BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ NHÀN
SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG
TẬP THƠ ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ NHÀN
SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG
TẬP THƠ ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ths. Bùi Kim Tuyến
SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này cùng với nỗ lực của bản thân em còn được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Bùi Kim Tuyến. Ngoài ra, em
cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn,
các cán bộ thư viện của trường Đại học Tây Bắc cũng như của gia đình và
bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Bùi
Kim Tuyến – Giảng viên chính, Tổ trưởng bộ môn tiếng Việt đã giúp đỡ,
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành khóa
luận này.
Quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót vì thế em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên góp ý kiến để
khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Nhàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
4.1. Phương pháp thống kê phân loại 8
4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu 8
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học 8
5. Những đóng góp của khóa luận 9
6. Cấu trúc của khóa luận 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm cơ bản 11
1.1.1. Màu sắc tu từ 11
1.1.2. Phương tiện tu từ 13
1.1.3. Biện pháp tu từ 14
1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 15
1.1.4.1. Trên cấp độ từ vựng 15
1.1.4.2. Trên cấp độ ngữ nghĩa 17
1.1.4.3. Trên cấp độ cú pháp 18
1.1.4.4. Trên cấp độ văn bản 19
1.1.5. Phân tích tu từ học 21
1.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa 24
1.2.1. Khái niệm 24
1.2.2. Phân loại 24
1.2.2.1. Căn cứ 24
1.2.2.2. Các loại hoán dụ 25
1.3. Hoán dụ tu từ 27
1.3.1. Khái niệm 27
1.3.2. Đặc điểm cấu trúc và thể loại 28
1.3.3. Ý nghĩa sử dụng 30
1.3.3.1. Trong sinh hoạt hàng ngày 30
1.3.3.2. Trong văn chính luận 30
1.3.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật 31
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ
“ĐIÊU TÀN” CỦA CHẾ LAN VIÊN
2.1. Khảo sát thống kê 33
2.1.1.Tư liệu thống kê 33
2.1.2. Mục đích thống kê 33
2.1.3. Kết quả thống kê 34
2.1.4. Nhận xét 35
2.2. Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 36
2.2.1. Hoán dụ tu từ biểu hiện cho phong cách thơ Chế LanViên 36
2.2.2. Giá trị biểu cảm của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 41
2.3. Giá trị tu từ của hoán dụ tu từ trong bài thơ “Trên đường về” 45
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, có những hiện tượng lấy tên của sự vật X để
gọi tên cho sự vật Y, do giữa X và Y có những nét nào đó tương cận nhau. Đặc
điểm này của sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận
thức về thế giới quan đa dạng một cách sinh động. Xuất phát từ thực tế cuộc
sống đa dạng phong phú, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, cái
mà tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình chính là những kết quả
liên tưởng. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, các tác
giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao
tiếp của cộng đồng. Cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống, tính thời
đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là hoán dụ tu từ -
là một trong những phương thức chuyển nghĩa phổ biến.
Việc hiểu và nắm vững những phương thức chuyển nghĩa hoán dụ đã góp
phần làm giàu vốn ngôn ngữ, làm giàu tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý
nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của chúng
ta chắc chắn sẽ cô đọng, hàm súc, truyền cảm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
Đặc biệt với ngành sư phạm Ngữ văn thì việc hiểu kĩ về các phương tiện và
biện pháp tu từ, trong đó có hoán dụ tu từ lại càng cần thiết hơn. Bởi nó giúp
nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, hiểu được giá trị hình tượng cảm xúc
mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm và truyền tải tối ưu nhất những giá trị đó
đến người lĩnh hội.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đã có nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình văn học đã đi tìm hiểu một lối thơ mang phong cách suy tưởng triết lí –
thấm đẫm màu sắc trí tuệ. Nói như Nguyễn Văn Hạnh “Đời thơ của Chế Lan
Viên gần như bao trùm lên cả thế kỉ XX trong chiều dài và bề sâu của nó. Anh là
nhà thơ của thế kỉ, người có công đầu tiên trong việc tạo dựng lên khuôn mặt và
tầm vóc thơ Việt Nam hiện đại”. Và có một điều mà bạn yêu thơ và giới phê
bình, nghiên cứu đều thừa nhận đó là sức sống của giá trị nghệ thuật ngôn từ
trong thơ Chế Lan Viên ngày càng được khẳng định.
2
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nhưng việc sử
dụng những công cụ phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tiếng Việt, đặc biệt
là hoán dụ tu từ để soi chiếu vào trong thơ Chế Lan Viên một cách kĩ lưỡng, tỉ
mỉ thì chưa phải là nhiều và chưa khai thác tìm hiểu một cách triệt để. Với một
phong cách viết thơ đầy triết lí như Chế Lan Viên thì các phương tiện tu từ là
yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Vì thế khóa luận này đi tìm hiểu sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ
“Điêu tàn” của Chế Lan Viên. Theo tôi đây là việc làm cần thiết để giúp cho
chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về phong cách thơ Chế Lan Viên
cũng như thấy được sự tài hoa, chất trí tuệ trong việc lựa chọn sử dụng các biện
pháp tu từ, phương tiện tu từ của Chế Lan Viên.
