Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

Đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 195 trang )

1

Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm văn
hoá, kinh tế lớn của cả nước, là nơi giao lưu của nhiều đoàn khách quốc tế,
ngoại giao, du lịch, do đó cũng là nơi bọn tội phạm tập trung gây ra nhiều vụ
án xâm phạm tài sản công dân và người nước ngoài. Trong đó, đặc biệt nổi
lên là tội phạm cướp giật tài sản. Có nhiều thời điểm quần chúng nhân dân
hoang mang lo lắng, bởi bị cướp giật tài sản trên đường phố là một trong
những hiểm hoạ khôn lường mà bất kỳ người dân nào cũng lo sợ, vì bên cạnh
việc bị giật mất tài sản thì tai nạn kèm theo như thương tích, thương tật, thậm
chí tử vong... là điều khó tránh khỏi.
Theo báo cáo tổng kết trong 5 năm của Công an Thành phố Hồ Chí
Minh, thì toàn thành phố xảy ra 7639 vụ cướp giật tài sản công dân, chiếm tỉ
lệ 20,28% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn thành phố
(toàn thành phố xảy ra 37.658 vụ phạm pháp hình sự), gấp hơn 4 lần so với số
vụ cướp tài sản (295 vụ) và gấp hơn 36 lần so với số vụ cưỡng đoạt tài sản
(33vụ). Riêng năm 2004 số vụ cướp giật tài sản công dân xảy ra giảm 7,5% so
với năm 2003 (1307 vụ), nhưng số vụ xảy ra còn rất cao. Năm 2005 xảy ra
1372 vụ cướp giật, tỉ lệ tăng so với năm 2004 là 13,48%. Tuy nhiên, những
con số nói trên chỉ mới là số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân trình báo với
cơ quan chức năng, thực tế số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân không khai
báo còn lớn hơn rất nhiều.
Thời gian gần đây, bọn tội phạm cướp giật tài sản hoạt động với tính
chất ngày càng manh động, tinh vi, quyết liệt, táo bạo hơn, chúng thường hoạt
động có băng nhóm, có tổ chức. Có những vụ chúng giật không được tài sản
chúng còn sử dụng cả vũ khí, hung khí tấn công lại cả lực lượng công an và
những người tham gia truy bắt.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử




2

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống loại tội phạm này và
đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, song tỉ lệ đấu tranh chống tội phạm cướp giật
tài sản chưa thật sự cao, chỉ khám phá 5284/7639 vụ xảy ra (đạt tỉ lệ 69,
78%). Điều đáng lưu ý là số vụ phạm tội có xu hướng gia tăng trở lại, tỉ lệ đấu
tranh chống loại tội phạm này có xu hướng ngày càng giảm. Trong năm 2005,
toàn thành phố xảy ra 1372 vụ, (tăng 163 vụ, tỉ lệ tăng 13,48% so với năm
2004), trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH chỉ khám phá được 1025
vụ (chiếm tỉ lệ 74,71%). Như vậy, trong năm 2005, tội phạm cướp giật có xu
hướng xảy ra nhiều hơn.
Thực tế đó đang đặt ra đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vực
đấu tranh phòng chống của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an
thành phố Hồ Chí Minh đối với tội phạm cướp giật tài sản. Vì vậy, tác giả
chọn đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu là rất cần thiết trong tình hình hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh các loại tội phạm đã được
một số cơ quan ở Bộ, một số trường Công an và các địa phương từng bước
quan tâm và đã có những kết quả nhất định. Việc nghiên cứu về lĩnh vực đấu
tranh chống tội phạm cướp giật tài sản đã có một số luận văn thạc sỹ, đề tài
cấp cơ sở trong các trường Công an nhân dân quan tâm, đặc biệt, đã có một số
báo cáo chuyên án, chuyên đề của phòng chức năng và Công an Quận, Huyện
thực hiện, như đề tài cấp cơ sở “Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm
cướp giật sử dụng phương tiện xe máy tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Thạc
sỹ Nguyễn Văn Công, giảng viên Bộ môn Pháp luật trường Đại học Cảnh sát

