Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thiên nhiên pari trong tiểu thuyết những người khốn khổ của v huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.21 KB, 45 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

A. Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI đã mở ra xu thế hội nhập cho các dân tộc trên thế giới .
Trong xu thế đó các nhà thơ, nhà văn - đại diện cho tinh thần dân tộc mình, trở
thành nhà ngoại giao không hộ chiếu . Họ không những mang đến cho các dân
tộc khác bản sắc dân tộc của mình, mà còn mang đến sự hiểu biết, để tạo độ
tin cậy, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc . Do đó để hiểu biết
đến các giá trị tinh thần của các dân tộc, không thể không đi tìm hiểu các
thành tựu văn học nghệ thuật, đặc biệt là các giá trị văn chương.
Văn học Pháp thế kỷ XIX, với sự ra đời và phát triển của hai dòng văn
học , dòng văn học hiện thực chủ nghĩa và dòng văn học lãng mạn, song song
tồn tại với hai dòng văn học này là các tên tuổi Banzăc, Xtăngđan, Lamartin,
v.huy-gô . Trong những cây đại thụ của văn học pháp thế kỷ XIX thì V.
huy- gô trở thành một trái núi , một chim đại bàng và trở thành hiện
thân của chủ nghĩa lãng mạn .
Vichto Huy- go ( 1820 1885) là nhà văn lãng mạn lớn nhất của nứơc
Pháp thế kỷ XIX . Cuộc đời chiến đấu không ngừng của ông, những tác phẩm
văn chương cuả ông phản ánh trung thành những biến cố lịch sử lớn lao,
những cuộc cách mạng của nhân dân Pháp suốt thế kỷ XIX . Tác phẩm của
ông tiêu biểu cho ý chí tự do, lòng tha thiết yêu hoà bình, lòng tin tưởng vào
con người lao động . Bởi vậy ngày nay người ta đều công nhận V.Huy gô là
nhà văn tiến bộ không những của nước Pháp , mà của toàn thể nhân loại .
V. Huy gô sinh ra, lớn lên cùng với sự phát triển cuả xã hội tư bản
Pháp . V. Huy- gô đã đựơc chứng kiến hàng loạt các cuộc cách mạng xảy ra .
Năm 1830 quần chúng Pari tiến hành một cuộc cách mạng lớn lật đổ vương
triều Buốc bông , giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị , đồng thời đề ra
khẩu hiệu hãy làm giàu thời đại vàng thay kiếm . Đặc biệt V.Huy gô


đã được chứng kiến công xã Pari 1789 khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái .

Đại học sư phạm Hà Nội 2

1

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Trong bối cảnh phức tạp của thế kỷ ấy là sự phát triển đa dạng cuả nhiều
khuynh hướng , nhất là khuynh hướng văn học, có khuynh hướng tiêu cực có
khuynh hướng tích cực . Tuy nhiên đứng giữa ngã ba đường ấy thì v. huy
gô đã tìm được con đường đi riêng cho mình . Ông đã bước dần từ bóng tối
đến ánh sáng từ chỗ ca ngợi chế độ , V. Huy - gô trở thành người bảo vệ
quyết liệt cộng hoà, và bênh vực các chiến sĩ công xã . Cuộc đời của v. huy
gô là một tấm gương phản ánh cách mạng , ông đã để lại cho chúng ta bài
học đáng quý về nỗ lực cải tạo tư tưởng để ngày càng xích lại gần với cách
mạng và nhân dân .
Sự nghiệp sáng tác của V. Huy- gô bao trùm lên cả ba thể loại văn học
là kịch, thơ, tiểu thuýêt . Dù ở thể loại nào thì v.huy gô cũng đạt được
những thành công nhất định . Nếu như ở thể loại thơ ca v . huy gô được
mệnh danh là nhà thơ lớn , ở thể loại kịch với vở kịch Hecnani đã đưa tên
tuổi của V .Huy gô trở thành người đứng đầu của tao đàn lãng mạn . Tuy
nhiên khi nghiên cứu sự nghiệp sáng tác đồ sộ của V. Huy gô , các nhà
nghiên cứu đặc biệt chú ý đến thể loại tiểu thuyết . Bởi chính thể loại này đã
đưa tên tuổi của V.Huy gô không những là nhà văn Pháp, nhà văn của thế

kỷ XIX mà trở thành V. Huy gô của thế giới, V. Huy gô của nhân loại ,
V.Huy gô của mọi thế kỷ, qua đó mới thấy đựơc vai trò ảnh hưởng thành
công của V. Huy gô lớn đến nhường nào . Tiểu thuyết của V .Huy gô rất đa
dạng ông muốn thể hiện thuyết ba định mệnh : tôn giáo, pháp luật , tự nhiên .
Dường như qua tiểu thuyết ông muốn cải tạo thế giới bằng thuyết học tình
thương bằng tôn giáo . Vì vậy ông được mệnh danh là hiện thân của chủ
nghĩa lãng mạn , đứa con thiên tài của thời đại , nhà tiên tri của hoà bình
trên thế giới .
Ngày 22 5 1885 v. huy gô đã trút hơi thở cuối cùng để đi vào cõi
vĩnh hằng , ngày đưa tang ông được coi như ngày quốc tang . Nhân dân Pháp

Đại học sư phạm Hà Nội 2

2

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

đã thực hiện nguyện vọng của ông , tiễn đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng
trong chiếc quan tài của kẻ khó chiếc quan tài như bơi trong biển người giữa
niềm đau đớn tiếc thương của toàn thể nhân dân Pháp , và cũng là niềm đau
đớn tiếc thương của toàn thể nhân loại . Ông xứng đáng là một cây đại thụ của
nền văn học thế giới, một nhà tiến bộ đã hết lòng ủng hộ ngươì lao động, ông
tham gia công xã pari, đấu tranh đòi tự do cho nhân dân ta yêu tự do vì hoa
và trái của tự do .
Hơn 60 năm cầm bút không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi, ông đã để

lại hơn 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn, 15 tập thơ, hàng trăm bài chính luận , lí
luận văn chương. Chính sự nghiệp sáng tác đồ sộ ấy mà đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về V.Huy-gô.Tuy nhiên khi đi tìm hiểu tư tưởng của V.Huygô nói riêng, tác phẩm của ông nói chung các nhà nghiên cứu thường quan
tâm tới mặt nội dung, nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật, tư tưởng, chủ đề, nghệ
thuật xây dựng nhân vật chính diện, phản diện
Do vậy chọn đề tài Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết những người
khốn khổ làm đối tượng nghiên cứu để góp phần hoàn chỉnh hơn nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên, thấy được dụng ý nghệ thuật củaV.Huy-gô khi ông dặt
nhân vật của mình trong mối quan hệ với thiên nhiên, qua đó rút ra được hiệu
quả sử dụng thiên nhiên Pari trong cuốn tiểu thuyết . Đây là một mảng đề tài
mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, quan trọng nhất làm nên giá trị của tác
phẩm, khẳng định sức sống , tồn tại của tác phẩm với thời gian ,với độc giả
.Nhưng cũng nhờ mảng đề tài này mà làm cho tác phẩm giàu chất thơ, chất
lãng mạng, làm cho các nhân vật trong tác phẩm thể hiện được tâm trạng , nội
tâm của mình, làm cho tác giả bộc lộ được tư tưởng và khát vọng của mình .
Qua đó hy vọng tôi sẽ hiểu rõ hơn về tiểu thuyết nói chung và vai trò của thiên
nhiên trong tiểu thuyết nói riêng để giúp tôi có điều kiện thuận lợi trong quá
trình nghiên cứu và giảng dạy tác gia , tác phẩm văn học nứơc ngoài ở trường
THPT được tốt hơn.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

