Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.07 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Đó là ngôn từ của tác phẩm văn học,
của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm nghệ thuật
không phải là sự sao chép cuộc sống một cách đơn giản một chiều, mà đã
được khúc xạ qua lăng kính của tác giả. Sức mạnh của các tác phẩm văn
chương chính là việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của mỗi
nhà văn, nhà thơ.
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học
được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Macxim Gorki khẳng định: “Ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.
Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một yếu tố quan trọng thể hiện cá
tính sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn phải là tấm gương sáng về mặt hiểu
biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong
quá trình sáng tác.
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ (sinh năm 1976), quê quán ở Cà
Mau. Chị sinh ra và lớn lên ở vùng đất Mũi. Chị xuất hiện trên văn đàn như
một “hiện tượng” khá đặc biệt. Có thể nói hiếm có nhà văn nào mới bước vào
nghề đã gặt hái nhiều thành công đến như vậy. Các giải thưởng cao quý chị
nhận được đã khẳng định được điều đó.
- Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ I với tác
phẩm “Ngọn đèn không tắt”, năm 2000.
- Giải B do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng cho tập truyện “Ngọn đèn
không tắt”, năm 2001.

Khoa Ngữ văn


-1

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

- Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, do ủy ban toàn quốc liên hiệp các
hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng cho tập truyện “Ngọn đèn không
tắt”, năm 2000.
- Là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do TW Đoàn
trao tặng.
- Giải văn học ASEAN trao tặng năm 2008.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị cho các tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư đó là do sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ. Nhờ vậy
chị đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về cuộc sống
và con người phương Nam. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn “đặc sản
Nam Bộ”.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm ngôn
ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Thực hiện đề tài này giúp bản thân
người viết có thêm kinh nghiệm tập dượt nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên
cứu thu được sẽ phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu, học tập sau này của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu
thích văn chương Việt Nam, đặc biệt là các độc giả miền Nam bởi văn phong
chân chất, giản dị của chị.
Hiện nay có rất nhiều ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình

xoay quanh truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đăng tải trên các tạp chí (chẳng
hạn Tạp chí nghiên cứu văn học, Tạp chí xuân Mậu Tý) hay các báo (báo Văn
nghệ, báo Cần Thơ) và cả trên các diễn đàn trên mạng internet (đặc biệt là
trang web “Văn học và giáo dục” do Trần Hữu Dũng quản lý, trong đó có hẳn
“tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”). Qua đó, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, về ngôn ngữ của chị nói riêng.

Khoa Ngữ văn

-2

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Tuy vậy, chưa có một chuyên luận, một công trình nghiên cứu hay một
đề tài khoa học nào nói về Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư. Vấn đề ngôn ngữ trong các truyện ngắn của chị chỉ được trình bày
một cách riêng lẻ, rời rạc trong các bài báo, bài phê bình, hay các cuộc thảo
luận khoa học. Sau đây chúng tôi xin điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề về
ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Trần Hữu Dũng cho rằng: “…Cái đầu tiên làm cho người đọc choáng
váng (một cách thích thú) là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của
Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn đọc là người nam và nhất là bạn đã xa quê hương
lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống
lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý
phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn), nhưng đối nghịch đó là

một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh”. [16.2]
Tác giả Kiệt Tấn trong bài viết Chất thơ trong “Cánh đồng bất tận”
của Nguyễn Ngọc Tư nhận định: “Một thứ ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, gợi
hình”, “Ngôn ngữ tác phẩm cũng rất giàu hình ảnh so sánh”, “Một đặc điểm
nổi bật nữa của ngôn ngữ trong “Cánh đồng bất tận” đó là ngôn ngữ giàu
nhịp điệu”.
Tiến sĩ Huỳnh Công Tiến trong cuốn Cảm nhận bản sắc Nam Bộ cũng
có những đánh giá cao ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Ngôn từ
trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân
vật nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ
Nam Bộ trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện chị
một văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích”.
Bản thân Nguyễn Ngọc Tư cũng tâm sự: “Tôi không cố ý sử dụng nhiều
phương ngữ, từ địa phương. Tôi viết như vậy vì chỉ có ngôn ngữ ấy mới lột tả
được hết cái tình của người dân quê ”.

Khoa Ngữ văn

-3

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Như vậy qua những bài báo, bài nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy
vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã được đề
cập tới ở những mức độ khác nhau, hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp. Tuy nhiên

những bài báo, bài nghiên cứu đó chưa đặt đặc điểm ngôn ngữ thành vấn đề
riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện, hệ thống và còn tản mạn. Chính vì vậy
trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả khóa
luận mong muốn ở mức độ nhất định sẽ khám phá ngôn ngữ của Nguyễn
Ngọc Tư ở ba bình diện: Ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Qua đó giúp cho tác
giả khóa luận hiểu rõ hơn về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung và ngôn
ngữ trong truyện của chị nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư, người viết cố gắng khắc họa một cách toàn diện về đặc điểm ngôn
ngữ trong truyện ngắn của chị. Từ đó, khóa luận giúp bạn đọc có được sự cảm
nhận sâu sắc về cái hay, cái độc đáo của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư trong việc
sử dụng đậm đặc phương ngữ Nam Bộ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khóa luận Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
có đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm ngôn ngữ ở ba bình diện: Ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp qua một số tập truyện tiêu biểu:
-Tập truyện Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nhà xuất bản Văn hóa Sài
Gòn, năm 2005)
-Tập truyện Ngọn đèn không tắt (Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006)
-Tập truyện Cánh đồng bất tận (Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006)
-Tập truyện Giao Thừa (Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006)
5. Phương pháp nghiên cứu

Khoa Ngữ văn

-4

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Thực hiện đề tài này tác giả khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
-Phương pháp thống kê, phân loại
-Phương pháp phân tích
-Phương pháp tổng hợp

6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận: Thấy được đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Ngọc Tư qua một số tập truyện tiêu biểu.
Về mặt thực tiễn: Giúp ích cho công việc học tập, giảng dạy ngôn ngữ
nói chung, từ vựng nói riêng.
7. Bố cục
Khóa luận có bố cục như sau:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1. Mấy vấn đề về lý thuyết
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Khoa Ngữ văn

