Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đặc trưng thể loại tự sự và việc đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian qua truyện cổ tích tấm cám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.4 KB, 58 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể là một hướng đi có hiệu quả.
Dạy và học là hai mặt của quá trình giáo dục mà hiệu quả của quá trình
cần được đặt trong mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy
học. Bởi vậy, dạy học tác phẩm văn chương vừa là một cách tiếp cận một loại
hình nghệ thuật, vừa là việc thực hiện một khâu trong quá trình giáo dục, trong
đó, phương pháp dạy học là vấn đề đang giành được sự quan tâm nhiều nhất
của các nhà sư phạm.
Việc tiếp cận một tác phẩm văn chương vừa ở góc nhìn nghệ thuật vừa
qua góc nhìn khoa học được cụ thể hoá qua một số phương pháp phân tích:
Theo bước chân tác giả, theo đề tài cụ thể, theo hình tượng nhân vật... đều
mang đến những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, những con đường trên dù
thuận lợi ở mặt này hay khác và chúng hỗ trợ cho công việc dạy học tác phẩm
văn chương, vẫn chưa là tất cả, là tối ưu đối với bộ môn này.
Lí luận tiếp nhận hiện đại cùng tư tưởng định hướng đổi mới phương
pháp dạy học khẳng định dạy học tích cực là quá trình Dạy học lấy học sinh
làm trung tâm giúp học sinh học cách tự chiếm lĩnh và làm phong phú kiến
thức, kĩ năng, thái độ đối với môn học. Con đường dạy học tác phẩm văn
chương theo loại thể là một hướng đi phù hợp và có hiệu quả đối với định
hướng này.
Nếu như những con đường trước đây nhằm phân tích một tác phẩm văn
chương là các bước đi lại quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn theo chiều
ngược lại, tìm ra những ý vị, nội dung đặc sắc của tác phẩm, thì ngả đường
loại thể mang đến những năng lực tự vận động cho người đọc. Nắm được
những đặc trưng của từng loại, thể, người học sẽ không chỉ là bước đi lại mò


Nguyễn Thị Huyền Trang

1

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mẫm, vô căn cứ mà hoàn toàn tự chủ trong việc khám phá nghệ thuật. Đứng
trước bất cứ một tác phẩm văn chương nào, người học cũng có thể đặt ra
những hướng giải quyết theo từng cấu trúc hình thức thể hiện nhất định: Tự sự,
trữ tình, kịch.
Như vậy, việc dạy học một tác phẩm văn chương không phải là một quy
trình khép kín đã đòi hỏi những phương pháp dạy học cũng linh hoạt và có sự
kết hợp hài hoà. Điều đáng bàn là phương pháp được sử dụng kích thích hứng
thú và lôi cuốn người học ở mức độ nào, đã đặt con đường đi theo loại thể lên
vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là một hướng đi mang lại hiệu quả cao đã
được thực tế kiểm nghiệm: Không phải ngẫu nhiên, việc xây dựng cơ cấu sách
giáo khoa lại chọn nguyên tắc thể loại là một trong những nguyên tắc hàng
đầu vì lẽ đó.
1.2. Sức hấp dẫn đặc biệt của truyện cổ tích và ý nghĩa của nó trong mục tiêu
giáo dục.
Truyện cổ tích là sự kết hợp hài hoà giữa trí tưởng tượng bay bổng của
người đời xưa với lí tưởng xã hội thẫm đẫm những ảo giác êm đẹp của họ về
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bước vào thế giới cổ tích, thế giới của trí tưởng
tượng phóng túng, người đọc, dù bất kỳ đối tượng nào cũng sống dậy những
thích thú vô cùng sống động. Điều đó khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của thể

loại này trong hệ thống các tác phẩm tự sự dân gian.
Vẫn biết rằng trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực
tế (V.I.Lenin) yếu tố thực đó đan kết cùng sự hư cấu tưởng tượng như
những vật liệu cấu thành nên một thế giới khác thực tại. Đó là thế giới thực
Bên bếp lò, trong một túp lều nghèo khổ, bên đống lửa của người chăn cừu.
Không phải ngẫu nhiên mà bạn đã biến một người thợ xay bột bình thường,
với hàng ria lấm tấm bột, thành một pađisa(1) và ngược lại, một pađisa thành
(1) Pađisa: Danh hiệu quốc vương ở một số nước phương Đông xưa.

Nguyễn Thị Huyền Trang

2

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

một gã thợ xay bột; và nhờ bạn, những con người bình thường lập nên kỳ tích.
Họ, những con người ấy, là những người sáng tạo ra truyện cổ tích. Trong
những lâu đài, cung điện, người ta không sáng tác truyện cổ tích... (R.
Gamzatop).(1)
Nhưng điều hấp dẫn người nghe, có ý nghĩa với người nghe trước hết và
lớn nhất là ở thế giới cổ tích chứ không phải thế giới thực nào khác. Sống
trong thế giới đó, người đọc chân thật hơn, hồn nhiên hơn, thanh thản và nhẹ
nhõm với những bài học nhân sinh nhuốm màu kì diệu, rồi từ đó giải mã
những hồi ức câm lặng của thời quá khứ người xưa gửi gắm. Cõ lẽ bởi vậy mà
quá trình tiếp nhận truyện cổ tích hết sức thú vị, hấp dẫn. Ví dụ, qua Trầu

cau bạn đọc trước hết sẽ có được những bài học đạo đức về quan hệ anh em,
nhưng sẽ rất thú vị khi tìm được bằng chứng về sự kiện chế độ thừa kế của con
trưởng đã thay thế chế độ thừa kế của con út...
Truyện cổ tích được coi là thể loại mang chức năng giáo huấn, giáo dục
là chủ yếu, bởi vậy mà ý nghĩa của nó trong mục tiêu giáo dục là rất quan
trọng. Rèn đức, bồi đắp thái độ thẩm thấu cái đẹp, là hai mặt thiết yếu trong
việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục người học toàn diện. M. Gorki từng viết:
Trong các truyện cổ tích, điều trước tiên có tác dụng giáo dục là sự hư cấu.
Chính những tư tưởng bay bổng đó có thể được xem là tiền thân của những
giả thiết khoa học là tiền thân của loại truyện viễn tưởng về xã hội đã cuốn
hút, quyến rũ, tạo ra hứng thú tiếp nhận, và từ đó gợi mở ra những bài học đạo
đức, nhân sinh.
Đọc và nghe kể truyện cổ tích, người đọc tự thấy mình dấn thân vào một
cuộc đời khác cuộc đời hàng ngày, cuộc đời tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng
thở than của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản
(1) R. Gamzatop: Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi. Lời nói đầu
tuyển tập truyện cổ tích Avar (tiếng Nga).