nhân dân; Luận văn thạc sỹ “Sử dụng đặc tình hình sự trong điều tra khám

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


3

phá các vụ án cướp giật tài sản của lực lượng cảnh sát hình sự Công an
thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Công Tâm; Khoá luận tốt nghiệp Đại
học Cảnh sát “Điều tra các vụ án cướp giật tài sản công dân do cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành, thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra phòng ngừa” của Vũ Quốc
Công; Khoá luận tốt nghiệp Đại học Cảnh sát “Thực trạng các vụ án cướp
giật tài sản của công dân có đồng phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
và những giải pháp điều tra phòng ngừa” của Nguyễn Đông Triều...Các đề
tài, chuyên đề nêu trên mới chỉ tập trung ở một số khía cạnh của đối tượng
nghiên cứu mà chưa đưa ra đầy đủ, toàn diện về đấu tranh phòng chống tội
phạm này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu sau đây:
- Đánh giá đúng thực trạng tội phạm cướp giật tài sản và kết quả đấu
tranh phòng chống đối với tội phạm này của lực lượng CSĐT tội phạm về
TTXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế hoạt động
đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản.
- Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh cho những năm tiếp theo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục đích nêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ

sau đây:
- Làm rõ một số nhận thức về tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


4

Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2005.
- Khảo sát thực trạng đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản
của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh, từ
đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân của nó.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Họat động đấu tranh phòng chống tội phạm
cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng
chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2001 đến năm 2005.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng
phương pháp cụ thể sau đây:
+ Tổng kết thực tiễn.
+ Thống kê hình sự.
+ Phân tích so sánh.
+ Toạ đàm trao đổi.
+ Chọn điển hình.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


5

7. ý nghĩa của việc nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu khoa học vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn:
- ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào
lý luận về đấu tranh chống tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát
nhân dân.
- ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào
kinh nghiệm công tác của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành
phố Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
ở các trường Cảnh sát nhân dân.
8. Những điểm mới của đề tài
Lần đầu tiên hoạt động của đối tượng phạm tội cướp giật tài sản và đặc
điểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản cũng như hoạt động phòng ngừa, điều
tra khám phá tội phạm cướp giật tài sản ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc. Những giải
pháp, kiến nghị được tác giả nêu ra có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm cướp giật tài sản.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung gồm 3 chương, 7 tiết, kết luận,
các phụ lục cùng danh mục tài liệu tham khảo.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


6

Chương 1
NHậN THứC Cơ BảN Về TộI PHạM CướP GIậT TàI SảN Và HOạT
ĐộNG ĐấU TRANH PHòNG CHốNG CủA LựC LượNG CSĐT TộI PHạM
Về TTXH CôNG AN THàNH PHố Hồ CHí MINH
1.1. Nhận thức cơ bản về tội phạm cướp giật tài sản
1.1.1. Khái niệm về tội phạm cướp giật tài sản
Điều 136 Bộ luật hình sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5
năm”.
Theo nghiên cứu, ở một số tài liệu, giáo trình Luật hình sự, bình luận
khoa học Bộ luật hình sự thì hành vi cướp giật tài sản là hành vi “công khai”
chiếm đoạt tài sản và “nhanh chóng” tẩu thoát.
Tội cướp giật tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của
người khác bằng hành vi nhanh chóng, công khai giật lấy tài sản, với thủ đoạn
lợi dụng sự vướng mắc hoặc sơ hở của người quản lý tài sản.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý
Điều 136 của Bộ luật hình sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định:
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 1 năm
đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù
từ 3 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


7

e) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ
thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm
đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng.
Như vậy, căn cứ vào điều luật thì tội cướp giật tài sản có đặc điểm pháp
lý như sau:
- Khách thể của tội phạm cướp giật tài sản là quyền sở hữu đối với tài sản.
- Mặt khách quan của tội phạm cướp giật tài sản thể hiện ở hành vi
công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác.
Biểu hiện “công khai” ở tội phạm này cho phép chúng ta nhận thức
được tính nghiêm trọng của tội phạm. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


8

sản hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi của mình.
“Nhanh chóng” là dấu hiệu phản ánh tính khẩn trương của người phạm
tội. Đó là thủ đoạn nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt và
nhanh chóng tẩu thoát...Thủ đoạn này được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản, cách thức giữ tài sản...
Từ đặc trưng này cho thấy, tài sản bị người phạm tội cướp giật đương
nhiên phải là những tài sản gọn nhẹ, dễ lấy, dễ mang đi và thường được nạn
nhân mang đi theo trên người hoặc để một nơi lộ liễu, mất cảnh giác. Cũng
được xem là hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp người phạm tội có tác
động đến người chiếm giữ tài sản, song không làm cho họ lâm vào tình trạng
mất khả năng chống cự.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản từ người
khác, kể cả trường hợp người phạm tội bỏ lại tài sản đã cướp giật được để tẩu
thoát. Người phạm tội thực hiện hành vi một cách nhanh chóng với mong

