Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Dạy học nội dung thao tác lập luận bác bỏ trong SGK ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.49 KB, 87 trang )

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

3

2.

Lịch sử vấn đề

4

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

8

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

9

5.



Phương pháp nghiên cứu

9

6.

Đóng góp của khoá luận

9

7.

Bố cục của khoá luận

10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.1.

Khái niệm văn bản nghị luận

11

1.2.

Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận


13

1.2.1. Thao tác chứng minh

13

1.2.2. Thao tác giải thích

14

1.2.3. Thao tác phân tích

15

1.2.4. Thao tác tổng hợp

17

1.2.5. Thao tác lập luận so sánh

18

1.2.6. Thao tác lập luận bình luận

19

1.3.

Thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận


19

1.3.1. Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

19

1.3.2. Đặc điểm thao tác lập luận bác bỏ

22

1.3.3. Cách thức bác bỏ

25

NguyÔn ThÞ §Ëu

1

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 2
DẠY HỌC NỘI DUNG “THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ” TRONG
SGK NGỮ VĂN 11
2.1. Thao tác lập luận bác bỏ trong SGK Ngữ văn


28

2.2. Việc dạy- học nội dung “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK 29
Ngữ văn 11
2.2.1. Việc dạy nội dung "Thao tác lập luận bác bỏ" của giáo viên

30

2.2.2. Việc học nội dung "Thao tác lập luận bác bỏ" của học sinh

30

2.3. Nội dung cơ bản của “ Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn

31

2.3.1. Nội dung bài lí thuyết

32

2.3.2. Nội dung bài thực hành

34

2.4. Qui trình dạy học bài “ Thao tác lập luận bác bỏ”

35

2.5. Qui trình dạy học bài “ Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ”


38

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghịêm

38

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

39

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

39

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

39

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

39

3.4. Nội dung thực nghiệm

39

3.4.1. Giáo án 1


40

3.4.2. Giáo án 2

64

3.5. Kết quả thực nghiệm

73

KẾT LUẬN

NguyÔn ThÞ §Ëu

83

2

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Tài liệu tham khảo

84

Phụ lục


NguyÔn ThÞ §Ëu

3

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống cũng như trong sách báo, ta có thể gặp những ý kiến sai lầm,
những bài viết lệch lạc thiếu chính xác, không phù hợp với chân lý. Điều đó dẫn
đến một yêu cầu là phải chỉ ra chỗ sai, chỗ chưa đúng để từ đó nêu ra những điều
đúng, những chính kiến chính xác. Vậy làm thế nào để khẳng định chân lí, bảo
vệ sự thật? Để giải quyết vấn đề này, con người nhất thiết phải thực hiện công
việc bác bỏ. Bác bỏ chính là sự phản bác để gạt đi, phản đối những ý kiến những
nhận định không chính xác.
Trong văn bản nghị luận cũng vậy, bác bỏ là một trong những thao tác lập
luận quan trọng được sử dụng thường xuyên. Cùng với thao tác chứng minh, giải
thích, bình luận, so sánh...góp phần làm cho công việc nghị luận đạt hiệu quả
cao.
Như vậy có thể nói rằng: lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể thiếu
trong kĩ năng làm văn nghị luận. Tuy nhiên thao tác này trước đây chưa thực sự
được chú ý. Bằng chứng là chương trình Làm văn (cải cách giáo dục) có đề cập
đến thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận...nhưng lại không bàn
đến thao tác lập luận bác bỏ. Đến lần thay SGK mới này, các nhà biên soạn đã

thực sự quan tâm và đưa bác bỏ vào nội dung chương trình Làm văn, với bài học
cụ thể là: “ Thao tác lập luận bác bỏ’’ SGK Ngữ văn 11, tập 2.
Do đây là vấn đề mới, kiến thức khó nên việc dạy học bài “ Thao tác lập luận
bác bỏ” của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên còn cảm
thấy lúng túng khi dạy. Học sinh còn e ngại sợ sệt khi học vì đây là vấn đề mới.
Điều này dẫn đến tình trạng luẩn quẩn khi áp dụng vào bài làm. Thậm chí còn có

NguyÔn ThÞ §Ëu

4

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

học sinh không biết cách bác bỏ, không biết cách lập luận hoặc lập luận không
chính xác. Do vậy bài làm không có sức thuyết phục.
Vậy, làm thế nào để việc dạy việc học đạt hiệu quả? Đó chính là lý do vì sao
chúng tôi chọn đề tài “ Dạy học bài “ Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK
Ngữ văn 11, tập 2.”
2. Lịch sử vấn đề
Trong các công trình Làm văn hiện nay, có thể khẳng định một điều rằng: bác
bỏ là một thao tác lập luận còn khá mới mẻ chưa được nhỉều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Tuy vậy có thể kể đến một số công trình như:
* Trong cuốn Làm văn 12 ( Tài liệu giáo khoa thí điểm: Ban khoa học Tự
nhiên, Ban khoa học Tự nhiên- Kĩ thuật) các tác giả Trần Đình Sử (Chủ biên),
Trần Đăng Suyền, NXB Giáo dục, 1995 [15, 3] có đề cập đến vấn đề “ Phản bác

