Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ xuân quỳnh trong chương trình trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.13 KB, 24 trang )

Vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ hướng
dẫn học sinh đọc hiểu thơ Xuân Quỳnh trong
chương trình Trung học phổ thông
Trần Thị Minh Thanh
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS Đỗ Việt Hùng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về khái niệm tín hiệu (tín hiệu, tín hiệu ngơn ngữ,
tín hiệu thẩm mỹ, tín hiệu thẩm mỹ trong ngữ cảnh tu từ cụ thể); nguồn ngốc, tính
chất, chức năng của tín hiệu thẩm mỹ. Khảo sát và định hướng khai thác giá trị thẩm
mỹ thơ Xuân Quỳnh trong chương trình trung học phổ thơng qua bài Sóng: quan điểm
vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào việc khảo sát và định hướng khai thác giá trị
thẩm mỹ trong bài học; khảo sát và định hướng phát hiện tín hiệu thẩm mỹ ở bài thơ
Sóng; khảo sát và định hướng khai thác phương thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ và giá
trị của nó trong bài Sóng, khảo sát và định hướng khai thác tính chất của tín hiệu thẩm
mỹ trong bài Sóng; khảo sát và định hướng khai thác chức năng của tín hiệu thẩm mỹ
trong bài thơ Sóng. Đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm.
Keywords: Tín hiệu ngơn ngữ; Phương pháp giảng dạy; Thơ; Trung học phổ thơng;
Mơn ngữ văn; Tín hiệu thẩm mỹ; Ngôn ngữ văn học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một phương tiện đặc thù nhằm truyền tải những thông tin thẩm mỹ, ngôn
ngữ trong tác phẩm văn chương vừa được sử dụng như những tín hiệu thẩm mỹ, vừa là cái
biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mỹ. Đến lượt mình, tác phẩm văn chương cũng chính là tín
hiệu thẩm mỹ. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là một công việc cần thiết đối với người làm
cơng tác nghiên cứu văn học nói chung.
Một trong những điểm đổi mới của việc Dạy Văn là quan niệm tác phẩm văn chương
tồn tại với tư cách một hệ thống tín hiệu. Nhận thức được vai trị của tín hiệu thẩm mỹ trong
tác phẩm và chú ý khai thác nó trong q trình giảng dạy là một trong những đáp ứng về đổi


mới phương pháp dạy học bộ môn.
Xuân Quỳnh là gương mặt rất đáng chú ý của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Với một
hồn thơ dồi dào, phong phú, thơ Xuân Quỳnh có mặt trong chương trình Tiếng Việt – Ngữ
Văn ở các cấp học phổ thơng. Sóng của Xn Quỳnh được giảng dạy trong chương trình Ngữ


Văn lớp là bài thơ thể hiện rõ nét bản chất tín hiệu thẩm mỹ. Khai thác bài thơ từ việc vận
dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ là có hiệu quả.
Khai thác thơ Xuân Quỳnh trong chương trình Ngữ Văn THPT từ góc độ lý thuyết tín
hiệu thẩm mỹ là sự cụ thể hóa mối quan hệ có tính liên ngành giữa giảng dạy và các khoa học
khác (Lý luận văn học, Ngôn ngữ).
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ
2.1.1. Từ góc độ Lý luận văn học
Khi nghiên cứu về ngơn ngữ với tư cách là chất liệu của tác phẩm văn học, trong các
cơng trình Lý luận văn học, các tác giả Trần Đình Sử, Hà Minh Đức đều thống nhất cho rằng,
“ngôn từ là hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc
thơng báo bằng tín hiệu thẩm mỹ” và “Tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thẩm mỹ, lấy
ngôn từ làm chất liệu…Ngơn từ trong tác phẩm càng giàu có thêm nhờ các phương thức
chuyển nghĩa”.
Từ góc độ nghiên cứu thi pháp học, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học
cho rằng “có thể định nghĩa thi pháp như khoa học về nghệ thuật sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ”, tức là nghệ thuật tạo ra các tín hiệu thẩm mỹ.
2.1.2. Từ góc độ Ngơn ngữ học
Đứng từ góc độ Phong cách văn bản, các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa,
Nguyễn Văn Dân, Mai Ngọc Chừ đều thống nhất quan điểm cho rằng: ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ được cấu tạo lại từ ngơn ngữ chung. Nó được coi
là hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống hàm nghĩa (biểu nghĩa gián tiếp).
Xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học, GS Đỗ Hữu Châu trong bài Ngơn ngữ là
một hệ thống tín hiệu cho rằng: tín hiệu thẩm mỹ là “tất cả các yếu tố hiện thực được đưa vào

trong tác phẩm văn học, kể cả những yếu tố hiện thực được xây dựng lại trong tác phẩm khi
nó mang một ý nghĩa khái quát nào đó”. Trong cơng trình Phân tích Phong cách ngơn ngữ
trong tác phẩm văn học (Ngôn từ - Tác giả - Hình tượng), hai tác giả Đỗ Việt Hùng và
Nguyễn Thị Ngân Hoa đã có cái nhìn bao qt, hệ thống sâu về tín hiệu thẩm mỹ. Xuất phát
từ những vấn đề chung về tín hiệu ngơn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật, các tác giả đã
nghiên cứu sâu về : nguồn gốc, phương thức cấu tạo, tính chất, đặc trưng và các biến thể của
tín hiệu thẩm mỹ.
Các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học xét thấy ngôn ngữ không chỉ tồn tại như một hệ
thống cấu trúc mà còn là một hệ thống hành chức đã phát hiện ra sự khác biệt giữa ý và nghĩa.
Sự phát hiện ấy cho phép các tác giả khám phá ra cấu trúc ngữ nghĩa của lời, từ đó tiến tới tìm
hiểu những suy ý, hàm ý đằng sau lớp nghĩa hiển ngơn.
2.1.3.Từ góc độ Phương pháp giảng dạy Văn
Trong cơng trình Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, tác giả Phan
Trọng Luận chú ý người dạy phải bám sát vào các yếu tố giàu giá trị thẩm mỹ như “ các ký
hiệu thẩm mỹ”, “ những hình thức có tính nội dung”.

2


Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương trong
nhà trường cho rằng tác phẩm văn chương là một cấu trúc nhiều tầng nghĩa. Theo đó, hướng
dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn chương phải chú ý khơng chỉ đọc “theo dịng”, “trên
dịng”, “trong dòng” mà còn phải đọc “giữa dòng”.
Còn muốn “khắc phục phương pháp suy diễn giản đơn dễ dãi” trong bộ mơn giảng văn,
theo GS Trần Đình Sử trong cuốn Đọc văn – học văn, phải chú ý “khám phá cái mã văn hóa
đa dạng đằng sau những hình tượng nghệ thuật”.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thuộc đề tài hẹp của luận văn
Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Hạnh Hoa trong thơ Xuân Quỳnh đã khảo
sát tương đối kỹ hình tượng hoa cũng như ý nghĩa biểu trưng của nó trong thơ Xuân Quỳnh.
Một số vấn đề tín hiệu thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ của một số từ chỉ vật thể nhân tạo

trong ca dao và Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình Xuân Quỳnh là những luận văn sau đại
học của Trương Thị Nhàn, Lê Thị Tuyết Hạnh đều có giá trị trong việc tìm hiểu về tín hiệu
thẩm mỹ. Đặc biệt, luận văn của Lê Thị Tuyết Hạnh đã tìm hiểu hệ thống tín hiệu thẩm mỹ
trong thơ tình Xn Quỳnh và phát hiện ra thơ Xuân Quỳnh có những tín hiệu chung cho thể
loại, trào lưu và tín hiệu đặc trưng của một tác giả. Khảo sát một số tín hiệu đặc trưng, luận
văn đã “nắm bắt được một vài phương diện trong bản sắc nhà thơ”.
Sóng là bài thơ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhìn chung, các tác giả: PGS.TS
Nguyễn Thị Bình trong Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 Nâng Cao; PGS.TS Trần Nho Thìn
trong Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12; Nguyễn Trọng Hoàn trong Nhà văn và tác phẩm
trong nhà trường: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy; Nguyễn Xuân
Lạc trong Tác phẩm trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi…. đều thống nhất quan điểm
cho rằng: sóng là một tín hiệu thẩm mỹ, vừa là đối tượng miêu tả, vừa là phương thức thể
hiện chân dung nhân vật trữ tình, cái tơi nữ sĩ.
3. Mục đích nghiên cứu
Thử nghiệm một hướng tiếp cận mới đối với bài Sóng, góp phần đổi mới phương pháp
giảng dạy bài thơ.
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi
- Là một vấn đề sâu, rộng, mang tính liên ngành, song để phù hợp với thực tế giảng dạy,
chúng tôi chủ yếu khảo sát lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ ở góc độ Ngôn ngữ học và Lý luận văn
học, Phương pháp giảng dạy Văn.
- Vận dụng có mức độ cho phù hợp với một đơn vị bài dạy trong thời gian 2 tiết và với đối
tượng là học sinh lớp 12 THPT.
4.2. Phương pháp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp đối chiếu