-5

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.1. Sự hình thành vùng đất và con người Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ chia thành ba khu vực: Đông Nam Bộ, Sài Gòn-nay
gọi là thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ. Có thể khái quát một số nét về
sự hình thành khu vực này như sau:
1.1.1. Miền Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) là
Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình
Thuận, Ninh Thuận với diện tích 34904,2 km 2 , chiếm hơn 10,5% diện tích tự
nhiên của toàn quốc, dân số của vùng là 10441,2 nghìn người, chiếm 14,9%
dân số của cả nước.
Đây là một vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, là khu
vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây
Nguyên, những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản.
Phía Tây và Tây Nam nằm kề đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long,
vùng có tiềm năng lớn về nông nghiệp, lương thực, thực phẩm và cây ăn quả,
vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất của nước ta. Phía Đông và

Khoa Ngữ văn

-6


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Đông Nam giáp biển, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ, khí đốt và là nơi duy
nhất khai thác dầu mỏ của Việt Nam.
Hiện nay, Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống
cảng biển nước sâu (cảng Vũng Tàu- Thị Vải) tạo thành những cửa biển thông
ra bên ngoài, lại gần đường hàng hải quốc tế dọc theo biển Đông vào loại
nhộn nhịp nhất ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Điều này tạo cho vùng
có vị thế quan trọng đối với cả nước và khu vực. Phía Bắc và Đông Bắc, vùng
giáp cao nguyên, trung phần có tiềm năng lớn về cây công nghiệp (dài ngày,
ngắn ngày), có tài nguyên rừng vào loại giàu nhất cả nước và trữ lượng
khoáng sản, thủy năng phong phú.
Với vị trí này, Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu của các tỉnh phía
Nam với cả nước và quốc tế thông qua mạng lưới đường bộ, đường sông và
đường hàng không.
Chính vì vùng Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi như vậy nên ngay từ xa
xưa đây cũng là vùng đất hứa hẹn nhiều cư dân Bắc Trung Bộ đến khẩn
hoang, lập ấp. Nhiều câu ca dao được truyền tụng phổ biến cho đến ngày nay,
mà ai trong lớp con cháu Nam Bộ cũng thuộc lòng:
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”
Đây cũng là địa bàn có sức hút mạnh mẽ lực lượng lao động. Do vậy,
thành phần cư dân của vùng này có tính chất đa dạng, đến từ nhiều vùng miền
khác nhau của đất nước, bên cạnh cộng đồng cư dân Nam Bộ đã định cư lâu
đời và những tộc người thiểu số bản địa có mặt lâu đời hơn ở đây.

1.1.2. Sài Gòn _ nay là thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn là trung tâm chính trị, kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế
và du lịch lớn của cả nước. Vị trí quan trọng của Sài Gòn không chỉ được
khẳng định ở thời điểm hiện tại mà cả trong quá khứ. Sài Gòn nằm ở vị trí

Khoa Ngữ văn

-7

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

trung tâm của vùng Đông Nam Á, được ví như “hòn ngọc Viễn Đông” của
vùng.
Thành phố Hồ Chí Minh với số dân 4,9 triệu người, mật độ dân số là
388 người/ km 2 (năm 1999), là thành phố lớn nhất của cả nước. Đây là thành
phố có cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế - xã
hội (bao gồm cảng, sân bay, mạng lưới đường sá, thông tin liên lạc, vào loại
tốt nhất cả nước). Trong tương lai dân số thành phố Hồ Chí Minh có thể đạt
6-7 triệu người.
Như vậy, việc dân cư tập trung quá đông, đến từ nhiều vùng miền,
khiến cho sự giao tiếp của người Việt ở khu vực diễn ra thường xuyên liên
tục. Do đó tính chất phương ngữ Nam Bộ ở Sài Gòn có thể bị biến đổi, không
còn giữ những đặc trưng “ban đầu” của một số vùng, một số tỉnh ở Nam Bộ.
1.1.3. Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang,

Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang và An Giang, diện tích tự nhiên là 39569,9 km 2 với dân
số khoảng 16,1 triệu người (năm 1999).
Đây là vùng tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, có bờ biển dài trên
736km và nhiều đảo, quần đảo như Phú Quốc, Thổ Chu với khoảng
360000 km 2 , vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.
Là một trong những đồng bằng Châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông
Nam Á và thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực
lớn nhất và cũng là vùng thủy sản, vùng cây trái nhiệt đới lớn của nước ta. Lại
là vùng nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, liền kề với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, vùng phát triển năng động nhất của Việt Nam và gần
các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singgapo, Malaixia…) đó là những thị
trường và đối tác đầu tư quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long còn nằm

Khoa Ngữ văn

-8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan
trọng giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác
trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu kinh tế.
Cũng như Đông Nam Bộ và Sài Gòn, với những điều kiện thuận lợi
như trên, đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi thu hút nhiều dân cư từ khắp

các vùng đến xây dựng kinh tế, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho ngôn ngữ
của vùng. Sự pha trộn, ảnh hưởng, tiếp thu ngôn ngữ của các lưu dân Việt
vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã làm cho phương ngữ Nam Bộ cũng có sự
thay đổi.
Tiểu kết: Môi trường mới đã tạo nên một hoàn cảnh mới, từ đó cũng
làm thay đổi ở lớp cư dân người Việt ở Nam Bộ một tính cách mới, một tư
duy khác trước. Những đặc trưng văn hóa mới cũng được hình thành song
song với những đặc điểm ngôn ngữ mới. Sự giao lưu giữa các cư dân Việt
mới chuyển đến với dân bản địa đã làm cho phương ngữ Nam Bộ “ban đầu”
bị biến đổi.
1.2. Khái quát về phương ngữ
1.2.1. Sự hình thành phương ngữ
Theo từ điển tiếng Việt: “Phương ngữ là biến thể của một ngôn ngữ
được sử dụng theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội” [15,983]. Như vậy
đối với tiếng Việt, phương ngữ địa lí là những biến thể địa lí của nó.
Trong lòng mỗi địa phương lại có những thổ ngữ riêng, tức là những
biến thể của tiếng địa phương ở những khu vực địa lí hẹp hơn như một tỉnh,
một huyện, thậm chí một làng.
Các phương ngữ có sự khác nhau ở giọng nói, cách phát âm, từ ngữ,
phong cách, ngữ pháp…không đồng đều nhau. Ở phương diện ngữ âm, từ
ngữ, sự khác nhau giữa các phương ngữ lớn hơn so với phương diện ngữ
pháp. Sự khác nhau này không do nguồn gốc ngôn ngữ mà do điều kiện địa lí,