trong văn nghị luận”. Các tác giả cho rằng trong văn nghị luận không chỉ có việc
khẳng định ý kiến được cho là đúng mà còn cả việc phản bác ý kiến được xem là
sai. Một ý kiến là đúng hay sai suy cho cùng do thực tế kiểm nghiệm. Song xác
định đúng sai trên phương diện lí thuyết là rất có ý nghĩa, bởi lí thuyết có tác
dụng soi sáng thực tiễn, thuyết phục lí trí.
Sau đó các tác giả đã nêu khái quát về phản bác, yêu cầu của phản bác và các
phương pháp phản bác.
Phản bác không phải là việc giản đơn tuyên bố ý kiến của đối phương là sai
rồi nói cạnh nói khoé, chế giễu. Phản bác trong văn nghị luận phải được chứng
minh qua các luận cứ, luận chứng thì mới có giá trị. Việc phản bác phải căn cứ
vào các yếu tố của một ý kiến, bao gồm ba thành phần cơ bản: luận điểm, luận
cứ, luận chứng. Người ta muốn phản bác thì phải vạch ra sai lầm của một trong
ba thành phần đó: sai lầm về luận điểm, sai lầm về luận cứ, hoặc sai lầm trong

NguyÔn ThÞ §Ëu

5

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

phép biện chứng, tuỳ thuộc vào mức độ khiếm khuyết của ý kiến mà người viết
lập luận để phản bác. Có những ý kiến đúng nhưng luận cứ lựa chọn không tiêu
biểu, không chính xác. Có khi luận cứ chính xác nhưng phân tích khiên cưỡng
cũng đưa đến luận điểm sai. Có khi luận điểm được phát biểu không chuẩn, quá
bao quát, trừu tượng, to tát, không phù hợp với luận cứ thành ra suy diễn, tán

róc.
Trong những trường hợp như vậy, sự phản bác đều có tác dụng vạch ra
khuyết điểm để khắc phục, nâng cao trình độ hiểu biết và đánh giá sự vật.
“ Phản bác là bàn bạc để tìm ra chân lý, vạch ra những chỗ “vô lí”, “ thiếu lí”.
Do vậy “phản bác” phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải có tính chân thực, khoa học, khách quan.
+ Người phản bác phải đọc kĩ ý kiến định phản bác, cần hiểu ý kiến đó trong
tính toàn vẹn, trong ý định khoa học, trong luận đề, trong lịch sử vấn đề, trong
luận cứ và luận chứng. Phản bác phải lựa chọn những vấn đề đích đáng, không
phải là việc vạch lá tìm sâu, chấp vặt. Có như vậy thì ý kiến phản bác mới có ý
nghĩa và có sức thuyết phục. Thái độ phản bác đúng đắn, lập trường phản bác
chính nghĩa sẽ có tác dụng nâng cao nhân cách người phản bác. Trong trường
hợp ngược lại thì phản bác có thể làm hại tư cách người phản bác.
+ Ngoài yêu cầu về thái độ, phương pháp còn có yêu cầu về kĩ thuật, luận
chứng và hành văn. Bài phản bác phải trình bày rõ ràng, khúc chiết, có sai lầm
của ý kiến sai và trình bày rõ ràng ý kiến đúng của mình, tránh nước đôi nhập
nhằng hiểu thế nào cũng được.
Phương pháp phản bác thì có:
+ Phản bác luận điểm.
+ Phản bác luận cứ.

NguyÔn ThÞ §Ëu

6

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Khãa luËn tèt nghiÖp

+ Phản bác luận chứng và cách lập luận
Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định ba cách bác bỏ trên cũng được tách bạch
ra để giới thiệu. Trong thực tế để bác bỏ triệt để một luận điểm sai, cần phải vận
dụng cả ba cách từng bước từng phần rõ ràng cho người đọc thấy luận điểm cần
bác bỏ là không thể đứng vững được.
* Qua đây ta có thể thấy rằng: nhóm các tác giả Trần Đình Sử, Trần Đăng
Suyền đã khẳng định phản bác như là một trong những kĩ năng quan trọng của
văn nghị luận. Nhưng trong một thời gian dài sau đó, phản bác lại không được đề
cập đến trong hầu hết các tài liệu làm văn. Phải đến tận khi làm SGK thí điểm
năm 2004 nhóm tác giả do Phan Trọng Luận (chủ biên) mới lại tiếp tục đề cập
đến “ Nghị luận phản bác” trong cuốn Ngữ văn 11, tập 2, bộ 2: Ban khoa học Xã
hội và Nhân văn (SGK thí điểm) NXB Giáo dục, 2004 [123, 5] đã dự kiến dành
hẳn 2 tiết cho dạy học bài “ Nghị luận phản bác” và một tiết cho học sinh luyện
tập “ Viết đoạn văn phản bác”. Qua đó nhằm giúp cho học sinh hiểu: đặc trưng
và thao tác cơ bản của phản bác ý kiến. Từ đó có thể viết được bài nghị luận
phản bác có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ của học sinh trung học phổ
thông.
Và phản bác là dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những quan điểm, những ý
kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác...Từ đó nêu ý kiến đúng có tính thuyết phục.
Thao tác phản bác:
+ Nêu quan điểm, ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh họa, tác hại của sai lầm
+ Dẫn chứng trái ngược để phủ nhận.
+ Hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm.
Khi phản bác, người viết dùng giọng văn rắn rỏi, dứt khoát mang tính chiến
đấu, có sức thuyết phục cao.