Hiện nay ở trường phổ thông, các tác phẩm thơ của Chế Lan Viên cũng được
đưa vào giảng dạy và nghiên cứu. Trong rất nhiều tên tuổi cùng thời, ông là số ít
trong tác giả nổi tiếng có tác phẩm trong chương trình lớp 9 trung học cơ sở và lớp
12 trung học phổ thông (ban cơ bản) ta có thể thấy điều đó qua bảng thống kê sau:
BẢNG THỐNG KÊ
Số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX được giảng dạy trong sách Ngữ văn (ban cơ bản) lớp 8, lớp 9, lớp10, lớp 11,
lớp 12 (Nhà xuất bản Giáo Dục 2009) như sau:
Stt
Số bài đưa
vào học
Tên tác giả
Số bài đưa vào giảng chính
(lớp)
Số bài đọc thêm (lớp)
8
9
10
11
12
8
9
10
11
12
1
Huy Cận
0
0
0
1
0
0
0
0
0
1
2
Chế Lan Viên
0
1
0
0
0
0
0
0
0
1
3
Thế Lữ
2
0
0
0
0
0
0
0
0
0
4
Hàn Mặc Tử
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
5
Anh Thơ
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
6
Xuân Diệu
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
7
Tố Hữu
1
0
0
1
0
0
0
0
1
1
3
Qua bảng thống kê trên ta thấy trong số 7 nhà thơ, nhà văn thì Chế Lan
Viên đều có tác phẩm trong chương trình ở trung học phổ thông và trung học cơ
sở. Cụ thể: Lớp 9 có bài “Con cò” và lớp 12 có bài “Tiếng hát con tàu”. Như
vậy, ta cũng thấy được phần nào vị trí và vai trò của thơ ca Chế Lan Viên trong
nền văn học nước nhà, cũng như trong việc giảng dạy, học tập những tác phẩm
văn chương trong nhà trường.
Với chương trình cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp giảng dạy
tích hợp ba phân môn tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn được gọi chung là Ngữ
văn ngày càng được nâng cao và chú trọng. Việc ứng dụng những thành tựu
nghiên cứu của tiếng Việt vào việc phân tích các giá trị biểu đạt của các biện
pháp tu từ và phương tiện tu từ trong văn bản và nhất là văn bản nghệ thuật
không phải là việc dễ dàng. Từ lý thuyết đi tới thực hành là một khoảng thời
gian không hề ngắn. Chúng ta thấy điều đó qua các giờ giảng môn Ngữ văn
trong nhà trường, thường thì giáo viên và học sinh chỉ thấy được cái hay, cái đẹp
của những câu thơ mà không biết cái hay cái đẹp ấy bắt nguồn từ đâu. Nếu có
thì cũng chỉ là mới “đả động” đến mà chưa đi vào “mổ xẻ” tìm hiểu một cách
chi tiết thấu đáo, điều đó làm mờ đi tài năng của Chế Lan Viên trong việc sử
dụng ngôn từ và hình ảnh thơ.
Từ thực trạng trên người thực hiện khóa luận quyết định đi vào tìm hiểu,
nghiên cứu về “Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế
Lan Viên” để giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi trong việc cảm thụ cái
hay cái độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
2. Lịch sử vấn đề
Phương thức hoán dụ từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm, trong các
giáo trình về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu [22], Đỗ Hữu Châu [2],
Nguyễn Thiện Giáp [4] đều nói tới hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và
phương thức hoán dụ nói riêng.
Hoán dụ tu từ đã được các tác giả như: Đinh Trọng Lạc [12], Cù Đình Tú
[21], Nguyễn Thái Hòa [6], Hữu Đạt [3], nghiên cứu cụ thể trên phương diện lý
thuyết các tác giả đều cho rằng hoán dụ là một phép tu từ để trang trí, góp phần
4
làm giàu hình tượng, cảm xúc của tiếng Việt, song mỗi tác giả tại mỗi thời điểm
lại có cách gọi và sự phân loại khác nhau.
Đinh Trọng Lạc [13], xem “hoán dụ tu từ là hoán dụ thực hiện hóa mối liên
hệ bất ngờ giữa hai khách thể”. Hoán dụ tu từ thường được cấu tạo dựa vào
những mối liên hệ logic khách quan: liên hệ giữa bộ phận và toàn thể; liên hệ
giữa chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng); liên hệ giữa công cụ lao
động và bản thân sức lao động hoặc kết quả của lao động; liên hệ giữa số ít và số
nhiều, giữa con số cụ thể và con số tổng quát (cải số); liên hệ giữa vật chứa
đựng và vật được chứa đựng (cải dung); liên hệ giữa hành động, tính chất và kết
quả của hành động, tính chất. Với cách phân chia như vậy ta thấy được mối
quan hệ tương cận giữa hai sự vật, hai hiện tượng. Tuy nhiên ta vẫn chưa thấy
được tính đa dạng, phong phú của hoán dụ tu từ.
Khi xét về hiện tượng chuyển nghĩa hoán dụ Đỗ Hữu Châu [2] cho rằng:
“Hoán dụ thực hiện qua mối quan hệ đi đôi với nhau giữa hai sự vật, hai hiện
tượng”. Hoán dụ bao gồm các cơ chế sau: quan hệ bộ phận và toàn thể; quan hệ
vật chứa và vật bị chứa; quan hệ nguyên liệu và sản phẩm; quan hệ dụng cụ đồ
dùng với người sử dụng; quan hệ dụng cụ và ngành nghề; quan hệ vật chứa và
lượng vật chứa được chứa đựng; quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của
tư thế; quan hệ âm thanh và động tác (dựa vào âm thanh để gọi tên động tác);
quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm của hoạt động đó; quan hệ hoạt động và
công cụ; quan hệ động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất; quan hệ giữa
nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó; quan hệ giữa sự vật và màu sắc;
quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật.
Như vậy, hoán dụ nói chung và hoán dụ tu từ đã có nhiều công trình nghiên
cứu. Nhưng hầu như các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu vào tìm hiểu, phân
tích, đánh giá rõ về giá trị hoán dụ tu từ trong một tác phẩm văn chương cụ thể.
Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở xã Cam An,
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng suốt thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành
lại gắn bó với vùng Bình Định – Quy Nhơn, nên đây cũng được xem là quê
hương thứ hai của nhà thơ. Vùng Bình Định – Quy Nhơn đã để lại nhiều ấn
5
tượng sâu đậm trong tâm trí của người thiếu niên giàu trí tưởng tượng Chế Lan
Viên. Thành Bình Định xưa từng là kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Chiêm
Thành, một vương quốc nay đã tàn vong nhưng đã có những thời kì phát triển
rực rỡ và hùng mạnh. Những dấu tích của một quốc gia phong kiến từng có thời
huy hoàng nay đã tàn vong còn có thể bắt gặp ở mọi nơi, mà biểu tượng tiêu
biểu nhất là những tháp Chăm – công trình kiến trúc độc đáo và vững chắc, vượt
qua sự tàn phá của thời gian và chứa đựng nhiều bí ẩn chưa thể khám phá hết
được. Hằng ngày, từ ngôi nhà ở trong thành Bình Định và trên con đường ra
Quy Nhơn học, Chế Lan Viên nhìn thấy tháp Chăm, đi qua những bãi tha ma
hoang vắng, rồi những câu chuyện về ma Hời đầy bí ẩn vẫn lưu truyền trong
vùng. Những điều đó đã kích thích trí tưởng tượng và gợi lên sự đồng cảm trong
tâm hồn vừa nhạy cảm, vừa suy tư của Chế Lan Viên. Tập thơ đầu tay “Điêu
tàn” được viết lúc nhà thơ mới 15 – 16 tuổi, xuất bản năm 1937, khi tác giả đang
là học sinh năm thứ ba trung học ở Quy Nhơn, đã gây được sự chú ý đặc biệt và
đưa Chế Lan Viên vào trong số những nhà Thơ Mới hàng đầu.
Trong một quãng thời gian dài từ khi thơ Chế Lan Viên xuất hiện đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu bàn luận về thơ Chế Lan Viên ở nhiều
phương diện khác nhau.
Trương Tửu: “Chế Lan Viên chỉ sống bằng trực giác. Bao nhiêu hình tượng
đặc sắc, những hình tượng có cảnh, ông đều tìm thấy đột ngột nhờ cảm giác một
cách linh cảm, huyền diệu chỉ nảy nở sớm ở những tâm hồn tế nhị”. Như vậy, chỉ
có những tâm hồn “tế nhị” mới có thể cảm nhận một cách tinh tế những giá trị,
những hình tượng của cuộc sống. “Chế Lan Viên là nhà thi sĩ thuần túy biết xây cái
nhà trên cái móng” đó là cái “nhà thơ” trên cái móng hiện thực.
Trần Hoài Anh: “Chế Lan Viên – một gương mặt thơ đa dạng luôn tạo lên
những bất ngờ đầy ấn tượng trên thi đàn thơ ca”.
Cũng như dự đoán của nhà phê bình lỗi lạc Hoài Thanh từ hơn nửa thế kỉ
trước về Chế Lan Viên: “Con người này quả là con người của trời đất, của bốn
phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được [19]. Gần đây nhắc lại ý
6
trên, dựa vào tầm nhìn thời đại thì Bùi Mạnh Nhị khẳng định sự vinh danh Chế Lan
Viên “Nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được” [17].
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân nhận định trước sự xuất
hiện của thơ Chế Lan Viên trong vườn thi ca “Giữa đồng bằng văn học Việt
Nam ở nửa thế kỉ XX, nó đứng sừng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và
lẻ loi, bí mật. Chúng ta, người đồng bằng, thỉnh thoảng trèo lên đó – có người
trèo đuối sức mà trầm ngâm và xem gạch rung, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời
cũng hay, nhưng triền miên trong đó không nên. Riêng tôi, mỗi lần nấn ná trên
ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng: Không biết mình là người hay là ma”.
Nhìn chung số lượng công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm khá đa
dạng và phong phú. Điều này chứng tỏ thơ Chế Lan Viên có nhiều giá trị to lớn,
có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc. Chế Lan Viên một tâm hồn thơ có
nhiều biến động, trước Cách mạng tháng Tám thơ ông là một thế giới thơ “kinh
loạn” của thời đại “Điêu tàn” với xương máu, sọ người, những hình ảnh đổ nát
tháp Chàm, nhưng sau Cách mạng thơ của ông đã hướng đến cuộc sống với đất
nước của nhân dân, thấm nhuần ánh sáng của Cách mạng. Thơ Chế Lan Viên có
giá trị đóng góp lớn lao tạo nên tầm vóc của nhà thơ “đứng ngang tầm với chiến
lũy của trận địa đấu tranh giành độc lập tự do, hòa bình cho dân tộc, cho chính
nghĩa trên phạm vi thế giới. Với những cống hiến trong sự nghiệp văn học, ông
xứng đáng là một thi sĩ trí tuệ, ngôi sao sáng, dòng chảy trong trẻo và mạnh mẽ,
ngọn lửa hồng cháy của văn học Việt Nam thế kỉ XX” và ông cũng rất xứng
đáng là một gương mặt thơ đa dạng, một nhà thơ của Chiêm Thành và một nhà
thơ lớn của văn học Việt Nam.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này chúng tôi muốn tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ thể
là phương thức hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của nhà thơ Chế Lan
Viên. Từ đó thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên, vai trò và
tác dụng của phương tiện này trong việc góp phần tạo nên sự độc đáo trong thơ
7
Chế Lan Viên, cũng như thấy được năng lực vận dụng và sáng tạo những hình
ảnh thông qua ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
Đồng thời qua đề tài này chúng tôi muốn đóng góp một hướng nhìn nhận
mới vào việc tìm hiểu thơ Chế Lan Viên về phương diện nghệ thuật. Nhằm nâng
cao khả năng cảm thụ, năng lực khám phá những hình ảnh qua ngôn từ trong thơ
Chế Lan Viên.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành các bước sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương
tiện tu từ ngữ nghĩa hoán dụ tu từ. Đó là nền tảng để đi khám phá vẻ đẹp ngôn từ
trong thơ Chế Lan Viên nhằm tìm ra những phương tiện tu từ này một cách
chính xác.
