Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Hiệu quả của phép lặp cú pháp trong một số văn bản chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.53 KB, 45 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Lặp cú pháp là một trong những biện pháp tu từ được giới thiệu trong
chương trình học tập ở năm cuối của sinh viên Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ này trong một số văn
bản chính luận, tác giả khoá luận có điều kiện hệ thống hoá kiến thức về ngữ
pháp câu, về các biện pháp tu từ cú pháp, về những vấn đề lí luận có liên quan
đến lặp cú pháp... Nghiên cứu đề tài này, tác giả khoá luận sẽ hiểu hơn đặc
điểm cú pháp của ngôn ngữ chính luận và những đặc trưng cơ bản của phong
cách ngôn ngữ này. Nhờ vậy, người làm khoá luận sẽ học tập tốt hơn học phần
Phong cách học, đồng thời có được kĩ năng vận dụng lặp cú pháp vào việc tạo
lập và lĩnh hội văn bản chính luận.
Từ năm học 2006 - 2007, việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT có
nhiều thay đổi, trong đó nội dung giảng dạy về văn bản nói chung, văn bản
chính luận nói riêng được chú trọng. Việc tìm hiểu một biện pháp tu từ cú
pháp trong một số văn bản chính luận sẽ giúp chúng tôi tích luỹ tư liệu, chuẩn
bị tốt hành trang để có thể vững vàng giảng dạy Ngữ văn ở THPT theo tinh
thần đổi mới trong tương lai gần.
Quá trình thực hiện đề tài sẽ là quá trình chúng tôi được làm quen với
công việc nghiên cứu khoa học, để bồi dưỡng năng lực tư duy, để trang bị
những phương pháp nghiên cứu khoa học, nhằm hoàn thiện bản thân theo yêu
cầu đổi mới giáo dục của nước nhà.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
đã trình bày trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: Hiệu quả của phép lặp cú
pháp trong một số văn bản chính luận.
2. Lịch sử vấn đề
Lặp cú pháp đã được giới thiệu trong một số giáo trình Phong cách học
tiếng Việt. Việc lựa chọn nội dung có liên quan đến biện pháp tu từ này một

5



phần phản ánh sự trưởng thành của chuyên ngành Phong cách học ở Việt
Nam. Để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu về lặp cú pháp, chúng ta sẽ điểm lại
kết quả nghiên cứu của một số nhà phong cách học tiêu biểu trong những công
trình của họ.
2.1. Trong : Giáo trình Việt ngữ tập II (Tu từ học) - cuốn giáo trình
phong cách học đầu tiên ở Việt Nam, Đinh Trọng Lạc (1964) đã dành phần
thứ III của giáo trình giới thiệu một số biện pháp tu từ cú pháp đặc biệt
trong tiếng Việt. Nhưng ở tài liệu này, lặp cú pháp chưa được chọn giới thiệu.
Điều này tồn tại suốt hai thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX ở miền Bắc Việt
Nam. Trong giáo trình Sơ thảo về tu từ học của Hoàng Trọng Phiến ở Đại
học tổng hợp, trong những bài giảng hiện thực hoá nội dung giáo trình Việt
ngữ tập III của Đinh Trọng Lạc ở Đại học Sư phạm Hà Nội I, người ta chưa
dành sự quan tâm cho lặp cú pháp.
2.2. Trong giáo trình: Phong cách học tiếng Việt, nhóm tác giả Võ
Bình - Lê Anh Hiến - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hoà (1982) đã bước đầu giới
thiệu lặp cú pháp và lặp cú pháp sóng đôi.
Mặc dù chưa trình bày tách bạch khái niệm về biện pháp tu từ này, mặc
dù việc sử dụng hai thuật ngữ lặp cú pháp và lặp cú pháp sóng đôi dễ
khiến người học nhầm tưởng đây là những biện pháp tu từ khác nhau, nhưng
các tác giả đã bước đầu nêu lên sự phân biệt lặp cú pháp có dụng ý tu từ với
trường hợp lặp cú pháp ngẫu nhiên. Đồng thời, các tác giả cũng nhấn mạnh
cần phân biệt phép lặp cú pháp là một biện pháp phong cách học với thể văn biến
ngẫu và đối liên (câu đối) là những thể văn quen thuộc trong truyền thống.
(Sđd, tr.212 - 213)
Trong cuốn giáo trình này, các tác giả giáo trình đã bước đầu chỉ ra tác
dụng của biện pháp lặp cú pháp và lặp cú pháp sóng đôi.
Việc chọn giới thiệu lặp cú pháp và lặp cú pháp sóng đôi của ác tác giả
Phong cách học tiếng Việt, (1982) đã góp phần làm phong phú hơn những
cách tu từ cú pháp trong tiếng Việt. Những đề xuất về các sự phân biệt lặp cú


