Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S – GVC Vũ Ngọc
Doanh. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu, cũng như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy
học Ngữ Văn, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Hà Nội ngày 02/05/2010
Sinh viên
Nguyễn Hồng Linh
1
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định kết quả của đề tài “Thi pháp thể loại với việc hướng
dẫn đọc – hiểu các tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT” không có
sự trùng lặp với kết quả của các đề tài khác.
Khóa luận này là kết quả sự nghiên cứu của bản thân tôi!
Hà Nội ngày 02/05/2010
Sinh viên
Nguyễn Hồng Linh
2
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề .................................................................................... 3
2.1 Những công trình nghiên cứu về thi pháp ........................................ 3
2.2 Những công trình nghiên cứu về thể loại ......................................... 4
2.3 Những công trình nghiên cứu về đọc – hiểu .................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7
6. Đóng góp khóa luận .......................................................................... 8
7. Bố cục khóa luận ............................................................................... 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG………………….….9
1. Thi pháp thể loại, thi pháp tự sự ........................................................ 9
1.1 Thi pháp thể loại .............................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm thi pháp ....................................................................... 9
1.1.2 Thể loại và thi pháp thể loại........................................................ 12
1.1.2.1 Thể loại ................................................................................... 12
1.1.2.2 Thi pháp thể loại ...................................................................... 16
1.2 Thi pháp tự sự và thi pháp tự sự trung đại ..................................... 17
1.2.1 Loại hình tự sự ........................................................................... 17
1.2.2 Thi pháp thể loại tự sự ................................................................ 22
1.2.3 Thi pháp tự sự trung đại.............................................................. 22
1.2.3.1 Khái niệm văn học trung đại .................................................... 22
3
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
1.2.3.2 Thi pháp cốt truyện .................................................................. 24
1.23.3 Thi pháp nhân vật ..................................................................... 25
1.2.3.4 Thi pháp ngôn ngữ ................................................................... 26
1.3 Thi pháp với tiếp nhận văn học...................................................... 27
1.3.1 Tiếp nhận văn học ...................................................................... 27
1.3.1.1 Cơ sở tiếp nhận văn học........................................................... 28
1.3.1.2 Các bước tiếp nhận văn học ..................................................... 29
1.3.1.2.1 Hoạt động đọc (văn bản) ....................................................... 29
1.3.1.2.2 Hoạt động phân tích (văn bản) .............................................. 29
1.3.1.2.3 Hoạt động cắt nghĩa (văn bản) .............................................. 31
1.3.1.2.4 Hoạt động bình giá (văn bản) ................................................ 31
1.3.1.3 Những khó khăn khi tiếp nhận văn học .................................... 32
1.3.2 Tiếp nhận văn học từ hướng thi pháp.......................................... 32
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 33
CHƯƠNG 2 ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ TRUNG ĐẠI
THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP…………………………….35
1. Khái quát về đọc – hiểu ................................................................... 35
1.1 Thế nào là đọc – hiểu..................................................................... 35
1.2. Các bước đọc – hiểu ..................................................................... 36
1.2.1 Đọc thông, đọc thuộc .................................................................. 36
1.2.2 Đọc kĩ, đọc sâu ........................................................................... 37
1.2.3 Đọc hiểu, đọc sáng tạo ................................................................ 38
1.2.4 Đọc ứng dụng, đọc đánh giá ....................................................... 39
2. Đọc – hiểu tác phẩm trung đại trong nhà trường THPT ................... 39
2.1 Các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT ............... 39
2.2 Vị trí và tầm quan trọng................................................................. 40
4
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
2.3 Vấn đề dạy học các tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT
hiện nay............................................................................................... 40
2.4 Dạy học tác phẩm tự sự trung đại theo thi pháp thể loại ................ 42
2.5 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại theo đặc trưng
thi pháp văn học trung đại ................................................................... 46
2.5.1 Đọc – hiểu cốt truyện ................................................................. 49
2.5.2 Đọc – hiểu nhân vật .................................................................... 56
2.5.2 Đọc – hiểu ngôn ngữ .................................................................. 64
CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM...................................69
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ .......................................................................................... 70
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác ............. 85
KẾT LUẬN….…………………………………………………86
5
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn chương là “một thứ vũ khí vô song” có tác dụng bồi dưỡng tâm
hồn và hoàn thiện nhân cách con người, M.Gorxki đã từng nói “Văn học là
nhân học” nên chúng ta phần nào thấy được vai trò quan trọng của bộ môn
nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ này. Trong nhà trường trung học phổ
thông bộ môn Ngữ văn là một trong những môn học chủ đạo. Theo GS. Trần
Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”
NXBGD: “Mục đích, ý nghĩa của môn giảng văn trong nhà trường là giúp
học sinh cảm thụ đầy đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng
và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm. Từ đó mà giáo dục cho
các em nhận thức, tư tưởng, tình cảm đạo đức và cả tư duy ngôn ngữ nữa”.
