Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Hiệu quả tu từ của phép đảo cú pháp trong một số văn bản thơ việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.81 KB, 51 trang )

Lời cảm ơn
Trong trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn nheịet
tình và chud dáo của cô giáo Phan Thị Thạch - giảng viên tổ Ngữ văn, các
thầy cô trong tôt Ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Thạch cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa đã giúp đxơ em hoàn thành tốt khoá luận này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những hạn
chế, chúng tôi rất mong nhạn được sự đónggóp của thầy cô và bạn bè để có
thể tiếp tục hoan thiện trong quá trình học tập và gioảng dạy sau này.
Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Cao Thị Kim Thảo


Lời cam đoan
Trong quá trình thực heịen khoá luận, chúng tôi đã được sự gợi ý, soi
sáng bởi nheieù ý keíen của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Đây là kết quả nghiên cứu mới, tôi xin camđoan kết quả này không
trùng với kết quả nghiên cứu tác giả khác. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm
Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Cao Thị Kim Thảo


Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan


Mục lục
Kí hiệu viết tắt

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu

Nội dung
Chương 1: Những cơ sở lí luận chung
1.1. Mộ số vấn đề lí luận chung của phong cách học
1.2. Mộ số lí luận của Ngữ pháp học
1.3. Mộ số lí luận Ngôn ngữ học văn bản
1.4. Đặc trưng của thơ từ góc nhìn của Lí luận và phê bình
văn học
Chương 2: Miêu tả kết quả thống kê, phân đảo cú pháp trong
một số văn thơ Việt Nam hiện đại
2.1. Tiêu chí và kết quả phân loại đảo cú pháp
2.2. Miêu tả két quả phân loại đảo cú pháp trong một số văn
bản thơ Việt Nam hiện đại
2.3. Nhận xét sơ bộ từ kết quả thống kê phân loại


Chương 3: Hiệu quả tu từ của đảo cú pháp trong một số văn
bản thơ Việt Nam hiện đại
3.1. Hiệu quả của đảo cú pháp với tổ chức văn vản thơ
3.2. Hiệu quả của đảo cú pháp với việc tạo tính nhạc cho thơ

3.3. đảo cú pháp với việc thể hiện tính cá thể hoá trong thơ

Kết luận
Tài liệu tham khảo


Kí hiệu viết tắt
VD

: Ví dụ

VD1

: Ví dụ 1

VD2

: Ví dụ 2


Câu (1)

: Câu thứ nhất

Câu (2)

: Câu thứ hai


C,CN


: Chủ ngữ

V, VN

: Vị ngữ

TT

: Tính từ

ĐgT

: Động từ

DT

: Danh từ

BN

: Bổ ngữ

ĐN

: Định ngữ

TRN

: Trạng ngữ


Tr

: Trang

Sđđ

: Sách đã dẫn

PCT

: Thành phần phụ cảm thán


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đảo cú pháp là một trong những biện pháp tu từ đượcgiới thiệu trong
chương trình học tập ở năm cuối của sinh viên Ngữ văn trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2. Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ này trong một số văn
bản thơ Việt Nam hiện đại, tác giả kháo luận có điều kiện hệ thống hoá kiến
thức về ngữ pháp câu, về các biện pháp tu từ cú pháp, về những vấn đề lý luận
có liên quan đến đảo cú pháp Nghiên cứu đề tài này, tác giả khoá luận sẽ
hiểu hơn đặc điểm cú pháp của ngôn ngữ văn chương và những đặc trưng cơ
bản của phong cách ngôn ngữ này. nhơ vậy, người làm khoá luận sẽ học tập
tốt hơn phần Phong cách học, đông fthời có được kĩ năng vận dụng đảo cú
pháp vào việc lĩnh hội văn bản văn chương.
Từ năm học 2006 - 2007, việc giảng dạy Ngữ văn ở trường Trung học
phổ thông (THPT) có nhiều thay đổi, trong đó nội dung giảng dạy về văn bản
nói chung, văn bản văn chương nói riêng được chú trọng. Việc tìm heieủ một
biện pháp tu từ cú pháp trong một số văn bản văn chương sẽ giúp chúng tôi

tích luỹ ngữ liệu, chuẩn bị tốt hành trang để có thể vững vàng giảng dạy Ngữ
văn ở THPT theo tinh thần đổi mới trong tương lai gần.
Quá trình thực hiện đề tài sẽ là quá trình chúng tôi được làm quen với
công việc nghiên cứu khoa học để bồi dưỡng năng lực tư duy,d dể trang bị
những phương pháp nghiên cứu khoa họ, nhằm hoàn thiện bản thân theo yêu
cầu đổi mới giáo dục của nước nhà.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
đã trình bày trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài; Hiệu quả tu từ của phép đảo
cú pháp trong một số văn bản thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịchh sử vấn đề


