Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.39 KB, 48 trang )

Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
phần mở đầu
1. lý do chọn đề tài
Ngữ pháp học là phân môn ra đời sớm nhất trong các phân môn của
ngôn ngữ học. Trong ngữ pháp học, cùng với vấn đề câu thì vấn đề từ loại là
một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên
cứu.
Ngôn ngữ học truyền thống đã làm được một việc rất quan trọng là phân
loại từ dựa trên hai tiêu chí cơ bản: ý nghĩa phạm trù và khả năng hoạt động ngữ
pháp của từ. Ngày nay ngành ngữ pháp học hiện đại càng đi sâu vào nghiên cứu từ
trong các hành vi ngôn ngữ được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với tình huống
sử dụng. Như vậy có nghĩa là, người ta đã đưa ngôn ngữ vào trong đời sống cụ thể
của nó để xem xét ý nghĩa, tác dụng và khả năng hoạt động của nó trong những
ngữ cảnh khác nhau. Trên cơ sở đó nắm được những quy luật hoạt động nội tại
của chúng một cách chính xác, khách quan, khoa học.
Cùng nhịp vận động đó, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại đã đi
vào nghiên cứu từ loại trong việc dùng chúng vào những mục đích giao tiếp
khác nhau và xem xét sự thể hiện của chúng trong việc thực hiện đích giao tiếp
trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Thực chất, đây là một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm nghiên
cứu một cách kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt là việc đánh giá vai trò, giá trị biểu đạt
của các từ loại trong việc thể hiện ý định của người phát ngôn trong mối quan
hệ với hoàn cảnh, ngữ huống khác nhau.
Đại từ là lớp từ chuyên dùng để thay thế và chỉ trỏ. Đại từ không trực
tiếp biểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ, tính từ mà
chỉ biểu hiện các ý nghĩa đó một cách gián tiếp. Trong đại từ, các đại từ phiếm
chỉ có khả năng hoạt động rất phong phú và linh hoạt. Chúng có vai trò quan
trọng trong hoạt động giao tiếp và trong các tác phẩm văn chương.

Đỗ Thị Mai Liên


1

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Ca dao tình yêu là một bộ phận đa dạng, phong phú và sâu sắc nhất
trong kho tàng ca dao của người Việt. Đến với những bài ca dao tình yêu, ta
được bước vào một thế giới đời sống nội tâm phong phú với những trạng thái
cảm xúc chân thực, tinh tế của người dân lao động xưa. Những bài ca dao giản
dị, mộc mạc nhưng lại nói lên được những tình cảm rất đời, rất người, mang
giá trị nhân văn sâu sắc, nói lên được quy luật phổ quát có tính muôn đời của
lòng người.
ở mảng ca dao này, các tác giả dân gian đã sử dụng rất nhiều các đại từ
phiếm chỉ nhằm diễn tả sinh động, phong phú các cung bậc tình cảm của người
lao động. Các đại từ phiếm chỉ là một trong những yếu tố tạo nên giá trị biểu
đạt to lớn trong ca dao tình yêu.
Đối với một giáo viên dạy văn trong tương lai, vấn đề tiếp cận ca dao
theo góc nhìn của ngôn ngữ là một việc làm cần thiết. Tìm hiểu sâu về giá trị
biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu sẽ giúp sinh viên có
một vốn ngữ liệu phong phú hơn để nâng cao hiệu quả giảng dạy về từ loại cho
học sinh phổ thông sau này. Với những hiểu biết về bản chất của các đại từ
phiếm chỉ, giáo viên sẽ giúp học sinh có khả năng sử dụng đại từ trong câu,
trong đoạn, trong văn bản một cách tốt nhất; đồng thời khám phá được cái hay,
cái đẹp của những bài ca dao tình yêu- những viên ngọc quý trong kho tàng
văn học dân tộc.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Giá trị biểu đạt của các
đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu. Qua đề tài này, người viết không có
tham vọng gì nhiều mà chỉ hy vọng với sự phát hiện, nghiên cứu tìm tòi nhỏ bé
của mình sẽ góp phần nào vào hướng tiếp cận ngôn ngữ từ góc độ văn chương.

2. lịch sử vấn đề
Đã từ lâu, việc nghiên cứu về từ loại là một trong những nội dung cơ bản
của ngành ngôn ngữ học nói chung và ngữ pháp học nói riêng. Đặc biệt, việc đi
sâu tìm hiểu đặc điểm bản chất của từng từ loại nói chung cũng như từ loại đại từ
phiếm chỉ nói riêng đã được các nhà ngôn ngữ học đề cập một cách khá đầy đủ
Đỗ Thị Mai Liên

2

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
trong các tài liệu, giáo trình ngữ pháp học tiếng Việt. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ
dừng lại ở những vấn đề có tính chất lí luận khái quát về phạm trù các từ loại cũng
như việc phân chia danh giới giữa các tiểu loại trong nội bộ bản thân một từ loại.
- Cuốn Ngữ đoạn và từ loại do Cao Xuân Hạo chủ biên cho rằng đại
từ phiếm chỉ là những đại từ chưa xác định và phân thành hai loại: đại từ chưa
xác định chỉ sự vật và đại từ chưa xác định chỉ sự tình.
- Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn
Thung đã nêu lên đặc trưng của đại từ, và phân loại miêu tả đặc điểm của đại từ
nói chung. Trong đó, các tác giả cũng phân chia đại từ phiếm chỉ thành 4 loại
là: đại từ phiếm chỉ thời gian, đại từ phiếm chỉ không gian, đại từ phiếm chỉ số
lượng, khối lượng và đại từ phiếm chỉ sự vật, hiện tượng.
- Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam
mới chỉ nói đến sự chuyến loại của danh từ và hư từ, động từ và tính từ, tính từ
và danh từ trong tiếng Việt, chưa đề cập tới tiểu loại đại từ phiếm chỉ.
- Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại của Đinh Văn Đức đã đi sâu phân
tích rất kỹ về từ loại đại từ nói chung nhưng cũng chưa đề cập tới tiểu loại đại
từ phiếm chỉ.

- Cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại của Lê Biên đã nêu lên đặc trưng
của đại từ, phân chia đại từ thành các tiểu loại nhưng đề cập hết sức sơ lược tới
đại từ phiếm chỉ.
Rõ ràng, việc nghiên cứu về đặc điểm của từ loại đại từ nói chung và các
đại từ phiếm chỉ nói riêng không phải là mảnh đất lạ mà đã rất đỗi gần gũi,
quen thuộc trong hành trình khám phá, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm bản chất, chức năng công
dụng của các đại từ phiếm chỉ cũng như bất kỳ một từ loại, tiểu loại nào khác
phải đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Có thể nói, đây vẫn còn là mảnh đất
màu mỡ chờ đợi sự gieo cấy, vun trồng, chờ đợi lòng say mê của những ai quan
tâm muốn nghiên cứu, khai thác, tìm tòi, khám phá. Vì vậy, nghiên cứu về các
đại từ phiếm chỉ, xem xét chúng trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ, hướng
Đỗ Thị Mai Liên

3

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
tới việc thực hiện mục đích giao tiếp của người sử dụng, chúng tôi hy vọng sẽ
góp thêm được tiếng nói riêng nhỏ bé của mình vào vấn đề thu hút nhiều người
quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Chúng tôi lựa chọn đề tài này với mục đích xem xét giá trị biểu đạt,
chức năng, vai trò của các đại từ phiếm chỉ cũng như khả năng hoạt động
của nó trong ca dao tình yêu.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có điều kiện hiểu kỹ hơn, sâu
hơn về vai trò của các đại từ phiếm chỉ trong hoạt động hành chức của nó. Từ
đó vận dụng một cách có hiệu quả vào việc sáng tạo cũng như tiếp nhận, lĩnh

hội văn bản. Và đặc biệt là vận dụng những hiểu biết này vào việc nâng cao
hiệu quả giảng dạy về đại từ cũng như khai thác được giá trị đặc sắc của ca dao
tình yêu cho học sinh trong trường phổ thông sau này.
4. nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi xác định cho mình một số nhiệm
vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan phục vụ đề tài: lý thuyết về đại từ
và các đại từ phiếm chỉ.
Thống kê, khảo sát sự xuất hiện của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao
tình yêu.
Phân tích khả năng đảm nhiệm các thành phần câu và khả năng thực hiện
các hành vi ngôn ngữ của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu để thấy
được vai trò, ý nghĩa, cách vận dụng linh hoạt của loại đại từ này trong giao
tiếp và trong ngôn ngữ thơ ca dân gian.
5. phạm vi nghiên cứu.
ở đề tài khoá luận này, chúng tôi chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu, thống
kê và phân tích giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình
Đỗ Thị Mai Liên

4

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
yêu qua cuốn: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do Vũ Ngọc Phan tuyển
chọn và giới thiệu- Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998.
6. phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi vận dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp khái quát hoá vấn đề

Đỗ Thị Mai Liên

5

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu

Phần nội dung

Chương 1: cơ sở lý luận của đề tài
1. đại từ và đại từ phiếm chỉ trong tiếng việt
1.1. Đại từ trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về đại từ trong tiếng Việt
Đại từ là những từ không mang ý nghĩa tự thân mà chuyên dùng để
thay thế hoặc chỉ trỏ vào một sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đã được nói
tới.
1.1. 2. Đặc trưng của đại từ
Đại từ là lớp từ chuyên dùng để thay thế và chỉ trỏ. Đại từ không trực
tiếp biểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ, tính từ.
Đại từ chỉ biểu thị ý nghĩa đó một cách gián tiếp, chúng mang nội dung
thông tin phản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế. Khi đại từ
thay thế cho từ loại nào thì nó mang đặc điểm ngữ pháp của từ loại đó.
1.1. 3. Chức năng của đại từ

1.1.3.1. Chức năng đảm nhiệm thành phần câu
- Đại từ có chức năng làm chủ ngữ: nêu đối tượng nhận thức S trong
câu.
Ví dụ 1: Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
(Tế Hanh)
Chúng tôi: đại từ nhân xưng ngôi một số nhiều.
Ví dụ 2: Tôi lại về thăm mẹ nuôi xưa
(Tố Hữu)
Đỗ Thị Mai Liên

6

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Tôi: đại từ nhân xưng ngôi một số ít.
- Đại từ có chức năng làm vị ngữ: nêu đối tượng nhận thức P trong câu.
Ví dụ: Nó học khoa Văn. Tôi cũng thế.
Thế: đại từ thay thế cho vị ngữ.
- Đại từ có chức năng làm định ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng
đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa, làm rõ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:

Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
(Hoàng Cầm)

Ta: làm định tố cho danh từ chủ ngữ trong câu.
- Đại từ có chức năng làm bổ ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng

đứng sau động từ, làm rõ nghĩa cho động từ.
Ví dụ: Anh ấy yêu tôi
Tôi: đại từ ngôi một số ít làm bổ tố cho động từ trung tâm vị ngữ.
1.1.3.2. Chức năng tạo sự liên kết giữa các câu trong văn bản.
Ví dụ: Phong trào văn nghệ của trường tôi rất sôi nổi. Đó là một
thành tích lớn của ban chấp hành đoàn trường.
Đó: - Thay thế cho toàn bộ nôị dung thông tin của câu đi trước.
- Làm cho văn bản ngắn gọn, súc tích.
1.1.3.3. Chức năng tạo lập kiểu câu theo mục đích nói.
Một trong các dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn đó là các đại từ
nghi vấn được sử dụng trong câu: ai, gì, sao, nào, bao giờ, cái gì, ở đâu,
Ví dụ:

Ai làm lỡ chuyến đò ngang
Cho sông cạn nước đôi đàng biệt ly
(Ca dao)

Đỗ Thị Mai Liên

7

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
1.1. 4. Phân loại đại từ
Căn cứ vào khả năng thay thế và ý nghĩa, quan hệ ngữ pháp của đại
từ có thể phân chia đại từ thành các tiểu loại sau:
1.1. 4.1. Đại từ thay thế cho danh từ
- Đại từ thay thế cho người trong xưng hô giao tiếp (đại từ nhân

xưng)
Số lượng đại từ trong nhóm này không nhiều. Chúng thay thế và chỉ
trỏ đối tượng giao tiếp ở một ngôi xác định tương ứng với cương vị nói,
cương vị nghe và cương vị được nói đến. Danh sách đại từ xưng hô có ngôi
xác định đựơc nêu trong bảng sau:
Cương vị ngôi của các đối tượng trong quan hệ giao tiếp

Ngôi một

Ngôi ba

Ngôi hai

người nói

người nghe

Tao, tôi tớ

Mày, mi, bay

Ngôi

người, vật được nói
đến

Số
Số ít (cá thể

Nó, hắn, y.


Chúng tôi, chúng Chúng mày

Chúng nó

tao, chúng tớ

chúng, họ

hay đơn thể)
Số nhiều (tập
thể hay tổng

chúng bay

thể)

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt mang sắc thái biểu cảm rất rõ rệt.
Đại từ không chỉ thể hiện ý nghĩa thông tin mà nó còn là một trong những
yếu tố biểu thị ý nghĩa liên cá nhân; thái độ của người nói đối với sự vật
được nói tới hoặc đối với người nghe.
- Đại từ biểu thị ý nghĩa không gian: đây, đấy, đó, kia, nọ
Ví dụ:

Mà này tôi dặn trước: chuyện đâu bỏ đấy

Đỗ Thị Mai Liên

8


K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Những người thông thạo, từng đi đây đi đó
(Vũ Thị Thường)
- Đại từ biểu thị ý nghĩa thời gian: bây giờ, bấy giờ, bấy, nãy
Ví dụ 1:

Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du)

Ví dụ 2:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
(Ca dao)

Ví dụ 3:

Từ bấy đến nay tôi không gặp lại anh

- Đại từ chỉ định: này, kia, ấy, đócó chức năng chỉ vào một đối
tượng nào đó gần hay tương đối gần.
Ví dụ 1:

Đứng núi này trông núi nọ.

Ví dụ 2:


Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
(Ca dao)
- Đại từ chỉ số lượng: tất cả, cả thảy, cả, hết thảy, từng này, ngần này,
bằng ấy biểu thị một số lượng nào đó mà ta có thể nhìn thấy được cụ thể.
Ví dụ 1:

Bàn tay ta làm nên tất cả. ( Hoàng Trung Thông)

Ví dụ 2:

Cả dân tộc ta là một vườn hoa đẹp

- Đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, bao giờ, khi nào, lúc nào, làm sao, ra
sao, ở đâu, đâu, chỗ nào
Ví dụ 1:

Miếng trầu ai dọc, ai têm
Miếng cau ai bổ mà mềm rứa ai

Đỗ Thị Mai Liên

9

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu

Ví dụ 2:

Cái gì xảy ra thế?

Ví dụ 3:

Khi nào anh có thể đến thăm tôi?

Ví dụ 4:

Tình hình mẹ lúc này ra sao?

- Đại từ phiếm chỉ: là những đại từ dùng để chỉ định một đối tượng
nào đó không xác định rõ trong thực tế.
Ví dụ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)

1.1.4.2. Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế, vậy
Đại từ thế, vậy biểu thị ý nghĩa đặc trưng hoạt động, trạng thái,
tính chất thay cho các động, tính từ và thường đảm nhiệm chức vụ vị ngữ
trong câu như các động từ, tính từ. Khi thay thế cho động, tính từ, đại từ
thế, vậy có nội dung khá phong phú, súc tích, gồm nhiều sự kiện được dồn
nén và biểu hiện trong một từ. Đại từ thế, vậy còn biểu thị sắc thái tình
cảm của người nói, bao gồm thái độ chủ quan trong nhận thức và đánh giá
hiện thực.
Đại từ thế, vậy còn có thể dùng phối hợp với đại từ xác chỉ không
gian: thế này, thế kia, thế đấy, thế đó, vậy đó, vậy kia, vậy nè chúng có

khả năng kết hợp như động, tính từ và có chức năng ngữ pháp phổ biến là
làm bổ ngữ và làm thành phần phụ trong cụm từ như động từ và tính từ.
Ví dụ 1:

Cái áo này đẹp, cái kia cũng thế

Ví dụ 2:

Tôi viết thư, nó cũng vậy.