3



5. Mẫu khảo sát
Học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ
- Khảo sát tín hiệu thẩm mỹ và định hướng khai thác giá trị thẩm mỹ trong bài Sóng
- Đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm
- Phân tích kết quả và rút ra kết luận.
7. Vấn đề nghiên cứu
Tín hiệu thẩm mỹ là gì? Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh ở THPT (bài Sóng ) và
vận dụng nó vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ như thế nào?
8. Gỉa thuyết khoa học
Vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Sóng là
một hướng tiếp cận có hiệu quả.
9. Đóng góp mới của luận văn
Đưa ra một hướng tiếp cận mới, có hiệu quả mới đối với việc giảng dạy bài thơ “Sóng”
trong chương trình Ngữ văn 12.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế
Chương 2: Khảo sát và định hướng khai thác giá trị thẩm mỹ thơ Xn Quỳnh trong
chương trình Trung học phổ thơng qua bài Sóng
Chương 3: Đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở Ngôn ngữ - Văn học
1.1.1.1. Tín hiệu

Tín hiệu là những dấu hiệu có thuộc tính vật chất có khả năng kích thích vào giác quan
con người, làm con người cảm nhận được và liên tưởng đến một điều gì đó. Mọi hình thức vật
chất, khơng phân biệt tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay khơng….đều được
coi là tín hiệu nếu nó gợi ra trong ký ức con người một hình ảnh nào đó.
Điều kiện cho một đối tượng trở thành tín hiệu gồm: thứ nhất, nó phải được cảm nhận
bởi các cảm giác; thứ hai, nó phải gợi ra, đại diện cho cái gì khác với chính nó; thứ ba, nó
phải được lĩnh hội bởi một chủ thể; thứ tư, nó phải được nằm trong một hệ thống.
Tín hiệu rất phong phú, đa dạng nên các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách phân loại
khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tiêu biểu là các cách chia của Peirce, Morris,
A.Schaff, P.Guiraud. Lấy bảng phân loại tín hiệu của P.Guiraud làm trục chính, trên cơ sở bổ

4


sung thêm kết quả phân loại của các tác giả khác, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra kết quả phân loại
như sau: Căn cứ vào nguồn gốc để chia thành tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo; căn cứ
vào đặc tính của cái biểu đạt có thể phân loại thành tín hiệu thị giác, tín hiệu vị giác; căn cứ
vào quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có thể quy thành các loại: dấu hiệu, hình
hiệu và ước hiệu; căn cứ vào chức năng xã hội, có thể chia thành các tín hiệu giao tiếp và phi
giao tiếp.
1.1.1.2. Tín hiệu ngơn ngữ
Ngơn ngữ có bản chất tín hiệu. Tính chất tín hiệu của ngơn ngữ, trước hết được thể hiện
ở tính hai mặt của nó: mặt biểu đạt của tín hiệu ngơn ngữ là âm thanh nghe được, còn mặt
được biểu đạt là ý nghĩa, khái niệm về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…mà âm thanh
đó gọi tên.
Tuy nhiên, so với các tín hiệu khác, mối quan hệ giữa hai mặt của ngơn ngữ đa dạng, phức
tạp hơn nhiều.
Tín hiệu ngơn ngữ cịn có tính đa trị. Tính đa trị của tín hiệu ngơn ngữ thể hiện ở: một
tín hiệu ngơn ngữ biểu thị nhiều nội dung khác nhau (trường hợp các từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa); nhiều tín hiệu ngơn ngữ biểu thị một nội dung (trường hợp các từ đồng nghĩa); nội

dung của mỗi tín hiệu ngơn ngữ, ngồi phần hiện thực khách quan, cịn có thể gợi ra những
tình cảm, cảm xúc, thái độ, cách đánh giá…đối với sự vật hiện tượng được nói tới (nghĩa biểu
cảm, biểu thái).
Tín hiệu ngơn ngữ có tính hình tuyến, tức là các đơn vị ngôn ngữ bị giới hạn trong một
trật tự thời gian.
1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ
* Khái niệm
Tín hiệu thẩm mỹ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành
nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết,
nhưng sự việc, hiện tượng, những cảm xúc…thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng),
những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn học; các yếu tố của
chất liệu màu sắc với hôi họa; âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu với âm nhạc….) được lựa chọn
và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mỹ.
* Nguồn gốc
Trong thực tế khách quan, mọi sự vật, đối tượng, thực thể đều trở thành tín hiệu nếu hình
thức biểu hiện của nó chứa đựng một nội dung thơng tin nhất định. Những tín hiệu này có
nguồn gốc từ hiện thực, từ mẫu gốc của một nền văn hóa. Người ta gọi đó là nguồn gốc tự
nhiên.
Một tín hiệu thẩm mỹ của một nền văn hóa có thể chuyển hóa vào nhiều ngành nghệ
thuật khác nhau qua chất liệu đặc thù của ngành đó. Người ta gọi, đó là tính đẳng cấu của tín
hiệu thẩm mỹ trong các ngành nghệ thuật.

5


Mặt khác, trong quá trình phát triển của các ngành nghệ thuật, do sự giao lưu tiếp xúc
văn hóa, các tín hiệu thẩm mỹ của một nền văn hóa này có thể gia nhập vào một nền văn hóa
khác. Đó là các tín hiệu thứ cấp, phái sinh, tín hiệu nhân tạo.
* Các đơn vị tín hiệu thẩm mỹ
Tín hiệu đơn (tín hiệu cơ sở) là loại tín hiệu tương đương với loại đơn vị hai mặt nhỏ

nhất của ngôn ngữ.
Tín hiệu phức (tín hiệu xây dựng) là loại tín hiệu tương đương với kết cấu ngơn ngữ có
sự tham gia của từ hai đơn vị tín hiệu thẩm mỹ trở lên, mang ý nghĩa tương đối độc lập so với
ý nghĩa của từng tín hiệu riêng lẻ tham gia trong nó.
* Phương thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ
Thơng tin thẩm mỹ mà chúng ta thu nhận được phải được tạo ra từ yếu tố ngơn từ có
giá trị thẩm mỹ. Phương thức để tạo ra cái giá trị thẩm mỹ ấy cho từ, cho tín hiệu nghệ
thuật chính là các biện pháp nghệ thuật tu từ mà tiêu biểu là ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn ngữ. Ẩn dụ là
phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ tương đồng, nghĩa là giống nhau về một nét
nào đó giữa hai đối tượng.
Hốn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ kế cận, tức là thường xuyên
đi đôi, gần gũi với nhau.
Không chỉ là phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên, ẩn dụ và hoán dụ là các
phương thức để cấu tạo lại các tín hiệu thẩm mỹ của ngơn ngữ nghệ thuật.
Ẩn dụ và hốn dụ có vai trị quan trọng trong việc cấu tạo các tín hiệu thẩm mỹ trong ngơn
ngữ nghệ thuật
Các thủ pháp cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ, tức ẩn dụ và hốn dụ có liên quan chặt chẽ đến phong
cách các trường phái, các khuynh hướng sáng tác.
* Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ
- Tính hai mặt
Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học gồm cái biểu đạt (ngữ âm, ý
nghĩa sự vật logic của ngôn ngữ tự nhiên) và cái được biểu đạt (các lớp ý nghĩa hình tượng).
Mối quan hệ giữa hai mặt này là quan hệ có tính lý do. Trước hết là do có một mối tương
quan chặt chẽ giữa ý nghĩa sự vật logic của một từ trong ngôn ngữ nghệ thuật và ý nghĩa hình
tượng của từ này. Mặt khác, ý nghĩa hình tượng của một tín hiệu ngơn ngữ nghệ thuật cịn bị
chi phối bởi: chủ thể sáng tạo, đối tượng được nói đến, bối cảnh văn hóa…Điều này cho phép
người viết tạo ra những biến thể kết hợp.
- Tính nhân loại, tính dân tộc, tính lịch sử
Xét ở bình diện văn hóa, tín hiệu thẩm mỹ là cấp độ biểu hiện của các mẫu gốc và các

biểu tượng của những nền văn hóa nhất định. Mối nền văn hóa đều có những mẫu gốc đặc
trưng mang tính dân tộc nhưng vẫn nằm trong mối lên hệ sâu xa với cái nôi chung của văn
hóa nhân loại.