Đảo cú pháp là một vấn đề đã được một nhà nghiên cứu quan tâm.
Những kết quả về biện pháp tu từ cú pháp được phản ánh chủ yếu trong những
giáo trình Phong cách học tiếng Việt của một số nhà khoa học tiêu biểu.
2.1. Đinh Trọng Lạc (1964), trong cuốn Giáo trình Việt ngữ Tập III,
NXBGD, H, đã để dành phần thứ ba trình bày về tu từ học cú pháp của tiếng
Việt hiện đại. Trong phần này, tác giả đã dành riêng một mục bàn về: Trật tự
câu và cú pháp đảo ngược. Vấn đề này đã được ông xem xét ở các phương
diện sau:
- Trật tự các thành phần trong câu đơn giản.
- Trật tự các bộ phận trong câu đơn giản phát triển
- Trật tự các mệnh đề trong câu phức hợp
Theo tác giả, thứ tự của từ trong câu là một phương tiện tu từ quan
trọng. Với quan niệm như vậy ông đã xem xét trật tự của các thành phần trong
câu đơn giản và trật tự của các bộ phận trong kiểu câu này.
Về trật tự của thành phần trong câu đơn giản, tác giả cho rằng, trong cú
pháp tiếng Việt, câu đơn giản thường có ba bộ phận; chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ.
Trật tự này, nói chung khôngthay đổi dù là mục đích dùng câu khác nhau.
Nhưng, trong thơ ca và trong một số câu cấu tạo đặc biệt, do muốn có một tác

dụng tu từ nào đó, để thay đổi cảm xúc của người đọc, nhà thơ, nhà văn có thể
đảo lộn trật tự thông thường đó.
Ví dụ:

- Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!
- Bạc phơ mái tóc Người Cha
Ba mười năm Đảng nở hoa tặng Người
( Tố Hữu)

Về trật tự cá bộ phận trong câu đơn giản, đây là câu có trạng ngữ được
mở rộng. Theo Đinh Trọng Lạc, việc đặt trạng ngữ ở trước hay sau vị ngữ còn
phụ thuộc vào sự hài hoà của âm thanh, nhịp điệu của câu. Đinh Trọng Lạc


cũng cho rắng: Khi đảo trạng ngữ lên trên vị ngữ, chủ ngữ thì câu văn nhiều
hình tượng, có tính chất gợi cảm rất rõ rệt.
Ví dụ:

- Rồi rưng rưng, cô khóc không ra tiếng.
( Nguyễn Công Hoan)
- Sẽ sàng, chị Dậu nhắc nó ra cạnh vại nước.
( Ngô Tất Tố)

Về trật tự các mệnh đề trong câu trực tiếp. Đinh Trọng Lạc đã nêu ngắn
gọm về việc để nhấn mạnh vào mệnh đề chính, nhiều khi người ta cũng đã để
mệnh đề chính ở trước và mệnh đề phụ có nếu:, vì, khi.ở sau. Nhưng,
nói chung, để đảm bào đặc điểm của Tiếng Việt thì người ta tuân theo thứ tự
thời gian mà đặc câu.
Ví dụ: Hai câu nói:
- ( Khi) cần thì anh cứ lấy mà dùng.

- Anh cứ lấy mà dùng, khi cần.
Như vậy, từ năm 1964, Đinh Trọng Lạc tá giả cuốn giáo trình đầu tiên
viết về tu từ học (sau này gọi là Phong cách học), mặc dù khôngtrực tiếp giải
thích đảo cú pháp là một biện poháp tu từ cú pháp, nhưng ông đã bước đầu
phát hiện tác dụng của việc sử dụng những câu có trật tự cú pháp không bình
thường. Tuy rằng, trong giáo trình của mình, tá giả chưa trình bày hiện tượng
đảo cú pháp thật hệ thống và sâu sắc, nhưng nhữgn ý kiến mà ông đã trình bày
về hiện tượng cú pháp đảo ngược là những ý tưởng quý báu để các nhà khoa
học phát triển, cụ thể hoá.
2.2. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà (1982), trong cuốn
Phong cách học tiếng Việt đã giới thiệu đảo ngữ với tư cách một biện pháp
tu từ cú pháp. Họ đã định nghĩa biện pháp tu từ này như sau:
Đảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không
làm thay đổi nội dung thông báo cơ sở của câu.
(4,tr. 205)


Theo các tác giả, vị trí của các thành phần chính trong câu tiếng Việt
được qui định khá chặt chẽ. Trật tự này là một phương thức cú pháp. Khi đảo
vị trí chức năng cũng thay đổi và do đó ý nghĩa sẽ thay đổi theo.
Ví dụ:

Bạc phơ mái tóc Người Cha: - Tố Hữu.