NguyÔn ThÞ §Ëu


7

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

* Song song với bộ SGK do tác giả Phan Trọng Luận (chủ biên), tác giả Trần
Đình Sử ( Tổng chủ biên) cũng đưa bài học về “Lập luận bác bỏ” vào trong
chương trình SGK thí điểm, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, bộ 1, tập 2, Ngữ
văn 11, NXB Giáo dục, 2004 với các bài cụ thể như sau:
1. Lập luận bác bỏ trong văn nghị luận (2 tiết)
2. Viết đoạn văn lập luận bác bỏ (1 tiết)
3. Luyện nói bác bỏ trong thảo luận, tranh luận (1 tiết)
Sau đó tác giả cũng đưa ra khái niệm lập luận bác bỏ, yêu cầu về bác bỏ, thao
tác lập luận bác bỏ và luyện tập về viết đoạn văn bác bỏ, luyện nói bác bỏ trong
tranh luận, thảo luận.
Về khái niệm lập luận bác bỏ: tức là chứng minh sự việc, ý kiến nào đó là sai.
Sai tức là không đúng sự thật, trái lôgic, quy kết quá đáng nên chưa đúng bản
chất.
Muốn bác bỏ có sức thuyết phục thì phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, tôn trọng
ý kiến của đối phương, không xuyên tạc, không bịa đặt, tìm bằng chứng đáng tin
cậy thì mới có sức thuyết phục
Thao tác lập luận bác bỏ cũng có ba cách là:
+ Bác bỏ luận điểm: Muốn bác bỏ luận điểm thì trước hết hãy trích dẫn đầy
đủ luận điểm đó một cách khách quan, trung thực để làm đích bác bỏ.
Có nhiều cách bác bỏ luận điểm:
 Dùng thực tế để bác bỏ.

 Dùng biện pháp phân tích để chỉ ra chỗ sai, phiến diện của luận điểm.
 Dùng lối phản chứng: đưa ra và chứng minh một luận điểm trái ngược
với luận điểm cần bác bỏ.

NguyÔn ThÞ §Ëu

8

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

 Dùng phép suy để làm cho cái sai của luận điểm cần bác bỏ được bộc
lộ đầy đủ.
+ Bác bỏ luận cứ: tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong dẫn chứng và
lí lẽ của đối phương
Có ba hướng bác bỏ luận cứ:
 Hoặc vạch ra luận cứ không xác thực.
 Chỉ ra lý lẽ phi lí.
 Vạch ra sự né tránh sự thực của đối phương.
+ Bác bỏ lập luận: tức là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lôgíc
trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá
trình lập luận.
* Như vậy cùng bàn về một vấn đề nhưng cách hiểu, cách trình bày đánh giá
của các tác giả đã có sự khác nhau. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những khó
khăn cho người giảng dạy nội dung này ở trường phổ thông. Hơn nữa, điều đó
còn dẫn đến tình trạng lúng túng, gượng gạo, thậm chí còn luẩn quẩn thiếu chính

xác trong việc sử dụng thao tác lập luận này để trình bày một vấn đề hợp lí và
thuyết phục.
Trong khi đó việc dạy học thao tác lập luận bác bỏ trong SGK Ngữ văn 11
cần phải dựa trên một cơ sở lí thuyết thống nhất, hợp lí để học sinh thực sự hiểu
và biết vận dụng những tri thức đó vào bài viết hoặc vấn đề gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc xác định ra những tri thức cơ bản của thao tác lập luận bác bỏ,
chúng tôi hướng tới mục đích là: Tổ chức dạy học nội dung này cho học sinh,

NguyÔn ThÞ §Ëu

9

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

qua đó góp phần giúp cho học sinh có đủ kiến thức và tự tin khi sử dụng thao tác
lập luận bác bỏ, cũng như vận dụng kết hợp thao tác lập luận này với các thao tác
lập luận khác như phân tích, chứng minh, so sánh....để làm bài văn nghị luận đạt
hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài, khóa luận phải hướng tới những nhiệm
vụ cơ bản sau:
 Trình bày hệ thống những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bác

bỏ.
 Nêu ra các định hướng cho việc dạy học bài này đạt hiệu quả.
 Vận dụng những tri thức đó vào việc dạy học bài “Thao tác lập luận
bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11.
 Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các tri thức đó vào dạy học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ nội dung của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu thao tác
lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này của chúng tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra một phương
hướng dạy học bài “ Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK Ngữ văn 11(bộ chuẩn)
- Và việc kết hợp với các thao tác khác trong việc làm bài văn nghị luận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn.

NguyÔn ThÞ §Ëu

10

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc tìm ra những hướng dạy học Làm văn để hoạt động dạy học đạt hiệu quả
cao nhất. Đồng thời thông qua nội dung về lập luận bác bỏ chúng tôi mong muốn
việc vận dụng thao tác này của học sinh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận
để văn bản của các em thực sự có giá trị.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận bao gồm 3 phần:
- Phần : Mở đầu
- Phần : Nội dung
- Phần : Kết luận
Riêng phần Nội dung có 3 chương:
 Chương 1: Thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
 Chương 2: Dạy học nội dung “Thao tác lập luận bác bỏ” trong SGK
Ngữ văn 11.
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

NguyÔn ThÞ §Ëu

11

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.1.