6


Mỗi tín hiệu thẩm mỹ khơng phải là cái nhất thành bất biến, nó có tính khả biến. Đó là sự
biến đổi trong mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, sự biến đổi của nó khi được cắt
chiết từ nền văn hóa này sang bứng trồng ở nền văn hóa khác, trong nhiều những thời điểm khác
nhau. Đó là tính lịch sử của tín hiệu thẩm mỹ.
- Tính phi vật thể, phi trực quan
Xuất phát từ những sự vật cụ thể nhưng biểu tượng không phải là bản thân sự vật mà
phải là ý nghĩa gợi ra từ sự vật ấy. Do đó, tín hiệu thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ của nó khơng
phải là cái tri giác cụ thể và trực tiếp. Tính phi vật thể, phi trực quan của nó địi hỏi người
tiếp nhận phải có năng lực liên tưởng, tư duy hình tượng và vốn sống, vốn văn hóa.
- Tính hình tuyến
Là đặc điểm mà theo đó, các yếu tố ngơn từ, kéo theo đó là các kiểu cấu trúc sự kiện,
thời gian, không gian qua ngôn từ phải theo một trật tự tuyến tính nhất định. Đây vừa là mặt
mạnh vừa là điểm yếu của ngôn ngữ nghệ thuật.
* Chức năng của tín hiệu thẩm mỹ
- Chức năng biểu hiện
Đối tượng mà tác phẩm văn học biểu hiện không phải là đối tượng mang tính khách
quan mà là đối tượng đã được chủ quan hóa, tinh thần hóa ở các mức độ khác nhau. Cho nên,
cái cốt yếu mà ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện không phải là đặc điểm, thuộc tính, trạng thái
của đời sống mà là tồn bộ thế giới cảm xúc và tri nhận về đời sống ấy của một chủ thể nhất
định, tức là cái cần phải có chứ khơng phải cái đang có.
- Chức năng tác động
Nghệ thuật luôn tác động đến cảm xúc con người, nhưng đó là những trạng thái cảm
xúc có khả năng thanh lọc những cảm xúc thông thường thành những giá trị tinh thần cần

phải có, xứng đáng được hiển lộ trong thế giới tâm hồn của con người. Đó là những tác động
nhằm hướng vào hệ thống cảm xúc của người đọc tạo nên những thái độ mới, hành vi mới
phù hợp với quan điểm thẩm mỹ mà người viết muốn chuyển đến cho người đọc thơng qua
tín hiệu thẩm mỹ.
- Chức năng hệ thống
+ Trong nội bộ tác phẩm, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ thể hiện ở hai cấp độ từ
vựng, cấp độ cấu trúc. Ở cấp độ từ vựng, chức năng hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ nằm ở vai
trị của mỗi tín hiệu với tồn bộ hệ thống tác phẩm thơng qua mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau
giữa tín hiệu đó với tất cả các tín hiệu cịn lại trong tác phẩm khiến cho hệ thống tác phẩm bị
điều chỉnh, thay đổi. Ở cấp độ cấu trúc, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ thể hiện ở vai trị
của mỗi tín hiệu trong việc xây dựng nên những tín hiệu lớn hơn nó trong hệ thống.
+ Trong một tác giả, tính hệ thống các tín hiệu thể hiện ở những tín hiệu mà tác giả ưa
dùng. Những tín hiệu này góp phần thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, gu thẩm mỹ, cách
khám phá…nghĩa là thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
+ Trong một ngành nghệ thuật, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ thể hiện ở sự thống
nhất ý nghĩa thẩm mỹ qua các chất liệu biểu hiện.

7


+ Giữa các ngành nghệ thuật, một tín hiệu nghệ thuật có thể tham gia vào mọi ngành
nghệ thuật, thể hiện một ý nghĩa nào đó gần gũi nhau.
* Các biến thể của tín hiệu thẩm mỹ
- Biến thể từ vựng là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa có khả năng
thay thế cho nhau.
- Biến thể kết hợp là biến thể của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói. Trong những tổ
hợp khác nhau, tín hiệu thẩm mỹ ít nhiều biến đổi và mang những ý nghĩa khác nhau.
* Ngữ cảnh tu từ
- Ngữ cảnh hẹp là những yếu tố đứng trước hoặc sau tiêu điểm tu từ đang được xét.
- Ngữ cảnh rộng là các yếu tố về mơi trường văn hóa, không gian, thời gian, chủ thể đối

thoại, cuộc đời và phong cách tác giả, người tiếp nhận.
1.1.2. Cơ sở Tâm lý học
1.1.2.1.Rung cảm thẩm mỹ
HS THPT là đối tượng ở lứa tuổi có khả năng rung cảm thẩm mỹ.
1.1.2.2. Nhu cầu thẩm mỹ
HS THPT có nhu cầu thẩm mỹ.
1.1.2.3. Khả năng nhận thức thẩm mỹ
HS THPT có khả năng nhận thức thẩm mỹ, tức là có những năng lực trí tuệ, tâm hồn,
tâm lý để nhận thức được vẻ đẹp trong tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, tư duy ngơn ngữ, tư
duy hình tượng, tư duy đối thoại, tư duy phê phán, tư duy hệ thống cũng phát triển.
1.1.3. Cơ sở Phương pháp Dạy Văn
Trên tinh thần tiếp thu những thành tựu mới của bộ môn Lý thuyết thông tin, Lý
thuyết tiếp nhận, Thi pháp học, Ngôn ngữ học và cả Tâm lý học đã lưu ý người dạy về
bản chất môn Văn cũng như phương pháp dạy Văn. Với quan niêm, văn học là “trị diễn
bằng ngơn từ” (Robert Frest) dạy Văn là “mở nếp gấp” tác phẩm nên đọc hiểu văn bản văn
học phải chú ý cấp độ: đọc trên dòng, đọc trong dòng và đọc giữa dòng.
Tiếp thu những thành tựu của ngành Tâm lý học dạy học, các nhà khoa học phương
pháp chỉ ra rằng: dạy học phải chú ý đến “vùng phát triển gần nhất” (Vưgotxki) hoặc “tầm
đón nhận” của người tiếp nhận. Mục đích của dạy học, do đó, khơng phải chỉ là truyền thụ
kiến thức mà chủ yếu làm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm của người học, qua đó,
người học kiến tạo kiến thức mới đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách cá nhân.
1.2. Cơ sở thực tế
1.2.1. Thực tế chương trình
Chương trình Ngữ Văn hiện nay có đổi mới
Tính tích hợp trước hết giúp cho cái nhìn về văn bản văn chương phong phú hơn khi nó
được đặt trong nhiều mối quan hê mang tính liên ngành. Sau nữa, nó mang đến cho việc khai
thác tác phẩm văn chương tính chất mở và động.
Tính đồng tâm giúp cho học sinh khắc sâu những đơn vị kiến thức cơ bản, rèn kỹ năng tư
duy hệ thống cũng như có thể rút ra những vấn đề kỹ năng, phương pháp nếu được hướng dẫn


8


chu đáo. Những đổi mới về chương trình là những tiền đề quan trọng cho phép chúng tơi lấy
đó làm cơ sở đề xuất một hướng tiếp cận đối với bài Sóng.
1.2.2. Thực tế đối tượng
Học sinh lớp 12, như đã phân tích về mặt tâm lý học ở chương cơ sở lý luận, với những
rung động thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, khả năng nhận thức thẩm mỹ đặc trưng lứa tuổi, chúng
tơi hi vọng các em có đủ khả năng lĩnh hội tốt tri thức và kỹ năng qua hướng tiếp cận này.
1.2.3. Khảo sát thực tế giảng dạy bài thơ
Hướng thứ nhất là người dạy hầu như chỉ tập trung vào khai thác hình tượng só ng
với ý nghĩa biểu trưng của nó cho tình u của người con gái trong tình yêu. Đi vào hình
tượng thơ thực ra cũng là đi vào một trong những vấn đề cơ bản của tác phẩm nghệ thuật
thơ ca người dạy chủ yếu tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng mà hầu như ít chú
ý đến hình thức thể hiện. Đặc sắc nghệ thuật thể hiện thường được giáo viên tổng kết ngắn
gọn ở phần cuối bài học, khi mà thời gian cho tiết học sắp hết, khi mà tâm lý tiếp nhận của
các em khơng cịn ở giai đoạn hưng phấn mà đã thuộc vào “điểm rơi”, “điểm dừng”. Tách
rời hình tượng với nghệ thuật thể hiện hình tượng là đã phá vỡ tính thống nhất của một
chỉnh thể thẩm mỹ, không đáp ứng được yêu cầu về mặt phương pháp khai thác văn bản
văn chương là đi từ hình thức đến nội dung, khơng rèn được cho học sinh kỹ năng đọc
hiểu cũng như phương pháp tiếp nhận.
Hướng thứ hai là chú ý đến việc khai thác từ đặc trưng thể loại. Hướng khai thác thứ hai
này về cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của một giờ dạy Văn ở các mặt và khắc phục
được những mặt tồn tại của hướng khai thác thứ nhất như đã nêu trên. Điều đó thể hiện rất rõ
ở phần hướng dẫn về phương pháp qua hệ thống câu hỏi về âm hưởng, giọng điệu, hình ảnh,
kết cấu. Song, do nhiều điều kiện mà nhiều giờ dạy, người dạy chưa làm nổi bật mối quan hệ
giữa các yếu tố hình thức nêu trên với nội dung tư tưởng tình cảm, tức là mối quan hệ có tính
lý do giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Do đó, tính hệ thống của các yếu tố, tư duy hệ
thống cũng như kỹ năng đọc hiểu của người học chưa được chú ý đúng mức.
CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ THẨM MỸ THƠ XN
QUỲNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUA BÀI SĨNG
2.1. Quan điểm vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào việc khảo sát và định hƣớng
khai thác giá trị thẩm mỹ trong bài học
Lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ là một vấn đề nghiên cứu có tính chun sâu, chun
ngành. Do đó, khơng thể đem vẹn ngun hệ thống lý thuyết ấy để vận dụng vào khai thác
một đơn vị bài học về văn chương với thời lượng 90 phút trên lớp cho HS phổ thơng. Vì vậy,
trong điều kiện về thời gian, phạm vi mức độ cần đạt, đơn vị bài học, đặc điểm đối tượng
….của việc giảng dạy, chúng tôi chỉ xin vận dụng một số phần của lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ
và vận dụng ở mức độ nhất định, phù hợp với điều kiện nêu trên của chúng tơi, đó là:
- Các đơn vị tín hiệu thẩm mỹ