Khoa Ngữ văn

-9

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

xã hội hình thành. Cho nên nói một cách chung nhất, phương ngữ là một
chuỗi các nét biến dạng địa phương từ ngôn ngữ toàn dân do những tác động
của các yếu tố địa lí, xã hội.
Nước ta có địa hình 3/4 là đồi núi, với những dãy núi cao, những quả
đồi thoai thoải đã gây không ít những khó khăn cho người dân trong việc đi
lại, thông thương và giao tiếp với nhau. Mặt khác nước ta lại kéo dài theo
hình chữ S (từ bắc vào nam chiều dài gần 2000km), việc giao lưu, tiếp xúc
của người dân bị hạn chế. Bên cạnh đó sự phân chia lãnh thổ thành các vùng,
miền để tiện cho việc quản lí hành chính cũng là một nguyên nhân khiến cho
tâm lí ngại đi lại, ngại tiếp xúc của người dân có điều kiện phát triển. Bởi vì
mỗi vùng có cách sinh hoạt, phong tục, tập quán, cách sử dụng ngôn ngữ khác
nhau.
Có thể nói với địa hình, lãnh thổ như vậy làm cho tiếng Việt toàn dân bị
cô lập, giao tiếp trong nội bộ các vùng, miền phát triển và đây là nguyên nhân
khiến tiếng Việt thống nhất phát triển theo những khuynh hướng khác nhau.
Mặt khác ý thức làng, xóm cũng dần tạo cho người dân một tâm lí sống thu
mình, khép kín, ít giao tiếp. Do vậy tiếng Việt bị chia cắt là một tất yếu.
Lịch sử phát triển vùng đất phương Nam của Tổ quốc cũng đi liền với
các cuộc chiến tranh dai dẳng, kéo dài, quyết liệt, mà hẳn các cuộc đấu tranh
trong nội bộ một đất nước sẽ dẫn theo sự chia cắt giữa các vùng miền, đồng
thời tạo nên những diện mạo xã hội khác nhau ở các vùng làm cho ngôn ngữ
dân tộc cũng phát triển theo những mô hình xã hội ở các vùng đó.
Không thể không nhắc đến cuộc phân tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn
ở đàng trong - đàng ngoài, và cuộc phân tranh của vua Lê - chúa Trịnh. Các
cuộc phân tranh tương tàn này đã đẩy người dân vào con đường khốn khó, sự
phân biệt, kì thị, không dám tiếp xúc với người dân ở đàng khác. Cuộc sống

của họ bị tù túng, kìm kẹp trong khuôn khổ của mỗi vùng, miền. Do đó tiếng

Khoa Ngữ văn

- 10

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Việt toàn dân không thống nhất được. Chỉ đến khi Nguyễn Ánh lấy lại Phú
Xuân, thống nhất đất nước (năm 1802) thì sự giao lưu, tiếp xúc giữa đàng
trong và đàng ngoài mới diễn ra bình thường.
Nhưng sự giao lưu ấy chưa được bao lâu thì Nguyễn Ánh lại “cõng rắn
cắn gà nhà”, thực dân Pháp nhảy vào xâm lược nước ta, chấm dứt những năm
tháng trị vì ngắn ngủi của nhà Nguyễn. Với chính sách cai trị tàn bạo về chính
trị, kinh tế, văn hóa… thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thân phận nô lệ.
Trong điều kiện đất nước có giặc ngoại xâm, ngôn ngữ của dân tộc sẽ không
có điều kiện để phát triển, thậm chí còn bị kìm hãm. Bọn chúng đã rất thâm
độc khi chia nước ta thành ba miền với ba thể chế chính trị khác nhau: Chế độ
bảo hộ ở Bắc kỳ, chế độ nửa bảo hộ ở Trung kỳ và trực trị ở Nam kỳ. Sự chia
cắt về thể chế hành chính và những luật lệ cai trị khác nhau đã góp phần tô
đậm sự chia cắt trong tiếng Việt.
Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng tám thành công, non sông đất nước
Việt Nam thu về một mối. Nhân dân ba miền kề vai, sát cánh trong công cuộc
xây dựng cuộc sống mới thì đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược nước ta biến
nước ta thành thuộc địa của chúng. Nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một

cổ hai tròng”. Lúc này đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành chiến tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược. Ngôn ngữ giữa hai miền đã có sự khác nhau, nay trong hoàn
cảnh mới càng bộc lộ sự khác nhau rõ hơn.
Ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc nhà Dinh Độc Lập
đất nước ta hoàn toàn thống nhất nhưng ngôn ngữ thì đã bị phân thành các
phương ngữ rõ rệt.
Như vậy, sự phân chia lãnh thổ, chính trị- hành chính do lịch sử để lại
là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nên phương ngữ Nam Bộ. Ngoài
ra, đó còn là do sự chia cắt về mặt địa lí, dẫn đến tâm lí vốn có ở những người

