Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.14 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Snack là loại sản phẩm ăn nhẹ, giòn tan , làm từ nhiều thành phần và có rất
nhiều hương vị, do đó snack được nhiều người tiêu dùng yêu thích nhất là các bạn trẻ
có độ tuổi từ 5 đến 30 tuổi. Nếu như cách đây hơn 10 năm thì trên thị trường snack
còn là một loại sản phẩm xa lạ đối với hầu hết người tiêu dùng, đặc biệt là những
người tiêu dùng ở khu vực phía Bắc thì hiện nay trên thị trường đã tràn ngập loại sản
phẩm này. Cùng với nhịp sống hối hả hiện nay, loại sản phẩm tiện lợi này đã nhanh
chóng phổ biến và ngành hàng hóa này đang có tốc độ tăng trưởng rất cao. Hiện nay,
thị trường snack khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung đang có 3 nhà sản
xuất chiếm ưu thế lớn nhất là Pepsico với thương hiệu Poca, Orion với thương hiệu
O’star và Liwayway với thương hiệu Oishi.
Những ngày đầu tiên khi snack gia nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam thì
trên thị trường hầu hết là snack nhập khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó Kinh Đô
đã xây dựng nhà máy sản xuất và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường snack với thành
công nhờ nắm bắt tốt khẩu vị và thị hiếu của người Việt Nam. Trải qua thời gian,
snack của Kinh Đô nói chung và Kinh Đô miền Bắc nói riêng đã dần bị thu hẹp thị
phần và doanh thu cũng như sản lượng giảm rõ rệt. Do đó, em chọn nghiên cứu đề tài
: “Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh
Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp”. Với mục đích tìm hiểu, phân tích thực
trạng ngành hàng của công ty hiện nay và dựa trên cơ sở những tồn tại và nguyên
nhân em sẽ đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng tại công ty Kinh Đô
miền Bắc.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BẮC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company
Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc
Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên, Việt Nam.


Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28
Fax: +84-(0)321-94.31.46
Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô):
Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu tư
tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000
Vốn điều lệ: 122.967.320.000 đồng VN
Tổng số lao động: 2.000 người
Ngày niêm yết: 15/12/2004
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và
bánh cao cấp các loại.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nằm trong hệ thống
Kinh Đô.
Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa chỉ
tại 534-536 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong đó Công ty Cổ phần chế
biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chiếm 75,73% quyền sở hữu.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, thương hiệu
Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố
cả nước biết đến, được nhắc tới thường xuyên bởi các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là trong các dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Vị thế của công
ty trong ngành đã được khẳng định bởi các sản phẩm với chất lượng cao, hợp thị
hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý, hệ thống các kênh tiêu
thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các cổ đông
sáng lập là thể nhân và công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô
(bây giờ là công ty Cổ phần Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc lộ 13 phường
Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Mình.
“Kinh Đô” là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹo của Việt Nam,

sản phẩm của công ty này đã có mặt tại rất nhiều nước phát triển bao gồm: Mỹ, Pháp,
Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,... Với tốc độ tăng trưởng rất cao về
doanh thu và lợi nhuận mà hiếm có một doanh nghiệp bánh kẹo nào khác tại thị
trường Việt Nam có thể đạt được.
Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Kinh Đô
xác định thị trường miền Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn và đã đầu tư thành
lập Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/1/2000.
Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó
công ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập.
Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc thành lập theo quyết
định số 139/QĐ-UB ngày 19/08/1999 của UBND tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Ngay sau khi
thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản
xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự
chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa công ty đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào
hoạt động ngày 1/9/2001.
Từ năm 2000 đến năm 2004, Công ty đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ như sau:
+ Lần 1: 11/08/2000 Tăng vốn điều lệ lên 13.000.000.000 đ
+ Lần 2: 30/01/2002 Tăng vốn điều lệ lên 23.700.000.000 đ
+ Lần 3: 28/01/2003 Tăng vốn điều lệ lên 28.440.000.000 đ
+ Lần 4: 08/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đ
Năm tài chính 2001 tuy chỉ với 4 tháng hoạt động nhưng công ty đã đạt được
sự tăng trưởng khá cao: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu là 9,13 % và Lợi
nhuận sau thuế/Doanh thu là 8,88%. Năm tài chính 2002, doanh thu của công ty đã
tăng trưởng 182,57% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 183,13%. Các tỷ lệ này vẫn
rất ổn định trong năm tài chính 2003, tương ứng là 190,5% và 124,6%.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Ngày 31/12/2004, công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán

