Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 97 trang )

Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

VÕ TRƯỜNG THÀNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN
CAN LỘC - TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội – 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 1

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

KHOA: NGỮ VĂN
** **************



VÕ TRƯỜNG THÀNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN
CAN LỘC - TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI MINH ĐỨC

Hà Nội – 2010

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 2

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch văn hoá
nhân văn ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh”, tác giả khoá luận đã được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là sự hướng
dẫn trực tiếp, tận tình của TS. Bùi Minh Đức.
Tác giả khoá luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành

nhất tới các thầy, cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khoá luận này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận

Võ Trường Thành

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 3

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Minh
Đức.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khoá luận này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận

Võ Trường Thành


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 4

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

TỪ VIẾT TẮT

CHÚ THÍCH

TNXP

Thanh niên xung phong

VHTT

Văn hoá thông tin

NXB

Nhà xuất bản

GS

Giáo sư


TS

Tiến sĩ

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 5

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................

2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................

3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................


4

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................

5

6. Đóng góp của khoá luận .....................................................................

5

7. Bố cục đề tài ........................................................................................

5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN
CAN LỘC - HÀ TĨNH .........................................................................

6

1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu du lịch văn hoá nhân văn ở huyện
Can Lộc - Hà Tĩnh ..............................................................................

6

1.1.1. Khái niệm văn hoá .......................................................................

6


1.1.2. Khái niệm du lịch ..........................................................................

11

1.1.2.1. Khái niệm du lịch văn hoá .............................................

13

1.1.2.2. Khái niệm du lịch văn hoá nhân văn ...............................

14

1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch ...........................................

14

1.1.3.1. Ảnh hưởng của văn hoá đến du lịch ...............................

14

1.1.3.2. Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá..................................

16

1.2. Cơ sơ thực tiễn của việc nghiên cứu du lịch văn hoá nhân văn ở huyện
Can Lộc - Hà Tĩnh................................................................................

17


1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay

17

1.2.2. Xuất phát từ xu hướng phát triển của du lịch trong thời đại mới

18

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 6

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

1.2.3. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
Can Lộc - Hà Tĩnh..................................................................................

19

CHƯƠNG 2: DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN CAN LỘC –
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG ......................................................

21

2.1. Tiềm năng văn hoá du lịch nhân văn ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh

21


2.1.1. Di tích lịch sử - cách mạng. .........................................................

21

2.1.1. Khái niệm di tích lịch sử - cách mạng ..........................................

21

2.1.1.2. Các di tích lịch sử- cách mạng ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh

22

a. Ngã ba Đồng Lộc .............................................................

22

b. Bến đò ThượngTrụ ...........................................................

26

c. Ngã ba Nghèn ....................................................................

28

d. Làng văn hoá130 ..............................................................

28

2.1.2. Lễ hội truyền thống ở Can Lộc - Hà Tĩnh .................................


29

2.1.2.1. Lễ hội và đặc trưng của lễ hội .........................................

29

2.1.2.2. Lễ hội truyền thống ở Can Lộc - Hà Tĩnh........................

29

a. Lễ hội Chùa Hương Tích ..................................................

29

b. Chùa Chân Tiên.................................................................

34

2.1.3. Hệ thống đình, đền ở Can Lộc - Hà Tĩnh ..................................

37

2.1.3.1. Đặc trưng của đình, đền ...............................................

37

2.1.3.2. Hệ thống đình, đền ở Can Lộc - Hà Tĩnh .....................

37


a. Đền Tam Lang ...................................................................

37

b. Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung ........................................

40

c. Đền thờ Nguyễn Huy Oánh ..............................................

41

d. Đền thờ Nguyễn Huy Tự ..................................................

41

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 7

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

2.1.4. Các làn điệu dân ca truyền thống .............................................

43


2.1.4.1. Hát ví .............................................................................

43

2.1.4.2. Hát phường vải Trường Lưu .........................................

44

2.2. Thực trạng du lịch văn hoá nhân văn ở Can Lộc - Hà Tĩnh......

45

2.2.1. Về thị trường khách ......................................................................

45

2.2.2. Về thu nhập ...................................................................................

45

2.2.3. Cơ sở vật chất ...............................................................................

46

2.2.4. Nguồn nhân lực ............................................................................

46

2.2.5. Thành tựu và hướng phát triển .....................................................


47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN
VĂN Ở CAN LỘC - HÀ TĨNH ............................................................