6


pháp có mục đích tu từ và những hiện tượng lặp khác, mặc dù cò rất sơ lược,
nhưng là những chỉ dẫn quý báu để cho những người tìm hiểu về biện pháp tu
từ này tiếp cận đối tượng thuận lợi.
2.3. Trong: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng
Lạc (1995) đã sử dụng thuật ngữ sóng đôi để gọi tên một biện pháp tu từ cú
pháp. ở tài liệu này, tác giả đã đưa ra cách hiểu về sóng đôi và các kiểu sóng
đôi. Theo tác giả, biện pháp tu từ này có thể biểu hiện ở các kiểu: sóng đôi
nguyên vẹn, sóng đôi không nguyên vẹn và sóng đôi bộ phận.
Mặc dù nội dung giới thiệu về sóng đôi, chưa bao quát đầy đủ biểu
hiện của biện pháp tu từ lặp cú pháp và việc trình bày về sóng đôi quá vắn
tắt, nhưng những nội dung đó có sức gợi cho chúng ta về sự cần thiết phải tìm
hiểu đầy đủ hơn những tiểu loại của nó trong thực tế sử dụng.
2.4. Qua những kết quả nghiên cứu của một số nhà phong cách học về
lặp cú pháp, chúng ta thấy: tìm hiểu về lặp cú pháp không phải là vấn đề hoàn
toàn mới. Vì hơn hai chục năm qua, ở Việt Nam, một số nhà Việt Ngữ học đã
đề cập đến vấn đề này. Những nội dung có tính chất lí luận của các nhà
nghiên cứu về lặp cú pháp rất đáng quý với sinh viên Ngữ văn nói chung, với
tác giả khoá luận nói riêng. Tuy vậy, sự chưa nhất quán của các nhà khoa học
trong cách dùng thuật ngữ để gọi tên biện pháp tu từ và những khoảng trống
trong nghiên cứu lặp cú pháp ở một loại văn bản, từ góc nhìn của phong cách chức
năng ngôn ngữ... những điều đó cho thấy đây là một đề tài không bao giờ cũ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Hiệu quả của phép lặp cú
pháp trong một số văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Hệ thống hoá những ý kiến của các nhà khoa học về biện pháp tu

từ này, tập hợp những lí luận của Phong cách học, Ngữ pháp học, Ngôn ngữ
học văn bản, Lí luận văn học làm cơ sở lí luận chung của đề tài khoá luận.

7


4.2. Dựa vào lí thuyết về biện pháp lặp, thống kê, phân loại việc sử
dụng biện pháp lặp cú pháp trong một số văn bản thuộc phạm vi khảo sát.
4.3. Sử dụng những phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp
phân tích phong cách học là chủ yếu để xác định hiệu quả của phép lặp cú
pháp trong một số văn bản chính luận.
4.4. Dựa vào kết quả nghiên cứu để rút ra những kết luận cần thiết.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về nội dung
Trong khoá luận, các nội dung chủ yếu được chúng tôi tìm hiểu là:
- Hiệu quả của phép lặp cú pháp với việc tổ chức văn bản chính luận
- Hiệu quả của phép lặp cú pháp với việc tạo tính liên kết trong văn bản
chính luận.
- Hiệu quả của phép lặp cú pháp với việc tạo tính nhạc và thể hiện
giọng điệu cho văn chính luận.
5.2. Giới hạn văn bản thống kê
Để thực hiện đề tài khoá luận, chúng tôi tiến hành thống kê phép lặp cú
pháp trong một số văn bản chính luận thuộc tuyển tập sau:
5.2.1. Văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971.
5.2.2. Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb Văn
học, 1993.
5.2.3. Thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1980.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khoá luận, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:

6.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để xác định những trường hợp lặp cú pháp được
dùng trong văn bản chính luận.

8


6.2. Phương pháp phân loại
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để phân chia ngữ liệu đã
thống kê thành những tiểu loại cụ thể dựa vào tiêu chí đã xác định
6.3. Phương pháp phân tích phong cách học
Phương pháp này thực chất là việc phân tích ngôn ngữ trong khía cạnh
tu từ học để xem xét chức năng biểu đạt nội dung thông báo, nội dung biểu
cảm...
6.4. Phương pháp hệ thống, tổng hợp

9


Nội dung
Chương 1
Những cơ sở lí luận chung

1.1. Một số lí luận của Phong cách học
1.1.1. Vấn đề lựa chọn thuật ngữ để biểu thị khái niệm
Trong khoá luận, chúng tôi chọn thuật ngữ lặp cú pháp làm tên gọi
cho biện pháp tu từ thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi cho rằng,
bản thân thuật ngữ lặp cú pháp đã đủ khả năng biểu thị tất cả các kiểu lặp
kết cấu cú pháp trong văn bản tiếng Việt.
1.1.2. Khái niệm lặp cú pháp

Kế thừa, bổ sung các định nghĩa đã được một số nhà Phong cách học
trình bày trong các giáo trình, tài liệu xuất bản 1982, 1995... chúng tôi đưa ra
cách hiểu về biện pháp tu từ này như sau:
Lặp cú pháp là cách cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại hai hay nhiều
kết cấu cú pháp giống nhau (kết cấu cụm từ trong câu, kết cấu của các vế câu
hoặc kết cấu câu...) để triển khai sâu sắc một nội dung tư tưởng tình cảm mà
người nói, người viết cần truyền đạt, để tạo ra cách diễn đạt hài hoà cân xứng
nhằm gây ấn tượng đối với người nghe, người đọc.
1.1.3. Phong cách chức năng ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ chính luận
1.1.3.1. Định nghĩa
Theo Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1993): Phong
cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói hình
thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính truyền thống, tính chất
chuẩn mực trong việc xây dựng những lớp văn bản tiêu biểu.
(Sđd - tr.18)

10


1.1.3.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
Là phương tiện giao tiếp giữa tác giả chính luận với người nghe, người
đọc, ngôn ngữ chính luận có chức năng chủ yếu là trình bày, bàn luận, giải
thích, soi sáng một vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội... Chính chức năng đó đã
tạo cho ngôn ngữ chính luận có những đặc trưng riêng.
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1993), Đinh Trọng Lạc,
Nguyễn Thái Hoà đã trình bày ba đặc trưng chủ yếu của ngôn ngữ thuộc
phong cách chính luận. Ba đặc trưng đó là: tính bình giá công khai, tính lập
luận chặt chẽ và tính truyền cảm. Những đặc trưng đó được biểu hiện ở đặc
điểm của các đơn vị ngôn ngữ và những biện pháp tu từ được sử dụng làm