với mã chứng khoán giao dịch là NKD với tổng vốn cổ phần là 5.000.000 cổ phần.
Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ Việt Nam. Ngay sau khi lên sàn, cổ
phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc biệt
chú ý và có giá cao liên tục. “Quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán là
bước đột phá quan trọng tạo động lực giúp công ty củng cố vững chắc hệ thống quản
lý, minh bạch hóa và xã hội hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho
mọi tầng lớp trong xã hội có thể tham gia đầu tư và quản lý doanh nghiệp” (theo ông
Trần Quốc Việt, lúc đó là Phó TGĐ Kinh Đô miền Bắc). Bên cạnh đó, với những nỗ
lực về đổi mới công nghệ nâng cao trình độ quản lý, công ty đã vinh dự đón nhận
chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI cấp.
Trong 2 năm 2005 và 2006, công ty đầu tư một số hạng mục chính sau:
+ Đầu tư dây chuyền bánh First Pie trị giá 60.000.000.000 đ
+ Đầu tư dây chuyền bánh Solite trị giá 40.000.000.000 đ
Cũng trong năm 2006, Kinh Đô miền Bắc đã chính thức niêm yết bổ sung
1.399.997 cổ phần trên thị trường chứng khoán tăng tổng số cổ phần lưu hành trên thị
trường lên 8.399.997 cổ phần. Sau đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn điều
lệ thì vốn điều lệ của công ty năm 2006 tăng lên đến 84.000.000.000 đ.
Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ nguồn lợi nhuận giữ
lại chưa phân phối và các quỹ của công ty nâng tổng vốn điều lệ của công ty lên
107.000.000.000 đ.
Cũng trong tháng 05/2007, Kinh Đô miền Bắc cùng với Công ty Tribeco Sài
Gòn đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng
100.000.000.000 đ với diện tích 30.000m2. Dự án này đã nâng tổng số nhà máy thuộc
hệ thống tập đoàn Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công ty thành viên.
Tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP, là phần mềm hàng
đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống .
Ngày 17/05/2008, công ty đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là 22% tương
đương với 2.216.947 cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế năm 2007 của công ty, nâng tổng
Vốn điều lệ của công ty lên 122.967.320.000 đ.

Trong năm 2008, công ty đã khai trương thêm 3 cửa hàng Bakery nâng tổng
số cửa hàng Bakery của công ty trên địa bàn Hà Nội là 9 cửa hàng. Điều này đánh
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KHỐI KINH DOANH KHỐI SẢN XUẤT
KHỐI PHỤC VỤ
HỖ TRỢ
MAKETING
HỆ THỐNG
BAKERY
PHÒNG
SALE
QUẢN LÝ
ĐƠN HÀNG
PHÒNG IT
PHÒNG
PTNNL
PHÒNG HC
NHÂN SỰ
PHÒNG TC
KẾ TOÁN
PHÒNG
R&D
PHÂN
XƯỞNG SX

PHÒNG QA CƠ KHÍ BẢO
TRÌ
XƯỞNG 2
XƯỞNG 1
XƯỞNG 3 XƯỞNG 4
dấu một sự phát triển không ngừng của hệ thống Kinh Đô Bakery tại Hà Nội nói
chung và Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói riêng.
Như vậy, sau gần 10 năm đi vào hoạt động thì hiện nay Công ty Cổ phần chế biến
thực phẩm Kinh Đô miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía Bắc
và trong thời gian tới công ty cũng tiếp tục phát triển để giữ vững vị trí số 1 này.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng-nhiệm vụ từng phòng ban
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
(Nguồn: phòng Phát triển nguồn nhân lực)
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm
2006.
Các hoạt động của công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên
quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông
Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt động của
công ty
1.2.1.Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có
quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và ban kiểm
soát
1.2.2.Hội đồng quản trị :
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ
đại hội. Các thành viên HĐQT là cổ đông của công ty, được Đại hội đồng cổ đông

bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm:
- Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT
Ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch HĐQT
Bà Vương Ngọc Xiềm - Thành viên HĐQT
Ông Cô Gia Thọ - Thành viên HĐQT
Ông Dương Thế Quang - Thành viên HĐQT
HĐQT đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty, có
toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích
của các cổ đông và tương lai phát triển của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội đồng cổ đông.
1.2.3. Ban tổng giám đốc
Ban TGĐ do HĐQT bổ nhiệm, cứ 5 năm lại bầu lại một lần. Ban TGĐ của
công ty bao gồm TGĐ điều hành và một số Phó TGĐ giúp việc cho TGĐ :
Ông Trần Quốc Việt - TGĐ
Bà Vương Bửu Linh - Phó TGĐ
Bà Vương Ngọc Xiềm - Phó TGĐ
Ông Goh Eng Cheong - Phó TGĐ
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Ông Lê Cao Thuận - Giám đốc tài chính
Ban TGĐ có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được
HĐQT và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
1.2.4. Ban kiểm soát
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chỉ bao gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm và
có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành :
Ông Lê Quang Hiển - Trưởng BKS
Ông Trần Minh Tú - Thành viên BKS
Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuyên - Thành viên BKS
BKS có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác
điều hành, quản lý của HĐQT và Ban TGĐ. BKS chịu trách nhiệm trước đại hội

đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và
nghĩa vụ của mình.
1.2.5. Khối kinh doanh
Khối này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, tiêu
thụ sản phẩm nhằm đem lại doanh thu cho công ty, bao gồm 3 phòng:
1.2.5.1. Phòng Marketing
Phòng Marketing có chức năng tham mưu với ban lãnh đạo trong việc phát
triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, giữ gìn và gia
tăng giá trị thương hiệu của công ty. Phòng Marketing tìm hiểu nhu cầu của thị
trường hỗ trợ cho hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm và phòng
Sale.
1.2.5.2. Phòng Sale
Là phòng trung tâm trong khối kinh doanh, phòng Sale có nhiệm vụ điều hành
và kiểm soát các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong phòng
Sale có một bộ phận phụ trách bán hàng, đây là bộ phận cốt lõi của phòng. Ngoài ra,
trong phòng Sale còn có 1 bộ phận nữa, đó là bộ phận hỗ trợ, kiểm soát hoạt động
của các nhà phân phối và hoạt động của những người bán hàng.
1.2.5.3. Hệ thống Barkery
Hiện tại, Kinh Đô miền Bắc đang có hệ thống gồm 9 Bakery đều nằm ở khu
vực Hà Nội. Hệ thống Bakery chính là hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công ty,
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
đại diện về hình ảnh của công ty thông qua giới thiệu sản phẩm và bán trực tiếp sản
phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng.
1.2.6. Khối sản xuất
Khối sản xuất bao gồm phòng R&D - phòng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, các phân xưởng sản xuất, phòng QA - phòng đảm bảo chất lượng và bộ phận
cơ khí bảo trì. Trong đó các phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của cả khối, các
phòng ban bộ phận còn lại trong khối có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của các phân
xưởng sản xuất. Khối sản xuất có mục tiêu là sản xuất đủ sản phẩm, chất lượng tốt để
đủ cung cấp ra thị trường theo đúng kế hoạch chiến lược của công ty. Người đứng

đầu của khối này là giám đốc sản xuất.
1.2.6.1. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Được chính thức thành lập từ năm 2007, phòng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của công ty.
Ngoài ra, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty cũng đảm
nhận nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm mới dựa trên công nghệ
vốn có của công ty, ví dụ như về việc cho ra đời công thức, mẫu mã hay quy trình
mới cho các dòng sản phẩm của công ty.
1.2.6.2. Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của mọi hoạt động trong công ty.
Hiện tại, trong công ty có 4 phân xưởng. mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra
những loại sản phẩm khác nhau. Mỗi phân xưởng đều được quản lý giám sát bởi một
quản đốc phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về hoạt động của
phân xưởng của mình và báo cáo tình hình hoạt động của phân xưởng tới giám đốc
sản xuất.
1.2.6.3. Phòng QA- phòng đảm bảo chất lượng
Công tác đảm bảo chất lượng luôn phải xuất hiện trên mọi dây chuyền sản
xuất nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm đủ tiêu
chuẩn, chất lượng tốt. Với chiến lược phát triển thương hiệu gắn với chất lượng sản
phẩm, công ty Kinh Đô miền Bắc rất chú trọng đến hoạt động đảm bảo chất lượng.
Chính vì thế, phòng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm báo cáo trực tiếp hoạt động
của phòng cũng như tình hình chất lượng của các phân xưởng sản xuất nhanh chóng,
kịp thời, chính xác với giám đốc sản xuất.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
1.2.6.4. Bộ phận cơ khí bảo trì
Đây là một bộ phận thuộc khối sản xuất, đảm bảo hoạt động cho các dây
chuyền công nghệ trong các phân xưởng. Kế hoạch bảo trì sửa chữa trong công ty là
theo tính định kỳ, do đó, bộ phận này phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các dây
chuyền công nghệ theo thời gian quy định. Ngoài ra, bộ phận này cũng có nhiệm vụ