1.1.4.3. Đại từ thay thế cho mệnh đề: Đó, điều đó.
Đại từ đó, điều đó có thể thay thế cho toàn bộ mệnh đề hoặc cả
một chuỗi mệnh đề đi trước. Nó mang đặc điểm ngữ pháp của một danh từ
và thường đứng làm chủ ngữ trong câu sau để không lặp lại nội dung thông

Đỗ Thị Mai Liên

10

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
tin đã biết nhưng vẫn tiếp tục duy trì và triển khai thêm về những nội dung
thông tin đó.
Đại từ đó, điều đócó hai chức năng sau:
+ Rút gọn văn bản, làm cho văn bản trong sáng, dễ tiếp nhận
+ Tạo sự liên kết, gắn bó giữa các câu văn trước và sau.
Ví dụ 1: Đảm đang, khéo léo, năng động,thông minh và biết cảm thông
chia sẻ. Đó là những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam thế kỉ 21.

Ví dụ 2: Tôi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá. Điều đó khiến
bố mẹ tôi rất vui lòng.
1.2. Đại từ phiếm chỉ trong tiếng Việt.
1.2.1. Đặc điểm
1.2.1.1. Về ý nghĩa
Đại từ phiếm chỉ là những đại từ dùng để chỉ những sự vật (người,
động vật, vật vô tri) hoặc những sự tình chưa được xác định rõ trong thực tế.
1.2.1.2. Về ngữ pháp
Các đại từ phiếm chỉ mang đầy đủ những đặc điểm ngữ pháp của từ
loại đại từ và cũng có thể đảm nhiệm mọi thành phần câu.
Ví dụ 1:

Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
(Ca dao)

Ai: Đại từ phiếm chỉ làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ 2:

Thương ai em đứng em trông

Nhớ ai mỏi mắt bên sông đợi chờ
(Ca dao)
Ai: Đại từ phiếm chỉ làm bổ tố cho động từ
Đỗ Thị Mai Liên

11

K29A Ngữ văn



Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
1.3. Phân loại
1.3.1. Đại từ phiếm chỉ chỉ người: ai, ai ai, người ta
Đại từ phiếm chỉ chỉ người là những đại từ dùng để chỉ trỏ, thay thế
cho một hoặc nhiều người nào đó chung chung, không cụ thể, xác định
trong hiện thực khách quan.
Ví dụ 1:

Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
(Ca dao)
Ví dụ 2: Người ta là hoa của đất
Ví dụ 3: ái tình trong giờ phút này đã phấn khởi hẳn trong mắt
những ai ai.
(Tản Đà)
1.3.2. Đại từ phiếm chỉ không gian, thời gian:đâu, ở đâu, bao giờ,
bao lâu
Đại từ phiếm chỉ không gian, thời gian là những đại từ dùng để chỉ
trỏ, thay thế cho một khoảng không gian, thời gian nào đó không được xác
định cụ thể.
Ví dụ 1: Bao giờ cũng vậy hễ một chuyện nguy hiểm đã qua thì
chuyện đó trở thành chuyện vui.
(Nguyễn Quang Sáng)
Ví dụ2: Anh cứ ở lại đây bao lâu cũng được.
Ví dụ 3: ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi
(Tố Hữu)


Đỗ Thị Mai Liên

12

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Ví dụ 4:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về
(Ca dao)
1.3.3. Đại từ phiếm chỉ số lượng, khối lượng: mấy, bao nhiêu
Ví dụ 1: Chiều chiều bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn, dạ em buồn bấy nhiêu
(Ca dao)
Ví dụ 2:

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
(Ca dao)
1.3.4. Đại từ phiếm chỉ sự vật, hiện tượng: ai, gì, nào
Ví dụ 1: Làng này không có ai tên là Bèo, là Bọt cả.
(Nguyễn Địch Dũng)
Ví dụ 2: Gì nó cũng có.
2. hành vi ngôn ngữ và hành vi ở lời trong giao
tiếp.

2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Nhà triết học người Anh, John.L.Austin là người xây dựng nền móng
cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Với công trình tuyên bố sau khi ông qua đời
hai năm: How to do thing with wỏds ( 1962), Austin đã điều chỉnh lại
một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.
Ông cho rằng:
Hành vi ngôn ngữ chính là hoạt động nói năng mà sản phẩm của nó
là các phát ngôn ngữ vi.

Đỗ Thị Mai Liên

13

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng
thời người ta thực hiện ngay việc được biểu thị trong phát ngôn.
2.2. Các loại hành vi ngôn ngữ:
Theo Austin, khi nói ra một câu cụ thể trong một ngữ cảnh cụ thể,
người ta thực hiện đồng thời ba loại hành vi ngôn ngữ : hành vi tạo lời, hành
vi ở lời, hành vi bởi lời.
2.2.1. Hành vi tạo lời
Là hành vi người nói( viết) sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình
thức và nội dung.
2.2.2. Hành vi ở lời
Là hành vi ngôn ngữ được thực hiện ngay khi nói năng, Hiệu quả của
chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một

phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người tiếp nhận
2.2.3. Hành vi bởi lời
Bằng hành động nói ra một câu nói, người nói có thể gây ra ở người
nghe những hiệu quả tác động tâm lí, sinh lí, vật lí phù hợp hoặc không phù
hợp với ý muốn của mình. Như vậy, người nói đã thực hiện hành vi bởi lời (
hành vi mượn lời, hành động xuyên ngôn).
3. Hành vi ở lời:
3.1. Khái niệm:
Là hành vi được thực hiện ngay khi nói năng và bằng chính sự nói ra
câu nói đó.
Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, có đến hàng trăm hành vi ở lời
khác nhau: thông báo, kể, tả, nhận định, đánh giá, trình bày, ra lệnh, yêu
cầu, khuyên răn, mời, cấm, trách móc, cho phép, tán thành, phản đối, khen
chê
Đỗ Thị Mai Liên