Không những vậy, dạy văn là dạy cho học sinh phương pháp đọc, kĩ năng
đọc, năng lực đọc để các em có thể hiểu bất cứ tác phẩm nào cùng loại. Điều
này không phải là đơn giản với những người trực tiếp làm công tác giảng dạy.
Với một tác phẩm văn học, để nắm được những giá trị về tư tưởng nội
dung, nghệ thuật có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và cách tiếp cận tác
phẩm theo thi pháp thể loại là một vấn đề không hoàn toàn mới. Nhưng từ
những ngày đầu du nhập vào Việt Nam ngành thi pháp đã tạo ra bước đột phá
cho bộ phận làm công tác văn học, có rất nhiều tác giả đã cho ra nhiều công
trình nghiên cứu về thi pháp giúp ích trong việc tiếp cận, nghiên cứu các tác
phẩm. Độc giả hẳn đã quen thuộc với các đầu sách như: Từ kí hiệu học đến
thi pháp học, Thi pháp ca dao, Thi pháp truyện Kiều, Thi pháp thơ Tố Hữu,
Mấy vấn đề về thi pháp học Trung đại Việt Nam, Thi pháp học hiện đại….
6
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
bên cạnh tên tuổi của những nhà nghiên cứu hàng đầu như: Hoàng Trinh,
Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Bình Trị….
Việc tiếp nhận các tác phẩm văn học nói chung trong trường trung học
phổ thông theo thi pháp thể loại là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải có
những phương pháp thích hợp để giúp học sinh tiếp nhận một cách trọn vẹn
và sâu sắc nhất. Ngày nay, cùng với sự đổi mới của chương trình Ngữ văn nên
vấn đề phương pháp được đặt ra. Việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, môn Ngữ văn
trong trường phổ thông cũng đã có sự thay đổi đột phá. Việc tiếp nhận tác
phẩm văn chương bằng hoạt động “đọc – hiểu” theo thể loại cũng là một
trong các phương pháp mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp nhận các tác
phẩm. Học sinh một mặt chịu sự tác động của giáo viên mặt khác phải phát
huy tư duy sáng tạo và khả năng tự học để nhận thức được cái “hay” cái
“đẹp”, định hướng được sự tiếp nhận của mình để đón nhận những giá trị nội
dung, nghệ thuật nắm bắt được chiều sâu tác phẩm và thi pháp tác giả để có
những kĩ năng tạo lập một văn bản.
Tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông thuộc rất nhiều loại
thể khác nhau trong đó thể loại tự sự chiếm tỉ lệ khá lớn. Văn học Trung đại là
một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam, nó được đánh dấu bằng
những tác phẩm có giá trị văn hóa cũng như lịch sử. Rất nhiều tác phẩm tiêu
biểu đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông là một tất
yếu để học sinh nắm được tiến trình của nền văn học cũng như những giá trị
chỉ còn lưu giữ được qua các tác phẩm. Vì vậy, có những phương pháp thích
hợp giúp học sinh nắm bắt được các tác phẩm là một điều cần thiết.
Là người giáo viên Ngữ văn trong tương lai tôi chọn đề tài “Thi pháp
thể loại với việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm tự sự trung đại
7
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
trong trường THPT”. Với mong muốn đóng góp một phần hiểu biết của
mình vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đề tài này rất có ý
nghĩa đối với tôi vì đây là những bước đầu tập làm khoa học, đồng thời giúp
cho bản thân tôi nắm vững, hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học Ngữ văn,
bổ sung cho mình kiến thức để tự tin đứng vững trên bục giảng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về thi pháp
Bộ môn Thi pháp học vốn ra đời từ thời cổ đại ở Hy Lạp với tác phẩm
đầu tiên là “Nghệ thuật thi ca” của Aristote. Thời trung đại ở châu Âu và
châu Á cũng ra đời nhiều tác phẩm bàn về phép tắc sáng tác văn chương.
Người ta xếp những tác phẩm này vào loại Thi pháp học cổ điển. Còn Thi
pháp học hiện đại thì phải đến đầu thế kỷ XX mới hình thành. Ban đầu phát
triển mạnh ở Nga với trường phái hình thức, sau đó dịch chuyển sang Âu –
Mỹ. Đến giữa thế kỷ XX thì trên thế giới, người ta không lạ gì phương pháp
hình thức. Tuy nhiên, bước đường phổ biến chủ nghĩa hình thức ở các nước
xã hội chủ nghĩa không mấy thuận lợi. Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ
mà mới. Cũ là bởi vì nó đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật
thi ca của Aristote. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học
chỉ hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu – Mỹ và
phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam trước 1975, Thi pháp học đã thâm nhập
vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở miền Bắc. Mãi đến sau
đổi mới, nó mới được chú ý và nhanh chóng trở thành “mốt” thời thượng
được nhiều người vận dụng. Cho nên, mãi đến cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam
mới bùng phát phong trào nghiên cứu Thi pháp học.