Các tác giả đã trình bày các kiểu đảo ngữ như:
a. Đảo vị ngữ
b. Đảo bổ ngữ
c. Vị trí của trạng ngữ trong các câu đơn.
d. Sắc thái phong cách của vị trí các thành phần trong câu văn tiếng
Việt. Việc bổ sung đảo ngữ vào nhóm biện pháp tu từ cú pháp của tác giả giáo

trình Phong cách học tiếng Việt, ( 1982), đã khẳng định một bước tiến mới
của chuyên ngành Phong cách học ở Việt Nam, đồng thời việc làm đó đã góp
phần làm phong phú nội dung giảng dạy về Phong cách học ở trường đại học
sư phạm. Tuy vậy, cách dùng thuật ngữ đảo ngữ và việc đặt tên bốn kiểu
đảo ngữ như các tá giả đã lựa chọn phần nào phản ánh hạn chế của họ trong
cách nhìn nhận về biện pháp tu từ này.
2.3. Trong cuốn Phong cách học và đặc điển tu từ Tiếng Việt, Cù
Đình Tú (1983), khi Khi sát đặc điểm tu từ của kết cấu cú pháp tiếng Việt
đã xem xét một loại Biến thể trật tự sắp xếp của kết cấu chủ vị (C - V
trong hoạt động sử dụng.
Vì không có mục đích giải thích biện pháp tu từ cú pháp, nên Cù Đình
Tú trong giáo trình của mình chỉ dừng lại ở việc mô tả biến thể cú pháp của
những câu có mô hình kết cấu V - C.
Khi xem xét loại biến thể cú pháp này, Cù đình Tú đã chỉ ra đó là
những biến thể có màu sắc đơn phong cách
(18, tr.336 - 338)
2.4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hoà (1993), trong Phong
cách học tiếng Việt thống nhất sử dụng thuật ngữ đảo ngữ như các tá giả


giáo trình Phong cách học tiếng Việt , (1982). Tuy vậy, ở giáo trình này.
Đinh Trọng Lạc Nguyễn Thái Hoà đã nêu ngắn gọn một số kiểu đảo ngữ tiêu
biểu như:
a. Đảo vị ngữ - động từ ra trước chủ ngữ.
b. Đảo vị ngữ - tính từ ra trước chủ ngữ.
c. Đảo bổ ngữ - khách thể hiện lên đâu câu.
d. Đảo bổ ngữ - phương thức lên đâu câu.
2.5. Trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXBGD, Đinh
Trọng Lạc (1995) vẫn sử dụng thuật ngữ đảo ngữ để gọi tên biện pháp tu từ
cú pháp. Ông đã định nghĩa biện pháp tu từ này như sau:

Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ định trật tự chuẩn mực của các
đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa - cảm xúc nào đó.
( 13,tr.111)
Theo tác giả,d dảo ngữ có thể phân chia thành những kiểu cụ thể như:
a. Đảo vị ngữ - động từ ra trước chủ ngữ.
b. Đảo vị ngữ - tính từ ra trước chủ ngữ.
c. Đảo bổ ngữ - khách thể.
d. Đảo bổ ngữ - phương thức của vị từ.
e. Đảo lên đầu câu bổ ngữ phương thức của từ.
g. Đảo bổ ngữ câu chỉ phương thức hay bổ ngữ chỉ tình huống sự vật
i. Đảo bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân.
k. Dảo vị trí của vị từ là những từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại và
những từ tượng thanh, tượng hình.
1. Đảo vị trí của vị từ là những từ chuyên dùng với ý nghĩa biểu tượng
và những từ chỉ sự tự dời chuyển, tự vận động; chuyển kiểu câu tường thuật
bình thường thành kiểu câu miêu tả đặc biệt hiển hiện.
m. Đảo vị trí của vị từ là động từ chỉ hành động, hoặc là tính từ, chuyển
kiểu câu tường thuật bình thường thành kiểu câu nêu sự việc chỉnh thể.


So với các giáo trình Phong cách học tiếng Việt, (1982, 1993), thì nội
dung trình bày của Đinh Trọng Lạc về các keieủ đảo ngữ trong 99 phương
tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã tỉ mỉ hơn nhiều. Tuy vậy, mười một
kiểu đảo ngữ mà Đinh Trọng Lạc đã trình bày có thể đưa về những dạng thức
đảo chủ yếu sau:
- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ 9 thường gọi là đảo chủ vị)
- Đảo bổ ngữ lên trước động từ trong cụm động từ.
- Đảo bổ ngữ lên trước tính từ trong cụm tính từ.
Một số dạng thức như: đảo về của câu ghép chính phụ, đảo định ngữ lên
trước dang từ trong cụm danh từ chưa được Đinh Trọng Lạc xem xét ở đây.

Điểm lại tình hình nghiên cứu về biện pháp tu từ đảo cú pháp, chúng ta
thấy: đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới. Bởi vì, gần nửa thế kỉ qua
một số nhà phong cách học đã dành sự quan tâm nghiên cứu đến biện pháp tu
từ này. Đóng góp của các nhà khoa học được thể hiện ở sự nõo lực thông
thường của thành phần câu, hoặc thay đổi trật tự của các thành tố trong cụm từ
trong thành phần câu. Những đóng góp về mặt lí luận trên của họ làm phong
phú hơn nội dung nghiên cứu, nội dung dạy và học Phong cách học tiếng Việt.
Từ kết quả nghiên cứu về đảo cú pháp của các nhà Phong cách học
tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy: việc sử dụng đảo ngữ làm tên gọi cho một
biện pháp tu từ cú pháp chưa phản ánh đầy đủ các cách tổ chức biện pháp này.
Bản thân đảo ngũ chỉ biểu thị hiện tượng đảo trật tự của thành tố trong một
cụm từ. Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy: việc nghiên cứu hiệu quả của đảo
cú pháp trong một số văn bản ở một thể loại theo góc nhìn của phong cách
chức năng ngồn ngữ vẫn là khoảng trống để sinh viên Ngữ văn và những người
quan tâm đến vấn đề này khai thác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận


Hiệu quả tu từ của phép đảo cú pháp trong một số văn bản thơ Việt
Nam hiện đại
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
4.1. Lựa chọn sử dụng những lý thuyết của các chuyên ngành
Phong cách học, Ngôn ngữ học văn bản, Lí luận văn học, làm cơ sở lí
luanạ cho việc thực hiện đề tài khoá luận.
4.2. Thống kế, phân loại các kiểu đảo cú pháp trong những văn bản thuộc
phạm vi khảo sát.
4.3. Sử dụng các phương pháp phân tích Phong cách học, phương pháp hệ
thống, tổng hợp, để xác định hiệu quả của đảo cú pháp trong một số văn
bản thơ Việt Nam hiện đại.

4.4. Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên rút ra những kết quả cần thiết.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Khoa luận tập trung vào việc nghiên cứu hiệu quả của
- Đảo cú pháp với việc tổ chức văn bản thơ
- Đảo cú pháp với việc tạo tính nhạc văn bản thơ
- Đảo cú pháp với tính cá thể hoá trong thơ.
5.2. Giới hạn tác phẩm khảo sát thống kê
- Thơ Nguyễn Bính, NXB Văn hoá thông tin, H, Hoàng Xuân, 2006.
- Thơ, NXBGD, Tố Hữu, 2003
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khoá luận, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng đê xác định những trường hợp đảo cú pháp được
dùng trong những văn bản thơ thuộc phạm vi khảo sát.


6.2. Phương pháp phân loại
đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để phân chia đảo cú pháp
thành những tiểu loại cụ thể.
6.3. Phương pháp phân tích Phong cách học
Phương pháp này thực chất là việc phân tích ngôn ngữ trong khía cạnh
tu từ học để xem xét chức năng biểu đạt nội dung thông báo, nội dung biểu
cảm
6.4. Ngoài ta để thực hiện đề tài khoá luận, chúng tôi còn sử dụng các phương
pháp khác như: phương pháp hệ thống, tổng hợp


Nội dung

Chương 1
Những cơ sở lí luận chung
1.1. Một số vấn đề lí luận cung của Phong cách học.
1.1.1. đảo cú pháp
1.1.1.1. Vấn đề lựa chọn thuật ngữ
Vì bản thân ý nghĩa của thuật ngữ đảo ngữ chỉ biểu thịư thay đổi trật
tự của các thành tố trong một ngữ ( một cụm từ), cho nên thuật ngữ này không
thể bao quát hết các kiểu đảo cú pháp trong tiếng Việt.
Dựa vào cách gội cú pháp đảo ngược của Đinh Trọng Lạc (1964),
dựa vào các bài tập biến đổi câu của Nguyễn Minh Tuyết, Nguyễn Văn Thiệp
(1996) và dựa vào kết quả khảo sát hiện tượng thay đổi trật tự thông thường
cau câu, của cụm từ, chúng tôi lựa chọn thuật ngữ đảo cú pháp để gọi tên
hiện tượng tu từ thuộc đối tượng nghiên cứu khoá luận.
1.1.1.2. Khái niệm
Dựa vào định nghĩa của các nhà Phong cách học, chúng tôi đưa ta cách
hiểu về biện pháp tu từ này như sa:
Đảo cú pháp là một biện pháp tu từ, trong đó cá nhân có ý thức thay
đổi trật tự thông thường các bộ phận, các thành phần của câu, hoặc thay đổi
trật tự thông thường các thành tố của cụm từ trong câu nhằm một mục đích tu
từ nào đó.
Sự thay đổi trật tự cú pháp thông thường chính là sự thay đổi trật tự cú
pháp mang tính chất chuẩn mực ngôn ngữ. Sự thay đổi trật tự cú pháp chuẩn
mực chỉ được thực hiện khi người nói, người viết có ý thức đưa thành phần
hoặc thành tố vốn đứng sau lên phía trước dạo ta lượng nghĩa bổ sung cho câu,
để câu có thể thực hiện tốt nhất những chức năng của nó trong hoạt độnggiao
tiế.


1.1.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật

1.1.2.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ
a. Khái niệm
Trong Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc - Ngueyẽn
Thái Hoà đã đưa ra định nghĩa sau:
Phong cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mãu trong hoạt động
lời nói hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chát truyền
thống, tính chất chuẩn mực trong việc xây dựng những lớp văn bản tiêu biểu.
(12, tr. 20)
Sự phân loại phong cách chức năng trong hoạt động lời nói của tiếng
Việt.
Căn cứ vào chức năng và đặc trưng của ngôn ngữ được dùng làm khuôn
mẫu của các văn bản tiêu biểu, các nhà Phong cách học đã lấy tên văn bản tiêu
biểu làm tên gọi các Phong cách chức năng ngôn ngữ (gọi tắt là p Phong cách
chức năng ngôn ngữ. Họ phân chí chúng thành các phong cách ngôn ngữ sau:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( còn gọi là phong cách ngôn ngữ
văn chương).
Về mặt lý thuyết, các nhà Phong cách học cũng đã chỉ ra rằng: mỗi
phong cách học ngôn ngữ có một số đặc trưng riêng. Nhưng đặc trưng đó do
chính chức năng của ngôn ngữ trong sinh hoạt giao tiếp quy định.
1.1.2.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Trong khoá luận, chúng tôi sử dụng hiệu quả của đảo cú pháp mà
không dùng giá trị tu từ của đảo pháp bời vì bản thân nghĩa câu hiệu quả


