Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hệ thống biểu tượng trong thơ hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.48 KB, 69 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn
*********

trần thị ngọc lành

hệ thống biểu tượng
trong thơ hồ xuân hương

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2009

5


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn
*********

trần thị ngọc lành

hệ thống biểu tượng
trong thơ hồ xuân hương

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành:

Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC. nguyễn thị nhàn

Hà Nội - 2009

6


Lời cảm ơn
Trong quỏ trỡnh tỡm hiu, nghiờn cu ti, c s giỳp ca cụ
giỏo TS. GVC. Nguyn Th Nhn, cỏc thy cụ giỏo trong t b mụn Vn hc
Vit Nam - Trng HSP H Ni 2 v ton th cỏc thy cụ giỏo trong khoa
Ng vn, ngi vit ó hon thnh tt khoỏ lun tt nghip.
Ngi vit xin trõn trng cm n cỏc thy cụ giỏo trong t Vn hc
Vit Nam, cỏc thy cụ giỏo trong khoa Ng vn, c bit ngi vit xin gi li
cm n chõn thnh, sõu sc nht ti cụ giỏo húng dn ó to iu kin giỳp
ngi vit trong sut quỏ trỡnh thc hin khoỏ lun ny.

H Ni, ngy 06 thỏng 05 nm 2009
Ngi thc hin

Trần Thị Ngọc Lành

7


Lời cam đoan

ti H thng biu tng trong th H Xuõn Hng c nghiờn
cu v hon thnh trờn c s k tha v phỏt huy nhng cụng trỡnh nghiờn

cu cú liờn quan ca cỏc tỏc gi khỏc.
Tụi xin cam oan khoỏ lun ny l cụng trỡnh nghiờn cu ca riờng
tụi, kt qu ca khoỏ lun l trung thc, cha c cụng b trờn ti liu
no.
Nu sai, tụi xin hon ton chu trỏch nhim.

H Ni, ngy 06 thỏng 05 nm 2009
Ngi thc hin

Trần Thị Ngọc Lành

8


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

5

2. Lịch sử vấn đề

6

3. Mục đích nghiên cứu

8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9

6. Phương pháp nghiên cứu

9

7. Đóng góp khoá luận

10

8. Cấu trúc khoá luận

10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
THƠ CA HỒ XUÂN HƯƠNG

11

1.1. Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX

11

1.2. Tình hình văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu


thế kỷ XIX

12
1.3. Tác giả Hồ Xuân Hương

15

1.3.1. Cuộc đời

15

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác

16

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ
HỒ XUÂN HƯƠNG

17

2.1. Quan niệm về biểu tượng

và một số

biểu tượng phổ biến trong văn học

17

2.1.1. Quan niệm về biểu tượng


17

2.1.1.1. Quan niệm về biểu tượng

17

2.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học

19

2.1.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học

20

2.1.2.1. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới

20

2.1.2.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học Việt Nam

22

2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương

25

2.2.1. Quan niệm về biểu tượng phồn thực

26


2.2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương

29

9


2.2.2.1. Biểu tượng gốc

30

2.2.2.2. Biểu tượng phái sinh

39

2.3. Những phương thức xây dựng biểu tượng thường gặp
Xuân Hương

trong thơ Hồ
51

2.3.1. Cách sử dụng từ ngữ

51

2.3.2. Cách chơi chữ, nói lái, dùng thành ngữ, khẩu ngữ

57


2.4. Ý nghĩa biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương

59

2.4.1. Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm của tác giả

59

2.4.2. Thể hiện khát khao tình yêu, hạnh phúc

64

KẾT LUẬN

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX giàu tính nhân
văn. Nhiều cây bút quan tâm đến số phận người phụ nữ trong xã hội. Những
tên tuổi các tác giả nữ đã xuất hiện trên văn đàn như Lê Ngọc Hân, Trương
Quỳnh Như, Phạm Lam Anh và nổi tiếng nhất là Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện
Thanh Quan, Hồ Xuân Hương...Trong số đó, Hồ Xuân Hương là hiện tượng
khá đặc biệt. Thơ của nữ sĩ khác thường, “Hồ Xuân Hương là một kỳ nữ trong
thơ có người, trong thơ có tiên, và trong thơ có quỷ”. [1, tr. 66]
Thơ ca của nữ sĩ chứa đựng nội dung nhân văn và hình thức diễn đạt

độc đáo. Những phương diện đó khẳng định vị trí của nhà thơ trên văn đàn thi
ca dân tộc.
1.2. Là nhà thơ dòng Việt, sáng tác của nữ sĩ tìm về cội nguồn của văn
học dân gian. Cách diễn đạt của Hồ Xuân Hương gần với ca dao, tục ngữ,
thấp thoáng hội hè phong tục, sự thông thái của những ông trạng ngoài đời,

10


kiểu “đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục” của nhân dân lao động. Nhà thơ
được tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm” . Vì thế, tác giả văn học viết nhưng sáng
tác của bà in đậm chất dân gian, dân tộc mà vẫn “hiện đại”.
Thơ ca Hồ Xuân Hương lựa chọn cách biểu đạt đem lại cho độc giả ấn
tượng sâu sắc. Đặc biệt là việc nữ sĩ xây dựng hệ thống biểu tượng phong
phú, khiến những miền cấm kị trần tục được thăng hoa.
1.3. Vấn đề “Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương” chưa
được nghiên cứu như một công trình riêng biệt. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu để góp phần khẳng định tài thơ của nữ sĩ trong mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức biểu hiện, thông qua hệ thống biểu tượng để nhận ra sự
sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ.
Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giảng
dạy ở trường phổ thông, giúp người giáo viên Ngữ văn có thêm kiến thức bổ
sung khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của nữ sĩ.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, thơ Hồ Xuân Hương hầu như
được xem là di sản tinh thần gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và
thưởng thức. Khoảng thời gian gần đây, thơ của nữ sĩ được nhìn nhận, đánh
giá khách quan hơn và trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều chuyên
luận, công trình văn học sử, tiểu luận,…