Ở Việt Nam, GS Hoàng Trinh và GS Trần Đình Sử là những người đầu
tiên đề cập đến thi pháp coi thi pháp là hướng phát triển tất yêu của ngành
8
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
nghiên cứu văn học. Ngay từ những năm 70, 80 của thế kỉ trước các ông đã có
hàng loạt các bài nghiên cứu về các yếu tố riêng lẻ của thi pháp. Nhưng để
ghi nhận sự hiện diện của thi pháp tại Việt Nam phải chờ đến công trình "Thi
pháp thơ Tố Hữu" (Trần Định Sử - NXB Tác phẩm mới 1987). Tác phẩm này
đã khẳng định vị trí của thi pháp trong lĩnh vực nghiên cứu văn học. Ngay sau
đó hàng loạt công trình khác ra mắt bạn đọc như: Thi pháp ca dao (Nguyễn
Xuân Kính - NXB Khoa học xã hội 1992); Mấy vấn đề thi pháp học hiện đại
(Trần Đình Sử , Hà Nội 1993); Mấy vấn đề thi pháp học trung đại Việt Nam
(Trấn Đình Sử, Hà Nội 1999); Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
học dân gian (Đỗ Bình Trị, Hà Nội 1999); Thi pháp hiện đại (Đỗ Đức Hiểu,
NXB Hội nhà văn, Hà Nội 2000); Văn học và thời gian (Trần Đình Sử, Hà
Nội 2001).... Đặc biệt thi pháp còn thu hút được sự chú ý đông đảo các nhà
nghiên cứu trẻ tuổi là sinh viên, học viên các trường đại học.
2.2 Những công trình nghiên cứu về thể loại
Trong cuốn "Nghệ thuật thi ca" của Arixtot đã đưa ra ba phương thức
"mô phỏng" hiện thực của ba loại chình là tự sự, trữ tình, kịch.
"Lí luận văn học" của Gulaiep cũng đã đề cập tới 3 thể loại văn học:
Loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch.
Ở Việt Nam chúng ta có thể kể đến hai cuốn giáo trình lí luận văn học
của trường Đại học Sư phạm do GS. Phương Lựu chủ biên và cuốn giáo trình
của trường Đại học Tổng hợp do GS. Hà Minh Đức chủ biên đã dành một
phần lớn nói về thể loại văn học. Đây là cơ sở cho các hoạt động sáng tạo,
nghiên cứu phê bình cũng như là cơ sở lí luận cho việc tiếp cận các tác phẩm
văn chương từ góc độ thể loại.
9
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Ngoài ra còn có các tác phẩm nghiên cứu văn học theo thể loại như
"Văn học Lí - Trần nhìn từ thể loại" (Nguyễn Thanh Hùng - NXB Giáo dục,
Hà Nôi 1996). "Đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại"
(GS.Đặng Anh Đào)
Người đầu tiên đề cập đến việc đưa lí luận về đặc trưng thể loại vào
việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường là GS Trần Thanh Đạm,
trong cuốn chuyên luận "Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể"
(NXB Giáo dục, Hà Nội 1971). Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu một
số kiến thức về thể loại văn học của các thể loại phổ biến trong chương trình
văn học trung đại phổ thông. Trên tinh thần đó GS. Nguyễn Thanh Hùng đã
cho ra đời cuốn "Hiểu văn, dạy văn", NXB Giáo dục, Hà Nội 2000), Nguyễn
Viết Chữ cho ra cuốn "Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể
loại" (NXB Giáo dục, Hà Nội 2000)
2.3 Những công trình nghiên cứu về đọc – hiểu
Đọc ra đời từ xa xưa, khi con người sáng tạo ra chữ viết thì bắt đầu có
hình thức đọc với mục đích là tiếp nhận thông tin, tìm hiểu tri thức. Đọc –
hiểu để làm gì? Đọc – hiểu để tích lũy vốn sống, tri thức tiến tới hoàn thiện về
tâm lí và nhân cách. Đọc – hiểu còn hình thành cho học sinh những kĩ năng
chuyên biệt như: nghe, nói, đọc, viết.
Trên thế giới, trong công trình "Phương pháp giảng dạy văn học ở
trường phổ thông" của A.NhiKônxki đã khẳng định "học sinh là độc giả tác
phẩm văn học". Đồng thời tác giả đã đưa ra phương pháp "đọc diễn cảm".
Ia.Rez chủ biên giáo trình "Phương pháp luận dạy văn học".
Ở Việt Nam hiện nay đọc – hiểu được nhìn nhận như một phương pháp
dạy học đã trở thành ở đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như:
10
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
GS. TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn "Văn học và nhân cách" (NXB Văn
học, 1994) và công trình "Văn học tầm nhìn biến đổi" (NXB Văn học, 1996).
"Đọc và tiếp nhận văn chương" (NXB Giáo dục, 2002). GS. Phan Trọng Luận
trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học” đã phân tích rõ tầm
quan trọng của hoạt động đọc. GS. Trần Đình Sử “Đọc – hiểu là một khâu đột
phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay” (Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên, NXB Giáo dục, 2006). “Đọc văn, học văn” (NXB Giáo dục –
2001). Ngoài ra Trần Đình Sử còn có rất nhiều bài viết nhấn mạnh vai trò của
đọc – hiểu như “Môn văn thực trạng và giải pháp” (Báo Văn nghệ số ra
14/02/1998). Trần Thanh Đạm “Dạy văn: dạy đọc, dạy viết” (Báo văn nghệ,
2005). Nguyễn Trọng Hoàn “Phát triển năng lực đọc trong dạy học văn”
(Báo Văn học và Tuổi trẻ số 7, 2003).