49

3.1. Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn
ở Can Lộc - Hà Tĩnh ...........................................................................

49

3.1.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, quảng bá ...............................

49

3.1.1.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục đối với thế hệ trẻ ...........

49

a. Giáo dục từ gia đình, dòng họ ...............................................

4?

b. Giáo dục nhà trường ............................................................

53

c. Hoạt động của huyện đoàn Can Lộc ....................................


53

3.1.1.2. Phát hành ấn phẩm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch
văn hoá Can Lộc - Hà Tĩnh ...........................................................

54

a. Tập gấp ..............................................................................

54

b. Ấn phẩm, sách báo .............................................................

54

c. Chính sách quảng bá ..........................................................

55

3.1.2. Giải pháp chuyên môn ngiệp vụ ..................................................

56

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 8

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành


K32G - Việt Nam Học

3.1.2.1. Đối với cán bộ phụ trách, quản lý du lịch ....................

56

3.1.2.2. Đối với cán bộ lãnh đạo địa phương ...............................

57

3.1.2.3. Thu hút nguồn nhân lực trẻ, đào tạo truyết minh viên
tại điểm ....................................................................................................

58

3.1.3. Giải pháp đầu tư, quy hoạch và xã hội hoá công tác bảo tồn ...

60

3.1.3.1. Giải pháp đầu tư và xã hội hoá công tác bảo tồn ............

60

3.1.3.2. Chính sách quy hoạch .......................................................

61

3.1.4. Một số giải pháp khác .................................................................

63


3.1.4.1. Về Cơ chế chính sách .......................................................

63

3.1.4.2. Chính sách bảo vệ môi trường ..........................................

64

3.2. Phương hướng triển khai .............................................................

65

* Phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử - cách mạng .....

65

* Phát triển du lịch tâm linh - lễ hội...............................................

65

* Phát triển du lịch thăm thân ........................................................

66

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...................................................................

67

1. Kết luận .............................................................................................


67

2. Kiến nghị ............................................................................................

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................

70

PHỤ LỤC

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 9

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay, trên phạm vi toàn cầu, du lịch ngày càng trở thành nhu
cầu tất yếu của mỗi con người ở mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ. Ở nước ta, sau
những năm đổi mới, hoạt động du lịch có điều kiện phát triển mạnh, nhất là các
điểm di tích nổi tiếng, các di sản văn hoá truyền thống. Du lịch ngày càng trở
thành một ngày kinh tế quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.

Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự ra đời và phát triển
của nó tác động rất lớn đến các ngành kinh tế hữu quan. Du lịch được coi là
ngành “công nghiệp không khói”, phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho nhiều người dân và tăng thu nhập đáng kể cho ngân sách nhà nước. Mặt
khác, để phục vụ cho nhu cầu thị yếu của khách du lịch, người ta khôi phục và
tôn tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên, di ích lịch sử, tổ chức nhiều hoạt động văn
hoá. Những nơi hoạt động du lịch phát triển, văn hoá của mỗi tộc người được
giao lưu hoà hợp, hình thành nên những giá trị văn hoá mới. Tuy nhiên, nếu
không có hoạch định rõ ràng, không có hành lang pháp lý nghiêm, không có
nhận thức tốt của toàn cộng đồng và không có “bản lĩnh văn hoá” dân tộc thì
hoạt động du lịch cũng dễ làm tổn hại đến sự phát triển bền vững.
Cũng như các vùng khác trong cả nước, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh là vùng
có đặc sắc văn hoá riêng, có điều kiện để phát triển du lịch. Mặc dù vậy, những
năm qua, sự phát triển du lịch nhanh chóng tại một số điểm du lịch đã tác động
không nhỏ đến đời sống của cư dân địa phương. Trong khi đó, tiềm năng văn
hoá du lịch của địa phương như: nếp sống, hệ thống đình đền, các làn điệu dân
ca ... “phần hồn, cấu trúc văn hoá chiều sâu” của địa phương chưa được chú
trọng khai thác, dẫn đến tình trạng không kéo dài được thời gian lưu trú của

