Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Nga là một nền văn học lớn của thế giới và có sức ảnh
hưởng sâu rộng đến các nền văn học khác. Ở Việt Nam, từ lâu văn học Nga
đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, trở thành cầu nối để mỗi con người Việt
Nam đến với tâm hồn Nga, trái tim Nga. Người Việt Nam yêu mến nước Nga
qua văn thơ Nga. Lịch sử văn học Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền
văn học Nga, nhất là từ những tên tuổi vĩ đại như A.X.Puskin, L.N.Tônxtôi,
F.M.Đôxtôiepxki, M.A.Sôlôkhôp,…
Xecgây Alêchxanđrôvich Êxênhin (1895 - 1925) là đại diện tiêu biểu
của nền thi ca Nga đầu thế kỉ XX. Cả “đời người” và “đời thơ” đều rất trẻ,
Êxênhin đã để lại một khối lượng tác phẩm khá bề thế gồm 9 tập thơ: Lễ cầu
hồn (1916), Đồng chí (1917), Người đánh trống trời (1918), Lễ biến hình
(1918), Miếu thờ hương thôn (1918), Trinh bạch Gioocdani (1918), Về nước
Nga và Cách mạng (1925), Nước Nga Xô viết (1925), bốn bản trường ca: Bài
ca về cuộc hành quân vĩ đại (1924), Matxcơva quán rượu (1925), Bài ca về 26
(1924) Anna Xnêghina (1925), và một số truyện ngắn, kịch, bút kí khác.
Thơ Êxênhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu
sâu thẳm về đất nước, con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử.
Trong dòng chảy ồn ào của lịch sử Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
thơ Êxênhin giống như một mạch nước ngầm, lúc nhẹ nhàng êm dịu, lúc dữ
dội cuộn trào. Tiếng thơ ấy vừa làm cho người ta say đắm, vừa làm cho người
ta day dứt, trăn trở bởi nó không chỉ chứa đựng hình ảnh của một làng quê
yêu dấu, không chỉ có bóng dáng thân thương của người mẹ hiền,… mà nó
còn ẩn chứa tâm sự đau buồn của nhà thơ về cuộc đời và thân phận mình. Thơ
ông đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ: Là khúc nhạc buồn muôn thuở của
1
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
làng quê Nga, là sự nuối tiếc của một người Nga trước sự ra đi không trở lại
của những giá trị văn hóa truyền thống, là lời tự thú của nhà thơ về những lầm
lỗi của bản thân mình. Ông từng thú nhận “Còn những gì liên quan đến những
tư liệu tiểu sử của tôi thì tất cả đều ở trong các bài thơ của tôi” [22,185]. Tâm
sự của Êxênhin cũng là tâm sự chung của nhiều nhà thơ khác trên thế giới.
Thơ Êxênhin từ lâu đã là niềm đam mê yêu thích của thế hệ trẻ, đặc biệt là
những phụ nữ. Đến với đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong thơ Êxênhin”,
chúng tôi hy vọng sẽ được khám phá những vần thơ thuần khiết, trong trẻo
như dòng sữa mát lành, sẽ có một cái nhìn sâu hơn về văn học Nga, về thế
giới tâm hồn Nga, về đất nước, con người Nga.
1.2. Khi nước Nga bước vào “thời đại bão táp cách mạng đầu thế kỉ
XX” Êxênhin là một trong những người chứng kiến sự biến chuyển lịch sử vĩ
đại ấy. Tuy tuổi đời và tuổi thơ ngắn ngủi nhưng với vẻ điển trai, lịch lãm
cùng tài năng nổi bật với những vần thơ “trong trẻo âm vang”, Êxênhin đã trở
thành mẫu đàn ông đầy sức quyến rũ, làm say đắm bao trái tim phụ nữ. Chàng
trai trẻ này đã “từng yêu nhiều phụ nữ” và được nhiều phụ nữ yêu. Chính vì
thế, Êxênhin đã dành một phần cảm xúc để viết về những người phụ nữ.
Những vần thơ này đã trở thành những câu thơ hay, làm rung động lòng
người và từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần đối với nhiều độc giả trên thế
giới, đặc biệt là những người phụ nữ.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu nghiên cứu về Êxênhin và những vần thơ viết
về người phụ nữ của ông ở Việt Nam còn hạn hẹp và chưa được khai thác đầy
đủ. Hiện nay, người phụ nữ có một vai trò quan trọng trong đời sống, được
xem là tâm điểm của sự chú ý. Do đó, việc nghiên cứu hình tượng người phụ
nữ trong thơ Êxênhin là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần bổ sung vào chỗ
trống trong việc nghiên cứu về nhà thơ Êxênhin, đem lại một cái nhìn trọn
2
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
vẹn hơn về thơ Êxênhin vốn được coi là “Kinh thánh của tâm hồn Nga” (Lời
kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh X.A.
