Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải Container tại công ty cổ phần GEMADEPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.9 KB, 115 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế

CHUYÊN Đề TốT NGHIệP
Đề tài:

NÂNG CAO sứC CạNH TRANH CủA DịCH Vụ VậN TảI
CONTAINER TạI CÔNG TY Cổ PHầN GEMADEPT
Giáo viên hớng dẫn
: thS. nGUYễN THị THANH Hà
Sinh viên thực hiện:
Chu Nam Trung
Lớp :
KDQT A
Khoá:
46
Hệ:
chính quy

Hà Nội - 2008
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong suốt những năm qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính
sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Vận tải biển Việt Nam nói
riêng đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Chính sách mở cửa gắn liền với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường Hàng hải Việt
Nam.


Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện
cho các hãng tàu lớn trên thế giới thâm nhập vào thị trường Hàng hải Việt Nam
làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vận tải container là một
lĩnh vực kinh doanh mang tính toàn cầu cao vì vậy chiến lược cạnh tranh lâu dài
và toàn diện để giành thị phần về cho mình ngày càng quyết liệt. Trong bối cảnh
ngành hàng hải Việt Nam còn nhỏ yếu, khả năng đánh mất thị trường vào tay các
đối thủ nước ngoài là rất lớn thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các
hãng tàu Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty cổ phần Gemadept, em nhận
thấy rằng, hãng tàu Gemadept phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các
hãng tàu trong nước và quốc tế. Mặc dù Gemadept vẫn đạt được sự tăng trưởng
cao so với mặt bằng ngành Hàng hải Việt Nam nhưng đã có sự chững lại so với
sự tăng trưởng trong những năm trước đó. Hãng tàu lớn trên thế giới với đội tàu
trẻ, chất lượng dịch vụ luôn ở mức rất cao, cùng với các hãng tàu trong nước
luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần, điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công ty
Gemadept và dường như công ty chưa có biện pháp gì hữu hiệu để có thể cạnh
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tranh lại được. Nếu không có những biện pháp thích hợp và kịp thời thì khả năng
Gemadept đánh mất dần thị phần và thua ngay tại sân nhà là hoàn toàn có khả
năng xảy ra. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là: “Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần
Gemadept” nhằm đưa ra được những giải pháp giúp công ty Gemadept đứng
vững ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của
công ty trong những năm gần đây, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường Hàng
hải Việt Nam, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải Container để đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần

Gemadept.
Nhiệm vụ của chuyên đề:
• Hệ thống hóa lý luận về sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải
container, làm rõ phương pháp luận đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải
container.
• Phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải
container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian vừa qua.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch
vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian tới nói riêng
và các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container khác nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp chính là sức cạnh tranh
của dịch vụ vận tải container, cụ thể khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu sức cạnh
tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept.
- Phạm vi nghiên cứu:
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Về không gian: Thị trường dịch vụ vận tải container đường biển Việt
Nam.
+ Về thời gian: Từ năm 2004 – 2007.
4. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm ba
chương:
Chương I: Lý luận chung dịch vụ vận tải container và sức cạnh tranh
của dịch vụ vận tải container.
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại
công ty cổ phần Gemadept.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept.

Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER VÀ
SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
1.1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
1.1.1. Khái niệm và phân loại container
1.1.1.1. Khái niệm container
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của ISO đã đưa ra định nghĩa tổng
quát về container. Tính cho đến nay thì các quốc gia trên thế giới đều áp dụng
định nghĩa này của ISO.
Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:
- Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay
nhiều công cụ vận tải, các hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
- Có thiết bị riêng thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ
vận tải này sang công cụ vận tải khác.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng
ra.
- Có dung tích không ít hơn 1 khối.
Từ định nghĩa trên ta thấy, container không phải là loại bao bì hàng hóa
thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì hàng hóa.
Container cũng không phải là một công cụ vận tải cũng như một bộ phận của
công cụ vận tải vì nó không gắn liền với công cụ vận tải.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu container là một công cụ
chứa hàng, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có dạng hình hộp, có kích thước

tiêu chuẩn hóa, có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc
xếp như một đơn vị trọng tải, và chuyển tải không phải xếp dỡ lại hàng hóa bên
trong.
1.1.1.2. Phân loại container
o Phân loại theo kích thước container.
+ Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m
3
.
+ Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn và dung tích nhỏ hơn
10m3.
+ Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m
3
.
Để phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container được phát triển và
áp dụng phổ biến đòi hỏi tiến hành tiêu chuẩn hóa container về hình thức bên
ngoài, về trọng lượng, về kết cấu nóc, cửa, khóa container…
Cho đến nay có rất nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu để tiêu chuẩn
hóa container, song tổ chức ISO vẫn là tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất.
Năm 1967, đại diện tổ chức tiêu chuẩ1n hóa của 16 quốc gia thành viên của ISO
đã chấp nhận tiêu chuẩn hóa container của Ủy ban kỹ thuật thuộc ISO.
Bảng 1.1: Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn ISO

hiệu
Chiều cao Chiều rộng Chiều dài Trọng
lượng
Trọng
lượng
Dung
tích
Foot Mm Foot Mm Foot mm