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 10

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

khách tham quan, cùng với đó là những hình thức kinh doanh du lịch theo hướng
“ăn xổi” đã diễn ra. Do đó, để du lịch huyện Can Lộc phát triển bền vững, chúng

ta không thể không xét đến mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, môi trường và bao
hàm lên tất cả là văn hoá. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch là mối quan hệ
trọng yếu nhằm làm cho du lịch có thể phát triển bền vững trong thời đại toàn
cầu hoá.
Là cử nhân Việt Nam học, người con của quê hương Can Lộc anh hùng,
chúng tôi tự nhận thấy rằng, phát triển du lịch văn hoá còn là điều kiện để khơi
dậy bản sắc văn hoá quê hương, phát huy bản lĩnh văn hoá dân tộc trong công
cuộc hội nhập. Phát triển du lịch còn là điều kiện để giao lưu văn hoá, tìm được
“cái hay, cái đẹp” của văn hoá toàn cầu để tự soi mình, phát huy, giữ gìn truyền
thống văn hoá dân tộc.
Ngoài ra, đề tài còn là một góc nhìn nhỏ đối với những ai quan tâm đến
vùng đất Can Lộc - quê tôi.
2. Lịch sử vấn đề
Từ xưa, Can Lộc đã nổi tiếng trong cả nước với “Hồng sơn văn phái”, với
những dòng họ nổi tiếng như Nguyễn Huy, Nguyễn Đức, Hà... Những nhà nho,
văn thân như Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Nguyễn Nghiễm... cũng đã có những
cảm xúc sâu lắng về vùng đất Can Lộc. Nhưng dưới trình độ phát triển của
phương thức sản xuất và ý thức hệ phong kiến, hoạt động du lịch ở Can Lộc chỉ
được thực hiện bởi những chuyến du ngoạn của các văn thân, ẩn sỉ, của các vua
chúa, bên cạnh đó, “du lịch tinh thần” của người dân cũng được phát triển.
Qua thời kỳ đô hộ của thực dân, dưới thời bao cấp - Hợp tác xã, người ta
đã biến đình, đền thành kho bãi. Những giá trị văn hoá vật thể được lưu giữ hàng
nghìn năm đã biến thành tro tàn, thành chỗ vui chơi của trẻ thơ. Chỉ khi công
cuộc đổi mới, hội nhập được thực hiện, yêu cầu về bản lĩnh văn hoá của dân tộc

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 11

Khoá luận tốt nghiệp



Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

được đề cao, người ta mới biết nâng niu những giá trị văn hoá truyền thống (vật
thể, phi vật thể). Cũng từ đó biết bao nhà nghiên cứu tâm huyết về vùng đất Can
Lộc đã cho ra đời những đứa con tinh thần về văn hoá Can lộc. Các tác phẩm
tiêu biểu như:
1. Danh nhân Nghệ Tĩnh (5 tập): Tập sách nói cuộc đời, sự nghiệp của
những người con ưu tú quê hương Nghệ Tĩnh.
2. Can Lộc một vùng địa linh nhân kiệt: Khái quát về các giá trị văn hoá
vật thể cũng như văn hiến Can Lộc.
3. Sự tích Chùa Hương Tích: Khái quát về sự hình thành và phát triển của
Chùa Hương Tích (Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh)
4. Vằng trăng Đồng Lộc: Những chiến công trên tuyết lửa Đồng Lộc.
5. Rất nhiều hồ sơ đệ trình công nhận di tích lịch sử - văn hoá các cấp.
Do mục đích nghiên cứu cũng như đối tượng, cách tiếp cận khác nhau, các
tác phẩm nêu trên chưa đề cập đến việc “khai thác tiềm năng văn hoá của Can
Lộc vào mục đích phát triển du lịch”. Mặc dù vậy, để hoàn thành khoá luận,
người viết đã tham khảo một số ý khiến của những người đi trước, nhất là tự
thâm nhập thực tế nhằm đưa ra những hiểu biết và cái nhìn riêng của mình để
thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Can
lộc - Hà Tĩnh”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Xác định các giải pháp để khai thác những tiềm năng văn hoá trên địa
bàn huyện Can Lộc - Hà Tĩnh vào phát triển du lịch, nhằm đưa kinh tế du lịch trở
thành một ngành kinh tế quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa
bàn huyện, tạo cơ sở cho việc hình thành các tour, tuyến du lịch trong tương lai.


