Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ tỏi (Allium sativum L) và củ gừng (Zinziber officinale Rosc) đối với vi khuẩn aeromonas hydrophyla gây bệnh đốm đỏ trên cá ghé (bagarius rutilus NgKottelat, 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.39 MB, 72 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
-----------------------

Vũ Thị Thu Hồng

NGHIấN CU KH NNG KHNG KHUN CA DCH ẫP C TI
(Allium sativum L) V C GNG (Zinziber officinale RoscOSC)" I VI VI
KHUN Aeromonas hydrophyla GY BNH M TRấN C GHẫ
(Bagarius rutilus NGg&KottelatOTTELAT, 2000)

Chuyên ngành: S S inh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30

Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học

Ng ời h ớng dẫn khoa học:
TS. Trần Ngọc Hùng

Nghệ An - 2013
LI CM N!


Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.
Trần Ngọc Hùng, là người đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Thị Thành Vinh,
ThS. Nguyễn Thị Kim Chung và các cán bộ phòng thí nghiệm khoa Nông Lâm
Ngư, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Sinh học
- Đại học Vinh đã trang bị nền tảng kiến thức và giúp đỡ tôi trong những năm


học qua.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp CH19SHTN đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập và trong thời gian
thực hiện đề tài.
VinhNghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Vũ Thị Thu Hồng


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Viết tắt
CN
CTV
ThS
KHCN
NA

CNNTTS
NN&PTNT
NXB
NTTS
TS
TW

Viết đầy đủ
Công nghệ
Cộng tác viên
Thạc sĩ
Khoa học công nghệ
Nutrien Aga
Công nghệ nuôi trồng thủy sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà xuất bản
Nuôi trồng thủy sản
Tiến Sĩ
Trung ương

DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH



MỤC LỤC

Trang



DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Viết tắt
CN
CTV
ThSs
KHCN
NA
CNNCNTTS
NN&PTNT
NXB
NTTS
TS
TW

Viết đầy đủ

Công nghệ
Cộng tác viên
Thạc sĩ
Khoa học công nghệ
Nutrien Aga
Công nghệ nuôi trồng thủy sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà xuất bản
Nuôi trồng thủy sản
Tiến Sĩ
Trung ương

DANH MỤC CÁC HÌNH




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


MỞ ĐẦU
Cá Ghé (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000) là một trong số các loài
cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao được xếp vào dạng “ngũ quý” cùng với cá
Lăng chấm, cá Bỗng, cá Anh vũ, cá Rầm xanh. Loài cá Ghé (Bagarius rutilus
Ng&Kottelat, 2000) là loài cá da trơn bản địa thường phân bố tự nhiên ở

sông Mã, lưu vực sông Cả, vùng Điện Biên. Đây là loài có triển vọng gia hoá
và cho hiệu quả kinh tế cao, giá cả thương phẩm 300-350 nghìn đồng/kg rất
được ưa chuộng ở thị trường trong nước và có tiềm năng chế biến công
nghiệp. Mặc dầu chưa được liệt vào Sách đỏ Việt Nam, nhưng qua những kết
quả thu thập được từ các nghiên cứu thì loài Bagarius rutilus hiện đang là một
trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi nạn đánh bắt có tính chất
hủy diệt (kích điện, te điện, mìn,...) đang diễn ra khá phổ biến. Trong những
năm gần đây, ở một số địa phương, người dân đã thử nghiệm nuôi loài cá này
từ việc sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên bằng hình thức nuôi lồng
trên sông (Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quan Hóa -Thanh Hóa; Quỳ Châu, Anh
Sơn -Nghệ An,...), nuôi lồng bè trên hồ chứa (Bãi Thượng - Thanh Hóa, Hồ
Thủy điện Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình...). Bệnh xuất huyết đốm đỏ gần đây
xuất hiện ở một số địa phương và được mô tả ban đầu bởi nhóm nghiên cứu
của Khoa Nông Lâm ngư Đại học Vinh nhưng hiện vẫn chưa có những biện
pháp phòng và chữa trị hiệu quả.
Hiện nay, bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn Aeromonas hydrophyila
là một trong những tác nhân gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi cá nước ngọt.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, vi khuẩn Aeromonas hydrophyila
chủ yếu gây bệnh trên loài cá nước ngọt như cá Chép, cá Trắm ở vùng Đồng
bằng Bắc Bộ. Để trị nhóm bệnh do vi khuẩn, thông thường người ta sử dụng
kháng sinh tổng hợp, tuy vậy, kháng sinh tổng hợp cũng là con dao hai lưỡi,
có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe động vật sử dụng nó và có những tác động
không nhỏ tới môi trường sinh thái, tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc và
qua các sản phẩm thực phẩm gây hại lên cả sức khoẻ con người.