1.A
1A.A
1.B
1.C
1.D
8.0
8.0
8.0
8.0
8.0
2435
2345
2345
2345
2345
8.0
8.0
8.0
8.0
8.0
2435
2435
2435
2435
2435
40.0
40.0
29.1
19.1
9.9

12.190
12.190
9.125
6.055
2.990
30
30
25
20
10
27.0
27.0
23.0
18.0
8.7
61.0
61.0
45.5
30.5
14.3
1.E 8.0 2345 8.0 2345 6.5 1.965 7 6.1 9.1
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.F 8.0 2345 8.0 2345 4.9 1.460 5 4.0 7.0
Nguồn: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, 2002
Theo quy ước thì container loại 1.C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa 20
tấn, dung tích chứa hàng hóa 30,5 m
3
được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho

tất cả các loại container khác và được ký hiệu là TEU (Tweenty feet Equivalent
Unit).
o Phân loại theo vật liệu đóng container.
Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì tên của container được gọi
kèm theo tên của vật liệu đó.
+ Container thép.
+ Container nhôm.
+ Container gỗ dán.
+ Container nhựa tổng hợp.
o Phân loại theo cấu trúc container.
+ Container kín (Closed Container).
+ Container mở (Open Container).
+ Container khung (France Container).
+ Container gấp (Tilt Container).
+ Container phẳng (Flat Container).
+ Container có bánh lăn ( Rolling Container).
o Phân loại theo công dụng của container.
Theo CODE R688 – 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng thì
container được phân loại thành 5 nhóm chủ yếu sau đây:
+ Container chở hàng bách hóa.
+ Container chở hàng rời. (ví dụ như các loại hàng thóc hạt, xà phòng
bột, ngũ cốc…).
+ Container bảo ôn / nóng / lạnh.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Container thùng chứa. ( dùng chuyên chở các mặt hàng nguy hiểm và
hàng đóng rời dạng lỏng như dầu ăn, hóa chất…).
+ Container đặc biệt, container chở súc vật sống.
1.1.2. Dịch vụ vận tải container

1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ vận tải container.
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước hết
chúng ta tìm hiểu thế nào là dịch vụ: Dịch vụ là một loại hoạt động hay lợi ích
được cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc
chuyển quyền sở hữu.
Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải các loại
hàng hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác định
trước.
1.1.2.2. Các loại hình dịch vụ vận tải container
1.1.2.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống vận tải container
Sự ra đời của hệ thống vận tải container
Quá trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng. Mục
đích chủ yếu của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và tổ chức
trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng
chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất.
Thời gian khai thác công cụ vận tải bao gồm thời gian chạy trên đường
và thời gian đỗ tại các điểm vận tải như ga, cảng…
Đối với các phương thức vận tải khác nhau thì tỷ lệ thời gian trên là
không giống nhau.
Muốn rút ngắn thời gian chuyên chở thì phải tăng tốc độ vận chuyển của
công cụ vận tải và giảm thời gian đỗ tại các ga, cảng… Việc tăng tốc độ kỹ thuật
của công cụ vận tải sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế nếu như không giảm
được thời gian đỗ tại các ga, cảng…Do vậy, để tăng năng lực vận tải và năng
suất chuyên chở thì vấn đề cơ bản nhất là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng hóa ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cơ
giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra những kiện hàng thích hợp gọi
là “đơn vị hóa” hàng hóa. Việc hình thành đơn vị hóa hàng hóa trong vận tải có

ba yêu cầu:
- Đơn vị hàng hóa được tạo ra bằng cách gộp nhiều kiện hàng nhỏ, riêng
lẻ với nhau và được giữ nguyên hình dạng, kích thước và trọng lượng trong suốt
quá trình bảo quản, xếp dỡ và chuyên chở.
- Đơn vị hóa hàng hóa phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cơ giới hóa toàn bộ quá trình xếp dỡ tại các điểm vận tải cũng như việc sử dụng
hợp lý các kho hàng, các công cụ vận tải.
- Đơn vị hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Quá trình “đơn vị hóa” hàng hóa trong vận tải hàng hóa diễn ra từ hình
thức thấp đến hình thức cao từ hình thức đơn giản nhất là dùng các loại bao bì
thông thường như kiện bông, hòm chè, bó sắt thép… rồi tới đơn vị lớn hơn là
“khay hàng”. Khay hàng là một dụng cụ dùng để kết hợp nhiều kiện hàng nhỏ
thành một đơn vị hàng hóa lớn hơn nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình
vận tải và xếp dỡ. Phương pháp này giúp giảm 8% tổng chi phí vận tải so với
phương pháp chuyên chở thông thường. Và hình thức hiện nay được áp dụng
phổ biển là container. Container cùng với hàng hóa được xếp trong nó tạo thành
một đơn vị hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Đây được coi là một
phương pháp đơn vị hàng hóa hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất trong vận tải cho đến thời điểm hiện nay. Vậy, bản chất của quá trình
container hóa là việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận
chuyển bằng một dụng cụ đặc biệt có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được
nhiều lần và có sức chứa lớn gọi là container.
1.1.2.2.2 Sự phát triển của hệ thống vận tải container
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử phát triển của phương pháp
chuyên chở container và trong các tài liệu này cũng không thống nhất về thời
điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên. Song nhìn chung, người ta có thể phân