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 12

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

+ Quảng bá hình ảnh quê hương đến bạn bè trong nước cũng như khắp
năm châu.
+ Nâng cao nhận thức của người dân địa trong việc khai thác, bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch văn hoá nhân văn ở huyện
Can Lộc - Hà Tĩnh.
+ Tìm hiểu hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội truyền thống, hệ
thống đình, đền, các phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu
biểu trên địa bàn huyện Can Lộc - Hà Tĩnh.
+ Nghiên cứu, đánh giá sự hình thành, phát triển và thực trạng của các khu
di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội truyền thống, hệ thống đình đền, các diễn xướng
dân gian, ý nghĩa và vai trò của nó trong tâm thức của người dân địa phương.
+ Xây dựng các giải pháp trong việc phát triển du lịch văn hoá ở Can Lộc
- Hà Tĩnh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng và thực trạng du lịch văn hoá
nhân văn ở huyện Can Lộc- Hà Tĩnh, cụ thể là các di tích lịch sử- văn hoá; lễ hội
truyền thống; hệ thống đình, đền; các loại hình dân ca và diễn xướng dân gian.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn huyện Can Lộc- Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu chính của khoá luận là du lịch văn hoá nhân văn mà
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu du lịch lễ hội, du lịch tham quan các di tích
lịch sử- văn hoá và du lịch thăm thân.

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 13

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

5. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp điều tra, khảo sát; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp
đối chiếu so sánh; phương pháp logic-lịch sử.
6. Đóng góp của khoá luận
Xây dựng được các giải pháp phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện
Can Lộc- Hà Tĩnh.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, bố cục khoá
luận gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu du lịch văn hoá nhân
văn ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh
Chương 2: Du lịch văn hoá nhân văn huyện Can Lộc - Tài nguyên và thực trạng
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Can Lộc - Hà Tĩnh

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 14


Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CUẢ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH
VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYÊN CAN LỘC - HÀ TĨNH
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu du lịch văn hoá nhân văn ở Can Lộc Hà Tĩnh
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá xuất hiện cùng với loài người, là sản phẩm do con người sáng tạo
ra. Văn hoá là khái niệm mở, có tính xã hội và tính lịch sử. Cùng với quá trình
phát triển của xã hội, khái niệm văn hoá luôn được bổ sung và mở rộng. Vì vậy,
từ lâu từ văn hoá đã được các nhà nghiên cứu cả Phương Tây và Phương Đông
quan tâm.
Ở Phương Tây, từ văn hoá (Culture trong tiếng Pháp, tiếng Anh, Kultur
trong tiếng Đức..) vốn có nghĩa là trồng trọt, vun xới ngoài đồng (Cultus agri),
sau chuyển thành trồng trọt tinh thần (Cultu sanimi).
Từ văn hoá được sử dụng đầu tiên ở Đức vào giữa thế kỷ XVII bởi nhà
luật học Pufedorf, với tư cách là một thuật ngữ khoa học. Ông cho rằng, văn hoá
là tất cả những gì đối lập với tự nhiên. Sau Pufedorf, nhà triết học Hender cho
rằng “văn hoá là sự hình thành lần thứ hai của con người”. Ông nói, lần thứ nhất
con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là văn hoá theo nghĩa toàn
vẹn của từ này. Đây là quan điểm tiêu biểu nhất của thế kỷ XX, nó có ý nghĩa to
lớn đánh dấu việc con người bằng văn hoá đã vạch ra đường ranh giới tách ra
khỏi hình thức tồn tại khác của vật chất, tách con người ra khỏi động vật. Nó

đánh dấu việc chuyển từ tư duy tôn giáo sang tư duy trí tuệ, khắc phục những
hạn chế trong quan niệm tư duy Trung cổ về con người.