Khoa Ngữ văn

- 11

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Việt trước đây như ngại giao lưu, tiếp xúc, có cơ hội để phát triển, đó cũng là
nguyên nhân đưa đến sự hình thành phương ngữ.
1.2.2. Phân chia phương ngữ
Mặc dù tiếng Việt bị chia thành các phương ngữ khác nhau nhưng nhìn
chung nó vẫn là một ngôn ngữ có sự thống nhất cao. Người dân vẫn có thể
giao tiếp với nhau, hiểu nhau và hứng thú khi nói chuyện với nhau. Tại sao
chúng tôi lại cho rằng người dân ở các vùng, miền có cách sử dụng phương
ngữ khác nhau lại hứng thú khi giao tiếp với nhau là bởi: ý nghĩa các từ họ sử

dụng không giống nhau, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người ở mỗi miền. Ví
dụ người miền Bắc không thể hiểu cái cà ràng, cái đờn mà người miền Nam
gọi là cái gì? nhưng những ai đã từng sống ở miền Nam đều hiểu đó là cái bếp
và cái đàn.
Tuy vậy, để phân chia phương ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã dựa vào
các bình diện khác nhau của ngôn ngữ để chia tiếng Việt thống nhất ra làm
các vùng phương ngữ khác nhau.
Căn cứ vào sự khác biệt ngôn ngữ ở bình diện ngữ âm có thể chia tiếng
Việt thành bốn vùng phương ngữ lớn, đó là các vùng phương ngữ: Phương
ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Bắc Trung Bộ, phương ngữ Nam Trung Bộ và
phương ngữ Nam Bộ, cụ thể:
Vùng phương ngữ Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa (tuy
nhiên cách phát âm, sử dụng từ ngữ của Thanh Hóa vẫn ảnh hưởng của
phương ngữ Bắc Trung Bộ vì Thanh Hóa có vị trí địa lí là điểm giao thoa giữa
vùng Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ).
Vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh từ Nghệ An đến
Thừa Thiên Huế.
Vùng phương ngữ Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến
Bình Thuận.

Khoa Ngữ văn

- 12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B


Vùng phương ngữ Nam Bộ bao gồm ba khu vực là Đông Nam Bộ, Sài
Gòn và Tây Nam Bộ, tính từ Bình Phước, Tây Ninh đến mũi Cà Mau.
Sự phân chia các vùng phương ngữ chỉ mang tính chất tương đối bởi sự
khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các vùng không lớn, người dân
giữa các vùng có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Sự phân chia vùng phương
ngữ Nam Bộ chủ yếu dựa trên sự khác biệt về vị trí địa lí, xã hội của các khu
vực. Cách phát âm giữa các vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác nhau
ở mức độ không đáng kể.
Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau khi phân chia phương ngữ tiếng
Việt căn cứ vào bình diện ngữ âm. Có ý kiến gộp bốn vùng phương ngữ trên
thành hai hoặc ba vùng nhưng lại có ý kiến cho rằng nên tách bốn vùng
phương ngữ thành năm vùng. Chúng tôi sử dụng ý kiến được nhiều người
chấp nhận hơn cả là chia ngôn ngữ thành bốn vùng phương ngữ lớn.
Căn cứ vào bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, tiếng Việt được chia thành
hai vùng phương ngữ lớn là phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Bởi
vì, vốn từ vựng Trung Bộ có thể giống từ vựng phương ngữ Nam Bộ hoặc
giống từ vựng của phương ngữ Bắc Bộ, chỉ có một số lượng nhỏ các từ vựng
là tiếng gốc của phương ngữ Trung Bộ. Ngược dòng thời gian trở về thời kì
xa xưa (hay nói cách khác là theo dòng lịch sử trở về trước) tổ tiên của người
Nam Bộ chính là người Việt của vùng Bắc Trung Bộ. Họ đã khai khẩn đất
hoang, lập đồn ấp ở miền Nam. Các luồng di dân khổng lồ từ miền Trung Bộ
vào trong Nam Bộ để làm ăn sinh sống, đến với vùng đất hứa ngày càng
nhiều. Cùng với quá trình di dân là quá trình giao thoa trong cách sử dụng
ngôn ngữ giữa người dân Nam Bộ bản địa và những người dân di cư. Dần dần
lớp từ vựng của những người dân di cư ăn sâu vào đời sống của người Nam
Bộ.

Khoa Ngữ văn


- 13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Trong hai vùng phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ thì vùng
phương ngữ Bắc Bộ được coi trọng và đề cao hơn. Bởi đây là ngôn ngữ của tổ
tiên người Việt, nó đã có từ lâu đời, được hình thành và phát triển qua bao
biến động và thăng trầm của lịch sử. Phương ngữ Bắc Bộ được coi là ngôn
ngữ chuẩn, ngôn ngữ toàn dân, được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tác
nên các tác phẩm văn chương, được dùng trong các văn bản hành chính và
pháp luật…Nó được sử dụng trong hầu hết các hoạt động chính trị - xã hội
của đất nước. Phương ngữ Bắc Bộ nói riêng, tiếng Việt nói chung là niềm tự
hào của người Việt bởi một đất nước có diện tích nhỏ bé, kinh tế kém phát
triển lại có một ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, trong khi đó một cường
quốc kinh tế như nước Mỹ lại không có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình,
phải mượn ngôn ngữ của nước Anh (trước khi giành độc lập, 13 bang của Mỹ
là thuộc địa của nước Anh). Vì vậy khi tiến hành quá trình chuẩn hóa tiếng
Việt, các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt chuẩn được xây dựng trên
cơ sở phương ngữ Bắc Bộ, lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn. Các chuẩn mực này
được thể hiện trong các cuốn từ điển như từ điển tiếng Việt, từ điển chính tả
phổ thông, …
Tuy vậy cũng không nên quá đề cao phương ngữ Bắc Bộ mà xem nhẹ
phương ngữ Nam Bộ. Việc tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ có ý nghĩa đặc biệt,
góp phần vào việc chuẩn hóa tiếng Việt, làm phong phú thêm kho tàng ngôn
ngữ của tiếng Việt toàn dân, tạo cho lời ăn tiếng nói của người dân Việt Nam

thêm đa dạng, phong phú. Việc chuẩn hóa tiếng Việt không phải diễn ra một
cách chung chung trừu tượng mà có sự kế thừa, tiếp thu những mặt tích cực,
loại bỏ các yếu tố tiêu cực của các phương ngữ nói chung, phương ngữ Nam
Bộ nói riêng làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp, trong sáng. Để làm được
điều đó bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi, học tập, nghiên cứu

