Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Du lịch sinh thái tỉnh thái nguyên hiện trạng và định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 69 trang )

Khúa lun tt nghip

Nguyn Th Quyờn K32G

Trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa ngữ văn
**************

Nguyễn Thị quyên

Du lịch sinh thái
tỉnh thái Nguyên Hiện Trạng và
định hướng phát triển

khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội - 2010

3


Khúa lun tt nghip

Nguyn Th Quyờn K32G

Trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa ngữ văn
**************

Nguyễn Thị quyên



Du lịch sinh thái
tỉnh thái Nguyên Hiện Trạng và
định hướng phát triển

khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
Ths. phùng gia thế

hà nội - 2010

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Lời cảm ơn
Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ
Phùng Gia Thế.
Tôi xin gửi tới thầy lời cảm ơn sâu sắc.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ
bộ môn Lý luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên


Nguyễn Thị Quyên

5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết luận
trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010.
Sinh viên

Nguyễn Thị Quyên

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
6. Đóng góp của khoá luận ........................................................................... 9
7. Bố cục của khoá luận................................................................................ 10
NỘI DUNG ................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THÁI NGUYÊN ............. 11
1.1. Khái quát về du lịch sinh thái ................................................................ 11
1.1.1. Định nghĩa du lịch ........................................................................... 11
1.1.2 Một số vấn đề về du lịch sinh thái .................................................... 12
1.1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái ....................................................... 12
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái ...................................... 13
1.1.2.3. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái ..................................... 14
1.1.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá khu du lịch sinh thái ................................. 15
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên ....................................16
1.2.1. Các điều kiện tự nhiên.....................................................................................16
1.2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 16
1.2.1.2. Địa hình .................................................................................... 16
1.2.1.3. Khí hậu ..................................................................................... 17
1.2.1.4. Hệ thống sông - hồ .................................................................... 17
1.2.1.5. Hệ sinh vật ................................................................................ 18
1.2.2. Các điều kiện xã hội ................................................................................. 19

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G


1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động .................................................................. 19
1.2.2.2. Hệ thống giao thông ........................................................................... 20
1.2.2.3. Thông tin liên lạc ................................................................................ 20
1.2.2.4. Đường lối chính sách ......................................................................... 21
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THÁI
NGUYÊN .................................................................................................... 23
2.1. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.......................................... 23
2.1.1. Khách du lịch, doanh thu và nguồn nhân lực ................................... 23
2.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ................................................................. 26
2.1.3. Hiện trạng đầu tư............................................................................. 28
2.1.4. Hiện trạng tổ chức và quản lý .......................................................... 29
2.2. Một số khu du lịch sinh thái tiêu biểu .................................................... 33
2.2.1. Khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc ..................................................... 33
2.2.2. Khu du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà ................. 35
2.2.3. Khu du lịch sinh thái đồi chè Tân Cương ......................................... 37
2.3. Một số điểm và tuyến du lịch sinh thái .................................................. 39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................. 43
3.1. Định hướng cơ bản phát triển du lịch sinh thái ..................................... 43
3.1.1. Mục tiêu chiến lược ......................................................................... 43
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 44
3.1.3. Các hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ............... 45
3.1.4. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch sinh thái .......45
3.2. Định hướng cụ thể ................................................................................ 46
KẾT LUẬN ................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 56
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................... 59

8



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một
sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã
hội của các quốc gia. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành ngành
“công nghiệp không khói” mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước. Dự
báo năm 2010 thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Điều đó cho thấy, du lịch
đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cộng đồng xã hội và trở thành
ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, mối quan tâm của hầu hết quần
chúng về thiên nhiên và môi trường (chủ yếu ở các nước công nghiệp) đã tăng
lên rõ ràng. Họ thường chọn những điểm đến gần với thiên nhiên, những cơ
sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Nhiều tổ chức bảo tồn đã
được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực không chỉ để
bảo vệ các loài động thực vật, toàn vẹn các hệ sinh thái mà còn phục vụ cho du
lịch. Từ thực tế ấy, một hình thức du lịch mới đã xuất hiện và ngay sau đó đã
cho thấy tầm quan trọng với văn hoá, kinh tế, xã hội, đó là du lịch sinh thái.
“Du lịch sinh thái là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung, nó
được đặc trưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và làm thoả mãn sự sự
khát khao đến với thiên nhiên. Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp
xúc với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên bằng những phương tiện quan
sát giản đơn hay những nghiên cứu có tính hệ thống, đồng thời là hoạt động
khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển; ngăn ngừa các tác động

tiêu cực với sinh thái văn hoá” [11, 137].