có sức khái quát hơn. Mục đích của khoá luận không chỉ dừng lại ở việc xác
định sắc thái biểu cảm và mằu sắc phong cách của đảo cú pháp, mà còn quan

tâm khai thác giá trị của biện pháp tu từ này trong việc phản ánh nội dung
nghệ thuật, tổ chức văn bản thơ, nhằm tạo ra chất thơ và làm rõ cá tính sáng
tạo của nhà thơ.
1.2. Một số lí luận của Ngữ pháp học
12.1. Cụm từ
Trong Ngữ pháp học, cụm từ ( còn được gọi là ngữ), khái niệm về cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những mô hình cấu tạo ngữ pháp theo
chuẩn mực ngôn ngữ của chúng được chúng tôi sử dụng làm những căn cứ
khoa học để nhận diện hiện tượng đảo trật tự các thành tố trong các cụm từ
chính phụ. Chẳng hạn; đảo bổ ngữ lên trước động từ, tính từ trung tâm của
cụm động từ, tính từ, đảo bổ ngữ lên trước danh từ trung tâm của cụm danh từ.
1.2.2. Câu
1.2.2.1. Khái niệm về câu
Diệp Quang Ban (1992), trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, đã
định nghĩa về câu như sau:
Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp 9 bên
trong và bana ngoài ) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương tối
trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện,
truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất
bằng ngôn ngữ.
(1, tr. 107)
1.2.2.2. Sự phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Dựa vào cấu tạo ngữ pháp, các nhà Việt ngữ học đã phân chia câu tiếng
Việt thành câu đơn, câu phức, câu ghép. Đặc điểm câu tạo ngữ pháp của từng
kiểu câu đã được các tác giả mô tả trong các giáo trình Ngữ văn tiếng Việt,
trong các sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học, sách giáo khoa tiếng Việt trung


học cơ sở )THCS) trước đây và sách giáo khoa Ngữ văn THCS những năm gần
đây. Những lý thuyết về các kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo

ngữ pháp, những mô hình cấu trúc cú pháp chuẩn mực của câu đơn hai thành
pahàn, câu ghép chính phụ được chúng tôi lựa chọn làm cơ sở lí luận của đề
tài khoá luận. Đó cũng là những căn cứ khoa học không chỉ giúp chúng tôi
nhận diện các hiện tượng đảo trật tự C - V và đảo vế của câu ghép chính phụ,
mà còn giúp tác giả khoá luận có căn cứ để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của câu
trong văn bẳn thơ.
1.2.2.3. Đặc điểm câu trúc của câu thơ và những căn cớ để xác định đảo cú
pháp trong các bài thơ.
a. Đặc điểm cấu trúc của câu thơ
Nhận xét về đặc điểm cấu trúc của ngồn ngữ thơ, Phan Ngọc đã viếy:
Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận
phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ
này.
( Phan Ngọc Thạch, Thơ là gì?)
Do đặc thù của thể loại, khái niệm caua thơ không trùnh với câu văn.
Thông thường, người ta gợi một dòng thơ là một câu, cho dù cũng được cấu
tạo bằng một cụm từ và không có dấu hiệu kết thúc.
Ví dụ:

Người trai quê
Biết đâu
Những đêm dài
Em khóc
Đầy
( Hữu Loan, Hoa lúa)

Có những trường hợp sau hai, hay nheieù câu thơ, thi sĩ mới sử dụng
một dấu cuối làm dấu hiệu kết thúc.
Ví dụ:


Chim rừng quân cất cánh


Giáo say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
(Hồ DZếch, Chiều)
Lại có trường hợp trong một câu thơ - một sòng thơ, tá giả sử dụng một
hoặc một số dấu cuối câu nhằm dụng ý tu từ.
Ví dụ:

Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
( Thâm Tâm, Tống biệt hành)

Việc tổ chức các câu thơ có hình thức như vậy là để có được những âm
vang, những tiếng rung phù hợp với tình thơ, ý thơ trong mỗi tác phẩm.
b. Những căn cứ xác định đảo cú pháp trong văn thơ
Mặc dù thơ có cấu trúc cú pháp rất khác lạ, nhưng để nhận diện biện
pháp đảo cú pháp, chúng tôi vẫn dựa vào đặc điểm cú pháp chuẩn mực làm
căn cứ xác định.
Chẳng hạn; Trong cụm động từ hoặc cụm tính từ, bổ ngữ thường đứng
sau. Khi bổ ngữ được nhà thơ đưa lên trước thành tố chín, hoặc đưa lên đầu
câu thơ, lúc đó sẽ có đảo ngữ động từ hoặc đảo ngữ tình từ.
Dựa vào cấu trúc C - V chuẩn mực, khi gặp trường hợp câu thơ được tổ
chức theo cấu trúc V - C, ta có thể xác định ở đó có đảo tự chủ - vị
1.3. Một số lí luận của ngôn ngữ học văn bản
1.3.1. Khái niệm văn bản
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa về văn bản, song trong đề tài
nàychúng tôi khái niệm mà Diệp Quang Ban đã đưa ra trong cuốn Văn bản
và liên kết văn bản trong tiếng Việt, NXBGD, H, 1998.