Trước tình hình đó việc nghiên cứu sử dụng các loại thảo dược trong
phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn cho các đối tượng ĐVTS được coi là một
hướng đi mới, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa thân thiện với
môi trường sinh thái. Trên thế giới, một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,

Bangladesh, Thái lan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có những nghiên cứu thử nghiệm
tác dụng của thảo dược đối với một số tác nhân gây bệnh trên động vật thủy
sản. Ở nước ta, trong những năm gần đây các nhà khoa học cũng đã có các
nghiên cứu về tác dụng của thảo dược như: lá trầu không, hẹ, tỏi, lá xoan, lá
húng, gừng… trong phòng và trị bệnh trên cá chép, tôm sú, cá trắm cỏ, cá rô
phi vằn, cá bống bớp…Tuy vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có
một công bố cụ thể nào đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số
loại thảo dược đối với vi khuẩn gây bệnh bệnh đốm đỏ trên cá Ghé (Bagarius
rutilus Ng&Kottelat, 2000 ) thương phẩm.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của dịch ép củ Tỏi (Allium sativum LL) và củ Gừng (Zinziber
Officinale Rosc)" đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyila gây bệnh đốm đỏ trên
cá Ghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000)”
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép của (củ Tỏi, củ Gừng) ở
các nồng độ, nhiệt độ, thời gian sử dụng và bảo quản đối với vi khuẩn
Aeromonas hydrophyila gây bệnh đốm đỏ trên cá Gghé.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi khuẩn Aeromonas hydrophyilla
1.1.2.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Bergey (1974), loài vi khuẩn A.
hydrophyla thuộc nhóm phân loại như sau:
Ngành: Proteobacteri
Lớp: Gammaprteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Loài: Aeromonas hydrophyilla

1.1.2.2. Đặc điểm sinh học
Loài A. hydrophyla là vi khuẩn có khả năng di động nhờ có 1 tiên mao.
Vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5
àm. Vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, Cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate,
không mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat 0/129... Tỷ lệ Guanin + Cytozin
trong ADN là 57 - 63 mol%.
A.hydrophyila có khả năng sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường nước
nuôi khác nhau như nước nhiễm phèn, phú dưỡng và môi trường trung tính.
Về khả năng chịu mặn, A.hydrophyila có thể sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ
muối 0,5% và có khả năng gây bệnh cho cá ở nồng độ muối từ 0,5-1,5%. Về
khả năng kháng kháng sinh, vi khuẩn A.hydrophyila đều kháng hoặc không
mẫn cảm với kháng với erythromycin và neomycin. Vi khuẩn này tương đối
mẫn cảm với gentamycin và rất mẫn cảm với norfloxacin, sulfamethidazol.
Liều gây nhiễm tối thiểu là 10 3CFU/ml, các chủng A. hydrophyla phân lập
gây chết 50% cá sau khi ngâm từ 6-20 ngày, gây nhiễm cá bằng cách tiêm vi
khuẩn vào phúc mạc, cá không chết và không có biểu hiện bệnh .[6].
Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn A. hydrophyla gây ra trên
các đối tượng động vật thủy sản, .(trắm cỏ, ếch, cá tra,...)