14

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
3.2. Sự phân loại hành vi ở lời:
3.2.1. Nhóm xác nhận
Là những hành vi ở lời cung cấp thông tin về hiện thực khách quan,
kèm theo tháI độ tin tưởng và trách nhiệm của người nói đảm bảo tính chân
thực của những thông tin đó.
Các hành động xác nhận: miêu tả, trần thuật, thông báo, nhận định,
xác nhận, giả định, gợi ý, tranh cãi
3.2.2. Nhóm cam kết

Là những hành vi ở lời cam kết thực hiện một nghĩa vụ, một hành
động nào đó trong tương lai.
Các hành động cam kết: hứa, hẹn, thề, cam đoan
3.2.3. Nhóm cầu khiến
Là những hành vi ở lời mà người nói sử dụng để yêu cầu người nghe
thực hiện một nghĩa vụ, một hành động nào đó.
Các hành động cầu khiến: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên can,
ngăn cấm, gợi ý, cho phép
3.2.4. Nhóm tuyên bố
Là hành vi ở lời làm nên sự thay đổi trong thế giới hiện thực ngay khi
thực hiện hành vi đó.
Các hành động tuyên bố: tuyên bố, buộc tội, tuyên án, tuyên ngôn,
công bố
3.2.5. Nhóm biểu cảm
Là hành vi ở lời bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói đối
với sự vật, sự việc được nói tới hoặc đối với người nghe.
Các hành động biểu cảm: xin lỗi, cảm ơn, ruồng rẫy, mong muốn, vui
thích, khó chịu

Đỗ Thị Mai Liên

15

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
4. Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
4.1. Hành vi ở lời trực tiếp
Là hành vi được thực hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ chuyên

dùng cho nó.
Do được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa hiển
ngôn phù hợp nên hành vi ở lời trực tiếp thuộc hiển ngôn của câu nói.
4.2. Hành vi ở lời gián tiếp
Là hành vi được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc thực
hiện một hành vi ở lời trực tiếp khác.
Ví dụ:

Sao con vứt quần áo lung tung ra nhà thế?

Câu hỏi trên thông qua hành vi hỏi để thực hiện hành vi trách móc,
nhắc nhở. Cơ chế thực hiện hành vi ở lời gián tiếp là: khi người nói thực
hiện hành vi ở lời A nhưng lại cố tình vi phạm một hoặc một vài điều kiện
may mắn ( điều kiện thuận lợi) của hành vi A, tức là người nói đã ngầm
thực hiện hành vi ở lời B nào đó một cách gián tiếp (thông qua A)

Đỗ Thị Mai Liên

16

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu

Chương 2: Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ
trong ca dao tình yêu.
1. Tình hình thống kê ngữ liệu
1.1. Kết quả thống kê khảo sát.
Khảo sát mảng ca dao tình yêu trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca

Việt Nam do Vũ Ngọc Phan tuyển chọn và giới thiệu- NXB KHXH 1998, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện của các đại từ phiếm chỉ rất lớn
(210 lần) với những sắc thái ý nghĩa rất phong phú, đa dạng.
Căn cứ vào ý nghĩa thay thế của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao
tình yêu, chúng tôi thống kê được số lượng các đại từ phiếm chỉ với tần số
xuất hiện như sau:
- Đại từ phiếm chỉ chỉ người: 155 lần , chiếm 73,8%
- Đại từ phiếm chỉ thời gian: 18 lần, chiếm 8,57%
- Đại từ phiếm chỉ không gian: 13 lần, chiếm 6,23%
- Đại từ phiếm chỉ số lượng, khối lượng: 24 lần, chiếm 11,4%
Căn cứ vào chức năng thực hiện hành vi ngôn ngữ của các đại từ
phiếm chỉ chúng tôi tạm thời phân chúng thành các nhóm hành vi như sau:
- Nhóm hành vi trách móc, than thở.
- Nhóm hành vi ao ước.
- Nhóm hành vi thách đố.
- Nhóm hành vi khuyên răn.
- Nhóm hành vi tuyên bố, khẳng định.
Đây có lẽ chưa hẳn đã là một kết quả thống kê và phân loại hoàn toàn
chính xác và hợp lí.

Đỗ Thị Mai Liên

17

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Song đó cũng là một tỉ lệ đáng kể để chúng tôi có thể khảo sát, xem
xét giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong giao tiếp cũng như trong
ngôn ngữ thơ ca dân gian.