Khái niệm văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận là một thể văn ra đời từ rất sớm, tồn tại và phát triển đến
ngày nay. Khác với văn miêu tả, kể chuyện nhằm tái hiện con người và cuộc
sống bằng ngôn ngữ, chủ yếu khơi gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của
người đọc ( người nghe). Văn nghị luận lại thiên về trình bày các ý kiến, lý lẽ
của người viết nhằm thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó trong cuộc
sống xã hội. Muốn thuyết phục người đọc, văn nghị luận phải có luận điểm rõ
ràng, có lý lẽ thuyết phục, có dẫn chứng chính xác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này,
chúng ta hãy xét ngữ liệu sau:
Hai biển hồ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ....Biển thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng
như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.
Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không
muốn sống gần đó. Biển thứ hai là biển Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều
khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người
có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây.
Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ
sông Gioócđăng. Nước sông Gioócđăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón
nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên
mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioócđăng rồi từ

NguyÔn ThÞ §Ëu

12


K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ luôn sạch và mang
lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là
một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi
môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm
hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình “ Sự sống”
trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết....”
( Theo “ Quà tặng cuộc sống”)
Bài văn trên gồm 4 đoạn. Đoạn đầu và đoạn thứ hai kể chuyện về hai biển hồ (
biển Chết và biển Galilê ) ở Palextin. Hai đoạn văn này có giọng văn tự sự. Đến
đoạn thứ ba cách hành văn thay đổi hẳn, người viết từ thực tế về hai biển hồ đưa
ra những suy ngẫm, những triết lí về cuộc sống, về cách sống ở trên đời. Và vấn
đề cần bàn bạc ở đây chính là hai cách sống trái ngược nhau: sống chia sẻ, chan
hoà, cởi mở với mọi người thì sẽ có hạnh phúc. Còn ngược lại sống khép kín chỉ
biết giữ cho riêng mình thì thật bất hạnh. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã
khéo léo sử dụng thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận xung
quanh câu chuyện rất sinh động về hai biển hồ. Hai biển hồ cùng tiếp nhận nguồn
nước từ sông Gioócđăng. Nhưng kì lạ là cùng có khởi nguồn, khi chảy vào biển
Chết, biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình nên nước trở nên mặn chát,
không có một sinh vật nào sống trong biển Chết, không có loại cá nào sống nổi
và ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Ngược lại, biển hồ Galilê thì sự vật

quây quần, tốt tươi, phát triển “ nước trong hồ trong xanh mát rượi, người có thể
uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn
cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này”. Từ đó tác giả dần dần khẳng định

NguyÔn ThÞ §Ëu

13

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

luận điểm chính trong đoạn thứ tư “ Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ
cho riêng mình “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước
trong lòng biển Chết...”. Cách trình bày như vậy chính là phương thức biểu đạt
của văn nghị luận.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định : “ Văn bản nghị luận là một
kiểu văn bản, trong đó, người nói ( người viết ) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về
một vấn đề nào đó và thông qua cách bàn luận mà làm cho người đọc ( người
nghe) hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những điều
mà mình đề xuất ( đối với vấn đề đó )”.
1.2.

Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận

Đối với văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng nhất là việc
tổ chức lập luận. Lập luận là sự tổ chức các luận điểm và luận cứ, lí lẽ và các dẫn

chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề để người đọc hiểu, tin, đồng tình với điều mà
người viết đặt ra và giải quyết. Chính vì vậy mà chương trình SGK Ngữ văn
trung học phổ thông đã trình bày một chuỗi những bài học về các thao tác lập
luận như phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận....Trước khi đi tìm hiểu khái quát
từng thao tác trên đặc biệt là thao tác lập luận bác bỏ, chúng ta phải tìm hiểu “
thao tác” là gì?
Thao tác được hiểu một cách đơn giản là việc thực hiện những động tác theo
trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
Để tạo lập một văn bản nghị luận, trong quá trình triển khai nội dung văn bản
nhiều khi người viết phải sử dụng đến các thao tác. Những thao tác đó gọi là thao
tác nghị luận. Thao tác nghị luận chính là những động tác được thực hiện theo
trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận nhằm đạt

