Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đặc trưng thể loại tự sự với việc giảng dạy các tác phẩm của tô hoài trong nhà trường PTTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.1 KB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống xã hội, văn học từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần, trở
thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Mỗi một tác phẩm văn
học đều được kết tinh từ những tư tưởng, tình cảm, từ những suy nghĩ, sự trăn
trở cũng như tài năng sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn.
“Văn học là nhân học” vì nó hướng con người ta đến cái Chân – Thiện –
Mĩ. Người đọc tìm thấy ở văn học tính nghệ thuật, tính nhân văn và nhân bản
cao cả, nó có khả năng giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Vì
vậy văn học ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống cũng như
trong các trường PTTH.
Tác phẩm văn học trong nhà trường PTTH được coi là những tác phẩm
điển hình, được thanh lọc và chọn lựa kĩ lưỡng để giảng dạy cho học sinh.
Các tác phẩm ấy chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Nó
không chỉ cung cấp trí thức, những hiểu biết về cuộc sống , thế giới xung
quanh mà còn có tác dụng giáo dục nhân cách, phẩm chất, đạo đức, thẩm mĩ
cho học sinh. Bởi vậy, vai trò của người giáo viên dạy văn là vô cùng quan
trọng. Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết thì dạy văn và học văn không hề là
chuyện đơn giản, đó là hoạt động khó khăn, phức tạp đòi hỏi người thầy
không chỉ có tri thức trình độ mà đòi hỏi phải có kĩ năng, phương pháp hợp
lý, tích cực mang lại hiệu quả cao.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đang thực sự trở thành
một diễn đàn sôi nổi, thu hút khá nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục và
giáo viên tham gia trao đổi, tranh luận. Đã có nhiều ý kiến, quan điểm được
đề xuất, trong đó vấn đề đáng chú ý nhất là vấn đề giảng dạy tác phẩm văn
học theo đặc trưng thể loại. Đây là phương pháp được đáng giá là tích cực,



1


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

ngày càng được quan tâm ứng dụng vào trong dạy học Ngữ văn. Mỗi một tác
phẩm văn học đều tồn tại dưới một loại thể nhất định: tự sự - kịch - trữ tình…
đòi hỏi phải có phương pháp cách thức giảng dạy phù hợp theo từng đặc trưng
cụ thể.
Hiện nay, chương trình Ngữ văn mới được biên soạn theo nguyên tắc
thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Trong chương trình PTTH,
một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, khá phong phú và đồ sộ là thể
loại tự sự. Hiểu một cách đơn giản tự sự chỉ các tác phẩm được viết theo các
thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ký…nhìn chung đều thể hiện
hiện thực cuộc sống cũng như tình cảm , suy nghĩ của nhà văn thông qua hình
tượng nhân vật với tâm trạng, hành động, ngôn ngữ, … những câu chuyện cụ
thể, những không gian, phong tục, tập quán cụ thể…
Một trong những tác giả tiêu biểu cho thể loại tự sự được đưa vào giảng
dạy ở trường PTTH phải kể đến Tô Hoài. Tô Hoài được coi là nhà văn nổi
tiếng, tài năng và có “số lượng tác phẩm nhiều nhất trong nền văn học Việt
Nam”. Hơn nửa thế kỉ cầm bút không biết mệt mỏi, Tô Hoài đã dành chọn
tâm huyết , sức lực cũng như tài năng của mình cho sáng tạo nghệ thuật. Mỗi
chặng đường sáng tác của ông đều gắn với những chặng đường của lịch sử xã
hội Việt Nam. Trong chặng đường dài dằng dặc ấy, ông đã tìm được cho mình
một hướng đi, một phong cách và giọng điệu riêng.
Truyện ngắn của Tô Hoài đã được đưa vào giảng dậy trong chương trình
PTTH với các tác phẩm như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Vợ chồng A Phủ. Đã có

rất nhiều công trình nghiên cứu viết về truyện ngắn Tô Hoài, khai thác cả hai
mặt: nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, các bài viết và bài giảng đó dều chưa
khai thác thấu đáo giá trị truyện Tô Hoài trên góc độ loại thể.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Đặc trưng thể loại tự sự với
việc giảng dạy các tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường PTTH ” nhằm

2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

góp thêm một hướng tiếp cận, một hướng dạy học tác phẩm của Tô Hoài nói
riêng và các tác phẩm tự sự trong nhà trường phổ thông nói chung từ đặc
trưng thể loại. Đồng thời tăng thêm hiểu biết cho bản thân, chuẩn bị hành
trang vững chắc trước khi trở thành người giáo viên dạy văn tương lai.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong chương trình văn học Việt Nam ở bậc PTTH, số lượng tác phẩm
tự sự chiếm số lượng lớn cho nên, việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy
học thích hợp là vấn đề đặt ra từ lâu, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu văn học và các nhà giáo tâm huyết. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu đạt những thàng tựu cao, có tác dụng làm nền tảng mở ra nhiều con
đường tiếp nhận và giảng dạy khác nhau.
* Đặng Anh Đào trong “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện đại”, NXBGD.H.1995, đã khẳng định vấn đề đổi mới trên các phương
diện có tính chất đặc trưng thể loại như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ của
tiểu thuyết phương Tây so với tiểu thuyết truyền thống. Ở đây, tác giả đã vận
dụng lý thuyết về đặc trưng thể loại trong nghiên cứu tác phẩm văn học.
* Đỗ Đức Hiểu đã tập hợp hai cuốn “Đổi mới phê bình văn học”(1994)

và “Đổi mới Đọc và Bình văn”(1999) thành cuốn “Thi pháp hiện đại” trong
đó có một nội dung trọng tâm là thi pháp truyện và giảng dạy truyện. Tuy
nhiên, công trình này cũng mới chỉ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu, phê
bình,chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy.
*Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Năm bài giảng về thể loại,Văn
học-học văn” đã trình bày về các thể loại văn học như: truyện ngắn, tiểu
thuyết, kí, tiểu luận, trường ca, sử thi anh hùng…và bước đầu ông đã đưa ra
vấn đề phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
* Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Hiểu văn ,dạy văn” Nxb GD.H.
2001 cũng bàn về vấn đề vận dụng đặc trưng thể loại vào tiếp nhận và giảng
dạy văn học.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