sửa chữa, bảo dưỡng theo lệnh. Trong trường hợp sửa chữa vượt quá khả năng của bộ
phận này thì bộ phận này cũng có trách nhiệm phải liên hệ với các chuyên gia kỹ
thuật trong và ngoài nước nhanh chóng sửa chữa để kịp cho sản xuất được hoạt động.
1.2.7. Khối phục vụ - hỗ trợ
Khối phục vụ - hỗ trợ này bao gồm : bộ phận quản lý đơn hàng, phòng IT -
phòng quản lý mạng, phòng phát triển nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự và
phòng tài chính kế toán.
1.2.7.1. Bộ phận quản lý đơn hàng
Trong bộ phận này bao gồm 3 phòng, đó là phòng kế hoạch, phòng logistics
và phòng cung ứng vật tư. 3 phòng này liên đới với nhau về vấn đề nguyên vật liệu,
cùng xem xét và xử lý các đơn hàng của khách hàng.
1.2.7.2. Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch là nơi tiếp nhận thông tin về nhu cầu, thị trường từ khối kinh
doanh (cụ thể là từ bộ phận nghiên cứu của phòng Marketing). Sau đó, phòng kế
hoạch xem xét các thông tin đó cùng với xác định khả năng và nguồn lực của công ty để từ
đó lập ra các kế hoạch cho hoạt động sản xuất. Phòng kế hoạch là phòng trung gian nhận
nhiệm vụ điều phối các chương trình cho hoạt động sản xuất và bán hàng.
1.2.7.3. Phòng logistics
Là nơi tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng. Phòng logistics có nhiệm vụ
xem xét lượng tồn kho của công ty, khả năng cung ứng sản phẩm ngay cho khách
hàng để từ đó yêu cầu bộ phận sản xuất của công ty thực hiện hoạt động sản xuất
phục vụ hoàn thành đơn hàng. Bên cạnh đó, phòng logistics cũng có nhiệm vụ quản
lý kho bãi, thực hiện các yêu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm trong nội bộ
công ty hay ra bên ngoài công ty.
1.2.7.4 Phòng cung ứng vật tư
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Phòng cung ứng vật tư là nơi tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch,
dự trù tính toán về lượng vật tư cần thiết sau đó thực hiện hoạt động mua sắm vật tư
cung cấp cho các phân xưởng sản xuất.
1.2.7.5. Phòng IT - Phòng quản lý mạng

Phòng IT có nhiệm vụ kiểm soát thông tin, an ninh mạng, lắp đặt, ứng dụng
các chương trình, phần mềm cho các máy tính trong công ty. Phòng IT sẽ phải chịu
trách nhiệm sửa chữa khi mạng gặp sự cố.
1.2.7.6. Phòng Phát triển nguồn nhân lực
Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn
tại và phát triển của mình, do đó, công ty tập trung đào tạo và phát triển “sâu” nguồn
nhân lực. Trong công ty phòng phát triển nguồn nhân lực được tách riêng khỏi phòng
nhân sự. Phòng phát triển nguồn nhân lực có chức năng nhiệm vụ thu hút, đào tạo,
phát triển và giữ chân nhân lực cho công ty. Đây chính là nơi lên kế hoạch về những
chính sách đãi ngộ nhân viên, công nhân để từ đó giao cho phòng hành chính nhân sự
lo thực hiện các chính sách này.
1.2.7.7. Phòng hành chính-nhân sự
Phòng hành chính- nhân sự có nhiệm vụ tổ chức công tác phòng cháy chữa
cháy, an ninh trật tự, y tế, xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động, chăm sóc sức khỏe
của công nhân viên, tổ chức các cuộc họp sự kiện trong công ty. Phòng hành chính-
nhân sự cũng là nơi quy hoạch quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty,
đồng thời thực hiện các kế hoạch chính sách về nhân sự từ bên phòng Phát triển
nguồn nhân lực chuyển sang.
1.2.7.8. Phòng tài chính-kế toán
Có chức năng tham mưu cho ban TGĐ trong lĩnh vực tài chính kế toán và chế
độ kế toán theo điều lệ của công ty và theo quy định của pháp luật. Phòng tài chính
kế toán thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý tài chính của công ty, xây dựng chỉ tiêu kế
hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương...
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban.
Ưu điểm:
Thời gian quyết định quản trị được rút ngắn
Chất lượng quyết định được nâng cao
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một

mức độ nhất định
Nhược điểm:
Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn
Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định
Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có thể
đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty
Hiện nay công ty cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu để hướng tới cơ cấu tổ
chức ma trận với việc phân ra các ngành hàng chuyên biệt, coi từng ngành hàng là
các SBU. Mô hình tổ chức ma trận sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm hiện
tại của mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng.
1.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động của Công ty Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004-
2008
(Đv: triệu đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu 275.008 354.788 419.429 561.516 689.380
LNST 23.715 33.912 60.712 72.307 978,749
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Biểu đồ 1.1: Tình hình doanh thu thuần và LNST của Công ty giai đoạn 2004-
2008
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
(Nguồn: Số liệu từ bảng 1.1)
Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy:
Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004 - 2008 liên tục tăng. Cụ thể là
doanh thu năm 2005 tăng 29% so với năm 2004 (tăng gần 80 tỷ đồng), năm 2006
tăng hơn 18% so với năm 2005 (tăng gần 65 tỷ đồng), năm 2007 tăng gần 34% so với
năm 2006 (tăng 142 tỷ đồng), năm 2008 tăng gần 23% so với năm 2007 (tăng 128 tỷ
đồng). Với tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm cao (trung bình tăng 25 -
30%/năm) công ty đang ngày càng khẳng định chắc chắn vị trí số 1 trong ngành sản
xuất bánh kẹo tại thị trường phía Bắc. Nguyên nhân tăng là do, trong giai đoạn 2004 -