Êxênhin).
1.3. Đã từ lâu bài thơ “Thư gửi mẹ” của Êxênhin được đưa vào giảng
dạy ở trường phổ thông của Việt Nam. Từ bài thơ này, Êxênhin đã được bạn
đọc Việt Nam biết đến nhiều hơn và để lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng
độc giả, đặc biệt là lứa tuổi học trò.
Nghiên cứu thơ Êxênhin thực sự trở nên có ý nghĩa đối với việc giảng
dạy về thơ Êxênhin nói riêng và văn học Nga nói chung trong nhà trường hiện
nay.
Từ những lý do trên, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này với
tất cả lòng say mê, ham thích cùng tình yêu văn học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Gần một thế kỉ trôi qua, thơ Êxênhin trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt
của thời gian và cho đến nay vẫn chiếm được trái tim của bao thế hệ độc giả.
Mảng thơ về người phụ nữ được viết bằng cảm xúc trữ tình của thi sĩ với
nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì da diết, khát khao yêu thương; khi lại chán
ngán hoài nghi trách móc. Đã có thời người ta tranh cãi, né tránh, thậm chí
đánh giá tiêu cực về thơ ông, song sự chân thành của cảm xúc và thuần khiết
của ngôn từ trong thơ Êxênhin bao giờ cũng được coi trọng.
Ở Nga, người ta càng ngày càng nhận rõ giá trị thơ ca của Êxênhin
thông qua các nhận định, đánh giá của các giới, ngành và các nhà nghiên cứu.
Viện Đuma quốc gia Nga có nhận định như sau nhân dịp kỉ niệm 100
năm ngày sinh của nhà thơ 1895 – 1995: “Êxênhin như là chính nước Nga, là
tâm hồn và trái tim Nga” thơ Êxênhin là “kinh thánh của tâm hồn Nga, của
lòng nhân từ và đức tin vào con người. Nó sống mãi muôn đời”.
3
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
N.I.Shubnikôva - Guseva cũng đánh giá Êxênhin là Đại thi hào của
dân tộc Nga, là “ngôi sao hàng đầu” của thi đàn Nga, là “một nhà thơ dân
tộc”. Qua “tiếng hát” của ông cất lên tiếng nói của toàn thể nước Nga.
Nhà văn A.Xêrafimovits cũng quyết khẳng định tài năng nghệ thuật của
Êxênhin rằng “đó là nghệ sĩ vĩ đại” và không ai trong những người đương
thời có khả năng ghê gớm như thế khi miêu tả những xúc cảm tinh tế nhất,
hiền dịu nhất, tâm tình nhất…”
N.Chikhanôp đã nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Êxênhin: “Thơ anh
là sự cảm nhận sâu sắc về thế giới, đó không chỉ là thế giới của niềm vui, nỗi
buồn của những xúc cảm lớn lao mà ở đó có sự khao khát mãnh liệt, thực sự
về tình yêu, lòng dũng cảm, sự táo bạo và cả những lo âu trăn trở về nước
Nga. Anh yêu và ca ngợi sự sống bằng tất cả sự chân thành của mình ” [12,5].
Nhà văn M.Gorki có viết về tài năng Êxênhin: “một nhà thơ có tài năng
đặc sắc và hoàn toàn Nga”, một con người “không phải chỉ là một con người
mà còn là một đại phong cầm do thiên nhiên tạo nên dành riêng cho thơ ca”
[22,188-189].
Iu.N.Bêdinxki lại tinh tế khi nhận thấy đằng sau những nét về bề ngoài
của Êxênhin ẩn chứa một “tiểu vũ trụ” phức tạp với những tâm sự dường như
luôn được giấu kín : “Những bức chân dung còn giữ được nói chung truyền
đạt được những nét đáng yêu trên gương mặt anh, nụ cười anh, khi thì hồn
hậu, khi thì ngổ ngáo. Nhưng không có một bức nào trong số đó truyền đạt
được nét biểu hiện một cách đặc biệt thể trạng mệt mỏi tâm hồn, vẻ u dột thế
nào ấy, đôi khi dường như cái bóng hiện lên trên gương mặt anh” [21,217].