muốn người chủ tài sản không kịp phản ứng và ngăn cản việc chiếm đoạt, và
do vậy họ không có khả năng bảo vệ tài sản.
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội cướp giật tài sản được thực hiện do lỗi
cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản.
- Chủ thể của tội phạm: bất kỳ người nào có có năng lực trách nhiệm
hình sự.
- Hình phạt: Điều luật quy định 4 khung hình phạt:
+ Khung 1 (cấu thành cơ bản): quy định hình phạt tù từ một năm đến
năm năm.
+ Khung 2 (cấu thành tăng nặng): quy định hình phạt tù từ ba năm đến
mười năm đối với các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Có tính chất chuyên
nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; Hành hung để tẩu
thoát; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


9

thương tật từ 11% đến 30%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng
đến dưới 200.000.000 đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Khung 3: quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối với
các trường hợp sau đây: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
+ Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân đối với các trường hợp sau đây: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết
người; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên; Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Nghiên cứu đặc điểm pháp lý của tội phạm cướp giật giúp lực lượng
CSND nhận thức đúng về tội danh, qua đó có thể phân biệt chính xác giữa tội
cướp giật với tội cướp tài sản cũng như với các tội có yếu tố chiếm đoạt, từ đó
chủ động đưa ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.
1.2. Nhận thức cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật
1.2.1. Cơ sở pháp lý của họat động đấu tranh phòng chống tội phạm
cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tình hình kinh tế, văn hoá,
trật tự xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương, chính sách,
pháp luật và những biện pháp thích hợp trong cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm hình sự nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng.
Bảo vệ an ninh quốc gia và TTATXH luôn được coi là một trong
những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước ta. Ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


10

cộng hoà đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để đấu tranh với hành vi phạm
tội nói chung, cướp giật tài sản nói riêng.
Để tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, ngày 27 tháng 6
năm 1985, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Bộ
luật hình sự năm 1985. Bộ luật này đã qui định một cách cụ thể chi tiết về tội
phạm cướp giật tài sản. Trong đó, hành vi cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa được
quy định tại Điều 131, hành vi cướp giật tài sản công dân được quy định tại Điều
154.

Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 (tháng 12/1989,
tháng 8/1991, tháng 12/1992, và tháng 5 năm 1997), để đáp ứng đầy đủ yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nhà Nước ta đã
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những quy định mới đối với hành vi cướp
giật tài sản, tách hai hành vi cướp giật tài sản và hành vi công nhiên chiếm
đoạt tài sản ra làm hai tội độc lập, tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều
136 Bộ luật hình sự năm 1999.
Ngoài Bộ luật hình sự hình sự, Nhà nước ta còn ban hành nhiều đạo
luật và văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng như:
- Điều 12, khoản 2, 3 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh
phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
- Điều 25, Bộ luật TTHS quy định trách nhiệm của các tổ chức và công
dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm như sau:

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


11

1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành
vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ
chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin

báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm
biết.
3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều
kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm
vụ.
- Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh có hiệu quả
với các loại tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống
chính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa đấu tranh
chống tội phạm, ngày 31 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ra Nghị quyết số
09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình
hình mới và cụ thể hoá Nghị Quyết, Thủ tướng Chính đã ban hành quyết định
số 138/1998/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng đã cụ
thể hoá chương trình theo từng nội dung mà đề án đã đề ra. Chẳng hạn như,
Công an thành phố Hồ Chí Minh ban hành:
- Kế hoạch số 38/KH-CATP (PC14) về phòng ngừa đấu tranh chống tội
phạm cướp giật và trộm cắp tài sản công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Kế hoạch số 163/KH-CATP (PV11): Chuyên đề về phòng ngừa và
đấu tranh kéo giảm tội phạm gây án cướp giật và trộm cắp tài sản...
Như vậy, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Thành phố Hồ
Chí Minh có đầy đủ cơ sở pháp lý để đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


12

tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Những vấn đề cần làm rõ trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản

Quá trình chứng minh tội phạm là quá trình tiến hành những biện pháp
điều tra theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểm
tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng, minh tội phạm. Những vấn đề phải
chứng minh trong vụ án hình sự là hệ thống các tình tiết của vụ án mà cơ
quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ để giải quyết vụ án theo đúng quy định
của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật hình sự quy định về tội cướp giật tài sản và
quy định tại Điều 63 Bộ luật TTHS, trong giai đoạn khởi tố, điều tra loại tội
phạm này, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH cần phảI làm rõ những vấn đề
sau đây:
- Có hành vi cướp giật tài sản xảy ra hay không
Trước tiên CQĐT phải chứng minh có hành vi phạm tội cướp giật tài
sản xảy ra hay không hay chỉ là một vụ va quẹt, vụ tai nạn, nạn nhân bị té ngã,
bị rơi mất đồ vật, mất tài sản...Muốn chứng minh được vấn đề này, CQĐT
phải thu thập những tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi xảy ra có đủ các
dấu hiệu pháp lý đặc trưng được qui định trong cấu thành tội phạm cướp giật
tài sản.
- Thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm cướp giật tài sản
Làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra vụ cướp giật là cơ sở để tiến hành các
họat động điều tra ban đầu, truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng. Phải làm rõ
địa điểm xảy ra tội phạm có những đặc điểm gì, chẳng hạn nơi vắng vẻ, hay là
chợ, khu trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc, mật độ người qua
lại khu vực nơi tội phạm xảy ra. Bên cạnh đó phải làm rõ hành vi phạm tội
xảy ra vào lúc nào, ban ngày, buổi trưa, buổi tối hay đêm khuya...những yếu
tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như gây khó khăn cho đối tượng thực

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


13


hiện hoạt động phạm tội. Để làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra vụ cướp giật
cần tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can.
- Người bị hại trong vụ án cướp giật tài sản là những ai
Trong quá trình điều tra cần làm rõ người bị hại trong vụ án cướp giật,
như họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở, mức độ thương tật (nếu có). Đây là nội
dung hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình điều tra vụ án
cướp giật tài sản. Để làm rõ được cần tiến hành lấy lời khai người làm chứng,
người bị hại, trưng cầu giám định mức độ thương tật, thẩm tra xác minh nhân
thân người bị hại và hỏi cung bị can. Trường hợp không biết người bị hại là ai
thì phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để truy tìm họ.
- Tài sản mà bọn tội phạm chiếm đoạt.
Chứng minh làm rõ tài sản bị chiếm đoạt, số lượng, giá trị, nguồn gốc
của những tài sản đó là căn cứ để xác định mức độ thiệt hại và mức độ nguy
hiểm của tội phạm. Những tài liệu phản ảnh về những tài sản bị chiếm đoạt có
thể thu thập được thông qua các biện pháp lấy lời khai người bị hại, người
làm chứng, khám xét, hỏi cung bị can...
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, CQĐT có thể phải làm rõ mức độ,
hậu quả mà tội phạm đã gây ra, đặc biệt như là thủ đọan táo bạo liều lĩnh,
công khai, trắng trợn chiếm đọat tài sản trên đường phố giữa ban ngày, có
đông người qua lại.
Việc làm rõ tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi của thủ phạm gây ra
là cơ sở để đánh giá tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm, làm căn cứ
để truy cứu trách nhiệm hình đối với người phạm tội.
- Thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội.
Trong quá trình điều tra cần cần làm rõ hành vi “công khai” và “nhanh
chóng” chiếm đọat tài sản của người phạm tội, đặc biệt làm rõ thủ đọan lợi
dụng sơ hở của chủ tài sản, hoặc dàn cảnh làm cho nạn nhân sơ hở mất cảnh

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử



14

giác, nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đọat và nhanh chóng tẩu
thoát. Những chứng cứ về thủ đọan gây án có thể thu thập được trong quá
trình lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can.
- Người thực hiện hành vi phạm tội và có đồng phạm không hay
không?
Trong quá trình điều tra cần phải chứng minh làm rõ ai là người thực
hiện hành vi phạm tội, tuổi và năng lực nhân thân của người phạm tội, có
đồng phạm không. Nếu có đồng phạm cần chứng minh làm rõ vai trò, vị trí
của từng bị can trong vụ án, ai là người tổ chức thực hiện tội phạm và làm rõ
đặc điểm nhân thân của từng bị can trong vụ án.
Để làm rõ được những vấn đề trên cần tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời
khai người làm chứng, người bị hại. Đối với những vụ cướp giật tài sản do đối
tượng có tiền án, tiền sự gây ra cần phải lấy trích lục tiền án, tiền sự thật đầy
đủ để đưa vào hồ sơ vụ án.
- Động cơ và mục đích phạm tội.
Động cơ và mục đích phạm tội cướp giật tài sản được phản ánh ở động
cơ tư lợi và mục đích chiếm đoạt tài sản. Để làm rõ vấn đề này cần phải đánh
giá đặc điểm hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân của thủ phạm và giá trị tài
sản mà thủ phạm định chiếm đoạt hay đã chiếm đoạt thông qua việc hỏi cung
bị can, lời khai người bị hại, người làm chứng.
- Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người
thực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho quá trình xét xử đúng tính chất mức
độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời đảm bảo đường lối đấu tranh chống tội
phạm của Đảng và Nhà nước ta là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn
áp kết hợp với giáo dục cải tạo”. Chính vì vậy, mà trong quá trình điều tra vụ