Trước hết theo Diệp Quang Ban, văn bản là một quãng viết hay một
pháp ngôn, lớn hoặc nhỏ mà do cấu trúc, đề tài, chủ đề của nó hình thành nên
một đơn vị. loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ
đường.


Theo tác giả, văn bản được thể hiện là ngôn ngữ trong hoạt động sử một
đơn vị mang nghĩa. Nó có thê được nói ra hoặc viết ra theo chủ đích của người
tạo ra nó .Văn bản được phân biệt với hiện tượng phi văn bản ở chất văn
bản
Diệp Quang Ban (1998), tóm tắt khái niệm chất văn bản một khái
niệm được halliday và Hansan giả thuyết ở hai phương diện: nội tại và ngoại
tại.
ở phương diện nội tại, chất văn bản gồm có:
- Liên kết: các phương diện hình thức đánh dấu dự kết hợp nối giữa các
mệnh đề - câu.
- Cấu trúc văn bản nội tại đối với câu: đó là các tổ chức của câu và của
các bộ phận trong câu theo cách làm cho câu quan hệ được với chu cảnh của
nó.
ở phương diện ngoại tại, chất văn bản là cấu trúc của diễn ngôn.
Theo Diệp Quang Ban, cấu trúc của diễn ngôn về mặt tình huống hay còn gọi
là ngữ cảnh tình huống. Nó bao gồm nhiều nhân tố: đề tài - chủ thể của văn
bản, mục đích của người nói ( người viết); các quan hệ xã hội và hoàn cnảh (
khôngkhí) để các quan hệ xã hội được xác định và thể hiện vai trò của ngôn
ngữ trong tình huống, các biện pháp tu từ và cả thể loại của văn bản,
1.3.2. Các đặc trưng của văn bản từ góc nhìn của Ngôn ngữ học văn bản
1.3.2.1. Trần Ngọc Thêm (1985), đã chỉ ra; đặc trưng cơ bản của văn bản là
tính liên kết. Tác giả coi liên kết trong văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ
thống ngôn ngữ, liên kết được xem ở hai phương diện: mặt hình thức và mặt
nội dung.

Theo tác giả, liên kết được hiêủ trên cả hai phương diện này mới được
coi là cái quyết định cho một sản phẩm ngôn ngữ có phải là văn bản hay
không, từ đó xác định có hai loại liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình
thức.


1.3.2.2. Diệp Quang Ban (1998) phát hiện ra năm đặc trưng của văn bản, đó
là:
- Yếu tố chức năng:
Văn bản có đích hay chủ định của chủ thể tạo ra văn bản, cụ thể là
người tạo ra văn bản dùng lời nói ( miệng hay viết) của mình để thực hiện một
hành động nào đó nhằm tác động vào người nghe. Chức năng này của văn bản
gắn trực tiếp với chức anưng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp.
(2,tr.22-23)
- Yếu tố nội dung:
Diệp Quang Bancho rằng mỗi văn bản có một hoặc vài ba đề tài,chủ thể
xác định. Yếu tố này giúp ta phân biệt văn với hiện tượng phi văn bản. Như
vậy, yếu tố nội dung của văn bản không những thể hiện ở chủ đề mà còn thể
hiện ở việc khai triển, duy trì chủ đề của văn bản.
(2,tr. 23)
- Yếu tố cấu trúc - hình thức:
Theo tác giả, yếu tố cấu trúc- hình htức là yếu tố quyết định việc hình
thành văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài - chủ
để mạch lạc - đây là yếu tố giúp phân biệt văn bản với hiện tượng phi văn
bản ở mặt tổ chức hình thức. Diệp Quang Ban cho rằng: người ta có thể sử
dụng các phương tiện liên kết để tạo tính mạch lạc cho văn bản. Tuy vậy, có
liên kết, theo Diệp Quang Ban chưa chắc đã có mạch lạc
(2, tr. 23)
- Yếu tố định biên:
Cũng theo Diệp Quang Ban, văn bản có biên giới bên trái ( đầu vào) và

biên phí bên trái 9 đầu ra). Nhờ đó mà văn bản có tín thúc tương đối. Yếu tố
này giúp ta phân biệt nhữngvăn bản khác nhau khi nhiều văn bản tập hợp lại.
Ví dụ như: bài tập nghiên cứu, báo chí, tạp chí
(2, tr. 24)