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Vì vậy, loại hình du lịch này ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều
người và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
1.2. Trong xu thế chung đó, ngành du lịch sinh thái của Việt Nam cũng
đang có những bước tiến phù hợp để hoà nhập với du lịch thế giới. Việt Nam
được thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
du lịch nhiều tiềm năng này. Tính đến năm 2004, Việt Nam được UNESCO
công nhận bốn khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là: Cát Bà (Hải Phòng), khu
dự trữ sinh quyển sông Hồng trên địa bàn hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và
Giao Thuỷ (Nam Định), Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia
Cát Tiên (Đồng Nai), có 31 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng. Việt Nam
là quốc gia đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển đẹp trên thế giới, đặc biệt
có 2 di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận là vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)… Bên cạnh đó,
những điều kiện xã hội thuận lợi cũng góp phần tạo nên nền tảng vững chắc
để phát triển ngành du lịch sinh thái.
1.3. Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, là tỉnh có nhiều điều
kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Trong những
năm qua, tỉnh đã không ngừng triển khai các chương trình, các dự án nhằm
phát triển ngành kinh tế này. Thái Nguyên xác định đầu tư cho du lịch sinh
thái nói riêng và du lịch nói chung là đầu tư cho hiện tại và tương lai. Trước
tiên sẽ tạo nguồn tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, tạo việc làm
cho người lao động. Từ đó, mở rộng giao lưu, hợp tác, nối liền các điểm du
lịch, khu du lịch của tỉnh với các tỉnh khác và vươn xa ra thị trường nước
ngoài, đưa ngành du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên hoà nhập với du lịch
trong nước và quốc tế.

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Tuy tài nguyên du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở Thái
Nguyên vẫn tồn tại nhiều ở dạng tiềm năng, hoạt động du lịch còn non yếu,
nhiều hạn chế chưa được xử lý… nhưng tỷ trọng GDP ngành dịch vụ (trong
đó có du lịch) chiếm phần lớn GDP toàn tỉnh. Vậy nên, nếu du lịch (trong đó
có du lịch sinh thái) được khai thác tốt hơn từ những tiềm năng vốn có sẽ tạo
thêm cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần tích cực trong việc thực
hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế,
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở rộng giao lưu văn hoá, xã hội giữa
Thái Nguyên với cả nước và bạn bè quốc tế.
Từ thực tế đó, tác giả khoá luận đi sâu tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng
hoạt động lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa ra một số đề xuất, giải
pháp và định hướng phát triển. Đây là công việc có ý nghĩa thiết thực với một
sinh viên chuyên ngành Việt Nam học, với mục đích tích luỹ tri thức, hiểu
biết thêm về thực tế để phục vụ cho học tập và công việc thực tế sau này,
đồng thời, cũng là sự thể hiện tình yêu quê hương, góp phần quảng bá các
danh lam thắng cảnh của quê hương mình với bạn bè.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có
những bước tiến dài và thu được nhiều thành tựu đáng chú ý. Ngành kinh tế
này đã và đang có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và
trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, là tâm điểm của báo chí. Có
thể kể ra một số ý kiến đánh giá, những nghiên cứu ở nhiều công trình với các
cấp độ khác nhau như sau:
Bản tin “Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên”, tháng 11 + 12,
năm 2008 có bài viết đánh giá về tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch
sinh thái của tỉnh Thái Nguyên: “Khác với nhiều khu du lịch, tài nguyên du
lịch sinh thái của tỉnh Thái Nguyên không chỉ có thuần một dạng. Nơi đây là