9


- Phương thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ
- Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ
- Chức năng của tín hiệu thẩm mỹ
2.2. Khảo sát và định hƣớng phát hiện tín hiệu thẩm mỹ ở bài thơ Sóng
2.2.1. Khảo sát
Bài thơ của Xuân Quỳnh cũng có từ “sóng”, “con sóng” trở đi trở lại trên hầu khắp câu
thơ, khổ thơ (11 lần). Cá biệt có khổ thơ bốn câu thì có tới ba câu chứa “sóng” “Con sóng
dưới lịng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ơi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm khơng ngủ được”. Đó
là chưa kể đến những câu thơ có những yếu tố ngơn từ khơng trực tiếp gọi tên nhưng cũng gợi
cho ta về sóng “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”; “Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về
phương nam”; “Con nào chẳng tới bờ/Dù mn vời cách trở”; “Giữa biển lớn tình u/ Để
ngàn năm còn vỗ”. Sự hiện diện với tần số cao như thế của yếu tố ngơn từ đó chính là một
phương tiện để giúp nhà thơ xây dựng hình tượng sóng. Ở đây có thể hiểu những yếu tố ngơn
từ riêng lẻ kia là tín hiệu đơn (tín hiệu cơ sở) cùng nhau để tạo nên tín hiệu phức (tín hiệu xây

dựng). Hình tượng sóng là tín hiệu thẩm mỹ phức, bao trùm và thống ngự toàn thi phẩm, kết
tinh tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
2.2.2. Định hướng
Từ sự khảo sát nêu trên, chúng tôi định hướng cho học sinh phát hiện tín hiệu nghệ
thuật này bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu về sự xuất hiện của từ “sóng, con sóng” (có
thể dùng thao tác thống kê). Sau đó, cho các em tìm ra ý nghĩa của sự xuất hiện đó. Khi học
sinh đã nêu được hình tượng sóng, chúng tơi giúp các em nhận thức được, “sóng” chính là
một tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ này. Việc định hướng này bước đầu giúp cho học sinh
thấy được tính chỉnh thể, sự thống nhất của các yếu tố ngôn từ trong một văn bản văn chương,
bước đầu đánh động tư duy hệ thống.
2.3. Khảo sát và định hƣớng khai thác phƣơng thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ và giá trị
của nó trong bài Sóng
2.3.1. Khảo sát
Phương thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ là ẩn dụ….Ẩn dụ có những thế
mạnh riêng so với so sánh dù chúng cùng cơ chế. Xuân Quỳnh đã không chọn so sánh như thơ
ca trước đó hay làm mà tạo ra một ẩn dụ lớn, bao trùm, xuyên suốt, giàu giá trị thẩm mỹ. Ẩn
dụ đó giúp cho “sóng” và “em” được triển khai thành một chuỗi trong những câu liền mạch,
liền hơi và ngay cả trong những câu thơ có xu hướng “phá vỡ ẩn dụ”, tức là khi nhân vật trữ
tình trực tiếp bộc lộ táo bạo, mãnh liệt thì tiếng nói tâm hồn của người con gái vẫn vẹn
nguyên ý nhị, duyên dáng, đằm thắm.
2.3.2. Định hướng
Từ sự khảo sát trên, chúng tơi định hướng vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ bằng
cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng sóng (tín hiệu thẩm mỹ) được biểu hiện bằng
nghệ thuật gì, nghệ thuật đó có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt ngôn từ và tâm hồn
nhân vật trữ tình?

10


2.4. Khảo sát và định hƣớng khai thác tính chất của tín hiệu thẩm mỹ trong bài Sóng

2.4.1. Tính hai mặt
2.4.1.1. Khảo sát
Một tín hiệu thơng thường (dù nó ở dạng tồn tại nào) bao giờ cũng có hai mặt mặt biểu
hiện và mặt được biểu hiện. Tín hiệu thẩm mỹ sóng trong thơ Xn Quỳnh khơng nằm ngoại
lệ, nó có hai mặt. Mặt biểu hiện là sóng của ngoại giới (tính chất – khổ 1,2; cội nguồn – khổ
3,4; trạng thái – khổ 5; quan hệ sóng – bờ - khổ 7; không gian tồn tại – khổ 6; sự vĩnh cửu của
sóng trong bể lớn – khổ 9). Mặt được biểu hiện là chân dung trái tim và tâm hồn người con
gái trong tình u đơi lứa với mn bậc nghìn cung: có khát vọng nhận thức bản thể trong
tình yêu, trong cuộc sống (khổ 1 và 2); có suy tư trăn trở (khổ 3 và 4); có nhớ nhung thao thức
(khổ 5); có chung thủy sắt son (khổ 6); có tin tưởng đinh ninh (khổ 7 và 8) và khao khát
khơng cùng (khổ 9). Chính sự phát hiện ra những mối quan hệ phong phú vô vàn ấy đã khiến
cho sóng của Xn Quỳnh khơng đơn nhất một trạng thái chung chung của “sóng lịng” như
thơ ca trước đó. Và đó là sáng tạo mới mẻ của nhà thơ khi viết về một hình tượng đã quen,
một đề tài đã cũ.
2.4.1.2. Định hướng
Việc định hướng khai thác phần này bắt đầu từ sự khơi gợi của chúng tơi, cụ thể như
sau: Thơ ca viết về tình u lứa đơi có xu hướng mượn những hình ảnh ngoại giới như trăng,
sao, mây, gió, núi non, biển cả, con thuyền, bến nước, cây đa, sơng suối (có thể minh họa
nhanh bằng một vài dẫn chứng)….mà biểu đạt tâm tình. Vì sao Xn Quỳnh lại chọn sóng để
trao gửi tâm hồn chị? Bằng cách đó, chúng tơi hi vọng sẽ dễ đưa học sinh thâm nhập vào ý
nghĩa hình tượng, cắt nghĩa được mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ, điều đó
cũng có nghĩa là hiểu được nguyên tắc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ đồng thời
rèn cho học sinh kỹ năng, tư duy phân tích, tổng hợp.
2.4.2. Tính nhân loại, lịch sử, dân tộc
2.4.2.1. Khảo sát
Nước – cội nguồn của sóng là một siêu mẫu trong văn hóa nhân loại. Sóng có thể coi là
sự phối sinh của nước, sông và biển, do đó đã xuất hiện sớm trong văn hóa và văn học thế
giới cũng như Việt Nam, từ thần thoại, truyền thuyết, ca dao, thơ trung đại, thơ hiện đại. Như
vậy, sóng chẳng những có tính nhân loại, tính dân tộc mà cịn có tính lịch sử của nó. Tính lịch
sử ở đây được hiểu như sự hình thành của nó trong dịng chảy thời gian, thời đại, văn hóa

cũng như sự biến đổi của nó trong biến thể (nó có thể tiêu biến hoặc gia tăng thêm một số yếu
tố nội dung nào đó) cũng như sự biến đổi của nó trong sự cảm nhận và biểu đạt riêng của từng
nghệ sĩ. Soi vào đó, có thể thấy, đến thơ Xuân Quỳnh, biểu tượng sóng có nhiều nét mới. Do
đặc tính của nó, trước Xn Quỳnh thường biểu tượng cho người con trai, Xuân Quỳnh lại
mượn sóng để nói trái tim và tâm hồn người con gái. Sóng trong thơ trước Xuân Quỳnh
thường chỉ được khai thác duy nhất ở tính chất mạnh mẽ, ở trạng thái động của nó, đến thơ
Xuân Quỳnh, sóng mới được khai thác một cách phong phú đến thế. Qua đó, có thể thấy một
tâm hồn phong phú; một cái tơi trữ tình đầy mạnh mẽ, táo bạo. Những nét độc đáo này không