2008, công ty không ngừng đầu tư phát triển mở rộng kênh phân phối, chủ động cải
tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thị trường phía
Bắc. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng phía Bắc ưu tiên
lựa chọn sử dụng.
Lợi nhuận sau thuế qua các năm từ 2004 đến 2007 cũng liên tục tăng: năm
2005 tăng 43% so với năm 2004 (tăng hơn 10 tỷ đồng), năm 2006 tăng 79% so với
năm 2005 (tăng gần 27 tỷ đồng), năm 2007 tăng 19% so với năm 2006 (tăng hơn 11
tỷ đồng). Riêng 2008 thì lợi nhuận sau thuế chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng. Lý do là, giai
đoạn 2004 đến 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tương đối ổn định, hợp
lý hóa công tác quản lý, tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.... Tuy nhiên, do
trong năm 2008, phải chịu tác động ảnh hưởng của “cơn bão’’ khủng hoảng kinh tế
thế giới, công ty đã tiến hành trích quỹ dự phòng tài chính dẫn đến kết quả sản xuất
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
kinh doanh của công ty trong năm không đạt được mục tiêu đề ra, kéo tổng lợi nhuận
sau thuế của công ty xuống chỉ còn 978 triệu đồng.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay (9 tháng đầu
năm 2009)
Trong quý III/2009 công ty đã đạt 229,137 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ, tăng 19,39% so với quý III/2008 (tương đương tăng 37,209 tỷ
đồng).Lũy kế 9 tháng đấu năm đạt 501,559 tỷ đồng, tăng 11,03% (tương đương tăng
49,845 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế quý III/2009 công ty đạt 35,539 tỷ đồng, tăng 164,3% so
với quý III/2008 (tương đương tăng 22,099 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt
60,662 tỷ đồng, tăng 71,11% (tương đương tăng 25,211 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm
2008.
Như vậy kết thúc 3 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 60,4% kế hoạch
doanh thu và 101,1% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (năm 2009, công ty đặt mục tiêu
đạt 830 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế). Doanh thu và lợi nhuận
9 tháng đầu năm 2009 tăng là do một số nguyên nhân :
Do tiếp tục các hoạt động đầu tư mở rộng thị trường ở phía Bắc và các tỉnh lân

cận Hà Nội
Tăng giá các dòng sản phẩm bánh: loại bánh lẻ trung bình tăng khoảng 8%,
bánh hộp cao cấp tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt trong quý III có tết trung thu, đây là dịp đem lại doanh thu và lợi
nhuận rất lớn cho công ty
Sự phục hồi của thị trường tài chính giúp công ty được hoàn nhập các khoản
dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn.
Với kết quả kinh doanh đạt được trong 9 tháng đầu năm 2009, công ty đã vượt
mức kế hoạch về lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Dự báo công ty sẽ hoàn thành được kế
hoạch cả năm về doanh thu. Lý do: trong quý cuối năm có mùa noel, tết dương lịch,
đây là những dịp mà khách hàng tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo với số lượng rất lớn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG SNACK CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.1. Tổng quan về ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
2.1.1 Giới thiệu chung ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
Những năm đầu thập niên 90, trên thị trường tràn ngập các loại snack được
nhập khẩu từ Thái Lan. Đầu năm 1993, công ty TNHH xây dựng và chế biến thực
phẩm Kinh Đô được thành lập. Những ngày đầu, công ty chỉ là một xưởng sản xuất
snack nhỏ. 1 năm sau đó, snack Kinh Đô đã có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế
snack ngoại nhập từ Thái Lan. Thành công của snack Kinh Đô là bởi những lý do: giá rẻ,
mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Và chính thành công
này đã trở thành một bước đệm không ngừng của công ty Kinh Đô sau này.
Năm 2000, khi chính thức thành lập công ty Kinh Đô miền Bắc tại thị trấn
Bần - Hưng Yên, snack cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên được công ty đầu
tư sản xuất. Sản phẩm snack của công ty chủ yếu hướng đến đối tượng là những
người tiêu dùng ở độ tuổi 5 - 30 tuổi. Đây là những đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
Giá cả của sản phẩm phân bố ở nhiều mức giá cho nên hướng tới tất cả mọi đối
tượng trên thị trường toàn miền Bắc.
Hiện nay trong ngành sản xuất snack của công ty Kinh Đô miền Bắc, có tất cả