NguyÔn ThÞ §Ëu

14

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

đến một mục đích nhất định. Trong văn nghị luận chúng ta thường gặp các thao
tác như chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ....Cụ thể như sau:
1.2.1. Thao tác chứng minh
Chứng minh là một thao tác lập luận. Đặc điểm cơ bản của thao tác này là
người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng để minh chứng xác nhận, khẳng định, bênh
vực một cách chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến, một nhận định, một vấn đề

giả định người đọc đã thừa nhận hoặc thừa nhận một phần. Nhờ có thao tác này
mà trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, người viết mới có thể làm rõ sự
đúng sai,phải trái trong nội dung vấn đề và đó là cách để người viết dẫn dắt người
tiếp nhận tìm đến một chân lí.
Khi thực hiện thao tác này cần chú ý:
- Hệ thống dẫn chứng phải sát thực và phù hợp với vấn đề sắp xếp một cách
trình tự, hợp lý, tránh hình thức liệt kê. Dẫn chứng phải được dẫn dắt, phân
tích, bình luận.
- Lí lẽ phải được giải thích, phân tích, bình luận hoặc tổng hợp một cách rõ
ràng, dễ hiểu, lập luận phải chặt chẽ, đồng thời phải kết hợp cả lí lẽ và dẫn
chứng tạo sức thuyết phục cho người đọc.
- Dẫn chứng trong văn bản chứng minh có thể là số liệu, là tài liệu đã được
thừa nhận, là câu chuyện thực được kể lại, là danh ngôn của một ai đó. Lí
lẽ trong văn bản chứng minh có thể là những đạo lí được mọi người thừa
nhận.
1.2.2. Thao tác giải thích
Trong đời sống hàng ngày, khi muốn giúp ai đó hiểu rõ vấn đề, hoặc hiểu
đúng một vấn đề nào đó, con người phải tìm mọi cách để làm rõ vấn đề đó, nội
dung đó. Việc làm rõ vấn đề như vậy gọi là giải thích.

NguyÔn ThÞ §Ëu

15

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp


Giải thích là thao tác làm cho người khác hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ một
vấn đề bằng lí lẽ (có dẫn chứng hỗ trợ). Trong làm văn nghị luận giải thích là một
thao tác được thực hiện nhằm lí giải hoặc làm rõ vấn đề và qua đó người viết có
thể bàn luận một cách cụ thể, sâu sắc nội dung của vấn đề đó. Giải thích thường
là một quá trình diễn dịch: đi từ một khái niệm, một nhận thức khái quát đến
những cái cụ thể, sinh động, dễ hiểu hơn.
Khi sử dụng thao tác giải thích cần phải tiến hành theo trình tự các bước sau:
+ Xác định nội dung vấn đề cần bàn luận.
+ Tìm nội dung, các bộ phận, các từ, ngữ trong vấn đề được trình bày một
cách chưa rõ ràng cần được giải thích.
+ Tiến hành giải thích bằng cách nêu định nghĩa, nêu biểu hiện, nêu nguyên
nhân, chỉ ra các mặt lợi, hại của vấn đề cần giải thích. Sau đó người viết có thể
phân tích hoặc tổng hợp hoặc chứng minh, bình luận nội dung của vấn đề vừa
giải thích.
+ Chốt lại vấn đề.
Như vậy có thể nói rằng trong bài văn nghị luận, thao tác giải thích là một
thao tác lập luận quan trọng. Nó giúp cho người đọc (người nghe) hiểu được
vấn đề một cách cặn kẽ, rõ ràng và người viết tạo được sức hấp dẫn, thuyết
phục trong bài văn nghị luận của mình.
1.2.3. Thao tác lập luận phân tích
Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng được tạo bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố
này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong
một chỉnh thể thống nhất. Trong quá trình nhận thức, việc chia nhỏ đối tượng
thành nhiều yếu tố sâu chuỗi xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ
bên trong cũng như bên ngoài của chúng gọi là phân tích.

NguyÔn ThÞ §Ëu

16


K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc
và các mối quan hệ bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng). Khi phân tích
cần chia tách đối tượng theo những yếu tố quan hệ nhất định (quan hệ giữa yếu
tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng
liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích). Phân tích cần
đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa
chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất.
Để tiến hành phân tích, chúng ta phải thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định nội dung vấn đề hoặc nội dung của luận điểm cần phân tích.
+ Tiến hành xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân
tích.
+ Sắp xếp các khía cạnh, từng bộ phận theo trình tự đã sắp xếp. Cần lưu ý
tới mối quan hệ giữa các khía cạnh để từ đó lựa chọn các phép liên kết cho
thích hợp với nội dung của chúng.
+ Dùng ngôn ngữ để lập luận, có thể trình bày bằng cách kết hợp với các
ví dụ minh họa.
+ Cuối cùng chốt lại vấn đề cần phân tích.
Khi phân tích vấn đề cần phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất
định. Đó là:
+ Phải đảm bảo sự phân chia phản ánh đúng bản chất tổ chức của đối tượng.
Để làm được điều này, chúng ta phải phân xuất được từng khía cạnh, từng bộ
phận của vấn đề và sắp xếp chúng theo một trình tự cụ thể.