Thứ hai: Khảo sát thơ Chế Lan Viên, đặc biệt là tập thơ “Điêu tàn” của nhà
thơ, tìm ra những bài thơ, câu thơ có sử dụng hoán dụ tu từ để từ đó đưa ra nhận
xét, đánh giá khái quát về việc sử dụng các phương tiện tu từ trong tập thơ
“Điêu tàn” của Chế Lan Viên.
Thứ ba: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ hoán dụ
trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm thơ Chế Lan Viên. Tiếp theo là
phân tích giá trị cụ thể của hoán dụ tu từ trong bài thơ “Trên đường về”.
Từ đó đề xuất một số cách phân tích, cảm thụ khác khi lĩnh hội cái độc đáo
trong thơ Chế Lan Viên. Đồng thời cũng thấy được bút pháp sử dụng ngôn ngữ
điêu luyện của tác giả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chế Lan Viên là nhà thơ rất chú trọng phép tu từ trong ngôn ngữ. Ngôn
Ngữ thơ như được tu sức “sáng bóng” lên qua bàn tay đúc luyện, gọt giũa. Hầu
như Chế Lan Viên không bao giờ chịu nói mộc mạc, trần trụi. Hình ảnh sự vật
bao giờ cũng nổi bật lên với những loại từ. Ngôn ngữ cùng với hình ảnh tạo nên
vẻ lấp lánh màu sắc cho câu thơ. Đã có ý kiến cho rằng: “Chế Lan Viên là một
trong những cây bút chiếm tỉ số cao nhất” về “tỉ lệ sử dụng tu từ, mĩ từ”. Nhưng
do điều kiện về khả năng và thời gian nên với đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu
8
về hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên. Qua đó thấy được
giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên.
Để thực hiện quá trình nghiên cứu một cách có hiệu quả thì việc điểm qua
một số quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình về thơ Chế Lan Viên là
không thể thiếu. Từ đó chúng tôi đã rút ra những nhận xét để phục vụ hữu ích
cho việc nghiên cứu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Mục đích của việc thực hiện phương pháp này là để có kết quả cụ thể, đảm
bảo độ chính xác, khách quan. Thấy được tần số sử dụng các phương tiện, biện
pháp. Từ đó ta sẽ nhận thấy phương tiện tu từ nào chiếm ưu thế.
Đây là một phương pháp quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu khóa
luận. Phương pháp này làm cho khóa luận mang tính khoa học, khách quan,
logic, rõ ràng đồng thời cũng giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn,
cụ thể hơn về biện pháp nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên bằng cách phân tích
kĩ các tác phẩm nghệ thuật để thấy được các dạng kết cấu của các phương tiện,
biện pháp tu từ mà Chế Lan Viên thường sử dụng.
Trên cơ sở đó ta có thể khắc phục được những hạn chế và lựa chọn phương
hướng thích hợp để khắc phục khi tiến hành nghiên cứu giá trị của hoán dụ tu từ
trong các bài thơ của Chế Lan Viên.
4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành so sánh – đối chiếu với các
công trình nghiên cứu của tác giả khác về thơ của Chế Lan Viên nhất là về
phương tiện tu từ ngữ nghĩa để thấy được những điểm giống và khác nhau. Từ
đó chúng tôi sẽ sử dụng để soi chiếu vào công trình nghiên cứu của mình.
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học
Là phương pháp giúp chúng ta tiếp cận để đi vào khám phá được sự độc
đáo, thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
Khi thực hiện phương pháp này phân tích các phương tiện, biện pháp nghệ
thuật trong thơ Chế Lan Viên cần chú ý các thao tác sau:
9
- Xác định thành phần thông tin cơ bản của ngôn từ.
- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa của biểu đạt
lựa chọn. Tiến hành so sánh – đối chiếu dựa trên những mối quan hệ của ngữ
cảnh để thấy được những đặc điểm đồng nhất và đối lập của từng yếu tố.
- Đưa ra những phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật
được chọn trong việc thể hiện nội dung.
Tuy nhiên, phân tích tu từ học chỉ là thao tác tác động vào tư tưởng, tình
cảm của nghệ thuật. Sự phân tích này đi liền với quá trình tổng hợp để tìm hiểu
tính chỉnh thể của tác phẩm, nhằm lấy được giá trị của mỗi yếu tố, mỗi phương
tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn thể đó là tác phẩm.
Bên cạnh ba phương pháp cơ bản trên thì chúng tôi còn sử dụng các tài liệu
khoa học để cung cấp những kiến thức, làm cho khóa luận hoàn thiện hơn.
5. Những đóng góp của khóa luận
Chế Lan Viên là một tác giả lớn được giới thiệu trong nhà trường từ bậc
phổ thông đến đại học. Điều đó đã cho thấy Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn và
có đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam.
Vì vậy khóa luận hoàn thành hy vọng giúp ích chủ yếu trực tiếp cho học
sinh, sinh viên và bạn đọc yêu văn thơ Chế Lan Viên. Đặc biệt là về phong cách
tác giả, về giá trị biểu cảm của hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của nhà
thơ Chế Lan Viên.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm hai
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của Chế
Lan Viên.