3 loại: Kitto, Sachi và Slide. Dòng sản phẩm Kitto và Sachi được làm từ nguyên liệu
chính đó là bột mỳ cùng với lượng nhỏ bột bắp, tinh bột khoai mì, tinh bột gạo, dầu
thực vật, đường, muối, gia vị...... 2 dòng sản phẩm này được bán trên thị trường ở
mức giá thấp và trung bình, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và
trung bình, chủ yếu bán tại thị trường nông thôn, miền núi và các cửa hàng bán lẻ
nhỏ. Dòng sản phẩm Slide mới được đưa vào sản xuất từ năm 2008, đây là dòng sản
phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu chính là bột khoai tây (65%), dầu cọ olein tinh
luyện, đường, muối....Dòng sản phẩm Slide được đóng lon các tông với mức trọng
lượng nhỏ nhất là 75 gr được bán chủ yếu trong các siêu thị, các cửa hàng đại lý lớn.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng snack tại
công ty
2.1.2.1 Sản phẩm
Sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển hay không tùy thuộc vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm có thể tiêu
thụ được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, lôi cuốn sự tò mò của khách
hàng, từ đó thúc đẩy họ đi đến quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng tiêu dùng sẽ tạo nên cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp sản xuất có khả năng đạt doanh thu và thu được lợi nhuận rất cao.
Vì vậy, muốn phát triển ngành hàng, trước tiên công ty phải chú trọng tới hoạt động
thiết kế sản phẩm của mình sao cho phù hợp và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm
của các đối thủ cạnh tranh.
2.1.2.2 Thị trường
Snack là dòng sản phẩm “ăn chơi” và mang tính mùa vụ, đặc biệt được ăn
nhiều trong các dịp lễ tết.... . Sản phẩm này có thể có mặt tại tất cả các cửa hàng bán
lẻ bánh kẹo, các quán cóc, các quán karaoke….. Khi đời sống vật chất của người tiêu
dùng ngày càng được cải thiện thì loại sản phẩm này càng dễ dàng thâm nhập và trở
nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày của họ. Snack là sản phẩm mang phong
cách hiện đại, hiện nay đã được tiêu dùng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn mà
còn ở nhiều vùng nông thôn và miền núi.

Thị trường snack Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc sang lọc khắc nghiệt. Cách
đây 2 năm, có khoảng 70 nhà sản xuất snack nội địa và quốc tế tham gia thị trường
với gần 160 thương hiệu snack. Nhưng đến đầu nay, chỉ còn 3 nhà sản xuất trụ tốt
trên thị trường. Đó là 3 gương mặt đứng đầu trong bảng tổng sắp về thị phần và giá
trị thương hiệu. Thứ nhất là Oishi (của công ty Liwayway, Philipines) nằm trong
phân khúc giá thấp, giá bán 500 – 1000 đ/gói. Thứ 2 là Poca của Pepsico, phân khúc
trung binh, giá bán 2000 đ/gói, có mức tiêu thụ bằng một nửa Oishi (theo kết quả
khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện tại 6 thành phố lớn là Hà
Nội. TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ). Thứ ba là snack O’star
của tập đoàn Orion Hàn Quốc với mức giá là 4000 đ/gói. Tuy nhiên, từ tháng 5/2008
Pepsico tung ra thị trường dòng sản phẩm snack Poca khoai tây cao cấp với mức giá
4000 đ thì ngay lập tức dòng sản phẩm này đã chiếm lĩnh thị phần cao nhất trong
phân khúc giá cao, vượt trên cả O’star của Orion. Snack của Kinh Đô hiện đang xếp
ở vị trí thứ 4 trên thị trường snack. Sau đó là một số dòng sản phẩm của các công ty
như Tràng An, Hải Hà…..
Thị trường snack hiện đang rất sôi động và có mức tăng trưởng rất cao, đây là
cơ hội cho công ty Kinh Đô miền Bắc nói riêng và các công ty tham gia vào thị
trường nói chung có cơ hội phát triển các mặt hàng snack của mình.
2.1.2.3 Khách hàng
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Đối tượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm snack chủ yếu nằm trong độ tuổi từ
5 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung về xu hướng tiêu dùng snack của nhóm đối tượng
khách hàng này là:
- Xu hướng trọng hình thức: Đây là xu hướng tiêu dùng đặc biệt phổ biến ở
lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Họ là những người trẻ tuổi năng động và rất thích
khám phá. Đối với các sản phẩm bánh kẹo nói chung hay snack nói riêng thì bao bì,
mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ thu hút được nhóm đối tượng khách hàng này.
- Xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi: Nhịp độ cuộc sống ngày càng hối hả, con
người càng có ít thời gian hơn nên họ luôn ưa thích những sản phẩm tiện lợi và có thể
tiêu dùng được ngay. Do đó, sản phẩm snack được bao gói trong túi nilon gọn nhẹ,