*Hay cuốn “Những vấn đề thi pháp của truyện” Nxb GD. 2000 do
Nguyễn Thái Hòa viết cũng đề cập một thể loại của tự sự hiện đại là truyện
ngắn song chỉ dừng lại ở mức đọ khái quát.
*Giáo sư Trần Thanh Đạm trong “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo thể loại” cũng đi vào đặc trưng của thể loại tác phẩm tự sự, từ đó đưa ra
phương pháp giảng dạy song cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược.
Vấn đề giảng dạy tác phẩm Tô Hoài trong nhà trường PTTH đã được
bàn tới. Nhưng hướng dẫn giảng dạy từng tác phẩm cụ thẻ thì rất ít. Phần lớn
các tác giả viết dưới dạng phân tích, bình giảng tác phẩm cho hoc sinh.
Ở đề tài này, người viết trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi
trước,bổ sung thêm một số hiểu biết về đặc trưng thể loại tự sự nói chung và

tác phẩm tự sự của Tô Hoài nói riêng, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy
các tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường PTTH.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
. Cơ sở lý luận chung về thể loại,thể loại tự sự và tự sự hiện đại
. Việc giảng dạy tác phẩm tự sự của Tô Hoài trong nhà trường PTTH.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
.Đặc trưng thể loại tự sự và việc giảng dạy các tác phẩm tự sự của Tô
Hoài trong nhà trường PTTH.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xác định đặc trưng của thể loại tự sự và sự thể hiện của nó trong các tác
phẩm của Tô Hoài.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm của Tô Hoài thông qua một số
tác phẩm của ông trong nhà trường PTTH. (Dế Mèn phiêu lưu kí và Vợ chồng
A Phủ).
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp:

4


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lí luận
.Phương pháp phân tích
.Phương pháp so sánh
.Phương pháp khảo sát thực tiễn dạy học văn ở trường PTTH
.Phương pháp thực nghiệm
7. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN

Khóa luận góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu đặc trưng của thể loại tự
sự và hướng dẫn việc giảng dạy một số tác phẩm của Tô Hoài theo đặc trưng
thể loại trong nhà trường PTTH.
8. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận gồm 3 phần:
1 : Phần mở đầu
2 : Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Giảng dạy tác phẩm tự sự của Tô Hoài trong nhà
trường PTTH.
Chương 3: Giáo án thực nghiệm.
3 : Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.

5


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 . Cơ sở lí luận
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn
từ, nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống, con người,
biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại. Như vậy, quá
trình nhà văn làm ra tác phẩm là quá trình nhận thức hiện thực, phản ánh cuộc
sống để đưa vào trong tác phẩm của mình.

Mỗi một tác phẩm văn học lại tồn tại dưới một hình thức thể loại nhất
định. Đó là phương thức mà nhà văn lựa chọn để thể hiện sự sáng tạo nghệ
thuật của mình cũng như những quan điểm, tư tưởng được chứa đựng trong
tác phẩm ấy.
Khi đến với tác phẩm văn học, mỗi bạn đọc lại có một cách tiếp nhận
khác nhau, nhưng dù tiếp nhận ở khía cạnh nào thì điều mà bạn đọc nhận thấy
và quan tâm đầu tiên là vấn đề loại thể. Bởi, muốn hiểu được một tác phẩm
văn học phải biết được nó được viết theo loại thể nào? Nắm được các đặc
điểm của loại thể không chỉ giúp cho người đọc, người học hiểu văn mà còn
giúp họ có khả năng tạo lập được văn bản ở một số loại thể nhất định.
1.1. Thể loại văn học
1.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách để định nghĩa “Loại thể” văn học:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, loại thể là “Dạng thức của tác phẩm
văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát
triển lịch sử của văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác
phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính
chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy”.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

Trong cuốn “Từ điển Hán Việt” các tác giả lại đưa ra một cách hiểu cụ
thể hơn về vấn đề loại thể, đó là “Hình thức biểu hiện của các tác phẩm văn
học chia theo tính chất có vần hay không có vần (văn xuôi, văn vần) hoặc dựa
theo kết cấu (thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch…)”.

Mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu có một cách định nghĩa khác nhau,
nhưng trên thực tế, “Loại thể” không phải là một khái niệm mà đây là cách
nói gộp của hai khái niệm: Loại và thể.
Loại (loại hình) là phương thức mà người nghệ sĩ sử dụng để nhận thức
khám phá, tái hiện đời sống khách quan và sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật
mà thông qua hình tượng nghệ thuật ấy để biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Có ba
loại hình tiêu biểu: tự sự, trữ tình, kịch.
Trong quá trình phát triển, ba thể loại này có mặt ở tất cả mọi nền văn
học của các quốc gia trên thế giới, ở cả ba thời kì: cổ đại, trung đại và hiện
đại, xuất hiện ở tất cả các trào lưu khuynh hướng văn học.
Loại là vấn đề có tính quy luật, mỗi loại hình ấy ngoài đặc điểm phổ biến ra
còn chứa đựng đặc điểm của thời đại, dân tộc, cộng đồng, cá nhân của người
nghệ sĩ.
Thể (thể tài) là phương thức tổ chức hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
Nếu “Loại” là khái niệm có tính bền vững thì “Thể” thường xuyên biến
động và thay đổi. Vì thế, số lượng của thể luôn nhiều hơn loại, như trong loại
tự sự có nhiều thể :tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện cực ngắn…
Loại và thể có mối quan hệ độc lập tương đối, mối quan hệ bao chứa
nhau. Loại là khái niệm lớn, thể là khái niệm nhỏ nằm trong loại.
Thể loại văn học là một hệ thống chỉnh thể của tác phẩm. Nó chỉ quy
luật loại hình của tác phẩm, trong đó, một nội dung sẽ tương ứng với một hình
thức nhất định. Trong loại thể luôn có sự thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm
hứng, hệ thống nhân vật, kết cấu, lời văn. Sự thống nhất giữa các phương diện