Ngoài ra phần khóa luận này còn có phần mục lục, danh mục và tài liệu
tham khảo.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học đạt được tính vạn năng trong phản ánh
đời sống. Văn học có thể phản ánh bất cứ phương diện nào của đời sống hiện
thực. Còn có phương diện nào mà ngôn từ con người không thể nói được. Về
nguyên tắc, văn học có khả năng vô hạn trong tái hiện đời sống và có khả năng
thực hiện chức năng nhận thức, biểu hiện tư tưởng của văn nghệ một cách trọn
vẹn nhất. Hêghen [5] đã nói văn học là: “Nghệ thuật phổ quát, có khả năng diễn
đạt và phát biểu bất cứ nội dung nào dưới bất cứ hình thức nào”. Tất nhiên là cái
mà các nghệ thuật khác do ưu thế của chất liệu có thể biểu hiện trực tiếp, thì văn
học chỉ biểu hiện gián tiếp. Nhiều lĩnh vực đời sống mà các nghệ thuật hiện có
đều không biểu hiện được, nhưng văn học lại có thể khắc họa tài tình, chẳng hạn
lĩnh vực các mùi hương vị. Nhưng chỉ với khả năng thâm nhập vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và thiên nhiên cũng đủ làm cho văn học trở thành bộ “bách
khoa toàn thư” về cuộc sống. Dĩ nhiên là muốn nói được những điều sâu sắc,
nhà văn không thể sử dụng những lời cũ kĩ sáo mòn, mà phải không ngừng tìm
tòi đổi mới. Đặc biệt đối với tác phẩm văn học là thơ thì yêu cầu sự sáng tạo lại
càng cao. Các nhà thơ không thể không sử dụng các biện pháp, phương tiện tu
từ bởi thơ là phải súc tích, ngắn gọn mà vẫn thể hiện được nội dung, tư tưởng,
tình cảm tác giả gửi gắm vào đó. Phải chăng chính việc lựa chọn, sử dụng các
phương tiện, biện pháp tu từ đã tạo nên phong cách độc đáo của mỗi tác giả.
Với nhà thơ Chế Lan Viên cũng vậy, Chế Lan Viên đã sử dụng những biện
pháp, phương tiện tu từ để thể hiện sự độc đáo tạo phong cách riêng mang dấu
ấn cá nhân trong sáng tác của mình như phương thức hoán dụ, ẩn dụ, biện pháp
so sánh, thư pháp đối lập (tương đồng, tương phản), trùng điệp (điệp từ, điệp
ngữ) song trong đó thì hình thức hoán dụ tu từ lại là phương thức được Chế Lan
Viên sử dụng làm cơ sở và là phương thức nổi bật có sức mạnh nhiều nhất.
Chính vì thế trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành
nghiên cứu về sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của Chế
Lan Viên.
11
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Màu sắc tu từ
Theo Đinh Trọng Lạc [14]: Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ
sung, còn có màu sắc tu từ.
Cũng như phong cách chức năng, màu sắc tu từ là một trong các khái niệm
cơ bản của phong cách học. Với nó, người ta sẽ đi đến những khái niệm khác
như phương tiện tu từ, biện pháp tu từ.
Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách học chỉ phần thông tin có tính chất
bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ. Nói cách khác, màu
sắc tu từ là khía cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý nghĩa của từ (diễn tình cảm,
những sự đánh giá, những ý định…) bên cạnh khía cạnh sự vật – logic của ý
nghĩa [10].
Ví dụ :
Từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ sự chết của con người: chết, qua đời,
đi, bỏ (bố mẹ), về, khuất núi, hai năm mươi, tắt thở, nhắm mắt, từ trần, tạ thế, hi
sinh, bỏ mạng, thiệt mạng, ngoẻo, ngủ với giun,…Chúng đều là những từ đồng
nghĩa khác nhau về sắc thái. Để minh chứng cho điều đó chúng ta đi phân tích
một số từ ngữ trong dãy đồng nghĩa này.
Trước hết, để cho tiện diễn đạt, chúng ta xem nghĩa của chết là nghĩa khái
quát, làm cơ sở để giải nghĩa các từ khác. Đối với người Việt Nam, có hai cách
chết, một cách chết được xem là thuận theo lẽ tự nhiên, theo số mệnh quy định,
đó là những cái chết do bệnh tật xảy ra trong điều kiện sống bình thường của
một người. Cách chết thứ hai là cách chết không bình thường, không đáng chết
hoặc chưa đáng chết mà chết, những cái chết “bất đắc kì tử”. Trong những cái
chết không bình thường này lại có cái chết vì sự nghiệp lớn, vì tổ quốc, vì trách
nhiệm, vì nhân dân và những cái chết do mình “mua lấy”, tuy không phải là tự
tử nhưng do mình làm những việc nào đó vì những động cơ không chính đáng
thí dụ như đi đua xe trái phép, đi đào vàng…
12
Bên cạnh đó người Việt Nam còn phân biệt những cái chết theo tuổi tác: có
những cái chết của trẻ em, những cái chết của ông già bà cả, những cái chết của
thanh niên và những người đứng tuổi,…Lại có những cái chết khác nhau về địa
vị xã hội cao thấp của người chết. Căn cứ vào bốn nét nghĩa trên (chết) bình
thường/ (chết) không bình thường; (chết) vì sự nghiệp chung/ (chết) cho những
lí do cá nhân; (chết) của trẻ em/ của người lớn tuổi/ (chết) của người già; (chết)
của những người có địa vị xã hội cao/ (chết) của những người có địa vị xã hội
bình thường.