dễ mang đang được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất.
- Xu hướng ưa chuộng sản phẩm có hương vị từ những món ăn nổi tiếng:
Hương vị của sản phẩm không những mang lại cho khách hàng sự sảng khoái khi sử
dụng mà còn là một trong những yếu tố nhằm khác biệt hóa so với sản phẩm snack
của những công ty khác. Hiện nay hương vị được ưa chuộng nhất trên thị trường là
hương vị của những món ăn nổi tiếng của Việt Nam và cả các nước trên thế giới. Ví
dụ như: gà xào sả ớt, bò bít tết New York, sườn nướng Brazil BBQ....
- Xu hướng lựa chọn sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Con người giờ đây đặc
biệt chú ý tới sức khỏe của mình. Snack bị các chuyên gia về dinh dưỡng liệt vào
danh sách những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Do vậy về tác hại của sản phẩm
snack đang được người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn, đặc biệt là những đối
tượng là bố hoặc mẹ mua sản phẩm này cho con em của họ.
Tuy nhiên, giữa thành thị và nông thôn thì đặc điểm tiêu dùng của khách hàng
cũng có một số nét khác biệt rõ rệt. Tại thị trường nông thôn, khách hàng không đòi
hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm ở mức giá 500 – 1000 đ/gói được
bán phổ biến hơn cả. Những sản phẩm có thiết kế bao bì đẹp mắt và nổi bật thường
ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của những khách hàng này. Trong khi đó, tại thị
trường của các thành phố, thị xã, thị trấn thì khách hàng yêu cầu về chất lượng sản
phẩm cao, mẫu mã đẹp mắt và mức giá tiêu dùng của khách hàng ở thành thị chủ yếu
tập trung trong nhóm từ 2000 đ/gói trở lên.
Các đối tượng khách hàng ở những độ tuổi khác nhau, ở các thị trường khác
nhau đều có xu hướng tiêu dùng sản phẩm snack khác nhau. Do đó, muốn phát triển
ngành hàng công ty cần có những hoạt động nhằm nghiên cứu khách hàng về: tâm lý,
hành vi, xu hướng tiêu dùng....
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.1.2.4 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất quyết định tới khả năng cho ra đời những sản phẩm có
chất lượng hay không. Công nghệ hiện đại, cạnh tranh được với công nghệ của các
đối thủ cạnh tranh sẽ tạo được chỗ đứng cho sản phẩm của công ty trên thị trường.
Ngược lại, sản phẩm của công ty sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khi mà sản

phẩm của công ty được sản xuất bởi dây chuyền và quy trình lạc hậu, không còn phù
hợp với sở thích và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Hiện tại, dây chuyền sản xuất snack tại công ty là một dây chuyền sản xuất bán
tự động, được nhập khẩu từ các nước Đức (lò sấy), Malaysia (máy đóng gói),....và
một số được thay thế của Việt Nam sản xuất. Dây chuyền này được đưa vào sản xuất
từ năm 2001. Dây chuyền sản xuất snack của công ty hiện đã cũ và do đó sản phẩm
của công ty khó cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh như: Pepsico hay Orion.
Muốn phát triển ngành hàng, công ty cần sớm có sự thay đổi về công nghệ hiện tại
bằng một công nghệ tiên tiến hiện đại.
2.2. Tình hình doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005- 2008
Snack là chủng loại sản phẩm được đưa vào sản xuất đầu tiên từ khi thành lập
công ty. Xuất phát từ nhu cầu muốn có một sản phẩm snack mang hương vị Việt,
chất lượng cao, giá cả hợp lý có thể hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng,
công ty với dây chuyền sản xuất của Nhật Bản đã đầu tư sản xuất snack với 2 dòng
chính là Kitto và Sachi, đến năm 2008 bổ sung thêm Slide.
Bảng 2.1: Doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005 - 2008:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng
Sản lượng
(thùng)
298.000 365.195 461.330 377.085 1.501.610
Doanh thu
(triệu đồng)
21.697 28.180 34.789 26.329 110.996
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Biểu đồ 2.1 . Sản lượng tiêu thụ của ngành hàng Snack qua các năm 2005-2008
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 )