+ Phải đáp ứng tốt nhất cho mục đích thực hiện. Khi phân tích vấn đề chúng
ta cần căn cứ vào mục đích phân tích vấn đề, phải xác định cụ thể phân tích vấn
đề như vậy để làm gì? Từ việc xác định mục đích phân tích như thế, chúng ta

NguyÔn ThÞ §Ëu

17

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

lựa chọn cách thức phân chia vấn đề sao cho tương ứng với mục đích thực hiện
thao tác này.
+ Khi phân tích vấn đề, chúng ta phải phân chia theo cùng một cơ sở.
Thông thường, chúng ta chọn mục đích phân tích để làm cơ sở phân chia.
+ Phải tuân theo nguyên tắc cấp bậc khi phân chia. Tức là chia thành các bộ
phận lớn rồi tiếp tục chia thành các bộ phận nhỏ, không được phân chia một
cách nhảy vọt, thiếu tính hệ thống.
Trong văn bản nghị luận, thao tác phân tích nhằm giúp cho người tiếp nhận
văn bản có thể hiểu rõ từng khía cạnh của vấn đề bàn luận.
1.2.4. Thao tác tổng hợp
Khi tạo lập văn bản nghị luận, kết quả của sự phân tích mới chỉ cho phép
hiểu về các bộ phận riêng lẻ mà chưa hiểu biết hoàn chỉnh về đối tượng. Muốn
nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì người viết sử dụng
tới thao tác lập luận tổng hợp.
Tổng hợp là thao tác ngược lại với phân tích. Tổng hợp có nghĩa là gom lại

những hiểu biết về từng bộ phận từng khía cạnh làm thành hiểu biết chung, đầy
đủ, toàn bộ đối tượng. Trong văn nghị luận, thao tác này thường được thực hiện
sau các thao tác lập luận khác như giải thích, chứng minh, phân tích...Nó là cơ
sở để người viết chốt lại vấn đề một cách chính xác và khoa học.
Các bước thực hiện thao tác tổng hợp :
+ Xác định nội dung đã được trình bày trước đó.
+ Xác định mối quan hệ giữa các nội dung, các bộ phận đã trình bày.
+ Xác định đặc điểm, đặc trưng, tính chất cơ bản của các vấn đề đã được
trình bày đó.
+ Gộp các vấn đề đó lại theo trình tự đã được triển khai trước đó.

NguyÔn ThÞ §Ëu

18

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

+ Rút ra kết luận hay nêu ra chân lý nào đó.
+ Có thể dẫn sang một nội dung mới hoặc mở rộng vấn đề được bàn luận.
Để có thể tiến hành thao tác tổng hợp, chúng ta phải tuân thủ những nguyên
tắc sau:
+ Chỉ tổng hợp cái chung, cái đồng nhất trong từng bộ phận (chỉ được thực
hiện khi chúng ta xác định nội dung của từng bộ phận).
+ Chỉ tổng hợp theo từng cấp bậc (giúp chúng ta tổng hợp các vấn đề một
cách khoa học, đảm bảo phù hợp với nội dung và đặc điểm của vấn đề được bàn

luận.
Trong bài văn nghị luận, thao tác tổng hợp thường được thể hiện trong một
vài câu văn. Thông thường đó là cách để người viết chốt lại vấn đề hoặc kết
luận cho một nội dung nào đấy.
Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, phân tích và tổng hợp là hai
thao tác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phân tích là thao tác giúp cho con
người nhận thức vấn đề trong từng biểu hiện, từng khía cạnh của chúng, còn
tổng hợp là thao tác giúp cho con người có thể bao quát toàn bộ vấn đề.
1.2.5. Thao tác lập luận so sánh
So sánh cũng là một thao tác lập luận được dùng để tìm ra điểm giống nhau
và khác nhau giữa các đối tượng và qua sự so sánh ấy mà giúp cho con người
nhận thấy rõ đặc điểm, vai trò, giá trị của vấn đề được bàn luận.
Khi tiến hành so sánh, người viết phải có cách so sánh linh hoạt mềm dẻo
nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng so sánh các yếu tố khồng tương đồng
dẫn tới sai lệch, lầm lạc.
Yêu cầu khi tiến hành so sánh (cách so sánh) là:

NguyÔn ThÞ §Ëu

19

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

+ Đối tượng (sự vật hiện tượng...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với
nhau về một mặt, một phương diện nào đó.

+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
+ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực giúp cho việc nhận thức đối
tượng (sự vật, hiện tượng....) được chính xác, sâu sắc hơn.
Như vậy, có thể nói rằng : thao tác lập luận so sánh được thực hiện khi
những sự vật, hiện tượng phải có mối liên hệ với nhau. Và qua so sánh sẽ giúp
cho việc nhận thức sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn.
1.2.6. Thao tác lập luận bình luận
Bình luận là một thao tác lập luận quan trọng không thể thiếu trong văn
bản nghị luận. Trong quá trình trình bày vấn đề để thể hiện suy nghĩ quan điểm
của mình đối với vấn đề nghị luận, người viết phải dùng ngôn ngữ, lí lẽ để thể
hiện suy nghĩ, thái độ quan điểm như vậy gọi là bình luận. Như vậy, bình luận
là cách người viết dùng ngôn ngữ, lí lẽ, lập luận để bàn luận, đánh giá, phê
bình, nhận xét, tỏ thái độ của bản thân về một sự kiện, một vấn đề nào đó và
qua đó đi đến những nhận định, những kết luận đúng đắn, sâu sắc. Đồng thời
thông qua việc bình luận người viết có thể thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan
điểm của mình về vấn đề nào đó.
Khi thực hiện thao tác bình luận, chúng ta phải tuân thủ theo các bước :
+ Xác định nội dung cần bình luận (luận điểm).
+ Làm sáng rõ ý nghĩa vấn đề cần bình luận thông qua phân tích, chứng
minh, giải thích.
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tính đúng sai, tính chân lý của vấn đề
tạo cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét vấn đề đó.
+ Dùng lí lẽ lập luận để bàn, để bình và đánh giá nội dung vấn đề.