Chúng ta có thể miêu tả nghĩa của các từ từ trần, hai năm mươi, hi sinh, bỏ
mạng, bỏ (bố mẹ)…như sau:
Từ trần: chỉ cái chết bình thường của những người lớn tuổi, có địa vị xã
hội cao.
Hai năm mươi: chỉ cái chết bình thường của người già cả, địa vị xã hội
bình thường (thường là những nông dân, thợ thủ công).
Hi sinh: chỉ những cái chết của thiếu niên hay người lớn tuổi, không bình
thường, vì sự nghiệp chung, không phân biệt địa vị xã hội.
Bỏ mạng: chỉ cái chết không bình thường do mình gây ra cho mình hoặc do
mình tự tạo ra điều kiện cho cái chết của mình vì những động cơ không chính
đáng, của những người lớn tuổi.
Bỏ (bố mẹ): chỉ cái chết bình thường của trẻ nhỏ.
Từ sự phân tích trên ta cũng dễ dàng nhận thấy các từ đồng nghĩa còn khác
nhau cả về sắc thái biểu cảm:
Hi sinh, từ trần là những cái chết khả kính.
Ví dụ :
Anh Phan đã hi sinh tại mặt trận phía Nam.
Bỏ (bố mẹ) là cái chết tội nghiệp.
Ví dụ :
Cháu nó đã bỏ chúng ta mà đi.
Bỏ mạng là những cái chết bị coi thường.
13
Ví dụ :
Anh ta đã bỏ mạng ngoài chiến trường rồi.
Đa số các từ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn gọi là ý
nghĩa chỉ xuất) như: chăn, màn, giày, dép… Nhưng trong ngôn ngữ cũng có
nhiều từ ngoài phần thông tin cơ bản ra còn có thông tin bổ sung (còn gọi là ý
nghĩa hàm chỉ) như: lẻn, chuồn, sáng dạ… Màu sắc tu từ chính là ý nghĩa hàm
chỉ.I.V.Acnon xác định ý nghĩa hàm chỉ như sau: “khi xem xét thông tin được
chứa đựng một cách tương ứng trong thông báo trên cấp độ các từ có thể thấy
rằng các từ bên cạnh ý nghĩa chỉ xuất nêu rõ đối tượng của lời nói còn có ý
nghĩa hàm chỉ vốn được hình thành từ những thành tố cảm xúc, biểu cảm, bình
giá và tu từ học – chức năng”.
Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố nhỏ bé, tinh tế làm nên sự
đối lập giữa các phương tiện trung hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ
của ngôn ngữ. Còn trong các biện pháp tu từ, thì cách phối hợp sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ cả trung hòa lẫn tu từ cũng đưa đến một tác dụng, một
hiệu quả là làm nảy sinh những màu sắc tu từ. Vì vậy có thể nói rằng nếu không
có màu sắc tu từ thì sự giao tiếp trong xã hội sẽ trở nên tẻ nhạt bao nhiêu, ngôn
ngữ chỉ có những đơn vị y hệt nhau, những cách nói đơn điệu, truyền đạt độc
một loại thông tin thuần ý niệm.
1.1.2. Phương tiện tu từ
Những phương tiện tu từ thường được gọi là những phương tiện diễn cảm,
nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm là chúng chỉ diễn đạt tình cảm, cảm xúc.
Thực ra những phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ, mà ngoài ý
nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có
màu sắc tu từ. Người ta còn gọi chúng là những phương tiện tu sức về mặt tu từ
hoặc đôi khi, những phương tiện được đánh dấu về mặt tu từ. Màu sắc tu từ
nhiều khi được gọi là sắc thái tu từ (cốt để nhấn mạnh sự đối lập giữa phần
nghĩa cơ bản và phần nghĩa bổ sung) nhưng từ “sắc thái” có lẽ nên dành để chỉ
những sắc thái nhỏ bé, tinh tế, đậm nhạt khác nhau của màu sắc, ví như màu sắc
cảm xúc có những sắc thái: trân trọng, kính trọng, kính nể, kính cẩn,…
14
Các biện pháp tu từ cần được định nghĩa một cách khái quát và nhất quán ở
mọi cấp độ. Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các yếu tố ngôn ngữ có nghĩa các
biện pháp tu từ được chia thành :
- Phương tiện tu từ từ vựng
- Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
- Phương tiện tu từ cú pháp
- Phương tiện tu từ văn bản
1.1.3. Biện pháp tu từ
Đinh Trọng Lạc [10]: Biện pháp tu từ, định nghĩa một cách khái quát nhất,
đó là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện
ngôn ngữ (không kể là trung hòa hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ tức tác
dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật,…do sự tác động qua lại của
các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng. Các biện pháp tu từ đó được chia ra :
- Biện pháp tu từ từ vựng
- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
- Biện pháp tu từ cú pháp
- Biện pháp tu từ văn bản
Những biện pháp tu từ đó là những cách diễn đạt mới mẻ trong những ngữ
cảnh cụ thể, bên cạnh những cách diễn đạt bình thường quen thuộc trong mọi
ngữ cảnh.
Ví dụ :
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
(Quê hương)
Đỗ Trung Quân đã so sánh “quê hương” như “mẹ” trở thành một biện pháp
tu từ, nhờ việc so sánh đó mà diễn đạt được tình yêu quê hương đặt sóng đôi,
ngang bằng với tình mẫu tử.