Trên thế giới đã có hàng loạt các nghiên cứu khác nhau khẳng định
Aeromonas ssp gây bệnh nghiêm trọng cho động vật thủy sản đặc biệt là cá da
trơn. Ở Thổ Nhĩ Kì đã phân lập được vi khuẩn Aeromonas hydrophyla ở cá
Tra (Pangasius sutchi) [24], cá Chép (Cyprinus carpio) trên bộ phân tim, gan,
thận của cá bị bệnh [32]. Tại Bangladet, Mitchell và Plumb (1990) đã phân
lập được loài A.hydrophyla ở trên cá da trơn bị bệnh lở loét [31]. Năm 2001
(từ tháng 7 đến tháng 11) Aeromonas sp làm cá da trơn nuôi ở đây bị xuất
huyết trong suốt quá trình nuôi với tỷ lệ chết lên đến 21,57%, đến năm 2003
Chowdhury đã xác định được vi khuẩn A.hydrophyla, A.sobria là tác nhân
chính gây bệnh xuất huyết cho cá Tra (Pangasius sutchi) [25].

Tại Philippin, năm 2001 khi cá Trê nuôi ở đây bị mắc phải bệnh lở loét
do vi khuẩn Aeromonas sp, Bonda và et. al đã phân lập vi khuẩn ở mô bị
nhiễm bệnh, da lở loét, vây và đuôi bị mòn, hốc mắt, thận và lá lách thì xác
định được vi khuẩn Aeromonas sp với tỷ lệ nhiễm 52% A.hydrophyla,
19% A. sobria, 29% A.caviae [33].
Tại New zealand, theo Diggles và et.al (2002) khi cá Tra xuất hiện
những vết loét, da xuất huyết, bóng hơi phình to, gan xuất huyết tiến hành
phân lập vi khuẩn và xác định được tác nhân gây bệnh là A. hydrophyla,
A.sobria [24].
Năm 2008, Wahli và ctv nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên cá nuôi ở các
trang trại của Mỹ cho thấy bệnh vi khuẩn chủ yếu trên cá Tra là A. hydrophyla,
A.sobria, Edwardsiella ictaluri [39].
Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về vi khuẩn A. hydrophyla.
Bùi Quang Tề và cộng sự đã phân lập được A. hydrophyla từ cá trắm cỏ bị
bệnh đốm đỏ. Lê Thanh Hùng và ctv (1998) đã phân lập được vi khuẩn
A.hydrophyla từ mẫu cá bị bệnh và kết luận rằng nó là tác nhân gây bệnh
chính làm cho cá Tra giống chết hàng loạt [18]. Bùi Quang Tề cũng đã phân
lập được vi khuẩn A.hydrophyla, A. sobria gây bệnh cho cá tra [18,20]. Trần
Thị Thanh Tâm (2003) cũng đã phân lập được vi khuẩn Aeromonas


hydrophyla trong ao nuôi cá tra công nghiệp bị bệnh đốm trắng với tần số bắt
gặp là 16% [20]. Lý Thị Thanh Loan (2006) đã phân lập được vi khuẩn
Aeromonas sp trên cá Tra bị bệnh xuất huyết với tần số bắt gặp như sau:
A. hydrophyla là 51,61%, A. caviea là 6,45%, A. sobria là 6,45%, Aeromonas
sp là 22,58% và kết luận rằng vi khuẩn A. hydrophyla, A. sobria là một trong
những tác nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiễm khuẩn trên cá Tra [11].
Khi gây bệnh trên động vật thủy sản chúng thường có các dấu hiệu điển
hình như: Cá có hiện tượng kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt. Da cá
thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Cá xuất hiện các

đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, xung quanh miệng, râu xuất
huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối.
Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết bụng có thể chướng to, các vây xơ
rách, tia vây cụt dần. Khi giải phẫu bên trong: xoang bụng xuất huyết, Gan tái
nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất
huyết, chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối [16].
Bảng 1.1 Một số đặc điểm và dấu hiệu nhận biết của vi khuẩn A.
hydrophyla
Aeromonas hydrophyla
Dấu hiệu nhận biết
1. Đặc điểm vi khuẩn
Bắt màu hồng với thuốc
Bắt màu Gram (-)
nhuộm
Trực khuẩn ngắn, hai đầu
Hình thái
tròn
Di động
Có 1 tiên mao
2. Đặc điểm khuẩn lạc
Màu sắc
Trắng sữa
Hình tròn, bề mặt lồi, rìa
Hình thái
xung quanh nhẵn