án cướp giật tài sản Cơ quan CSĐT phải tiến hành áp dụng các biện pháp điều

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


15

tra phù hợp để thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can.
Chẳng hạn như cần làm rõ bị can phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái
phạm nguy hiểm; mức sống và điều kiện sống của bị can trong thời điểm gây
án như thế nào; bị can thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội hay không...
Ngoài ra cần thu thập thêm những tình tiết khác về nhân thân của người phạm
tội.
- Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi cướp giật tài sản.
Trong quá trình điều tra vụ án cướp giật tài sản CQĐT phải thu thập
đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm rõ nguyên nhân và điều kiện để thủ phạm thực
hiện hành vi phạm tội cướp giật tài sản. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đến
công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm này trong thời gian tới. Nếu
chúng ta tìm được các nguyên nhân cũng như sơ hở, thiếu sót trong công tác
phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản thì sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng
các phương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.
Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thủ phạm phạm tội
cướp giật tài sản như do nghiện ma tuý, cờ bạc, do máu “yêng hùng”, do chơi
bời trác táng, do điều kiện quản lý giáo dục còn có phần hạn chế hay do sự
dạy dỗ, quản lý của gia đình không đúng, từ đó, dẫn đến việc tác động xấu
đến tư tưởng của đối tượng và đối tượng đã đi đến phạm tội. Đồng thời những
thiếu sót trong quản lý địa bàn, quản lý đối tượng của các cơ quan nhà nước,
đặc biệt là sự mất cảnh giác của người bị hại trong việc quản lý tài sản... cũng
tạo điều kiện để đối tượng thực hiện tội phạm.

Tóm lại, những vấn đề cần chứng minh đã nêu trên là mục tiêu cần đạt
được trong quá trình điều tra một vụ án cướp giật tài sản. CQĐT và Điều tra
viên phải thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần chứng
minh.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


16

1.2.3. Nhận thức cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật
tài sản
1.2.3.1. Khái niệm về hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, nhằm ngăn chặn, hạn chế làm và từng
bước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Hoạt động phòng ngừa tội
phạm là hoạt động rất phức tạp, đa dạng với sự tham gia của đông đảo các lực
lượng, tổ chức xã hội... vì vậy, để phòng ngừa tội phạm cần phải giải quyết tốt
các nhiệm vụ như nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình
trạng phạm tội cũng như của tội phạm cụ thể; soạn thảo các giải pháp, biện
pháp phòng ngừa tội phạm và tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
Phòng ngừa tội phạm có nghĩa là không để cho một thành viên của xã
hội phải bị xử lý bằng pháp luật. Muốn vậy phải thủ tiêu các nguyên nhân
điều kiện của tình trạng tội phạm. Mông-te-xki-ơ, một nhà xã hội không
tưởng trong cuốn “Về tinh thần các đạo luật” xuất bản giữa thế kỷ XVIII cho
rằng: “Nhà làm luật thông minh không hẳn chỉ là quan tâm đến các hình phạt
đối với các tội phạm mà chủ yếu là quan tâm về việc phòng ngừa tội phạm”.
Điều đó cho thấy công tác phòng ngừa tội phạm mang tính nhân đạo cao.

Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp giật là việc tiến hành
đồng bộ các biện pháp, sử dụng đồng bộ nhiều lực lượng, trong đó lực lượng
CSĐT tội phạm về TTXH làm nòng cốt, phối hợp với các ngành, tổ chức xã
hội và mọi công dân để chủ động phối hợp các ngành, tổ chức xã hội và mọi
công dân nhằm khắc phục những sơ hở thiếu sót trong các mặt công tác của
mình không để đối tượng phạm tội cướp giật có thể lợi dụng hoạt động phạm
tội. Trên cơ sở nghiên cứu để thấy được những nguyên nhân trực tiếp làm nẩy