7


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn


trên được quy định bởi phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nó ứng với hoạt
động nhận thức của con người và tạo ra một kênh giao tiếp đối với bạn đọc.
Như vậy, nói tới thể loại là nói tới cách thức tổ chức tác phẩm-một kiểu tái
hiện đời sống theo lối gián tiếp.
1.1.2. Phân loại
Trong lịch sử tồn tại nhiều cách phân chia thể loại khác nhau. Arixtôt
[384-322 T.C.N] là người đầu tiên đề xuất chia tác phẩm văn học thành ba
loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Đây là cách chia dựa vào quy luật xây dựng hình
tượng và phương thức phản ánh đời sống. Cho đến nay cách phân chia của
Arixtôt vẫn còn nguyên giá trị khoa học đúng đắn. Hiện tại, chúng ta vẫn chủ
yếu sử dụng cách phân chia này.
Ngoài ra, chúng ta cũng bắt gặp một số cách chia khác. Chẳng hạn, ở
Trung Quốc, văn học giai đoạn đầu chỉ phân chia làm hai loại: thơ và văn
xuôi (tản văn). Sau đó, qua quá trình phát triển, văn học Trung Quốc chia làm
nhiều thể loại mà phổ biến thừa nhận bốn loại: thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết và
kịch.
Sự phân loại tác phẩm văn học theo loại thể là căn cứ vào những đặc
trưng có tính ổn định. Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa giữa các loại thể.
Trên thực tế, giữa các loại thể đều có hình thức trung gian và luôn có sự phát
triển và tác động qua lại lẫn nhau. Điều này rất dễ nhận thấy, bởi lẽ trong tác
phẩm tự sự có chứa những yếu tố trữ tình và ngược lại, trong tác phẩm trữ
tình cũng bao hàm cả yếu tố tự sự, đặc biệt trong kịch có sự kết hợp cả hai
yếu tố trên.
Trong phạm vi khóa luận này, người viết chỉ có điều kiện đi sâu vào thể
loại tự sự.

8



Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

1.1.3. Thể loại tự sự
1.1.3.1. Khái niệm
Trong giới nghiên cứu văn học có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về thể
loại tự sự. Bởi vậy, các khái niệm đưa ra khá phong phú và đa dạng.
“Từ điển thuật ngữ văn học”, NxbGD, định nghĩa tự sự là “Phương thức
tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được
dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”.
Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể lại
đưa ra một cách nhìn khác về thể loại tự sự, “Tự sự là loại tác phẩm văn học
tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt ở bên ngoài
đối với tác giả thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn
cảnh, của sự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người. Ở đây,
tác giả chỉ đóng vai trò là người kể chuyện. Tư tưởng tình cảm, thái độ của tác
giả biểu hiện chủ yếu là ở bản thân câu chuyện ở xu hướng phát triển và kết
thúc của sự việc, ở những con người mà tác giả muốn cho người đọc ghét hay
yêu”.
Bêlinxki căn cứ vào yêu cầu miêu tả tính cách và thể hiện tư tưởng tình
cảm của nhà văn cho rằng: tác phẩm loại tự sự tái hiện đời sống thông qua
việc miêu tả sự kiện. Trong sự kiện có sự thâm nhập sâu sắc tư tưởng, tình
cảm của tác giả vào các hành động bên ngoài của nhân vật, làm cho không
phân biệt được nhau nữa. Một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển. Ở
loại này, tác giả có thể đứng ngoài mà kể, cũng có thể để cho nhân vật tự kể,
không bị hạn chế nào, sự phản ánh của nó có thể hết sức sâu rộng, chi tiết.
Như vậy, thể loại tự sự có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng hiểu
một cách chung nhất: Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực đời sống
một cách khách quan, bằng việc kể lại một câu chuyện, câu chuyện ấy có thể

bao gồm một hoặc một số sự việc, các sự việc này có mối quan hệ với nhau

9


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

và cái đích cuối cùng của nó không để cho bạn đọc nắm được sự việc, nhớ
được câu chuyện mà bạn đọc có thể nhận thức được một vấn đề, một lĩnh vực
nào đó của đời sống cũng như tư tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm vào đó.
1.1.3.2. Cách phân chia thể loại tự sự
Cách phân chia thể loại tự sự căn cứ vào rất nhiều tiêu chí khác nhau,
mỗi tiêu chí lại tương ứng với một kiểu dạng. Chẳng hạn:
Xét theo tiến trình lịch sử, có thể chia thành: Tự sự dân gian, tự sự
trung đại, tự sự hiện đại.
Xét theo phương thức sáng tác, chia thành: Tự sự chủ nghĩa cổ điển, tự
sự chủ nghĩa lãng mạng, tự sự chủ nghĩa hiện thực.
Xét theo dung lượng của tác phẩm có: Truyện ngắn, truyện cực ngắn,
truyện vừa, truyện dài…
Chia theo hình thức ta có: Anh hùng ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ
ngôn…
1.1.3.3. Đặc trưng của thể loại tự sự:
Mỗi thể loại văn học đều mang trong mình những đặc trưng riêng biệt.
Thể loại tự sự cũng vậy. Sự khác biệt đó thể hiện ở ba yếu tố: cốt truyện, nhân
vật và ngôn ngữ.
Thứ nhất: Cốt truyện.
Cốt truyện được coi như xương sống của mọi tác phẩm tự sự, là yếu tố
đầu tiên để xây dựng nên một tác phẩm văn học. Do vậy, muốn tạo ra một tác

phẩm thì việc đầu tiên phải tạo ra được cốt truyện.
“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa “Cốt truyện là hệ thống sự kiện, là
nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn học loại tự sự”.
Một cách định nghĩa khác về cốt truyện “Cốt truyện là hệ thống sự kiện
cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành

10


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc các loại tự sự và kịch”.(1)
Dù các khái niệm đưa ra không giống nhau nhưng đều thống nhất: Cốt
truyện là một tập hợp các biến cố, sự kiện, các tình tiết được sắp xếp theo một
trật tự, nguyên tắc nhất định. Các biến cố, sự kiện ấy có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ có ý nghĩa quyết định
đến cuộc đời của nhân vật.
Cơ sở chung của mọi cốt truyện, xét đến cùng, là những xung đột xã
hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách nên nó hết sức phong phú và đa
dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng thế nào thì mọi cốt chuyện đều trải
qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi
cốt truyện thường bao gồm các thành phần : mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh
điểm (cao trào) và kết thúc. Tuy nhiên, không phải cốt truyện nào cũng bao
hàm đầy đủ các thành phần như vậy, do đó tránh thái độ máy móc khi phân
tích thành phần của cốt truyện.
Thứ hai: Nhân vật.

Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có nhân vật. Nhân vật là phương
tiện hình thức để nhà văn phản ánh, tái hiện đời sống, gửi gắm quan điểm, tư
tưởng, tình cảm của mình.
Hiểu một cách cụ thể nhân vật văn học là “Con người cụ thể được miêu
tả trong tác phẩm văn học”.
Theo giáo sư Trần Thanh Đạm: “Nhân vật là hình tượng những con
ngời đang sống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động trong những môi trường, hoàn
cảnh, tình huống, những con người có quá trình, vận mệnh, có khi có bản sắc
và có tính cách”.
---------------------------------------------(1) Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi-Từ điển thuật ngữ văn học
-NxbGD-H.2006-tr.99

11


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

Tuy nhiên, trong các tác phẩm ngụ ngôn, thậm chí cả chuyện hiện đại
thì nhân vật trong tác phẩm không phải chỉ là con người, nó có thể là các con
vật. Vì vậy, nhân vật phải được hiểu theo nghĩa rộng, có mối quan hệ chặt chẽ
với cái gọi là “Con người” trong đời sống nhưng nó không đồng nhất. Nhân
vật chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm văn học chỉ tồn tại
nhân vật chứ không tồn tạo con người và ngược lại. Theo cách hiểu này thì
nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không
tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà
còn có thể là những sự vật, loài vật khác, ít nhiều mang bóng dáng, tính cách
của con người được dùng như những phương thức để biểu hiện con người”.
Nhân vật là một đặc điểm nổi bật của tác phẩm tự sự. Ở mỗi một

phương pháp sáng tác, mỗi trào lưu văn học mà cụ thể là ở mỗi nhà văn lại có
một kiểu xây dựng nhân vật khác nhau. Tuy vậy, các nhân vật trong tác phẩm
tự sự vẫn buộc phải tuân thủ theo một số quy ước: nhân vật phải có lai lịch
xuất thân, có tính cách, luôn được đặt trong các mối quan hệ hiện hữu: quan
hệ với môi trường sống, với cộng đồng, với các nhân vật khác. Những quy
ước ấy không chỉ là căn cứ để nhà văn xây dựng nhân vật mà còn là cơ sở để
người đọc có thể tiếp nhận, tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm.
Thứ ba: Ngôn ngữ.
Đặc trưng thứ ba của thể loại tự sự là ngôn ngữ. Cùng với cốt truyện và
nhân vật thì ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng vì nó vừa là công cụ vừa là
chất liệu cơ bản của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố mang tính phi vật thể được
dùng để xây dựng tác phẩm văn học. Vì vậy, M.Gorki đã khẳng định “Yếu tố
đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự
kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”.
Căn cứ vào thể loại văn học, người ta chia ngôn ngữ văn chương thành
ba loại: ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ trữ tình và ngôn ngữ kịch. Cả ba loại ngôn

12


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

ngữ này đều phải mang tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa và tính
biểu cảm cao. Tuy nhiên, những thuộc tính chung đó thể hiện qua các loại thể
văn học khác nhau là khác nhau.
Cụ thể, trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ chủ yếu là dùng lối kể chuyện
để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người. Trong ngôn ngữ tự sự
lại được chia thành: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Hai

loại ngôn ngữ này luôn đan xen, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện xuyên
suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Thông qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ ấy mà
ta hiểu được nội dung tư tưởng cũng như giá trị ngệ thuật mà tác giả gửi gắm
trong tác phẩm của mình.
Cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ là ba yếu tố có mối quan hệ khăng
khít với nhau, là cơ sở chính để tạo nên một chỉnh thể văn học.
1.2. Tiếp nhận văn học
1.2.1. Tiếp nhận và tiếp nhận văn học
Theo “Từ điển tiếng Việt”, tiếp nhận là “Đón nhận cái từ người khác,
nơi khác chuyển giao cho”.
Theo đó, tiếp nhận văn học là “Hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng
thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình
tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả
cho đến sản phẩm sau khi đọc”.(1)
Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn
chương” lại quan niệm: “Tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho
người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố
và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và
năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”.
---------------------------------------------(1) Từ điển thuật ngữ văn học-Sđd

13


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp đối thoại tự do
giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất

cả trái tim, khối óc, hứng thú, nhân cách và tri thức của mình.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó thúc đẩy ảnh hưởng văn học,
làm cho tác phẩm văn học không đứng yên mà luôn luôn vận động phát triển,
phong phú thêm trong từng thời kì lịch sử khác nhau của văn học.
Việc dạy tác phẩm văn học trong nhà trường thực chất là dạy cho học
sinh cách tiếp nhận văn học. Đối với học sinh, quá trình tiếp nhận ấy luôn có
sự giúp đỡ của giáo viên. Điều đáng lưu ý là, mỗi một tác phẩm văn học đều
được người nghệ sĩ sáng tạo bằng phương thức riêng vì vậy người giáo viên
phải nắm được các phương thức đặc trưng ấy để giúp học sinh có cách tiếp
nhận cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Cơ sở tiếp nhận tác phẩm văn học
1.2.2.1. Qúa trình sáng tạo tác phẩm của nhà văn
Có rất nhiều cách khác nhau để tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Nhưng dù tiếp nhận bằng cách nào đi chăng nữa cũng nhằm vào mục đích:
Hiểu và cảm được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Muốn
vậy trước tiên cần phải hiểu tác phẩm văn học ấy được nhà văn làm ra bằng
con đường nào ?
Tác phẩm văn học được coi là con đẻ tinh thần, là tâm huyết sáng tạo
của nhà văn. Cảm hứng nghệ thuật kết hợp với khả năng quan sát, thâu tóm
hiện thực khách quan đồng thời huy động tối đa tri thức tài năng, sức sáng tạo
sự nhiệt huyết của nhà văn, tất cả tạo thành quá trình thai ngén cho sự ra đời
của một tác phẩm. Các vấn đề được phản ánh trong tác phẩm chủ yếu được
tác giả chọn lọc từ thực tiễn khách quan của cuộc sống. Tuy nhiên thực tiễn
ấy được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, nói cách khác, trong
tác phẩm khách quan được phản ánh thông qua nhận thức qua sự khái quát,