Bảng 1.2. Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây
bệnh ở cá Ghé



Kết quả Chỉ tiêu
ONPG
ADH
LDC
ODC
CIT
H2S
URE
TDA
IND
VP
GEL
GLU
MAN
INO
SOR
RHA
SAC
MEL
AMY
ARA
OF

A.hydrophyl
a
+
+
+
+
+

+
+
+
+/+

Thử phản ứng sinh hóa trên kít API 20E
1.2. Cá Gghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000)
1.2.1. Vị trí phân loại
Loài cá Gghé (Bagarius rutilus) có hệ thống phân loại như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Sisoridae

Phản ứng OF


Phân họ:Sisorinae
Chi: Bagarius
Loài: Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000
1.2.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Cá Ghé có đặc điểm là da trần, không vảy, đầu dẹp bằng và thô lớn;
thân hơi tròn, đuôi tròn, thon nhỏ. Mé lưng tới mút mõn hướng về phía sau
dần nhô lên, đến khởi điểm vây lưng là cao nhất, chạy về phía sau cong từ từ
xuống phía dưới [28]. Cán đuôi hình côn tròn. Đầu phẳng và to rộng và có
giáp cứng, mút trước hình lưỡi cày. Mặt dưới của bụng và đầu phẳng. Miệng
dưới rộng, hình bán nguyệt, nằm trên mặt phẳng nghiêng. Hàm dưới hơi nhô
ra. Răng hàm nhỏ sắc. Mắt nhỏ, hình bầu dục, có nếp da che phủ, nằm lệch về
mặt lưng của đầu và gần cách đều mõm và điểm cuối nắp mang. Khoảng cách

2 mắt hẹp vào khoảng 2 lần đường kính mắt. Có 4 đôi râu, râu mũi rất ngắn.
Râu hàm trên phát triển thành phiến rộng và cứng. Râu hàm dưới mảnh và
ngắn. Phần cuối của xương sọ tạo thành mẫu nhỏ gắn vào thân. Khe mang rất
rộng và kéo dài xuống mặt bụng [28]. Vây lưng có khởi điểm phía dưới sau
gốc vây lưng, có gai cứng, phần ngọn mềm và phía sau có răng cưa. Vây mỡ
ngắn, có khởi điểm trước hoặc đối xứng với khởi điểm vây hậu môn. Vây
ngực rất phát triển có gai cứng ngọn mềm và phía sau có gai răng cưa. Vây
đuôi hai thùy nhọn, thùy trên dài hơn thùy dưới. Mút cuối các vây kéo dài
thành sợi.


Hình 1.1. Cá Ghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000)
Cá Ghé có thân phủ da, không có vẩy nhưng nhiều nốt sần sùi. Đường
bên hoàn toàn, bắt đầu từ một mấu nhọn phía sau sọ, chạy đến điểm gốc vây
đuôi. Mặt lưng của thân và đầu có màu nâu đỏ và nhạt dần xuống bụng. Mặt
bụng của thân và đầu có màu trắng. Lưng, hông và các vây có vân hoặc dải
nâu thẫm hoặc các chấm đen. Các nốt sừng màu nâu vàng [28],[27], [34].
Loài Bagarius rutilus phân biệt với một số loài khác trong giống
Bagarius thể hiện qua sau:
1.2.3. Đặc điểm phân bố và sinh trưởng
Bagarius rutilus thường sống thành đàn trung và thượng lưu các con sông,
suối, nơi có nhiều ghềnh thác, nước chảy xiết [28],[27], [34]. Cá sống ở tầng
đáy, thích trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá và chủ yếu bắt mồi về ban đêm
[22]. Cá ghé thường sống ở vùng nước ngọt và lợ nhẹ (độ mặn < 7ppt). Chúng
sống và phát triển tốt ở vùng có độ pH dao động từ 6,5 ÷ 8, hàm lượng DO từ
3mg/l trở lên [28].
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), loài Bagarius rutilus tăng trọng nhanh
trong những năm đầu. Có thể dùng lát cắt của vây ngực và đốt sống để xác
định tuổi cá.
Còn theo Phạm Báu và ctv (2000), loài cùng giống với B.yarrelli có tốc độ