phương tiện diễn đạt trong văn bản chính luận.
Để việc nghiên cứu hiệu quả tu từ của lặp cú pháp trong một loại văn
bản tiêu biểu của phong cách chính luận đạt được những mục đch đã đặt ra,
chúng tôi đã chọn khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ và các đặc trưng
của ngôn ngữ chính luận là những cơ sở lí luận của đề tài.
1.1.4. Giá trị tu từ
1.1.4.1. Khái niệm
Cù Đình Tú (1983) cho rằng Đặc điểm tu từ là khái niệm phong cách
học chỉ phần tin riêng mang tính chất bổ sung của hình thức biểu đạt cùng ý
nghĩa. Phần tin này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm với đối tượng
được nói đến, một mặt chỉ rõ giá trị sử dụng trong phong cách chức năng ngôn
ngữ của hình thức biểu đạt cùng nghĩa [16, tr.34].
Theo Cù Đình Tú, cùng biểu thị khái niệm về phần tin riêng của
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, người ta có thể sử dụng bốn thuật ngữ :
đặc điểm tu từ, sắc thái tu từ, màu sắc tu từ và giá trị tu từ. Tuy vậy, trong
phong cách học, việc lựa chọn một trong bốn thuật ngữ đó thường gắn với việc
biểu hiện sự khác nhau chút ít về góc độ quan sát, về khía cạnh nhấn mạnh.

11


Chẳng hạn, muốn nhấn mạnh vào hiệu quả của sự vận dụng ngôn ngữ, người
ta dùng thuật ngữ: giá trị tu từ.
Việc xác định hiệu quả của biện pháp lặp cú pháp trong văn bản chính
luận, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải hiểu biết về khái niệm giá trị tu từ.
1.1.4.2. Trong khoá luận, vì không chỉ dừng lại ở việc khai thác sắc thái
biểu cảm và màu sắc phong cách của phép lặp cú pháp, cho nên chúng tôi đã
sử dụng cụm từ hiệu quả của phép lặp cú pháp để thay cho cụm từ giá trị tu
từ của lặp cú pháp.
1.2. Một số lý luận của Ngữ pháp học

Những cơ sở lý thuyết của Ngữ pháp học cung cấp cho ta những hiểu
biết về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của cụm từ, của thành phần câu, những kiểu
câu và mô hình cấu trúc cơ bản của những kiểu câu đó... Dựa vào đó, chúng ta
có thể nhận diện được phép lặp cú pháp và phân loại các trường hợp lặp cú
pháp.
1.3. Một số lý luận của Ngôn ngữ học văn bản
Lặp cú pháp là một biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp biểu cảm, nhờ
đó mà giá trị biểu cảm, sắc thái tu từ của câu, của đoạn văn bản, của văn bản
được tăng lên. Lặp cú pháp cũng góp phần tổ chức văn bản, tạo tính liên kết,
tạo mạch lạc cho văn bản... Muốn tìm hiểu hiệu quả của phép lặp cú pháp,
chúng ta cần phải dựa trên những hiểu biết về khái niệm văn bản, đặc trưng cơ
bản của văn bản.
1.3.1. Khái niệm văn bản
Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các
câu và có thể có một đầu đề, có tính nhất quán về chủ đề và tính trọn vẹn về
nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ
(Bùi Minh Toán)

12


Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các
câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản
còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối
liên quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản
nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy [13; tr.19].
1.3.2. Đặc trưng của văn bản từ góc nhìn của ngôn ngữ học văn bản
Trần Ngọc Thêm (1985) cho rằng: đặc trưng cơ bản của văn bản la tính
liên kết. Tác giả coi liên kết trong văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống
ngôn ngữ, liên kết được xem xét ở hai phương diện: mặt hình thức và mặt nội

dung. Theo tác giả, liên kết được hiểu trên cả hai phương diện này mới coi là
cái quyết định cho một sản phẩm ngôn ngữ có phải là văn bản hay không, từ
đó xác định chó hai loại liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Theo Trần Ngọc Thêm, liên kết nội dung thể hiện ở liên kết chủ đề
(khai triển và duy trì chủ đề) và liên kết logic (sự phù hợp về quan hệ ngữ
nghĩa của các câu - phần tử, các bộ phận của văn bản...).
Khi xem xét liên hết hình thức, tác giả giới thiệu khái quát một số phép
liên kết văn bản, chẳng hạn: phép lặp, phép thế, phép đối, phép liên tưởng,
phép nối, phương thức tuyến tính, phép tỉnh lược. Theo tác giả, đó là những
cách dùng để liên kết câu với câu hoặc liên kết các đoạn văn bản...
Bổ sung cách xác định đặc trưng văn bản của Trần Ngọc Thêm, Diệp
Quang Ban trong cuốn Giao tiếp, văn bản, mạch lạc liên kết, đoạn văn đã
đưa ra năm đặc trưng của văn bản là:
(1) Yếu tố nội dung: văn bản có đề tài (hoặc chủ đề) xác định, khác vơi
chuỗi câu nối tiếp tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra chuỗi bất thường về nghĩa
hoặc cái gọi là phi văn bản, không có sự thống nhất về đề tài.
(2) Yếu tố cấu trúc: Cấu trúc (cách tổ chức) hình thức và nội dung của
văn bản do các phong cách chức năng mà văn bản lệ thuộc quy định. Tức văn
bản thuộc phong cách khác nhau sẽ có cấu trúc khác nhau.

13


(3) Mạch lạc và liên kết: Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành
văn bản, trong đó nói rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài (chủ đề).
(4) Yếu tố chỉ lượng: Giữa các câu trong văn bản có sự nối tiếp tuyến
tính để tạo nên một chỉnh thể là văn bản. Văn bản thường bao gồm nhiều câu,
cũng có những văn bản được làm thành từ một câu.
(5) Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới phía trái (đầu vào) và biên
giới phái phải (đầu ra) và nhừ đó mà có tính kết thức tương đối.