14


Khóa luận tốt nghiệp


Trịnh Thị Mai- K31BVăn

đánh giá của nhà văn, và nhà văn bao giờ cũng gửi gắm vào đó những tư
tưởng tình cảm của mình.
Có thể khẳng định rằng, trong bốn thành tố tạo nên một quá trình sáng
tác và thưởng thức văn học : thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc thì nhà văn
với tư cách một chủ thể sáng tạo, đóng vai trò quan trọng nhất.
1.2.2.2. Con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể. Chỉnh thể ấy là sự kết hợp của ba
yếu tố: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ. Giảng dạy một truyện ngắn, ngoài
việc nắm được các đặc trưng của thể loại tự sự đòi hỏi người dạy phải biết
cách lựa chọn phương pháp sao cho hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
của học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận thường
bao gồm bốn bước: đọc, phân tích, cắt nghĩa và bình giá. Quá trình tiếp nhận
tác phẩm tự sự cũng dựa trên các bước cơ bản này.
* Hoạt động đọc.
Thông tin trong đời sống là vô cùng phong phú và đa dạng. Thông tin
ấy có ở nhiều nơi, được chứa trong nhiều vật chứa tin khác nhau. Văn bản là
một trong những vật chứa tin ấy. Nó được coi là vật chứa có khả năng tích luỹ
nhiều thông tin nhất và tác động đến nhiều người nhất. Vì thế nó có tầm quan
trọng trong đời sống xã hội, cộng đồng, văn hóa, lịch sử và khoa học.
Để lấy thông tin từ các văn bản, cách duy nhất là phải đọc. Đây là bước
khởi đầu cho quá trình tiếp nhận văn học. Đọc giúp ta tích lũy thông tin, sau
đó mới hiểu và cảm thụ về lượng thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản
văn học ấy. Tuy nhiên mỗi một loại văn bản có cách đọc khác nhau. Đọc thơ
trữ tình khác đọc một tác phẩm văn xuôi, đọc một vở kịch khác đọc một
truyện ngắn…Vì vậy cần có cách đọc phù hợp để việc tiếp nhận và tìm hiểu
tác phẩm mang lại hiểu quả cao hơn.


15


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

* Hoạt động phân tích.
Phân tích tức là chia nhỏ đối tượng thành nhiều phần khác nhau để việc
tìm hiểu, khám phá đối tượng được chi tiết,cụ thể và cặn kẽ hơn.
Quá trình tiếp nhận văn học luôn gắn liền với hoạt động phân tích, bởi
lẽ phân tích giúp người đọc hiểu được vấn đề mang tính cốt lõi ẩn sâu dưới bề
mặt của câu chữ. Phân tích càng cụ thể,chi tiết và đầy đủ bao nhiêu người đọc
càng hiểu và cảm nhận tác phẩm ấy sâu sắc bấy nhiêu.Tuy nhiên quá trình
phân tích phải có sự lựa chọn, không phải bất cứ một chi tiết nào của tác
phẩm cũng đều phải phân tích, do đó người đọc phải linh hoạt trong việc chọn
lựa các chi tiết điển hình,các chi tiết tập trung nội dung tư tưởng chính của tác
phẩm để phân tích, sau đó có sự tổng hợp, khái quát lại để có cái nhìn tổng
thể về vấn cần tìm hiểu.
* Hoạt động cắt nghĩa.
Cắt nghĩa là giải thích,làm rõ ý nghĩa của những chi tiết, hình ảnh trọng
tâm. Những chi tiết, hình ảnh ấy là những điểm nhấn có vai trò to lớn trong
việc truyền tải nội dung tưởng của toàn tác phẩm. Điều quan trọng là người
đọc phải có khả năng thâu tóm thông tin,chọn lọc những yếu tố liên quan đến
chủ đề của truyện, sau đó đi vào xem xét, cắt nghĩa, lý giải để tìm ra nội dung
cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
Khả năng cắt nghĩa, hiểu và cảm thụ văn học của mỗi người là khác
nhau. Nó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, sự từng trải cũng như vốn sống
vốn tích lũy tri thức của cá nhân trên nhiều lĩnh vực: văn hóa,khoa học,lịch
sử,xã hội…

Hoạt động cắt nghĩa sẽ tạo ra cái nhìn đa chiều đối với mỗi tác phẩm
đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi người.

16


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

* Hoạt động bình giá.
Bước cuối cùng cuả quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học là hoạt động
bình giá. Đây là hoạt động mang tính chủ quan,thể hiện thái độ đánh giá, bình
phẩm cuả người đọc.Việc đưa ra thái độ khen, chê cũng đòi hỏi người đọc
phải có trình độ am hiểu nhất định. Người đọc càng hiểu biết rộng bao nhiêu
thì việc đánh giá càng sâu sắc, đúng mức và chuẩn xác bấy nhiêu. Tuy nhiên
cần tôn trọng yếu tố khách quan trong quá trính đánh giá.
Đây cũng là hình thức giao tiếp tự do giữa bạn đọc và tác giả thông qua
tác phẩm văn học.
1.3.Loại thể với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học.
Hoạt động tiếp nhận văn học và hoạt động dạy học có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Vấn đề loại thể có tác động trực tiếp đến dạy học tác phẩm
trong nhà trường phổ thông. Nó được dùng như một công cụ quan trọng trong
quá trình học tác phẩm nhằm tiến tới cái đích cao nhất là cảm và hiểu tác
phẩm.
Tìm hiểu tác phẩm văn học theo loại thể là phương pháp mới, đem lại
hiệu quả cao trong việc dạy và học Ngữ văn ở nhà trường PTTH.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Vị trí của nhà văn Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam
Với gần nửa thế kỉ lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp

rất quan trọng cho nền văn học nước nhà ở cả giai đoạn trước và sau cách
mạng tháng Tám. Con số gần 200 tác phẩm đã xuất bản chứng tỏ ở Tô Hoài
có một sức sáng tạo mạnh mẽ, dài hơi, kiên nhẫn và liên tục, đủ để đưa ông
trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam.
Các sáng tác của Tô Hoài rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều đề
tài và thể loại khác nhau như: tiểu thuyết (Quê người, Mười năm, Miền Tây..),
kí (Cỏ dại, Cát bụi chân ai), truyện (Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Núi cứu