Biểu đồ 2.2 . Doanh thu của ngành hàng Snack qua các năm

( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 )
Dựa vào bảng và đồ thị trên ta thấy:
Sản lượng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng sản lượng
năm 2008 lại giảm so với sản lượng năm 2007. Cụ thể là, năm 2005, mức sản lượng
của ngành hàng snack đạt 298.000 thùng. Đến năm 2006, sản lượng đạt mức 365.195
thùng, tăng 22,5% so với năm 2005. Và đến năm 2007, mức sản lượng đạt 461.330
thùng, tăng 26,3% so với năm 2006. Như vậy, giai đoạn 2005 - 2007 tốc độ tăng mức
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
sản lượng của ngành hàng tương đối cao. Tuy nhiên, đến năm 2008, sản lượng snack
chỉ còn ở mức 377.085 thùng, giảm 13,5% so với năm 2008.
Xu hướng tăng giảm doanh thu cũng theo xu hướng tăng giảm của sản lượng,
đó là tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng lại bị giảm vào năm 2008. Cụ thể
doanh thu ngành hàng snack năm 2005 là 21,7 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu snack
đạt 28,2 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh thu ngành
hàng này đạt 34,8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2006. Tuy nhiên, cũng giống như
sản lượng thì doanh thu năm 2008 lại giảm so với năm 2007, năm 2008 doanh thu
snack đạt 26,3 tỷ đồng, giảm 24,3% so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm cả về
sản lượng và doanh số của sản phẩm snack của công ty là do trong năm 2008 các
công ty đối thủ cạnh tranh lần lượt đầu tư dây chuyền sản xuất snack hiện đại với
dòng sản phẩm hiện đang được chuộng nhất trên thị trường hiện nay là dòng sản
phẩm khoai tây cao cấp. Sản phẩm khoai tây cao cấp nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường đặc biệt là tại các thành phố lớn và có xu hướng lấn dần thị phần của các dòng
sản phẩm giá thấp và trung bình, trong đó có thị phần snack của công ty Kinh Đô
miền Bắc.
Trong báo cáo tiến độ doanh số sản phẩm snack 10 tháng đầu năm của năm
2009, ta càng thấy rõ hơn sự sụt giảm của ngành hàng này:
Bảng 2.2. báo cáo doanh số 10 tháng đầu năm 2009:
Năm 2009: từ ngày 1/1/2009 đến ngày 23/10/2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 2009 Tỷ lệ tăng trưởng

Kế hoạch Thực hiện TH09/KH09 TH09/TH08
Doanh số 26,329 31,455 12,481 39,68% 47,40%
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Như vậy cho tới thời điểm 23/10/2009, doanh thu chỉ đạt 39,68% so với kế
hoạch năm 2009, đạt 47,40% so với doanh thu cả năm 2008. Bởi vì chỉ còn 2 tháng là
kết thúc năm 2009, với tốc độ doanh thu và sản lượng snack như hiện nay thì công ty
không thể hoàn thành kế hoạch năm của mình, đồng thời doanh thu năm 2009 cũng
sẽ giảm so với năm 2008.
Bảng 2.3: Tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng snack qua 2
năm 2007 và 2008:
(Đơn vị: thùng)
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Line Snack 2007 2008 08/07
Kitto 7gr 133.446 71.504 53,6%
Kitto 12gr 225.469 225.586 100,1%
Kitto 40,50,60gr 25.763 13.647 53,0%
Sachi 16gr 76.650 67.014 87,4%
Other (Slide) 6.891
Tổng lượng 461.328 384.462 83.4%
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu theo tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng
snack năm 2007 và 2008:

2007 2008
(Nguồn: số liệu từ bảng 2.3)
Sản lượng snack trong năm 2008 chỉ bằng 83,4% sản lượng snack tiêu thụ
được trong năm 2007. Theo cơ cấu sản lượng từng nhóm hàng, có thể kết luận hiện
dòng sản phẩm snack Kitto 12gr đang được tiêu thụ mạnh nhất, chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu cả 2 năm 2007 và 2008. Về mặt tăng trưởng sản lượng của năm 2008 so
với năm 2007, chỉ riêng dòng sản phẩm này giữ được mức sản lượng. Còn các dòng

sản phẩm còn lại: Kitto 7, 40, 50, 60gr và Sachi 12gr sản lượng đều bị sụt giảm, đặc
biệt là 2 dòng Kitto 7gr và Kitto 40, 50, 60gr sản lượng chỉ còn ở mức hơn 50% so
với năm 2007. Cùng dòng sản phẩm Kitto nhưng với mức 12gr thì sản lượng tiêu thụ
tốt hơn chứng tỏ đây là mức sản lượng phù hợp cho dòng sản phẩm này. Do đó, công
ty cần cân nhắc điều chỉnh về trọng lượng bao gói sao cho phù hợp với nhu cầu thị
trường.
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C

×