3

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm


2. Lịch sử vấn đề
Thế kỷ XIX là thế kỷ mà nước Pháp ngập tràn các tài năng ,trong số đó
có V.Huy-gô .V.Huy-gô vẫn chiếm vị trí hàng đầu bởi ông trở thành hiện
thân của chủ nghĩa lãng mạng, hiện thân của nền văn học nghệ thuật Pháp
thế kỷ XIX ,hiện thân của khát vọng hoà bình và lý tưởng bác ái của toàn nhân
loại .Vị thiên thần tóc vàng như cách gọi trìu mến của thời đại dành cho ông
, chính vị thiên thần tóc vàng ấy đã ghé thăm nước Pháp gần cả thế kỷ ,và
đưa lại cho đất nước này những vòng nguyệt quế vinh quang .Những di sản
nghệ thuật mà V.Huy-gô để lại là minh chứng cho một tài năng vô tận của ông
, một sức mạnh sáng tạo đa dạng ,diệu kỳ .V.Huy-gô thử sức mình trong mọi
thể loại , dù là lịch sử , hay triết học, thơ, kịch, tiểu thuyết, luận chiến văn học
hay luận chiến chính trị , V.Huy-gô đều đạt được những thành công nhất định
, bởi ông là một người luôn nghĩ về mọi thứ .Với tài năng sáng tạo của
mình ,V.Huy-gô đã trở thành một nhà lãng mạn thuần khiết không pha tạp
Nhìn chung khối lượng nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng tác
của V.Huy-gô thật đồ sộ, nó không chỉ giới hạn ở Pháp mà còn mở tới nhiều
nước ,nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam .Qua đó mới thấy được vai trò
to lớn đóng góp đáng kể của nhà văn cho nền văn học nhân loại .ở mỗi bài lại
khai thác một nét độc đáo riêng ở con người và sáng tác của V.Huy-gô .Tuy
nhiên tựu chung lại thì hầu hết các bài đều khẳng định vai trò và những thành
công của ông trong hơn 80 năm cầm bút.
2.1. Đánh giá chung về tác giả và sự nghiệp văn chương của V.Huy gô
Giáo sư Hoàng Nhân trong cuốn Văn học Pháp thế kỷ XIX, XX, NXB
Trẻ TPHCM, 1997, đã đánh giá rất cao về V.Huy-gô. GS cho rằng: V.Huy-gô
là nhà văn lớn nhất thế kỷ XIX, là một nghệ sĩ toàn diện, ông đã sáng tác một
khối lượng lớn các tác phẩm đủ mọi thể loại.V.Huy-gô là nhà văn lãng mạn
tiến bộ, là một nhà chính trị dân chủ đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho

Đại học sư phạm Hà Nội 2


4

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

những lý tưởng nhân đạo cao cả đồng thời cũng ở cuốn sách này Giáo sư còn
khẳng định V.Huy-gô là một thiên tài sáng tạo huyền thoại
Đỗ Quang Lưu Lê Văn Khoa trong cuốn V.Huy-gô NXB GD, 1978
cũng khẳng định V.Huy-gô trở thành ngọn cờ đầu của trường phái lãng mạng
tiến bộ
Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây NXB GD, 1978 đã
đánh giá rất cao vai trò của V.Huy gô đối với nền văn học Pháp và nền văn
học thế giới .Tác giả cho rằng V.Huy-gô là hiện thân của chủ nghĩa lãng
mạng, là tiếng vọng âm vang của thời đại đồng thời là nhà tiên tri của
hoà bình trên toàn thế giới (Jean Massin VictorHugo, Paris, 1985).
Cũng ở cuốn sách này, Đặng Anh Đào cũng nói V.Huy-gô xuất hiện
như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời của thế kỷ. Mãnh liệt
và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã tự khẳng định mình như chủ suý
của trường phái lãng mạn. Cho tới nửa sau của thế kỷ ,dù trào lưu lãng mạn đã
qua thời kỳ vàng son của nó, thì bản thân V.Huy-gô vẫn làm mờ nhạt tài năng
của nhiều chủ nghĩa đang nở ra và tàn đi rất mau chóng ở cuối thế kỷ ,đến
nỗi họ phải than rằng cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết ấy đã cớm cả
một vùng bao quanh.
Lê Hồng Sâm trong cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Ngoại
văn Hà Nội ,1990, đã đánh giá V.Huy-gô ở nhiều mặt.ở mặt văn học nói

chung thì V.Huy-gô là nguyên lão nước Pháp đồng thời là một nghị sĩ
quốc hội, là một người mang trong mình dòng máu có thể gọi là bình dân
vì vậy mà V.Huy-gô đã khuấy lên bão tố từ dưới đáy lọ mực.V.Huy-gô là
một tài năng và ông chủ bút ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện kiệt
tác
Theo M.Goorky thì V.Huy-gô là cả một diễn đàn , ông gầm thét trên
đỉnh đầu thế giới như một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả
những gì là cao đẹp nhất, trong con người ông đã biết dạy cho tất cả mọi

Đại học sư phạm Hà Nội 2

5

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

người biết người biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp và yêu sự thật và yêu nước
Pháp
Nhìn chung có rất nhiều ý kiến, đánh giá về V.Huy-gô ở mỗi công trình
nghiên cứu thì các tác giả đều muốn đề cao con người và tài năng sự nghiệp
văn chương của ông.
Tê-ô-đo-đơ-Băng-vin khẳng định tâm hồn V.Huy-gô sẽ mãi mãi sống
với chúng ta và còn sống rất lâu sau này nữa,tâm hồn ấy sẽ mãi mãi chiếu
sáng con người và sưởi ấm lòng họ bằng một tình thương yêu mênh mông
2.2. Các ý kiến đánh giá về tác phẩm Những người khốn khổ của V.Huygô
Trong thế giới tiểu thuyết của V.Huy-gô, Những người khốn khổ xứng

danh là tiểu thuyết của những cuốn tiểu thuyết. Đây là thành công rực rỡ
nhất của V.Huy-gô trong sự nghiệp sáng tạo đồ sộ hơn 80 năm của ông. Nếu
thử hình dung sự nghiệp sáng tác của V.Huy-gô mà thiếu Những người khốn
khổ thì cũng giống như nước Pháp thiếu V.Huy-gô vậy vì vậy Những người
khốn khổ có lẽ là một bộ tiểu thuyết lớn nhất, một tác phẩm có giá trị nhất
trong sự nghiệp văn chương của V.Huy-gô.Ông đã thai nghén về tác phẩm này
khá lâu trong khoảng thời gian là 30 năm và kết cục cho sinh hạ vào năm
1861. Ngay từ khi ra đời tác phẩm đã được đông đảo quần chúng nhân dân
Pháp vá nhân dân thế giới đón nhận nhiệt tình, bởi Những người khốn khổ đó
là một bản hùng ca của thời đại.Thủ tướng ấn Độ Nêru đã nói về Những
người khốn khổ Những người khốn khổ là một trong những cuốn sách nước
ngoài nổi tiếng nhất ở ấn Độ.
Đặng Thị Hạnh tiểu thuyết V.Huy-gô, NXB ĐH và THCN, 1987, cho
rằng: Những người khốn khổ đã xây dựng nên bài ca của lương tâm con
người dù chỉ là một con người nhỏ nhoi nhất, thì cũng là hoà tan các bản anh
hùng ca trong một bản hùng ca cao nhất và trọn vẹn nhất