chia sự phát triển của container thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tính đến năm 1955.
Đây là giai đoạn mà một số nước mới bắt đầu thí nghiệm sử dụng
container loại nhỏ vào sử dụng trong chuyên chở đường sắt.
Từ năm 1948 - 1955, việc chuyên chở container được phát triển với tốc
độ nhanh hơn. Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức
vận tải khác như đường biển, ô tô nhưng cũng chỉ áp dụng trong chuyên chở nội
địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình với trọng tải dưới 5 tấn, dung
tích 1-3 khối.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1956 - 1966.
Đây là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong vận tải quốc tế, sử dụng
ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở hàng hóa
bằng container rất cao. Có thể coi đây là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng
container trong chuyên chở hàng hóa. Các hãng tàu của Mỹ như Sea Land
Service, Maillson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu chuyên dụng chở
container.
Trong vận tải quốc tế giai đoạn này xuất hiện nhiều loại container có
kích thước, hình dáng khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyên
chở và làm giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở container.
- Giai đoạn 3: từ năm 1967 – 1980.
Tháng 6 năm 1967, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua
tiêu chuẩn container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế.
Vận tải quốc tế giai đoạn này áp dụng phổ biển các loại container lớn
theo tiêu chuẩn của ISO. Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận
tải container bao gồm vận tải container đường sắt, ô tô.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số lượng container loại lớn, số lượng các công cụ vận tải chuyên dụng
chở container và thiết bị xếp dỡ container tăng nhanh. Các cảng biển, ga đường

sắt biên giới thích hợp với chuyên chở container được xây dựng và cải tạo. Hình
thành các tuyến đường sắt, đường biển chuyên chở container ở châu Âu và trên
thế giới.
Giai đoạn thứ ba là thời kỳ phát triển nhanh chóng và rộng rãi của
phương pháp chuyên chở container trong buôn bán quốc tế. Đến giữa những
năm 1970, chuyên chở container bước sang một thời kỳ mới ngày càng hoàn
thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức, đạt kết quả kinh tế cao.
- Giai đoạn 4: từ năm 1981 tới nay.
Người ta coi đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển sâu của hệ thống
chuyên chở container với việc container được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
cảng biển trên thế giới. Tàu container chuyên dụng được đóng to hơn với sức
chứa lên tới 6000 TEU. Bên cạnh đó các trang thiết bị để phục vụ tàu container
cỡ lớn này được phát triển với tầm dài hơn và sức nặng lớn hơn. Giai đoạn này
cũng là thời kỳ container được vận chuyển đa phương thức.
Một xu hướng đầu những năm của thập kỷ 90 là việc các công ty vận tải
container lớn trên thế giới liên minh với nhau, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài
hay sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh.
Các loại hình dịch vụ vận tải container
Căn cứ vào cách thức gửi hàng
o Dịch vụ gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load).
FCL là phương pháp gửi hàng nguyên container, theo đó người gửi hàng
và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và dỡ hàng hóa khỏi
container. Người ta thuê một hoặc nhiều container để chuyên chở hàng hóa khi
người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container
hoặc nhiều container.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc đóng hàng vào các container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng
hàng hoặc bãi container của người chủ tàu, người chuyên chở. Người gửi hàng

phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng
hàng vào container.
o Dịch vụ gửi hàng lẻ (LCL – Less than container load).
LCL là phương pháp gửi hàng theo đó những lô hàng khác nhau đóng
chung trong một container mà người gom hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng
và dỡ hàng khỏi container. Nếu hàng không đủ đóng nguyên một container, chủ
hàng có thể gửi hàng theo phương pháp gửi hàng lẻ (có thể thông qua người
gom hàng, đại lý).
Người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ gọi là người gom hàng sẽ tập
hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp, phân loại hàng, kết
hợp các lô hàng lẻ đóng vào container và tiến hành các thủ tục theo quy định.
Việc chuyên chở hàng lẻ thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh
doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trong quan hệ hợp đồng với
người gửi hàng, họ chính là người chuyên chở chứ không phải đại lý. Họ phải
chịu trách nhiệm đối với hàng hóa của người gửi hàng trong suốt quá trình từ
khi nhận hàng đến khi giao hàng. Người gom hàng không có phương tiện vận tải
để tự kinh doanh vận tải vì vậy họ sẽ phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế
để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container. Lúc này quan hệ giữa người gom
hàng và người chuyên chở là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.
o Dịch vụ gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL).
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và
phương pháp LCL. Tùy theo những điều kiện cụ thể mà chủ hàng có thể thỏa
thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp.
Phương pháp gửi hàng kết hợp bao gồm:
+ Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL).
+ Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL).
Căn cứ vào loại hàng hóa.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