Trong việc sử dụng ngôn ngữ nhiều khi ta còn nhấn mạnh tầm quan trọng
nổi bật của sự tương phản “quen thuộc – mới mẻ” của biện pháp, so với sự đối
lập “trung hòa – tu từ” trong nội bộ kết cấu của các phương tiện. Vì rõ ràng việc
15
sử dụng các biện pháp tu từ, đó là lĩnh vực của sự sáng tạo không ngừng, càng
thể hiện khả năng lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nói chung, phù hợp với
đặc trưng của từng phong cách chức năng. Để rèn luyện được kĩ năng xây dựng
và lĩnh hội văn bản, đánh giá được thái độ và ý định của người nói qua văn bản,
nhất là đánh giá được giá trị thẩm mĩ của văn bản thì cần phải nhận diện và sử
dụng được, phân tích được nhiều loại biện pháp tu từ. Chính biện pháp tu từ đã
làm nên những câu văn hay, những câu thơ hay, những tác phẩm hay. Bởi vì cái
hay ở đây không chỉ do nội dung hay mà còn hình thức hay, hình thức diễn đạt
ngôn ngữ mới mẻ, đặc sắc. Đọc một câu thơ, câu văn thấy hay nhưng không biết
hay ở chỗ nào. Phong cách học chính là nhằm giúp người sử dụng biết cái đó.
Và đề tài này chúng tôi đi vào nghiên cứu hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn”
của Chế Lan Viên.
1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có sự khác nhau được thể hiện ở các
cấp độ như: Cấp độ từ vựng, cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ cú pháp, cấp độ văn bản.
1.1.4.1. Trên cấp độ từ vựng
Đinh Trọng Lạc [14] quan niệm: Các phương tiện tu từ từ vựng được xác
định là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự
vật – logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ. Căn cứ vào
phạm vi được ưu tiên sử dụng, những từ đồng nghĩa tu từ được hình thành từ
bốn yếu tố:
- Biểu cảm: chứa đựng yếu tố hình tượng.
- Cảm xúc: diễn đạt những tình cảm, cảm xúc.
- Bình giá: khen, chê, tốt, xấu.
- Phong cách chức năng: chỉ rõ phạm vi sử dụng, thường xuyên, cố định.
Ví dụ :
Từ “bạn gái” là phương tiện từ vựng trung hòa thì các từ sau đây là
phương tiện tu từ:
“em yêu”, “cún con của anh” …là cách gọi âu yếm, yêu thương.
“con nhỏ”, “bồ”… tỏ vẻ thái độ xem thường.
16
Căn cứ vào phạm vi ưu tiên được sử dụng, những từ ngữ đồng nghĩa tu từ
được chia ra như sau:
Những từ ngữ đồng nghĩa có điệu tính tu từ cao: là những từ ngữ gọt giũa
được ưu tiên sử dụng trong lời nói, sách vở, văn hóa. Đó là những từ ngữ thường
mang màu sắc cao sang, quý phái, bác học, bắt nguồn từ các lớp từ như: từ thi
ca, từ cũ, hán việt, từ mượn,…
Những từ ngữ đồng nghĩa có điệu tính tu từ thấp: Là những từ ngữ được ưu
tiên sử dụng trong lời nói hội thoại, tự nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là
những từ ngữ thường mang màu sắc mộc mạc, bình dân, nôm na bắt nguồn từ
các lớp từ như: từ khẩu ngữ, từ lóng, từ thông tục, từ nghề nghiệp, từ địa
phương,…Còn những từ ngữ không có từ đồng nghĩa tương liên, tức không nằm
trong dãy từ đồng nghĩa, không đi vào hệ hình từ vựng – tu từ, tuy không phải là
những phương tiện tu từ ở cấp độ từ vựng, nhưng chúng ta có thể được sử dụng
để tạo ra các phương tiện tu từ. Đó là những từ ngữ bắt nguồn từ các lớp từ như
thuật ngữ, từ trong danh mục, từ lịch sử, từ ngoại lai,…
Các biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ
vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn có khả năng đem lại
hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn vị trong ngữ cảnh. Mối quan hệ có
tính chất cú đoạn này, đứng ở góc độ tu từ học thì rất phong phú và đa dạng.
Song nếu sử dụng cách phân loại chức năng do L.Hjelmlev đưa ra thì có thể tách
ra ở ba dạng chính:
Quan hệ quy định: yếu tố được đánh dấu về tu từ học ở điệu tính cao hoặc
ở điệu tính thấp, được sử dụng trên cái nền của các đơn vị trung hòa về tu từ
học, đã quy định màu sắc tu từ của toàn bộ phát ngôn.
Quan hệ hòa hợp: những đơn vị được đánh dấu về tu từ học trong cùng một
lớp tu từ học, thuộc một hay nhiều cấp độ ngôn ngữ, kết hợp một cách hài hòa
với nhau dẫn đến một hiện tượng liên tưởng có sức biểu hiện mạnh mẽ.
Quan hệ tương phản: những yếu tố được đánh dấu về tu từ học thuộc các
lớp tu từ học khác nhau, bề ngoài tưởng đối chọi nhau, mâu thuẫn nhau nhưng
17
thực ra lại thống nhất với nhau một cách biện chứng, có khả năng gợi liên tưởng
đến bản chất của những hình tượng, sự vật, hiện tượng.
1.1.4.2. Trên cấp độ ngữ nghĩa
Đinh Trọng Lạc [14] quan niệm: Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những
định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng…
Ví dụ :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
(Ca dao)
Trong cách nói “múc ánh trăng vàng đổ đi” của câu ca dao trên được coi là
phương tiện tu từ ngữ nghĩa tức là tên gọi thứ hai bằng hình tượng. Phương tiện
tu từ ngữ nghĩa này được dùng trong câu ca dao, thể hiện tài năng quan sát, trí
thông minh trong sự so sánh và tấm lòng yêu mến công việc lao động đồng áng.