- Yếu tố chỉ lượng:
Văn bản được thực hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của nheieù câu phát ngôn - đây là cơ sở thực hiện cho mặch lạc và liên kết.
(2, tr.23)
Những lí luận về khái niệm văn bản và đặc trưng văn bản sẽ cung cấp
cho chúng tôi những tri thức quý báu để dựa vào đó tìm hiểu kỹ hơn về phép
đảo cú pháp, đồng thời có những căn cứ khoa học để xác định chính xác, đầy
đủ hiệu quả của đảo cú pháp trong các văn bản nghệ thuật.
1.3.3. Ngữ cảnh
khái niệm ngữ cảnh
cho đến nay, ngữ cảnh được các nhà ngôn ngữ học giải thích khác nhau theo
biên độ rộng, hẹp của khái niệm.
Vũ Đức Nghiệu (1992, cho rằng: Ngữ cảnh của một từ là một chuỗi từ kết
hợp với nó hoặc bao quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hóa và hoàn
toàn xác định về nghĩa.
(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến,,tr.200)
Đồng quan điểm hiểu nngữ cảnh của từ là các từ bao quanh nó, để cho nó xác
định về nghĩa , còn phải kể đến Nguyễn Thiện Giáp (1998). Trong cuốn Từ
vựng học tiếng việt, tác giả đã đưa ra sự phân biệt ngữ cảch với hoàn cảnh nói
năng. Theo tác giả: hoàn cảnh nói năng là cái tình huống, cái bối cảnh phi
ngôn ngữ mà từ xuất hiện.
(Nguyễn Thiện Giáp, Sđd,tr.134)
theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh là tổng thể của những hợp phần sau: Nhân vật
giao tiếp (vai giao tiếp, quan hệ liên cá nhân của những người tham gia vào
một cuộc giao tiếp) và hiện thực ngòi diễn ngôn(bao gồm hiện thực đề tài của

diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ qui chiếu, hoàn cảnh giao riếp rộng và hoàn
cảnh giao tiếp hẹp, ngữ huống).
(Xem Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học,tr. 39).


Nguyễn Văn Khang cho rằng: ngữ cảnh có thể hiểu là vật chất và hoàn cảnh
xã hội mà hành vi nói năng dựa vào đó để thực hiện. Từ cách ngữ cảnh
chung, ông phân biệt ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ.
Theo ông, ngữ cảnh ngôn ngữ có những tác dụng sau:
Ngữ cảnh có tác dụng chế ước và cưỡng chế việc sử dụng ngôn ngữ.
Ngữ cảnh có tác dụng hỗ trợ việc lí giải ngôn ngữ.
- Lượng thôngtin và ý nghĩa trở nên rõ ràng trong ngữ cảnh
- Ngữ cảnh có yêu cầu và hạn chế đối với người nói.
Trong khi đó, ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ có tác dụng chỉ ra hang floạt
các yếu tố như văn hoá, phong tục tập quán, chuẩn tắc hành vi, quanniệm giá
trị, sự kiện lịch sử, làm rõ quan hệ với người sử dụng.
(Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ xã hội, tr. 261 - 262)
Ngữ cảnh là một vấn đề phức tạp, vì nó là một mạng lưới chằng chịt
những mối quan hệ, nó có tác dụng làm cho giao tiếp trở nên phong phú, đa
dạng, sinh động và trở thành một bài toán luôn chờ đợi người tham gia giao
tiếp phải tìm lời giải. Vì thế, muốn xác định giá trị của một yếu tố trong hoạt
động sử dụng, người nghiên cứu phải dựa vào ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh
ngoài ngôn ngữ. đặt một yếu tố ngôn ngữ trong mối quan hệ với những yếu tố
ngôn ngữ khác bao quanh nó, tức là chúng ta đặt nó trong môi trường ngôn
ngữ mà nó lựa chọn, sử dụng và có khả năng phát huy tác dụng. Đặt yếu tố
ngôn ngữ trong cảnh ngôn ngữ, người nghiên cứu còn có thể trả lời được
những câu hỏi: yếu tố ngôn ngữ đó được sử dụng với chức năng nào, nó thích
hợp với phong cách ngôn ngữ nào, phù hợp với văn bản nào. Đặt một yếu tố
ngôn ngữ cần tìm hiểu trong ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ là chúng ta đặt nó trong
mối quan hệ với những nhân tố đóng vaui trò tiền đề, quy định việc lạư chọn,

sử dụng ngôn ngữ để hoạt động giao tiếp đạt tính hiệu lực cao.
(Dẫn theo Phan Thị Thạch - Những căn cứ để xác điịnh gia trị tu từ của dấu
câu trong tiếng Việt)