Tất cả các bài viết của các nhà nghiên cứu đều cho rằng đọc là hoạt
động đầu tiên của tiếp nhận văn chương và khẳng định vai trò của đọc hiểu
không chỉ trong văn chương và mà cả trong đời sống.
Việc tiếp cận tác phẩm theo thi pháp thể loại với việc hướng dẫn học
sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại Việt Nam còn rất nhiều điều cần được
nghiên cứu một cách kĩ lưỡng vì vậy, dựa trên các thành tựu nghiên cứu của
các nhà khoa học về thi pháp học, về đặc trưng thể loại và vấn đề đọc – hiểu,
người viết khóa luận này chọn đề tài “Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn
học sinh đọc – hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT” với
mong muốn sẽ tìm ra một hướng tiếp cận các tác phẩm văn học Trung đại một
cách trọn vẹn nhất.
11
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này tập chung tìm hiểu những vấn đề sau:
- Tập hợp các vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài:
+ Thi pháp học
+ Thể loại
+ Lí thuyết tiếp nhận
+ Đọc – hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT theo thi pháp thể
loại.
- Trên cơ sở lí luận đó có thể xác lập cách thức tiếp cận các tác phẩm tự sự
trung đại theo thi pháp thể loại
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập chung vào việc tìm hiểu về vấn
đề thi pháp và thi pháp tự sự trung đại. Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu về thể
loại và đặc điểm của thể loại tự sự và vấn đề tiếp nhận văn học để từ đó ứng
dụng các kết quả vào việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các tác phẩm tự sự
Trung đại trong trường THPT.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài tài “Thi pháp thể loại với việc hướng dẫn
học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự trung đại trong trường THPT” chúng
tôi chỉ tập chung vào các tác phẩm tự sự trung đại được đưa vào trong chương
trình trung học phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp hệ thống
2. Phương pháp phân tích
3. Phương pháp hồi cứu tài liệu (chép, trích dẫn)
12
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
4. Pháp thực nghiệm
6. Đóng góp khóa luận
Nghiên cứu đề tài khoa học này chúng tôi hi vọng với mục tiêu ứng
dụng thi pháp thể loại vào việc hướng dẫn đọc – hiểu các tác phẩm tự sự trung
đại ở trường THPT, sẽ giúp học sinh tiếp cận được tác phẩm một cách trọn
vẹn nhất.
Khẳng định vai trò quan trọng của thi pháp thể loại trong việc tiếp nhận
các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm văn học trung đại ở trường
THPT từ đó có những phương pháp dạy học thích hợp để nâng cao chất lượng
giờ học. Đồng thời định hướng cho học sinh những hướng tiếp nhận bài giảng
một cách tỉ mỉ và đầy đủ nhất.
7. Bố cục khóa luận
Gồm 3 phần
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1 Những vấn đề chung
Chương 2 Đọc – hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thi pháp
Chương 3 Giáo án thực nghiệm
Phần kết luận
13
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Thi pháp thể loại, thi pháp tự sự
1.1 Thi pháp thể loại
1.1.1 Khái niệm thi pháp
Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất và cũng là bộ môn hiện đại nhất
của nghiên cứu văn học đem lại cho tình hình nghiên cứu văn học những sinh
khí mới. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó hướng tới khám phá sự tiến hóa
của các phương tiện, phương thức và hình thức nghệ thuật.
Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử
văn học lí luận, phê bình văn học thì thi pháp học là bộ môn nghiên cứu có
nhiệm vụ khá đặc thù. Cũng như nhiều bộ môn nghiên cứu văn học khác hiện
đang được triển khai theo chiều hướng khác nhau, về thi pháp học hiện nay
cũng khó tìm được một định nghĩa nào được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận.
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong “Thi pháp hiện đại” đã trình bày
như sau: “Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác
phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tìm
hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của các tác phẩm: ý nghĩa mĩ học,
triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học… Cấp độ nghiên cứu thi pháp học
các hình thức nghệ thuật (kết cấu âm điệu, nhịp điệu, nhịp câu, đối thoại, thời
gian, không gian, cú pháp, yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể ở đó các
yếu tố ngôn ngữ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống để biểu
đạt ý tưởng, tình cảm tư duy, nhân sinh quan….”
Trong “Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam”
14
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
GS. Trần Đình Sử đã định nghĩa “Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ
thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của
nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên
tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng
tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật
nhất định, mang một quan niệm nhất định với cuộc đời, con người và bản
thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn
ngữ, tác giả và bao trùm lên là cả nền văn học.