oDịch vụ gửi hàng bách hóa thông thường.
oDịch vụ gửi hàng đặc biệt.
+ Dịch vụ gửi hàng nguy hiểm: như hàng dễ cháy nổ…
+ Dịch vụ gửi hàng tươi sống.
Căn cứ vào địa điểm giao và nhận hàng hóa với khách hàng.
- Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cửa (door to door).
- Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cảng (port to port).
- Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cảng (door to port)
- Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cửa (port to door)
1.1.2.3 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của quá trình container hóa trong vận tải.
1.1.2.3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Chuyên chở hàng hóa đường biển bằng container đã đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho cả người vận tải lẫn chủ hàng. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của
chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng container là một việc
không dễ dàng. Có những chỉ tiêu được phản ánh bằng những số liệu cụ thể
nhưng cũng có những chỉ tiêu chỉ qua diễn tả.
Để đánh giá đúng và toàn diện hiệu quả kinh tế của hoạt động vận tải
container cần xem xét đến tổng doanh thu và tổng chi phí phải bỏ ra của hoạt
động đó tùy theo giác độ tham gia của các bên với tư cách là chủ hàng hay
người chuyên chở.
Nếu gọi:
+ Tổng doanh thu là R.
+ Tổng chi phí là C.
+ Hiệu quả là E.
Chúng ta có công thức : E = R/C.
Công thức này cho thấy, muốn tăng hiệu quả E thì hoặc là tăng R, hoặc
là giảm C, hoặc là vừa tăng R vừa giảm C. Thực tế, để có những biện pháp trực
tiếp tăng R là một việc rất khó khăn và hạn chế, vì xu hướng chủ yếu trong
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên chở hàng hóa bằng con là tìm mọi biện pháp giảm tối đa những chi phí
bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải container. Vận tải hàng hóa bằng
container đã mang lại điều đó cho cả người chuyên chở cũng như chủ hàng.
- Đối với chủ hàng:
+ Giảm chi phí bao bì vận tải.
Hàng hóa vận chuyển bằng các phương pháp thông thường thì bao bì
hàng hóa đòi hỏi phải thực sự chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Khi
vận chuyển bằng container, chi phí bao bì có thể được giảm bớt do một số hàng
hóa đã được giải phóng khỏi bao bì vận tải hoặc chỉ phải dùng bao bì đơn giản,
rẻ tiền.
+ Giảm chi phí giao hàng.
Chi phí giao hàng bao gồm: cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu
kho, lưu bãi, chi phí bảo quản và các loại chi phí khác… Khi giao hàng bằng
container thì tất cả các chi phí trên đều giảm đáng kể so với khi gửi hàng bằng
phương pháp thông thường.
+ Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa.
Đối với hàng hóa vận tải bằng container thì thời gian xếp dỡ ở cảng rất
nhanh, nhờ có những phương tiện xếp dỡ chuyên dụng, lượng container được
xếp dỡ lên tàu và giải phóng khỏi tàu là rất lớn nên có thể tiết kiệm thời gian lưu
tàu tại cảng. Qua đó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa.
+ Giảm tỷ lệ tổn thất, hao hụt, mất mát hàng hóa trong container từ mức
8% xuống mức 0,5% đến 1%.
Sử dụng container để vận tải hàng hóa an toàn hơn nhiều so với vận tải
thông thường có tỷ lệ tổn thất, hao hụt hàng hóa lên tới 8%.
+ Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết thực hiện các hợp
đồng ngoại thương.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Vận tải hàng hóa bằng container với những ưu điểm của nó như: nhanh
chóng, an toàn… đã góp phần cho chủ hàng thực hiện tốt các điều khoản trong
hợp đồng với khách hàng của mình, nâng cao uy tín trong kinh doanh.
+ Giảm được phí bảo hiểm cho hàng chuyên chở.
Hàng hóa vận tải bằng container có mức độ an toàn cao, do vậy phí bảo
hiểm đối với hàng hóa vận tải theo phương thức này cũng thấp hơn phí bảo hiểm
cho hàng hóa vận tải theo phương thức thông thường. Giảm chi phí bảo hiểm
cũng là giảm giá thành của hàng hóa, hàng hóa có điều kiện tăng sức cạnh tranh,
mang về lợi nhuận lớn hơn cho chủ hàng.
- Đối với người chuyên chở:
+ Giảm đáng kể thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng.
Nhờ việc cơ giới hóa trong xếp dỡ do sử dụng container đã tiết kiệm thời
gian tàu neo tại cảng, tiết kiệm được chi phí lưu tàu cho người vận tải.
+ Tiết kiệm được chi phí xếp dỡ.
Năng suất xếp dỡ container lớn hơn nhiều so với năng suất xếp dỡ hàng
rời. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chủ hàng mà còn mang lại lợi ích
cho người vận tải do hạ được giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh của người
chuyên chở.
+ Tăng năng lực khai thác tàu và khối lượng hàng hóa chuyên chở.
Tàu container có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng và tăng chuyến chuyên
chở so với tàu thông thường, đồng thời có thể chở được một số lượng hàng hóa
lớn hơn nhiều trong cùng một thời gian khai thác. Theo tính toán của các chuyên
gia thì trung bình 13 tuyến xuyên đại dương, 1 tàu container có thể thay thế 4
tàu thường có cùng trọng tải trong việc vận tải hàng hóa. Cá biệt có tuyến, 1 tàu
container có thể thay thế 8 tàu thường cùng trọng tải.
+ Cước phí vận chuyển có khả năng cạnh tranh hơn.
Cước phí tàu container có thể giảm tới 30% đến 40% so với cước phí của
tàu thông thường.
+ Giảm bớt sự khiếu nại về hàng hóa trong chuyên chở.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A