5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

điểm chụm đầu của bốn rặng núi cánh cung đá vôi miền Đông Bắc, nên Võ
Nhai, Định Hoá như một vùng “Hạ Long trên sóng lúa”! Các trái núi đá vôi
lại được các tán rừng che phủ nên cảnh quan càng trở nên huyền bí, kỳ thú
mang nhiều nét hoang sơ với hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, động Người
Xưa (Võ Nhai), hang Chùa, chợ Chu hay thác Khuôn Tát bảy tầng (Định
Hoá). Không những thế, Thái Nguyên còn có sườn phía đông dãy núi Tam
Đảo đồ sộ, nơi có khu rừng quốc gia Tam Đảo rộng lớn, tạo nên những tiềm
năng du lịch sinh thái. Gần sát với chân Tam Đảo là một khu du lịch “sơn
thuỷ hữu tình” hồ Núi Cốc nổi tiếng, đầy hấp dẫn, kề với những vùng núi cao
san sát những dãy đồi thấp đã trở thành những đồi chè xanh mơn mởn… Thái
Nguyên còn có các cánh đồng chạy dài ven sông hay những thung lung men
theo chân núi xanh rì, dưới khe suối róc rách có những cọn nước ngày đêm

vẫn cần mẫn quay vòng chuyển dòng nước mát lên cánh đồng cao. Theo các
nhà khoa học địa lý, Thái Nguyên đã hình thành cả 4 nhóm địa hình với 15
kiểu cảnh quan hình thái, điều đó làm cho du khách từ phương xa tới luôn bị
bất ngờ trước những cảnh sắc thiên nhiên khác nhau. Sự đa dạng về hình thái là
điểm lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch sinh thái của Thái Nguyên” [31, 16].
Bản tin “Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên”, tháng 9 + 10
năm 2009 đã đề cập tới Hội thảo hợp tác phát triển du lịch của tám tỉnh Tây
Bắc, Đông Bắc. Tại hội thảo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên
có tham luận: Du lịch sinh thái hồ Núi Cốc gắn với du lịch hồ Na Hang sản phẩm du lịch, lịch sử văn và sinh thái cộng đồng Tuyên Quang - Thái
Nguyên - Bắc Kạn. “Tại đây, các đại biểu đã đánh giá tiềm năng du lịch
sinh thái Thái Nguyên có tác động và ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh có
hình thái du lịch lòng hồ lân cận” [24, 23].
Bản tin “Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên”, xuân Canh Dần,
năm 2010 tiếp tục có nhận xét về tiềm năng du lịch của Thái Nguyên qua Hội

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

chợ Du lịch, Thời trang và Cuộc sống: “qua đó quảng bá giới thiệu các sản
phẩm, hình ảnh du lịch của Thái Nguyên đến đông đảo du khách trong và ngoài
tỉnh. Hội chợ còn giới thiệu tiềm năng du lịch về thiên nhiên, con người và sản
vật địa phương, góp phần phục vụ cho phát triển du lịch bền vững như hồ Núi
Cốc, hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, vùng chè Tân Cương…” [29, 8].
Báo “Thái Nguyên” số 2881, ra ngày 22 tháng 02 năm 2010 có đoạn:
“Sản phẩm đệ nhất danh trà gắn với sản phẩm du lịch làng chè Tân Cương
vừa phù hợp với xu thế, vừa là thế mạnh đa dạng về tài nguyên du lịch nơi