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 15

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

Năm 1871, khái niệm văn hoá được E.B. Taylor định nghĩa lần đầu tiên
trong tác phẩm Văn hoá nguyên thuỷ. Ông cho rằng: “văn hoá hay văn minh hiểu
theo ý nghĩa dân tộc học bao quát của nó, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và bất cứ năng lực
và tập quán nào được lĩnh hội với con người với tư cách là thành viên trong xã
hội”[ 5, tr52][ 5,tr 49 - 50]. Nhưng văn hoá như đối tượng của một khoa học độc
lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nét với công trình nghiên cứu khoa
học mang tên khoa học chung về văn hoá của Klemm người Đức, trong đó ông
trình bày sự phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hoá. [17,tr
11- 14].
Đến thế kỷ XX, việc nghiên cứu văn hoá mới được đặt ra một cách
nghiêm túc, và thuật ngữ văn hoá học do Wilhemlm Ostwald - một triết gia
người Đức dùng đầu tiên vào năm 1909, nay đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà
khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên khắp thế giới. Theo
W. Ostwald thì “chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là văn
hoá” và cũng từ đó biết bao nhiêu nhà Nhân học, Dân tộc học đã đưa ra vô số
định nghĩa mà cho đến nay cũng chưa thống nhất được [5,tr 45 - 50].
Như vậy, trong lịch sử Phương Tây từ cổ đại đến hiện đại đã tồn tại rất

nhiều quan điểm khác nhau về văn hoá.
Ở Phương Đông, khái niệm văn hoá cũng được bổ sung theo tiến trình lịch
sử. Ở Trung Quốc, từ văn hóa mang tính khái quát hoá cao. Họ dùng hai chữ
văn hoá vốn được ghép bởi hai từ: Văn trị (cai trị bằng văn) và giáo hoá (giáo
dục để biến đổi). Mà văn thì thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Tuân Tử - học trò
của Khổng Tử đã giải thích: văn là nguỵ. Chữ nguỵ ngày nay đã chuyển nghĩa là
giả, dối, giặc (Đào Duy Anh). Nguyên uỷ của nó là cái do con người làm ra
không phải là cái tự nhiên. Vì vậy, chữ nguỵ được ghi theo ý gồm (nhân =

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 16

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

người) và (vi = làm). Sau này chính K.Marx đã gọi “văn hoá là thiên nhiên thứ
hai” tức là thiên nhiên được con người “nhân hoá” được con người sáng tạo ra
theo quy luật của cái đẹp. Từ văn hoá cổ xuất hiện sớm nhất trong Chu dịch với
câu: “Quan ư nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ”. Sau này Khổng Đỉnh Đạt đời
Đường đã giải thích câu đó là: thánh nhân quan sát nhân văn, lấy thư, thi, lễ nhạc
làm phép tắc, và dùng nó để giáo hoá mà làm cho thiên hạ được khai hoá. Và đó
là quy luật trị quốc của người Hán “văn vũ chi trị”. Về sau trên cơ sở cái nghĩa
của văn hoá, người ta mở rộng nghĩa dần theo ngoại diên của nó. Cố Viêm Vũ
thời Minh Thanh cho rằng có thể xác và tâm hồn một con người cho đến gia
đình, nhà nước, thiên hạ, tất cả mọi quy chế, âm thanh, hình tượng không có cái
gì không thuộc về văn hoá, bởi lẽ văn hoá là để dạy cho con người biết “tu thân,
tề gia, bình thiên hạ” và vì thế theo Mạnh Tử thì dạy tốt hơn là cai trị tốt. [5,

tr54 - 55]
Như vậy, từ thời cổ đại, quan niệm về văn hoá ở Phương Đông cũng như
Phương Tây đều có điểm giống nhau: coi văn hoá gắn với giáo dục. Nhưng ở
phương Đông, quan niệm về văn hoá chịu ảnh hưởng rõ nét của tư tưởng Nho
giáo.
Ở nước ta khái niệm văn hoá cũng chưa được thống nhất.
Đào Duy Anh - nhà văn hoá lớn đầu thế kỷ XX đã nêu ra khái niệm văn
hoá đầu tiên trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương. Ông nêu: văn hóa là sinh
hoạt, điều kiện của mỗi dân tộc khác nhau, do đó đời sống tinh thần của họ khác
nhau. Sinh hoạt là tiêu chí để thấy sự khác nhau giữa các dân tộc. [1, tr11].
Căn cứ vào nghĩa gốc của Cultu trong tiếng Latinh. GS. Vũ Khiêu cho
rằng: văn hoá thể hiện trình độ vun trồng của con người, của xã hội - văn hoá là
trạng thái của con người ngày càng tách ra khỏi động vật, ngày càng xoá bỏ