11


chỉ thể hiện khát vọng và nhu cầu bộc bạch mà còn là sự sáng tạo riêng mang giá trị thẩm mỹ
của chủ thể trữ tình đồng thời là yếu tố giúp cho sóng trở thành “bơng hoa lạ” trong văn học
Việt Nam thời chống Mỹ.
2.4.2.2. Định hướng
Trước hết, chúng tơi u cầu học sinh tìm những tác phẩm văn học viết về tình u từ xưa
tới nay có mượn sóng làm phương thức biểu đạt. Sau đó, khi tiến hành bài dạy, trên cơ sở
chuẩn bị tư liệu của các em, chúng tôi hướng dẫn các em khai thác tài liệu, khai thác bài học
thông qua thao tác so sánh: sóng trong thơ trước Xuân Quỳnh thường biểu tượng cho ai? Thơ
Xuân Quỳnh biểu tượng cho ai? Sóng trong thơ tình yêu trước Xuân Quỳnh thường được khai
thác ở khía cạnh nào? Đến thơ Xuân Quỳnh, sự khai thác hình tượng (tín hiệu) có gì mới?
Bằng cách đó, chúng tơi giúp cho học sinh hiểu được tính lịch sử của tín hiệu thẩm mỹ, rèn
được một kỹ năng đọc hiểu thơ là phải biết đặt đối tượng cần tìm hiểu trong sự mở rộng, đối
sánh, vì suy cho cùng, một trong những cái đích của việc chiếm lĩnh văn chương là tìm ra cho
được nét riêng của từng bài trong cùng đề tài, cũng là tìm ra nét độc đáo trong sáng tạo của
người nghệ sĩ.
2.4.3. Tính phi vật thể và phi trực quan
2.4.3.1. Khảo sát
“Sóng” khơng chỉ là hình ảnh mà cịn là hình tượng, là tín hiệu thẩm mỹ. Ý nghĩa của nó

khơng thể hữu hình hóa được, bất luận dưới hình thức nào. Người đọc có tưởng tượng nhằm tái tạo
hình ảnh thì cũng cịn phải qua một q trình cảm hiểu, cắt nghĩa về nó chứ khơng thể tưởng tượng
chỉ để tưởng tượng. Do đó, đến với bài thơ Sóng, hiển nhiên đích cuối cùng khơng phải là ta thưởng
ngoạn một bức tranh sóng nước đơn thuần mà phải lắng nghe tiếng sóng lịng xơn xao trong lịng
nhân vật trữ tình.
2.4.3.2. Định hướng
Đây là một đặc điểm nổi bật của tín hiệu thẩm mỹ mà người dạy phải thấu nhận để trước
hết vận dụng để thiết kế giáo án, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc tránh lạm dụng cơng nghệ
thơng tin, phóng chiếu một cách vơ lối những hình ảnh, hình tượng (chẳng hạn có người đưa
hình ảnh những con sóng bạc đầu lên màn chiếu) để minh họa giản đơn và dễ dãi. Sự lạm
dụng đó khơng chỉ phản cảm mà cịn phản khoa học phương pháp tiếp nhận văn chương.
2.5. Khảo sát và định hƣớng khai thác chức năng của tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ
Sóng
2.5.1.Chức năng biểu hiện
2.5.1.1.Khảo sát
Bài thơ của Xn Quỳnh khơng phải biểu hiện hình ảnh sóng nước ngồi biển rộng sơng
dài của ngoại giới. Những đặc điểm của con sóng tự nhiên ấy chỉ là phương thức để nhà thơ
biểu hiện những cảm xúc của trái tim và tâm hồn người con gái trong tình u đơi lứa (tâm
hồn phong phú, tính cách mạnh mẽ, tự thức tâm hồn, tính cách, tình u, suy tư trăn trở,
nhung nhớ vô biên, chung thủy sắt son, đinh ninh tin tưởng và khao khát khơng cùng). “Sóng”
cịn biểu hiện một cuộc truy vấn bản thể, là tiếng nói của cái tơi cá nhân đích thực, khao khát

12


kiếm tìm bản thể và khẳng định phái tính. Mức độ khái quát hơn trong chức năng biểu hiện
của tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ chính là về bản thể của tình u, của người u trong tình
u đơi lứa, về mối quan hệ giữa người yêu và tình yêu (tình yêu làm cho con người trở nên
phong phú hơn, nhạy cảm hơn trong tâm hồn; mãnh liệt hơn trong khát vọng, tình yêu làm
cho con người trở nên người hơn trong những trạng thái mang đậm nhân tính ấy).

2.5.1.2. Định hướng
Từ việc khảo sát nêu trên, chúng tôi định hướng cho học sinh hiểu được chức năng biểu
hiện của tín hiệu thẩm mỹ qua câu hỏi phát vấn phân tích ý nghĩa hình tượng sóng. Đây là
phần trọng tâm bài học cũng như trọng tâm của việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ. Tuy
nhiên, ẩn dụ sóng là một ẩn dụ bao trùm tồn tác phẩm, khả năng biểu hiện của nó vơ cùng
phong phú nên ở phần này, khơng thể chỉ có một định hướng chung chung như vậy, chúng tôi
phải đi vào những câu hỏi cụ thể cho từng nội dung, trong đó, chú ý mối liên hệ giữa các ngơn
từ, hình ảnh (tín hiệu cơ sở) và tính chỉnh thể hình tượng (tín hiệu xây dựng).
2.5.2. Chức năng tác động
2.5.2.1.Khảo sát
Cái mà sóng tác động đầu tiên là tâm hồn, tình cảm người tiếp nhận. Trước hết, một
cách tự nhiên, nó đưa người đọc nhập vào trong dòng tâm tư của nhân vật trữ tình (lúc dữ dội,
lúc dịu êm; khi suy tư trăn trở; khi bồi hồi nhung nhớ; lúc tin tưởng đinh ninh; khi lo âu xa
vắng; lúc khát khao mãnh liệt). Vưgotxki goi đó là sự “lây lan cảm xúc” mà cái làm “lây lan”
cảm xúc kia chính là tín hiệu thẩm mỹ. Sau nữa là niềm yêu mến sự chân thành, niềm xúc
động trước sự thủy chung, niềm ngưỡng mộ trước bản lĩnh, niềm rung cảm trước sự tin tưởng
và khát vọng táo bạo nhưng cũng rất đời của nhân vật trữ tình. Hơn thế nữa, nó cịn tác động
đến nhận thức của con người về bản của chất tình u và của những người tình mn thưở
(tình u bao giờ cũng đi liền với những suy tư, sự bí ẩn, nỗi nhớ nhung, nỗi âu lo, niềm khao
khát); về mối quan hệ giữa tình yêu với người yêu (tình yêu đẹp bao giờ cũng khiến cho con
người trở nên đẹp đẽ. Đó là bản chất tích cực, là tính nhân văn của tình u, đó cũng là lý do
mn đời cịn cần thiết cho con người).
Với tư cách là một bài học, tín hiệu thẩm mỹ cịn tác động đến kỹ năng, phương pháp
đọc hiểu một văn bản văn chương. Tín hiệu thẩm mỹ phải được xem như một chìa khóa để
mở cánh cửa vào thế giới của cái Đẹp nghệ thuật. Điều đó tránh được cách hiểu giản đơn theo
kiểu “thật thà hư” con trẻ cũng như khắc phục cách đọc lười biếng của tuổi trẻ khi tư duy và
kỹ năng các em đang có xu hướng trở nên chai lỳ, thụ động bởi ảnh hưởng của văn hóa nghe
nhìn.
2.5.2.2. Định hướng
Định hướng khai thác bài học thông qua việc hướng dẫn học sinh trả lời ba câu hỏi sau:

đến với hình tượng sóng (với người con gái trong bài thơ), em có cảm xúc gì? Qua những ý
nghĩa mà sóng biểu hiện, em nhận thức được gì về cái gọi là tình u lứa đơi? Em hiểu gì về
mối quan hệ giữa tình yêu với người yêu? Tất cả những điều em vừa nhận được từ hình tượng
sóng, em rút ra điều gì về khả năng và sức mạnh của hình tượng nghệ thuật (tín hiệu thẩm