1.2. Nhận xét
Đại từ phiếm chỉ là loại đại từ khá đặc biệt trong tiếng Việt. Các đại
từ phiếm chỉ được sử dụng hết sức rộng rãi và sáng tạo trong ngôn ngữ nghệ
thuật; đặc biệt trong ca dao dân ca với sự đa dạng, phong phú về sắc thái ý
nghĩa cũng như khả năng hoạt động ngữ pháp của chúng. Là tiếng nói của
quần chúng nhân dân, thể hiện những tâm tư tình cảm của những con người
lao động chân lấm tay bùn, ca dao nói chung cũng như mảng ca dao tình
yêu nói riêng thường hướng về đối tượng giao tiếp là đại chúng nhân dân và
nó thường ưa chuộng cách nói năng kín đáo, ý nhị, bóng bẩy, xa xôi. Để tạo
nên lối nói năng đó, các đại từ phiếm chỉ là một trong những phương tiện
đắc dụng mà không phải từ loại nào cũng có được.
Qua kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu, có thể rút ra một số nhận xét
sau đây:
1.2.1. Với tính chất là các từ thay thế, đại từ phiếm chỉ xuất hiện
trong mảng ca dao tình yêu với một tần số khá cao. Xuất hiện với tần số cao
nhất là các đại từ phiếm chỉ chỉ người. Sau đó là các đại từ phiếm chỉ không
gian, thời gian. Và cuối cùng là các đại từ phiếm chỉ về số lượng, khối
lượng.
1.2.2. Với các ý nghĩa này, các đại từ phiếm chỉ có thể tham gia trực
tiếp vào việc tạo câu. Chúng có thể độc lập đảm nhiệm các thành phần trực
tiếp của câu và cũng có khả năng đảm nhiệm vai trò của các thành tố bộ
phận trong câu.
1.2.3. Với chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp của mình, các đại từ phiếm
chỉ được sử dụng trong ca dao tình yêu với việc thực hiện nhiều loại hành vi
ngôn ngữ, mà chủ yếu là các hành vi trách móc, thở than; hành vi thách đố;
hành vi khuyên răn; hành vi ao ước
Đỗ Thị Mai Liên

18


K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Việc đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca
dao tình yêu là vô cùng hấp dẫn, lí thú. Nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn
những tâm tư, tình cảm và đời sống tinh thần phong phú của cha ông ta xưa;
thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương bình dân thật là vô tận và mỗi lời
ca đều như lấp lánh ánh sáng kỳ diệu của tiếng Việt.
2. Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca
dao tình yêu.
2.1. Đại từ phiếm chỉ với chức năng đảm nhiệm các thành phần câu.
Trong việc sử dụng ngôn ngữ, giống như các từ loại thực từ khác, đại
từ phiếm chỉ nói riêng cũng như các đại từ nói chung cũng được sử dụng
một cách linh hoạt. Chúng tham gia trực tiếp vào việc tạo câu, có thể độc
lập đảm nhiệm các thành phần câu.
2.1.1. Đại từ phiếm chỉ đảm nhiệm thành phần chính của câu.
2.1.1.1. Đại từ phiếm chỉ giữ vai trò chủ ngữ trong câu.
* Xem xét một số ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké dây trầu một bên.
Chừng nào trầu nọ bén lên,
Cau kia có trái, lập nên cửa nhà
Đại từ ai xuất hiện ở đầu bài ca dao trên đảm nhiệm vai trò chủ ngữ
trong câu. Ai ở đây được dùng với tư cách là một đại từ nhân xưng phiếm
chỉ lưỡng ngôi. Nó vừa có ý nghĩa là một đại từ để hỏi, để chỉ trỏ vào một
người nào đó chưa xác định, chưa biết rõ mà cô gái đang tìm kiếm. Có
nghĩa là nó thuộc nhóm đại từ ngôi thứ ba số ít chỉ đối tượng được người
nói đề cập tới trong câu. Song nó lại vừa có thể được dùng với tư cách là

Đỗ Thị Mai Liên

19

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
một đại từ ngôi thứ hai số ít chỉ trỏ vào chính đối tượng giao tiếp mà cô gái
hướng tới trong câu. Đó chính là chàng trai ấy, người ấy, và cũng
chính là anh. Chính nhờ tính chất lưỡng ngôi này mà đại từ ai mang lại
cho câu ca dao sắc thái ý nghĩa rất bóng bẩy, tinh tế. Nó vừa như một lời
nhắn nhủ, gửi trao; vừa là lời khuyên răn kín đáo, ý nhị; vừa là lời bộc bạch
niềm ước ao khao khát của cô gái- chủ thể trữ tình bài ca- về một tình yêu
hạnh phúc. Thật là một cách bày tỏ tình cảm kín đáo, tế nhị, con gái biết
bao!
Ví dụ 2:
Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng em đã có chồng.
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về!
Bài ca dao là nỗi bực mình đáng yêu của cô gái trước một cảnh ngộ
trớ trêu ở làng quê xưa. Nỗi bực mình ấy được cô kể lại bằng lời nói hồn
nhiên, bộc trực của người chân quê. Cái bực mình ấy đến từ lúc cô nghe
chàng trai bộc bạch rằng có ai đó nói với anh là cô đã có chồng. ở đây cô
gái không than thở, oán sầu mà hỏi cho ra nhẽ và tỏ thái độ rõ ràng. Ai nói
với anh ., một chữ ai chất chứa bao bực tức, bất bình. Một chữ ai
đòi phải được làm sáng tỏ. Một chữ ai chủ động để bảo vệ hạnh phúc tình
yêu. Một chữ ai thật là cần thiết và đáng quý. Nó là biểu hiện bước tiến
của người bình dân xưa trong lĩnh vực đấu tranh cho đời sống tình cảm, cho

tình yêu của đôi lứa mình.
Đại từ phiếm chỉ ai ở đây đóng vai trò chủ ngữ trong câu, nó chỉ
một đối tượng chung chung; một con người cụ thể nào đó mà cô gái- chủ
thể trữ tình của bài ca dao chưa biết rõ, chưa xác định được. Con người ấy
chính là nguyên nhân tạo nên sự tình ở cuối bài ca dao. Nếu không có nhân
vật ai sẽ không có chuyện cô gái hỏi thẳng người yêu, không có chuyện
Đỗ Thị Mai Liên