17


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

quốc…), truyện thiếu nhi (Dế mèn phiêu lưu kí, Đảo hoang…), lí luận và kinh
nghiệm sáng tác...Ở mảng sáng tác nào ông cũng có những thành công và ghi
được dấu ấn riêng, đặc biệt đề tài đem đến nhiều vinh quang cho Tô Hoài là
đề tài viết về miền núi. Thành công ở đề tài này khiến ông trở thành “người
đầu tiên đặt những viên gạch xây nền cho văn học viết về các dân tộc ít
người” (Trần Hữu Tá).
Đáng lưu ý hơn cả, Tô Hoài cũng là một trong số ít những nhà văn
quan tâm và viết về đối tượng thiếu nhi. Những sáng tác cho thiếu nhi đã
được tuyển chọn và in thành hai tập “Tuyển tập văn học thiếu nhi”, trong đó
“Dế mèn phiêu lưu kí” được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới.
Với số lượng sáng tác đồ sộ như vậy cho thấy tài năng và sức sáng tạo
mãnh liệt của Tô Hoài.
Suốt một đời văn, Tô Hoài đã tạo cho mình một phong cách riêng, một
“thương hiệu” nghề nghiệp riêng đáng kính trọng. Gần 70 năm cầm bút của
ông thưc sự là một cuộc chạy đua đường trường mà ông phải hêt sức nỗ lực.

Vị trí của ông trong lòng bạn đọc và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật đợt 1(1996) cao quý mà ông vinh dự được nhận chính là minh
chứng sinh động nhất cho cuộc đời lao động nghệ thuật không mệt mỏi, suốt
đời phấn đấu, suốt đời cống hiến hi sinh.
Đánh giá về Tô Hoài và văn nghiệp của ông không phải là công việc
làm một lần bởi một người là có thể hoàn tất. Bởi văn Tô Hoài đều là những
tác phẩm có giá trị, nó như một mạch ngầm trong lòng đất, càng khơi càng
trong,càng ngọt ngào bất ngờ và thú vị. Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm
nay của ông”.

18


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

2.2. Tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường PT
Trong nhà trường PT, một số sáng tác của Tô Hoài đã được tuyển chọn
và đưa vào giảng dạy ở cả hai bậc học: THCS và THPT.
Ở bậc THCS, các em thiếu nhi được làm quen với nhà văn Tô Hoài
thông qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương1 của
tập truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”(1941).
Văn bản này được đưa vào giảng dạy ở bài đầu tiên của chương trình
SGK Ngữ văn 6 tập 2. Sở dĩ như vậy là vì tác phẩm của ông đi miêu tả cả một
thế giới loài vật hết sức sinh động, chúng mang những nét ngây thơ, hồn
nhiên, ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, khao khát và say mê lí tưởng, rất phù hợp với
tâm lí của trẻ thơ. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú, kích thích trí
tò mò cũng như sự yêu thích của các em trong giờ học. Đặc biệt, đằng sau

những câu chuyện về loài vật ấy là những bài học kinh nghiệm quý báu, nó
không chỉ bồi dưỡng, trau dồi kiến thức cho các em mà còn giúp các em bước
đầu lĩnh hội đựơc những bài học đạo đức sâu sắc trong cách đối nhân sử thế ở
đời.
Lên bậc THPT, SGK Ngữ văn 12 tập 2 tiếp tục giới thiệu thêm một
sáng tác nữa thông qua bài giảng văn “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập
“Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài.(1953). Đây là tác phẩm từng đoạt giải nhất
của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1956.
Như vậy, có thể thấy, người biên soạn đã chú trọng trong việc chọn lựa
một số tác phẩm tiêu biểu cho cá tính sáng tạo cũng như nổi bật nhất trong sự
nghiệp sáng tác của Tô Hoài để đưa vào giảng dạy cho học sinh trong nhà
trường PTTH.
Tóm lại, với tài năng và sức sáng tạo bền bỉ của mình,Tô Hoài đã sớm
chiếm được một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong nhà trường PT cũng
như trên thi đàn văn học trong và ngoài nước. Sức viết sức sáng tạo của nhà

19


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

văn Tô Hoài, cho đến nay có thể khẳng định chưa một nhà văn Việt Nam hiện
đại nào có thể vượt qua. Ông xứng đáng là cây đại thụ văn học của nước nhà.
2.3. Thực tiễn việc giảng dạy tác phẩm văn chương và tác phẩm của Tô
Hoài trong nhà trường PT hiện nay
Văn học là một bộ môn có vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường
PT ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng
dạy môn học này đang là vấn đề được các nhà giáo dục, các nhà khoa học, các

nhà giáo tâm huyết tranh luận, nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy
tối ưu nhất.
Trước đây, bộ môn Văn học đã từng trải qua hai lần cải cách (1958 và
1961), cả hai lần cải cách ấy, môn Văn đều bị tách thành phân môn riêng biệt
so với Tiếng Việt và Tập làm văn đồng thời được in thành một cuốn sách
riêng. Các cuốn sách này chủ yếu được người biên soạn xây dựng, tổ chức
theo chủ đề và tiến trình lịch sử văn học. Chính việc tổ chức như vậy đã kéo
theo nhiều hạn chế và khó khăn trong quá trình giảng dạy, việc tiếp thu kiến
thức của học sinh còn mang tính chất phiến diện, chưa hiểu kĩ, hiểu sâu tác
phẩm.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn như trên, năm 2000 chính phủ ra quyết
định thay đổi chương trình và nội dung SGK ở tất cả các phân môn trong đó
chú trọng đặc biệt đến bộ môn Văn học.
Ở đợt cải cách lần này có một điểm mới đó là cả ba phân môn: giảng
văn-tiếng Việt-làm văn được tích hợp xây dựng thành một môn chung: Ngữ
văn. Phương pháp này có ưu điểm là học sinh có thể thấy được mối liên hệ
giữa các kiến thức có liên quan, bổ sung và hỗ trợ kịp thời cho các bài học ở
các phân môn khác nhau. Mặt khác, chương trình SGK mới lấy thể loại là
nguyên tắc xây dựng cho sách Ngữ văn ở cả hai bậc học: THCS và THPT Tức là dạy và học tác phẩm văn học phải căn cứ vào đặc trưng thể loại tương