Nguyễn Thị Huyền Trang

3

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

năng... (M. Gorki), một thế giới mà sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kỳ diệu

của người thời cổ... được bảo quản tươi nguyên như hoa với cả hương thơm
(A. Fhơ-răng-xơ).
Tất cả những sự nhận thức đó của người đọc truyện cổ tích sẽ tác động
trực tiếp đến thái độ, tính cách, nhận thức, đánh giá... của người học, người
đọc thể loại này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tác giả, thể loại
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể là một vấn đề được đặt
ra từ rất lâu trong thực tiễn giảng dạy tác phẩm văn học, nhưng nó chính thức
được xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên là cuốn sách: Vấn đề giảng dạy tác
phẩm văn học theo loại thể (NXB Giáo dục. H.1971) do giáo sư Trần Thanh
Đạm chủ biên. Như một chuyên luận giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất
về các loại văn chủ yếu liên quan đến chương trình văn học THPT, nhất là
phần văn học Việt Nam, tập sách cũng giới thiệu phương pháp vận dụng đặc
trưng thể loại vào việc giảng dạy các tác phẩm trong chương trình. Dù vậy, các
ý kiến của tác giả trong cuốn sách mới chỉ có tính chất gợi mở bước đầu cho
một hướng tiếp cận, giảng dạy theo một con đường mới.
Cũng trên tinh thần nghiên cứu tác phẩm văn học theo loại thể, Đặng
Anh Đào đã bàn về Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây hiện đại
(NXB Giáo dục. H. 1995). Tác giả đi sâu vào từng đặc trưng loại thể, từ đó
khẳng định vấn đề đổi mới trên phương diện có tính chất thể loại như: nhân
vật, cốt truyện... để cho thấy thể loại văn học cũng là một khái niệm động.
Nhìn chung, vấn đề thể loại và loại tự sự đã được đông đảo các nhà văn,
nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước rất quan tâm. Từ Arixtôt(1),
(1) Arixtôt (Aristote - 384 - 322 TCN): Nhà triết học Hy Lạp cổ đại, tác giả
nhiều công trình lớn về logic học, chính trị, vật lý, lịch sử tự nhiên, thi học

Nguyễn Thị Huyền Trang

4


K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

M. Gorki(1), Bielenxki(2) đến Trần Thanh Đạm, Đỗ Bình Trị... cùng những
công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập nhiều mặt quan trọng khác nhau
trong một vấn đề: thể loại và loại tự sự.
Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu về vấn đề thể loại văn học, khảo sát
qua tác phẩm văn học và giảng dạy tác phẩm văn học không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, khi đánh giá, tìm hiểu về nó, những nhà nghiên
cứu chỉ dừng lại ở cấp độ vĩ mô mà chưa đi vào tìm hiểu từng đặc điểm đặc
trưng thể loại và phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại ở một tác phẩm
tự sự dân gian cụ thể nào. Vì vậy, người viết hi vọng với đề tài này, sẽ cụ thể
thêm một khía cạnh nhỏ của vấn đề đang bàn luận.
Với đề tài: Đặc trưng thể loại tự sự và việc đọc - hiểu tác phẩm tự sự
dân gian qua truyện cổ tích Tấm Cám, người viết trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của những người đi trước, bổ sung thêm một số hiểu biết của mình
về đặc trưng thể loại tự sự nói chung, được khảo sát qua truyện cổ tích Tấm
Cám nói riêng. Từ đó, ứng dụng vào việc giảng dạy tác phẩm tự sự dân gian
cụ thể trong chương trình Ngữ văn THPT.
2.2. Tầm quan trọng của VHDG nói chung, truyện cổ tích nói riêng trong lịch
sử văn học dân tộc
Nói về tầm quan trọng của VHDG trong lịch sử văn học dân tộc, giới
nghiên cứu khẳng định rằng nền văn học thành văn của bất cứ quốc gia nào
cũng phải lấy VHDG làm nền tảng. Đó là hiện tượng có tính chất quốc tế, toàn
cầu. Tựa Lĩnh Nam chích quái liệt truyện Vũ Quỳnh khẳng định: Quế

Dương tuy ở Lĩnh Ngoại, nhưng núi sông kỳ, đất đai linh, những người hào
kiệt thường thường vẫn có. Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 TCN - 227
TCN) tới nay, nước dựng chưa lâu lắm, tục nước Nam còn giản lược,
(1)(2) M. Gorki, Bielenxki: Nhà văn, nhà lý luận phê bình nổi tiếng người
Nga.

Nguyễn Thị Huyền Trang

5

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chưa có sử sách để chép việc thực, cho nên việc cũ bị mai một rất nhiều, may
chỉ nhờ dân gian khẩu truyền mà còn lại không mất.
Chữ viết ra đời là một thành tựu vô cùng rực rỡ. Nó đánh dấu một mốc
quan trọng trong lịch sử tiến hoá của một dân tộc nói chung, một nền văn học
nói riêng. Sự ra đời của nó cũng là mở đầu cho nền văn học viết hình thành và
phát triển song song cùng bộ phận VHDG. Nếu coi VHDG là nền tảng cơ sở
hình thành cho văn học viết thì suốt tiến trình văn học, nó luôn hỗ trợ, thúc
đẩy văn học viết phát triển, nâng cao. Sự phát triển đó không chỉ là chuyển
biến từ việc mã hoá và giải mã âm thanh sang mã hoá và giải mã ký tự mà đó
còn là sự kế thừa tinh xảo của văn học viết.
Người ta thường nói đến tài năng hút nhụy làm mật từ nền VHDG của
những cây bút đại tài Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Dữ... đó là sự kế
thừa cả ở đề tài, ở những môtip, ở chất trào phúng hóm hỉnh... và đương nhiên,

văn học viết cũng giúp VHDG tự hoàn thiện và nâng cao.
Truyện cổ tích được xem là một loại lớn trong kho tàng VHDG. Chúng
ta biết rằng truyện cổ tích kể chuyện ngày xưa nhưng lại chính là để người
ta suy ngẫm về cuộc đời hiện tại. Nó coi nền đạo đức của xã hội cổ xưa là một
thứ kiểu mẫu không có hoài cổ. Nó kể chuyện ngày xưa mà hướng tới tương
lai, nuôi dưỡng, gìn giữ niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là ý vị sâu
xa của những lời răn dạy không bao giờ cũ: tin yêu điều thiện, ghét tránh cái
ác, cái xấu, những kinh nghiệm thiết thực về đối nhân xử thế, về đạo làm
người giúp người học, người đọc truyện cổ tích cảm thụ, tiếp nhận những giá
trị nhân văn trong đó. Xét trong một phương diện giáo dục, nó còn mang chức
năng tự giáo dục cho người đọc.
Truyện cổ tích không chỉ mang đến những giấc mơ cổ tích mà như
phần trước đã trình bày, nó vẫn ẩn chứa những hiện thực nhất định. Hiện thực
về chế độ chiếm hữu, tư hữu; về mâu thuẫn xã hội giàu - nghèo; về quan hệ
anh - em, dì ghẻ - con chồng... tất cả đó đều trở thành nền tảng, làm cơ sở để