Đại học sư phạm Hà Nội 2

6

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Cũng ở cuốn sách này Đặng Thị Hạnh còn so sánh nếu Nhà thờ đức bà
Pari là một tác phẩm của thời trẻ tuổi thì Những người khốn khổ là do một

nguyên lão nước Pháp khởi thảo và một người lưu vong kết thúc vì thế Những
người khốn khổ trở thành đấu thủ nhiệt thành của kẻ nghèo và những người bị
áp bức
Huỳnh Lý-vũ đình liên trong lời nói đầu của cuốn tiểu thuyết Những
người khốn khổ NXB Văn Học, 1987: Những người khốn khổ là bức tranh
của cả một xã hội. Nó đề cập đến những vấn đề lớn lao trong xã hội pháp đầu
thế kỷ XIX , mà cũng là của tất cả các xã hội tư sản .Đó là một bản hùng ca
của thời đại .Vì thế V.Huy-gô đã nói quyển truyện này là một trái núi,
không những vì số trang của nó, là những vấn đề to lớn bàn tới, mà chính là vì
nó thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo, vì nó ca ngợi đạo đức cao cả của
nhân dân lao động ,ca ngợi tự do, dân chủ, chống lại cường quyền chống lại
áp bức bóc lột.
Đồng thời cũng ở lời nói đầu của cuốn sách này tác giả còn khẳng định
giá trị nội dung phản ánh của tiểu thuyết những người cùng khổ Những người
khốn khổ, đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng
năm1830. Đồng thời tiểu thuyết này chan chứa tinh thần lãng mạn cách mạng
vì thế Những người khốn khổ vẫn là một bộ tiểu thuyết lớn của thế giới, thấm
nhuần một tinh thần nhân đạo cao cả, tiến bộ rõ rệt và có giá trị lâu dài.
Trần Duy Châu Nguyễn Văn Khoả, Lịch sử văn học phương Tây tập
1, NXB GD,1979, cho rằng đây là bộ tiểu thuyết của nhân dân là bản hùng
ca của những con người bình thường
Giáo sư Hoàng Nhân, trong Văn học Pháp thế kỷ XIX, XX, NXB Trẻ
TPHCM : bộ tiểu thuyết không thiếu những phần phê phán xã hội , song
phần chủ yếu vẫn là khẳng định thế giới lýtưởng của nhà văn. Bạo lực và ôn
hoà, cách mạng và tình thương, qua các nhân vật V.Huy-gô thể hiện ảo tưởng
lãng mạn biến cải thế giới bằng tình thương.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

7


Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Đặng Anh Đào, Văn học phương Tây, NXB GD, 2004: Những người
khốn khổ là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết luận đề, sử thi triết lí, văn xuôithơ, tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết lãng mạn. Qua đó thấy được giá trị đa
dạng, nội dung phản ánh đồ sộ của nó. Nó xứng đáng là một bộ tiểu thuyết
hoà lẫn mọi loại anh hùng ca lại thành một thứ anh hùng ca ưu việt.
Những người khốn khổ là niềm vinh dự tự hào của nhân dân Pháp nói
chung, nhân loại trên thế giới nói riêng, tác phẩm đã đưa tác giả lên đỉnh cao
của vinh quang, phải chăng vì thế mà cho đến hôm nay, mai sau và hậu thế
người ta luôn kính trọng và ngưỡng mộ tài năng của V.Huy-gô
Hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của V.Huy-gô, về cuốn tiểu thuyết Những
người khốn khổ. Những bài nghiên cứu này nếu tính về số lứợng có thể lớn
hơn rất nhiều lần so với những sáng tác của V.Huy-gô. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu vẫn không ngừng bình luận, tìm tòi, dịchvề V.Huy-gô. Đặc biệt
ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu của: giáo sư Hoàng Nhân, Đặng
Thị Hạnh, Đặng Anh Đào, Lê Nguyên CẩnHầu hết các công trình nghiên
cứu này đều đi vào khai thác và tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của hệ
thống nhân vật, hệ thống nhân vật chính diện, hệ thống nhân vật phản diện, hệ
thống nhân vật nữ, đồng thời đi vào khai thác mặt nội dung của tác phẩm như
kết cấu truyện, chủ đề, tư tưởng của nhà vănTuy nhiên các công trình
nghiên cứu của các tác giả vẫn chưa đi sâu vào khai thác, những chương,
những đoạn trữ tình ngoại đề, những bức tranh thiên nhiên được V.Huy- gô
điểm xuyết vào trong tác phẩm.

Bằng kinh nghiệm còn hạn chế, cũng như vốn hiểu biết còn hạn hẹp,
Chúng tôi xin tiếp cận đề tài Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người
khốn khổ của V.Huy-gô. Qua đó thấy được mối quan hệ giữ thiên nhiên và
con người trong tiểu thuyết , vị trí thiên nhiên trong tiểu thuyết lãng mạn ,hiệu
quả sử dụng thiên nhiên của V.Huy-gô trong việc cộng hưởng với nhịp điệu

Đại học sư phạm Hà Nội 2

8

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

ngưng nghỉ và thư giãn , hiệu quả thẩm mĩ, nhằm phục vụ một số vấn đề gần
gũi của nền văn học chúng ta .
Đặng Thị Hạnh tiểu thuyết Vic-to Huy-gô NXB Đại Học và THCN
Cốt truyện của những người khốn khổ thực sự là cốt truyện của tiểu thuyết vì
nó được tổ chức xung quanh mô típ về cuộc du hành hay một cuộc kiếm tìm.
Cũng ở cuốn sách này Đặng Thị Hạnh còn khẳng định Vic-to Huy-gô
đã xây dựng được hệ thống nhân vật rất thành công từ nhân vật trung tâm
Giăng Vangiăng đó là nhân vật anh hùng mang lí tưởng thẩm mỹ, đạo đức
của V.Huy-gô. Bên cạnh đó V. Huy-gô còn xây dựng được hệ thống các
nhân vật chính Phăngtin là một bông hoa mọc lên từ bóng tối dầy đặc, nơi
đáy sâu của xã hội, Mariuytx là nhân vật mang lí tưởng của nhà văn, ít nhiều ở
nhân vật này ta bắt gặp dáng dấp của V.Huy-gô, tác giả còn khẳng định sự
thành công của Huy-gô trong việc xây dựng nhân vật phản diện Giave là một

tên tay sai trung thành của xã hội tư sản.
Đặng Thị Hạnh còn nhấn mạnh thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật biểu
tượng của V.Huy-gô, hầu hết các nhân vật trong Những người khốn khổ, đặc
biệt là nhân vật trung tâm đều là những nhân vật biểu tượng vì thế khi nói đến
nhân vật của V.Huy-gô người ta ít đề cập đến nhân vật điển hình mà thường
đề cập đến hình tượng lý tưởng.
Đặng Anh Đào trong cuốn bóng tối và ánh sáng, NXB văn học,H 1995
đề cập đến sự phân chia hệ thống nhân vật thành hai phía, tác giả cho rằng
nhân vật chính diện là ánh sáng, nhân vật phản diện là bóng tối, nhân vật phản
diện làm nổi bật nhân vật trung tâm, ca ngợi nhân vật trung tâm
GiăngVangiăng là nhân vật có quá trình đi từ bóng tối đến ánh sáng.
Đặng Anh Đào Văn học phương Tây, NXB GD 2001, cũng đề cập đến
những chương trữ tình ngoại đề mở rộng, đó là những đoạn viết về Pari, về nhà
tu Pichpuytx, về phố XanhđơliTuy nhiên tác giả mới chỉ đề ra chứ chưa đi