đây. Tân Cương, nơi du lịch sinh thái với cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, sát
dãy Tam Đảo lại kề bên khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc đang phát triển
thành khu du lịch trọng điểm quốc gia” [8, 4].
“Tân Cương một vùng quê yên ả. Cảnh sắc núi đồi trung du khác lạ so
với đồng bằng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với Tân Cương là một màu xanh
mướt với bát ngát đồi chè. Du khách khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên
trong lành thay cho không khí ồn ã chốn thị thành…” [8, 4].
Sách “Địa chí Thái Nguyên” do Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên ấn hành đã đánh giá và đưa ra phương hướng phát
triển du lịch sinh thái của tỉnh như sau: “Quá trình tiến hoá địa chất địa mạo
đã tạo cho Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên, du lịch sinh
thái hết sức phong phú và đa dạng…”, “Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác
các lợi thế địa lí, điều kiện cảnh quan sinh thái, danh lam thắng cảnh. Nâng cấp
các cơ sở du lịch trọng điểm như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, đẩy mạnh xúc
tiến du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước” [18, 715].
Sách “Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI” do Chu Viết Luân
chủ biên có nhận xét: “Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong
những năm qua, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên đã triển khai hướng dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, pháp quy mới ban hành thuộc lĩnh vực

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

quản lý nhà nước về du lịch. Đặc biệt, việc triển khai Đề án Phát triển du lịch
Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005 bằng các chương trình cụ thể đã tạo ra động
lực phát triển, mở ra tương lai sáng ngời cho ngành du lịch địa phương. Đó là dự

án đường du lịch ven hồ Núi Cốc nối từ khu Nam Phương lên khu trung tâm hồ
Núi Cốc, với nguồn đầu tư 23 tỷ đồng, dự án tỉnh lộ Đán - Núi Cốc với kinh phí
24 tỷ đồng, dự án cải tạo hạ tầng khu du lịch hồ Núi Cốc, dự án đầu tư khu du lịch
sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà [10, 431].
Qua các bài báo, tài liệu nói trên các tác giả đã chỉ ra tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái của Thái Nguyên, cũng như các hoạt động và định
hướng tiêu biểu để phát triển ngành du lịch này. Tuy nhiên, các công trình
trên mới đề cập tới du lịch sinh thái một cách chung chung, chưa toàn diện.
Chính vì lẽ đó, trên cơ sở gợi ý của những người đi trước tác giả khóa luận sẽ
tập trung tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái tỉnh Thái
Nguyên nhằm bước đầu đưa ra định hướng phát triển cho du lịch sinh thái
tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.3.1. Có một cái nhìn bao quát và những đánh giá khách quan về hoạt
động du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2. Nêu những đề xuất nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế
để du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên phát triển vững chắc, phù hợp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu những lý luận cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái. Đây là
nhiệm vụ tất yếu, là cơ sở dẫn dắt người viết thực hiện những nhiệm vụ tiếp
theo.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G


3.3.2. Qua sách báo, tạp chí, số liệu thu thập từ thực tế,… để tìm hiểu về
tiềm năng và hiện trạng du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất, phân
tích một số giải pháp và định hướng phát triển cụ thể.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên - hiện trạng và định hướng phát triển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên, chú trọng tới những nơi có tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái đã được khai thác hoặc còn ở dạng tiềm năng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp phân tích hệ thống
6. Những đóng góp của khóa luận
6.1. Những đóng góp về mặt khoa học
6.1.1. Cung cấp một hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn về tiềm
năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên.
6.1.2. Cung cấp một nguồn tài liệu chi tiết, đáng tin cậy về du lịch sinh
thái tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
6.2.1. Cung cấp những kiến thức thú vị về du lịch sinh thái tỉnh Thái
Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của những người quan
tâm, yêu mến.
6.2.2. Phần nào giới thiệu và quảng bá về du lịch Thái Nguyên, góp
phần nâng cao kiến thức, hiểu biết cho những người quan tâm.