13


mỹ)? Từ đó, em có thể rút ra bài học gì trong việc đọc hiểu một văn bản văn chương? Việc
định hướng bằng câu hỏi đó có ý nghĩa tương đương với các mức độ tác động của tín hiệu
thẩm mỹ, đi từ cảm xúc, cảm tính đến sự phân tích lý giải rồi khái quát, tổng hợp, rút ra bài
học về phương pháp là phù hợp với học sinh.
2.5.3. Chức năng hệ thống
2.5.3.1. .Khảo sát
Trong phạm vi tác phẩm, tính hệ thống trong cấp độ từ vựng của bài Sóng thể hiện ở yếu
tố ngơn từ, cho nên đọc hiểu bài thơ không thể tách rời với việc phân tích ngơn từ nghệ thuật.
Những ngơn từ đó cùng nhau tạo nên hình tượng sóng để qua đó, người đọc bước vào thế giới
nghệ thuật của bài thơ. Hình tượng này, trong tính hệ thống của nó, chi phối trở lại các yếu tố
riêng lẻ trong hệ thống mà trước hết là thể thơ, nhịp điệu và âm hưởng thơ.
Tính hệ thống của tín hiệu sóng cịn thể hiện ở sự chi phối của nó đến sự xuất hiện của
biện pháp tu từ: nghệ thuật điệp ở nhiều cấp độ. Nghệ thuật đó cùng nhịp thơ, âm hưởng thơ
đã khiến cho giọng thơ sôi nổi, nồng nàn tha thiết – tiếng lịng của người trẻ tuổi.
Tính hệ thống của tín hiệu “sóng” cịn thể hiện ở vai trị của nó đối với kết cấu hình
tượng. Sóng với tư cách là tín hiệu bao giờ cũng phải có tính hai mặt: mặt biểu hiện là sóng,
mặt được biểu hiện là thế giới tâm hồn của “em”. Bài thơ vì thế, có hai hình tượng, sóng và
em. Nếu trong thơ ca viết về sóng trước Xuân Quỳnh, sóng và nhân vật trữ tình thường tách
bạch thì đến Xuân Quỳnh, hai hình tượng đó có khi song hành, soi chiếu, có khi cộng hưởng
đồng vọng. Đó là một kết cấu mới lạ giúp nhà thơ biểu đạt cái tơi trữ tình vừa chân thành bộc
bạch vừa ý nhị, vừa truyền thống vừa mới mẻ.
Trong mối quan hệ với tác giả, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ cịn thể hiện vai trị

của nó trong việc soi tỏ sắc diện riêng của thơ Xuân Quỳnh.
Trong mối quan hệ với yếu tố ngoài tác phẩm, tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ sóng
cịn thể hiện ở mối quan hệ của nó với thơ ca trước và cùng thời Xuân Quỳnh khi viết về tình
u đơi lứa. Trước Xn Quỳnh, sóng với tư cách là tín hiệu thẩm mỹ chưa bao giờ là một ẩn
dụ phong phú như thế về tình yêu, về người u trong thơ tình u đơi lứa. Mặt khác, cùng
thời Xn Quỳnh, thơ ca viết về tình u lứa đơi thường cũng là một phương diện để khẳng
định tình yêu q hương, đất nước, tình cảm và trách nhiệm cơng dân. Sóng giúp Xn
Quỳnh thể hiện một tình u lứa đôi thuần túy, một cái tôi cá nhân bản thể tự ý thức sâu sắc.
Nó cho thấy ý thức về cái tôi riêng tư bên cạnh cái ta cộng đồng, báo hiệu nhu cầu mở rộng
quan niệm nghệ thuật về con người mà văn học từ sau 1975 vẫn cho là một trong những vấn
đề quan thiết. Do đó, tín hiệu thẩm mỹ còn là một phương tiện thể hiện tiếng nói riêng, đóng
góp mới của Xuân Quỳnh với thơ ca đương thời.
2.5.3.2. Định hướng
Trước hết, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu, chúng tôi luôn phải hướng các
em bám sát các yếu tố ngôn từ. Thao tác này giúp cho các em được rèn luyện để nhạy cảm
hơn về ngôn ngữ và tránh cho việc cảm thụ dễ dãi hời hợt, tránh việc phân tích thơ bị biến
thành diễn xuôi (thuật dựng, tái hiện) ý thơ – một căn bệnh rất hay gặp ở học sinh cấp dưới.

14


Sau đó, chúng tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấp độ thứ hai của tín hiệu ngơn ngữ nghệ
thuật qua hệ thống câu hỏi gợi tìm về sự chi phối, ảnh hưởng của hình tượng đó tới việc sử
dụng các yếu tố hình thức (thể thơ, nhịp điệu, âm hưởng, biện pháp tu từ ); về ý nghĩa tác
phẩm của Xuân Quỳnh trong nền thơ ca chống Mỹ với khuynh hướng sử thi là căn bản.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP, THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
3.1. Quan điểm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết vào một bài dạy cụ thể phải bám sát đặc điểm, tiến trình giờ học, cấu
trúc bài học để việc vận dụng không thành áp đặt, khiên cưỡng, xa mục tiêu giờ học.

3.2. Đề xuất phƣơng pháp
Giai đoạn thứ nhất là ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thiết kế giáo án và tiến hành
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trên lớp (theo hai cách khai thác khác nhau, có giáo án đi
kèm), chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Đọc diễn cảm
- Tổ chức đàm thoại bằng phát vấn trực tiếp
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm
Giai đoạn 2 là đối chiếu hai cách khai thác và rút ra kết luận, chúng tôi dùng phương
pháp:
- Điều tra kết quả học tập
- Phân tích, so sánh.
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.3.1. Những vấn đề chung
Bao gồm: Mục đích; yêu cầu; đối tượng; địa điểm; thời gian; cách thức.
3.3.2 Thiết kế giáo án
3.3.2.1. Mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
3.3.2.2. Phương tiện thực hiện (SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Máy chiếu)
3.3.2.3. Phương thức tiến hành
Đọc tài liệu, soạn bài, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi và hướng dẫn
đọc hiểu bằng các phương pháp đã đề xuất: đọc diễn cảm, phát vấn bằng hệ thống câu hỏi,
làm việc nhóm.
3.3.2.4. Các bước lên lớp (ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới, dẫn dắt
vào bài mới)
Nội dung cần đạt

Hoạt động của GV và HS

Tiết 1
I. Tác giả
- Vị trí

- Phong cách

Hoạt động 1
GV hướng dẫn học sinh lưu ý những nét
quan trọng về:

15


-

vị trí của Xuân Quỳnh trong thơ
kháng chiến chống Mỹ
phong cách thơ Xuân Quỳnh

để phục vụ cho việc đọc hiểu bài thơ.
II. Tác phẩm
1. Đọc hiểu khái quát
- Xuất xứ

Hoạt động 2
GV yêu cầu HS bám sát sách giáo khoa, nêu
xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Hoàn cảnh
- Chủ đề

GV có thể định hướng cho học sinh hiểu sâu
bài thơ hơn qua việc nêu vấn đề: Bài thơ ra
đời khi tác giả còn trẻ tuổi, trẻ lòng. Điều đó

chi phối thế nào đến vẻ đẹp bài thơ?
(Câu hỏi gieo vấn đề, chưa cần trả lời)
GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm và nêu
chủ đề bài thơ

2. Đọc hiểu cụ thể
Hoạt động 3
a. Hình tượng và phương thức thể hiện hình GV định hướng cho HS tìm hiểu hình tượng
tượng (Tín hiệu thẩm mỹ và phương thức cấu
tạo tín hiệu thẩm mỹ)
- Nhan đề bài thơ là “Sóng”. Hình tượng sóng
trở đi trở lại nhiều lần (11 lần), xun suốt,
bao trùm tồn thi phẩm.
- Hình tượng sóng được thể hiện qua nghệ
thuật ẩn dụ, trở thành một tín hiệu mang
thơng điệp thẩm mỹ.

và phương thức thể hiện hình tượng (tín hiệu
thẩm mỹ) qua phát vấn
? Nhan đề bài thơ là “Sóng”, “sóng” xuất
hiện như thế nào trong bài thơ và được biểu
hiện qua nghệ thuật gì?

b. Hình tượng (tín hiệu thẩm mỹ) sóng trong
thơ ca tình u và trong bài thơ “Sóng” của
Xn Quỳnh (Tính hai mặt, tính dân tộc, tính
lịch sử và chức năng hệ thống của tín hiệu
thẩm mỹ)
- Xn Quỳnh mượn sóng làm một tín hiệu
nghệ thuật để trao gửi lịng mình bởi lẽ, chị

bắt gặp sóng như gặp chính mình, đã tìm ra
trong hình ảnh sóng những âm vang của nhịp
đập trái tim mình.
- Tuy nhiên, mượn sóng ngoại giới để nói
sóng lịng, Xn Quỳnh khơng phải là người
duy nhất. Chỉ có điều, sóng trong thơ ca trước

Hoạt động 4
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng sóng
trong thơ ca tình u nói chung để từ đó phát
hiện ra nét mới mẻ của hình tượng sóng trong
thơ Xuân Quỳnh qua những định hướng cụ
thể sau
? Giữa bao nhiêu tín hiệu để biểu đạt tình
u, vì sao Xn Quỳnh lại chọn sóng làm
một tín hiệu nghệ thuật để trao gửi lịng
mình?

? Nghệ thuật đó có ý nghĩa thế nào đối với
mạch thơ và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ
tình?