NguyÔn ThÞ §Ëu

20

K32D - Ng÷ V¨n



Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Chú ý trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, cần phải biết sử dụng kết
hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt mềm dẻo, tránh khô cứng qua đó
làm nổi bật vấn đề nghị luận.
1.3.

Thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận

1.3.1. Khái niệm lập luận bác bỏ
Trong thực tế đời sống, cũng như trong văn bản nghị luận, có rất nhiều ý
kiến sai lầm cần phải phê phán. Phê phán ý kiến sai, bảo vệ ý kiến đúng sao cho
hiệu quả và thuyết phục là một việc làm không hề đơn giản. Để làm được điều
đó, chúng ta phải sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Vậy khái niệm lập luận bác
bỏ là gì?
Theo Thiều Chiểu, chữ “bác” trong “ bác bỏ” vốn có nghĩa là “ con ngựa
đốm loang lổ sắc màu”, rồi sau đó mới phát triển lên để mang một trong những
nét nghĩa là “ nói bẻ lại”, “ phủ định ý kiến của đối phương”, “ gạt bỏ bằng lí lẽ,
quan điểm, ý kiến của người khác”, “ phản đối lời bàn bạc của người ta và chỉ
trích chỗ sai lầm”. Còn hiểu theo nghĩa chiết tự Hán Việt thì “ bác” là phản bác,
“ bỏ” là gạt đi, bỏ đi. “ Bác bỏ” là phản bác để gạt đi, bỏ đi một ý kiến, một
nhận xét không chính xác.
Trong làm văn nghị luận, bác bỏ là một kiểu lập luận nhằm phủ nhận một ý
kiến, một kết luận về một hiện tượng, một vấn đề bằng cách dùng thao tác bác
bỏ để chỉ ra một cách rõ ràng, tường tận, thấu đáo những sự vô lí, sai lầm của
nó. Qua đó giúp người đọc ( người nghe) nhìn nhận hiện tượng vấn đề một cách
đúng đắn, xác thực hơn. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, chúng ta xét ngữ liệu

sau:

NguyÔn ThÞ §Ëu

21

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

“ Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật tầm thường cũ rích, tuồng như
không ai để ý đến, nhưng cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì
có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là:
Học để làm người.
Theo câu nói ấy, có lẽ cãi lại rằng: Vậy thì không học không làm người được
sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng, ông
Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, nhiều nhà
đại chính trị đại sáng tạo, hoặc trọn đời ở trong các mỏ, các công xưởng mà
làm được công việc to lớn đó thì sao? Còn ở trên đời biết bao người vào trường
nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm ngàn bộ sách, miệng nói ra rành là
chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư
cách làm người nữa. Thế thì câu nói “ học để làm người” không phải không
đúng sao?”
( “ Học để làm gì?”- Huỳnh Thúc Kháng – Trích báo Tiếng dân, số 282, ngày
17.5.1930, in lại trong “ Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 21, Nxb Khoa học xã
hội, H. 2000 ).
Trả lời câu hỏi “ Học để làm gì?” kể ra cũng không khó làm. Và chính tác giả

bài viết cũng đã trả lời theo một cách thức thông thường “ học để làm người”.
Vậy không học không làm người được sao?. Câu hỏi lật ngược vấn đề đã tạo ra
một tình huống giả định độc đáo. Trong đó nhân vật phản diện ( giả định) nêu
ra một ý kiến phản bác còn tác giả sẽ là người bảo vệ chứng minh. “Vậy thì
không học không làm người được sao?”. Kìa như ông Hán Cao Tổ không học
mà làm một ông vua anh hùng; ông Hoắc Quang không học mà làm lên công
nghiệp lớn”. Rõ ràng cách lí giải của tác giả cho thấy phải hiểu chữ “ học” theo
nghĩa rộng, không nhất thiết phải đến trường mới là học mà việc học cũng

NguyÔn ThÞ §Ëu

22

K32D - Ng÷ V¨n


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

khụng nhm nm bt tri thc k nng. Hc õy ch yu l hc nhõn cỏch, hc
hon thin mỡnh. Cú th hc trng nhng cng cú th hc gia ỡnh v
xó hi.
Cú th núi rng nh bỏc b m ta cú th hiu rừ vn : Hc lm gỡ? Hc lm ngi. Cõu hi tht d tr li nhng cng tht khú lớ gii cho
thuyt phc. Thao tỏc lp lun bỏc b ó c s dng phỏt huy hiu qu.
Cõu tr li hc lm ngi l chớnh xỏc. Nh vy, nh cú bỏc b, tỏc gi ó
t vn , t mt suy ngh cha chớnh xỏc dn ngi c n vi mt chõn
lớ. Cỏch din t nh vy cng gn ging mt hỡnh thc chng minh- chng
minh cho mt chõn lớ khoa hc ỳng n. Cng vỡ th, khi núi n cỏc thao tỏc
lụ gic t duy, Vng Tt t khng nh: Chng minh l thao tỏc lụ gic dựng