9


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Quyên – K32G

7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục ảnh, nội
dung khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về du lịch sinh thái và tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Hiện trạng du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Khái quát về du lịch sinh thái
1.1.1. Định nghĩa du lịch
Năm 1963, tại hội nghị Liên Hợp Quốc họp tại Roma, các chuyên gia đã
đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu

trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ” [26, 12].
Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng: “Du lịch là hoạt động của con người
đến ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian
nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác” [12, 7].
Theo Từ điển bách khoa toàn thư của Việt Nam thì du lịch được hiểu
theo các nghĩa sau:
Nghĩa thứ nhất: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan nghỉ
ngơi tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật, vv…”
Nghĩa thứ hai: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao
về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá
dân tộc, từ đó tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ” [12, 7].
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” [12, 8].
1.1.2 Một số vấn đề về du lịch sinh thái
1.2.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng

phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã và đang thu
hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó đưa ra các định nghĩa khác
nhau về du lịch sinh thái:
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương
đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc
trưng văn hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm
thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của nhân dân địa phương” [11, 138].
Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecoturism Society) cũng đưa ra định
nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên
nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương
được bảo đảm” [11, 138].
Tại Việt Nam, Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch
sinh thái (Hà Nội, tháng 09/2009) nêu ra định nghĩa chính thức về du lịch sinh
thái: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [11, tr. 139].

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Thuật ngữ du lịch sinh thái (Ecotourirm) được Hector Ceballos đề xuất
lần đầu tiên vào năm 1983. Nhưng đây không phải là cụm từ duy nhất dùng
để miêu tả hình thức du lịch mới này mà còn có nhiều thuật ngữ tương tự

như: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch xanh, du lịch có
trách nhiệm, du lịch môi trường, du lịch thám hiểm, du lịch nhà tranh, du lịch
nông thôn, du lịch thay thế, du lịch nông nghiệp [11, 141].
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, khách du lịch tìm
đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh, hoặc tài
nguyên thiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hoà mình với thiên
nhiên.
- Các cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, các hãng lữ
hành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức… và khách du lịch tham gia vào
du lịch sinh thái có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và văn hoá.
- Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương,
những người có kiến thức và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên xung
quanh họ.
- Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động
du lịch sinh thái bao gồm các trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên, cơ sở
lưu trú, sách báo và các tài liệu khác.
- Các hướng dẫn viên đóng vai trò là người trung gian giữa thiên nhiên,
cộng đồng của vùng và khách du lịch từ bên ngoài; chịu trách nhiệm hướng
dẫn về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá của khu vực, đồng
thời giám sát các hoạt động của khách du lịch.

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G


- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái khách du lịch có được nhận thức,
hiểu biết về tự nhiên; đồng thời được giáo dục nâng cao nhận thức về môi
trường và bảo tồn thiên nhiên, nâng cao ý thức tôn trọng nền văn hoá bản địa.
Với quan điểm trên, phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo kết
hợp hài hòa lợi ích của 4 bộ phận quan trọng tham gia vào hoạt động du lịch
sinh thái đó là: khách đi du lịch đến nơi cảnh quan sinh thái, các nhà tổ chức
điều hành du lịch sinh thái, các nhà quản lý khu bảo tồn và dân cư địa phương.
1.1.2.3. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái
- Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự nhiên;
qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự
nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của vùng, quốc gia…
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Khách du lịch được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn
nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hoà nhập.
- Lượng khách du lịch luôn được điều hoà ở mức vừa phải, để đảm bảo
cho không gian môi trường không bị quá tải (tức là không vượt quá giới hạn
tối đa về sức chứa của điểm du lịch).
- Phát triển du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực
về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm với môi trường tự
nhiên, không được làm tổn hại đến tài nguyên môi trường.
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc
đẩy sự công nhận giá trị này lên hàng đầu.
- Khi tổ chức du lịch sinh thái, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường
sinh thái. Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách du lịch sinh thái
chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận
sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.