? Mượn sóng ngoại giới để biểu hiện sóng
lịng, Xn Quỳnh khơng phải là người đầu

16


Xn Quỳnh, sóng thường biểu đạt cho hình
ảnh chàng trai. Vào thơ Xn Quỳnh, sóng lại

là hình ảnh của trái tim và tâm hồn người con
gái. Mặt khác, trước Xuân Quỳnh, sóng
dường như mới chỉ được khai thác một đặc
điểm nhất định nào đó, Xuân Quỳnh là người
đầu tiên phát hiện ra những mối quan hệ
phong phú vô vàn giữa sóng và em khiến cho
sóng của Xn Quỳnh khơng đơn nhất một
trạng thái chung chung của “sóng lịng” như
thơ ca trước đó.

tiên. Em có thể dẫn ra một vài câu thơ mà em
biết? (Qua việc trình bày của HS, GV cùng
HS hệ thống lại dẫn chứng từ: ca dao, thơ
trung đại, hiện đại để thấy tính dân tộc, tính
lịch sử của “sóng”)
? Tuy nhiên, nghệ thuật là sự sáng tạo. So
sánh những câu thơ em vừa tìm được với bài
Sóng, em thấy Xuân Quỳnh mới ở chỗ nào?
(GV có thể định hướng cụ thể hơn: sóng
trong thơ trước Xuân Quỳnh thường biểu đạt
cho ai? Trong bài thơ này, sóng biểu đạt cho
ai? Trước Xuân Quỳnh, sóng thường được
khai thác ở một hay nhiều đặc tính? Việc khai
thác đặc tính của sóng trong thơ Xn Quỳnh
có gì khác với thơ ca trước chị?)
- Với tư cách là một ẩn dụ lớn (một tín hiệu ? Với tư cách là một ẩn dụ lớn (một tín hiệu
thẩm mỹ bao trùm), sóng chi phối rõ rệt đến: thẩm mỹ bao trùm) toàn thi phẩm, em thấy
+ Thể thơ
sóng chi phối như thế nào đến các yếu tố
+ Nhịp điệu và âm hưởng thơ

trong hệ thống của chỉnh thể nghệ thuật? (GV
+ Biện pháp tu từ
gợi: thể thơ? Nhịp điệu và âm hưởng, giọng
+ Kết cấu hình tượng
điệu thơ? Biện pháp tu từ nổi bật ?)
Tiết 2
c. Ý nghĩa cụ thể của hình tượng (tín hiệu Hoạt động 5
thẩm mỹ) sóng
Định hướng tìm hiểu ý nghĩa cụ thể của hình
(Chức năng biểu hiện, chức năng tác động tượng sóng (chức năng biểu hiện và tác động
của tín hiệu thẩm mỹ)
của tín hiệu thẩm mỹ)
- Sự tự thức của sóng về tâm hồn, tính cách Trên cơ sở những trạng thái của “em” tương
và quy luật tình u (K1,2)
thơng cùng “sóng” mà HS đã tìm được trong
- Suy tư về nguồn cội tình yêu (K, 4)
mục (b), GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý
- Nỗi nhớ nhung thao thức (K 5)
nghĩa cụ thể của hình tượng sóng, chú ý đến
- Sự thủy chung (K 6)
việc phân tích ngơn từ, hình ảnh (tín hiệu cơ
- Tin tưởng, đinh ninh ( K7, 8)
sở) trong câu, đoạn thơ.
- Khát vọng (khổ 9)
Hoạt động 6
- Tổng hợp:
GV tổ chức cho HS hệ thống lại những vấn
+ Sóng biểu hiện trái tim và tâm hồn người đề cơ bản về kiến thức, kỹ năng từ việc phân
con gái trong tình u.
tích ý nghĩa cụ thể của tín hiệu thẩm mỹ’.

+ Hành trình của sóng trong tình u cũng là Qua đó, rèn tư duy tổng hợp, hệ thống bằng
hành trình một cuộc truy vấn bản thể, thể câu hỏi:
hiện tiếng nói cá nhân đích thực, khát khao ? Hình tượng sóng biểu hiện?
tìm kiếm bản thể và khẳng định phái tính.
+ Sóng cịn thể hiện những sáng tạo độc đáo ? Bên cạnh nội dung, sóng cịn có vai trò như

17


trong nghệ thuật biểu đạt của Xuân Quỳnh thế nào trong nghệ thuật biểu hiện ?
(thể thơ, nhịp thơ, âm hưởng, điệp, kết cấu
hình tượng)
? Cảm xúc của em khi đến với hình tượng
+ Sóng là một hình tượng đẹp giúp ta cảm sóng ?
nhận vẻ đẹp của con người trong tình u.
+ Sóng cịn tác động đến nhận thức của con ? Khơng chỉ mang đến xúc cảm, sóng cịn cho
người về bản của chất tình u và của những em nhận thức gì về tình u? Về đơi lứa trong
người tình mn thưở.
tình u và ý nghĩa của tình u với mỗi
+ Với tư cách là một tín hiệu thẩm mỹ hình người? Tất cả những khả năng và sức mạnh
tượng nghệ thuật còn giúp ta hiểu thêm về kỹ nêu trên của tín hiệu sóng giúp em rút ra được
năng, phương pháp đọc hiểu một văn bản văn điều gì khi đọc hiểu một văn bản thơ ?
chương.
3. Hƣớng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài
mới
GV yêu cầu HS ôn luyện qua ba vấn đề trên.
a. Luyện tập
Cách thức: lập dàn ý chi tiết
b. Chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị bài “Đàn ghi ta của Lorca” của

Thanh Thảo. Vào mạng tìm hiểu về
- Lorca
- Thơ siêu thực
GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới
- Thơ tượng trưng
3.4. Giáo án đối sánh (phụ lục 1)
3.5. Kết quả thực nghiệm (đề và đáp án trắc nghiệm, tự luận xin xem phụ lục 2 và 3)
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm
Lớp

12 chuyên Địa
( đối sánh)

12 chuyên Sử
(thực nghiệm)

Số HS

35

35

Điểm

KG

TB

YK


KG

TB

YK

Số lượng

15

17

3

20

13

2

%

42

49

8

58


37

5

Biểu đồ 3.1

18


Kết quả thực nghiệm đề trắc nghiệm
25

S hc sinh

20
15

12 Địa (Đối sánh)
12 Sử (Thực nghiệm)

10
5
0
KG

TB

YK

Loi


Bng 3.2. Kt qu bi kim tra tự luận
Lớp

12 chuyên Địa
(đối sánh)

12 chuyên Sử
(thực nghiệm)

Số HS

35

35

Điểm

KG

TB

YK

KG

TB

YK


Số lượng

18

15

2

24

10

1

%

51

42

5

69

29

2

Biểu đồ 3.2


19


Kết quả thực nghiệm đề tự luận
Số học sinh

30
20

12 Địa (Đối sánh)
12 Sử (Thực nghiệm)

10
0
KG

TB

YK

Loại
3.6. i chiu hai cỏch khai thác
3.6.1. Điểm gặp gỡ
Qua hai cách khai thác nêu trên, có thể thấy một số điểm gặp gỡ sau đây
- Thứ nhất là các đơn vị kiến thức cơ bản. Tuy mức độ có khác nhau, song cả hai cách khai
thác đều chú ý bám sát và làm rõ được các đơn vị kiến thức cơ bản ở phương diện nội dung và
nghệ thuật thể hiện.
- Thứ hai là cách khai thác. Cả hai đều đảm bảo nguyên tắc phân tích văn bản văn chương là
đi từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
3.6.2. Nét khác biệt

3.6.2.1. Về kiến thức
- Về độ sâu và rộng của kiến thức. Cách khai thác cũ mới chỉ làm rõ nội dung trữ tình. Cách
khai thác mới cịn chỉ ra được một tầng nghĩa mới giúp bài thơ có một vị trí riêng trong văn
học đương thời.
- Về tính hệ thống của kiến thức. Cách khai thác cũ chưa chú ý đến tính hệ thống vấn đề.
Cách khai thác mới chú ý ý nghĩa tín hiệu với hệ thống nghệ thuật biểu hiện nên tính hệ thống
kiến thức cao hơn.
3.6.2.2. Về kỹ năng

20


- Kỹ năng phân tích ngơn từ. Cách khai thác cũ chưa chú ý nhiều đến khai thác ngôn từ. Cách
khai thác mới chú ý đến ngôn từ với tư cách là tín hiệu cơ sở.
- Kỹ năng so sánh, mở rộng. Cách khai thác cũ có chú ý so sánh, mở rộng nhưng chưa phát
huy tính tích cực chủ động của người học. Cách khai thác mới xuất phát từ tính lịch sử, tính
dân tộc của tín hiệu nên chú ý rèn kỹ năng này.
- Kỹ năng hệ thống. Cách khai thác cũ chưa chú ý đến mối quan hệ của tín hiệu với các yếu tố
hình thức nên việc khai thác các phương diện nghệ thuật rơi vào hình thức chủ nghĩa. Cách
khai thác mới chú ý chức năng hệ thống, chức năng tác động của tín hiệu nên giúp HS tìm ra
mối quan hệ có tính hệ thống của các yếu tố trong hệ thống.
- Kỹ năng tổng hợp. Cách khai thác cũ rèn chưa sâu. Cách khai thác mới chú ý rèn kỹ năng
này qua các phát vấn về lý do chọn sóng là tín hiệu, về nét riêng của hình tượng sóng, về các
cách hiểu khác nhau ở khổ 8.
3.6.2.3. Về phương pháp
- Phương pháp phát vấn. Câu hỏi của cách khai thác cũ còn đơn điệu. Câu hỏi của cách khai
thác mới đa dạng hơn về loại và mức độ.
- Phương pháp nêu vấn đề. Cách khai thác cũ chưa chú ý. Cách khai thác mới đã chú ý qua
câu hỏi về thời điểm ra đời, về cảm hứng bao trùm thơ ca đương thời.
- Phương pháp đàm thoại. Cách khai thác cũ không sử dụng. Cách khai thác mới đã chú ý