20


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

ứng của tác phẩm đó, nhằm giúp học sinh vừa có khả năng hiểu văn và làm
được văn.
Tuy nhiên hiện nay, việc giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng loại thể

còn gặp rất nhiều khó khăn, phương pháp tiếp nhận còn nhiều lúng túng. Bởi
lẽ, mỗi một thể loại tương ứng với một nội dung và hình thức là không giống
nhau, đó là chưa kể đến sự phong phú và đa dạng của phương pháp sáng tác,
phong cách cũng như quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn. Vì vậy, vấn đề đặt
ra ở đây là làm như thế nào để có một phương pháp giảng dạy thích hợp vừa
đáp ứng được yêu cầu về nguyên tắc thể loại, vừa giúp học sinh có thể hiểu
sâu, hiểu kĩ tác phẩm theo từng loại thể nhất định.
Việc giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm của Tô
Hoài nói riêng cũng không nằm ngoài khó khăn ấy. Hầu hết các sáng tác của
Tô Hoài đều mang một phong cách nghệ thuật rất riêng. Phong cách nghệ
thuật ấy in đậm cảm quan hiện thực đời thường và dư vị của những phong tục
tập quán quen thuộc trong đời sống xã hội. Cho nên các yếu tố cấu thành nên
một tác phẩm như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… cũng hết sức đời thường.
Do vậy, khi dạy các tác phẩm của Tô Hoài theo đặc trưng thể loại người đọc
cần chú ý những đặc điểm nổi bật này để việc tiếp nhận và truyền đạt được
chính xác, đúng hướng và hiệu quả hơn.
Cụ thể giảng dạy các tác phẩm của Tô Hoài theo đặc trưng thể loại như
thế nào cho hợp lí? Việc tìm hiểu các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ
ra sao? Người viết sẽ cố gắng lí giải vấn đề đó qua khóa luận này.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

CHƯƠNG 2
GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ CỦA TÔ HOÀI
TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH

1. Đặc trưng các tác phẩm tự sự của Tô Hoài.
Một tác phẩm tự sự bao giờ cũng gồm ba đặc trưng chính: cốt truyện,
nhân vật và ngôn ngữ. Đó là những yếu tố cơ bản để cấu thành nên một tác
phẩm hoàn chỉnh. Soi chiếu vào các sáng tác của Tô Hoài, có thể thấy, dù ông
viết ở thể loại nào đi nữa: tiểu thuyêt, truyện ngắn, bút kí… thì những yếu tố
này đều được thể hiện rõ nét.
1.1.Cốt truyện:
1.1.1. Cốt truyện của Tô Hoài mang đậm cảm quan hiện thực đời thường.
Văn học phản ánh hiện thực. Hiện thực khách quan hiện diện trong tác
phẩm nghệ thuật bao giờ cũng thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của người
nghệ sĩ. Và mỗi một nghệ sĩ lại có lối cảm nhận riêng về hiện thực khách
quan ấy.
Đối với riêng Tô Hoài, trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ,
nhà văn lại đặc biệt quan tâm và có niềm say mãnh liệt với “con người và
cuộc sống đời thường”.
Ngay từ những ngày đầu sáng tác, một cách tự nhiên, ngòi bút của Tô
Hoài đã hướng vào “những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và
người của một vùng công nghệ đang sa sút, nghèo khổ”. Ông tâm sự: “Đời
sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong
những sáng tác của tôi. Ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra
trong nhà, trong làng quanh mình”.
Tại sao cảnh “đời thường” có sức hấp dẫn mạnh đối với Tô Hoài như
vậy? Bởi lẽ, cảnh túng quẫn, khó khăn, vất vả của bản thân, của gia đình
khiến ông khó có thể thả hồn phiêu diêu vào thế giới thơ mộng của “chàng”

22


Khóa luận tốt nghiệp


Trịnh Thị Mai- K31BVăn

và “nàng”, vào những chuyện viển vông giang hồ kì hiệp được. Theo Tô
Hoài: “mạch sống của cuộc đời táp nham này còn có gì đáng lồng vào một
dòng nước, một nhánh hoa, một làn nước trắng”. Hơn nữa, những con người
cần lao, chất phác, khốn khổ, cơ cực, những cảnh đời lầm than, điêu đứng,
túng quẫn vốn đã quen thuộc, thân thiết với Tô Hoài từ lâu. Chính vì vậy mà
ông đã chuyển ngòi bút của mình vào mảng hiện thực ấy.
Cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài được thể hiện một cách
nhất quán trong tất cả các thể loại sáng tác của ông.
Chẳng hạn, trong tiểu thuyết “Quê người” người đọc không gặp những
người dân nghèo bị đánh đập, cùm kẹp hay bắt bớ tù đầy mà ở đó có muôn
cảnh sinh hoạt đời thường: cảnh chửi bới, bêu xấu nhau (thằng Khói bêu xấu
cô Ngây, anh Thìn bêu xấu thằng Toản), cảnh tan tác chia lìa, cảnh trai gái
yêu nhau hẹn hò( Hời-Ngây, Thoại -Bướm), những cảnh đi xem hội,những tệ
nạn cờ bạc, trộm cắp… Trong “Quê người” ta thấy có cả một xã hội thu nhỏ,
đó là xã hội dân quê, cùng sống bằng một nghề, cùng chịu những tai biến như
nhau, trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến gia đình Hời với Ngây và gia đình
Thoại với Bướm. Hai gia đình vốn chăm chỉ, cần cù nên kiếm đủ sống nhưng
nghề dệt sa sút,họ lâm vào cảnh thiếu thốn, phải đi tha phương, cầu thực, mỗi
người một nơi.
Truyện ngắn “Buổi chiều ở trong nhà” là cảnh cha đàn hát, hai đứa con
ngồi nghe. Ba cha con vui vẻ ăn những chiếc kẹo ngọt lịm. Nhưng niềm vui
nhỏ nhoi đó chưa bao lâu đã bị dập tắt bởi tiếng chửi bới ngoa ngoắt của chị
Hối vì lẽ anh đã “bán tào bán huyệt” cái chai đựng dầu của chị để mua kẹo.
Lời qua tiếng lại, vợ chửi chồng, chồng đánh vợ, con cái thi nhau khóc vì
những cái bạt tai của bố. Nhưng chỉ qua một đêm, cuộc sống của gia đình
đáng thương, nheo nhóc ấy lại trở lại bình thường, yên ả: vợ đi làm, chồng ở
nhà trông con, ba cha con lại hát đùa vui vẻ.