lp lun tớnh chõn thc ca phỏn oỏn nờu ra nh cỏc phỏn oỏn chõn thc
khỏc cú mi quan h hu c vi phỏn oỏn y. Cũn bỏc b l thao tỏc lụ gic
nhm xỏc lp tớnh gi di hay tớnh khụng cú cn c ca lun c nờu ra.
Bỏc b l dng thc chng minh c bit.
1.3.2. c im thao tỏc lp lun bỏc b
to lp mt vn bn ngh lun, ngi vit phi s dng phi hp cỏc thao
tỏc lp lun khỏc nhau. Mi mt thao tỏc lp lun u mang nhng c im
riờng bit. Nu nh gii thớch l cỏch ngi vit dựng ngụn ng ging gii,
chng minh l cỏch ngi vit dựng lớ l, dn chng lm sỏng t vn ...thỡ
bỏc b li nhng c im riờng bit. V bn cht, bỏc b li c coi l mt
dng thc chng minh c bit. S d núi c nh vy l vỡ: chng minh l
vic i tỡm nhng lớ l dn chng trc tip khng nh tớnh ỳng n ca vn
ú. Cũn bỏc b li xut phỏt t mt vn sai. Sau ú dựng lớ l, dn chng
ch ra cỏi sai, ri bỏc b nú i. Cui cựng a ra chõn lớ ( cỏi ỳng).

Nguyễn Thị Đậu

23

K32D - Ngữ Văn


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Cũng chính từ đặc điểm này của bác bỏ nên ta thấy đặc trưng khá nổi bật của
thao tác này là: Khi bác bỏ bao giờ cũng đi từ một vấn đề sai, rồi sau đó phải
chỉ ra cái đúng. Chẳng hạn như để phản bác luận điểm “ Có tiền là có hạnh
phúc”, Thác- cơ- rê( William Makepeace Thackeray, 1811-1865) nhà văn Anh

đã nói:
“ Tiền bạc không phải là vạn năng
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp.
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ.
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình.
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng.
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui.
Nó có thể mua được sự xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành.
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn.
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng.
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ.
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu.
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.”
Để phản bác lại luận điểm sai lầm “ có tiền là có hạnh phúc”, tác giả đã
khẳng định nó là sai bằng một luận điểm chắc chắn “ tiền bạc đâu phải là vạn
năng”. Và bằng các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đánh đổ được luận điểm
sai lầm đó. “ Tiền có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc
ngủ. Có thể mua được châu ngọc, nhưng không thể mua được sắc đẹp...”. Tiền
bạc chỉ có thể mua được những tiện nghi vật chất làm phong phú thêm cho đời
sống tinh thần của con người, nhưng tiền bạc không thể mua được hạnh phúc

NguyÔn ThÞ §Ëu

24

K32D - Ng÷ V¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Khãa luËn tèt nghiÖp

thực sự của con người. Vậy “ tiền bạc đâu phải là vạn năng” là một nhận định
hoàn toàn chính xác.
Cũng chính từ đặc điểm này mà ta thấy rằng trong quá trình sử dụng thao tác
lập luận bác bỏ, người viết luôn chú ý sử dụng nhiều hình thức diễn đạt phủ
định. Chẳng hạn như ở ví dụ trên, bên cạnh việc khẳng định tiền bạc có thể mua
được của cải vật chất (“ chiếu giường”, “ nhà cửa”, “ thức ăn”....) thì đối lập
với nó đó chính là (“ giấc ngủ”, “gia đình”...) những thứ hạnh phúc thực sự mà
tiền bạc không mua được. Từ phủ định “ không” có tác dụng nhấn mạnh khẳng
định cách lập luận lí giải của tác giả là chính xác. Bác bỏ thành công. Tiền bạc
không phải là vạn năng, có tiền đâu có nghĩa là có hạnh phúc.
Mặt khác một điểm nữa cần phải lưu ý là khi bác bỏ phải chú ý kết hợp với
các thao tác lập luận khác như phân tích, chứng minh, bình luận, tổng
hợp....Phân tích để chỉ ra những khía cạnh sai. Chứng minh bằng các dẫn
chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Bình luận là bàn bạc mở rộng để nhận
xét, đánh giá vấn đề đó một cách cụ thể hơn ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cuối
cùng là kết hợp với thao tác tổng hợp để kết luận vấn đề, chỉ ra cách hiểu đúng
đắn nhất về vấn đề đó. Để lí giải rõ đặc điểm này, chúng ta xét ngữ liệu sau:
Bác bỏ một quan điểm thực dụng
Quan điểm “ có rồi hãy cho” của Ây Ren- dơ về một khía cạnh nào đó là
một quan điểm đúng đắn. Nhưng vấn đề cần trao đổi là dường như bà cho rằng
“ có” ở đây chỉ là các sản phẩm vật chất.
Hơn thế nữa, Ây Ren- dơ nhấn mạnh: “ Những kẻ theo chủ nghĩa nhân văntrên nguyên tắc và cả trên thực tế- là những kẻ ăn bám, bởi mối quan tâm hàng
đầu của họ là phân phát chứ không phải là sản xuất, nói đúng ra là quan tâm

NguyÔn ThÞ §Ëu

25


K32D - Ng÷ V¨n


×