Từ “múc” có khả năng diễn đạt mới: vốn chỉ nói đến động tác tác động đến
những vật hữu hình: múc nước, múc canh… Ở đây dùng để nói đến động tác tác
động đến cả vật vô hình: múc ánh trăng. Tả như vậy ai cũng thấy đẹp. Ánh trăng
lan mặt nước cho nên nói “múc ánh trăng vàng đổ đi”. Là một cách tả kết hợp
giữa thực tế và cách tưởng tượng làm đẹp thêm rất nhiều công việc lao động của
nhà nông.
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng, phương tiện tu từ ngữ nghĩa được
chia ra như sau:
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về lượng gồm: phóng đại, thu nhỏ, nói
giảm,…
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về chất: ẩn dụ, cải danh, nhân hóa, phúng
dụ, hoán dụ, cải dung, tượng trưng, uyển ngữ, nhã ngữ, nói mỉa,…
Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ các cách kết hợp có hiệu quả tu
từ, theo trình độ tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị
khác thuộc bậc cao hơn như: so sánh, đồng nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản ngữ,
nghịch ngữ, tiệm tiến, tiệm thoái, đột giáng, lộng ngữ,…
18
Ví dụ :
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu)
Khổ thơ trên xuất hiện nhiều hình ảnh so sánh trùng điệp liên tiếp “như nai
về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “như đứa trẻ thơ đói lòng
gặp sữa”.Tất cả đều tập trung gợi lên đã đầy khát vọng cũng như niềm hạnh
phúc được trở về với nhân dân. Những hình ảnh này thật nhỏ bé, yếu mềm (nai,
cỏ, chim én, trẻ thơ, nôi) gặp được biển lớn nhân dân như suối nguồn dang tay
vỗ về, bồi đắp (nhân dân là những hình ảnh như: suối, mùa xuân, sữa, cánh tay
đưa). Với biện pháp so sánh thì hành động trở về với nhân dân vừa hết sức tự
nhiên, vừa rất hợp quy luật, có sự hòa hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân
với thực tại rất kịp thời, nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của
việc trở về với nhân dân. Đối với nhà thơ, điều trở về với nhân dân không chỉ là
niềm vui, niềm khao khát mà đó còn là ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với
ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất
của lòng mình.
1.1.4.3. Trên cấp độ cú pháp
Đinh Trọng Lạc [14] quan niệm: các phương tiện tu từ cú pháp là những
kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải biến từ kiểu câu cơ bản (C - V), như
các kiểu câu rút gọn, mở rộng thành phần hay đảo trật tự từ.
Ví dụ :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua đèo ngang)
Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý
thơ. Đúng ra câu thơ phải được sắp xếp:
19
Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bên sông
Thế nhưng nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung
cần diễn đạt: Đó là làm cho người đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có một
vài “chú tiều” trong dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ, thêm vào đó một vài ngôi nhà nằm
rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy
càng tạo cho nhà thơ cảm giác hiu quạnh, trống trải, tẻ nhạt.
Các biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
để đạt được hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc bậc cao hơn
(trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn, cả văn bản) như: sóng đôi, đảo đôi, lặp
đầu, lặp cuối, câu hỏi tu từ, tách biệt, liên kết tu từ học…
Ví dụ :
Câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn học đẹp lên
gấp bội:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông?
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con gái Việt Nam)
1.1.4.4. Trên cấp độ văn bản
Đinh Trọng Lạc [14] quan niệm: Các biện pháp tu từ văn bản là những mô
hình văn bản đem lại hiệu quả tu từ do được cải biến từ mô hình văn bản trung
hòa (mở đầu - phần chính - kết thúc), như các mô hình rút gọn, hay mở rộng,
hay đảo trật tự thành tố.
Các biện pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng các mảnh
đoạn của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại của
các mảnh đoạn này với nhau trên cơ sở ba kiểu quan hệ sau đây:
- Quan hệ quy định: mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học của văn bản
xây dựng điệu tính tu từ của toàn văn bản.
20
- Quan hệ hòa hợp: các mảnh đoạn của văn bản đồng nhất về màu sắc
phong cách và cùng thuộc vào một kiểu mô hình văn bản.
- Quan hệ tương phản: các mảnh đoạn của văn bản có sự khác nhau về đặc
trưng tu từ và đặc trưng phong cách.
Như vậy là, ở cấp độ nào của ngôn ngữ, các biện pháp tu từ cũng cần được
phân biệt với các phương tiện tu từ ở đặc trưng sau đây :
Thứ nhất : biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời
nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. Còn phương tiện tu từ là
những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau, được đánh dấu về tu từ học
trong giới hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ.
Thứ hai : ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh
của một đơn vị lời nói nào đó. Còn ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được
củng cố ngay ở phương tiện đó.
Thứ ba : ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những quan
hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau. Còn ý nghĩa
từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ hình của các yếu
tố cùng bậc.
Tuy là giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có những sự khác
biệt rõ rệt như vậy song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc
sử dụng các biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó
thành một phương tiện tu từ, đây chính là trường hợp của những cái gọi là so
sánh, phóng đại đã mòn đi trong thời gian. Hơn nữa cùng một phương tiện tu từ
có thể được cùng để xây dựng lên những biện pháp tu từ rất khác nhau. Và
ngược lại những biện pháp tu từ khác nhau có thể cùng tham gia vào việc xây
dựng cùng một biện pháp tu từ duy nhất.
Việc xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ cũng như các
biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quán trong tất cả các cấp độ
ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức về sự tồn tại của những phương
tiện tu từ trong thế đối lập với những phương tiện trung hòa; giúp cho người đọc
thấy được tầm quan trọng của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa biện pháp