23


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

Trong “Nhà nghèo” gia đình Duyện đang lâm vào một chuyện xô xát vì
những nguyên cớ không đâu khiến bố đe giết cả vợ lẫn con, rồi đe đốt cả nhà.
Nhưng may sao cơn mưa rào ập tới đã xoa dịu lòng người và không ai bảo ai,
cả nhà ra đồng bắt nhái. Song không may, niềm hăm hở để chuẩn bị cho bữa
cơm sắp tới ngay lập tức nhường chỗ cho nỗi đau xé lòng: đứa con gái đột
ngột ra đi vì rắn độc cắn.
Những cảnh sinh hoạt và quan hệ xóm giềng, gia đình trong sự sống
hàng ngày làm nên thế giới truyện của Tô Hoài. Đấy chính là bối cảnh sống,
là sự sống đích thực của con người. Mà sự sống đích thực thì bao giờ mà
chẳng đan xen những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc…
Tô Hoài cũng là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi.
Ông viết nhiều loại truyện thuộc nhiều đề tài mà hầu hết đều là những tác
phẩm hay được các em rất yêu thích, say mê như: Vừa A Dính, Kim Đồng,
Chuyện nỏ thần… Đặc biệt là những truyện viết về thế giới loài vật được các
em hào hứng đón nhận hơn cả: Dế mèn phiêu lưu kí, Con mèo lười, Mụ ngan,
Đám cưới chuột, Đôi ri đá…. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng được Tô
Hoài đặt trong cảm quan hiên thực đời thường nên nó hết sức gần gũi, quen
thuộc,cảm giác như đã trải qua hay đang chứng kiến trước thực tại chứ không
phải là đang đọc nữa.
Trong số những tác phẩm viết cho thiếu nhi thì “Dế Mèn phiêu lưu kí”
được coi là thiên đồng thoại hấp dẫn và nổi tiếng hơn cả. Truyện kể lại cuộc
phiêu lưu lý thú đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Là một thanh niên cường
tráng, khỏe mạnh, sớm có hoài bão, lí tưởng nên Dế Mèn chán cuộc sống

quanh quẩn, tù túng, tầm thường bên bờ ruộng nên đã cất bước phiêu lưu để
mở rộng tầm mắt và tìm một lẽ sống tốt đẹp hơn. Buổi đầu Dế Mèn còn có
tính kiêu ngạo, hung hăng nhưng sau vài lần vấp váp, thất bại đã tỉnh ngộ và
rút ra được nhiều bài học đường đời quý báu. Trên hành trình của mình, Dế

24


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Mai- K31BVăn

Mèn gặp và kết nghĩa anh em với Dế Trũi, cùng Trũi nay đây mai đó, sinh tử
có nhau. Tuy gặp nhiều gian nan, nguy hiểm song Mèn và Trũi đều không lùi
bước, tiếp tục đấu tranh cho một thế giới đại đồng, ở đó có công bằng, bình
đẳng, mọi loài yêu thương, đoàn kết với nhau.
Ra đời năm 1941(thời kì chiến tranh đế quốc xâm lược), “Dế Mèn
phiêu lưu kí” như một lời kêu gọi đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh,
sống hữu nghị.
Ngoài ra, Tô Hoài còn viết nhiều đề tài về cách mạng và kháng chiến.
Tất cả các tác phẩm ấy cũng mang đậm những yếu tố đời thường.
1.1.2. Cốt truyện của Tô Hoài mang dư vị của đời sống sinh hoạt, phong
tục
Sinh hoạt phong tục từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu được
trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Phong tục chính là “thói quen đã
ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và lam theo”. Mỗi nhà
văn khi viết về phong tục đều có cái nhìn khám phá qua lăng kính chủ quan
của riêng mình: Nguyễn Tuân cảm nhận về phong tục gắn với truyền thống
văn hóa của dân tộc, gắn với một lớp người thuộc giai tầng xã hội đặc biệtmột lớp nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Kim Lân đến với phong tục trong thú chơi tao
nhã đồng quê. Tô Hoài lại cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tồn tại

tự nhiên của nó: từ phong tục cho đến hủ tục, từ nét đẹp văn hóa cho đến
những sinh hoạt lạc hậu, ấu trĩ. Với nhãn quan phong tục đặc biệt như vậy, Tô
Hoài đi đến đâu, phong tục tập quán mọi miền đi vào trang văn của ông đến
đó. Thông qua sinh hoạt phong tục, hiện thực xã hội đa chiều được hiện lên
hết sức sinh động và phong phú.
Sau cách mạng, Tô Hoài đến với đồng bào Tây Bắc và đắm mình trong
cuộc sống của các dân tộc miền núi. Ông cùng ăn cùng ở cùng sinh hoạt với
họ. Chính cuộc sống gần gũi, thân thiết trên mảnh đất mới này đã khơi nguồn

25


×