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


17

sinh loại tội phạm này với công tác phòng ngừa, đòi hỏi phải khắc phục được
những nguyên nhân đó nhằm chủ động phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp
giật không để cho chúng có thể gây án. Với chức năng của mình, lực lượng
CSĐT tội phạm về TTXH cần chủ động phối hợp với các lực lượng khác để
huy động sức mạnh và lực lượng của toàn xã hội tham gia vào công tác phòng
ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp giật một cách có hiệu quả.
1.2.3.2. Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm là các cá nhân, tổ chức có
trách nhiệm và quyền hạn hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm. Ngoài ra sự tham gia của mọi công dân có ý nghĩa tích cực trong việc
phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, do mỗi lực lượng, mỗi tổ chức, mỗi công dân khi tham gia
phòng ngừa tội phạm lại có chức năng, nhiệm vụ, vị trí khác nhau trong hệ
thống phòng ngừa tội phạm, vì thế cần phải xác định rõ vai trò của từng lực
lượng (chủ thể) tiến hành phòng ngừa tội phạm. Quan điểm đó chính là nền
tảng quan trọng để tiến hành các hoạt động điều tra chống tội phạm của các
lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH.

Phòng ngừa tội phạm cướp giật cũng chính là tiến hành phòng ngừa đối
với một hiện tượng xã hội. Do đó tiến hành hoạt động phòng ngừa phải phát
huy mọi lực lượng của toàn xã hội trong đó có cơ quan chuyên môn, lực
lượng nòng cốt, chủ công là CSĐT tội phạm về TTXH.
1.2.3.3. Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật rất đa dạng, được áp
dụng phù hợp với mỗi loại chủ thể khác nhau, trong mỗi lĩnh vực của hoạt
động đời sống xã hội và ở mỗi địa bàn khác nhau, những biện pháp đó được
chia thành hai loại: Biện pháp phòng ngừa xã hội và biện pháp phòng ngừa
nghiệp vụ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


18

- Biện pháp phòng ngừa xã hội: là hoạt động phòng ngừa tội phạm
đựơc tiến hành trên bình diện xã hội, được áp dụng các biện pháp mang tính
xã hội và có sự tham gia của các lực lượng của toàn xã hội. Tuy nhiên, những
biện pháp phòng ngừa này phải được dựa trên cơ sở hướng dẫn về mặt nghiệp
vụ của cơ quan chuyên môn. Với chức năng của mình, để sử dụng được các
biện pháp phòng ngừa xã hội, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH cần tiến
hành một số công tác cụ thể sau đây:
+ Lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH làm tốt công tác tham mưu lãnh
đạo Công an các cấp, trên cơ sở đó, lãnh đạo công an các cấp tham mưu cho
Đảng, chính quyền nhằm tích cực chủ động phòng ngừa bằng các hoạt động:
Huy động các cơ quan ban ngành trong toàn xã hội làm tốt chức năng của
mình góp phần xây dựng xã hội mới về mọi mặt, chủ động đấu tranh bài trừ tệ
nạn xã hội, cướp giật, trộm cắp và các hiện tượng xã hội tiêu cực khác, kịp
thời phát hiện xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, lực lượng

CSĐT tội phạm về TTXH cần phối hợp với các lực lượng hữu quan để xây
dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân về đạo đức lối
sống, về ý thức cảnh giác, tôn trọng pháp luật và các quy tắc của đời sống
cộng đồng.
+ Tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân nhận thức rõ quy luật
hoạt động và hậu quả tác hại của tội phạm cướp giật, từ đó có ý thức cảnh
giác, tự bảo vệ mình, bảo vệ tài sản, tự giác tham gia trong đấu tranh phòng
chống tội phạm cướp giật.
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng Nhà nước và xã
hội tham gia phòng chống tội phạm cướp giật.
- Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ: Phòng ngừa nghiệp vụ là hoạt động
phòng ngừa tội phạm do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH sử dụng các biện
pháp, các phương tiện, nghiệp vụ của mình nhằm phòng ngừa ngăn chặn và phát

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


19

hiện tội phạm cướp giật, không để cho chúng xảy ra. Để thực hiện được vấn đề
đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH tiến hành các biện pháp cụ thể sau:
+ Tiến hành công tác điều tra cơ bản những địa bàn, khu vực tập trung
nhiều khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, nơi mà khách có tài sản thường lui tới,
tiệm cầm đồ, tiệm vàng, cửa hàng điện thoại di động, nơi tiêu thụ tài sản do
cướp giật gây ra...những tuyến phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội, đồng thời
lên danh sách số người làm các nghề kinh doanh đó.
+ Tiến hành công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi quản lý đối tượng có
tiền án, tiền sự hoặc có nghi vấn về hoạt động cướp giật, có biện pháp thu
thập tài liệu về họ và sử dụng các biện pháp tác động kịp thời như: răn đe,
cảnh cáo hoặc lập hồ sơ đề nghị đưa vào các Cơ sở giáo dục, Trường giáo