1.4. Đặc trưng của thơ từ góc nhìn của Lí luận và phê bình văn học
1.4.1. Các lí luận và phê bình văn học đã phân chia các tác phẩm văn chương
thành ba thể loại lớn: thơ, văn xuôi và kịch. Theo họ, mỗi thể loại có những
đặc trưng riêng. hà Minh Đức cho rằng, thơ khác thể loại khác vì nó có chất
thơ. Theo ông, chất thơ được tạo nên bởi các yếu tố sau:
- Trước hết chất thơ gắn liền với sự rugn động và cảm xúc mãnh liệt của
thi sĩ.
- Thơ là tấm lòng của nhà thơ, những cũng chính là cuộc sống.
- Thơ gắn với tưởng tượng của nhà thơ. Nói như Sóng Hồng: Thơ là
nghệ thuật kì diệu nhất của trí tưởng tượng.
- Chất thơ gắn liền với cái đẹp.
(7, tr. 236 - 54)
Mã Giang Lâm khi tìm cách lí giải: Thơ là gì đã đưa ra một định
nghĩa rất ngắn gọn, rất khái quát.
Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố: ý - Tình Hình - Nhạc. Gắn với bốn yếu tố: ý Tình Hình Nhạc. Gắn với bốn yếu tố
đó là bốn đặc trưng rất cơ bản của thơ
(15,tr. 9 17)
1.4.2. Trong khoá luận, chúng tôi đã sử dụng những lí thuyết về đặc trưng thể
loại thơ làm cơ sở lí luận của đề tài, để tìm hiểu hiệu quả của đảo cú pháp đối
với việc tạo ra chất thơ và làm rõ cá tính sáng tạo của nhà thơ.
Nhà vậy, để xử lí đề tào kháo luận, chúng tôi sử dụng lý thuyết của một số
ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học. Nhưng lý thuyết liên ngành được
lựa chọn làm cơ sở lí luạn chắc chắn sẽ giúp chúng tôI thực hiện những mục
đích nghiên cứu của mình.



Chương 2
Miêu tả kết quả thống kê, phân loại đảo cú pháp
trong một số văn bản thơ việt nam hiện đại
2.1. Tiêu chí và kết quả phân loại đảo cú pháp
2.1.1. Tiêu chí phân loại
ở chương 1, mục 1.1.1, chúng tôi căn cứ vào đặc điểm đấu cấu tạo ngữ
pháp chuẩn mực của cụm từ, câu đơn hai thành phần và câu ghép chính phụ để
nhận diên biện pháp tu từ đảo cú pháp. Chúng tôI cũng dựa vào trật tự các
thành tố trong một cụm từ chính phụ, trật tự của hai thành phần chính CN
VN của câu đơn hai thành phần, hoặc của cụm C V trong câu, đồng thời dựa
vào trật tự của hai về trong câu ghép chính phụ để phân loại đảo cú pháp trong
tiếng Việt.
2.1.2. Phân loại đảo cú pháp dựa vào tiêu chí đã xác định
Kế thừa, bổ sung vào kết quả phân loại đã được các nhà Phong cách học
tringh bày, chúng tôi phân chia đảo cú pháp thành các tiểu loại sau:
2.1.2.1. Đảo vế của câu ghép chính phụ
Quan hệ giữa hai vế của câu ghép chinh sphụ vốn là một quan hệ ngữ
pháp chặt, rất khó tách. Theo chuẩn mực ngôn ngữ, trong câu ghép chính phụ,
về phụ (vế 1) thường đứng trước vế chính, đầu hai vế thường có quan hệ từ (
gọi théo chức năng đó là những kết từ) nối kết để làm rõ quan hệ ngữ pháp
ngữ nghĩa của chúng. Tuy vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để thực hiện
một mục đích tu từ, người nói, người viết có thể thay đổi trật tự thông thường
đó.
Ví dụ:
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta
một lần nữa.



( Trích Lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chủ Tịch)
Câu thứ hai của ví dụ trên là một câu ghép nguyên nhân hệ quả, trong
đó vế chính vế hệ quả lại có cấu trúc của một câu ghép qua lại. Trong đoan
trích để nhẫn mạnh ý nghĩa được nêu ở vế chính, để tạo ra liên kết chặt chẽ về
nội dung câu văn liền trước ( câu thứ nhất), bác đã sử dụng phép đảo cú pháp,
đưa vế chính lên trước vế phụ. Theo qui tắc biến đổi câu, khi thay đổi trật tự
thông thường giữa hai vế của câu ghép, kết từ đúng ở đầu vế chính sẽ bị tỉnh
lược.
2.1.2.2. Đảo trật tự thành phần chủ ngữ, vị ngữ ( đảo C V)
Thông thường trong câu của tiếng Việt, CN đứng trước VN, tuy vậy,
trong một số trường hợp sử dụng, để nhấn mạnh vào nội dung thông báo, để
gây ấn tượng với người đọc, người nghe, để làm thay đổi tiết tấu, âm hưởng
của câu nhằm đáp ứng yêu cầu của một thể loại văn bản, người viết, người nói
có thể đưa VN lên trước CN.
Ví dụ:
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
V

C

Đã sáng lại trời thu tháng Tám
V

C
( Tố Hữu)

2.1.2.3. Đảo trật tự các thành phần trong một cụm từ ( đảo ngữ)
ở Tiểu học loại này có thể chia ra thành:
- Đảo trật tự của thành tố trong cụm động từ (gọi tắt là đảo ngữ động từ)
- Đảo trật tự của thành tố trong cụm động từ (gọi tắt là đảo ngữ tính từ)

- Đảo trật tự của thành tố trong cụm danh từ (gọi tắt là đảo ngữ danh từ)
2.2. Miêu tả kết quả thống kê phân loại đảo cú pháp trong một số văn bản Việt
Nam hiện đại.


×