Nguyễn Thị Huyền Trang

6

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

văn học viết lấy đó làm đề tài khơi gợi cho những sáng tác sau này. Cụ thể, đó
là sự tiếp nhận trong việc sử dụng yếu tố thần kỳ - hư cấu - tưởng tượng: yếu
tố hấp dẫn người đọc mạnh nhất, vào các sáng tác văn học viết. Tiêu biểu nhất

phải kể đến thiên cổ kì bút Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đặc trưng loại thể và phương pháp đọc - hiểu theo
đặc trưng loại thể đối với tác phẩm tự sự dân gian nói chung, truyện cổ tích
nói riêng, người viết muốn chỉ ra những đặc trưng cơ bản của một tiểu loại, từ
đó, phục vụ tốt hơn cho công việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong
chương trình Ngữ văn THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Chỉ ra cơ sở thực tiễn để lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý, hiệu
quả.
3.2.2. Lý thuyết đọc - hiểu và đặc trưng thể loại.
3.2.3. Xây dựng được phương án thiết kế giảng dạy tác phẩm tự sự dân gian
qua truyện cổ tích Tấm Cám.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện cổ tích Tấm Cám (SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục. H.
2006).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi rộng: Đặc trưng chung của loại tự sự, tự sự dân gian.
Phạm vi hẹp: Tìm hiểu và dạy tác phẩm Tấm Cám bằng con đường
đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát, tìm hiểu, phân loại.

Nguyễn Thị Huyền Trang

7

K31A - Ngữ Văn



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5.2. Phương pháp phân tích, so sánh theo quan điểm hệ thống.
5.3. Phương pháp thực nghiệm.
6. Đóng góp của khoá luận
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Như đã trình bày ở trên, luận văn này chỉ nhằm bổ sung thêm những kiến thức
về đặc trưng loại thể được ứng dụng cụ thể vào một tác phẩm tự sự dân gian.
Bước đầu hoàn thiện về vấn đề giảng dạy truyện cổ tích theo đặc trưng loại
thể.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đưa ra một phương án thực nghiệm giảng dạy về tác phẩm truyện cổ tích
Tấm Cám nhằm có tiếng nói trao đổi, giao lưu, học tập với bạn bè, đồng
nghiệp, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy sau này.
7. Bố cục khoá luận
Khoá luận gồm ba phần:
Phần 1: Mở đầu (8 trang)
Phần 2: Nội dung gồm 3 chương (48 trang)
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Đặc trưng thể loại tự sự và việc đọc - hiểu tác phẩm tự
sự dân gian qua truyện cổ tích Tấm Cám.
Chương 3: Giáo án thực nghiệm.
Phần 3: Kết luận (1 trang)

Nguyễn Thị Huyền Trang


8

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nội Dung
Chương 1
Những vấn đề chung
1.1. Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.1. Phương thức sáng tạo của nhà văn
Sáng tác thực chất là lịch sử xây dựng những hình tượng tình cảm ở
công chúng (Kuôbakine). Có thể thấy rằng quá trình sáng tác văn học gồm
ba khâu: ý đồ sáng tạo, quá trình sáng tác và tác phẩm (trong mối quan hệ với
bạn đọc). Khâu nào cũng chiếm giữ những vai trò nhất định nhưng phương
thức sáng tạo của nhà văn được xem như bản lề, chuyển tiếp, chuyển hoá từ
cái vô thực sang hữu thực (ý đồ sang văn bản) và cho ra đời tác phẩm.
Người viết không phải là nhà văn. Nhưng việc học tập, đọc viết và giảng dạy
văn học, tất nhiên, cũng đã trang bị phần nào kiến thức cần thiết cho lĩnh vực
này. Bàn về phương thức sáng tạo của nhà văn, tôi nghĩ rằng tất cả đều xuất
phát từ thực tại đời sống - đề tài mà nhà văn lựa chọn để đưa vào trong tác
phẩm của mình. Từ đó, nhà văn sử dụng những cách thức, phương tiện nhào
nặn nên đứa con tinh thần của mình vừa tuân thủ những nguyên tắc sáng tác
chung, vừa tạo phong cách riêng của bản thân người nghệ sĩ.
Cùng sử dụng chất liệu ngôn từ, tư duy hình tượng, cùng chịu sự chi
phối của đặc điểm thời đại, lịch sử, xã hội, hoặc của những phương pháp sáng
tác...nhưng trong cách lựa chọn phương thức của mỗi nhà văn, con đường

riêng của mỗi nhà văn sẽ đều mang đến những mới mẻ, độc đáo riêng cho
phong cách. Đó có thể là nét riêng sở trường, là kinh nghiệm sống, là hiểu biết
tâm lí... đã tạo ra những ngả riêng trong quá trình sáng tạo của nhà văn.
1.1.2. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận
Bàn về cơ chế của hoạt động tiếp nhận, ta không thể không nhắc tới khái
niệm tiền đề tiếp nhận. Đó chính là tác phẩm văn học. Đây được coi là yếu
tố đóng vai trò điều khiển, sáng tạo ra nhu cầu tiếp nhận và quan trọng nhất,

Nguyễn Thị Huyền Trang

9

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nó cung cấp tài liệu để thoả mãn nhu cầu tiếp nhận. Từ đó mới bàn đến hoạt
động tiếp nhận và cơ chế của hoạt động này.
Theo M. Nau_man, quá trình tiếp nhận là quá trình người đọc hiện thực
hoá tiền đề của tác phẩm, làm rõ tiềm năng về nội dung và hình thức của tác
phẩm. Tiềm năng càng cao thì kết quả tiếp nhận càng mạnh mẽ.
Cơ chế của hoạt động tiếp nhận được đi theo bốn bước cơ bản: Đọc tác
phẩm, phân tích tác phẩm, cắt nghĩa tác phẩm và bình giá tác phẩm. Trong đó,
bước đầu tiên có vai trò quan trọng nhất định hướng cho các bước sau đó.
* Đọc tác phẩm
Để tiếp nhận tác phẩm văn chương, người tiếp nhận phải đọc. Đây chính
là con đường đặc thù tiếp nhận văn chương. Đó vừa là mục đích, vừa là kĩ