14



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hoà cho tất cả các bên liên quan.
- Du lịch sinh thái phải làm cho khách du lịch được hoà đồng vào tự
nhiên, làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh khai thác quá mức thiên nhiên.
- Người hướng dẫn viên và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có
sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết nhận thức cao về
môi trường sinh thái.
- Cần có sự liên kết các thành viên của các đơn vị tham gia vào hoạt
động du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng
lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi).
1.1.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá khu du lịch sinh thái
Người ta thường sử dụng bậc thang sinh thái của Rhore để đưa ra tiêu
chuẩn phân loại đánh giá xem một hoạt động có phải là du lịch sinh thái hay
không, đồng thời, đảm bảo cho các hoạt động sinh thái diễn ra theo đúng nguyên
tắc. Thang du lịch sinh thái của Rhore gồm các bậc sau:
Bậc 0: Để tham gia du lịch sinh thái đòi hỏi các nhà lữ hành phải nhận
thức được sự phá huỷ đối với hệ thống sinh thái.
Bậc 1: Đòi hỏi sự hỗ trợ tiền tệ tích cực giữa khách du lịch sinh thái và hệ
sinh thái tự nhiên mà họ tham quan.
Bậc 2: Khách du lịch tự giác tham gia bảo vệ môi trường.
Bậc 3: Có hệ thống tour đặc trưng được xây dựng thuận lợi cho bảo
vệ môi trường.
Bậc 4: Có các nỗ lực tại chỗ như sử dụng công nghệ thích hợp, sự tiêu
thụ năng lượng thấp… để bảo vệ môi trường.
Bậc 5: Có hệ thống bảo vệ môi trường: sử dụng phương tiện giao thông
không gây ô nhiễm, các cơ sở lưu trú, các hoạt động tham quan không ảnh

hưởng đến môi trường, đồ ăn uống và đồ lưu niệm sẽ được sản xuất bằng các

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

vật liệu địa phương có khả năng tự phân huỷ, dùng các thiết bị sử dụng năng
lượng mặt trời, chất thải được xử lý…
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Các điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh thuộc trung du - miền núi phía Đông Bắc của Việt
Nam; diện tích tự nhiên 3.541,67 km2; nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 21Ģ19ė
đến 22Ģ23’ vĩ độ bắc và 105Ģ29’ đến 106Ģ15’ kinh độ đông; phía bắc giáp
tỉnh Bắc Kạn; phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn; phía nam giáp thủ đô
Hà Nội; phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói chung và của
vùng Đông Bắc nói riêng, Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu giữa trung
du miền núi Đông Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý đã tạo ra nhiều
điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các
tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước cũng như với nước ngoài. Trong quỹ
đạo đó, vị trí địa lý cũng đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành
du lịch sinh thái của tỉnh. Do ở vị trí trung tâm nên Thái Nguyên nằm ở nơi
trung chuyển của nhiều tour du lịch. Hơn thế, Thái Nguyên nằm ở nơi có nhiều
núi, đồi, sông, hồ… là những điều kiện tự nhiên thuận lợi hình thành nên các
khu du lịch sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây thu hút khách du lịch bởi
những đặc điểm chung của địa hình trung du miền núi và những nét riêng mang

màu sắc bản địa không trùng lặp với bất cứ địa phương nào.
1.2.1.2. Địa hình
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc nam, thấp dần xuống phía nam và chấm dứt ở Đèo Khế. Cấu trúc vùng núi
phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh (castơ) tạo thành các hang động,
thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo, đỉnh cao nhất là 1.590 m, các

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, ngoài ra còn
có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy tới huyện Võ Nhai và dãy Bắc Sơn
chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Như vậy, Thái Nguyên là điểm chụm
đầu của bốn rặng núi đá vôi cánh cung vùng Đông Bắc, những trái núi đá vôi
được rừng che phủ tạo nên cảnh quan huyền bí với hang Phượng Hoàng - suối
Mỏ Gà, động Người Xưa, thác Mưa Rơi… Đó chính là những thắng cảnh đẹp
thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ mát, cũng là tiền đề
cho phép Thái Nguyên xây dựng những khu du lịch sinh thái tầm cỡ trong tương
lai.
1.2.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Thái Nguyên chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lượng
mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm), thấp
nhất vào tháng 1 (dưới 50 mm). Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất
(tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số
giờ nóng trong một năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.750 giờ.
Nằm sâu trong nội địa, Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng
ôn hoà, tính chất ấm, ẩm, mát nhiều hơn khô, nóng và giá rét, mùa khô

thường kéo dài 7 - 8 tháng rất thuận lợi cho du lịch.
1.1.1.4. Hệ thống sông - hồ
Thái Nguyên có 8 lưu vực sông, các con sông chảy quanh uốn lượn hiền
hoà, với nhiều khe suối, thác ghềnh tạo nên những điểm du lịch xanh kỳ thú.
Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Công và sông Cầu. Hệ thống
sông ngòi chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu. Thái Nguyên cũng có nhiều
đầm, hồ tạo nên những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái đặc
biệt là du lịch chuyên đề: câu cá, tắm, bơi lội, du thuyền…