Đại học sư phạm Hà Nội 2

9

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

sâu vào phân tích đựơc tác dụng của nó trong tác phẩm, và dụng ý tả cảnh
ngụ tình của V.Huy-gô.
Lưu Đức Trung Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
NXB Đaị học sư phạm 2006 thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ đó

là các nhân vật tỳ vết, các nhân vật mồ côi cô độc: GiăngVangiăng không biết
cha mẹ là ai, Mariuytx mồ côi từ bé Phăngtin cũng mồ côi cha mẹ và cả Giave
cũng vậy.
Lại Mai Hương Tạp chí văn học nước ngoài số 2, 2002 đi vào khảo sát
hệ thống nhân vật nữ trong tiểu thuyết Những người khốn khổ, theo tác giả thì
Phăngtin là bông hoa mọc lên từ quần chúng, Tênácđiê là một người đàn bà
có hoà lẫn vài thói hư tật xấu của những người dưới đáy của xã hội và tật xấu
của tầng lớp trung gian trong xã hội, còn Côdét là một cô bé có tuổi thơ đầy
cay đắng.
Tóm lại nghiên cứu phân lịch sử phần vấn đề chung, tôi thấy: hầu hết
các công trình đều nghiên cứu đều đi vào khảo sát những đề tài rộng lớn mang
tầm bao quát như hệ thống nhân vật, kết cấu truyện, thảng hoặc cũng có đi vào
nghiên cứu phần trữ tình ngoại đề về những bức tranh phong cảnh Pari, tuy
nhiên lại không đi sâu vào khảo sát. Như vậy vấn đề về nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên và vai trò của thiên nhiên trong cuốn tiểu thuyết này chưa được
một cách đúng mức và thoả đáng, vì vậy chúng tôi sẽ đi vào khảo sát đề tài
Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người khốn khổđể thấy được cái
hay cái đẹp nên thơ của thiên nhiên và quan trọng hơn là thấy được sự tài tình
trong việc miêu tả thiên nhiên, khi tác giả đặt thiên nhiên trong mối quan hệ
với nhân vật và hiệu quả sử dụng của thiên tài lãng mạn V.Huy-gô trong thế
kỷ XIX.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

10

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Bùi Thị Nhiệm

3. Giới hạn của đề tài.
3.1. Về nội dung.
V.Huy-gô là một nhà văn lãng mạn tiến bộ thế kỉ XIX, hơn 60 năm cầm
bút ông đã để lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ dù ở mảng nào
thơ, kịch, tiểu thuyết, phê bình hay chiến luậnông đều đạt được những kiệt
tác. vì vậy mà người ta đua nhau nghiên cứu về V.Huy-gô, về nghệ thuật
miêu tả nhân vật kết cấu, cốt truyện, cách tổ chức cốt truyện trong tác
phẩmTuy nhiên ở đề tài nghiên cứu này tôi không đi vào tìm hiểu những
vấn đề trên mà đi tìm hiểu về Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người
khốn khổ. ở phạm vi rộng nhất lẽ ra phải đi tìm hiểu toàn bộ tác phẩm.
Nhưng với khả năng còn hạn chế của một người bước đầu làm nghiên cứu,
chúng tôi chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp của tác phẩm là thống kê và phân
loại về thiên nhiên Pari trong bức tranh thiên nhiên chung của tiểu thuyết.
3.Tư liệu tham khảo
Từ giới hạn của nội dung nghiên cứu, tài liệu khảo sát trong khoá luận
sẽ la tiểu thuyết Những người khốn khổ (4 tập) . Qua đó để thấy được cái mới,
cái hay của đề tài cần tìm hiểu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khoá luận:- Phương pháp khảo sát thống kê: nhằm tìm kiếm tổng hợp những chương
đoạn miêu tả thiên nhiên Pari trong tác phẩm từ đó thấy được hiệu quả nghệ
thuụât trong việc miêu tả thiên nhiên của tác giả.
-Phương pháp so sánh đối chiếu: sử dụng phương pháp này nhằm so sánh
trong 4 tập của cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổtập nào tác giả sử
dụng tần số miêu tả thiên nhiên đậm hơn, tập nào miêu tả nhạt hơn.

Đại học sư phạm Hà Nội 2


11

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

- Phương pháp phân tích tổng hợp: người viết khám phá giá trị nội dung nghệ
thuật của cuốn tiểu thuyết, thấy được cái hay cái đẹp mà tác phẩm muốn phản
ánh.
5. Đóng góp của khoá luận.
- Đưa ra đươc vị trí của thiên nhiên trong tiểu thuyết lãng mạn, vai trò
của thiên nhiên trong tiểu thuyết.
- Thống kê thiên nhiên Pari được sử dụng trong tiểu thuyêt Những người
khốn khổ.
- Quan hệ thiên nhiên và nhân vật tiểu thuyết, có thể quan hệ phụ hoạ, hay
quan hệ đối kháng. Qua đó rút ra được bức tranh thiên nhiên tâm tưởng mà tác
giả muốn gửi gắm.
- Thống kê tần số sử dụng hiệu quả sử dụng thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

12

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Bùi Thị Nhiệm

B. phần nội dung

Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi
của chủ nghĩa tư bản của nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu
1789 đã mở ra mở một thời kỳ mới trong lịch sử nước Pháp. Chính cuộc cách
mạng này đã mang lại những thay đổi lớn lao trong tất cả mọi lĩnh vực của xã
hội Pháp, trong xu thế thay đổi ấy, phải kể đến sự thay đổi về các trào lưu văn
học. Đặc biệt là trào lưu văn học lãng mạn Pháp, về đại thể trào lưu lãng mạn
trong văn học Pháp được manh nha từ cuối thế kỷ XVIII, xuất hiện vào đầu
thế kỷ XIX, phát triển trong những năm 20, chiến thắng rực rỡ vào những năm
30. Ngay từ lúc hình thành chủ nghĩa lãng mạn gắn liền với tên tuổi của
Germaine, Fraucoi và sau này là LamartineMột trong những cây bút đóng
góp tích cực và đưa nền văn học lãng mạn Pháp bước lên vũ đài vinh quang,
sánh vai với nền văn học thế giới. Đó là V.Huy-gô. Một thiên tài sáng tạo
nên huyền thoại, con người ấy là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, hiện
thân của nền văn học nghệ thuật Pháp thế kỉ XIX, hiện thân của khát vọng hoà
bình và lý tưởng bác ái của toàn nhân loại. Vậy để hiểu hơn về V.Huy-gô về tư
tưởng và những sáng tác của ông, đặc biệt là những sáng tác về thể loại tiểu
thuyết chúng ta đi vào tìm hiểu ở đề tài này. Nhưng muốn đi tìm hiểu cụ thể
về thiên nhiên Pari trong tác phẩm trước tiên ta đi vào tìm hiểu nghiên cứu các
quan niệm về thiên nhiên vai trò của thiên nhiên trong tiểu thuyết lãng mạn.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

13

Lớp k29G ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Chương 1: Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết
Những người khốn khổ của V.Huy-gô.
1.1.

Vị trí của thiên nhiên trong tiểu thuyết lãng mạn.
Nếu như ở thế kỉ XVII chủ nghĩa cổ điển được coi là trào lưu văn học

tiến bộ nhất, sáng tạo nhất thì trong thế kỉ XIX chủ nghĩa cổ điển hậu sinh đã
trở thành giáo điều cứng nhắc, cản trở văn học phát triển, làm văn học cằn cỗi
khô héo. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời đã san bằng mọi ngăn cách giả tạo giữa
các thể loại, giải phóng cảm hứng và trí tưởng tưởng nghệ thuật, làm phong
phú ngôn ngữ văn học. Trào lưu chung của chủ nghĩa lãng mạn là sự chán
ghét thực tại và mong muốn mãnh liệt thoát khỏi thực tại đó. Tất cả các nhà
lãng mạn đều nhận thấy mâu thuẫn gay gắt giữa lý tưởng và thực tại và trong
mọi cách để thoát khỏi thực tại, họ luôn dành ưu thế cho lý tưởng. Vì vậy
ngoài giải pháp cái tôi được đề cao và phát hiện thì các nhà lãng mạn còn tìm
lối thoát trong thời gian, lý tưởng hoá thế giới trung cổ với các xu hướng khác
nhau, thấy ở đó hoặc thuở xưa êm dịu, thời hoàng kim của chế độ phong
kiến phân quyền, hoặc những cá tính mãnh liệt, cao thượng chưa bị quan hệ
tiền bạc làm thấp kém, ti tiện đi. Họ cũng thoát ly thực tại vào không gian, đến
các xứ sở xa lạ như phương Đông, châu Mĩ, Hỵ Lạp, Tây ban nhaĐặc biệt
là họ tìm đến với thiên nhiên. Vậy thiên nhiên là gì? Vì sao thiên nhiên lại có
vai trò lớn như vậy? Vì sao các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa lại tìm đến thiên
nhiên?