Theo GS. Trần Đình Sử, thi pháp là cấp nghiên cứu hình thức nghệ
thuật trong tính chỉnh thể, tính quan niệm. Chỉ trong hình thức như thế ta mới
có thể hình dung được tầm vóc tư duy nghệ thuật của nghệ sĩ, chiều sâu, cách
thức phản ánh hiện thực và nội hàm thẩm mĩ của tiếng thơ. Và cũng chỉ ở cấp
độ đó, ta mới nhận thức được những đóng góp về hình thức nghệ thuật cho sự
phát triển của văn học, xác định được vài trò và số phận lịch sử, sự tiến hóa
của các hình thức khái quát, biểu hiện nghệ thuật, cũng như khám phá đời
sống một cách hình tượng.
Tác giả của cuốn “Thi pháp ca dao” Nguyễn Xuân Kính cho rằng:
“Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mĩ – nghệ thuật và phong cách của
một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng
của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng”. Theo tác giả thi
pháp có thể hiểu theo hai hướng. Thi pháp theo nghĩa hẹp “là sự tổng hợp các
thành tố (hoặc các cấp độ) của hình thức nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ:
cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngôn ngữ nghệ thuật nhịp và vần”. Còn
hiểu theo nghĩa rộng, ngoài các thành tố nói trên thi pháp còn “bao gồm cả
những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh
thực tại và các phạm trù: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan
niệm của tác giả về thế giới và con người”
15
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
“Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời
sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Hệ thống đó có thể
chia tách thành các phương tiện (yếu tố), thể loại, kết cấu, phương pháp,
không gian, thời gian, ngôn ngữ…” [Nguyễn Thị Bích Hải (2006) Thi pháp
thơ Đường. NXB Thuận Hóa – Huế. 8. tr10]
Có thể thấy điểm xuất phát của thi pháp là coi tác phẩm văn học là văn
bản ngôn từ. Từ văn bản ngôn từ ấy hiện lên một thế giới nghệ thuật – hình
thức để phân tích tác phẩm. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo cũng
của nhà văn. Người đọc có thể cảm nhận được thế giới nghệ thuật đó khi mở
trang đầu của tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm có một thế giới không gian
riêng nhưng là không gian, thời gian được sắp xếp, cấu tạo nên gọi là không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật, con người
giữ vai trò trung tâm, là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Con người
trở thành nhân vật văn học thể hiện tư tưởng của tác giả. Trong thế giới đó
vang lên nhiều giọng nói, giọng kể. Có thể đó là tiếng nói của bức tranh thiên
nhiên, của các nhân vật, đồ vật, hình ảnh….
Từ khái niệm thi pháp dẫn theo khái niệm thi pháp học. Theo từ điển
“Thuật ngữ văn học” thì “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức
là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng
hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là
chi tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự
tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của
sáng tác nghệ thuật.”[12, tr 304]
Trong chuyên đề “Thi pháp học hiện đại” GS. Trần Đình Sử đã khẳng
định “Thi pháp học là một bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của
hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ thuật cũng
như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng”.
16
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Theo Đỗ Đức Hiểu thì“Thi pháp học là một ngành khoa học chuyên
nghiên cứu tác phẩm văn học để hướng dẫn cho sáng tác và tiếp nhận văn
học. Thi pháp học đem đến cho diễn đàn nghiên cứu, phê bình văn học, giảng
dạy văn học nhiều thuật ngữ mới, cách diễn đạt mới”
Thi pháp học theo định nghĩa của Varga là trước hết nghiên cứu các
phương thức nghệ thuật, miêu tả đặc trưng của thể loại văn học, từ đó mới tìm
tòi các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác phẩm.
Đứng từ những góc nhìn khác nhau các tác giả đưa ra những khái niệm
khác nhau về thi pháp học nhưng tựu chung lại chúng ta có thể biết được
phân tích tác phẩm theo thi pháp học là phải đi từ những yếu tố hình thức đến
nội dung. Những điều thuộc văn bản thế giới nghệ thuật là phạm vi hình thức,
là cái phản ánh. Nội dung là cái biểu hiện, là thông tin nghệ thuật chứa trong
cái phản ánh và được rút ra từ các yếu tố hình thức.
1.1.2 Thi pháp thể loại
1.1.2.1 Thể loại
Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê (chủ biên) (NXB Đà Nẵng,
2007) thì thể loại là “hình thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ”
[10, trang 933]
Theo “Từ điển văn học” thì thể loại là “hình thức biểu hiện của tác
phẩm văn học dựa theo kết cấu (thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch).”
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi thì thể loại được hiểu là “dạng thức của tác phẩm được tồn
tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện
ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại
hình tượng đời sống được miêu tả về tính chất của mối quan hệ của nhà văn
đối với các hiện tượng đời sống ấy” [9, tr.297]
17
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Thể loại văn học là một phạm trù của lí luận văn học, là một phương
diện ổn định bền vững trong cấu trúc của một tác phẩm văn học. Đó là kết quả
của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế cụ thể, sinh động của sáng tác
văn học. Khái niệm này được hình thành bởi hai khái niệm cấu thành là
“loại” và “thể”
“Loại” (loại hình): là phương thức mà người nghệ sĩ sử dụng để sáng
tạo nên hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Loại hình mang tính qui luật nên
có tính bền vững và phổ biến. Tức là phải được sử dụng ở tất cả các nhà văn
và xuất hiện ở tất cả các trào lưu, xu hướng văn học, nền văn học. Loại hình
bao gồm: trữ tình, tự sự và kịch.