Lựa chọn và nghiên cứu vấn đề này, người viết đã khảo sát tài liệu,
tổng hợp các ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu đi trước. Trong đó, có nhiều
công trình liên quan trực tiếp đến khoá luận. Sau đây, chúng tôi xin trích một
số ý kiến tiêu biểu.
- Nhà thơ Xuân Diệu trong công trình Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ
Nôm (Nxb Phổ thông, H.,1962), đã nhận xét về các tầng nghĩa trong thi ca của
nữ sĩ: “…mang hai nghĩa, nghĩa phô ra và nghĩa hàm ẩn […]. Thơ Xuân
Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được? Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh thì

11


cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu
đâu? Mà bảo rằng nó nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?”. [1, tr. 68]
- Nguyễn Tuân trong tiểu luận “Băm sáu cái nõn nường Hồ Xuân
Hương” cũng có ý kiến: “Thế giới quan, nhân sinh quan của Hồ Xuân Hương
là một nhỡn quan nõn nường, bất cứ cái gì, bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn ngân
vang lên chỉ nõn nường”. [19, tr. 172]
- Đỗ Lai Thuý trong bài viết “Phong cách thơ Hồ Xuân Hương” Tạp
chí văn học, số 12/1998 cũng có ý kiến xác đáng: “Có lẽ, mỗi bài thơ của
Xuân Hương, đằng sau cái ý nghĩa đời thường, ý nghĩa xã hội, chính là ý
nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người Xuân Hương
chính là con người vũ trụ. Hồ Xuân Hương đã làm được điều mà tưởng như
không thể làm được, cái không thể đã trở thành có thể”. [22, tr. 60]
- Nhà phê bình văn học nước ngoài N.I.Niculin quan tâm tới tính biểu
tượng hai mặt trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Ông cho rằng: “Nữ sĩ đã
sáng tạo ra những bài thơ biểu tượng hai mặt, trong đó hình ảnh kì dị của
thân thể con người hoà lẫn với chỗ lồi lõm trên mặt đất”(1).
- Đỗ Lai Thuý có công trình Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực
(Nxb VH - TT, H,1999). Ở công trình này, Đỗ Lai Thuý đã tìm hiểu, khảo sát

sáng tác thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ văn hoá, đặc biệt là văn hoá phồn
thực. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh: “Những biểu tượng phồn thực nói chung và
biểu tượng phồn thực của Hồ Xuân Hương nói riêng có hai mặt lấp lửng,
thiêng và tục, thanh và tục nhưng hai mặt này không chết cứng như hai mặt
của tờ giấy mà luôn luôn có sự vận động, chuyển hóa vào nhau để tạo thành
một trạng thái hoà quyện, hai mà một, tồn tại mà không tồn tại, không tồn tại
mà tồn tại, vừa trái ngược lối tư duy nhị nguyên, vừa đảm bảo hứng thú cho
người đọc khi họ được chuyển dịch từ thanh sang tục trong một biến dịch
không ngừng”. [23, tr. 168]
(1)

N.I.Niculin - Thơ Hồ Xuân Hương, in trong “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác
phẩm”. Tlđd, Tr.433

12


- Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong tiểu luận “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân
Hương” cũng nhận xét: “Ở đây, trạng từ giữ một chức năng quan trọng. Nó
đẩy màu sắc lên mức cực độ, tối đa, nó tạo ra trong văn bản cái không đồng
chất, cái bất ngờ, nó gẫy khúc. Nó có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái bình
thường sang cái ẩn dụ - cơ thể người phụ nữ”.(2)
- Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học Việt Nam Trung đại (Nxb Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, 2005), chỉ ra không gian buồng khuê trong tác phẩm
Hồ Xuân Hương. Ông viết: “Dù nói tới chuyện gì, miêu tả cái gì khi đặt vào
buồng khuê thì chúng mới toát ra ánh sáng và ý nghĩa đặc thù của nó […]
đều gợi lên không gian buồng khuê tự nhiên, khổng lồ” [13, tr. 222].
Ngoài những ý kiến trích dẫn trên đây, còn rất nhiều ý kiến khác cũng
đề cập đến vấn đề khoá luận quan tâm ở những mức độ khác nhau. Qua
những ý kiến đó, chúng tôi thấy rằng, giới nghiên cứu phần nhiều bàn đến vấn

đề biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương mang tính chất gợi mở hoặc mới nêu
một vài khía cạnh, chưa thống nhất và toàn diện.
Bởi vậy, với khoá luận này, chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới biểu
tượng phong phú, sinh động trong thơ nữ sĩ họ Hồ một cách hệ thống hơn, sâu
hơn và mong có những đóng góp nhỏ vào thành tựu nghiên cứu thơ ca của tài nữ.

3. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận hướng tới mục đích tìm hiểu “Hệ thống biểu tượng trong
thơ Hồ Xuân Hương” nhằm khẳng định mối quan hệ giữa việc sử dụng hệ
thống biểu tượng đó với nội dung diễn đạt, tìm ra những đặc điểm riêng, đóng
góp riêng của nữ sĩ.
Đồng thời, chúng tôi mong muốn hình thành cái nhìn tương đối hệ
thống, toàn diện, khách quan và khoa học về giá trị mảng thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.
(2)

Đỗ Đức Hiểu - Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Dẫn theo Hồ Xuân Hương tác phẩm và dư luận, Tlđd,
Tr.308.

13


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Triển khai đề tài này, tác giả khoá luận xác định những nhiệm vụ sau:
Trên cơ sở các quan niệm, khái niệm về biểu tượng, chúng tôi tiến hành
khảo sát thế giới biểu tượng trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đồng thời,
tìm hiểu phân tích những phương thức xây dựng biểu tượng và ý nghĩa của
nó, từ đó thấy được sức hấp dẫn, độc đáo đặc biệt trong thơ ca nữ sĩ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ hướng tới khai thác khía cạnh “Hệ thống biểu tượng trong

thơ Hồ Xuân Hương” ở mảng thơ Nôm truyền tụng.
- Số lượng những bài thơ Nôm Hồ Xuân Hương đến nay vẫn chưa cố
định. Trước tình trạng đó, với sự tương đối, chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân
Hương trong một số tài liệu sau:
+ 48 bài thơ Nôm do Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn và giới thiệu) in
trong cuốn Hồ Xuân Hương - Thơ và đời, Nxb Văn học, H, 1998.
+ Phần thơ tuyển của Hồ Xuân Hương in trong công trình Thơ Nôm
Đường luật của Lã Nhâm Thìn, Nxb GD, H, 1998.
- Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng do khuôn
khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viết không có điều kiện tìm
hiểu vấn đề biểu tượng trong toàn bộ sáng tác nữ sĩ mà chỉ tập trung vào các
sáng tác trong mảng thơ Nôm truyền tụng. Trên thực tế, mảng thơ này đã tập
hợp được một hệ thống biểu tượng độc đáo, mới lạ theo phong cách Hồ Xuân
Hương.

6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp phân loại.

14


+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp hệ thống.
Ngoài ra, để hoàn thành tốt khoá luận, người viết còn kết hợp các thao
tác như phân tích, bình giảng, chứng minh, miêu tả,…

7. Đóng góp của khoá luận
- Khoá luận góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách
nghệ thuật của Hồ Xuân Hương thông qua thế giới biểu tượng phong phú, độc

đáo.
- Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học được đưa vào giảng dạy từ bậc
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Đại học, Cao đẳng. Lựa chọn
và thực hiện đề tài này, người viết hy vọng khoá luận sẽ giúp ích cho việc
nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Hồ Xuân Hương trong nhà trường sau
này đối với người giáo viên Ngữ văn.
8. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận được cấu trúc như sau:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
được tổ chức theo hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tác giả và tác phẩm
Thơ Hồ Xuân Hương.
Chương 2: Hệ thống biểu tượng trong Thơ Hồ Xuân Hương.

15


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
THƠ CA HỒ XUÂN HƯƠNG

1.1. Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX
Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn lịch sử đầy biến
động, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội,…
Trong bối cảnh ấy, quyền sống của con người bị chà đạp, đặc biệt là
người phụ nữ. Họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh bởi vì sự đau khổ của
người phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Họ vừa đem
lấy sự bất hạnh của kiếp người, vừa “cõng” thêm nỗi bất hạnh của “phận đàn

bà”. Đặc biệt những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Cũng thời đại của Hồ Xuân Hương, cao trào khởi nghĩa nông dân nổ ra
liên tiếp khắp nơi, nhân dân vùng lên đòi quyền sống. Trào lưu dân chủ dâng
lên mạnh mẽ, những ràng buộc “tam cương, ngũ thường” trở nên lỏng lẻo hơn
trước. Nhân dân đã thấy được sự bất lực của giai cấp thống trị.
Đây chính là tiền đề, cơ sở nảy sinh và ra đời của trào lưu dân chủ,
nhân văn chủ nghĩa trong xã hội. Điều này làm cho ý thức hệ phong kiến - tư
tưởng chính thống bị phá sản.
Thời kỳ này kinh tế hàng hoá có sự phát triển đáng kể, thương nghiệp
có sự khởi sắc. Trong xã hội, xuất hiện tầng lớp thị dân đông đảo, góp phần
thay đổi lối sống cũ, tù đọng của môi trường văn hoá cổ truyền.
Tất cả thực trạng đó khiến con người bừng tỉnh, nảy sinh nhu cầu đòi
quyền sống. Đồng thời, nó tác động mạnh mẽ đến văn học. Hồ Xuân Hương
sống trong vòng xoáy của xã hội, thơ bà chính là sản phẩm của xã hội.

16


Biêlinxki có nhận xét xác đáng rằng: “Văn thơ nào không có gốc rễ trong
thực tế đương thời, văn thơ nào không rọi sáng vào thực tế khi lý giải nó thì
chỉ là một sự vô công rồi nghề, chỉ là một lối đốt thời gian một cách vô tội vạ,
nhưng hão huyền, chỉ là trò chơi trẻ con, chỉ là công việc của những người
trống rỗng”.(1)

1.2. Tình hình văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
Trong mười thế kỷ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập của dân tộc
Việt Nam, thế kỷ XVIII đóng một vai trò lịch sử đặc biệt. Thế kỷ XVIII có
trách nhiệm tiếp tục bảo vệ, phát huy, hoàn chỉnh những giá trị tinh thần văn
hoá văn nghệ - bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ cương giới, lãnh thổ và quyền độc
lập, tự chủ của đất nước.