Theo tác giả Diệp Quang Ban, tính mạch lạc trước hết là tính mạch lạc
về nghĩa đó là đặc trưng cơ bản của văn bản. Yếu tố quyết định cái là văn bản
của sản phẩm ngôn ngữ, theo tác giả không phải là liên kết mà cái đó là mạch
lạc hay tính văn bản. Cụ thể: tính mạch lạc của văn bản thể hiện trong sự
thống nhất đề tài - chủ đề, thể hiện trong trình tự hợp lí (logic) giữa các câu (mệnh
đề), mạch lạc trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ...
(Sđd - tr. 54)
1.3.3. Đặc trưng của văn bản theo thể loại
Mỗi văn bản có thể mang trong mình những đặc trưng của một thể loại
nhất định. Những tri thức về thể loại văn bản được giới thiệu trong lí luận,
phong cách học văn bản sẽ giúp lí giải chính xác về hiệu quả của phép lặp cú
pháp trong văn bản chính luận.
1.4. Ngữ cảnh
Giá trị của ngôn ngữ được xác định khi nó đặt trong hệ thống, trong
một ngữ cảnh.
1.4.1. Khái niệm ngữ cảnh
Cho đến nay, ngữ cảnh được các nhà ngôn ngữ học giải thích khác nhau
theo biên độ rộng, hẹp của khái niệm.
Vũ Đức Nghiệu (1992) cho rằng: Ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết
hợp với nó hoặc bao quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hoá hoàn toàn
xác định về nghĩa [5; tr.200).

14


Đồng quan niệm hiểu ngữ cảnh như trên, còn phải kể đến Nguyễn
Thiện Giáp (1998). Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, tác giả đã đưa ra sự
phân biệt ngữ cảnh với hoàn cảnh nói năng. Theo tác giả, hoàn cảnh nói năng
là cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện [Sđd - tr.134].
Theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh là tổng thể của những hợp phần sau:

nhân vật giao tiếp (vai giao tiếp, quan hệ liên cá nhân của những người tham
gia vào một cuộc giao tiếp) và hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm hiện thực
đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ qui chiếu, hoàn cảnh giao tiếp
rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp, ngữ huống. [4; tr.5 - 39]
Nguyễn Văn Khang cho rằng: Ngữ cảnh có thể hiểu là vật chất và
hoàn cảnh xã hội mà hành vi nói năng dựa vào đó để thể hiện. Từ cách hiểu
ngữ cảnh chung, ông phân biệt ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh ngoại ngôn ngữ.
Theo ông, ngữ cảnh ngôn ngữ có những tác dụng sau:
- Chế ước và cưỡng chế việc sử dụng ngôn ngữ.
- Hỗ trợ việc lí giải ngôn ngữ.
- Lượng thông tin và ý nghĩa trở nên rõ ràng trong ngữ cảnh.
- Ngữ cảnh có yêu cầu và hạn chế đối với người nói.
Trong đó, ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ có tác dụng chỉ ra hàng loạt các
yếu tố như văn hoá, phong tục tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị,
sự kiện lịch sử, làm rõ quan hệ với người sử dụng. [10, tr.261 - 262]
1.4.2. Ngữ cảnh là một vấn đề phức tạp, vì nó là một mạng lưới chăng
chịt những mối quan hệ, nó có tác dụng làm cho giao tiếp trở nên phong phú,
đa dạng, sinh động và nó trở thành một bài toán luôn chờ đợi người tham gia
giao tiếp phải tìm tòi lời giải. Vì thế, muốn xác định giá trị của một yếu tố
trong hoạt động sử dụng, người nghiên cứu phải dựa vào ngữ cảnh ngôn ngữ
và ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ. Đặt một yếu tố ngôn ngữ trong mối quan hệ với
những yếu tố ngôn ngữ khác bao quanh nó, tức là chúng ta đặt nó trong môi

15


trường ngôn ngữ mà nó được lựa chọn, sử dụng và có khả năng phát huy tác
dụng.
Đặt yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh ngôn ngữ, người nghiên cứu còn
có thể trả lời được những câu hỏi: yếu tố ngôn ngữ đó được sử dụng với chức

năng nào, nó thích hợp với phong cách ngôn ngữ nào?
Đặt một yếu tố ngôn ngữ cần tìm hiểu trong ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ
là chúng ta đặt nó trong mối quan hệ với nhiều nhân vật giao tiếp, nghĩa là
chúng ta đặt yếu tố ngôn ngữ trong mối quan hệ với loại nhân tố đóng vai trò
tiền đề, quy định việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để hoạt động giao tiếp đạt
tính hiệu lực cao. [13]
* Tiểu kết: Để thực hiện đề tài khoá luận, chúng tôi đã dựa vào lí thuyết
của một số ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ làm cơ sở lí luận. Đó là
những điểm tựa, nền tảng vững chắc để người viết phát triển đề tài về một biện
pháp tu từ thuộc chuyên ngành phong cách học.

16


Chương 2
Miêu tả kết quả thống kê phân loại lặp cú pháp
trong một số văn bản chính luận
2.1. Tiêu chí phân loại lặp cú pháp
2.1.1. Xác định tiêu chí phân loại lặp cú pháp
Kế thừa phân loại lặp cú pháp mà các nhà khoa học đã trình bày trong
các giáo trình Phong cách học xuất bản năm 1982, 1983, 1993, 1995, chúng
tôi xác định:
- Tiêu chí để nhận diện và phân loại lặp cú pháp là sự lặp lại có ý thức
hai hay nhiều kết cấu cú pháp giống nhau của câu hoặc của bộ phận câu. Như
vậy, chỉ những câu, những vế câu, những thành phần câu, hoặc những cụm từ
tham gia thành phần câu có đặc điểm cấu tạo ngữ pháp giống nhau và những
đơn vị đó được người viết được sử dụng có ý thức trong văn bản. Chúng đem
lại hiệu quả tu từ trong văn bản mới được xác định là phép lặp cú pháp.
- Ngoài tiêu chí đặc điểm cấu tạo của dơn vị ngữ pháp (cụm từ, câu),
chúng tôi dựa vào số lượng các đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp giống