20

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
cô bực mình nặng nề đến nỗi em đổ cá xuống sông, em về. Với đại từ
phiếm chỉ ai đứng làm chủ ngữ trong câu thứ ba, ngữ điệu cũng như nội
dung ý nghĩa của bài ca đã có sự chuyển đổi đột ngột. Nó tạo ra một sắc
thái ý nghĩa nghi vấn cho câu, thể hiện rõ thái độ phản ứng, thái độ đấu
tranh cương quyết của cô trước những sự đặt điều, vu khống.
Ví dụ 4:
Dù ai cho bạc cho vàng
Không bằng nhìn thấy mặt chàng hôm nay.
Dù ai cho bạc cầm tay
Không bằng nhìn thấy chàng ngay bây giờ.
Tình yêu của người bình dân xưa thật đáng trân trọng. Trong xa cách
ngọn lửa tình yêu thêm toả sáng. Nỗi nhớ thương sầu muộn choán hết cả
tâm hồn để rồi họ quên đi tất cả những gì thuộc về vật chất quý giá để sống
cùng nỗi nhớ mong khắc khoải đêm ngày. ở câu ca dao trên tác giả đã dùng
lối nói so sánh ví von để làm nổi bật lên tình yêu, nỗi nhớ của nhân vật trữ
tình. Câu ca dao ngắn gọn mà sức ám ảnh lớn. Lời ca như chứng minh rõ

hơn cho mối tình cao đẹp , trong sáng của cô gái. Với cô tình yêu là điều gì
đó thật thiêng liêng, cô coi giây phút được ở bên người yêu quý giá hơn mọi
vật chất tiền bạc. Đại từ ai kết hợp với quan hệ từ dù đứng ở đầu câu
đảm nhiệm vai trò chủ ngữ chỉ là cái cớ nhằm nhấn mạnh, khẳng định nỗi
nhớ thương, khát khao mong mỏi gặp mặt người yêu của nhân vật trữ tình
khiến độc giả phải thấm thía xúc động. Con người hiện lên qua bài ca dao
có nhân cách cao đẹp, biết nâng niu, giữ gìn tình cảm thiêng liêng. Nỗi nhớ
ở đây thật sâu thẳm, mênh mông. Ta tìm được ở đó bài học về lẽ sống của
cuộc đời.
Ví dụ 5:

Yêu nhau con mắt liếc qua
Đừng nhìn nhau lắm người ta chê cười.

Đỗ Thị Mai Liên

21

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Tình yêu có muôn vàn màu sắc và đa cung bậc. Nhưng yêu như thế
nào lại là cả một nghệ thuật. Bởi khi đã say đắm trong tình yêu người ta dễ
quên đi tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, và thậm chí có thể làm
những chuyện sai lầm. Câu ca dao là lời khuyên nhủ những người đang yêu
nên tế nhị, kín đáo đừng làm gì để người ta chê cười. Đại từ người ta
xuất hiện ở câu ca thứ hai đóng vai trò chủ ngữ trong vế thứ hai của câu
ghép không nói trực tiếp vào đối tượng nào mà nó ám chỉ một đối tuợng
chung chung, nó chỉ là cái cớ để người nói thực hiện hành vi khuyên nhủ.

Nhờ thế làm cho lời khuyên trở nên nhẹ nhàng, có sức thuyết phục cao.
* Kết luận:
Kết quả khảo sát, phân tích ngữ liệu cho thấy:
a. Trong hệ thống đại từ phiếm chỉ, các đại từ có khả năng đảm
nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu thường là các đại từ chỉ người như: ai,
người ta
b. Khi đảm nhiệm chức năng làm chủ ngữ, đại từ phiếm chỉ chỉ
người: ai, người ta khi thì được dùng với ý nghĩa phiếm định, khi thì được
dùng với ý nghĩa nghi vấn, tạo nên các sắc thái tu từ rất phong phú, đa dạng
cho câu.
c. Với vai trò chủ ngữ trong câu, đại từ phiếm chỉ chỉ người: ai,
người ta có khả năng thể hiện các hành vi ngôn ngữ như: hành vi trách
móc, than thở; hành vi khuyên răn; hành vi khẳng định
2.1.1.2. Đại từ phiếm chỉ đảm nhiệm thành phần vị ngữ trong câu
* Xem xét một số ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai

Đỗ Thị Mai Liên

22

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Khăn vắt lên vai
Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.
Đây là bài ca dao diễn tả trạng thái tương tư rất độc đáo. Nội dung và
nghệ thuật của nó không trùng với bất kì một bài ca tình yêu nào khác.
Những vật vô tri vô giác như chiếc khăn, ngọn đèn, đôi mắt qua tài năng
của nghệ sĩ bình dân vô danh đã trở nên có hồn, biết biểu hiện niềm thương
nỗi nhớ. ở đây hai từ thương, nhớ được dùng liền nhau, gắn với đại từ
ai tạo thành một cụm từ điệp và điệp tới năm lần mà mỗi lần nghe đều
thấy hay, không biết chán. Bởi vì mỗi lần cụm từ thương nhớ ai được gắn
liền với một chủ ngữ riêng và một câu hỏi mới. Chủ ngữ ( khăn-đènmắt ) khác nhau, nhưng đối tượng mà các chủ ngữ hướng tới lại đều là
một người-ai. Ai ở đây mang tính phiếm định, chỉ một đối tượng nào
đó giữ vai trò bổ tố cho động từ thương nhớ, để hỏi vào đối tượng của sự
nhớ thương đó là người nào? Nhưng đồng thời nó cũng tạo ra một nét nghĩa
hàm ẩn là ám chỉ vào một con người cụ thể, đó là chàng trai- người tình
trong tâm tưởng mà nhân vật trữ tình của bài ca dao là cô gái đang hướng
tới. Sự lặp lại cụm vị từ gắn với đại từ phiếm chỉ ai này khiến cho mỗi sự
vật mang nặng một mảng tâm hồn, một mảng cuộc sống thu nhỏ, giúp nói
rõ và gợi mở thấm thía hơn cảm xúc của con người. Mỗi lần hỏi thương
nhớ ai là mỗi lần tâm trạng tương tư của người con gái thêm trĩu nặng,
xoáy vào lòng ta một niềm khắc khoải. Các đồ vật kia đều thổn thức thêo
nhịp đập trái tim sầu cảm của người con gái đang đêm ngày thương nhớ, lo
lắng được yên bề gia thất với người mình yêu.