Những hào quang của quá khứ lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước qua
các thời đại Lý, Trần, Lê sơ và chiến công đại phá 20 vạn quân Thanh của
phong trào Tây Sơn đã đưa đến một bước phát triển mới của chủ nghĩa yêu
nước, ý thức dân tộc: cốt cách Việt Nam được bộc lộ hoàn chỉnh về bề rộng
và kết tinh rực rỡ ở bề sâu, ở sự kết hợp giữa truyền thống nhân văn và truyền
thống yêu nước tạo nên diện mạo văn hoá rực rỡ, phong phú chưa từng có.
Khi chiếc ngai vàng ngày càng mục ruỗng, khi những mũ cao, áo dài
trở nên bất lực thì giá trị chân chính của thời đại sẽ bắt nguồn từ hai yếu tố
dân tộc và dân chủ.
Trên cơ sở quá trình phát triển văn hoá lâu dài của quá khứ và hiện thực
bi kịch của bản thân lịch sử giai đoạn này. Trí thức nghệ sĩ phong kiến đương
thời đã tiếp thu khá sâu sắc truyền thống nhân văn từ văn học dân gian và sự
tác động từ phong trào đấu tranh giai cấp của thời đại. Đồng thời, tiếp thu một
cách sáng tạo tinh hoa văn hoá ngoại sinh qua giao lưu.

(1)

Biêlinxki, Dẫn theo tạp chí Văn học, số 6/1993, Tr. 93.

17


Văn học luôn là “Tấm gương phản chiếu thời đại” một cách trung thực.
Thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học Trung đại
Việt Nam. Hoà trong xu thế của lịch sử, thơ ca phản ánh một phần đời sống
tinh thần của xã hội. Giai đoạn này, văn học dân gian với nội dung giàu tính
chiến đấu và trữ tình đẹp đẽ, những biểu hiện phong phú, sinh động đã có ảnh
hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến văn học viết, làm cho diện mạo văn học nước
nhà càng trở nên đa dạng, hấp dẫn.
Như vậy, có thể nói, qua quá trình xây dựng nền văn học những giai

đoạn trước đã để lại cho thời đại văn học này những kinh nghiệm quý báu. Để
rồi có những cây bút sáng giá như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Du,… xuất hiện. Họ đều có những sáng tạo, tìm tòi riêng. Hồ Xuân Hương là
tiêu biểu trong số đó.
Hồ Xuân Hương tiếp nhận những di sản quý báu của văn học dân gian
và văn học bác học một cách xuất sắc, độc đáo thông qua sự tiếp nhận sáng
tạo của mình. Từ những hình ảnh người phụ nữ qua ca dao, dân ca, qua các
truyện thơ Nôm như “Hoa tiên”, “Phan Trần”, “Tống Trân - Cúc Hoa”,…
Hồ Xuân Hương đã đứng lên cất cao tiếng nói khẳng định vai trò của người
phụ nữ trong xã hội. Nữ sĩ giống như con sóng còn để lại dư ba lâu dài, bởi
những gì thi sĩ để lại cho đời không chỉ có giá trị đương thời mà còn có giá trị
tới ngày nay và mãi mãi.
Văn hoá dân gian là môi trường văn hoá phi chính thống đậm đặc.
Trong đó hội hè, phong tục thật rộn ràng, tự do và phóng khoáng. Thơ Hồ
Xuân Hương cũng có những cảnh sinh hoạt hội hè như đánh đu, dệt
cửi,…Văn học dân gian phong phú những biểu tượng, hình ảnh về cuộc sống,
về con người. Tiếng cười cất lên từ những truyện Trạng, những câu chuyện
tiếu lâm. Rồi ca dao, cổ tích khắc họa nhân vật phụ nữ thôn quê thuỷ chung,
nhân hậu dù cuộc sống thua thiệt nhiều bề,… Thơ Hồ Xuân Hương vọng lên
tất cả những nỗi niềm, những hoàn cảnh như thế.

18


Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương còn sáng tạo nên những hình ảnh, biểu
tượng độc đáo thể hiện nội dung nhà thơ đã gửi gắm. Biểu tượng trong thơ Hồ
Xuân Hương luôn gợi nên những ý nghĩa lấp lửng hai mặt với không gian
buồng khuê và những câu chuyện ái ân nhục cảm. Tất cả là nhờ tài năng riêng
và sự tiếp thu từ văn học dân gian của nữ sĩ.
Như vậy, mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và văn học dân gian là

mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Thơ Hồ Xuân Hương là: “Kết quả
của sự va chạm, xung đột giữa cuộc sống thực của dân gian với những lề thói
chính thống đầy kiêng kị, hình thức giả dối,… Có thể nói, phương hướng
nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tìm hiểu các lễ hội dân gian, các trò
chơi với ý nghĩa của nó”. [4, tr. 38]
Cùng với việc tiếp thu thi hứng từ văn học dân gian, thơ Hồ Xuân
Hương còn có đóng góp vào sự sáng tạo độc đáo, “làm mới” cho thơ Nôm
Đường luật. Nữ sĩ đã kế tục khuynh hướng dân chủ hoá thể loại. Bà đưa vào
thơ Nôm Đường luật những sự vật, con người bình thường, đi sâu vào những
uẩn khúc tâm trạng con người. Bà đã đưa thể thơ trang nghiêm, cao quý này
vào quỹ đạo văn thơ trào phúng hóm hỉnh, sâu cay. Là sự đoạn tuyệt khá triệt
để với tinh thần đẳng cấp của Nho giáo. “Với nhà thơ, thể thơ Đường luật đã
xa phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý đi thẳng vào cuộc sống đời
thường, góc cạnh, chua xót, bi kịch nhưng đó là cuộc sống đích thực không
chỉ là dân tộc mà còn là dân dã”. (1)
Với những đặc điểm trên, Hồ Xuân Hương trở thành tác giả giao thoa,
hợp lưu giữa hai vùng văn hoá, văn học dân gian và bác học.
1.3. Tác giả Hồ Xuân Hương
1.3.1. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam đến nay
khoảng 200 năm. Vấn đề về tác giả không còn phức tạp lắm nhưng giới
(1)

Đặng Thanh Lê, Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật, Dẫn theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy
theo sách giáo khoa Văn 10 mới, ĐHSP Hà Nội, 1990, Tr. 198.

19


nghiên cứu vẫn chưa thể có kết luận cuối cùng về nữ sĩ qua phương diện: tiểu

sử, cuộc đời, thơ văn.
Theo tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương quê ở Quỳnh Đôi - Quỳnh
Lưu - Nghệ An. Thân sinh bà là ông Hồ Phi Diễn, rời quê ra Bắc dạy học, sau
lấy người phụ nữ họ Hà làm lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương.
Gia đình bà có thời gian sống ở gần Hồ Tây. Sau này, khi trưởng thành,
Hồ Xuân Hương có dựng một ngôi nhà cạnh Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt
Đường - một ngôi nhà giản dị nhưng thơ mộng. Những văn nhân tài tử biết
tiếng nữ sĩ luôn tìm đến để đối thoại văn chương. Trong đó, có những tên tuổi
như Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cư Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh
Hiên, Chiêu Hổ,…
Bà là người giao du rộng rãi, đi du lãm nhiều nơi, những nơi nữ sĩ đi
qua in dấu đậm nét trong sáng tác.Cũng qua sáng tác còn lại, có thể nhận thấy,
bà là người lận đận về tình duyên, gặp nhiều bất hạnh, éo le. Tương truyền, bà
lấy hai đời chồng nhưng đều làm lẽ, goá bụa, dở dang.
Hồ Xuân Hương đã sống một cuộc đời không bình thường, không âm
thầm, lặng lẽ như bao nhiêu cuộc đời của người đàn bà trong xã hội cũ, mà là
cuộc đời đầy sóng gió trong một giai đoạn lịch sử cũng đầy ba động.
Tóm lại, cuộc đời Hồ Xuân Hương vẫn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, có
một số vấn đề có thể khẳng định: Nhà thơ có cuộc đời bất như ý. Đương thời,
bà là người phụ nữ bị xô đẩy vào nhiều hoàn cảnh éo le, trắc trở. Với tất cả sự
phẫn nộ, với một tình yêu tha thiết cuộc sống cùng sự thương cảm đối với
người phụ nữ, bà đã viết nên những vần thơ nhọn sắc, độc đáo. Qua đó, độc
giả có thể đồng cảm cùng nữ sĩ.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng tên tuổi của
nhà thơ gắn liền với những sáng tác bằng chữ Nôm đặc biệt là mảng thơ Nôm
truyền tụng.

20



Theo giới nghiên cứu, nữ sĩ có khoảng hơn 40 bài thơ Nôm truyền tụng.
Ngoài ra, còn có tập “Lưu hương ký” với khoảng hơn 50 bài bao gồm cả sáng
tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Hồ Xuân Hương nổi tiếng chủ yếu với những sáng tác bằng chữ Nôm.
Những bất công trong cuộc đời riêng và những điều “mắt thấy tai nghe” hàng
ngày khiến sáng tác của nữ sĩ luôn giàu giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo.
Thơ bà là tiếng nói tha thiết đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người.
Những bài thơ Nôm của bà dung dị, đời thường nhưng chứa đựng những tư
tưởng nhân văn cao cả. Hồ Xuân Hương là nhà thơ giàu sức sống, đầy tài hoa,
có cá tính độc đáo. Với những thành công xuất sắc trong mảng thơ Nôm, Hồ
Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
Đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu viết “Chúng ta tiếp nhận
ở Xuân Hương một tâm hồn thành khẩn, sâu sắc, có dũng khí, táo gan, một
hồn thơ hết sức độc đáo, đã chống lại sự bóp nghẹt con người của xã hội
phong kiến tàn tạ, đã bênh vực phụ nữ, đã yêu đất nước và bình dân đồng
thời đã làm nên những bài thơ rất sống, rất đại chúng, rất hay, những “thơ
Hồ Xuân Hương” mà không ai quên được”. (1)

(1)

Xuân Diệu, Các nhà thơ Cổ điển Việt Nam, tập II, Dẫn theo “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Tlđd. Tr. 158.