nhau, dựa vào cấp độ, chức năng của đơn vị ngôn ngữ làm tiêu chí bổ sung để
nhận diện và phân loại lặp cú pháp.
Chẳng hạn, dựa vào số lượng các đơn vị ngữ pháp có kết cấu giống
nhau được lặp lại, chúng tôi phân chia lặp cú pháp thành lặp cú pháp sóng đôi
và lặp nhiều kết cấu cú pháp. Dựa vào kết cấu C - V, kết cấu cụm C - V và cấp
độ câu, dựa vào kết cấu thành phần của câu, của cụm từ trong thành phần câu,
chúng tôi phân chia lặp cú pháp thành lặp cú pháp toàn phần và lặp cú pháp bộ
phận.
2.1.2. Xác định các kiểu lặp cú pháp dựa vào tiêu chí phân loại
Dựa vào những tiêu chí phân loại đã trình bày ở mục 1, chúng tôi phân
chia lặp cú pháp thành:

17


2.1.2.1. Lặp cú pháp toàn phần
Đây là cách cá nhân có ý thức lặp hai hay nhiều kết cấu cú pháp câu,
hoặc lặp lại hai hay nhiều kết cấu cú pháp của các vế câu nhằm mục đích tu từ
chỉnh đoạn.
Trong lặp toàn phần, có thể chia nhỏ thành lập toàn phần sóng đôi và
lặp nhiều kết cấu cú pháp.
VD1: Cái váy thì xộc xệch, cái sườn, thì nây nây
C1

thì

V1

C2


(thì)

V2
(Nam Cao)

ở ví dụ 1, hai vế câu ghép có kiểu kết cấu giống nhau: C - thì - V.
Trong câu văn đó, Nam Cao đã sử dụng phép lặp sóng đôi toàn phần.
VD2:

Từ những năm đau thương chiến đấu
TRN
Đã ngời lên nét mặt quê hương
V1

C1

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
TRN
Đã bật lên tiếng thét căm hờn.
V2

C2
(Nguyễn Đình Thi)

ở ví dụ trên, Nguyễn Đình Thi đã tổ chức bốn câu thơ theo cặp kết cấu
cú pháp: TRN - V - C. Trong đó, TRN được đặt riêng thành một dòng thơ
(dòng thơ thứ nhất và thứ 3). Dòng thứ 2 và thứ 4 có chung kiểu cấu tạo, đó là
V - C. Như vậy, ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phép lặp sóng đôi toàn phần.
VD3:


Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà
Gió còn ngủ tận thông xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây

18


Núi cao ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh.
(Quang Huy)
Mặc dù số lượng tiếng của 8 câu thơ trên không hoàn toàn giống nhau
(4 câu 6 tiếng, 4 câu 8 tiếng), nhưng cách tổ chức của chúng có chung một mô
hình cấu trúc: C - V - BN (địa điểm).
ở VD3, ngoài phép điện từ và phép nhân hoá, Quang Huy đã sử dụng
phép lặp nhiều kết cấu cú pháp toàn phần.
2.1.2.2. Lặp cú pháp bộ phận.
Đây là cách cá nhân có ý thức lặp lại kết cấu cú pháp của một thành
phần câu (TRN, CN, VN), hoặc lặp lại kết cấu ngữ pháp cua rmột cụm từ
trong thành phần câu.
Trong lặp cú pháp bộ phận, có thể chia thành lặp cú pháp bộ phận sóng
đôi và lặp nhiều kết cấu cú pháp bộ phận.
VD3: Trông thấy Tổ quốc, trông thấy đồng bào, lòng tôi thật là vui vẻ
TRN1

TRN2

(C - V)
(Hồ Chí Minh)


ở ví dụ trên, Bác đã sử dụng một câu đơn mở rộng cụm đồng từ cùng
làm trạng ngữ. Hai cụm đồng từ có cấu trúc giống nhau, chúng cũng có động
từ trông thấy là thành tố chính và sau động từ là danh từ làm bổ ngữ chỉ đối
tượng (Tổ quốc, đồng bào). Như vậy, trong câu văn trên, Hồ Chủ Tịch đã sử
dụng lặ kết cấu sóng đôi bộ phận.
VD4:

Anh có đi cùng em
Đến những miền đất lạ
BN1
Đến những mùa hái quả
BN2

19


Đến những mùa thương yêu
BN2

(Xuân Quỳnh)

Ba câu thơ cuối ở ví dụ trên có kết cấu ngữ pháp giống nhau. Chúng là
ba cụm động từ có chung động từ đến làm thành tố trung tâm và có cụm
danh từ làm bổ ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ địa điểm. ở ví dụ trên, Xuân Quỳnh
đã sử dụng lặp kết cấu cú pháp bộ phận, kết cấu ngữ pháp cụm động từ để làm
rõ nội dung nhân vật trữ tình muốn hỏi người yêu.
VD5: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo ốm đau mỗi ngày một xu
quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
BN1


BN2

(Nam Cao)

Khác với VD3, ở ví dụ 5 Nam Cao đã sử dụng lặp kết cấu cú pháp hai
cụm tính từ làm bổ ngữ. Mặc dù hai cụm tính từ nằm ở hai câu văn khác nhau,
nhưng chúng có kết cấu giống nhau: QHT - PT - TT - DT (BN).
2.2. Miêu tả kết quả thống kê phân loại lặp cú pháp trong một văn bản
Dựa vào tiêu chí phân loại đã xác định ở mục 1, chúng tôi khảo sát 83
văn bản chính luận và thống kê được 105 trường hợp sử dụng lặp cú pháp.
Chúng tôi đã tiến hành phân loại số ngữ liệu thống kê và có kết quả như sau:
2.2.1. Lặp cú pháp toàn phần
Tỉ lệ lặp cú pháp toàn phần trong ngữ liệu đã thống kê là 70/105
66,6%. Trong đó:
2.2.1.1. Lặp sóng đôi chiếm tỉ lệ : 38/105 36,1%.
VD1: Tiền đề dân tộc ta rất vẻ vang, tiền đề nghệ thuật ta rất rộng rãi
C1

V1

C2

V2
(Hồ Chí Minh)

ở ví dụ trên, hai vế của câu ghép có cấu tạo ngữ pháp giống nhau:
C - V, trong đó C là một cụm danh từ, V là một cụm tính từ.

