức được
hình thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá.



II. Phương pháp dạy học tích cực
1. Khái niệm, bản chất của phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp tích cực là một nhóm phương pháp giáo dục dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Tích cực trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là chủ động hoạt
động, trái với thụ động, không hoạt động. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực
thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động.
Có thể thấy rõ đặc điểm của dạy học lấy học sinh làm trung tâm thông qua
bảng sau:
Nội dung

Phương pháp truyền thống

Mục tiêu

Đặt ra cho người dạy, do Đặt ra cho người học, xuất phát từ
người dạy xác định

Phương pháp dạy học tích cực
nhu cầu lợi ích của người học

Phương

Chủ yếu là phương pháp độc Chủ yếu là phương pháp đối thoại

pháp

thoại, thầy thông báo và giữa thầy với trò, trò với trò, trò

truyền đạt kiến thức, trò được trực tiếp tác động vào đối
nghe ghi chép một cách tượng, hoạt động độc lập
máy móc

Kết quả

- Học sinh tiếp thu kiến thức - Học sinh tiếp thu kiến thức chủ
thụ động, ít phát triển tư động, nắm vững kiến thức và phát
duy, dễ mắc phải hiện tượng triển khả năng tư duy


ghi nhớ máy móc

- Học sinh là trung tâm

- Giáo viên là trung tâm
Dạy học theo phương pháp tích cực đề cao vai trò của người học, tôn trọng
lợi ích và nhu cầu của người học. Trong quá trình này học sinh vừa là đối tượng
vừa là chủ thể, mục tiêu, nội dung và phương pháp đều xuất phát từ nhu cầu, lợi
ích của học sinh. Dạy học tích cực không dừng lại ở mục tiêu giúp người học lĩnh
hội kiến thức mà còn chú ý phát triển năng lực tư duy, phương pháp tự học, tự
nghiên cứu và khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động.
2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (HSTT).
Trong quá trình dạy học lấy HSTT, người ta hướng vào việc chuẩn bị cho
học sinh thích ứng với với đời sống xã hội, hoà nhập phát triển cộng đồng, tôn
trọng nhu cầu, lợi ích, khả năng của học sinh. Chú trọng việc phát triển kĩ năng
thực hành vận dụng kiến thức lý thuyết, năng lực phát triển và giải quyết các vấn
đề thực tiễn. Vì phương pháp coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp
tự học, phát huy sự tìm tòi cá nhân hoặc theo nhóm, thông qua việc thảo luận thí

nghiệm, thực hành, thâm nhập thực tế.Giáo viên (GV) quan tâm vận dụng vốn
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh để xây dựng bài
học, kết quả học tập học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của
mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các
mục tiêu của từng phần trong chương trình
Như vậy dạy học lấy HSTT coi trọng lợi ích, nhu cầu cơ bản của học sinh,
là sự phát triển nhân cách. Mọi nỗ lực giảng dạy giáo dục của nhà trường đều
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh bằng hành động của mình, sáng tạo ra
nhân cách của mình, hình thành phát triển bản thân


2.2 Dạy học bằng tổ chức các hoạt động
Theo thuyết hoạt động thì hoạt động là sự tác động của con người vào đối
tượng để đạt mục đích do chủ thể tự đặt ra khi bản thân có nhu cầu nhất định.
Hoạt động của con người xuất phát từ chính nhu cầu của chủ thể không phải do
sự áp đặt bên ngoài và luôn gắn với đối tượng cụ thể. Nhu cầu chỉ nẩy sinh trong
môi trường có đối tượng phù hợp.
Mục tiêu của dạy học truyền thống, đặc biệt từ những năm 60 của thế kỷ
20. Chủ yếu nhằm trang bị kiến thức cho học sinh nên nội dung dạy học chủ yếu
là hệ thống khái niệm, các học thuyết, ít chú ý đến mối liên hệ giữa khái niệm,
học thuyết với thực tiễn
Ngày nay nhu cầu xã hội thay đổi, mục tiêu giáo dục cũng thay đổi từ học
sinh phải biết những gì sang học sinh phải làm được và có thể làm được những
gì? Từ mục tiêu học để biết sang học để biết, học để hành, học để thành người, có
khả năng thích ứng với xã hội. Vì vậy nội dung giáo dục cũng thay đổi theo
hướng chú ý đến mối quan hệ giữa các khái niệm, học thuyết với kỹ thuật, công
nghệ, nhu cầu xã hội.
Phương pháp giáo dục được đổi mới, chú trọng hơn đến hoạt động độc lập
của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được trực tiếp tác động vào đối tượng
nghiên cứu bằng nhiều giác quan, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức dẫn đến hành