Khoa Ngữ văn

- 14

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

ngôn ngữ của dân tộc để làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng trong sáng,
chuẩn mực.
1.3. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ
Mỗi một phương ngữ đều có một đặc điểm riêng, một cách thức sử
dụng ngôn ngữ riêng. Phương ngữ Bắc Bộ được coi là tiếng Việt toàn dân, là
chuẩn mực trong cách phát âm, sử dụng từ ngữ, câu văn… chung cho người
Việt, phương ngữ Trung Bộ lại được coi là tiếng Việt của người Trung Bộ và
phương ngữ Nam Bộ được xem là tiếng Việt của người Nam Bộ.
Ngôn ngữ thay đổi là do tác động của nhân tố thời gian và nhân tố
không gian. Có thể nói như vậy là bởi ở bình diện không gian sự tác động của
vị trí địa lí- xã hội khác nhau sẽ dẫn đến cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Ở
bình diện thời gian cũng vậy, thời gian thay đổi cách sử dụng ngôn ngữ cũng
thay đổi (đây là sự vận động chuyển biến của thời gian). Ví dụ thời hiện đại

xuất hiện một số từ ngữ mới mà thời trước không có như “bóc lịch”, “chát
chít”, “nối mạng”, “internet”… Nói như Ssaussure: “Người ta quên nhân tố
thời gian, vì nó không cụ thể bằng nhân tố không gian. Nhưng thật ra, chính
do nó mà có sự phân hóa ngôn ngữ. Tính đa dạng địa lí phải được phiên dịch
ra thành tính đa dạng trong thời gian”.
Như vậy, lịch sử thay đổi theo thời gian thì phương ngữ được hình
thành theo thời gian cũng biến đổi. Trong quá trình di dân (hay không có quá
trình di dân) sự biến đổi này cũng diễn ra như một tất yếu ở cả phương ngữ
Nam Bộ, phương ngữ Bắc Bộ hay phương ngữ Trung Bộ.
Nói tới đặc điểm của phương ngữ là nói tới ba bình diện: Ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp. Đề cập đến vấn đề phương ngữ Nam Bộ chúng tôi cũng nhắc
đến ba bình diện đó (Sự khác biệt của phương ngữ Nam Bộ với tiếng Việt
chuẩn cũng diễn ra theo hướng đó).
1.3.1. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện ngữ âm

Khoa Ngữ văn

- 15

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Ở bình diện ngữ âm, sự khác biệt ngữ âm học của phương ngữ Nam Bộ
so với tiếng Việt chuẩn (phương ngữ Bắc Bộ), phương ngữ Trung Bộ diễn ra
trên các thành phần của âm tiết, phụ âm đầu, thanh điệu, phần vần.
Với thành phần phụ âm đầu, có hiện tượng sai biệt như hiện tượng

không phát âm được các âm quặt lưỡi: /s-/, hay phụ âm môi- răng: /v-/, phụ
âm đầu lưỡi: /z-/, phần lớn người Nam Bộ có cách phát âm như sau:
/ş-/ thành /s-/, chữ quốc ngữ ghi “s” thành “x”.
/v-/, /-z-/ thành /j-/, chữ quốc ngữ ghi “v”, “d, gi” thành “d”.
Thành phần phụ âm đệm /-w-/ trong phương ngữ Nam Bộ không có.
Với khuôn vần [-wa:-] chữ viết ghi “-oa”, người đồng bằng sông Cửu
Long có khuynh hướng phát âm khác, chữ viết ghi “ a ”.
Với khuôn vần [-w  -] chữ viết ghi “-ua”, người đồng bằng sông Cửu
Long có khuynh hướng phát âm khác,chữ viết ghi “ư”.
Sự kết hợp giữa âm đệm với hai phụ âm đầu: thanh hầu /h-/ hoặc gốc
lưỡi /k-/ đều được phát âm thành một âm xát, hữu thanh, môi [w-].
Với khuôn vần khác có sự chuyển đổi nguyên âm /-e/ thành [-i-], người
đồng bằng Nam Bộ phát âm không phân biệt được trường độ của âm chính
/-a-/ trong các khuôn vần có chung âm là bán nguyên âm.
Về thanh điệu: Tiếng Việt chuẩn bao gồm sáu thanh điệu được khu biệt
bởi hai đặc điểm: Cao độ (thanh cao: ngang (), ngã (~), sắc (|); thanh thấp:
huyền (`), hỏi(?), nặng (.)), và đường nét âm điệu (đường nét âm điệu bằng
phẳng (ngang , huyền); không bằng phẳng (ngã, hỏi, sắc, nặng). Phương ngữ
Nam Bộ chỉ bao gồm năm thanh điệu vì người Nam Bộ thường phát âm thanh
ngã, thanh hỏi thành một thanh trung gian, mà nhiều người cho là thanh hỏi.
Giải thích về hiện tượng khác biệt trong phát âm của người đồng bằng
Nam Bộ có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng tựu chung lại có hai ý
kiến được nhiều người chấp nhận hơn cả:

Khoa Ngữ văn

- 16

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Thứ nhất: Xuất phát từ việc thiên về khuynh hướng chọn sự dễ dãi,
thoải mái trong cách phát âm của người Nam Bộ.
Thứ hai: Cách phát âm này xuất phát từ tính cách của người Nam Bộ
chân chất, giản dị, chịu ảnh hưởng của lối sống dân dã, gắn liền với môi
trường sông nước đã có từ lâu đời.
Sự khác biệt về ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ vừa góp phần làm
phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, vừa gây ra những khó khăn nhất định: Đó là
tình trạng viết sai lỗi chính tả diễn ra một cách phổ biến không chỉ ở học sinh
mà còn xảy ra ở một bộ phận trí thức (một cách rất đáng tiếc)… đây là điều
cần phải sớm khắc phục để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1.3.2. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện từ vựng- ngữ
nghĩa
Căn cứ vào hệ thống từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ, chúng tôi
nhận thấy từ vựng của phương ngữ Nam Bộ có một số đặc điểm sau:
1.3.2.1. Lớp từ ngữ Nam Bộ chính gốc
Đây là lớp từ ngữ riêng của phương ngữ Nam Bộ, không thấy xuất hiện
ở các phương ngữ khác. Lớp từ này mang đậm bản sắc của vùng đất Nam Bộ.
Tuy vậy chúng chỉ được lưu hành trong nội bộ một vùng nên rất dễ gây khó
khăn cho người tiếp nhận, thậm chí gây ra những ngộ nhận, hiểu lầm đáng
tiếc. Vì vậy khi sử dụng lớp từ ngữ này cần thận trọng lựa chọn để hợp với
ngữ cảnh được nói tới.
Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số từ ngữ riêng của người Nam Bộ:
- Các từ chỉ phương tiện di chuyển trên sông, rạch như vỏ lãi (loại
phương tiện dùng để di chuyển, có chiều dài khoảng 5-6m, chiều ngang tương
đối nhỏ, chỉ rộng vừa khoảng hai người ngồi), trẹt (có hình chữ nhật, nông