Theo Nguyễn Như ý, Đại từ điển TiếngViệt, NXB Văn hoá thông
tin,1999, cho rằng Thiên nhiên là toàn bộ những gì đang có chung quanh con
người, mà không phải do con người tạo nên.
Thiên nhiên là những cái tự nhiên vốn tồn tại xung quanh chúng ta, đó
là môi trường sống, đó là sự vật hiện tượngNếu như dòng văn học cổ điển

Đại học sư phạm Hà Nội 2

14

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

chỉ tuân theo những cái tự nhiên, đề cao cái tự nhiên, không có sự tồn tại của
thiên nhiên thì trong dòng văn học lãng mạn thiên nhiên trở thành một đề tài
mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ quan tâm. Họ nói đến thiên nhiên,đề cập đến
thiên nhiên, coi thiên nhiên là biểu tượng. Và thật sự thiếu sót khi đi khai thác
một tác phẩm lãng mạn, chúng ta không đề cập đến những chương, những
đoạn viết về thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiên làm cho tác phẩm giàu
chất thơ, chất trữ tình và có giá trị độc đáo. Vì vậy ở những cuốn tiểu thuyết
dù lớn dù nhỏ các tác giả đều chú ý đề cập đến thiên nhiên.
Trào lưu lãng mạn trong văn học Pháp đã từng có Jean-Jacques,
Bernađin đã ca ngợi thiên nhiên và đời sống thuần khiết của thiên nhiên.
Nhưng chưa bao giờ vẻ đẹp muôn mặt của thiên nhiên được miêu tả đa dạng,
tinh tế, hoà hợp trọn vẹn với tâm hồn con người như trong thơ, văn của
Lamartine, Musset đặc biệt là hiện thân chủ nghĩa lãng mạn V.Huy-gô. Đối

lập với xã hội vật chất vụ lợi và lạnh lùng là một thiên nhiên được tinh thần
hoá, cộng sinh, với vận mệnh cá nhân, gợi những suy tư rộng lớn. Các nhà
lãng mạn đã tìm đến với thiên nhiên như tìm đến một thứ cứu cánh nhân sinh,
một thứ chất liệu cuộc sống để phô diễn tâm hồn, giãi bày tình cảm, thể hiện
tư tưởng.Thực tại xã hội đen tối bất công và chỉ có thiên nhiên là công bằng
bà mẹ vĩ đại ấy luôn luôn biết cách cảm thông, sẻ chia, an ủi. Nhận thức
được vai trò to lớn của thiên nhiên V.Huy-gô đã thổi vào trái núiNhững
người khốn khổ của mình những bức tranh thiên nhiên, những bức tranh thiên
nhiên ấy vừa có giá trị hiện thực, vừa mang giá trị thẩm mĩ, vừa mang giá trị
khát vọng tâm tưởng của nhà văn, và thật sư thiếu xót nếu tìm hiêủ tác phẩm
Những người khốn khổ chúng ta lại bỏ qua những chương, đoạn thấm đượm
chất trữ tình này.
1.2. Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người khốn khổ
Thiên nhiên xuất hiện với mật độ khá lớn trong tiểu thuyêt Những người
khốn khổ của nhóm dịch giả Huỳnh Lý,Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức

Đại học sư phạm Hà Nội 2

15

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Hiểu, NXB VH, HN1978, và thống kê thấy bức tranh thiên nhiên xuất hiện
dày đặc.Lần theo bố cục các phần của cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ
ta sẽ thấy bức tranh thiên nhiên Pari hiện lên vơí nhiều sắc thái khác nhau.

Đó là khu vườn Xanhcơlu - nơi mà Phăngtin cô thiếu nữ trong trắng
đáng thương, ngây thơ đùa vui cùng đám bạn truỵ lạc, phóng đãng của mình.
Đó là khu vườn sống động lẳng lơ và đa tình. Sự sống động rực rỡ ẩn chứa
một cáí gì vừa say sưa vừa buông thả. Đó là cảnh vườn ngự tôn nghiêm
nhưng lại có cả lũ chim trời du đãng(tập1- tr. 200).
Trong tập 2 bức tranh thiên nhiên khu phố Pơluymê hiện lên cây to cúi
xuống gai dại, gại dại trườn lên cây to, cỏ mọn leo lên, cành lá nghiêng
xuống,cái vốn bò xuống mặt đất cất cao đầu tìm cái nảy nở trên không, cái
phất phơ trước gió tìm xuống với những gì vướng vất trong rêu.
Ngay trong tập 2 này ta còn thấy tác giả miêu tả khu vườn vào mùa
xuân Vào tháng hoa, cái bụi cây to tướng sống tự do giữa bốn bức tường sau
hàng chấn song ấy bước vào trang thái động tĩnh chung vạn vật. Nó vung mớ
tóc xanh tốt trước gió. Nó gieo lên đất ẩm, trên tượng sờn, trên vực thềm nức
nở, cả trên nền đường vắng,những hoa hình sao những giọt sương như ngọc, sự
mỡ màng, sự tươi đẹp, hương thơm sức sống niềm vui (tr.234). Vào mùa
đông lùm cây đen lại, ướt đi và trơ cành run rẩy cho nên người ta nhìn thấy
ngôi nhà chút ít, không nhìn thấy hoa nở trên cành và sương đọng trong hoa,
trái lại có những đường bằng bạc của các chú sên đã bò qua trên tấm lá vàng
dày, lạnh
Trong tập 2 ta thấy bức tranh thiên nhiên khu vườn Luychxămbua hiện
lên như một huyền thoại cây lá vừa tắm mưa xong đang được mặt trời lau
ráo, lúc đó trông nó vừa tươi mát vừa ấm áp. nước tràn trề dưới gốc mặt trời
lấp lánh trong hoa, vườn cây và những đồng cỏ trở thành những bình hương
hoa toả muôn mùi thơm ngào ngạt(tr.198) Cùng với nền trời trong vắt là

Đại học sư phạm Hà Nội 2

16

Lớp k29G ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

âm thanh trong trẻo của cuộc sống tiếng chích choè huyên náo, chim sẻ tung
hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ bửa mỏ lách cách trên vỏ(tr.199).
Trong tập 3 để bức tranh thiên nhên Pari hiện lên thật sự sống động,
mang những sắc thái, thời điểm không gian thời gian khác nhau, tác giả đã
dành cả một chương để viết về khu vườn Pơluymê. Ban đầu là nguồn gốc của
khu vườn cái vườn đã bỏ hoang hơn nửa thế kỷvì vậy khu vườn trở nên
hoang sơ không còn đường lối, không còn thảm cỏ. Đồng thời ta thấy vẻ
đẹp khu vườn hiện lên ở các mùa xuân, hạ, thu, đông. Tất cả đều đượm một vẻ
u hoài suy tưởng, hiu quạnh, hoang vu thiếu dấu vết người mà có sự hiện diện
của tạo hoá.
Tập 3 từ Bản tình ca phố Pơluymê đến anh hùng ca phố Xanhđơni
là con đường đi từ cái gì dữ dội nhất và giữa những giờ phút căng thẳng quyết
liệt nhất trên chiến luỹ thì ở công viên Luychxămbua, giữa cảnh thiên nhiên
sáng rỡ sau mưa, hai đứa trẻ con nhà Tênacđiê bơ vơ trong sự dày vò của cơn
đói.
Khu vườn tinh yêu ở phố Pơluymê trở lại một lần nữa trong Những
người khốn khổ ấy là khi Mariuytx và Côdet đã cưới nhau . ở tuyệt đỉnh của
hạnh phúc họ hứa hẹn với nhau chúng mình sẽ trở lại cái vườn xinh của
chúng mình ở phố Pơluymê.
Như vậy có thể thấy rằng bức tranh thiên nhiên Pari được tái hiện trong
Những người khốn khổ một cách hết sức sinh động và biểu cảm. Nó không chỉ
có giá trị trực quan độc lập mà còn thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể. Người đọc không chỉ thưởng thức bức tranh thiên nhiên sống động
nhiều màu sắc mà còn lắng nghe được tiếng thì thầm của hoa lá với vô biên,