20



VD2:
Các nhà văn thì thi đua sáng tác. Các nhà chuyên môn thì thi đua phát minh
C

(thì)

V

C

(thì)

V
(Hồ Chí Minh)

Hai câu văn của VD2 đều có kết cấu cú pháp giống nhau C (thì) V, trong đó
C của mỗi câu đều là cụm động từ, V của mỗi câu đều là cụm động từ, giữa C - V
có trợ từ thì.
VD3: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hoà bình
C

V

dân chủ XHCN trên thế giới. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một thành viên
C
trong đại gia đình XHCN đứng đầu là Liên Xô vĩ đại.
V


(Hồ Chí Minh)

Mặc dù số lượng yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong mỗi câu văn ở
VD3 không bằng nhau, nhưng hai câu có đặc điểm kết cấu cú pháp giống
nhau: C - là - V. ở VD3, Bác đã sử dụng phép lặp sóng đôi toàn phần.
VD4: (1) Chúng tôi hãy phản tỉnh lại thì thấy trong đáy lòng, trong kí ức,
C1

V1

(thì)

V2

câu trung với nước, hiếu với dân, đoàn két phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chúng
ta đã học từ thuở cha ông. Chúng ta hãy hồi tỉnh lại, chúng ta sẽ thấu hiếu Hồ Chủ
C1

V1

C2

V2

Tịch hơn nhiều và làm những điều Hồ Chủ tịch dạy sẽ không khó nữa (2)
(Phạm Văn Đồng)
Đặt trong ngữ cảnh, chúng ta có thể nhận ra hai câu ghép trong VD4 có kiểu
kết cấu giống nhau: C1 hãy V1, thì C2 sẽ V2.
Tuy vậy, để việc diễn đạt được thanh thoát, Phạm Văn Đồng đã tỉnh lược C2
và phụ từ sẽ trước V2 (câu 1) và tỉnh lược quan hệ từ thì (câu 2). Trong ví dụ

này, tác giả sử dụng lặp cú pháp toàn phần theo kiểu sóng đôi.

21


VD5: Hỡi đồng bào yêu quý. Hãy kíp đứng lên! Noi theo tinh thần phấn
đấu của nhân dân Trung Quốc. Hãy kíp đứng lên Tổ chức Hội cứu quốc chống
Pháp, chống Nhật

(Hồ Chí Minh)

ở ví dụ trên, Hồ Chủ Tịch đã lặp hai kết cấu câu đặc biệt càu khiến.
2.2.1.2. Lặp nhiều kết cấu cú pháp: Tỉ lệ lặp hơn hai kết cấu cú pháp
toàn phần trong ngữ liệu thống kê là 32/105 30,4%
VD6: Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang dội bên tai chúng
C

V

ta. Máu nóng anh dũng của các bậc tiên liệt đang sôi sục bên tai chúng ta.
C

V

Tinh thần phấn đấu của nhân dân ta đang dạt dào trước mặt chúng ta.
C

V
(Hồ Chí Minh)


Tác giả trong ví dụ trên đã sử dụng lặp 3 kết cấu cú pháp câu: C - đang V. Trong đó, C ở mỗi câu đều là cụm danh từ, V là do cụm động từ đảm
nhiệm.
VD7: Tất cả để chiến thắng. Chiến thắng thực dân. Chiến thắng giặc
CĐB

CĐB

dốt . Chiến thắng giặc đói. Chiến thắng mọi tính xấu trong mình ta.
CĐB

CĐB
(Hồ Chí Minh)

Từ câu (2) đến câu (5), 4 câu có cấu tạo ngữ pháp giống nhau. Chúng
đều là những câu đặc biệt được cấu tạo bằng cụm động từ
VD8: Những thành phố trước kia là nơi ăn chay đã trở thành những
C

TRN1

V1

V2

trung tâm của sản xuất. Nhiều nơi ở nông thôn trước kia chỉ cày cấy một mùa
C

TRN1

22


V1


nay đã làm đôi ba vụ... Những miền trung du và thượng du ngày xưa là xa xôi
TRN

V2

C1

TRN

V1

hẻo lánh, nay đang đón tiếp hàng chục vạn đồng bào
TRN

V2

(Hồ Chí Minh)

Cả ba câu trong VD8 đều là câu được cấu tạo theo mô hình:
C - TRN - V1 - TRN - V2
VD9: Hồ Chủ Tịch và Đảng ta thật là nhà chiến lược thiên tài.
Thiên tài ở chỗ biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng .
V(TT)

BN
Thiên tài ở chỗ biết vận dụng quy luật của cuộc đấu tranh cách mạng

V(TT)

BN

chống đế quốc xâm lược trong thời đại ngày nay, qua hiện tượng thấy bản chất
của sự vật, qua hiện tại thấy triển vọng và tương lai, từ trước ta thấy cả thế giới.
Thiên tài ở chỗ đi đôi với chiến lược kiên cường, lại biết vận dụng
V(TT)

BN

những sách lược thích hợp, [...] để từ đó mà chiến thắng.
Chiến lược đó thiên tài ở chỗ nó quyết đánh và quyết thắng, đồng thời
C

V

BN

biết đánh và biết thắng.