21


Chương 2
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ
HỒ XUÂN HƯƠNG


2.1. Quan niệm về biểu tượng và một số biểu tượng phổ biến trong văn học
2.1.1. Quan niệm về biểu tượng
2.1.1.1. Quan niệm về biểu tượng
Thuật ngữ “biểu tượng” trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ
“Symbole” trong tiếng Pháp. “Symbole” dịch sang tiếng Việt thành biểu
tượng hoặc biểu trưng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm biểu trưng
không nằm cùng bình diện với biểu tượng. Cách dịch thành biểu tượng được
chấp nhận rộng rãi hơn. Vì vậy, trên các tài liệu khác nhau, biểu tượng được
hiểu theo những quan niệm khá linh hoạt.
Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện về sau khi tri thức nhân
loại đạt đến trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng
và có nhu cầu khám phá nó. Tuy nhiên, từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát
thai khỏi loài thú, cái gọi là biểu tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành
trong đời sống tinh thần con người. Từ bấy đến nay, âm thầm xây cất lên nền
tảng văn hoá nhân loại. Quả thực, không phải con người sống giữa một “rừng
biểu tượng” như cách nói của chủ soái thi ca tượng trưng Pháp Ch.Baudelaire
mà là cả một thế giới biểu tượng sống trong con người.
Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô
thức, nhưng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên qua
bức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên trên những kinh nghiệm cảm tính cá
nhân để nhận thức về một thực tại siêu việt bị che lấp.
Trong“Từ điển biểu trưng văn hoá thế giới” của Jêan Cheralir
Gheebrant thì “biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa
và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng”. [3, tr. 268]

22


Các tác giả “Từ điển biểu trưng văn hoá thế giới” cũng chỉ ra một số
đặc trưng cơ bản của biểu tượng: “Biểu tượng luôn rộng lớn hơn ý nghĩa được

gán cho một cách nhân tạo, nó có sức vang cốt yếu và tự sinh […]. Biểu
tượng luôn được so sánh với các dạng thức gây cảm xúc có tính chức năng và
động lực cao”. [3, tr. 278]
Theo Pêtit Larousse (1993) biểu tượng là “một dấu hiệu ám ảnh, con
vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng: nó là hình ảnh cụ thể của một sự
vật hay một điều gì đó”. (1)
Nhà phân tâm học Thụy Sĩ C.G.Jung, từ góc độ ngôn ngữ nói rõ hơn:
“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật tuy đã quen thuộc với
ta hằng ngày nhưng còn gợi thêm nhiều ý nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước
định, hiển nhiên và trực tiếp của nó”. (2)
Từ điển Tiếng Việt lại định nghĩa: “Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo
nghệ thuật có ý nghĩa tượng trưng trừu tượng”, “Biểu tượng là hình thức của
nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu
óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm hết”. [12, tr. 88]
Tác giả Đỗ Lai Thuý lại có cách định nghĩa khác: “Biểu tượng là một
thứ xác định toàn bộ hiện thực trừu tượng, nằm ngoài tầm với của các giác
quan trong hình thức một hình ảnh hay một vật thể”. (3)
Tóm lại, đây là những cách hiểu phổ biến mà người viết đã sưu tầm
được. Sau khi tổng hợp, phân tích những cách hiểu trên, tác giả khoá luận
dùng cách hiểu của Đỗ Lai Thuý làm cơ sở cho sự khảo sát của mình.
Khi đi vào văn học, biểu tượng với tư cách là một phương tiện của nghệ
thuật, cho ta thấy cách thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó thành
sự phản ánh những khía cạnh khác nhau trong đời sống tinh thần và xúc cảm

(1), (2), (3)

Dẫn theo Đỗ Lai Thuý, Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực. In trong “Hồ Xuân Hương về tác gia

và tác phẩm”, Tlđd, Tr. 268 - 269.


23


của con người như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu tượng dưới góc độ
văn học.
2.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học
Sau khi đã tổng hợp những thành tựu mĩ học, lí luận văn học Mác - xít,
các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học” đã có sự kiến giải về biểu tượng dưới
góc độ văn học trên hai cấp độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm
này của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và
cuộc sống hiện lên y như thật. Hình tượng cũng là hình tượng đầy tính ước lệ.
Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới mang tính hình tượng.
Theo nghĩa rộng “Biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng của văn học nghệ thuật”. [12, tr. 24]
Theo nghĩa hẹp, “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời
nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa
khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan
niệm, một tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời”. [12, tr. 24].
Chẳng hạn, hình tượng “Đạm Tiên” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hình tượng
“cây sồi” (Chiến tranh và hoà bình - L.Tônxtôi), hình tượng “Bò khoang”
(Phiên chợ Giát - Nguyễn Minh Châu)… là những hình tượng mang tính biểu
tượng cao.
Đặc biệt các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học” còn nhấn mạnh đến
phương diện khác của biểu tượng đó là “bên cạnh những biểu tượng thể hiện
ý thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật có rất nhiều biểu tượng in
đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ”. [12, tr. 26]
Vì vậy, phải thực sự thâm nhập vào phong cách, khuynh hướng sáng
tác và toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác giả mới có thể giải mã được các
tầng ý nghĩa mà biểu tượng gợi ra. Điều này được thể hiện rõ nét trong phong

cách của một số tác giả như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… Đặc biệt
là nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