đất đai và chim chóc cảm nhận được những suy tư trăn trở sung sướng khổ đau
của người viết ẩn sau những trang miêu tả thiên nhiên diễm lệ. Hình tượng
nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách
sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật nhằm mục đích truyền lại những ấn

Đại học sư phạm Hà Nội 2

17

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

tượng sâu sắc từng làm cho nghệ sỹ day dứt trăn trở đến người khác. Thiên
nhiên là hình ảnh khách quan được V.Huy-gô đưa vào trong tác phẩm một
cách có nghệ thuật, khách thể đời sống ấy trở thành một hình tượng nghệ thuật
độc đáo và là một phương tiện nghệ thuật đắc lực giúp nhà văn biểu đạt những
tầng bậc ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, đầy giá trị nhân đạo.
Vậy vì sao bức tranh thiên nhiên Pari lại xuất hiện trong tiểu thuyết
Những người khốn khổ? Vì sao thiên nhiên lại tạo ra được những giá trị độc
đáo và những bức tranh thiên nhiên ấy có mối quan hệ với các nhân vật trong
tiểu thuyết như thế nào?
1.3. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người-nhân vật tiểu thuyết.
Những ngưòi khốn khổ là một tác phẩm được ấp ủ nhiều năm và chỉ
được viết ra khi tài năng của V.Huy-gô đã chín và khi đã hoàn thành sự lột xác
của ông từ một người trước đây nhờ những kẻ quyền thế mà tràn ngập danh
vọng và vinh quang nay trở thành đấu thủ nhiệt thành của những kẻ nghèo

và những người bị áp bức. Những người khốn khổ theo ông sẽ là một cuốn
tiểu thuyết vừa là chính kịch, vừa là sử thi,thực tế mà lại lí tưởng. Cuốn sử
thi chính kịch này đã xây dựng nên một bài ca của lương tâm con người. Dù
chỉ là một con người nhỏ nhoi nhất, thì cũng là hoà tan các bản anh hùng ca
trong một bản anh hùng ca cao nhất và trọn vẹn nhất.
Những người khốn khổ V.Huy-gô đã xây dựng một hệ thống các nhân
vật lí tưởng, các nhân vật tình thương và lòng tu thiện. Nào là GiăngVăngiăng
một biểu tượng sáng ngời của lòng tu thiện cá nhân, nào là linh mục Myren
biểu tượng của sự cứu rỗi linh hồn và Făngtin biểu tượng của tình mẫu tử.
Song song với sự thành công trong viêc đi xây dựng các nhân vật biểu tượng
ấy, ta phải thấy được những lát cắt không nhỏ trong tác phẩm đó là những bức
tranh thiên nhiên Pari. Những bức tranh thiên nhiên này có khi hiện ra theo
dấu vết của nhân vật, cũng có khi hiện ra theo điểm nhìn của nhân vật, cũng
có khi của tác giả. Chính vì vậy khi khảo sát tần số sử dụng thiên nhiên trong

Đại học sư phạm Hà Nội 2

18

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

tiểu thuyết Những người khố khổ phải đặt thiên nhiên Pari trong mối quan hệ
tương quan với nhân vật trong tiểu thuyết. Cũng có khi thiên nhiên Pari hiện
lên đẹp thơ mộng, hài hoà với các nhân vật, cũng có khi thiên nhiên trở nên
lạnh lẽo ảm đạm đối kháng với nhân vật.

1.3.1. Thiên nhiên có quan hệ phụ hoạ với nhân vật
Lê Hồng Sâm trong cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX, thiên nhiên
trong sáng tác của V.Huy-gô được ngợi ca trong mối quan hệ gắn bó với đời
sống tâm hồn con người chưa bao giờ vẻ đẹp muôn mặt của thiên nhiên được
miêu tả đa dạng tinh tế, hoà hợp tron vẹn với tâm hồn con người đến vậy.
Thiên taì trong V.Huy-gô đặc biệt nhạy cảm với mối quan hệ giữa thiên
nhiên với con người, đặc biệt là trong tình yêu. Hết thảy các công trình sáng
tạo của thượng đế là để phục vụ cho tình yêu. Tình yêu đủ quyền lực bắt tất
cả tạo vật phải làm chim nhạn đưa thư (tập3-tr.235). Tình yêu tô điểm cho
thiên nhiên và thiên nhiên khiến cho tình yêu huyền diệu.
Trong tiểu thuyết Những người khốn khổ thiên nhiên và tình yêu hiện
lên trong vẻ đẹp của khu vườn và lứa đôi. vườn Xanhcơlu và bốn đôi bạn trẻ
say sưa trong tình ái, thực sự là một khúc ca tình yêu cuồng phóng.
Đó là khu vườn mà bộ tứ sinh viên Pari đưa những tình nhân yêu kiều
và duyên dáng của mình đến để hưởng thú vui đồng ruộng.Bốn cô gái xinh
tươi, say đắm này cũng chỉ là một trong những mối tình thoáng qua bởi thoí
quen phong nguyệt của chàng trai mà thôi. Nhất là Tilômiét- kẻ cầm đầu, linh
hồn của cả nhóm với óc hài hước và vẻ phớt đời rởm của một sinh viên lớn
tuổi có trên bốn nghìn Phơrăng lợi tức hàng năm. Hắn là đạo diễn của chuyến
đi chơi về ngoại ô này- chuyến đi cuối cùng mang lại điều bất ngờ cho chị
em để rồi lại tìm kiếm và đem những điều bất ngờđến cho các cô gái ngây
thơ khác.