17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

1.1.1.5. Hệ sinh vật
- Hệ thực vật
Do được hình thành và phát triển trong các điều kiện địa lý tự nhiên đa
dạng nên hệ thực vật của Thái Nguyên rất phong phú với khoảng 2.000 loài.
Theo thống kê sơ bộ ở vùng núi Tam Đảo đã có 490 loài thực vật bậc
cao thuộc 344 chi và 130 họ trong đó:
Thực vật khuyết

21 họ

32 chi

53 loài


Hạt trần

7 họ

7 chi

11 loài

Hạt kín

102 họ

105 chi

462 loài

Thái Nguyên có nhiều loài thực vật quí hiếm đã được ghi vào sách Đỏ
của Việt Nam:
STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

Burretiodendronhsienmu

Nghiến


2

Chukasiatabularis

Lát hoa

3

Amentotaxusagrota enia

Dẻ tùng sọc trắng hẹp (săm bông)

4

Madhucapasquieir

Sến mật

5

Nagieafleuryi

Kim giao

6

Fokienfiahodginsis

Pơmu


7

Garcinia fagraeoides

Trai
[18, 156]

Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152.000 ha, chiếm 43%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, Thái Nguyên có lợi thế lớn trong mở rộng
diện tích rừng. Rừng Thái Nguyên từ xa xưa đã nổi tiếng về đặc sản cây thuốc
và động vật hoang dã vừa quý hiếm vừa độc đáo.
- Hệ động vật
Ở Thái Nguyên hiện có khoảng 422 loài, 91 họ, 28 bộ của 4 lớp động
vật: chim, thú, bò sát, ếch nhái [18, 158].

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

Sự phong phú của hệ sinh thái đã thu hút hàng vạn khách du lịch tới Thái
Nguyên thăm thú, tìm hiểu và nghỉ dưỡng.
1.2.2. Các điều kiện xã hội
1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Thái Nguyên là vùng đất tiếp nối giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía
bắc nên quá trình phát triển cũng là quá trình giao lưu - hội tụ và tiếp xúc. Trải qua
những diễn biến của lịch sử, Thái Nguyên đã trở thành vùng đất hội nhập dân cư
từ đồng bằng phía nam lên cũng như từ vùng núi phía bắc xuống. Đó là tiền đề tạo

nên sự phong phú về văn hoá và lao động.
Dân số Thái Nguyên năm 2006 có gần 1,1 triệu người, gồm 8 dân tộc, chủ
yếu là người Kinh (chiếm khoảng 75%). Trong đó, số người trong độ tuổi lao
động tính đến ngày 31- 12 - 2006 là 751.857 người [17, 267]
Qua số liệu điều tra năm 1996 cho thấy chất lượng lao động của tỉnh như
sau:
Lao động phổ thông : 87,49%
Công nhân kỹ thuật : 4,01%
Trung học

: 5,36%

Đại học trở lên

: 3,14%

Trong những năm gần đây, nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và
đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, công tác đào tạo, phát triển nhân lực đã được
các cấp ngành hết sức quan tâm. Riêng năm 2003, Sở Thương mại và Du lịch
Thái Nguyên đã phối hợp cùng Trường Cao đẳng Nghiệp vụ du lịch Hà Nội tổ chức
hai lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh du lịch - khách sạn cho 135 học viên
là cán bộ quản lý, nhân viên của các cơ sở lưu trú du lịch - khách sạn trên địa bàn
tỉnh.