24


Trên đây, người viết đã điểm qua một số quan niệm về biểu tượng cũng
như lý giải sự thể hiện của biểu tượng dưới góc độ văn học. Trong quá trình
tìm hiểu, lý giải, chúng tôi khó tránh khỏi sự sơ lược so với thực tế đầy đa
dạng và phức tạp. Tuy nhiên, những kiến thức này là “cái phông” không thể
thiếu để chúng ta đi vào tiếp cận hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương.
2.1.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học
2.1.2.1. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới
Văn học thế giới xưa nay, đã xây dựng hàng loạt biểu tượng tiêu biểu,
quen thuộc. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ xin đưa
ra cái nhìn khái quát nhất từ những ý kiến của nhà văn, nhà thơ để có những
định hướng, tiền đề cho việc tìm hiểu hệ thống biểu tượng trong sáng tác Hồ
Xuân Hương.
Kho tàng biểu tượng văn học thế giới đặc biệt phong phú và đa dạng.
Mỗi thời đại, mỗi thế hệ sáng tác đều không ngừng tìm tòi, bổ sung, làm giàu
có thêm cho nó. Kết tinh trình độ nhận thức, tư duy và quan niệm triết học,
mỹ học của con người nên các biểu tượng trong văn học thế giới nhìn chung
đều có giá trị nhân loại và ý nghĩa phổ quát cao. Thâm nhập vào kho tàng biểu
tượng trong văn học thế giới là một việc thú vị và đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, bị
giới hạn bởi trình độ có hạn và khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, ở mục
này, người viết chỉ dừng lại ở những phân tích, kiến giải bước đầu về một số
biểu tượng quen thuộc như con đường, dòng sông,… làm minh chứng.
Vốn là một hiện tượng tự nhiên, hình ảnh dòng sông khi trở thành biểu
tượng trong văn học bao giờ cũng có ý nghĩa ẩn dụ, khái quát rộng lớn hơn ý
nghĩa thuần tuý ban đầu của nó. Dòng sông là biểu tượng cho dòng đời.

L.Tônxtôi từng ví “cuộc đời như một dòng sông không ngừng vận động trôi
chảy”. M.Sôlôkhốp viết Sông Đông êm đềm không phải chỉ vì sự gắn bó với
con sông quê hương tha thiết, không chỉ vì cảnh sắc mà chính vì những con
người, những cuộc đời, số phận nơi đây. Tác giả miêu tả dòng sông Đông có

25


khúc thẳng, khúc quanh co, có lúc bình yên, lúc giận dữ cũng là biểu tượng
cho cuộc đời có thăng trầm, lúc bình yên, lúc sóng gió. Dòng sông ẩn dưới
lòng sâu bao bí ẩn cũng như cuộc đời con người dưới vẻ bề ngoài phẳng lặng,
bình thường là bao buồn vui và cay đắng. Sông Đông êm đềm nhưng không
yên tĩnh, phẳng lặng, đó là dòng đời vẫn chảy âm thầm mà quyết liệt trong sự
vận động, đổi thay tất yếu của tự nhiên và lịch sử.
Biểu tượng con đường - hành trình gian khó, cũng khá phổ biến trong
các tác phẩm văn học. Hình ảnh con đường với tất cả chiều kích trong tâm
thức người Nga, không chỉ là biểu tượng cho sự rộng lớn của đất nước mà còn
biểu tượng cho khát vọng chinh phục, khám phá những vùng đất mới. Trong
hội hoạ cũng như trong văn học Nga, không phải ngẫu nhiên “cỗ xe tam mã”
(tứ mã) chạy trên con đường xa tít bạt ngàn rừng taiga lại trở thành kinh điển
của hội họa Nga và được nhắc đến nhiều trong các sáng tác văn chương Nga.
Trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân, con đường là biểu tượng về con
đường đời với muôn vàn khó khăn, thử thách mà buộc con người phải vượt
qua. Trong tác phẩm, dù lối đi ngay dưới chân mình, thầy trò Đường Tăng
vẫn phải trải qua tám mươi mốt khổ nạn mới sang được Tây Trúc thỉnh kinh.
Hành trình sang đó dài dằng dặc cũng là hành trình “tu nhân đắc đạo” của con
người trong cõi nhân thế theo quan niệm của Phật giáo.
Văn học Trung Quốc, những hình ảnh như “thuyền” (Bách chu), “quả
mai rụng” (Xiếu mai) là những biểu tượng chỉ thân phận người phụ nữ trong
xã hội xưa long đong, phiêu dạt giữa cuộc đời đầy bất công, ngang trái. Cuộc

sống, hạnh phúc của họ luôn lệ thuộc vào người khác,…
Như vậy, trong vô vàn những biểu tượng của văn học thế giới, chúng
tôi chỉ có điều kiện nêu lên một số biểu tượng quen thuộc. Ngoài ra, còn kể
đến những biểu tượng thường thấy trong văn học cổ điển Trung Quốc như
biểu tượng về vẻ đẹp thân thể người phụ nữ “má hồng”, “quần thoa”, “hoa”,