dưỡng.
+ Xây dựng và sử dụng có hiệu quả MLBM, đặc biệt là mạng lưới cơ
sở bí mật ở các địa bàn, tuyến phức tạp về tệ nạn xã hội và tội phạm cướp
giật, trộm cắp ... nhằm mục đích thu thập và phát hiện kịp thời những tin tức
về đối tượng gây án và các băng, nhóm, tổ chức tội phạm cướp giật đang
được hình thành và phát triển. Biện pháp này có tác dụng trong việc phát hiện
những tin tức ban đầu về hoạt động phạm tội, đồng thời, còn có thể sử dụng
phục vụ công tác điều tra phát hiện tội phạm bằng các kế hoạch trinh sát cần
thiết như đi sâu vào băng, ổ, nhóm, đường dây, tổ chức tội phạm cướp giật.
+ Phối hợp với các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng tạo điều
kiện công việc làm cho những người thiếu việc làm ổn định, đưa các đối
tượng nghiện ma tuý đi cai nghiện, mở các trung tâm chữa bệnh cho những
người đã là nạn nhân của tệ nạn xã hội, giúp họ từ bỏ con đường lầm lỗi trước
đây.
+ Tiến hành các chiến dịch truy quét, tiến công thường xuyên, liên tục,
tuần tra kiểm soát (kể cả công khai và bí mật) trên các tuyến, địa bàn trọng

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


20

điểm phức tạp về an ninh trật tự có liên quan đến hoạt động phạm tội cướp
giật của bọn tội phạm.
+ Tiến hành điều tra, khám phá khẩn trương, kịp thời và xử lý nghiêm
khắc đối với những hoạt động phạm tội cướp giật.
Để đảm bảo thực hiện được những biện pháp phòng ngừa như trên, lực
lượng CSĐT tội phạm về TTXH phải làm tốt một số công việc sau:
- Tiến hành điều tra nghiên cứu, nắm vững tình hình diễn biến của tội
phạm cướp giật.

- Xây dựng chương trình kế hoạch phòng ngừa tội phạm cướp giật một
cách chi tiết, cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết hợp với các cơ quan Nhà nước, các ngành và đoàn thể quần
chúng nhân dân cùng tiến hành phòng ngừa tội phạm cướp giật theo một kế
hoạch thống nhất.
- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết để phục vụ cho
công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật như: phương tiện giao thông, công
cụ hỗ trợ, phương tiện tuyên truyền...
Tội phạm cướp giật có thể xảy ra ở địa bàn này, lĩnh vực này hay địa
bàn khác, lĩnh vực khác. Vì thế, một trong các yêu cầu rất lớn, cấp bách là
phải bằng mọi biện pháp để phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý tội phạm
cướp giật một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất... muốn làm được như vậy,
chúng ta phải làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm
cướp giật tài sản nói riêng, giúp cho công tác điều tra khám phá tội phạm
cướp giật có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm tỉ lệ
tội phạm ẩn, kỷ cương pháp luật được đảm bảo.
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa tội
phạm học và các môn khoa học khác.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


21

1.1 Khái niệm.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới phục vụ lợi ích xã
hội, loài người đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhiều ngành khoa học khác
nhau.

Đã từ lâu, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tiến tới làm giảm và loại trừ tội
phạm đã trở thành một trong những mối quan tâm chú ý của các Nhà nước
dưới mọi chế độ chế độ xã hội khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực và phức tạp, đòi hỏi con người
cần phải không ngừng nghiên cứu để nhận thức đầy đủ về hiện tượng này. Tội
phạm là gì? Nó được hình thành phát triểnvà tồn tại theo những quy luật nào?
Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác động ra
sao?...Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh chống tội
phạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Kết quả của
quá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần thiết về hiện
tượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh chống tội
phạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp phòng
chống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ. Bước đầu được phản ánh tản
mạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ mỉ sâu
sắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp lý, khoa
học xã hội. Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh mẽ theo
hướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu tranh
chống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc lập
chuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của tội
phạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn chế

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


22

sự tác động của hiện tượng này. Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về tội
phạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội phạm học”

là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la tinh) và
Logos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp). Vậy tội
phạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên cứu về
tội phạm”. Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa học luật
tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá nhà
nghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học được
giới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
-

Tình trạng tội phạm.

-

Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.