năng, vừa là phương pháp. Vì vậy, nó được coi là tiền đề cho sự giải mã những
ẩn ý vẫy gọi trong tác phẩm văn học. Tiến hành hoạt động này, người đọc
không phải chỉ biết chữ đơn thuần mà phải có kĩ thuật để vừa hiểu văn, vừa
phát triển ý văn.
Hiểu văn là sự đồng cảm, nắm được ý đồ nhà văn gửi gắm còn phát triển
ý văn là tìm ra sự mới lạ, giá trị nâng cao có được bởi sự cảm thụ tinh tế, nhiệt
tình của người đọc.
Một tác phẩm ưu tú nhưng không có bạn đọc thì tác phẩm đó sẽ đi đến
đâu? Nói như N.I.Kađriasep thì thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng
khác gì một tiếng kêu vô vọng vang lên giữa cánh đồng hoang mọc đầy cỏ
dại.
Như vậy ta có thể thấy rằng giữa nhà văn và tác phẩm, tác phẩm với
người đọc có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc đọc tác phẩm thực
hiện bước đầu tiên của cơ chế tiếp nhận, là việc bạn đọc đồng hành cùng nhà
văn ở hướng ngược lại của quá trình sáng tác, và khi này, khi văn bản của nhà
văn tạo lập trở thành tác phẩm trong lòng bạn đọc thì tác phẩm mới hoàn

Nguyễn Thị Huyền Trang

10

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thành chu trình của nó - chu trình nếu thiếu khâu đọc thì mãi mãi sẽ dở
dang.

*Phân tích tác phẩm
Phân tích được hiểu là chia nhỏ tác phẩm ra, tìm hiểu cặn kẽ rồi tổng
hợp lại một cách có phương pháp. bước thứ hai này, người tiếp nhận sau khi
đọc, giải mã được ý nghĩa ngôn ngữ, kết cấu, thể loại thì phải có năng lực tích
hợp, khái quát những gì đã phân tích.
*Cắt nghĩa tác phẩm
Bước ba này tập trung vào hai công việc. Đó là làm tường minh các yếu
tố nghệ thuật ngôn ngữ trong tác phẩm và hiểu hình tượng trong tác phẩm. Đó
là việc trả lời cho các câu hỏi: Hình tượng ấy, ý nghĩa ngôn ngữ ấy phản ánh
điều gì? Nói lên giá trị nào?...
*Bình giá tác phẩm
Công việc bình giá mang tính chủ quan của người đọc khi đứng trước tác
phẩm. Bạn phải đưa ra được chủ kiến của mình để bàn luận thêm. Ví dụ, bạn
đồng tình? phản đối? bạn chỉ ra những hạn chế? đóng góp đặc sắc?...
Chỉ khi bạn thực hiện các bước đọc đến khi bình giá thì hoạt động tiếp
nhận mới hoàn thành. Khẳng định lại như Từ điển thuật ngữ văn học thì tiếp
nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác
phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật,
tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm
sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động
sáng tạo, bản dịch, chuyên thể... .(1)
Thực chất, hoạt động này diễn ra như một cuộc giao tiếp ngầm, giữa tác
giả và độc giả qua tác phẩm tạo thành đời sống lịch sử của tác phẩm văn học,
xác nhận vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể của người đọc trong việc
(1) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên).

Nguyễn Thị Huyền Trang

11


K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chiếm lĩnh giá trị văn học.
1.1.3. Khoảng cách tiếp nhận
Giữa nhà văn và bạn đọc luôn luôn tồn tại một khoảng cách nhất định dù đứng
trước nghệ thuật họ có vai trò như nhau (đồng sáng tạo). Khoảng cách đó sinh
ra từ nhiều nguyên nhân: tâm lý, cá tính, quan điểm, đặc điểm thời đại... Vì
vậy mà sự tồn tại của nó không hoàn toàn gây cản trở cho quá trình tiếp nhận,
nhưng cũng cần lưu ý những biểu hiện gán ghép, quy chụp khiên cưỡng vẫn
thấy trong một số bài viết phê bình.
Giữa tầm tiếp nhận và khoảng cách tiếp nhận có mối quan hệ nhân quả với
nhau. Nếu tầm tiếp nhận thấp thì tạo ra khoảng cách tiếp nhận lớn. Ngược lại,
nếu tầm tiếp nhận cao thì khoảng cách tiếp nhận được rút ngắn lại, tức là giữa
nhà văn (người tạo lập) và độc giả đồng điệu ở mức độ nhất định nào đó.
Cần phải hiểu thêm về khái niệm tiếp nhận, tầm tiếp nhận. Theo Từ điển
thuật ngữ văn học, tầm tiếp nhận hay tầm đón là điều kiện tiền đề để độc giả
tiếp nhận tác phẩm văn học. Nó bao gồm kinh nghiệm và tri thức có được từ
trong các tác phẩm đã học, mức độ quen thuộc đối với các hình thức và thủ
pháp văn học khác nhau như địa vị kinh tế chính trị, trình độ được đào tạo, sự
từng trải và kinh nghiệm sống, trình độ thưởng thức và thị hiếu nghệ thuật,
hứng thú cá nhân, tính cách và các tố chất.
Khi nhân vật giao tiếp thực hiện hoạt động tiếp nhận với mức độ hứng
thú cao cùng năng lực cá nhân về các phương diện thì khoảng cách thời đại,
tâm lí... các yếu tố tạo ra khoảng cách sẽ rút ngắn đi tạo ra hiệu quả tiếp nhận
cao bởi khi tiếp nhận văn học người tiếp nhận ở vào một trạng thái đặc biệt,

vừa quên mình nhập thân, vừa sống và thể nghiệm nội dung tác phẩm, vừa
phân thân duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài,
để thưởng thức tài nghệ của tác giả hoặc nhận ra điều bất cập, cắt nghĩa khác
tác giả.