“Thể” (thể tài) là hình thức tổ chức ngôn ngữ, quy mô, dung lượng của
tác phẩm. Nếu như “loại” là khái niệm có tính bền vững thì “thể” không có
tính bền vững, nó luôn biến đổi, bên cạnh những thể truyền thống còn có
những thể mới. Về số lượng thì “thể” nhiều hơn “loại”, về phương diện nội
dung thì khái niệm thể tài lại nằm trong loại hình, tức là một loại nhưng bao
gồm nhiều thể tài khác nhau. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thuộc
một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Loại chỉ
giới hạn nhất định trong 3 loại là trữ tình, tự sự, kịch thì ta có thể thấy trong
loại có rất nhiều thể khác nhau như: Loại tự sự có các thể: truyện ngắn, truyện
vừa,… Loại hình kịch có: hài kịch, bi kịch, chính kịch,…
Thời Hi Lạp cổ đại Aristot trong công trình “Nghệ thuật thi ca” đã chia
tác phẩm văn học thành ba loại: Tự sự, Trữ tình, Kịch. Về sau cá học giả
Boalô, Horatxơ, Bêlinxki cũng chia tác phẩm thành ba loại cơ bản. Bêlinxki
đã khẳng định “Thơ (tức văn học) chỉ có ba loại ngoài ra không có loại nào
khác nữa và cũng không thể có hơn”. Tiêu chuẩn và căn cứ để phân chia loại
thể văn học trước hết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của tác
phẩm. Tức là sự phân chia là sự cấu tạo bên trong của tác phẩm văn học chứ
18
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
không phải hình thức bên ngoài. Tức là mọi sự phân chia là từ sự cấu tạo bên
trong của tác phẩm văn học chứ không phải là đơn thuần dựa vào một số biểu
hiện về hình thức bên ngoài. Kiến trúc tác phẩm, cấu tạo hình tượng như thế
nào là don phương thức phản ánh và biểu hiện đó qui định. Nếu hình tượng
thiên về mặt biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ
tình, nếu hình tượng thiên về mặt biểu hiện con người, sự việc trong cuộc
sống ta sẽ có tác phẩm tự sự. Tác phẩm tự sự tập chung, cô đọng đến mức độ
bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tự mình bộc lộ trên trang sách
hoặc trên sân khấu, không cần sự “dẫn chuyên” của tác giả, như thế ta sẽ có
tác phẩm kịch. Trữ tình, tự sự và kịch là ba phương thức cơ bản nhất của sự
phản ánh hiện thực cuộc sống và biểu hiện nội tâm của tác giả, ba phương
thức cơ bản của sự cấu tạo hình tượng, khiến trúc tác phẩm văn học. Đồng
thời đó cũng là ba lọai cơ bản nhất trong lòng mỗi loại và trên biên giới của
mỗi lọai thể sẽ nảy sinh rất nhiều các thể khác nhau của sự sáng tác văn học.
Nhưng trên thực tế chúng ta không nên đi xác định rõ ràng, dứt khoát
ranh giới giữa các loại thể bởi trong quá trình phát triền văn học các loại thể
luôn có sự tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chẳng hạn chúng ta có thể tìm
thấy những yếu tố trữ tình trong tác phẩm tự sự như: “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du
Trong lịch sử phân chia loại thể cũng tồn tại nhiều cách phân chia khác
nhau như ở Trung Quốc thì sự phân chia thể loại sớm nhất chỉ chia thể loại
văn học ra làm hai loại là: Thơ và Văn xuôi. Ở Việt Nam, các giáo trình lí
luận văn học chủ yếu dựa trên cơ sở lối chia ba loại nhưng chọn trình bày bốn
thể loại tiêu biểu: Thơ, trữ tình, kịch, tiểu thuyết… Các tạp văn, chính luận
được xếp vào thể kí, tiểu thuyết… Các thể tạp văn, văn chính luận nghệ thuật
được xếp vào thể kí.
19
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Trong giáo trình “Lí luận văn học” của Phương Lựu chủ biên lại chia
văn học thành năm loại như: Trữ tình, tự sự, kí, kịch và chính luận.
GS. Đỗ Đức Hiểu trong cuốn “Thi pháp hiện đại” đã chọn cách chia
văn học thành ba loại: Thơ, tiểu thuyết và kịch dựa trên hai trục là trục dọc và
trục ngang. Trục dọc hay còn gọi là chục lựa chọn, thay thế, tương đồng, quy
chiếu là trục của thơ. Trục ngang hay còn gọi là chục phối hợp liền kề biến
cố, xung đột với hệ biến hóa gọi là chục dọc của kịch và tiểu thuyết.