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 17

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

những đặc tính của động vật để khẳng định những đặc tính của con người. [18, tr
214 - 216].
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm văn hóa khái quát: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp

của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.[14,
tr184]
GS. Trần Ngọc Thêm : “văn hoá là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt dộng thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình”[17, tr25]
Trong quá trình học tập, chúng tôi may mắn được sự giảng dạy của GS.
Nguyễn Đức Ninh, thầy đã đưa ra khái niệm văn hoá dễ tiếp cận:
Cấp độ 1: Trong quá trình chinh phục tự nhiên và tổ chức xã hội, những gì
con người học được và sáng tạo ra trong cuộc sống xã hội (ngôn ngữ, lối sống,
phong tục, tập quán) một cách có ý thức tạo nên cuộc sống của con người và
phân biệt con người với giới động vật khác.
Cấp độ 2: Về sau này, văn hoá gắn với từng dân tộc, văn hoá thay đổi theo
lịch sử, địa lý, xã hội trở thành đặc trưng phân biệt dân tộc này với dân tộc khác,
cộng đồng người này với cộng đồng người khác tạo ra sự đa dạng về văn hoá.
UNESCO nhìn nhận văn hoá với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này: Đó là
một phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật chất, trí thức
và tình cảm, khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm, làng, vùng

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 18

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

miền, quốc gia, xã hội. Văn khoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà

cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị,
những truyền thống, tín ngưỡng[18, tr51].
Nhìn chung, những nhà nghiên cứu về văn hoá đều thống nhất: văn hoá,
đó là cái phân biệt con người với động vật; văn hoá đó là đặc trưng của xã hội
loài người và không được kế thừa về mặt sinh học mà phải có sự học tập, thâu
hoá. Văn hoá gắn với những tư tưởng tồn tại và được chuyển tải dưới hình thức
biểu trưng thông qua ngôn ngữ [5, tr 51].
Năm 1994, PGS. Phan Ngọc đã thống kê được trên 400 khái niệm văn hoá
khác nhau của các học giả nghiên cứu văn hoá. Có thể nói khái niệm văn hoá là
hòn đá tảng trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn.
Văn hoá đó là sự sống còn của dân tộc, là diện mạo của dân tộc, giống như
gương mặt của con người. Văn hoá cũng chính là sự phân biệt giữa con người
với cầm thú. Do đó, từ khi thành lập Đảng, vấn đề văn hoá luôn luôn được Đảng
chú trọng. (Đề cương văn hoá Việt Nam 1943). Trong chiến lược phát triển kinh
tế của đất nước, vai trò của văn hoá luôn luôn được Đảng và Nhà nước coi là một
trong ba chân kiềng của sự phát triển đất nước, ổn định xã hội. Những văn kiện
của Đảng và Nhà nước, ta thấy trong đó: Phương hướng, mục tiêu 1986-1990 ghi
rõ “Trước mắt chúng ta quan tâm không chỉ các vấn đề sản xuất và kinh tế, mà
mỗi chúng ta còn day dứt hàng ngày bởi nhiều vấn đề xã hội gay gắt. Vì vậy,
hơn bao giờ hết, chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và xã hội, xã hội
với kinh tế”. Trong Nghị Quyết cũng ghi dứt khoát: Coi nhẹ chính sách xã hội
cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc. Riêng về văn hoá Đảng ta cũng khẳng định: Phát triển các hoạt
động văn hoá thông tin đang là nhu cầu lớn trong đời sống nhân dân. Kiểm điểm
văn kiện Nghị Quyết Đại hội VI, Đảng ta lại nhắc lại: phải đảm bảo thống nhất