15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do hàng hóa vận tải trong container luôn có mức độ an toàn cao, do vậy
hạn chế tối đa được những khiếu nại do hư hỏng, thiệt hại, mất mát hàng hóa
trong quá trình vận tải, nâng cao uy tín của người chuyên chở trong kinh doanh.
1.1.2.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội
- Tăng năng suất lao động xã hội.
Vận tải hàng hóa bằng container do sử dụng những trang thiết bị tiên
tiến, hợp lý và đồng bộ trong quá trình vận tải, kết hợp với việc tổ chức trong
vận tải đã làm tăng năng suất lao động của ngành Hàng hải. Qua đó góp phần
không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động xã hôi.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của container trong vận
tải hàng hóa là giảm chi phí vận tải. Container hóa trong vận tải hàng hóa đã
giảm bớt được thời gian chuyên chở, giảm chi phí bao bì, xếp dỡ… góp phần
tiết kiệm chi phí sản xuất cho xã hội.
- Tạo điều kiện áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong ngành vận tải, góp
phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Container hóa là một cuộc cách mạng trong vận tải hàng hóa trên toàn
thế giới. Tàu chuyên dụng chở container ra đời, cảng container được xây dựng,
việc bốc xếp hàng hóa được cơ giới hóa, tự động hóa… tất cả đã mở màn cho
cuộc cách mạng công nghệ trong vận tải hàng hóa, góp phần đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
- Đảm bảo an toàn cho lao động ngành nghề trong xã hội.
Container hóa đã giảm đáng kể lao động nặng nhọc của con người trong
quá trình vận tải hàng hóa. Đồng thời tạo ra một môi trường lao động an toàn
hơn nhiều so với các loại hình vận tải thông thường.
1.2 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI
CONTAINER
1.2.1. Khái niệm về sức cạnh tranh của dịch vụ

Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sức cạnh tranh của một sản phẩm của doanh nghiệp là khả năng duy trì
và cải thiện vị trí trên thị trường của sản phẩm đó so với sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh trong một thời gian lâu dài nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được
khách hàng.
Dịch vụ là một sản phẩm vô hình cho nên sức cạnh tranh của dịch vụ
cũng có thể được hiểu là sức cạnh tranh của một sản phẩm. Điểm khác biệt giữa
dịch vụ và sản phẩm hữu hình ở đây là về mẫu mã. Đối với sản phẩm hữu hình
thì mẫu mã sản phẩm chính là kiểu dáng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài của sản
phẩm. Đối với dịch vụ, sự đa dạng về mẫu mã lại thể hiện ở sự đa dạng về dịch
vụ. Ví dụ, cùng một dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, người ta đưa ra nhiều gói bảo
hiểm khác nhau về thời gian, về chế độ bảo hiểm, về tiền phí bảo hiểm…
Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là kết quả của
năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức
cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát
nhất sức cạnh tranh của một quốc gia, doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của một
nước thể hiện ở sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước đó và sức cạnh tranh
của hàng hoá và dịch vụ lại phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các yếu tố tác động tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải
container
1.2.2.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của
ngành Hàng hải nói chung và của dịch vụ vận tải container nói riêng. Vị trí địa
lý là một lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế mà không phải quốc gia nào
cũng có được.
Một quốc gia có biển và nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế thì sẽ có
điều kiện thuận lợi hơn trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải container, có thế
phát triển hệ thống các cảng biển và đây là một nguồn thu lớn nếu biết cách khai

thác hiệu quả. Một ví dụ sinh động nhất đó là sự phát triển thần kỳ của
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Singapore. Trước kia, Singapore chỉ là một làng chài nhỏ bé nhưng nhờ biết tận
dụng lợi thế có được do vị trí địa lý là một quốc đảo nằm trên tuyến đường hàng
hải quốc tế họ đã đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, đẩy mạnh phát triển kinh
tế biển. Với việc vận chuyển 27,9 triệu container năm 2007, Singapore tiếp tục
là cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới. Chính sách này của Singapore
đã làm cho họ phát triển mạnh và đã trở thành một trong những nền kinh tế năng
động nhất khu vực Châu Á hiện nay.
Việt Nam cũng là nước có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ vận
tải đường biển. Với trên 3200 km đường bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam,
nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình
Dương chúng ta hoàn toàn có thể có được những thành công trong phát triển
kinh tế biển như Singapore nếu như có những chiến lược và bước đi hợp lý.
Một quốc gia không có biển, không có vị trí địa lý thuận lợi vẫn có thể
thành lập những đội tàu container để chuyên chở hàng hóa. Tuy vậy họ sẽ không
có được ưu thế như các quốc gia có các cảng biển, do phải bỏ chi phí thuê cảng
ở nước ngoài và việc điều hành các hoạt động kinh doanh gặp những trở ngại
nhất định.
1.2.2.2 Chính trị và luật pháp
Chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn tới tất cả mọi ngành kinh tế,
ngành kinh doanh dịch vụ vận tải container cũng không phải là một ngoại lệ.
Nếu hệ thống chính trị của một quốc gia ổn định, điều này sẽ tạo điều kiện cho
các nhà sản xuất kinh doanh tahm gia vào các hoạt động sản xuất và hoạt động
đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Một nền chính trị ổn định sẽ
tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại hợp tác, giao lưu buôn bán với các
quốc gia khác và theo đó khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên tạo điều
kiện cho dịch vụ vận tải container phát triển.

Luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp và có tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngành Hàng hải. Hệ thống luật pháp của một quốc gia tác động đến hoạt động
kinh doanh dịch vụ container thể hiện trong Hiến pháp, Luật Hàng hải, Luật Vận
tải đường bộ, Luật Vận tải thủy nội địa, Luật Thương mại… Tất cả các văn bản
pháp luật trên tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
vận tải container hoạt động. Nếu như hệ thống pháp luật của một quốc gia có sự
thống nhất với nhau, phù hợp với các thông lệ, tập quán và các công ước quốc tế
thì sẽ tạo cho doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh
doanh của mình.
Hiện nay thì đa số các quốc gia trên thế giới đều miễn trừ cho ngành vận
tải biển khỏi việc áp dụng luật chống độc quyền. Bên cạnh đó thì nhiều công
ước quốc tế và thỏa thuận khu vực ra đời như ISM Code, Tokyo Mou, STCW
78/95… với những quy định ngày càng khắt khe hơn đối với các chủ tàu đòi hỏi
chủ tàu phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện trong quá trình cung cấp dịch vụ
vận tải container ra ngoài biên giới quốc gia.
1.2.2.3 Sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, thất nghiêp, tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái…đều có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế
nói chung. Khi nền kinh tế của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ đẩy
mạnh hoạt động giao lưu buôn bán với bên ngoài, lượng hàng hóa cần vận
chuyển theo đó cũng tăng lên và sẽ tạo ra lượng cầu rất lớn cho dịch vụ vận tải
container. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu giảm mạnh, hoạt động ngoại thương bị chững lại gây ảnh hưởng rất
lớn tới hoạt động của dịch vụ vận tải biển quốc tế.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với
các doanh nghiệp vận tải container. Tiến bộ khoa học công nghệ sê tạo ra những

tàu chở container trọng tải lớn hơn, tốc độ cao hơn, phương pháp xếp dỡ tối ưu
hơn, rút ngắn thời gian vận chuyển và xếp dỡ, tạo điều kiện giảm giá thành vận
chuyển. Tuy vậy không phải quốc gia nào, không phải doanh nghiệp nào cũng
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
có đủ vốn đầu tư để có thể ứng dụng công nghệ mới vào quá trình cung ứng dịch
vụ vận tải container của mình. Tận dụng được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật,
những công nghệ mới vào quá trình vận tải container sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh
rất lớn trên thị trường.
1.2.2.4 Nguồn nhân lực và trình độ quản lý
Nguồn nhân lực luôn là vấn đề sống quyết định sự thành bại đối với mỗi
tổ chức, doanh nghiệp. Người hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải container
vừa phải có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về luật pháp, tập
quán và thương mại quốc tế, nhân sự cấp cao, nhân sự thuộc bộ phận vận tải
quốc tế còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Theo nghiên cứu của cơ quan
bảo hiểm Anh quốc thì có tới 80% vụ tai nạn hàng hải là do con người gây ra.
Tỷ lệ mắc lỗi cao của những người làm việc trực tiếp trên tàu biển đã đặt ra
những vấn đề về an toàn trong vận tải đường biển.
Doanh nghiệp vận tải container sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn khi
đội ngũ nhân sự thực sự có chất lượng cao, nhiệt tình có trách nhiệm với công
việc, được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ và phải luôn phấn đấu vì thành
công chung của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức quản lý của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua
cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, hoạt động và văn
hóa doanh nghiệp. Trình độ quản lý sẽ quyết định cách mà các thành viên hoạt
động và phối hợp với nhau, tổ chức việc tiến hành các hoạt động kinh doanh ra
sao, kiểm tra các hoạt động đó như thế nào… Một doanh nghiệp biết cách tập
hợp, phát huy các cá nhân lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp qua đó
có thể tận dụng được tốt hơn các cơ hội kinh doanh. Đây luôn là một đòi hỏi đặt