động một cách tự giác, chủ động khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức một
cách chủ động.
Một trong những hướng tổ chức hoạt động cho học sinh một cách hiệu quả
nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt
động theo con đường của các nhà khoa học đã khám phá ra kiến thức để học sinh
tự phát hiện, lĩnh hội tri thức và thông qua hoạt động độc lập của mình (trong quá


trình phát hiện lại tri thức) hình thành và phát triển các thao tác tư duy, rèn luyện
phẩm chất tư duy sáng tạo.
2.3 Dạy học chú trọng đến phương pháp tự học, tự nghiên cứu
Trong dạy học tích cực, giáo viên hướng dẫn để học sinh tự lực và chủ
động lĩnh hội kiến thức bằng cách:
- Khuyến khích học sinh khám phá tri thức: giáo viên gợi ý, định hướng,
tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi con đường đi đến tri thức.
- áp dụng qui trình của phương pháp nghiên cứu đặc thù để phương pháp
dạy học dần dần tiệm cận với phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học bộ
môn
Dạy học tích cực tạo được sự chuyển biến từ học thụ động sang học chủ
động, giúp học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, có phương pháp
học tập và có thể tự học suốt đời
2.4. Dạy học cá thể hoá và dạy học hợp tác
Dạy học tích cực dựa trên hoạt động của chính bản thân học sinh. Do đó
mà mang tính cá thể hoá rất cao tuỳ thuộc vào nhu cầu, mục đích của học sinh,
giáo viên tổ chức, hướng dẫn từng học sinh để hình thành nhiệm vụ học tập bằng
hoạt động của chính mình với những thao tác trí tuệ và thời lượng thích hợp.
Trong dạy học tích cực, học sinh được đối thoại với thầy, bạn nên học được
ở thầy, ở bạn sự hợp tác thể hiện rõ nét trong từng bước thảo luận nhóm và thảo
luận chung cả lớp, học sinh được học ở thầy, ở bạn cả nội dung kiến thức phương
pháp tự học, tự nghiên cứu và biết được nhiều cách giải quyết một vấn đề

2.5 Dạy học đề cao việc đánh giá và tự đánh giá
ở dạy học tích cực, đánh giá được tiến hành thường xuyên, tạo điều kiện
khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. Dạy học tích cực,


sau mỗi bài học thường có câu hỏi trắc nghiệm khách quan tạo điều kiện cho
giáo viên kiểm tra nhanh và học sinh có thể tự kiểm tra kết quả học tập của mình
III.Mục tiêu, quan điểm xây dựng SGK và nội dung
chương trình sinh học 11
1. Mục tiêu
1.1 Về kiến thức
- Mô tả được hình thái, cấu tạo sinh lý của cơ thể sinh vật thông qua các
đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật (trong đó cơ thể
người) trong mối quan hệ với môi trường sống, đặc biệt là ảnh hưởng của môi
trường nhiệt đới Việt Nam đến các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh
vật
- Nêu được những đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của
sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế. Nêu
được hướng tiến hoá của giới thực vật và động vật, nhận diện sơ bộ về các đơn vị
phân loại và hệ thống phân loại động, thực vật.
- Có những hiểu biết phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ
chức của sự sống từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần
thể loài, quần xã, sinh quyển.
- Có một số hiểu biết về các quá trình và qui luật sinh học cơ bản ở cấp tế
bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng
và vận động, sinh sản và di truyền, biến dị
- Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất từ vô cơ
đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến con người
- Hiểu được những ứng dụng của sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời
sống. Đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen

nói riêng.


1.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng sinh học:
+ Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm
các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính núp, biết sử dụng kính hiển vi
thu thập và xử lý mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để
tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học
- Kỹ năng tư duy:
Phát triển kỹ năng tư duy thực nghiệm qui nạp, chú trọng phát triển tư
duy lý luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoáđặc biệt là kỹ năng
nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực
tiễn cuộc sống).
- Kỹ năng học tập:
Phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học, biết thu thập, xử lý thông tin,
lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các
báo cáo nhỏ, trình bầy trước tổ, lớp
- Hình thành kỹ năng rèn luyện sức khoẻ:
Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, thể thao thể
dụcnhằm năng cao năng suất học tập và lao động
1.3. Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận
thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kỹ năng học được vào cuộc sống, lao
động, học tập
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề về dân số, sức
khoẻ sinh sản, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS.