19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G


Với đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, con người Thái Nguyên đã và
đang là nhân tố quan trọng bậc nhất trong sự phát triển kinh tế, xã hội, ngành du
lịch của tỉnh nói chung và ngành du lịch sinh thái nói riêng.
1.2.2.2. Hệ thống giao thông
Hệ thống đường bộ của Thái Nguyên có tổng chiều dài 2.753 km, bao gồm
quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc Thái Nguyên, nối tỉnh với thủ
đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh thành phố trong cả nước; các
quốc lộ 37, 1B, 279 cùng hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan
trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đầu mối giao thông quan trọng nối
Thái Nguyên với đồng bằng sông Hồng.
Hệ thống đường thủy có hai tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai
(Quảng Ninh).
Có thể xem đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch nói chung và
du lịch sinh thái nói riêng. Hệ thống giao thông thuận lợi, đa dạng giúp vận
chuyển nhanh chóng người và hàng hoá. Hơn thế, du khách sẽ có sự lựa chọn loại
phương tiện phù hợp, tiện lợi nhất cho nhu cầu và mục đích của mình.
1.2.2.3. Thông tin liên lạc
Trong thời hiện đại, thông tin liên lạc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong
việc giao lưu hợp tác nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Những năm qua, mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn song những cán bộ làm công tác giữ vững mạch máu thông
tin ở Thái Nguyên vẫn hàng ngày, hàng giờ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin của đồng bào các dân tộc trong
tỉnh.
Từ năm 2002, Thái Nguyên đã trở thành một trong 12 tỉnh thành đầu tiên
trong cả nước hoàn thành mục tiêu 100% xã có điểm bưu điện văn hoá xã hoặc
bưu cục phục vụ. Các tuyến đường thư cấp II được trang bị xe ô tô nhằm đảm bảo

20



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quyên – K32G

100% xã có báo trong ngày và các sản phẩm bưu chính khác đúng thời gian và
tuyệt đối an toàn.
Bên cạnh mạng lưới bưu chính, mạng lưới viễn thông cũng ngày càng được
củng cố với số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao internet không ngừng tăng.
Đến năm 2004, toàn tỉnh có 60.658 thuê bao điện thoại cố định phủ khắp 100%
xã, 5.905 số thuê bao di động trả sau, 33 nghìn thuê bao di động trả trước, 120
trạm điện thoại thẻ cardphone, 450 thuê bao internet, 132 thuê bao ADSL.
Hệ thống mạng truyền dẫn cáp quang chất lượng cao được đầu tư mở rộng, trong
đó các tuyến đã đưa vào sử dụng bao gồm: Thái Nguyên - Võ Nhai, Võ Nhai - Tràng
Xá, Phổ Yên - Thái Nguyên - Phú Lương. Bưu điện tỉnh cũng đã hoàn thành các dự
án mạng cáp ngoại vi thành phố, mạng viễn thông phục vụ vùng sâu vùng xa
thuộc huyện Định Hoá, huyện Võ Nhai.
Có thể nói, mạng lưới thông tin liên lạc đã vươn tới những nơi xa xôi nhất
trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu trao đổi liên lạc của nhân dân, cũng như việc
giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế. Đối với du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng thì đây là một điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, liên hệ, liên lạc giữa
khách hàng và nhà đầu tư, giữa khách hàng với người thân của họ… Vì vậy, du
khách tới Thái Nguyên vẫn sẽ luôn cập nhật được những thông tin mới từ trong và
ngoài nước, không phải lo lắng về việc mất liên lạc hoặc băn khoăn khi có công
việc đột xuất cần xử lý…
1.2.2.4. Đường lối chính sách
Du lịch đã và đang là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập không nhỏ
giúp Thái Nguyên góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Nhận thấy tầm quan
trọng này, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư với những đường lối chiến lược cụ thể

như: Đề án Phát triển du lịch Thái Nguyên 2001- 2005; các dự án phát triển du
lịch sinh thái: dự án đường du lịch ven hồ nối từ khu Nam Phương lên khu trung
tâm hồ Núi Cốc, dự án khu du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà.

21


×