ra đối với các nhà quản trị cấp cao. Đối với các nước đang phát triển thì trình độ
quản lý lạc hậu luôn là vấn đề cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2.5. Cơ sở vật chất của vận tải container
1.2.2.5.1 Công cụ vận chuyển container
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau đây là một số loại tàu được sử dụng để chuyên chở container bằng
đường biển:
- Tàu chở hàng bách hóa thông thường.
Đây là tàu chở hàng bách hóa nhưng mỗi chuyến có thể nhận thêm
khoảng 10 – 15 container để chở. Tàu này có thêm một số thiết bị xếp dỡ, chằng
buộc container, container chủ yếu được xếp trên boong.
- Tàu bán container.
Loại tàu này được cải tạo từ loại tàu truyền thống, một phần tàu được
dùng để chở hàng bách hóa, một phần tàu được dùng để chở container.
- Tàu chở sà lan.
Loại tàu này được chuyên dùng để chở sà lan đã được xếp đầy hàng
và/hoặc container. Mỗi tàu này chở được từ 15 – 17 sà lan. Mỗi sà lan lại có thể
chở được từ 350 – 1000 tấn.
Chuyên chở bằng loại tàu này có thể giảm được thời gian xếp dỡ so với
phương pháp xếp dỡ thông thường.
- Tàu chuyên dụng chở container.
Loại tàu này được thiết kế để chuyên chở container, do vậy nó có cấu
trúc hoàn toàn khác so với tàu chở hàng thông thường. Nó có thể xếp container
trong hầm và trên boong với container được xếp thành nhiều hàng, nhiều tầng.
Thông thường loại tàu này có trọng tải rất lớn.
Tàu chuyên dùng chở container có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phương
thức xếp dỡ:
+ Tàu RO – RO (Roll on / Roll off): Loại tàu này gần giống với tàu há

mồm dùng để đổ bộ hoặc tàu phà. Tàu có nhiều boong, giữa các boong có các
đường dốc nghiêng. Để xếp container người ta dùng xe nâng để đưa container từ
trên cảng vào thằng hầm tàu mà không cần đến thiết bị cẩu chuyên dụng của
cảng. Người ta còn có thể cố định container trên một loại khung xe có bánh
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(chassis) và có thể kéo cả container chạy trên chassis lên hoặc xuống tàu.
Phương pháp này có ưu điểm là giải phóng hàng nhanh, rút ngắn thời gian tàu
đỗ ở cảng.
+ Tàu LO – LO (Lift on / Lift off): Loại tàu này có cấu trúc một boong
duy nhất được chia thành nhiều hầm và có vách ngăn giữa các hầm. Hầm tàu
xếp được 6 tầng container và trên boong cũng có thể xếp được khoảng 40% tổng
số container trên tàu. Loại tàu này không có công cụ xếp dỡ riêng mà phải sử
dụng công cụ xếp dỡ của cảng.
+ Tàu có thể biến thành tàu chở container (Convertable con Ship): Loại
tàu này có cấu tạo đặc biệt để có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của hàng hóa vận
chuyển. Nó có một phần hay toàn bộ dung tích chứa hàng có thể chuyên chở
hàng hóa thông thường hoặc container.
Bảng 1.2: Đặc điểm chính của các loại tàu container chuyên dụng
Thế hệ
tàu
Sức chứa
(TEU)
DWT Dài
(m)
Rộng
(m)
Mớn nước
(m)

Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
600 – 1000
1000 – 2000
2000 – 3000
Trên 3500
14000
30000
40000
60000
180
225
290
290
25
30
32
32
9
11
12
Trên 12
Nguồn: Vận tải Bảo hiểm – ĐHNT, 1994
Phương tiện vật chất chính của doanh nghiệp vận tải container đường
biển là đội tàu container và container. Có nhiều tiêu chí để đánh giá đội tàu của
một doanh nghiệp như tuổi tàu, trọng tải, tốc độ… Những tiêu chí này ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành và qua đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Một đội tàu “trẻ” sẽ có năng suất vận tải container cao

hơn một đội tàu “già”, giảm bớt nguy cơ rủi ro xảy ra trên hành trình do tàu
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không đủ khả năng đi biển, hay hạn chế việc phải dừng lại dọc đường để sửa
chữa gây ra chậm chễ trong việc chuyên chở hàng hóa.
Lấy ví dụ thực tế với trường hợp của Việt Nam, đội tàu của chúng ta
nhìn chung tình trạng kỹ thuật là thấp kém, tuổi tàu, loại tàu về cơ bản là không
phù hợp thậm chí lạc hậu so với các đội tàu trong khu vực và thế giới. Trong
thành phần đội tàu Việt Nam thiếu vắng các loại tàu chuyên dụng như tàu chở
khí hóa lỏng, xi măng rời, hóa chất…Đội tàu container thì còn ít ỏi và trọng tải
hạn chế.
Hiện trạng đó đã làm cho sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container
của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới không cao. Đội tàu container
Việt Nam chỉ có thể chuyên chở cự ly ngắn trong khu vực Đông Nam Á, Nam
Trung Quốc và chạy nội địa trong nước. Bên cạnh đó việc tuổi tàu, tình trạng kỹ
thuật của tàu kém lại thường xuyên bị các nước tại cảng đến kiểm tra và không
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công ước quốc tế và ISM Code (Bộ luật Quản lý
an toàn quốc tế) nên bị lưu giữ và hạn chế chuyên chở qua các nước này. Đó là
những khó khăn rất lớn cho đội tàu container Việt Nam để cạnh tranh với các
đội tàu hiện đại trong khu vực và thế giới
Một yếu tố vật chất cơ bản khác của vận tải container chính là các
container. Mỗi doanh nghiệp, hãng tàu vận tải container đều phải có các
container đủ tiêu chuẩn để có thể chuyên chở hàng hóa. Các container này hiện
nay đều được tiêu chuẩn hóa để tiện cho việc chuyên chở và xếp dỡ trên phạm vi
toàn thế giới. Chất lượng container (chủ yếu đánh giá dựa vào mức độ bảo vệ
hàng hóa bên trong), độ bền (chịu được các tác động bình thường trong quá trình
chuyên chở) cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của khách hàng khi
sử dụng dịch vụ của các hãng tàu. Số lượng container của mỗi doanh nghiệp,
hãng tàu phải có sự phù hợp với năng lực vận chuyển của tàu và khối lượng