(Phạm Văn Đồng)
VD9: Là một đoạn trích trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và
khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, đoạn trích gồm 4 đoạn văn.
Đoạn 1 được cấu tạo bởi 4 câu văn. Ba đoạn tiếp theo mỗi đoạn tương đương
với một câu.
Trong đoạn trích, câu 2 (đoạn 1) và các câu 2, 3, 4 của các đoạn sau có
kết cấu cú pháp cơ bản giống nhau. Chủ ngữ chiến lược bị tỉnh lược. Vị ngữ
là cụm tính từ trong đó thiên tài đóng vai trò thành tố trung tâm.


23


Như vậy, trong đoạn trích, tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép lặp
4 kết cấu cú pháp toàn phần để khai triển chủ đề, trong đó 3 kết cấu có CN
tỉnh lược.
2.2.2. Lặp cú pháp bộ phận
Tỉ lệ lặp cú pháp bộ phận trong ngữ liệu thống kê của chúng tôi là
35/105 33,4%. Trong đó:
2.2.2.1. Lặp cú pháp sóng đôi có tỉ lệ là 20/105 19%
VD10: Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam, để ngăn
cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
TRN( chỉ mục đích )

TRN(chỉ mục đích )
( Hồ Chí Minh)

Trong ví dụ trên, Bác đã lặp kết cấu của hai cụm từ đóng vai trò trạng
ngũ chỉ mục đích của câu.
VD11: Đời Hồ Chí Minh như ánh sáng. Nó phản ánh lịch sử đấu tranh
C

V

BN

cách mạng của nhân dân ta. Nó phản ánh cả một thời đại lịch sử đấu tranh
C

V


BN

cách mạng của nước ta và của thế giới.
(Phạm Văn Đồng)
ở ví dụ này, Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép lặp sóng đôi ở bộ phận
vị ngữ của hai câu văn. Cả hai câu, vị ngữ đều được cấu tạo bằng động từ
phản ánh và cụm danh từ làm bổ ngữ đối tượng của động từ.
2.2.2.2. Lặp nhiều kết cấu cú pháp bộ phận có tỉ lệ là : 15/105 13,5%.
VD12: Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm lần thứ nhất và
TRN
chuẩn bị điều kiện tốt cho những kế hoạch sau để đẩy mạnh công cuộc xây
TRN2

TRN3

24


dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
TRN4
của nhân dân, Đảng và Chính phủ đã quyết định bắt đầu tiến hành hai cuộc
C

V

vận động lớn.

(Hồ Chí Minh)


Trong ví dụ trên, người viết đã sử dụng một câu đơn có 4 TRN. Cả 4
trạng ngữ đều có kiểu cấu tạo như sau: QHT - Đgt - BN. ở TRN thứ 2 và 4, do
sử dụng quan hệ từ và để nối kết các TRN nên người viết đã lược quan hệ từ
chỉ mục đích ở đầu cụm từ. Trong ví dụ này, tác giả sử dụng lặp cú pháp bộ
phận TRN.
VD13: Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công
nhân lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất,
ĐN1

ĐN2

ĐN3

có kỉ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất?.
ĐN4

ĐN5

(Hồ Chí Minh)

Câu thứ hai của đoạn văn lặp lại thành phần định ngữ bổ sung cho danh
từ ở vị ngữ giai cấp. Những định ngữ này chỉ rõ đặc điểm đối tượng.
2.3. Nhận xét sơ bộ từ kết quả thống kê, phân loại
Khảo sát kết quả thống kê phân loại lặp cú pháp trong các văn bản
chính luận thuộc phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:
2.3.1. Lặp cú pháp là một biện pháp tu từ được các tác giả chính luận sử
dụng làm phương tiện tổ chức văn bản theo mục đích của từng cá nhân. Các
kiểu lặp cú pháp được phân loại theo lí thuyết đều được vận dụng trong các
văn bản chính luận. Tuy vậy tỉ lệ sử dụng từng kiểu lặp cú pháp là không đồng
đều. Giữa hai kiểu lặp cú pháp thì lặp toàn phần chiếm tỉ lệ khá cao (66,6%),

trong khi đó lặp bộ phận chỉ chiếm 33,4%.
ở hai kiểu lặp sóng đôi và lặp nhiều kết cấu cú pháp, lặp sóng đôi được
sử dụng nhiều hơn.

25


2.3.2. Trong các văn bản chính luận, lặp cú pháp được vận dụng khá đa
dạng. Có khi biện pháp tu từ này được người viết sử dụng để tạo ra các đoạn
văn. Có khi lặp cú pháp được dùng để tổ chức các câu văn tương đồng về kết
cấu. Cũng có khi lặp cú pháp được người viết sử dụng để tổ chức các vế câu,
các thành phần câu hoặc các cụm từ trong thành phần câu.
2.3.3. Việc thực hiện lặp cú pháp trong văn bản chính luận gắn liền với
mục đích của tác giả văn bản chính luận. Đây là một biện pháp tu từ được
người viết sử dụng để khai triển nội dung, để liên kết văn bản, để tạo ra giọng
điệu riêng của từng tác giả khi trình bày, bàn luận một vấn đề chính luận. Nó
là một biện pháp tu từ góp phần tạo nên tính nhạc cho lời văn chính luận.
2.3.4. Muốn tìm hiểu hiệu quả của lặp cú pháp trong văn bản chính
luận, chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ,
dựa vào đặc trưng của phong cách chính luận.