đáy, đầu và đuôi bằng, thường được dùng để chở lúa hoặc máy công cụ hay

Khoa Ngữ văn

- 17

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

chở khách qua lại hai bờ kênh, rạch), tam bản (một loại ghe, được làm từ ba
tấm ván lớn ghép lại)...
- Các từ chỉ sản vật của miền Nam như nóp (bao đệm được đan bằng
cọng bàng, có kích cỡ vừa với khổ người, dùng trong kháng chiến chống Pháp
ở Nam Bộ, hoặc dùng khi đi đồng, đi ghe phải ngủ đêm, thay cho cả chiếu và
màn), đệm (loại chiếu đan bằng cọng bàng được giã dẹp dùng để lót ngồi,
nằm hoặc lót phơi đồ), tụng (túi đệm rất lớn được đan từ cọng bàng giã dẹp,
dùng để đựng trái cây hoặc một số sản phẩm thủy sản như cua, ghẹ, sò), bông
súng (loại bông mọc dưới ao hồ, lá lớn tròn, hoa nở như hoa sen nhưng cánh
nhọn), cà ràng (kiềng, bếp lò bằng đất nung, dạng dài có phần đặt củi hoặc
cào than)...
- Các từ chỉ hoạt động, tính chất gắn với vùng miền như nhậu (uống
rượu với nhau, từ dùng có ý nghĩa bình dân, thân mật), chém vè (trốn trong
bụi rậm hoặc trầm mình dưới nước), chơi điệu (đối xử đúng đẹp làm vừa lòng
người), quẹo (ngoặt, rẽ sang một phía khác)...
- Các từ mượn của tiếng nước ngoài theo cách riêng của người Nam Bộ
như hủ lô (xe lu, phương tiện di chuyển bằng hai ống trong lớn, chậm, dùng

để cán làn đường), bi da (bi-a, trò chơi dùng cơ thụt những quả bi trên một
mặt bàn, có băng chận), lô can (lô canh), bẹc ma năng (thường xuyên, liên
tục, không có sự gián đoạn, ngưng nghỉ), giấy can kê (giấy than, giấy có phết
một lớp muội đen hoặc xanh dùng để nhân bản, can hay đồ lại)…
- Các từ phản ánh cuộc sống riêng của con người, vùng đất Nam Bộ.
Đặc trưng của người Nam Bộ là rất thích nghe cải lương, ca cổ, nhạc tài tử,
với các kép chánh, đào hát, đào con, nghệ sĩ, tuồng, gánh hát, đoàn cải
lương, vai diễn, hát, đào chính, nghiệp ca hát, giọng ca …họ là những người
dân yêu, say mê loại hình nghệ thuật này. Ngoài ra đó còn là cách gọi tên,
cách xưng hô giữa mọi người trong gia đình và ngoài gia đình của người Nam

Khoa Ngữ văn

- 18

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Bộ cũng rất đặc biệt, chẳng hạn như gọi theo thứ bậc trong gia đình ( hai, ba,
sáu bảy,...) đi kèm với tên riêng (già Hai Chi, ông Ba Già, chế Hai, dì Út
Hên…) hoặc trong gia đình hay ngoài xã hội đều có cách gọi là cậu, mợ, dì,
chú… Đối với cách xưng gọi không quá phân biệt ngôi thứ như ở miền Bắc ví
dụ để chỉ người già, người cao tuổi trong gia đình đều gọi chung là ông,
không phân biệt là cố, cụ, kỵ... Ngoài ra còn có cách sử dụng hàng loạt các từ
ở ngôi ba số ít như: Thằng chả, ảnh, ổng, tui,…trong cách xưng hô cũng là
một nét đặc sắc của phương ngữ Nam Bộ về mặt từ vựng, ngữ nghĩa.

- Lớp đơn vị gồm nhiều từ được nói thành thói quen như những tổ hợp
từ, quán ngữ, thành ngữ…mang dấu ấn Nam Bộ như: Chuột té thạp gạo, kệ
mồ, no lòi bản họng, gắt củ kiệu, chạy thụt sình, bá vơ bá nạp, bá đế bá xàm,
ràn cung mây, lùm đùm lề đề, trật bánh chè, đói ngoeo râu, cà xịch cà đụi,
báI xái bài xai, hỏi đon hỏi ren, líp bản họng…
1.3.2.2. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ phương ngữ Trung Bộ
Như ở trên đã nói, tổ tiên của người Nam Bộ vốn là người Việt ở Bắc
Trung Bộ, nên có hiện tượng tương đồng giữa việc sử dụng từ ngữ của hai
vùng. Số lượng các từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ phương ngữ Trung Bộ
rất lớn ví dụ các từ má (mẹ), cậy (nhờ), bắp (ngô)…các từ này cũng được
người dân ở miền Bắc sử dụng phổ biến. Đây là sự giao thoa trong việc sử
dụng từ ngữ giữa các phương ngữ.