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 19

Khoá luận tốt nghiệp



Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Đến Đại hội VII, Đảng ta
nhấn mạnh “văn hoá vừa là nguồn gốc vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội,
không phát triển kinh tế bằng mọi giá”.
Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng nhận định: “văn hoá là thành phần
tất yếu và tiêu chí quan trọng để xác định phẩm chất và giá trị tinh thần dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa”, Kinh tế và văn hoá gắn bó hết sức chặt chẽ. Kinh tế không
tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm
thụ động của kinh tế. Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển xã hội, lại là nền tảng để phát triển các hình thái ý thức xã hội, trong đó có
kinh tế.
Văn hoá là nhân tố quan trọng cấu thành nền sản xuất tổng hợp, văn hoá
như chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội.. tạo nên
hình hài, bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hoá có khả năng bao quát một
cách trực tiếp đảm bảo tính bền vững của xã hội và không bị trộn lẫn ngay cả khi
hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn[6, tr10 - 11].
Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Văn hoá là yếu
tố cấu thành nên gương mặt của một con người, bộ mặt của quốc gia, phát triển
văn hoá là yếu tố không thể thiếu trong mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Có thể nói, văn hoá là kho biến ảo thần kỳ, người theo nghiệp thì tìm thấy
ở đây ánh hào quang của trí tuệ, người cầm quyền qua đây mà tổng kết quyền
mưu để giữ chính quyền, người kinh doanh lấy từ đây vô vàn của cải; kẻ mông
muội xin ở đây sợi dây để tự trói mình.
1.1.2. Khái niệm du lịch
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới: Du lịch được hiểu là tổng

hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 20

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của
họ[13, tr12-13].
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một hoạt động khá mới mẻ nhưng các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đã đưa ra các khái niệm trên nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau:
Theo PTS Trần Nhạn: Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận
những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không
nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền [13, tr8].
Theo Luật Du lịch Việt Nam, khái niệm về du lịch được hiểu như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [10, tr235].
Các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung
cơ bản của du lịch làm hai thành phần riêng biệt:
Thứ nhất, du lịch được hiểu là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích
cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân
tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là
tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
tại chỗ.
Do đó du lịch có thể được hiểu là:

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 21

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung
ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng
cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh [13, tr13 - 14].
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản có ý nghĩa góp phần thúc đẩy
sự phát triển của du lịch. Cho đến nay không ít người, chỉ cho rằng du lịch là một
ngành kinh tế. Do đó mục tiêu quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi

nơi để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội. Nó góp
phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục truyền thống yêu
nước, tình đoàn kết. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ
trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục hoặc mọi lĩnh vực khác.
1.1.2.1. Khái niệm du lịch văn hoá
Du lịch văn hoá là du lịch để thẩm nhận giá trị văn hoá của vùng đất mà
du khách đến du lịch. Các giá trị văn hoá giới thiệu cho du khách mang tính bản
sắc độc đáo, nghĩa là chỉ có điểm du lịch mới có, do vậy du lịch văn hoá hấp dẫn
du khách vì văn hoá nơi khác không có.
Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với
sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống. Đó là tổng thể các đặc trưng bản chất của văn hoá dân tộc, được hình
thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 22

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

đặc trưng ấy ở “tầng trên” mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm
ẩn, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá, với tư cách là
biểu tượng của nền văn hoá ấy.
1.1.2.2. Du lịch văn hoá nhân văn
Du lịch văn hoá nhân văn được hiểu là hoạt động tham quan của khách du
lịch, nơi họ đến không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ nhằm mục đích
thẩm nhận những giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra, nhất là các di tích lịch

sử - văn hoá, các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, nếp sống, phong
tục, tôn giáo.... Mọi sản phẩm do con người sáng tạo ra đều có tính văn hoá, do
đó du lịch văn hoá nhân văn còn là một hoạt động tham quam, học hỏi, tăng
thêm sự hiểu biết, nhận thức trong suốt hành trình tham quan du lịch của du
khách.
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá
1.1.3.1. Ảnh hưởng của văn hoá đến du lịch
Du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân
loại, có thể có nhiều nhân tố tạo nên hiện tượng đó nhưng có lẽ yếu tố hàng đầu
là yếu tố văn hoá. Nhu cầu văn hoá thúc đẩy hoạt động du lịch chỉ xuất hiện khi
mỗi dân tộc và toàn nhân loại có được kho tàng di tích văn hoá đã được tích luỹ,
bảo tồn. Di sản văn hoá giữ vai trò của nguồn tài nguyên vô hạn cho việc sản
xuất hàng hoá dịch vụ du lịch. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói
đem lại thu nhập cao và vốn đầu tư không đòi hỏi lớn như các ngành khác. Việt
Nam có một di sản văn hoá lớn và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng,
bất cứ nơi nào trên đất nước ta cũng có di tích lịch sử- văn hoá. Do vậy ngành du
lịch Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã thu về cho đất nước một nguồn lợi lớn.
Ý thức được vai trò to lớn của du lịch trong phát triển kinh tế, Đại Hội X của