dùng phương pháp này để giải quyết những cách hiểu khác nhau ở khổ thơ thứ 8.
3.56.2.4. Về hiệu quả giảng dạy
- Đánh giá chung
- Đánh giá cụ thể qua kết quả bài làm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Văn chương sở dĩ có sức sống lâu bền bởi nó mang đến cho người đọc những rung cảm,
nhận thức thẩm mỹ, nâng cao giá trị sự sống con người. Một trong những khả năng và sức
mạnh của nó nhờ vào giá trị của tín hiệu thẩm mỹ.
Khai thác giá trị tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương là một yêu cầu không thể
bỏ qua.
Dạy Văn, trong nhiệm vụ vừa đưa người học vào thế giới của cái Đẹp vừa dạy họ cách
vào thế giới ấy, càng thấy tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương mà mình giảng dạy là
điều quan thiết.
Khai thác bài Sóng của Xuân Quỳnh từ việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ là một
hướng tiếp cận có hiệu quả tốt.
2. Khuyến nghị
Người dạy Văn phải chú ý đến việc khai thác tín hiệu thẩm mỹ trong việc hướng dẫn HS
đọc hiểu tác phẩm văn chương một cách linh hoạt.

21


Vì khơng có một khoa học nào tồn tại đơn lẻ nên người dạy Văn hôm nay nên chú ý trau
dồi kiến thức liên ngành, chú ý vận dụng nó vào việc hướng dẫn học sinh khai thác một đơn
vị bài học.
Thứ ba, mơn Ngữ Văn nói chung, giảng dạy văn bản văn chương nói riêng, so với các
mơn học khác, nó có đặc thù riêng của nó. Nó khơng chỉ là khoa học mà nó cịn là nghệ thuật,
nó khơng chỉ tác động vào nhận thức trí tuệ mà nó cịn lay thức tâm hồn, tình cảm, thanh lọc
thế giới tinh thần người tiếp nhận. Bởi thế, nếu giờ Văn mà khơng có chất Văn thì khơng thể

nói là một giờ thành công trọn vẹn.
Cuối cùng, xuất phát từ tín hiệu thẩm mỹ nói riêng, ngơn từ - cái phương tiện biểu hiện
quan trọng bậc nhất của văn chương nói chung, đều có tính phi trực quan, phi vật thể nên sức
gợi của nó, vẻ đẹp của nó lại nằm trong những cái khơng thể trực giác hóa một cách giản đơn,
dễ dãi. Vì thế, việc sử dụng các giáo cụ trực quan, các phương tiện dạy học phải hết sức thận
trọng, tránh sự phóng chiếu vơ lối những hình ảnh minh họa khiến cho bài học khơng chỉ
phản cảm mà còn phản khoa học và giáo dục nữa.
References
Tài liệu trong nƣớc
1. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia, 2004.
2. Lại Nguyên Ân. Thơ Xuân Quỳnh. Nxb Hội nhà văn, 1990
3. Nguyễn Thị Bình. Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 nâng cao. Nxb Giáo dục,
2008.
4. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ. Nxb Đại học và THCN, 1987.
5. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1999.
6. Đỗ Hữu Châu. Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật.
Tạp chí Ngơn ngữ, số 3/ 1974, tr 57 – 60.
7. Đỗ Hữu Châu. Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu. Bài giảng SĐH – ĐHSP I, 1993.
8. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2010.
9. Mai Ngọc Chừ (chủ biên). Nhập môn ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 2007.
10. Lê Đạt. Bóng chữ. Nxb Văn học, 1994
11. Trần Thanh Đạm – Nguyễn Đăng Mạnh – Phƣơng Lựu. Môn Văn và Tiếng Việt. Vụ
giáo viên, 1995.
12. Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, 2003.
13. Lê Thị Tuyết Hạnh. Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Luận văn
sau đại học K19, Đại học sư phạm I Hà Nội.

22



14. Nguyễn Thị Hạnh. Hoa trong thơ Xuân Quỳnh. Luận văn tốt nghiệp K42 Đại học Sư
phạm I Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Chuyên đề Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại .Bài
giảng SĐH - ĐHGD, 2010.
16. La Khắc Hòa. Những vấn đề về thi pháp thể loại . Bài giảng SĐH – ĐHSP I, 2004.
17. Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn). Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy. Nxb Giáo dục, 1999.
18. Nguyễn Ái Học. Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn. Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2010.
19. Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngơn ngữ trong tác phẩm
văn học. Nxb Đại học Sư phạm, 2003.
20. Đỗ Việt Hùng – Chuyên đề Ngôn ngữ và văn học. Bài giảng SĐH -ĐHGD, 2010.
21. Đỗ Việt Hùng. Chuyên đề Ngữ nghĩa học đại cương. Bài giảng SĐH, ĐHGD, 2010.
22. Đỗ Việt Hùng. Ý và nghĩa…..Hai quan niệm về ngữ nghĩa học. Tạp chí ngơn ngữ số 16/
2002.
23. Lê Quang Hƣng – Phan Huy Dũng… Tác phẩm văn học 12 – Những vấn đề lịch sử và
thể loại. Nxb Giáo dục, 2008.
24. Nguyễn Thanh Hƣơng. Định hướng tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nxb Đại học Sư
phạm, 2004.
25. Phan Trọng Luận. Môn Văn và Tiếng Việt.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên trung học phổ thông. Bộ GD – ĐT. Vụ giáo viên, 1995.
26. Phan Trọng Luận. Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Tài liệu
BDTX chu kỳ 1997 – 2000. Vụ giáo viên, 1997.
27. Đinh Trọng Lạc. Phong cách học Tiếng Việt. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.
28. Đinh Trọng Lạc. 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 2008.
29. Nguyễn Văn Long. Sách giáo viên Văn học 12 ban KHXH. Nxb Giáo dục, 1996.
30. Nguyễn Văn Long. Văn học Việt Nam trong thời đại mới. Nxb Giáo dục, 2003.
31. Trƣơng Thị Nhàn. Một số vấn đề tín hiệu thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ của một số từ chỉ
vật thể nhân tạo trong ca dao Việt Nam. Luận văn SĐH khóa 1986 – 1988, ĐHSP I Hà Nội.

32. Nhiều tác giả. Nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học.
Viện nghiên cứu Sư phạm, 2005.
33. Nhiều tác giả. Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004.
34. Nhiều tác giả. Xuân Quỳnh, tác phẩm và lời bình. Nxb Văn học, 2011.

23


35. Nhiều tác giả. Nhập mơn văn học (Hồng Ngọc Hiến dịch). Trường viết văn Nguyễn Du,
1992.
36. Phạm Hoàng Tài. Tâm lý học đại cương. Đại học Đà Lạt, 2011.
37. Trần Nho Thìn. Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12. Nxb Giáo dục, 2008.
38. Đinh Thị Kim Thoa. Chuyên đề Tâm lý học dạy học. Bài giảng SĐH - ĐHGD, 2010.
39. Lƣu Khánh Thơ – Đông Mai. Xuân Quỳnh, thơ và đời. Nxb Văn hóa, 2003.
40. Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn). Tác phẩm trong nhà trường – những vấn đề trao đổi.
Nxb Đại học Quốc gia, 2000.
41. Phùng Thị Cảnh Trang. Khảo sát một số tín hiệu thẩm mỹ tiêu biểu thuộc trường nghĩa
tự nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trước cách mạng. Luận án TS. Đại học Sư
phạm I Hà Nội, 2008.
42. Trần Đình Sử. Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, 2003.
43. Trần Đình Sử. Đọc văn – học văn. Nxb Giáo dục, 2002.
44. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.
Tài liệu nƣớc ngoài
45. I.U.Lotman. Cấu trúc văn bản nghệ thuật.(Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn
Thu Thủy dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2007.
46. K. Pauxtopxki. Bơng hồng vàng. Bình minh mưa (Kim Ân dịch). Nxb Văn học, 2003.
47. L. X. Vƣgotxki. Tâm lý học nghệ thuật. Nxb KHXH, 1995.
48. L. X. Vƣgotxki. Tuyển tập tâm lý học. Nxb KHXH, 1998.
49. M.B.Khrapchenco. Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. Nxb KHXH, 1995.
50. R. Gamzatop. Đaghextan của tôi. Nxb Văn học, 1998.

51. R. Bather. Cơ sở của ký hiệu học. Chủ nghĩa cấu trúc và văn học. (Trịnh Bá Đĩnh dịch và
giới thiệu). Nxb Văn học, 2002.
52. R. Jakobson. Thơ và ngữ pháp của thơ. Chủ nghĩa cấu trúc và văn học. Nxb Văn học,
2002.

24



×