26


“nguyệt”, “liễu”,… biểu tượng về khát khao hạnh phúc lứa đôi “chim liền
cánh, cây liền cành”, duyên vợ chồng “cầm sắt”,…
2.1.2.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học Việt Nam
Bên cạnh những biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới, văn học
Việt Nam cũng có những biểu tượng vô cùng độc đáo và hấp dẫn, mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc ngay từ thời xa xưa và không ngừng được mở rộng.
Từ thời tiền sử, có lẽ, cùng với sự xuất hiện của tiếng nói, các từ như
“trời”, “đất”, “sáng”, “tối”, “xuân”, “hạ”, “sấm chớp”, “cầu vồng”,… đã ăn
sâu vào tâm trí nhân loại như những biểu tượng. Thần thoại, truyền thuyết, ca
dao, truyện cổ tích, văn học Trung đại là những kho biểu tượng khổng lồ.
Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, dân gian đã sáng tạo ra biểu tượng
“Rồng”, “Tiên” để nói về nguồn gốc “con Lạc cháu Rồng” của dân tộc Việt Nam.
Trong văn học dân gian, tự bao đời sông nước, núi non trở thành biểu
tượng thiêng liêng về đất nước, quê hương. Nếu hình ảnh “núi non” lớn lao,
hùng vĩ biểu tượng cho sự cứng cáp, vững chãi thì hình ảnh “sông nước” bao
la biểu tượng cho sự mềm mại, trắng trong. Sự gắn kết các biểu tượng “núi
non”, “sông nước” đem đến cho ta cảm quan về tầm vóc và sức sống của quê
hương, xứ sở, gợi lên cái bao la, hùng vĩ, muôn thuở, vĩnh hằng.
Quả trứng cũng thường hay bắt gặp trong văn hoá Việt. Nó là biểu
tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nó liên quan đến cái bọc trăm trứng của Âu
Cơ, đến bát cơm, quả trứng cúng người đã khuất, quả trứng để hú vía khi trẻ

con bị ngã sợ thất thần, những pho tượng mồ ở Tây Nguyên được tạc trong tư
thế bao thai,…
Ca dao Việt Nam cũng có nhiều biểu tượng như “con cò”, “con rùa”,
“con rắn”,… “Con cò” biểu tượng cho hình ảnh người nông dân “hai sương
một nắng” lặn lội trên đồng ruộng, dưới nắng mưa suốt tháng, quanh năm.
“Con rùa” biểu tượng cho tính nhẫn nhục và thân phận con người bị áp bức.

27


“Con rắn” biểu tượng cho tính dục, phồn sinh phồn thực, tái sinh, bất tử bằng lột
xác,…
Văn học Trung đại, “tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai”,… biểu tượng cho khí
phách của bậc chính nhân quân tử. “Quan san”, “biên tái” tượng trưng cho sự
xa cách nghìn trùng; “làn thu thuỷ”, “khoé ba thu” là con mắt người đẹp; “bến
đò”, “dòng sông”, “dặm liễu”, “đường hoè”,… là nơi phân lìa, chia li;
“chuông chùa” giữa buổi chiều muộn hay cảnh khuya gợi ra nỗi buồn hoang
vắng, cô tịch,…
Không hiểu được những biểu tượng có tính chất truyền thống ấy, ta
không thể hiểu được chiều sâu của thi ca nghệ thuật.
Mỗi nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác cũng sáng tạo ra những
biểu tượng in đậm dấu ấn cá nhân. Những biểu tượng này thường chứa đựng
nhiều ý nghĩa, ý tứ kín đáo, thăng trầm, thậm chí bí hiểm. Các tác giả nền văn
học Trung đại đã sử dụng nhiều biểu tượng mang tính ước lệ, tượng trưng.
Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã sử dụng rất nhiều biểu
tượng:
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng trà mi trập trùng
“Bóng dương lồng bóng trà mi” là biểu tượng gợi nên cảnh ái ân của
người cung nữ với vua chúa chốn buồng khuê.

Đóa lê ngon mắt cửu trùng
“Đóa lê” trở thành biểu tượng thể hiện vẻ đẹp người cung nữ. “Cửu trùng” là
người ngồi trên ngai vàng của chế độ phong kiến, những ông vua, ông chúa với biết
bao cung tần, mĩ nữ, hưởng thụ cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của mình.
Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm có chồng đi chinh chiến xa
nhà, một mình nàng cô đơn, lẻ loi, sầu tủi đã nhìn cảnh thiên nhiên và mượn
thiên nhiên nói lên khát vọng hạnh phúc ái ân của mình:

28


Hoa dãi nguyệt, nguyệt in từng tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
“Hoa”, “nguyệt”, “hoa dãi nguyệt”, “nguyệt lồng hoa”, “trên hoa dưới
nguyệt” biểu tượng cho câu chuyện hoan lạc, ái ân nam nữ.
Nguyễn Du - một văn nhân “cửa Khổng sân Trình” lại là người lớn
tiếng ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày đúc sẵn một toà thiên nhiên
Giữa chế độ Á Đông đè xuống tinh thần, thể xác con người, lại giả dối
che đậy lên bởi tầng tầng, lớp lớp áo xiêm. Nguyễn Du đã “giải y”, giải thoát
cho mọi người được chiêm ngưỡng, thán phục cái “toà thiên nhiên” tuyệt mỹ
của tạo vật - thân thể lành mạnh, khoẻ khoắn của con người. “Toà thiên
nhiên” - biểu tượng chỉ vẻ đẹp thân thể tuyệt vời của nàng Kiều. Không một
chút dâm, không có một nửa sáng, nửa tối nào đó có thể khêu gợi chuyện
khác. Một ánh sáng “rõ ràng”, mà “ngọc”, mà “ngà”, mà “trong”, mà
“trắng”,… Đó là một cơ thể đẹp đẽ hoàn mĩ. Rõ ràng là tinh thần những bức
tranh, những bức tượng của thời kì Phục hưng ở Châu Âu ca tụng con người,

bắt đầu từ cơ thể với một vẻ mềm mại Á Đông…
Ngoài ra còn nhiều biểu tượng phong phú, đa dạng:
Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Có đêm giấc quế hồn mai
Thấy người quân tử xa chơi động đào
Càng trông càng lắm chiêm bao
Rõ ràng quân tử đã vào phòng hương
(Phạm Tải - Ngọc Hoa)

29


×