Nguyễn Thị Huyền Trang

12

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Thấy được mối quan hệ nhân quả trên, ta cũng cần biết rằng có thể nâng
cao tầm tiếp nhận tới một mối quan hệ nào đó nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp
nhận. Nhưng, không thể rũ bỏ, không thể không thừa nhận sự tồn tại của
khoảng cách mà chỉ thu hẹp, lấp dần khoảng cách đó mà thôi. Khoảng cách đó
càng hẹp thì chất lượng tiếp nhận càng cao. Vì vậy, lý thuyết tiếp nhận đặt ra
một vấn đề trong dạy học văn chương là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách
tiếp nhận?
Có rất nhiều giải pháp được đặt ra để thu hẹp khoảng cách tiếp nhận ấy.
Trong đó, các giải pháp đều nhằm trang bị cho người đọc (chủ thể tiếp nhận)
những hiểu biết khoa học về tác phẩm văn học. Cụ thể là lí luận văn học, thi
pháp văn học, các phương pháp nghiên cứu văn học... Từ đó, chỉ ra những tác
dụng trong việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận.
Chẳng hạn, trang bị kiến thức của bộ môn Lí luận văn học, chủ thể tiếp
nhận sẽ nắm được các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của một tác

phẩm văn học như: nhân vật, kết cấu, bố cục, cốt truyện, các phương tiện nghệ
thuật, chủ đề, đề tài, tư tưởng tác phẩm, tác giả... Hoặc chủ thể tiếp nhận cũng
sẽ nhận biết được văn bản mình đang đọc thuộc thể loại nào bằng việc nhận ra
các đặc trưng của thể loại đó... Như vậy, khi tiến hành hoạt động tiếp nhận,
bằng các kiến thức Lí luận trang bị, người đọc và tác giả sẽ cùng nhau giao
tiếp ăn ý hơn, hiệu quả giao tiếp ngầm đó đạt được cũng là sự khẳng định
khoảng cách tiếp nhận sẽ được rút ngắn.
Tương tự vậy, thi pháp văn học cũng có những tác động ảnh hưởng tới
quá trình lớn lên của tác phẩm. Theo tác giả cuốn Thi pháp văn học trung
đại(1) thì thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành
của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó... Nó là mĩ học nội tại
(1) Trần Đình Sử (chủ biên)

Nguyễn Thị Huyền Trang

13

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

của sáng tác nghệ thuật biểu hiện ở các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ,
tác giả và bao trùm cả là nền văn học.
Hiểu nhanh nhất, thi pháp là tổng thể các yếu tố thuộc về hình thức và
thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Khi được trang bị những
kiến thức về thi pháp văn học, cụ thể hơn là thi pháp thể loại cụ thể nào đó,
người đọc sẽ nắm bắt rất nhanh chóng về đối tượng đang tiếp nhận trong lĩnh

vực vừa trang bị, thúc đẩy quá trình rút ngắn khoảng cách tiếp nhận diễn ra
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Trong giới hạn bài viết bàn về đặc trưng thể loại tự sự dân gian, người
viết xin phép được đi thêm một phần về thi pháp thể loại này.
VHDG nói riêng, thể loại tự sự nói chung quan tâm và có khả năng giải
thích nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của những yếu tố có cội nguồn xa xưa
thuộc về thi pháp thể loại VHDG, dựa trên các môn khoa học hữu quan, đặc
biệt là dân tộc học. Không thể nắm được phương pháp nghệ thuật của VHDG
nói chung, loại tự sự dân gian nói riêng nếu không tìm hiểu thi pháp thể loại
của nó. Đấy là cách nói riêng của loại hay tiểu loại nhằm biểu đạt nội dung.
Với loại tự sự, đặc điểm thi pháp thể loại biểu hiện qua hệ thống nhân vật
chính, qua xung đột, kết cấu, qua không gian và thời gian nghệ thuật, hoặc qua
những công thức cố định (công thức mở đầu, trần thuật và kết thúc). Từ việc
nắm được những đặc điểm thi pháp của thể loại này, người đọc sẽ hoàn toàn
chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động tiếp nhận và chắc chắn, với những
hiểu biết căn bản có cơ sở khoa học đó, khoảng cách tiếp nhận, thị độ sai sẽ
là không đáng kể trong hoạt động tiếp nhận văn học.
1.2. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
1.2.1 Vấn đề thể loại
Tác phẩm văn học dù được sáng tác theo phương thức, phương pháp nào
thì nó vẫn thuộc một thể loại nhất định, vậy thể loại là gì?

Nguyễn Thị Huyền Trang

14

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Theo Từ điển Hán - Việt, thể loại là hình thức biểu hiện của tác phẩm
văn học chia theo tính chất có vần hay không có vần (văn xuôi, văn vần) hoặc
dựa theo kết cấu (thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch).
Từ điển Tiếng Việt năm 2002 cũng dẫn: thể loại là hình thức phản ánh
hiện thực; vận dụng ngôn ngữ, phương thức phản ánh hiện thực và hình thức tổ
chức ngôn ngữ của tác phẩm.
Từ điển thuật ngữ văn học cũng đưa ra khái niệm thể loại. Đó là dạng
thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong
quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức
tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả
về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy.
Từ những định nghĩa trên ta thấy rằng thể loại chính là cách nói gộp hai
khái niệm loại và thể. Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà cũng
chia tác phẩm văn chương làm thể loại và thể tài, loại là khái niệm rộng hơn.
Đông đảo các nhà nghiên cứu uy tín đều thừa nhận văn chương có ba loại lớn:
Tự sự, trữ tình và kịch. Mỗi loại bao gồm nhiều thể. Bất kỳ tác phẩm nào cũng
thuộc một loại nhất định, điều quan trọng hơn là nó phải có một hình thức thể
nào đó (hình thức tổ chức ngôn ngữ một tác phẩm).
Thể loại văn học luôn luôn vận động. Nó là một phạm trù lịch sử vừa
mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định. Về bản chất, nó phản ánh khuynh
hướng phát triển bền vững, vĩnh hằng của văn học. Các thể loại tồn tại để giữ
gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Nói như D. Li - kha - chôp,
thể loại văn học là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn
phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.
Khi tiếp cận phạm trù này cần chú ý đến tính lịch đại và trạng thái vận
động của chúng.


Nguyễn Thị Huyền Trang

15

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.2. Thể loại tự sự
Nội dung phần trên đã trình bày về vấn đề thể loại, cụ thể hơn nữa, phần
này sẽ đi vào một loại cụ thể. Đó là loại tự sự. Cần thấy rằng hai khái niệm
loại tự sự và phương thức tự sự là hai khái niệm thuộc về hai phạm trù khác
nhau, không đồng nhất, nhưng giữa chúng tồn tại một mối liên hệ, ấy là sự
trình bày. Trước khi minh giải vấn đề này, người viết xin được trình bày hiểu
biết về thể loại tự sự.
Nếu như tác phẩm văn chương thuộc loại trữ tình phản ánh hiện thực
trong sự cảm nhận chủ quan qua xúc cảm; loại kịch phản ánh hiện thực qua
xung đột, thì tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan
của nó. Toàn bộ hiện thực về các sự kiện, hiện tượng, biến cố, hành vi xảy ra
trong cuộc sống con người đều được nhà văn tả, kể lại một cách khách quan,
tồn tại bên ngoài nhà văn tưởng như không phụ thuộc vào tình cảm, mong
muốn của nhà văn.
Một tác phẩm được xếp vào thể loại tự sự khi nó có được những đặc
trưng cơ bản của loại này. Đó là một tác phẩm luôn tồn tại cốt truyện; gắn với
cốt truyện là một hệ thống các nhân vật có ngôn ngữ, biểu hiện tính cách
riêng.
Như vậy, ta có thể thấy rằng loại tự sự được dùng như một cơ sở để phân

loại tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định đó là phương
thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức trữ tình và kịch.
Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật
vào yếu tố quan trọng hàng đầu. Chính vì cùng sử dụng yếu tố này làm phương
tiện nên nhiều người có sự đồng nhất giữa hai khái niệm thể loại tự sự và
phương thức tự sự khi tìm hiểu về thể loại tự sự, bạn đọc nên có sự phân biệt,
khu biệt giữa chúng để thuận lợi cho quá trình tiếp nhận.
Trước hết, thể loại tự sự là một loại văn chương, khác với phương thức tự
sự là cách tái hiện đời sống tư tưởng. Trong một tác phẩm tự sự tất nhiên có sự