hàng hóa cần vận chuyển. Nếu như container quá ít hay quá nhiều so với nhu
cầu thì đều gây ra lãng phí, năng suất vận tải không cao.
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc luân chuyển các container một cách khoa học nhất trong quá trình
vận chuyển là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng container và
qua đó cũng tác động trực tiếp lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hãng
tàu. Ví dụ có hàng cần đóng ở Việt Nam, nhưng container rỗng thì lại ở Thái
Lan (chuyên chở hàng xuất khẩu sang Thái Lan) chưa về kịp do một vài lý do
nào đó, khi đó doanh nghiệp có thể để mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh
tranh.
1.2.2.5.2 Cảng, bến bãi container
Yếu tố này luôn luôn gắn liền với quá trình vận tải container và có ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của vận tải container. Các điểm vận tải
container này ngày càng tăng về số lượng và quy mô cũng như chất lượng để
phục vụ tốt nhất cho quá trình chuyên chở container.
Ngày nay các cảng hiện đại đang ở giai đoạn phát triển mạnh với mức
độ chuyên môn hóa ngày càng cao. Các công cụ, phương tiện xếp dỡ, kho chứa
container được thiết kế và chế tạo đặc biệt cho phù hợp với các dây chuyền
chính để có thể đạt được năng suất cao nhất, chất lượng làm hàng tốt nhất, đạt
được tính kinh tế và dễ tự động hóa trong quản lý và khai thác. Cảng biển với ưu
thế về kho bãi, vị trí địa lý, quy chế hải quan, thủ tục hành chính… còn có thể
trở thành trung tâm phân phối hàng hóa cho một nước hoặc cả một khu vực rộng
lớn.
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm cảng biển có thể phục vụ được các
tàu chuyên chở. Phần lớn người ta tiến hành cải tạo và xây dựng cảng truyền
thống thành khu vực riêng biệt để phục vụ chuyên chở container gọi là
“Container terminal”. Trong phạm vi của “Container terminal” có hai khu vực
quan trọng là “Container yard” (CY) và “Container Freight Station” (CFS). CY

là nơi tiến hành việc giao nhận và bảo quản container có hàng và container rỗng
và được bố trí tiếp giáp với bến container. CY thường có diện tích rất lớn, phụ
thuộc vào số lượng container và chiều dài bến container. CFS là nơi giao nhận
và phục vụ hàng lẻ để đóng vào container, tiến hành việc chuyên chở hoặc dỡ
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng lẻ ra khỏi container để giao cho người nhận và CFS thường được xây dựng
ở ngoài phạm vi khu vực cảng.
Các trạm container đường bộ là nơi tiến hành việc giao nhận và bảo
quản hàng hóa bằng container. Ngoài ra còn có thể tiến hành cả việc sửa chữa vỏ
container. Trạm container đường bộ còn là nơi làm các thủ tục hải quan, kiểm
tra, kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu. Các trạm container này thường được bố
trí nằm sâu trong nội địa và được gọi là cảng cạn (Inland Clearance Deport –
ICD) hay cảng thông quan nội địa.
1.2.2.5.3 Công cụ xếp dỡ container
Một trong những điểm thành công của quá trình container hóa là việc
tiêu chuẩn về kích thước, trọng lượng, điểm đầu móc cẩu của container. Nhờ
vậy mà các thiết bị xếp dỡ cũng được sản xuất theo các kích thước phù hợp với
việc xếp dỡ container. Công cụ xếp dỡ container có ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng của dịch vụ vận tải container.
Một số công cụ xếp dỡ container :
- Cần cẩu giàn (Gantry Crane).
- Xe khung nâng hàng (Straddle forklift).
- Cần cẩu tự vận hành (Mobile Crane).
1.2.3. Các công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải
container
1.2.3.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container
Dịch vụ là hướng phát triển chiến lược của các tập đoàn toàn cầu, xu
hướng này hình thành nên một nền kinh tế dịch vụ tại các nước phát triển. Nếu

khu vực chế tạo đòi hỏi đầu tư chi phí hạ tầng cao, thời gian thai nghén sản
phẩm dài, chi phí để phát triển sản phẩm mới lớn, và hứng chịu sự thăng trầm
của chu kỳ sống của sản phẩm, thì dịch vụ có mức đầu tư thấp, thời gian phát
triển nhanh và phát triển một dịch vụ mới không nhất thiết phải đẩy đi toàn bộ
các chi phí đã bỏ ra. Dịch vụ luôn gắn liền với nhu cầu của con người mà nhu
Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
25

×