26


Chương 3
Hiệu quả của biện pháp tu từ lặp cú pháp
trong một số văn bản chính luận
Cái làm nên sự kỳ diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện
pháp tu từ (Đinh Trọng Lạc, 2005, tr.4, 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt). Trong một văn bản, tất cả những nội dung ý nghĩa được thể hiện

qua các phương tiện ngôn ngữ hoặc các biện pháp tu từ.
Lặp cú pháp là một trong những biện pháp tu từ cú pháp được người viết
sử dụng để tổ chức câu, đoạn văn bản nhằm truyền đạt có hiệu quả một nội
dung thông báo, nội dung biểu cảm. Sau đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu hiệu quả
của biện pháp lặp cú pháp trong một số văn bản chính luận trên các phương
diện sau:
3.1. Hiệu quả của phép lặp cú pháp và việc tổ chức văn bản chính luận
Theo Từ điển tiếng Việt (2006), tổ chức là làm cho thành một chỉnh
thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định.
Diệp Quang Ban (2003) khi nêu 5 đặc trưng của văn bản, đã giải thích
đặc trưng cấu trúc như sau: văn bản có cấu trúc (cách tổ chức) hình thức và
nội dung do các phong cách mà văn bản lệ thuộc vào qui định [3; tr.50].
Những ý kiến trên giúp chúng ta hiểu rằng: nói đến cách tổ chức văn
bản là nói đến cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung của văn bản và mối quan
hệ mật thiết giữa chúng.
Với nhận thức về cách tổ chức văn bản, như vậy, ở mục này, thông qua
việc phân tích một số ví dụ tiêu biểu, chúng tôi tập trung xem xét: Trong văn
bản chính luận, người viết đã chọn kiểu lặp cú pháp nào? Kiểu lặp đó được
dùng với mục đích gì và hiệu quả thực tế của việc sử dụng đó?
VD1: Trong thư Lại dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi có đoạn viết:

27


Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế.(1) Được thời
và có thế, thì biến mất làm còn,hoá nhỏ thành lớn;mất thời không thế thế, thì
trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay mà thôi.(2)
Nay các ngươi không rõ thời thế, chỉ giả dối quen, há chẳng phải là dạng thất
phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện dùng binh được.(3)
(Nguyễn Trãi)

Đoạn văn gồm 3 câu. Chúng sắp xếp theo lập luận diễn dịch. Câu (1)
nêu chủ đề của toàn đoạn: người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế.
Hai câu sau khai triển chủ đề. Trong đó, câu (2) giải thích tầm quan trọng của
việc nắm vững thời thế đối với người dùng binh. Câu (3) hướng đến bọn
Vương Thông, chỉ rõ chúng không nắm được thời thế, vì thế không thể coi là
người biết dùng binh.
Để truyền đạt nội dung thông báo trên, Nguyễn Trãi đã chọn lặp cú
pháp sóng đôi nhằm tạo ra một câu ghép đẳng lập có hai vế câu (câu 2). Hai
vế của câu ghép đều có cấu trúc C - thì - V (cấu trúc điều kiện - kết quả) bằng
ở câu (2), sự phối hợp lặp cú pháp sóng đôi và phép tương phản, Nguyễn Trãi
đã giảng giải sâu sắc tầm quan trọng của việc nắm vững thời thế đối với người
dùng binh. Đồng thời, ông đã tạo nên sự liên kết hồi chỉ giữa các câu (2) với
câu (1), giữa câu (3) với câu (2) và câu (1).
Trong VD1, Nguyễn Trãi đã sử dụng lặp cú pháp để tạo ra một đoạn văn
bản chính luận độc đáo.
VD2: Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ
quốc và hạnh phúc của nhân dân.(1) Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non
hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó.(2) Đến lúc
nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc
chính phủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng, cũng vì mục đích đó.(3)
Ngày nay, vâng lệnh Chính phủ, theo ý quốc dân, tôi phải xa xôi ngàn dặm, tạm
biệt đồng bào, cùng với đoàn đại biểu qua Pháp, cũng vì mục đích đó.(4)

28


(Nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp - Hồ Chí Minh)
Đoạn văn ở VD2 được tổ chức theo lập luận diễn dịch. Câu (1) nêu lên ý
chủ đề của toàn đoạn. Các câu 2, 3, 4 khai triển chủ đề. Sự độc đáo trong cách
tổ chức của đoạn văn bản này là: tác giả đã lựa chọn 3 câu ghép sự kiện - mục

đích, để cụ thể hoá ý khái quát của đoạn văn. Vế phụ của các câu ghép đều có
cấu tạo giống nhau: vì mục đích đó.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn lặp cú pháp toàn phần ở hai phạm vi (câu, vế
câu) có tác dụng làm sâu sắc nội dung chủ đề.
VD3: Bàn về Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng trong cuốn Tổ quốc ta,
nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ đã nhận xét:
Nguyễn Trãi là người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn, văn là
chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao mở nền thái bình
muôn thuở, rửa nỗi nghẹn nghìn thu (Bình Ngô đại cáo); võ là quân sự: chiến
lược và chiến thuật, yếu đánh mạnh, ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại
nghĩa (Bình Ngô đại cáo); văn võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như
gươm đeo: viết thư thảo hịch bài giỏi hơn hết một thời (Lê Quý Đôn); văn
chương mưu lược gắn với sự nghiệp kinh bang tế thế (Phan Huy Chú).(1) Thật
là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.(2)
(Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
VD3 là một đoạn trích gồm 2 câu văn, ý chủ đạo của đoạn trích nằm ở
câu văn thứ 2 (khẳng định tài năng nhiều mặt của người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi). Đoạn trích được tổ chức theo lập luận qui nạp.
Sự độc đáo của Phạm Văn Đồng thể hiện ở cách tổ chức câu văn (1) của
đoạn trích. Câu (1) là câu ghép gồm hai vế. Mỗi vế được tổ chức theo lập luận
diễn dịch: đầu mỗi vế đưa ra một ý chính, sau đó, bằng phép lặp cú pháp, tác
giả chứng minh các ý đã nêu.
Cụ thể, ý chính ở vế thứ nhất giới thiệu tài năng của Nguyễn Trãi: văn
võ song toàn. Khai triển ý chính này là hai vế được tổ chức theo cấu trúc

29


×