Nguyễn Thị Huyền Trang

16

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tồn tại của phương thức tự sự, bên cạnh sự tồn tại của các phương thức khác
(trữ tình, đối thoại, độc thoại...).
Thứ nữa, tuy cùng sử dụng yếu tố trần thuật song trần thuật trong thể
loại tự sự là kể lại một câu chuyện, câu chuyện ấy có thể bao gồm một hay rất
nhiều sự việc, các sự việc này lại có mối liên hệ với nhau. Nhưng cái đích cuối
cùng của việc trần thuật không phải đơn thuần là bạn đọc chỉ nắm được các sự
việc, nhớ được cốt truyện mà nó yêu cầu bạn đọc có thể nhận thức được một
vấn đề, một lĩnh vực nào đó của đời sống, cũng như tư tưởng, tình cảm tác giả
gửi gắm vào tác phẩm.

Còn trần thuật trong phương thức tự sự là việc kể một việc hay một số sự
việc có liên quan đến nhau nhưng mục đích là để cung cấp thông tin về các sự
việc ấy nhằm đạt mục đích giao tiếp nào đó.
Như vậy, khi tìm hiểu thể loại tự sự, người tìm hiểu phải luôn có sự phân
biệt giữa thể loại và phương thức trong cùng một hoạt động tự sự, tạo điều
kiện thuận lợi, tích cực cho quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học.
1.3. Lý thuyết đọc - hiểu
1.3.1. Đọc - hiểu là gì?
Đọc tác phẩm văn học là khâu đầu tiên, tiền đề trong hoạt động tiếp
nhận tác phẩm, là một bước quan trọng trong tiến trình giải mã kí tự văn bản.
Thông thường, để tiếp nhận một văn bản văn học bằng con đường đọc phải
trải qua các bước như: Đọc thông - đọc thuộc văn bản, đọc kĩ - đọc sâu văn
bản, đọc hiểu - đọc sáng tạo văn bản và đọc đánh giá - ứng dụng văn bản.
Đọc là một hoạt động để tiếp nhận thông tin từ văn bản.
Hiểu là mục đích của hoạt động đọc văn bản.
Đọc - hiểu là nắm bắt đầy đủ thông tin chứa đựng trong văn bản nhưng
tiếp nhận thông tin ấy không phải là mục đích của việc đọc mà còn phải hiểu ý
nghĩa các thông tin ấy, làm hiểu biết của người học mở rộng hơn, phong phú
hơn và từng bước góp phần hoàn thiện nhân cách người học.

Nguyễn Thị Huyền Trang

17

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Đọc - hiểu vừa là một bước trong quá trình đọc văn bản nhưng nó cũng
là yêu cầu đối với người đọc văn bản. ở đó người đọc bắt buộc phải sử dụng
các thao tác khoa học và năng lực tư duy để hiểu đúng, đầy đủ, chính xác về
ngôn từ, hình tượng, tư tưởng, tình cảm của tác giả để hình thành sự đánh giá
văn bản văn học, từ đó biết thưởng thức, hưởng thụ các giá trị nghệ thuật của
văn bản văn chương nghệ thuật.
Muốn đạt tới sự đọc - hiểu, người học cần hình thành thói quen đọc
sách, kĩ năng đọc, tập tra cứu từ điển để hiểu nghĩa của ngôn từ, khái niệm...từ
đây mới đi đến phân tích, thưởng thức văn chương.
Đọc - hiểu là năng lực cá thể, mang tính cá thể, dù chịu sự chi phối và
tác động của ngoại cảnh, nhưng quan trọng hơn là sự nỗ lực, ý thức rèn luyện
của mỗi người. Kĩ năng này mang tính tự giác bởi nếu không tự đọc mà để
người khác đọc hộ, giảng giải cho thì người đọc không bao giờ biết tự khám
phá và cảm nhận được hình hài và tính cách tác phẩm.
Dạy học văn chương đặt ra vấn đề dạy đọc văn là một trong những yêu
cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy, đọc - hiểu được coi là
khâu trung tâm, vấn đề trọng tâm trong lí thuyết đọc - hiểu.
1.3.2. Tại sao đọc - hiểu là con đường đặc trưng trong tiếp nhận tác phẩm văn
chương?
Đọc là một hoạt động văn hoá của con người, chỉ có con người mới có
khái niệm đọc các văn bản từ ngữ. Người ta có thể dạy một số con vật biết nói,
biết nhận biết tín hiệu thậm chí biết đọc. Tuy nhiên, việc đọc ấy chỉ đơn thuần
là sự bắt chước, hình thành từ các phản xạ có điều kiện. Công nghệ hiện đại
cũng có thể chế tạo và sản xuất các vật có khái niệm đọc giống như con người,
nhưng tất cả vẫn chỉ là sự mô phỏng khả năng con người mà thôi. Bản chất, đó
vẫn là những hoạt động do con người gửi gắm vào các thiết bị, vì vậy mãi mãi
nó không thể thay thế cho con người. Kết quả mà máy móc đưa ra dù chính