tăng trưởng khá nhanh. Cá đực và cá cái tăng trưởng chênh lệch nhau không nhiều,


có xu hướng 3 năm đầu cá đực tăng trưởng nhanh hơn sau đó cá cái lớn nhanh hơn.
Cá tăng chiều dài chủ yếu từ năm thứ nhất đến năm thứ tư từ 14,2 ÷ 17,6 cm, sau
đó chậm dần đều, năm thứ 8 đến năm thứ 13 từ 75 đến 82 cm.
Cá tăng khối lượng từ sau năm thứ 3, từ 3 ÷ 7 tuổi trung bình đạt
700 ÷ 1200g/năm, trong giới hạn 13 tuổi, cá càng lớn tăng trọng càng
nhanh, 13 tuổi cá đạt 30kg [24]. Cá thụ động trong bắt mồi, ít di chuyển nên chỗ
nào thức ăn dồi dào thì cá lớn càng nhanh còn nơi nào thức ăn nghèo nàn thì cá
lớn chậm [28].
1.2.4.Một số nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên cá Gghé
Bệnh do vi khuẩn A. hydrophyila
Cá bệnh xuất hiện đốm đỏ trên da cá, tập trung nhiều ở gốc vây, xung
quanh miệng. Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên
bề mặt cơ thể, hậu môn xuất huyết. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Bụng trướng to
có chứa dịch màu vàng, các nội tạng như ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục cũng
xuất huyết. Gan tái nhạt, thận, tỳ tạng sưng to, mềm nhũng, màu đỏ sậm. [8]

Hình 1.2 Biểu hiện bệnh lý của cá


+ Bệnh do vi khuẩn Shewanella gelidimarina Bowman et al. 1997
Cá bị bệnh có biểu hiện kém ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da mất nhớt,
khô ráp. Cá xuất hiện các vết loét tròn kiểu đồng xu ở các gốc vây ngực, vây
bụng, các vết loét có thể ăn sâu vào cơ, hậu môn viêm, xuất huyết, bụng có
thể chướng to. Giải phẫu cơ quan nội tạng, ruột không có thức ăn, gan sưng,
xuất huyết cục bộ [8]

Hình 1.3. Biểu hiện bệnh lí của cá

+ Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp
Dấu hiệu chung khi quan sát dấu hiện bên ngoài cá nhiễm bệnh là sự
kém ăn hoặc bỏ ăn, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt, thân mất nhớt và khô ráp, xuất
hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, có
đường kính từ 2 - 3 mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành
những vết lở loét xuất huyết không lành. Ở cá bị bệnh có thể xuất hiện những
vết loét lớn hơn ở vây ngực và phần đuôi, các tia vây có thể có hiện tượng xơ
rách. Một số cá thể bị bệnh có hiện tượng trướng bụng, khi giải phẫu nội tạng
thường quan sát thấy các hiện tượng như xuất huyết, xoang bụng có chứa
nhiều dịch có mùi hôi thối [7]

Hình 1.4 Biểu hiện bệnh lí của cá


Hai loại vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus spp đều cùng có
hình dạng tế bào giống nhau, phát triển trên môi trường Nutrien Agar, cùng là
vi khuẩn gram dương, bắt màu xanh tím với thuốc nhuộm, liên kết các tế bào
với nhau để thành chuỗi. Song điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là
Staphylococcus spp phản ứng dương tính với Catalase, còn Streptococcus spp
phản ứng âm tính. Kết quả thử cho thấy vi khuẩn thu được âm tính với
Catalase, điều này giúp khẳng định vi khuẩn mà chúng tôi phân lập được là
Streptococcus spp.
Theo o Stoffregen et al. (1996), Shoemaker và Klesius (1997),
Streptococcus spp là nguyên nhân gây bệnh phổ biến trên cá nước ngọt, đặc
biệt là trên cá Rô phi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi
trồng thủy sản thế giới. Ước tính thiệt hại hằng năm khoảng 150 triệu USD
(dẫn theo Đinh Thị Thủy, 2007).
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những thống kê cụ thể về thiệt hại do vi
khuẩn này gây ra trên các đối tượng nuôi nhưng sức tàn phá nghiêm trọng của
nó có thể thấy rõ trong những năm gần đây tại nhiều địa phương như Hải

Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội,...dịch bệnh gây chết cá với số lượng
lớn, ở mọi cỡ cá đặc biệt nhiều ở cá có kích cỡ lớn đặc biệt nghiêm trọng trên
cá rô phi [16].
- Bệnh ký sinh trùng
So với một số đối tượng cá da trơn khác như nghiên cứu năm 2005 trên
cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) cho kết quả tỷ lệ nhiễm (33,3% - 50%)
với Trichodinas sp và Silurodiscoides sp ký sinh trên mang và da [17]. Hay
kết quả khảo sát mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi thâm canh trong lồng bè ở An Giang cho kết quả tỷ lệ
nhiễm 73,6% với 13 loài ký sinh trùng ngoại ký sinh [8]. Đối với cá Ghé giai
đoạn nuôi thương phẩm trong lồng bè và nuôi thuần dưỡng, chưa phát hiện
thấy loài ký sinh trùng nào .[7].


1.2.5. Tình hình nghiên cứu tính mẫn cảm kháng sinh
Để xác định được loài kháng sinh chữa bệnh do 1 vi khuẩn gây ra ta
thường thử kháng sinh đồ. Qua trình thử kháng sinh đồ được tiến hành thường
xuyên để xác định loại kháng sinh tốt nhất. Thực tế cho thấy sự mẫn cảm của
vi khuẩn đối với các loại kháng sinh ngày càng hẹp dần do nhu cầu sử dụng
kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ngày một cao cho nên vi khuẩn đã kháng
được thuốc. Trong vài năm gần đây các nhà nghiên cứu đã liên tục tìm ra các
loại thuốc mới để thay thế cho những loại kháng sinh cũ bị vi khuẩn kháng lại
và đồng thời cũng để thay thế các loại thuốc đã cấm sử dụng.
Một số thí nghiệm chứng minh sự mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng
sinh. Một số thí nghiệm chứng minh sự mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng
sinh. Theo Waltman và Shotts (1986), tỷ lệ chủng Edwardsiealla ictaluri
phân lập được cá Nheo Mỹ bị bệnh thì 100% nhạy cảm với sufamethoxazol/
Trimethoprim [50].
MiZon (1987) đã thử nghiệm tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn
phân lập được từ cá bị bệnh và ông thấy rằng vi khuẩn Aeromonas

hydrophyla mẫn cảm với Tetracylin và Kanamycin [36].
Ở Ấn Độ, D. Saha và et.al (2002) đã thử nghiệm tính mẫn cảm của vi
khuẩn Pseudomonas sp và Aeromonas sp đối với một số loài kháng sinh thì
thấy tất cả vi khuẩn phân lập được đều mẫn cảm với Oxytetracyclin 75%,
Kanamycin 62,5%, Chloramphenicol 68,75%, Norfloxacin 75%, steptomycin
56,25%, Penicilin12,5%, Gentamycin 62,5%, Erothomycin 6,25%, CoTrimoxazole 43,75%, Amoxycylin 50%, Ampicillin 6,25%. Đồng thời Saha
và Pal cũng đã chứng minh tất cả các mầm bệnh do Pseudomonas sp và
Aeromonas sp đều đều dễ mẫn cảm với Chloramphenicol, Nalidixic axid và
Oxytetracyclin [36].
Theo Anissa và et. al (2003) đã thử nghiệm tính mẫn cảm kháng sinh đối
với vi khuẩn gây bệnh trên cá Nheo Mỹ thì thấy vi khuẩn nhạy cảm hoàn toàn
với kháng sinh Florfenicol và Amoxycylin. Nhưng một thời gian phát triển


nghề nuôi và dịch bệnh xảy ra thường xuyên, người nuôi đã sử dụng nhiều
loại kháng sinh để phòng trị bệnh. Cho nên tính mẫn cảm của kháng sinh đã
có những thay đổi từ 100% xuống 57,5% đối với Florfenicol và còn 51,6%
đối với Amicycillin .
Ở Ba Lan (2004), Leszek Gus và Alicja Kozinska đã phân lập được 2
loài Aeromonas hydrophyla và Aeromonas sobria trên cá Trê bị bệnh và sau
đó đã tiến hành thử nghiệm tính mẫn cảm của 2 vi khuẩn này đối với kháng
sinh. Kết quả cho thấy Aeromonas hydrophyla và Aeromonas sobria mẫn cảm
với Trimethoprim- Sulphamides, Oxalinic axid, Flumequie, Chloramphenicol,
Norfloxacin, Linkomycin, Pefloxacin và 100% kháng khuẩn lại Ampicillin,
pencillin.
Truong Thy Ho đã tiến hành nghiên cứu tính mẫn cảm kháng sinh của vi
khuẩn phân lập từ cá Tra nuôi trong ao của Việt Nam thì thấy 58 loài vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri phân lập được đều mẫn cảm với 10 loại kháng sinh.
Loại mẫn cảm cao nhất là Ciprofloxacin là 74,1%, Doxycyclin là 68,9% và
Oxytetracyclin 63,7%, và tất cả loài Edwardsiella ictaluri kháng với