-

Nhân thân người phạm tội

-

Biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm
và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và các biện
pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.

Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta,
Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của công cuộc bảo vệ
vững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh kiên quyết
và triệt để chống các loại tội phạm hình sự. Điều đó đang đặt ra những nhiệm
vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế trong nghiên cứu tội
phạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một cách có hiệu quả với

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


23

chúng. Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội phạm là vấn đề có ý
nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự, giữ
vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đó là
những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiên
cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đối
tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạt
động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã được
xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiên
cứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân
thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Có thể xác nhận rằng việc định
ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đó
phản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theo
một trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luật
hoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tội
phạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đi

sâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhân
thân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòi
biện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm. Cách xác định như trên còn cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệ
thống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiên
cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không cho
phép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiên
cứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học. Trong lý luận Tội phạm học người

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


24

ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bản
hoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa học
tội phạm.
Các đối tượng nghiên cứu và nội dung cơ bản của Tội phạm học bao
gồm:
2.1.1 Tình trạng tội phạm.
Tình trạng tội phạm là hệ thống các sự kiện phạm tội cụ thể được diễn
ra trong hệ thống quốc gia hoặc khu vực trong một thời gian nhất định. Như
vậy có nghĩa là xem xét mhư một hiện tượng xã hội nhằm nắm vững bản chất
của nó cũng như các yếu tố cấu thành có tính đặc trưng của hiện tượng xã hội
này.
Đối với nhóm đối tượng này cần phải xoay quanh các nội dung cơ bản
sau:
- Nghiên cứu tình trạng hoạt động của tội phạm, cấu trúc và động thái
của Tình trạng tội phạm nói chung cũng như từng loại tội phạm cụ thể trong

phạm vi cả nước và ở mỗi vùng dân cư. Những nội dung này phản ánh số
lượng và tính chất hoạt động của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ
thể trong mỗi thời kỳ, mỗi địa phương khác nhau.
- Nghiên cứu các mối quan hệ tác động qua lại giữa Tình trạng tội
phạm với các hiện tượng và các quá trình xã hội khác (CT,KT, VH, GD…)
hoặc với những hình thức khác nhau của hành vi tiêu cực (lười biếng, suy
thoái về đạo đức, tệ nạn xã hội ).
Nghiên cứu làm rõ những nội dung đã chỉ ra trong nhóm đối tượng
nghiên cứu trên cho phép chúng ta đánh giá một cách khái quát về Tình trạng
tội phạm nói chung trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cụ thể, đồng
thời có thể đề ra phương hướng chung, biện pháp tổng hợp trong việc phòng
ngừa ngăn chặn tội phạm.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


25

1.2.2. Nguyên nhân nảy sinh tình trạng tội phạm và điều kiện tạo thuận
lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội là một trong những nội dung tất yếu
của sự phát triển và tồn tại trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp các sự vật hiện
tượng tiêu cực xã hội tác động đến con người và là hành vi phạm tội. Vì vậy
cần phải xem xét phân loại một cách khoa học các loại nguyên nhân, điều
kiện khách quan, chủ quan, trực tiếp, dán tiếp, chủ yếu thứ yếu, bên trong, bên
ngoài…điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức tội phạm và sử
dụng biện pháp phòng ngừa chúng.
- Cần thiết phải có quan điểm rõ ràng trong phân biệt giữa nguyên nhân
và điều kiện, mối quan hệ tác động giữa nguyên nhân và điều kiện trong quá
trình tác động đến hành vi phạm tội.

- Nghiên cứu tìm ra cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện tội
phạm đối với hành vi của con người phạm tội (các yếu tố tiêu cực về kinh tế,
tư tưởng, tâm lý, giáo dục…tác động đến con người như thế nào trong quá
trình đãn đến việc phạm tội).
Trong điều kiện trình độ lý luận về tội phạm ở nước ta hiện nay chưa
được phát triển hoàn hảo, trong việc nghiên cứu và xác định nguyên nhân,
điều kiện của Tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể còn nhiều vấn
đề cần phải xem xét để đi đến thống nhất quan điểm. Chẳng hạn còn có sự
nhầm lẫn giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội, giữa nguồn gốc tội phạm
và nguyên nhân, điều kiện tội phạm…điều đó dẫn đến việc xem xét đánh giá
vấn đề nguyên nhân và điều kiện tội phạm còn có sự khác nhau. Từ đó cho
thấy, tính cấp bách của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tội phạm
trong khoa học Tội phạm học ở nước ta.
1.2.3. Nhân thân người phạm tội.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


×