Đại học sư phạm Hà Nội 2

19

Lớp k29G ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Các nàng cứ say sưa, vui thích, đặc biệt là Făngtin - nàng yêu Tôlômiet
bằng tình yêu đầu đời say mê và trinh bạch. Người con gái với vẻ đẹp thánh
thiện, tươi tắn và kiêu hãnh như một nữ thần có tài sản vô giá là vàng dát sau
tóc ngọc giắt sau môi ấy không đủ tỉnh táo để nhận ra bản chất sở khanh
của TôlômietCảnh vườn Xanhcơlu trong các ngày chủ nhật mùa hè ấm áp
và trong trẻo ấy thật đáng cho các nhà văn nhà thơ cầm bút cái ngày hôm ấy
từ đầu chí cuối chỉ có bình minh, vạn vật vui như hội. Vườn cảnh Xanhcơlu
thơm ngát, ngọn gió sông Xen nhẹ rung lá biếc, cành cây nhún nhẩy như múa
may. Những con ong vàng xông lên cướp nhuỵ hoa nhài.Từng đàn bướm nô
đùa trong cỏ dại. (Tập1-tr.200-201).Trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và
phóng khoáng ấy, bốn cặp thanh niên hoà mình trong lúa đồng trong hoa cỏ,
cây lá và cùng đua khoe thanh sắcHọ nói, họ hát, họ chạy nhảy, họ săn
bướm, họ hái hoa bìm, họ dầm những đôi chân mang bít tất hồng vào cỏ
ướt(Tập1-tr.201) rồi những quả anh đào mồm nọ cướp ở mồm kia những lùc
đùa reo đuổi bắt nhau trên nội cỏ những lơì âu yếm du dương (tập1tr.204). Đây đúng là thiên đường một thiên đường lí tưởng cho những đôi lứa
yêu nhau đắm chìm trong hạnh phúc.
Thiên nhiên đôi khi là những bến đỗ, những chỗ nghỉ chân tiếp sức cho
nhân vật trên sa mạc hoang vu của cuộc hành trình đi tìm ánh sáng. Một trong
những ốc đảo sa mạc ấy là thiên nhiên với hình tượng khu vườn như một nơi
để nương náu, để lẩn trốn, để tìm sự an toàn dù là sự an toàn của những người
khốn khổ.
Người viết muốn nói tới bức tranh thiên nhiên Pari hiện lên qua biểu
tượng khu vườn của nhà tu kín mang số 62 ở ngõ Pơtipichpuytx. Trong cái
thời khắc ngắn ngủi đối mặt với số mệnh khi bị Giave và đội tuần tra lưỡi lê
sáng loáng săn lùng đến bước đường cùng chúa đã dẫn lối cho GiăngVangiăng
vào khu nhà tu thuộc dòng Mactanhveecga này.Và con người khốn khổ ấy đã

tạm thời thoát khỏ con mắt cú vọ của Giave để đối mặt với hàng loạt những bí

Đại học sư phạm Hà Nội 2

20

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

mật trong khu vườn xa lạ. Bí mật bắt đầu khi Giangvangiang nhìn cảnh khu
vườn. Đó là khu vườn rộng hình bầu dục , hình như xếp đặt để ngắm vào
những đêm trường hay ngày đông tháng giá . Phía trước chỉ có một căn nhà
mặt mũi sứt mẻ bóng trải dài xuống đất như một tấm dạ đen . Phía chính
khu vườn này đã chứng kiến cuộc sống yên ổn và hạnh phúc của hai cha con
GiăngVangiăng và Côdét. Mười năm liền, khu vườn ấy đã chứng kiến Côdet
chạy nhảy, vui cười. Chứng kiến GiăngVangiăng lòng tươi như hoa nở bên
Côdet - dù chỉ một tiếng đồng hồ mỗi ngày. Mười năm liền, đối với
GiăngVangiang khu vườn là thiên đường, là hòn đảo xanh tươi, xung quanh là
vực thẳm.Bốn bức tường là cả thế giới, là cả cuộc đời ông bởi trên đầu ông có
trời xanh, bên mình ông có Côdet - thế là đủ. Ngày ngày ông chăm sóc mảnh
vườn cho nó ra hoa kết trái, ông chờ đợi giây phút Côdét chạy ào về nhà sà
vào lòng ông mang theo tiếng cười và ánh sáng. Rồi đêm đến ông lặng lẽ nhìn
lên những khung cửa sổ sáng đèn của nhà tu nơi đó Côdet chìm vào giấc ngủ
thơ ngây.
Có thể nói vườn của nhà tu kín Pơtipichpuytx là nơi nghỉ chân đầu tiên
và kéo dài nhất của Giăngvangiăng trên con đường dài dặc và vô vàn gian khổ

từ địa ngục đến thiên đàng. Khu vườn chính là nơi cứu đỗi số phận cha con
GiăngVangiang, và khu vườn chính là nơi nuôi dưỡng chứng kiến sự trưởng
thành của Côdet.
Nếu như vườn Xanhcơlu là điểm đến của niềm hoan lạc, nhưng lại là
điểm dừng của một tình yêu thời thượng , hay khu vườn của nhà tu kín
mang số 62 ở ngõ Pơtipuychpuytx là nơi ẩn náu của hai cha con
GiăngVăngiang, thì khu vườn ở phố Pơluymê lại là vườn địa đàng của tình yêu
là nơi khởi đầu, nơi vun đắp cho một mối tình thơ trong trắng và say đắm.
Bản tình ca phố Pơluymê có những giai điệu dạo đầu rung lên từ khu
vườn Luychxămbua- nơi mà lần đầu tiên Mariuytx nhận ra Côdet vô cùng
xinh đẹp ánh sáng đã đến và chỉ vì một ngày xuân , khu vườn

Đại học sư phạm Hà Nội 2

21

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

Luychxămbua bỗng ngời lên rực rỡ khiến cho đôi mắt đẹp với rèm mi cong
xuống e lệ bỗng ngước lên trao cho Mariuytx một khoé nhìn kiều diễm chứa
biết bao nhiêu là ẩn ý.Thế rồi chỉ vì một khoé mắt chết người ấy mà chàng
sinh viên Mariuytx lòng đầy mộng tưởng bắt đầu tương tư và trở thành tù
binh của đôi mắt ấy lúc nào không hay Tiếng sét ái tình đã nổ trong vườn
Luychxămbua, trên đầu chàng trai đang túng quẫn nhưng đầy tự trọng và hoài
bão.

Trong con mắt của người đang yêu bắt đầu tương tư ấy thiên nhiên
được hiện lên đẹp một cách khoáng đạt, kì ảo một hôm trời ấm ,vườn
Luychxămbua đằy bóng râm và ánh nắng, trời trong vắt như một toán thiên
thần đã rửa sạch lúc sớm mai. Chim hót ríu rít trong cành cây dẻ (Tập2tr.472).Trong bức tranh thiên nhiên trong trẻo, tràn trề nhựa sống ấy
Mariuytx đã mở rộng tâm hồn chào đó cảnh vật, chàng không tư lự gì, hồn
nhiên hít thở và tận hưởng cuộc sống.
Khu vườn Luychxămbua thiên nhiên đẹp huyền thoại cây lá vừa tắm
mưa xong đang được mặt trời lau ráo, lúc đó trông nó vừa tươi mát vừa ấm áp
nước tràn trề dưới gốc mặt trời lấp lánh trong hoa, vườn cây đồng cỏ trở thành
những bình hương hoa toả muôn mùi thơm ngào ngạt (tập3-tr.198).
Thiên nhiên khu vườn tiếp tục hiện lên khóm cây luống cảnh trao đổi
hương thơm và tia sáng. ánh nắng buổi trưa làm cho cành lá điên say dường
như tìm nhau để ôm ấp. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo,
chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ bửa mỏ lách cách trên vỏ
(Tập3 tr.199) ánh sáng luôn tuôn trào thừa thãi, tia sáng chiếu qua phản lại
như mắc cửi, từ trên đổ xuống như một dải suối vàng vô tận Cây cỏ vừa tắm
gội xong, trăm thứ nhung, lĩnh vàng son, bày lên trên cánh hoa không một tí
bợn (tập3-tr.200).
Khu vườn hiện lên đẹp một cách kì ảo, biến hoá kiêu sa và rực rỡ. Khu
vườn chính là điểm khởi đầu cho một mối tình đẹp trong trắng giữa Mariuytx