2. Quan điểm phát triển chương trình
1. Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, kỹ thuật tổng hợp và thiết thực:
- Chương trình (CT) phải thể hiện được những tri thức cơ bản, hiện đại
trong các lĩnh vực sinh học, ở các cấp độ tổ chức sống, đồng thời phải lựa chọn
những vấn đề thiết yếu trong sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh
và cộng đồng, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi
trường
CT phản ánh những thành tựu mới của sinh học, đặc biệt là lĩnh vực công
nghệ sinh học đang có tầm quan trọng trong thế kỷ XXI và vấn đề môi trường có
tính toàn cầu
CT phải quán triệt quan điểm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
để giúp học sinh thích ứng với những nghành nghề liên quan đến sinh học và tìm
hiểu những ứng dụng kiến thức sinh học trong sản xuất và đời sống.
2. Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá
CT cần quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá. Các đối tượng tìm hiểu
được đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và
môi trường
Các nhóm sinh vật về cơ bản được trình bầy theo hệ thống tiến hoá từ
nhóm có tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức phức tạp.
Các cấp độ tổ chức sống được trình bầy từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn
3. Cấu trúc chương trình THCS và THPT
Các kiến thức sinh học trong CT THCS đề cập đến các đối tượng cụ thể (vi
sinh vật, nấm, thực vật, động vật và người), trong đó chủ yếu trình bầy các kiến
thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Riêng
lớp 9 đề cập tới các mối quan hệ di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường


Đặc điểm CT sinh học phổ thông, các kiến thức sinh học trong CT THPT
được trình bầy theo các cấp độ tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào

-> cơ thể -> quần thể - loài -> quần xã -> hệ sinh thái-sinh quyển, cuối cùng tổng
kết những đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá- sinh
thái.
Các kiến thức được trình bầy trong CT THPT là những kiến thức sinh học
đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung cho
giới sinh vật. Quan điểm này được thể hiện theo các nghành nhỏ trong sinh học:
Tế bào học, Di truyền học, Tiến hoá, Sinh thái học, đề cập những quy luật chung
không phân biệt từng nhóm đối tượng.
CT được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua
các cấp học như CT THPT dựa trên CT THCS và được phát triển theo hướng đồng
tâm, mở rộng. CT THCS đề cập tới các lĩnh vực sinh học: Tế bào, Sinh lý học,
Sinh thái học ở mức độ đơn giản. Do đó, ở CT THPT nội dung của các lĩnh vực
đó được nâng cao lên về chiều sâu và bề rộng.
4. Phản ánh phương pháp đặc thù của môn học
CT phản ánh sắc thái của sinh học là khoa học thực nghiệm, cần tăng
cường phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành mang tính nghiên cứu nhằm
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Mặt khác, CT cần dành thời lượng thích đáng cho hoạt động ngoại khoá như
tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu thiên nhiên, đặc biệt là các lĩnh vực vi sinh
học, di truyền học, sinh thái học
5. Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và quan hệ liên môn:
CT thể hiện được mối liên quan về kiến thức giữa các phân môn, các vấn
đề có quan hệ mật thiết như giữa tế bào học, sinh lý học, sinh thái học, di truyền
học và tiến hoá luận, tâm lý học và giáo dục học. Mặt khác CT cố gắng tích hợp


giáo dục môi trường, giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới tính, giáo dục dân số,
phòng chống HIV/AIDS, ma tuý
CT còn thể hiện sự phối kết hợp với các môn học khác như kỹ thuật nông
nghiệp, toán, vật lý, hoá học, địa lý, tâm lý học, giáo dục học

3. Nội dung chương trình sinh học 11
Sinh học cơ thể động vật và thực vật
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng:
+ Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và Nitơ; các quá trình quang hợp, hô
hấp ở thực vật. Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và nhận biết các chất
khoáng. Thí nghiệm về quang hợp và hô hấp
+ Động vật: Tiêu hoá, hô hấp, hấp thụ, máu, dịch mô bạch huyết và sự vận
chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau, các cơ chế đảm
bảo nội cân bằng. Thực hành: quan sát sự vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Cảm ứng
+ Thực vật: vận động hướng động và cử động trương nước
+ Động vật: cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau, hưng
phấn và dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành: xem phim về
một số tập tính ở động vật
- Sinh trưởng và phát triển:
+ Thực vật: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp: các nhóm chất điều
hoà sinh trưởng ở thực vật; hoócmôn ra hoa và florigen, quang chu kỳ và
phytocrom.
+ Động vật: vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hướng đối với sinh
trưởng và phát triển của động vật. Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến
thái và không qua biến thái
+ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể


- Sinh sản:
+ Thực vật: sinh sản vô tính và vấn đề nuôi cấy mô, tế bào thực vật, vấn đề
giâm, chiết, ghép; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín quả, hạt.
Thực hành: sinh sản ở thực vật
+ động vật: sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản ở động vật: sinh sản vô
tính và sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, con; điều

khiển sinh sản ở động vật và ở người, chủ động tăng sinh ở động vật và sinh sản
có kế hoạch ở người

CHương II. Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng các bài
thuộc chương I, phần A, SGK sinh học 11, ban cơ bản
I. Phân tích chương I chuyển hoá vật chất và năng
lượng
1.Vị trí:
Là chương mở đầu của CT sinh học 11 và nối tiếp việc nghiên cứu các đặc
trưng cơ bản của cơ thể sống ở mức độ cơ thể trên hai nhóm sinh vật cơ bản là
thực vật và động vật.


Phần lớn kiến thức trọng tâm của sinh học 11 được sắp xếp ở chương này.
2. Cấu trúc:
Chương I giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất và năng lượng, gồm 2 phần
Phần A chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 14 bài, từ bài
1 đến bài 14, giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể thực
vật. Các chức năng sinh lý của thực vật được trình bầy từ đơn giản đến phức tạp,
từ hiện tượng đến cơ chế đến cơ chế các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng trong sản
xuất và trồng trọt.
Phần B- chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật gồm 7 bài, từ bài 15
đến bài 21, giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật.
Các đặc điểm sinh lý của cơ thể động vật được trình bầy gắn liền với các đặc
điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan, trình bầy theo chiều
hướng tiến hoá của động vật.
3. Mục tiêu:
3.1 Mục tiêu về kiến thức:
- Nêu được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng là cơ sở của sự sống.
- Nêu được các hoạt động sống xảy ra trong tế bào có mối liên quan phụ

thuộc với các hoạt động sống xảy ra trong các tế bào khác của từng một cơ quan
và của các cơ quan khác trong một cơ thể thực vật và động vật
- Trình bầy được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển và chuyển hoá
vật chất trong cơ thể thực vật và động vật
3.2 Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thí nghiệm (qua các bài thực hành)
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh
- kỹ năng xử lý thông tin, bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, kỹ năng hoạt động
của cá nhân, hoạt động nhóm.


3.3 Về thái độ:
- quan điểm duy vật và thế giới sống
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận
thức và giải thích bản chất và tính quy luật của các hiện tượng của thế giới sống.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kỹ năng học được vào thực tiễn cuộc
sống, học tập, lao động
- Xây dựng ý thức tự giác, và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống

II. Thiết kế bài giảng.
Chương 1:
Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
ở thực vật.

Bài 1 : Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải :



- Trình bầy được đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với
chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương quan giữa môi trường và rễ trong quá trình
hấp thụ nước và ion khoáng.
II. Phương tiện dạy học :
- Máy chiếu, máy tính, các tư liệu ảnh H.1.9 1.13 [6].
- Hình 1.1, 1.2, SGK.
III. Nội dung cần lưu ý :
1. Nội dung trọng tâm.
- Sự thích nghi hình thái cấu tạo của rễ với chức năng hấp thụ nước
và ion khoáng.
- Cơ chế hấp thụ nước.
- Cơ chế hấp thụ ion khoáng.
2. Kiến thức bổ sung :
- Cấu tạo giải phẫu miền lông hút phù hợp với chức năng hút nước.
+ Biểu bì : Một lớp tế bào vách mỏng, xếp sát nhau. Tế bào thường
không có tầng Cutin phủ ngoài.
Lông hút là tế bào biểu bì trên miền hút kéo dài. Sự hình
thành lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc với đất, tạo điều kiện thuận lợi
cho rễ thực hiện chức năng hấp thụ nước và ion khoáng để cung cấp cho
cây.
+ Lớp vỏ gồm :
<1> Vỏ ngoài : Có những tế bào ngấm suberin dày nhưng bên cạnh
những tế bào này lại có những tế bào có vách xenlulozơ để nước và ion
khoáng đi qua.


×