Có thể thấy cách phân chia văn học thành ba loại:Tự sự, trữ tình và
kịch có nhiều ưu điểm và đây là cách phân loại thông dụng nhất của văn học
hiện nay. Đó là ba loại phương thức cơ bản nhất của sự phản ánh hiện thực
cuộc sống và biểu hiện nội tâm của tác giả, ba phương thức cơ bản nhất của
sự cấu tạo hình tượng, kiến trúc tác phẩm văn học. Đồng thời đó cũng là ba
loại cơ bản nhất trong lòng mỗi loại và trên biên giới của mỗi loại sẽ nảy sinh
rất nhiều các thể khác nhau của sự sáng tác văn học.
Từ ba loại thể trên có thể chia nhỏ như sau:
- Tự sự:
+ Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện
cười.
+ Tự sự trung đại và hiện đại: Truyền kì, tiểu thuyết, truyện, kí.
- Trữ tình:
+ Trữ tình dân gian: Ca dao, câu đố
+ Trữ tình trung đại và hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do.
- Kịch:
+ Kịch dân gian: Chèo, tuồng, múa rối.
+ Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch.
20
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
1.1.2.2 Thi pháp thể loại
Thể loại là một trong những cấp độ nghiên cứu quan trọng của thi pháp
học. Cho dù có những ý kiến cực lực phê phán sự phân chia văn học thành các
loại thể nhưng một thực tế hiển nhiên là các thể loại ra đời không phải là do
các nhà sáng tác hay các nhà lí luận tự tiện bày đặt ra mà do nhu cầu của
chính cuộc sống, của sự phân hóa các địa vực trong sáng tác và cuối cùng là
sự khác biệt trong các phương thức và kiểu sáng tác. Sự phân chia các tác
phẩm vào giới hạn của thể loại tạo nên gương mặt riêng của mỗi thời kì văn
học, nói cách khác là đưa chúng vào một chỉnh thể lớn hơn, từ đó giúp người
đọc hiểu đầy đủ hơn, chính xác hơn khi tiếp cận tác phẩm. Rõ ràng tác phẩm
nào cũng thuộc về một thể loại, người sáng tác chọn cho mình một loại
phương thức thể hiện nào đó là mặc nhiên kế thừa những sáng tạo của cộng
đồng về thể loại đó. Đồng thời, cũng làm giàu cho sự vận động tiếp nhận của
thể loại ấy trong hành trình văn học. Như vậy, văn bản không chỉ tồn tại tự
thân mà còn hiện diện trong một “liên văn bản” nối dài giữa quá khứ - hiện tại
và tương lai của văn học. Ngoài sự kế thừa những phương thức phản ánh và
biểu hiện chung của một loại tác phẩm nhất định. Mỗi tác phẩm đều tự sáng
tạo để vượt mình trong sự vận động không ngừng.
Thi pháp thể loại không những chỉ ra cái chung trong cách thức phản
ánh thế giới và tổ chức nghệ thuật mà còn là cơ sở để khám phá cái riêng, giá
trị của mỗi tác phẩm. Có thể nói thi pháp thể loại không đơn thuần là sự phân
loại mà còn tính đến nội dung có tính chất loại hình cùng với sự vận động của
nó trong lịch sử sáng tạo nghệ thuật.
21
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
1.2 Thi pháp tự sự và thi pháp tự sự trung đại
1.2.1 Loại hình tự sự
Theo “Từ điển tiếng Việt 2007” cho rằng: “Tự sự là thể loại văn học
phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt
truyện tương đối hoàn chỉnh”.
“Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi có ghi “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai
phương diện khác là trữ tình và kịch”
GS Trần Thanh Đạm trong “Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể” quan niệm: “Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp
hiện thực khách quan “như một cái gì tách biệt”, “ở bên ngoài” đối với tác
giả thành một câu truyện có sự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động
của con người”.
Từ góc độ lí luận văn học thì tự sự là “Tác phẩm phản ánh đời sống
trong tính khách quan của nó – qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại
bởi một người kể truyện nào đó”.
Như vậy tự sự trước hết là tiêu chí để phân loại tác phẩm văn học. Mặt
khác văn học là nghệ thuật ngôn từ người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ như một
công cụ và phương tiện để tái hiện đời sống. Hay nói khác đi văn học phản
ánh kết quả nhận thức của người nghệ sĩ về cuộc đời. Hơn nữa phản ánh và
biểu hiện trong văn học có nhiều phương thức khác nhau mà tự sự là phương
thức cơ bản: nhà văn dùng phương thức kể để tái hiện kết quả nhận thức, đời
sống khách quan nhằm gửi vào đó tư tưởng, tình cảm của mình.
1.2.1.1 Sự phân chia thể loại tự sự
Căn cứ vào tiến trình lịch sử văn học có thể chia tự sự thành: Tự sự dân
gian, tự sự trung đại, tự sự hiện đại
22
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Căn cứ vào phương pháp sáng tác có thể chia tự sự thành: Tự sự chủ
nghĩa cổ điển, tự sự chủ nghĩa lãng mạn, tự sự chủ nghĩa hiện thực.