Nguyễn Thị Huyền Trang


18

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

xác nhưng vẫn là hoạt động vô thức. Khi con người tiếp nhận thì thực chất, con
người đang xử lý kết quả ấy bằng năng lực trí tuệ của mình.
Con người muốn đọc thì phải học chữ, biết chữ để nhận diện các kí hiệu
ngôn ngữ, để tích luỹ vốn tri thức đời sống, văn hoá, khoa học qua sách vở. Nó
là hoạt động văn hoá vì không học sẽ không đọc được. Như vậy, đọc là một
hoạt động mang tính tự giác, có mục đích của con người.
Đến đây đặt ra vấn đề về tiếp nhận: Tại sao đọc - hiểu lại là con đường
đặc trưng trong tiếp nhận tác phẩm văn chương?
Tiếp nhận thông tin là nhu cầu của con người trong quá trình sống và
phát triển, nhằm mở rộng sự hiểu biết, thích ứng với các đòi hỏi của cuộc
sống, có khả năng tham gia vào các hoạt động thực tiễn, mặt khác, góp phần
hình thành và hoàn thiện nhân cách cá nhân và đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của
xã hội.
Thông tin trong đời sống phục vụ cho nhu cầu học tập, rèn luyện...vô
cùng phong phú, đa dạng và tồn tại ở nhiều nơi, nhiều vật chứa tin. Vật chứa
tin ở đây có thể là một mẩu xương, một đoạn gen, một mảnh gốm vỡ...và ta
cần phải đề cập đến một vật chứa tin khá phổ biến. Đó là văn bản.
Văn bản tồn tại với số lượng phong phú cả về lượng và loại. Trong tất cả
các vật chứa tin, văn bản có số lượng nhiều nhất, thông tin phong phú nhất và
tác động nhiều nhất đến tinh thần chủ thể tiếp nhận. Chính bởi vậy mà nó có

một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, đời sống cộng đồng, đời
sống khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Điều đáng bàn là làm thế nào để lấy tin từ các vật chứa tin? Với mỗi vật
chứa tin đều có những cách thức lấy tin khác nhau. Để lấy thông tin từ văn
bản, cách duy nhất là phải đọc, ngoài đọc ra, không có cách nào khác để lấy
tin từ văn bản ngôn ngữ.
Tác phẩm văn chương là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ. Bởi vậy, đây
được xem là một vật chứa tin không chỉ mang thông tin thuần tuý mà còn lưu

Nguyễn Thị Huyền Trang

19

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trữ cả lượng thông tin nghệ thuật. Nó chính là một vật chứa tin phổ biến nhất.
Tiếp cận với nó chỉ có một cách duy nhất là đọc. Bởi vậy, đọc được xem là con
đường đặc trưng, phương pháp đặc thù duy nhất để tiếp nhận thông tin từ các
văn bản ngôn từ.
Cần lưu ý rằng, ngay với văn bản VHDG, tính chất đặc trưng là tính
truyền miệng, hình thức ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói nên nó chỉ sống trong
quá trình diễn xướng, thì khi đưa vào quá trình tiếp nhận nó vẫn chuyển sang
dạng văn bản viết, từ tín hiệu âm thanh sang tín hiệu chữ viết bởi hoạt động
nghe bị coi là thụ động, gián tiếp tiếp xúc với thông tin chứ không phải khai
thác thông tin. Và như thế, hoạt động nghe chuyển sang hoạt động thay thế là

đọc.
Tựu chung lại, đọc chính là một hoạt động văn hoá không thể thiếu trong
cơ chế tiếp nhận. Nó đóng vai trò nền tảng cơ sở cho mọi hoạt động tiến hành
sau này để thúc đẩy quá trình phát triển, lớn lên của chủ thể tiếp nhận và đối
tượng tiếp nhận.

Nguyễn Thị Huyền Trang

20

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chương 2
Đặc trưng thể loại tự sự
và việc đọc - hiểu tác phẩm tự sự dân gian
qua truyện cổ tích Tấm Cám
2.1. Đặc trưng thể loại tự sự dân gian
2.1.1. Cốt truyện
Cốt truyện là thành phần quan trọng trong tác phẩm tự sự. Tự sự được
hiểu là kể chuyện, trần thuật. Muốn kể chuyện thì phải có chuyện để kể, nhà
văn muốn sáng tác một tác phẩm tự sự thì buộc phải có cốt truyện. Đây là
thành phần cần phải có, tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là giá trị của
tác phẩm phụ thuộc vào nó, mà sức sống của tác phẩm vẫn nằm ở tư tưởng mà
nó biểu đạt.
Hiểu nhanh nhất, cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức

theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan
trọng nhất trong hình thức của tác phẩm tự sự. Nó có tác dụng bộc lộ tính cách
nhân vật hoặc phản ánh thực trạng của đời sống.
Nắm được cốt truyện nghĩa là nắm được logic mạch truyện và hiểu được
nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Cốt truyện nào cũng có quá trình hình thành,
phát triển và kết thúc. Một cốt truyện truyền thống bao giờ cũng có đủ 5 thành
phần(1):
(1) Mở đầu: Giới thiệu tình huống có mâu thuẫn dẫn tới sự kiện.
(2) Thắt nút: Sự kiện xảy ra báo hiệu một thay đổi dẫn đến một nguy cơ,
một sự kiện khác.
(3) Phát triển: Chuỗi sự kiện xảy ra tiếp theo sau thắt nút cho đến đỉnh
điểm.
(1) Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB GD, H,2004

Nguyễn Thị Huyền Trang

21

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

(4) Đỉnh điểm (Cao trào): Sự kiện đánh dấu mâu thuẫn gay gắt đến mức
bùng nổ.
(5) Mở nút: Sự kiện giải quyết mâu thuẫn. Mở nút thường bất ngờ và rất
thú vị. Sau mở nút là hết chuyện.
Cần lưu ý rằng không phải cốt truyện nào cũng có đủ 5 thành phần trên,

đặc biệt là cốt truyện hiện đại, các thành phần có thể không theo một trật tự cố
định,...Điều quan trọng là thâm nhập vào nội dung của tác phẩm, khảo sát các
chặng đường đời của nhân vật chính.
Có thể nhận thấy tương đối rõ ràng là các tác phẩm tự sự dân gian hầu
hết cốt truyện đều đầy đủ 5 thành phần nêu trên. Còn các tác phẩm tự sự hiện
đại thì không. Việc khuyết thiếu một trong các công đoạn mang dụng ý vẫn có
ý nghĩa của nó. Ví dụ, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cuối tác phẩm là
hình ảnh chị Dậu vụt chạy ra ngoài trời. Bầu trời tối đen như mực tối như cái
tiền đồ của chị. Sự kiện này không có tính chất giải quyết mâu thuẫn đã có
trước đó (mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân cùng đinh). Vì vậy, tác phẩm
thiếu đi thành phần mở nút, nhưng vẫn gợi cho bạn đọc những suy luận, giả
thiết, suy nghĩ về vấn đề mà nhà văn đưa vào tác phẩm.
Biểu hiện rõ ràng hơn của tự sự hiện đại khác tự sự dân gian là có những
tác phẩm thậm chí không có cốt truyện. Nó chỉ đơn thuần là những sự kiện,
những biến cố không có xung đột, mâu thuẫn mà chỉ có cảm xúc. Tiêu biểu
nhất phải kể đến tác giả Thạch Lam. Tác phẩm Thạch Lam làm bạn đọc liên
tưởng đến những bài thơ trữ tình cũng là vì đặc điểm này.
2.1.2. Nhân vật
Tất cả các loại hình văn học đều có sự tham gia của nhân vật. Nhân vật
trong tác phẩm văn học được gọi là nhân vật văn học. Khi tìm hiểu đặc trưng
này, bạn đọc cần có sự phân biệt khái niệm con người và nhân vật. Đây là
hai mặt khách quan và chủ quan, không nên đánh đồng, đồng nhất chúng với
nhau. Bởi vì nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ. Nó
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào cả mà chỉ một
hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.