Erythromycin,

Sulphamethoxazole/Trimethoprim. Hai loài Aeromonas

hydrophyla phân lập được đều mẫn cảm với Sulphamethoxazole, Trimethoprim,
Doxycyclin, Florfenicol, kháng lại Amoxycillin và Ampicillin [36].
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tính mẫn cảm
kháng sinh đối với vi khuẩn trên cá da trơn. Theo Từ Thanh Dung và ctv
(2003) đã thử nghiệm tính mẫn cảm của kháng sinh đối với vi khuẩn cá Tra
cho thấy vi khuẩn Edwardsiella ictaluri mẫn cảm hoàn toàn với Amoxycylin
và Florfenicol, 100% kháng thuốc Oxytetracycline, Oxolinic acid và
Sulphonamid [24].
Năm 2003, Lý Thị Thanh Loan nghiên cứu tính mẫn cảm của vi khuẩn A.
hydrophyla, A. sobria, A. caviea, Pseudomonas fluorescens và Edwardsiella
tarda với kháng sinh. Kết quả vi khuẩn A. caviea mẫn cảm cao nhất đối với
Kanamycin nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 30(µg), đường kính trung bình


26,06mm. Tiếp sau đó là vi khuẩn A. sobria mẫn cảm kháng sinh với đường
kính vòng vô khuẩn là 21,90mm, Mic là 20 (µg). Vi khuẩn Edwardsiella
tarda với đường kính vòng vô khuẩn là 29,13mm, MIC là 30(µg). Vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens với đường kính vòng vô khuẩn là 21,20mm, MIC là
9 (µg). Đối với kháng sinh Erythromycin thì vi khuẩn Edwardsiella tarda có
mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 29,13mm, MIC là (µg), 4 loại
vi khuẩn còn lại có mẫn cảm trung bình với kháng sinh, vi khuẩn có tính mẫn
cảm thấp nhất là vi khuẩn Pseudomonas fluorescens với đường kính vòng vô
khuẩn là 15,42mm [10].
Trần Thị Thanh Tâm (2003) đã kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh đối
với vi khuẩn gây bệnh đốm trắng cho cá Tra thì thấy vi khuẩn Hafnia alvei và
Plesiomonas shigelloides mẫn cảm với kháng sinh Enrofloxacin, Kanamycin,

Gentamycin, Amoxycylin, Cephlexin, Neomycin và Norfloxacin .
Nguyễn Hữu Thịnh (2007) đã tiến hành thử nghiệm tính mẫn cảm của vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá Tra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An
Giang, Bến Tre. Kết quả cho thấy vi khuẩn mẫn cảm với Doxycyclin là
72,3%, Florfenicol là 57,5%, Oxytetracycline là 68,1%, Sulphamethoxazole/
Trimethoprim là 0%. Ông thấy Florfenicol là loại kháng sinh cho kết quả
kháng sinh đồ tốt nhất vì vậy nó được lựa chọn là loại kháng sinh có khản
năng điều trị được bệnh đốm trắng ở cá Tra [16].
Theo Nguyễn Đức Hiền (2008), tiến hành so sánh tính nhạy cảm của
kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh cho cá Tra kết quả như sau:
Bảng 1.13: So sánh độ nhạy cảm của các loại kháng sinh đồ đối với vi
khuẩn Pseudomonas sp và Aeromonas sp phân lập được trên cá Tra bị
bệnh xuất huyết
Năm

Năm 2006(n=104)

Độ nhạy (%) các loại kháng sinh khảo sát
Doxy

Flor

Flum

Norf

Enro

Amox


78,22

81,1

65,3

65,12

72,22

22,5


×