1.3.2.3. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ từ ngữ toàn dân
Lớp từ ngữ được dùng trong tất cả các văn bản của nhà nước từ văn bản
hành chính, công vụ, cho đến các văn bản khoa học, pháp luật…là lớp từ ngữ
chuẩn mực, mang tính toàn dân. Do vậy ảnh hưởng của lớp từ toàn dân này
đến các từ ngữ Nam Bộ là một điều tất yếu. Có thể kể đến các lớp từ chịu ảnh
hưởng sau:

Khoa Ngữ văn

- 19

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B


- Lớp từ cổ ít được dùng trong tiếng Việt chuẩn nhưng lại được dùng
rất phổ biến trong phương ngữ Nam Bộ. Chẳng hạn như hương dũng (hương
dõng, lính địa phương ở làng, xã thời phong kiến), nhà thương (bệnh viện),
dơ (bẩn), mầng (mừng), ngộ (dễ nhìn), thơ (thư)… lớp từ cổ này mang sắc
thái bình dân, không trang trọng, cao sang, được lưu truyền và sử dụng đến
ngày nay.
- Lớp từ gồm các từ biến âm. Đây là từ có số lượng lớn, được sử dụng
khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt của người dân. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng biến âm của từ, có thể do thói quen phát âm của người
Nam Bộ mà dần hình thành có tính hệ thống như: Tánh (tính), chánh (chính),
thiệt (thật), vầy (vậy), đờn (đàn), kinh (kênh), thúi (thối), trết (trét), trừng
(trành), thu đủ (đu đủ), chằm bẳm (chăm bẵm), lìu khìu (lều khều), nhơn
(nhân), nhỡn quan (nhãn quan), tròm trèm (thòm thèm), …hoặc do vấn đề
kiêng kị hay kị húy như huỳnh (hoàng), võ (vũ)…
- Lớp từ gồm các từ biến nghĩa. Các từ này vốn là từ toàn dân nhưng đã
bị biến nghĩa, người Nam Bộ dùng với nghĩa gốc, chẳng hạn chích dùng trong
chích thuốc...
Phương ngữ Nam Bộ rất phong phú và đa dạng là nhờ lớp từ riêng tồn
tại trong lòng Nam Bộ cùng với lớp từ có nguồn gốc ở phương ngữ Trung Bộ
và Bắc Bộ. Do vậy các lớp từ vựng sẽ trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn.
Chẳng hạn trong lớp từ chỉ sản vật, riêng giống “vịt” cũng có nhiều loài “vịt”
khác nhau: Vịt áo lá (vịt còn nhỏ mới thay lớp lông măng bằng lớp lông
mượt, nhưng chưa đầy đủ lông chỉ mới mọc lông ở phần thân), vịt cò (vịt có
lông trắng hoàn toàn), vịt cồ (con vịt lớn hơn hẳn ở trong bầy, thường là vịt
trống), vịt đẹt (chỉ đối tượng yếu kém, chậm phát triển hơn trong đàn), vịt
hãng (vịt nuôi thành đàn, thành bầy, con bằng bắp vế chân, khi di chuyển kêu
la om sòm, được nuôi để lấy trứng và thịt), vịt phá bầy (vịt lớn độ một tháng,

Khoa Ngữ văn


- 20

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

đủ khả năng tự kiếm sống riêng), vịt sen (vịt lông trắng, có đốm xám hoặc
toàn xám, được nuôi để lấy trứng và thịt), vịt ta (vịt lông trắng, con to hơn vịt
tàu, nhưng nhỏ hơn vịt xiêm, được nuôi để lấy trứng và thịt), vịt tàu (vịt nhỏ
con, thường nuôi thành đàn, được nuôi để lấy trứng và thịt), vịt xiêm (ngan,
loại vịt con lớn đi chậm chạp, có màu lông đen, hoặc xanh đen, đầu có mào
thịt đỏ được nuôi lấy thịt ), vịt xiêm lai (vịt xiêm lai với vịt khác lông, ít đen
hơn và có khoang cổ, được nuôi lấy thịt), vịt xiêm cồ (vịt xiêm trống, lớn con
và già, cân nặng có thể lên đến 4,5kg), vịt bắc thảo (trứng vịt được ướp gia vị
lâu, khi xắt ra lòng trắng có màu vàng trong, lòng đỏ hơi có màu đen), vịt trà
cuống (trứng vịt có vẻ ngoài màu xanh da trời nhạt).
Tóm lại, sự phong phú của hệ thống các từ ngữ của phương ngữ Nam
Bộ đã góp vào kho tàng ngôn ngữ chung một khối lượng từ ngữ đồ sộ, làm
giàu có thêm ngôn ngữ dân tộc (đặc biệt là các từ gắn liền với môi trường
sông nước).
1.3.3. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện ngữ pháp
Trên bình diện ngữ pháp, không có những khác biệt lớn giữa phương
ngữ Nam Bộ và phương ngữ toàn dân. Đáng lưu ý là hiện tượng nói lái- hiện
tượng phổ biến trong nhận thức của người Nam Bộ. Các nhà nghiên cứu cho
rằng: Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ biện chứng với nhau, ngôn ngữ thể
hiện tư duy, tư duy được thể hiện bằng vỏ vật chất bên ngoài của ngôn ngữ.

Đúng như vậy, hiện tượng nói lái của người Nam Bộ đã thể hiện tư duy lôgic,
trí tưởng tưởng phong phú, sự liên tưởng bất ngờ, sự lạc quan yêu đời theo
cách riêng của người Nam Bộ.
Tiểu kết: Như vậy, đặc điểm lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội của vùng đất
Nam Bộ đã chi phối đến cách sử dụng phương ngữ của vùng. Trong xu hướng
hội nhập, giao thoa giữa các phương ngữ, phương ngữ Nam Bộ tiếp thu các

Khoa Ngữ văn

- 21

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

yếu tố tích cực của các phương ngữ khác, loại bỏ các yếu tố tiêu cực để làm
giàu thêm vốn từ vựng của vùng.

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1. Bình diện ngữ âm

Khoa Ngữ văn

- 22


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Phương ngữ mỗi miền có cách phát âm riêng, những biến thể phát âm
bộc lộ rõ trong giao tiếp bằng ngôn ngữ hằng ngày. Nhưng trong ngôn ngữ
viết do yêu cầu phải chuẩn chính tả nên không thấy lộ ra các biến thể phát âm.
Nói như vậy không có nghĩa là khi sáng tạo nên các tác phẩm văn học nhà
văn, nhà thơ phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc chính tả. Cần phải nhận thấy
rằng, trong văn chương để miêu tả cách nói riêng của từng nhân vật ở những
địa bàn khác nhau, nhà văn phải khai thác các biến thể phát âm bằng cách ghi
lại trung thực cách phát âm của các nhân vật rồi thể hiện chúng trên bề mặt
con chữ, để thấy được đặc trưng sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật theo các
vùng, miền khác nhau, chịu ảnh hưởng của cách phát âm của mỗi vùng, miền
ấy.
Có thể nhận thấy trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, số lượng
các biến thể phát âm của bình diện ngữ âm không nhiều, nhưng khi tiếp cận
với các biến thể phát âm đó, bạn đọc đều dễ dàng nhận thấy đó là những biến
thể ngữ âm của vùng đất Nam Bộ - nơi nuôi dưỡng và tạo cảm hứng cho tài
năng văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Thông qua cách phát âm riêng của các nhân vật trong truyện và trong
chính ngôn ngữ của chị, chúng tôi nhận thấy ở bình diện ngữ âm, truyện ngắn
của chị xuất hiện ba loại biến thể: Biến thể phụ âm đầu, biến thể phần vần và
biến thể thanh điệu.
2.1.1. Biến thể phụ âm đầu
Những biến thể phụ âm đầu xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư không phải hiện tượng tiêu biểu cho biến thể ngữ âm. Qua khảo sát, chúng