Nguyễn Thị Huyền Trang

22


K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ví dụ như, đồng tiền là nhân vật chính trong tác phẩm Ơ-giê-ni Gơrăng-đê của Ban-dắc; Thỏ và rùa là nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn
cùng tên của La-phông-ten; Cái mũi là nhân vật chính trong truyện ngắn cùng
tên của văn hào SêKhốp... Bên cạnh những nhân vật có tên riêng (Tấm, Cám,
chị Dậu...)
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Nói đến nhân vật là nói đến sự sáng tạo.
Trong một tác phẩm tự sự, nhân vật tồn tại với tư cách hình thức tác
phẩm. Nhà văn sử dụng nó để tái hiện đời sống, biểu lộ tư tưởng, tình cảm của
mình.
Hệ thống nhân vật trong một tác phẩm tự sự bao giờ cũng đông đảo hơn
so với loại trữ tình và kịch, được chia làm nhân vật chính và nhân vật phụ.
(theo vai trò của nhân vật trong tác phẩm). Các nội dung thể hiện chủ yếu qua
nhân vật chính vì thế, muốn hiểu đúng nội dung tác phẩm, cần xác định được
đâu là nhân vật chính để phân tích tính cách nhân vật ấy.
Khi tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự cần dựa vào những đặc điểm
ngoại hình, ngôn ngữ, hành động... Để nắm được tính cách nhân vật bộc lộ qua
những phương diện ấy. Cũng cần xem xét tính cách nhân vật khi hoàn cảnh,
môi trường khác nhau, quy định những mối quan hệ khác nhau cũng nói lên
tính cách nhân vật.
Bài viết cũng xin làm rõ thêm đặc điểm nhân vật tự sự dân gian. Đây là
nhân tố thuộc về phương pháp sáng tác, trào lưu sáng tác quy định kiểu xây
dựng nhân vật. Chẳng hạn, nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn là kiểu nhân vật
lí tưởng, tính cách của họ ít tồn tại trong đời sống thực tế mà chỉ tồn tại trong

ước mơ, khát vọng. Hoặc, nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực thì tính cách
được điển hình hoá một cách sống động, rất gần với đời sống thực tại. Cũng

Nguyễn Thị Huyền Trang

23

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

như vậy, nhân vật trong tác phẩm tự sự dân gian cũng mang những đặc điểm
riêng khác, đó là hầu hết các nhân vật trong sáng tác truyền miệng đều là
nhân vật chức năng. Họ đại diện cho một loại người, một giai tầng trong xã
hội, không phải là những cá thể mang tính cách cá nhân, có đời sống tâm lí.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nhân vật chức năng là nhân vật có
các đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có
đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số
chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất
với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm. Chẳng hạn, trong các truyện cổ tích,
các anh hùng xuất hiện là để giết trăn tinh, yêu quái, phù thuỷ... để cứu người
đẹp; công chúa và vua thường hay gặp nạn, được cứu, công chúa trở thành
phần thưởng cho anh hùng. Tiên, Bụt xuất hiện để an ủi, thử lòng, cho phép
màu, ban hạnh phúc. Cái ác bao giờ cũng bị trừng phạt đích đáng...
Đây là một khái niệm còn mới mẻ, sự phân loại xuất phát từ cấu trúc
hình tượng, từ cách tiếp nhận nhân vật văn học đã nêu.
Tóm lại, khi tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm tự sự dân gian người

đọc cần chú ý đến tính chức năng, bản chất chức năng của nhân vật, tránh cái
nhìn phiến diện, lệch lạc về nhân vật.
2.1.3. Ngôn ngữ
M. Gorki khẳng định ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học (X. th.
Văn học). Đó là chất liệu tạo ra công trình nghệ thuật văn chương. Đặc trưng
cần bàn luận ở đây là ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn chương. Đó là
lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch (Từ điển
thuật ngữ văn học).

Nguyễn Thị Huyền Trang

24

K31A - Ngữ Văn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương diện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân
vật là một phạm trù lịch sử. Trong giới hạn bàn về loại tự sự dân gian, người
viết chỉ lưu ý bạn đọc rằng do các đặc trưng của thi pháp thể loại, đặc trưng
thể loại (tính truyền miệng) ý niệm cá nhân chưa phát triển, nhân vật lại mang
tính chức năng, nó chưa có được sự cá thể hoá sâu sắc, chưa trở thành một yêu
cầu thẩm mĩ đối với quá trình tiếp nhận.
Nắm được ba đặc trưng quan trọng nhất trong thể loại tự sự, cụ thể là tự
sự dân gian, khi đi vào tìm hiểu, tiếp nhận bằng con đường đọc - hiểu theo đặc
trưng thể loại, chủ thể tiếp nhận cần bám vào từng đặc điểm để tiến hành từng

bước trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn học. Cụ thể hướng đi sẽ được trình
bày ở nội dung sau.
2.2. Đọc - hiểu tác phẩm tự sự dân gian
2.2.1. Khái quát về tự sự dân gian, đọc - hiểu tác phẩm tự sự dân gian
Tự sự dân gian là một loại trong bộ phận VHDG. Tất cả các tác phẩm có
chung hệ số là các đặc trưng của loại này (cốt truyện, nhân vật...) thuộc bộ
phận VHDG được gọi là tự sự dân gian. Chẳng hạn, truyện cổ tích, thần thoại,
truyền thuyết, truyện ngụ ngôn...
Tổng thể các thể trên đều có chung những dấu hiệu đặc trưng của loại,
cùng gắn với thể văn nói của nghệ thuật truyền miệng.
Chúng ta biết rằng VHDG tồn tại trong đời sống văn học không phải là
một thực thể đơn nhất, độc lập, nhất dạng mà dưới hình thức thể loại xác định,
mang bản chất chung là phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế, mà một số
nhà phương pháp khoa học gọi đó là phương pháp lịch sử đặc thù của nó. Thể
loại, do đó, được coi là đơn vị cơ sở của VHDG, là điểm xuất phát tất yếu của

Nguyễn Thị Huyền Trang

25

K31A - Ngữ Văn


×