Đỗ Thị Mai Liên

23


K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
Ví dụ 2:
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân
Bài ca dao như một khúc hát trái tim vọng qua không gian, thấm đẫm
vào thời gian. Nhân vật trữ tình đang sống trong tâm trạng nhớ nhung,
tương tư. Đại từ ai lặp lại hai lần đóng vai trò bổ tố cho động từ nhớ
làm cho nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình càng thêm da diết khôn nguôi.
Dường như mỗi lần hỏi nhớ ai là mỗi lần nỗi nhớ trong lòng lại trào dâng.
Nỗi nhớ ấy được thể hiện ý nhị qua những hình ảnh chân đi thất thểu,
hết đứng lại ngồi, ngày đêm tơ tưởng. Đằng sau những hình ảnh đó là
cả một bầu tâm sự thổn thức, ngổn ngang. Nỗi nhớ cứ da diết, bùng cháy
khiến con người ta không tự chủ được. Hình ảnh bài ca dao giản dị mà sâu
sắc, lắng đọng bởi xuất phát từ cảm xúc chân thành của một trái tim khao
khát yêu đương. Đối tượng của nỗi nhớ không được nhân vật trữ tình chỉ ra
một cách cụ thể (được hàm ẩn kín đáo qua đại từ phiếm chỉ ai) nhưng
người đọc vẫn hiểu đối tượng được đề cập đến là người mà nhân vật trữ tình
thương nhớ. Đại từ ai khiến câu ca dao trở nên bóng bẩy, đa nghĩa; cách
thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình trở nên kín đáo, ý nhị mà vẫn nồng
nàn, thiết tha.
Ví dụ 3:
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu.
Người phụ nữ trong xã hội cũ bị trói buộc bởi bao định kiến xã hội,
bao luật lệ khắt khe. Họ phải gánh chịu bao điều cay đắng tủi nhục; thân

phận lênh đênh chìm nổi. Trong một xã hội, một chế độ mà quyền quyết

Đỗ Thị Mai Liên

24

K29A Ngữ văn


Giá trị biểu đạt của các đại từ phiếm chỉ trong ca dao tình yêu
định việc hôn nhân được trao vào tay những trưởng gia, huynh tộc và suet
đời người phụ nữ bị đặt vào cương vị kẻ vị thành niên thì thân phận của
họ chỉ như một món hàng đem bán vào tay ai cũng được. Họ luôn luôn lo
lắng hãi hùng không thể đoán định được tương lai khi sắp đến tuổi thành
gia thất. Cuộc đời tương lai của họ khi phải đi lấy chồng chỉ như một con
thuyền lênh đênh trên sông nước không biết gửi mình vào nơi đâu. Đại từ
đâu mang ý nghĩa phiếm chỉ giữ về không gian giữ vai trò bổ tố cho
động từ gửi để hỏi vào nơi chốn, cùng với tư lênh đênh ở câu ca dao
trên cho thấy tâm trạng băn khoăn lo lắng của một con người đang ở trạng
thái nay đây mai đó, không có hướng xác định. Nó cũng thể hiện khát khao
về hạnh phúc lứa đôi, khát khao được yêu thương, được sống yên ổn bên
người mình yêu của người phụ nữ bình dân xưa.
* Kết luận:
a. Các đại từ phiếm chỉ có khả năng tham gia vào thành phần vị ngữ
của câu. Khi làm vị ngữ trong câu, chúng thường đảm nhiệm vai trò bổ ngữ
cho động từ, tính từ vị ngữ của câu. Đóng vai trò bổ tố cho động, tính từ
trong các bài ca dao về tình yêu thường là các đại từ phiếm định chỉ người:
ai, người ta, đại từ phiếm chỉ không gian : đâu để hỏi vào đối tượng
của sự việc được nêu ở nòng cốt câu hoặc để hỏi vào nơi chốn.
b. Khi các đại từ phiếm chỉ chỉ người và đại từ phiếm chỉ không

gian làm bổ tố cho động, tính từ vị ngữ của câu, chúng có thể tạo ra một câu
ca dao tự vấn để nhân vật trữ tình trong bài ca dao tự hỏi chính mình. Nó có
thể nêu ra một nghi ngờ, thắc mắc mà nhân vật trữ tình đặt ra để mong tìm
một lời giải đáp. Và nó cũng có thể là một lời than thở, trách cứ của nhân
vật trữ tình thông qua một câu hỏi đặt ra cho đối tượng giao tiếp mà nhân
vật trữ tình hướng tới. Nó lại cũng có thể là lời bộc bạch nỗi nhớ niềm
thương mà nhân vật trữ tình muốn giãi bày, thổ lộ với đối tượng giao tiếp
của mình

Đỗ Thị Mai Liên

25

K29A Ngữ văn


×