tôi thống kê được một số trường hợp biến thể phát âm phụ âm đầu sau: hỏng,
hông/ không, giở/ mở, thẹo/ sẹo, day/ quay, bừng/ lừng, xào/ sào , dòm/
nhòm, chi/ gì…

Khoa Ngữ văn

- 23

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

Các tập truyện có tỉ lệ phần trăm các biến thể phụ âm đầu trong tổng số
biến thể ngữ âm như sau: Tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ” xuất
hiện 39/131 phiếu, chiếm 29,8%; tập truyện “Ngọn đèn không tắt” có 10/65
phiếu, chiếm 15,4%; tập truyện “Giao thừa”, có 32/222 phiếu, chiếm 14,4%;
tập truyện “Cánh đồng bất tận” có 35/402 phiếu, chiếm 8,7%.
Ví dụ 1: “Mấy ông bạn cùng tổ công tác vừa đọc truyện “Mối tình nho
nhỏ” của Nguyễn Ngọc Thọ vừa khóc, “hỏng có nhà văn nào được như nó,
viết truyện ngắn mà ai cũng mê, thuộc lòng như bài ca cải lương, đám cưới,
đám giỗ, đám ma đều được đem ra làm văn nghệ hết”. [13,74]
Ví dụ 2: “Chú Sa nói liền: Ghé, ghé chớ, hổng ghé chỗ này thì biết đi
đâu”. [14,31]
Ví dụ 3: “Ông đi vài bước ông day lại nhìn Thương (cho chắc là nó
đứng đây, và có thiệt trên đời) ngước về phía trời sao, rồi ngó thằng Thàn,
ông cười, để miệng muốn méo sao thì méo “Tía kiếm có con Cải rồi, dễ ợt à
mầy ơi”.[13,10]

Các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều có các biến thể phụ âm
đầu, trong đó các biến thể “hông, hỏng, hổng/ không” chiếm số lượng nhiều
nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư ” có 16 phiếu các biến thể phụ âm đầu; tập truyện “Ngọn đèn không tắt”
có 2 phiếu; tập truyện “Cánh đồng bất tận” có 22 phiếu; tập truyện “Giao
thừa” có 12 phiếu. Các biến thể phụ âm đầu trên được Nguyễn Ngọc Tư dùng
vừa có ý nghĩa phủ định, vừa để hỏi nhưng phần lớn là được dùng để hỏi.
Ví dụ 4: “Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại
“anh Hết hỏng được chỗ nào hả má”. [13,31]
Ở đây chị Hoài hỏi má mình mà như hờn dỗi bởi người mà mình yêu
thương lại không được má chấp nhận. Từ “hỏng” xuất hiện trong câu trên như
càng tô đậm sự hờn dỗi trong lòng cô, đồng thời như là một câu hỏi lớn, một

Khoa Ngữ văn

- 24

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thu Hà K32B

mối băn khoăn, nỗi niềm khắc khoải mà cô rất mong muốn nhận được câu trả
lời từ má. Chị Hoài muốn thuyết phục má chấp nhận tình duyên của hai người
bởi Hết là người tốt chỉ phải cái tội nghèo. Cái nghèo ám ảnh dai dẳng cuộc
sống của người dân từ bao đời nay.
Ví dụ 5: “Lương mà khùng? Hỏng dám đâu”.[11,46]
Từ “hỏng” được dùng trong văn cảnh trên nhằm phủ định ý kiến Bông

cho rằng Lương bị khùng. Ai cũng biết Lương không khùng, bởi vì một người
khùng đâu biết trân trọng một người con gái vì hoàn cảnh xô đẩy mà phải
bước vào con đường lầm lỗi, và đâu có thể suy nghĩ cho tương lai (sẽ dựng
một căn nhà nho nhỏ, rồi lấy vợ). Sử dụng cụm từ “hỏng dám đâu” làm cho
câu văn như có duyên hơn, đáng yêu hơn, cảm nhận được rõ rệt tình cảm chân
thành Lương dành cho Bông.
Có thể nói, tuy tần số xuất hiện của các biến thể phụ âm đầu không
nhiều và cũng không phải là đặc trưng cho phong cách của Nguyễn Ngọc Tư,
nhưng nhờ các biến thể này mà bạn đọc dễ dàng nhận thấy tính chất giản dị,
mộc mạc và sinh động trong cách nói chuyện của người Nam Bộ. Cách nói ấy
gần gũi với tính cách xuề xòa, không cầu kì, không khách sáo khi giao tiếp ở
Nam Bộ.
2.1.2. Biến thể phần vần
Các biến thể phát âm phần vần trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
chiếm số lượng lớn nhất và tiêu biểu cho cách phát âm của người dân Nam
Bộ, được chị phản ánh một cách hấp dẫn, lôi cuốn trong các truyện ngắn của
mình.
Trong các biến thể phần vần thì các phát âm chệch chuẩn thường diễn
ra ở bộ phận âm chính và đó thường là hiện tượng rút ngắn độ mở của nguyên
âm. Chúng tôi thống kê một số trường hợp như sau: Bịnh/ bệnh, lịnh/ lệnh,
chánh/ chính, tánh/ tính, bí thơ/ bí thư, đờn/ đàn, thiệt/ thật, kinh/ kênh, biểu/

Khoa Ngữ văn

- 25

Trường ĐHSP Hà Nội 2



×