Căn cứ vào dung lượng có thể chia tự sự thành: Truyện vừa, truyện
ngắn, truyện dài.
Trên đây là những căn cứ cơ bản để chia thể loại tự sự. Hiện nay khi
phân chia thể loại tự sự chúng ta vẫn căn cứ vào những tiêu chí này.
1.2.1.2 Đặc điểm của thể loại tự sự
Có nhiều quan niệm và cách xác định đặc điểm tự sự nhưng có một
quan niệm được nhiều người đồng tình và chấp nhận đó là loại hình tự sự
gồm có ba đặc điểm là cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
1.2.1.2.1 Cốt truyện
Cốt truyện là đặc điểm đầu tiên, là dấu hiệu của một tác phẩm tự sự. Trong
“Từ điển tiếng Việt 2007” cho rằng: “Cốt truyện hệ thống sự kiện làm nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn học loại tự sự”.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi quan niệm: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ
chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ
bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học”.
Trong “150 thuật ngữ văn học” thì: “Cốt truyện là sự phát triển hành
động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi
cả các tác phẩm trữ tình”.
Ta có thể đi đến một định nghĩa chung nhất cho cốt truyện: Cốt truyện
là một tập hợp các biến cố, các sự kiện, các tình tiết diễn ra trong tác phẩm,
được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định.
Cốt truyện thường tổ chức sắp xếp theo hai trường hợp:
23
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
- Trường hợp 1: Sắp xếp các tình tiết theo chiều thời gian: Đây là cách
sắp xếp phổ biến nhất. Có hai kiểu thời gian là: thời gian tuyến tính và thời
gian đa chiều. Việc sắp xếp theo thời gian tùy thuộc vào ý đồ nghệ thuật của
tác giả.
Trường hợp 2: Sắp xếp các tình tiết theo chiều không gian: Tùy theo
quy mô của sự kiện, có nhiều hay ít sự kiện. Mỗi sự kiện xảy ra trong không
gian khác nhau và có hai không gian là: Không gian khách quan và không
gian tâm lí nhưng khi vào nghệ thuật thì có chung tên gọi là không gian.
Về phương diện kết cấu và qui mô nội dung cốt truyện có thể chia
thành hai loại là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Mọi cốt truyện
đều trải qua một tiến trình vận động thông thường gồm: trình bày, thắt nút,
phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào
cũng đủ các thành phần đó vì thế không nên máy móc khi đi phân tích các
thành phần của cốt truyện.
Có thể thấy rằng, cốt truyện có vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự.
Nhà văn khi làm ra tác phẩm thì việc đầu tiên là xác lập được cốt truyện và
khi chúng ta đi tìm hiểu tác phẩm thì đầu tiên cũng phải đi tìm hiểu cốt truyện
để có cái nhìn bao quát tác phẩm và có thể giúp bạn đọc hình dung về sự vận
động của hình tượng, hoặc ý đồ của tác giả.
1.2.1.2.2 Nhân vật
Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên
trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Tự sự không phải chỉ kể về các biến cố,
các sự việc, tự sự là văn học kể về con người, về vận mệnh của con người.
Cốt truyện là yếu tố quan trọng nhất. Cốt truyện là sự việc, là biến cố đang
vận động, đang phát triển nhưng trung tâm của cốt truyện là nhân vật.
Theo “Từ điển tiếng Việt 2007”: “Nhân vật là đối tượng (thường là
con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật”.
24
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn
Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Hà Nội 2
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội . 2002, tr 202:
“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm”.
Thế nhưng theo một số nhà lí luận thì khái niệm “nhân vật” được quan
niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều. Đó không phải chỉ là những con người
cụ thể được miêu tả trong tác phẩm, có tên hoặc không có tên, được khắc sâu
hay chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật,
loài vật hoặc ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người.
Đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm là nhân vật. Nhân vật là hình
thức của tự sự, nó là phương tiện mà nhà văn sử dụng, phản ánh cuộc sống
khách quan. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được đặt vào rất
nhiều mối quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, quan hệ với môi trường, quan hệ
với cộng đồng (với những nhân vật khác). Những quan hệ ấy là căn cứ và là
cơ sở để nhà văn thể hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra tính cách nhân vật còn
được thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…
Phân loại nhân vật:
Dựa vào vị trí của nhân vật trong tác phẩm có thể chia nhân vật thành:
Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
Dựa vào tính cách của nhân vật và lí tưởng thẩm mĩ xã hội của nhà văn
có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính diên và nhân vật phản diện.
Xét theo cấu trúc của tác phẩm nhân vật có thể chia thành: nhân vật
chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Trong quá trình giảng dạy chúng ta không thể tiến hành phân tích tất cả
các nhân vật trong tác phẩm mà chúng ta phải tiến hành thống kê cho đủ các
nhân vật rồi từ đó tìm ra nhân vật chính. Nếu một tác phẩm có nhiều nhân vật
chính thì phải chọn ra đâu là nhân vật trung tâm của tác phẩm.
25
Nguyễn Hồng Linh
K32A Khoa Ngữ Văn