Đại học sư phạm Hà Nội 2

22

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Bùi Thị Nhiệm

và Côdet. Có lẽ vậy không biết hữu ý hay vô tình mà qua ngòi bút của V.Huygô khu vườn trở nên hấp dẫn đầy mới lạ.
Nếu khu vườn Luuychxămbua là khúc dạo đầu cho một mối tình thì khu
vườn cành lá rườm rà ở phố Pơluymê bắt đầu chứng kiến những giai điệu
đắm say và huyền diệu nhất.
Có thể nói bức tranh thiên nhiên khu vườn phố Pơluymê là một kiệt tác
của tạo hoá, là một bức bích hoạ tuyệt dệu nhất của V.Huy-gô về thiên nhiên
Pari. Dưới ngòi bút bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn khu vườn hiện ra với tát
vẻ hoang sơ mà ý vị ôm ấp đôi trái tim đắm say mộng tưởng ta sẫn sàng rong
chơi trên khung trời tình ái.
Đó là khu vườn bỏ hoang hơn một phần tư thế kỷ vắng bàn tay chăm
sóc của con người, nó lại có được vẻ đẹp mê hồn nhờ bàn tay kiến tạo vô tình
và hữu ý của tạo hoá. Khu vườn có một sức sống thiêng liêng và tôn nghiêm
không gì cản nổi. Cây to cúi xuống gai dại, gai dại trườn lên cây to, cỏ mọn
leo lên, cành lá nghiêng xuống..Thân cây,chạc bé, lá dây, chùm, tay, nhánh,
gai quấn quýt với nhau chằng chịt xuyên vào nhau, hoà hợp nhau lẫn lộn (
Tập3-tr.379). Đó là sứ sở của cỏ dại, là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh
hương, của bướm trắng, là thế giới của mùi thơm và ánh sángVà trong rẻo
đất mấy chục thước vuông naỳ, dưới con mắt hào hứng của chúa, cây cỏ ôm
nhau khăng khít để thể hiện và ngợi ca tình bác ái thần bí tượng trưng cho chủ
nghĩa bác ái ở loài người (Tập3-tr.400).
V.Huy-gô có biệt tài làm sống động hoá ngôn ngữ trong miêu tả vạn vật
trong khu vườn hoang phố Pơluymê xôn xao vận động như có linh hồn. Đó
không còn đơn giản là một khu vườn nữa mà là một cái gì rậm rạp như một
khu rừng, đông đúc như thành phố, run rẩy như một tổ chim mập mờ như một
thánh đường, ngát hương như một bó hoa, cô quạnh như một nấm mồ sống
động như một phiên chợ (Tập3-tr.410). Cảnh vật toát lên vẻ u hoà suy
tưởng mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, hiu quạnh hoang vu, thiếu hơi ấm


Đại học sư phạm Hà Nội 2

23

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

của con người nhưng lại có sự hiện diện của tạo hoá.Hãy lắng nghe V.Huy-gô
tả mảnh vườn nhỏ ấy vào các thời khắc của mùa xuân vào tháng hoa cái bụi
to lớn sống động tự do giữ bốn bức tường sau hàng chấn song ấy bước vào
trạng thái động tĩnh chung của van vật. Nó rùng mình trước vầng thái dương
đang mọc, chẳng khác con vật hít thở những vận khí yêu đương trong không
gian và cảm thấy nhựa xuân sôi trào trong mạch máu. Nó vung mớ tóc xanh
tươi tốt trước gió, nó gieo trên đất ẩm, trên tượng sờn, trên những bậc thềm nứt
nẻ, cả trên nền đường vắng những bông hoa hình sao, những giọt sương như
ngọc, và sự mỡ màng sự tươi đẹp, hương thơm sức sống, niềm vui vào trưa,
hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó và khi nhìn những hoa trăng kia vèo
bay trong bóng mát làm nên một cơn mưa tuyết, sống giữa trưa thì ai cũng
phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên. Trong râm tối của lá xanh vô
vàn những tiếng thơ ngây đang thỏ thẻ Vào chiều tối thì một thoáng mơ
màng toát ra từ cảnh vườn bao phủ lấy nó, một bức màn sương nhẹ. Một niềm
u hoài mênh mông và êm ả trùm lên vạn vật, mùi thơm say người của hoa tầm
hương và hoa bìm bốc ra từ khắp nơi như một chất độc ngọt ngào và thấm
thía (Tập3-tr.411). Đó là một thiên đường tràn trề sức sống, là bản hoà tấu
sinh động và say mê của vạn vật.
Thiên nhiên tô điểm cho nhau, nhưng nó còn tô điểm cho con người, và

mô hình chung trong mối quan hệ với thiên nhiên con người lại tô điểm cho
thiên mang lại cho thiên nhiên một vẻ đẹp lạ kì hiếm có. Trong khu vườn xinh
đẹp và bí ẩn ấy Côdét đã nhận ra mình là một thiếu nữ xinh đẹp để rồi đang
giữa mùa đông thế mà nàng nghe có tiếng chim hót, thấy nền trời vàng ối,
thấy mặt trờ trong vòm cây, thấy hoa nở trong bụi rậm(Tập3-tr.402).Và
cũng từ trong khu vườn này Mariuytx và Côdet thấy lòng tràn ngập niềm vui
sướng thần tiên chẳng khác những thiên thần, trong sạch, say sưa, chân thành
và rạng rỡ, đôi trái tim đắm say trong tình ái ấy như chiếu sáng cho nhau trong
đêm tối. Và thiên nhiên cũng chia sẻ cùng họ niềm hạnh phúc diệu kì. Đêm

Đại học sư phạm Hà Nội 2

24

Lớp k29G ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bùi Thị Nhiệm

đêm khi hai người ở đây, cái vườn như một nơi sống động, thiêng liêng .
Trăm hoa đua nở trong vườn sực nức hương thơm. Họ cũng cởi mở tâm hồn
hoà lẫn với ngàn hoa, cây cỏ lả lơi, mơn mởn, rung rinh đầy nhựa sống và say
sưa chung quanh đôi bạn thơ ngây và họ nói với nhau những lời ấm áp làm cỏ
cây say mê rung động. Khu vườn Pơluymơ với tình yêu say đắm trinh bạch
của Mariúyt và Côdét thực sự là minh chứng sống cho sự giao hoà quấn quýt
giữa thiên nhiên và con người, giữa tình yêu và cái đẹp.
Bức tranh thiên nhiên Pari có vai trò rất lớn trong quá trình thể hiện tâm
trạng của nhân vật.Dường như đặt trong mối quan hệ với nhân vật thiên nhiên

trở nên đẹp hơn sống động hơn, đa dạng nhiều chiều hơn..và đặc biệt với vài
trò phụ hoạ cho nhân vật thiên nhiên mang giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên
không phải lúc nào thiên nhiên cũng tô điểm, phụ hoạ đắc lực cho nhân vật mà
đôi khi thiên nhiên còn khắc nghiệt, đối kháng lại với hoàn cảnh, cách nhìn
nhận của nhân vật. Chính nhờ bức tranh thiên nhiên đối kháng này mà làm
cho thiên nhiên Pari trong tác phẩm hiện ra một cách đa dạng nhiều chiều.
1.3.2 Quan hệ đối kháng với nhân vật
Cảnh vườn ngự Xanhcơlu trong cái ngày chủ nhật mùa hè ấm áp và
trong trẻo ấy qua ngòi bút của V.Huygô -bản thân nó đã chứa đựng được một
cái gì say sưa, phóng đãng buông thả, ở đó Phăngtin trong trắng, ngây thơ đến
tội lỗi đã đem tất cả hương sắc của mình phung phí một cách say sưa để rồi
cuối cùng khi một trò đùa cũ hạ màn, các đạo diễn, nhân vật, thậm chí cả
khán giả cảm thấy đó là một kết cục vui vẻ, riêng nàng xót xa thương khóc
mối tình đầu ngắn ngủi và tội nghiệp Phăngtin, tình yêu nồng nhiệt, say đắm
và hết mình của nàng đã để lại hậu quả khôn lường nàng trở thành người mẹ
khốn khổ với đứa bé vô thừa nhận và cha nó anh chàng Tôlômiét với dòng
máu Tây Ban Nha cuồng phóng đã rũ áo ra đi sau ngót hai năm trời say sưa
trong tình ái. Vườn Xanhcơlu thơm ngát ngọn gió sông xen nhẹ rung lá biếc,

Đại học sư phạm Hà Nội 2

25

Lớp k29G ngữ văn


×