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 23

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành

K32G - Việt Nam Học

Đảng đã nêu rõ “khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hoạt
động du lịch, đa dang hoá sản phẩm và các loại hình du lịch”.

Các đối tượng văn hoá được coi là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp
dẫn. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo
và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong
phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó.
Đây là nguyên liệu vô tận để ngành du lịch khai thác cho việc tham quan du lịch
của khách [15, tr179-191]. Các đối tượng văn hoá- tài nguyên du lịch nhân vănlà cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Mặt khác, nhận thức
văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách.
Có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá thông qua một số phương
diện và sản phẩm cụ thể:
- Các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị về ý nghĩa lịch sử truyền thống văn
hoá và phong cách nghệ thuật như: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ, lăng tẩm,
cung điện, cá khu phố cổ, các di tích mang dấu ấn dân tộc học, những nơi ghi
dấu sự kiện lịch sử trọng đại, những công trình, địa điểm gắn với danh nhân và
các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia các công trình và địa điểm đó.
- Những làng bản có nghề thủ công truyền thống giữ được những giá trị
văn hoá đặc sắc hoặc cảnh quan nhân tạo đang là đối tượng tham quan được du
khách rất quan tâm. Bởi ngoài tham quan khung cảnh làng quê, du khách còn có
thể tìm hiểu quá trình phát triển của làng và nghề, quan sát quy trình tạo ra sản
phẩm dưới sụ hướng dẫn trực tiếp của nghệ nhân.
- Các lễ hội, trò chơi dân gian, trình diễn dân ca và các loại hình văn nghệ
truyền thống cũng như hiện đại - một biểu hiện của văn hoá là đối tượng thu hút
khách rất lớn. Đây là dạng tài nguyên du lịch động có sức cuốn hút kỳ lạ đối với
du khách, bởi nó gắn liền với hoạt động tái tạo, tái hiện của bản thân con người

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 24

Khoá luận tốt nghiệp


Võ Trường Thành


K32G - Việt Nam Học

hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động và
du khách có thể trực tiếp tha dự để thẩm nhận.
Ngành du lịch đang khai thác những giá trị mà văn hoá để lại, có thể nói
văn hoá là nguồn của cải vô tận để hoạt động du lịch khai thác.

1.1.3.2. Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá cộng đồng.
Thông qua khách du lịch mà du khách hiểu rõ hơn nền văn hoá mà nơi họ đến.
Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hoá
của địa phương. Đây chính là mối quan hệ tương tác giữa hai bên, người dân bản
xứ với văn hoá đặc sắc của mình là đối tượng tham quan học hỏi của du khách.
Ảnh hưởng tích cực của du lịch đến văn hoá
- Du lịch đem lại nhiều công việc cho người dân và làm tăng thu nhập cho
cá nhân và xã hội.
- Du lịch đem lại lợi ích cho xã hội và giáo dục.
- Du lịch thúc đẩy tinh thần sáng tạo và đổi mới.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Mặt khác, khách du lịch với cũng mang lại những yếu tố văn hoá mới đến
nơi mà họ đến tham quan, dần hình thành nên những giá trị văn hoá mới. Nhưng
bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận (nhất là các nươc nghèo), các hoạt động văn
hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp
hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Như vậy, những giá trị văn hoá đích
thực của một cộng đồng, đáng lý phải được trân trọng lại đem ra làm trò tiêu
khiển, mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì
mục đích kinh tế. Cùng với đó là các phong tục lối sống được thay đổi theo mốt
của du khách.


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 25

Khoá luận tốt nghiệp


×