L.Ersôp nhận ra tầm vóc tư tưởng lớn lao nơi thơ Êxênhin khi cho rằng
“Thơ trữ tình Êxênhin chủ yếu có tính tâm tình độc bạch” và “những bài thơ
4
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
tâm tình nhất của ông được chiếu rọi bằng ánh sáng lí tưởng nhân đạo cao cả”
[3,347].
Iu.L.Prôkusep nhận xét : “Trong thơ Êxênhin có nhiều tính chất tự
thuật. Đó là lời bộc bạch trung thực và dũng cảm của nhà thơ” [3,346].
GordanMacvay đã nhìn nhận Êxênhin ở góc nhìn của một nhà văn hóa
lớn. Ông khẳng định “Êxênhin nổi lên như một hiện tượng lạ trong văn học”
mà “tên tuổi đã nhanh chóng đi vào huyền thoại” không chỉ nhận ra tầm vóc
lớn của thi sĩ, tác giả cũng đánh giá một cách chính xác bản chất thơ Êxênhin
“Thơ Êxênhin có tính tự thuật và tự thú cao” [6,59].
Hầu hết những tác giả trên chỉ ra dấu ấn đậm nét trong thơ Êxênhin là
chất trữ tình đằm thắm và tính tự thuật – vốn có ở chiều sâu tâm hồn thi sĩ.
Tuy nhiên chưa ai đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ Êxênhin để thấy vẻ đẹp
thuần khiết của đất nước và con người Nga được thể hiện trong thơ. Cũng
chưa ai lí giải những nguyên nhân xâu xa của nỗi niềm day dứt nghẹn ngào
trong thơ của thi sĩ trẻ.
Ở Việt Nam từ những năm 1960, thơ Êxênhin đã đến với độc giả qua
bản dịch của Thúy Toàn, Đăng Bảy, Tế Hanh, Bằng Việt, Xuân Diệu, Nguyễn
Viết Thắng, Đoàn Minh Tuấn… và nhanh chóng đi vào tâm hồn người Việt
như là một tất yếu không thể nào khác được. Bởi lẽ, giữa thơ Êxênhin và tâm
hồn người Việt có một nét chung. Phải chăng, đây chính là sự đồng điệu giữa
tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương bất tận ở Êxênhin và cái căn tính hướng
về làng quê nơi cội nguồn tâm linh người Việt.
Giáo sư Nguyễn Hải Hà là người đầu tiên đưa Êxênhin vào chương
trình học trong nhà trường. Cùng với việc đó ông đã có nhiều bài viết về
Êxênhin và sáng tác của thi sĩ. Giáo sư từng có nhận xét chính xác về đời
người và đời thơ Êxênhin: “Đời Êxênhin lận đận và thơ Êxênhin cũng long
5
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
đong” [4,146]. Ông cũng viết nhiều bài về thơ Êxênhin như: “Quê hương
trong thơ của Êxênhin”, “Hình ảnh mẹ trong thơ Êxênhin”, “Giá trị bài thơ
“Thư gửi mẹ” của Êxênhin”. Những bài viết này ít nhiều đề cập đến hình
tượng người phụ nữ và soi chiếu vào một vài góc độ khác nhau góp phần định
hướng cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Hơn nữa, viết về những xúc cảm trữ tình trong thơ Êxênhin, Nguyễn
Đình Chú, Nguyễn Hải Hà từng khẳng định trong “Chuyện làng văn Việt
Nam và thế giới” rằng: “Thơ tình của ông thì bao giờ cũng hồn nhiên, trinh
bạch”.
Nhà thơ Bằng Việt đã nhận thấy quá trình chuyển biến âm thầm mà
khốc liệt của hồn thơ Êxênhin: Từ “tình yêu say đắm thiên nhiên và đời sống
nông thôn Nga, thấp thoáng một nỗi buồn nhớ về quá khứ, lo lắng cho lối
sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau những biến động xã hội” trong
những bài thơ đầu đến “tâm trạng buồn chán, thất vọng ” khi cách mạng tháng
Mười đến, “chan chứa tình yêu Tổ quốc” trong những năm 1922 – 1925 rồi
“đọng lại một nốt thật trầm” trong những phút cuối đời. Lúc này tâm trạng
của nhà thơ Nga thật phức tạp, nó thể hiện sự nhạy cảm quá mức không kiểm
soát được, không giữ được cân bằng trong thế giới nội tâm, đồng thời cũng
thể hiện sự ngơ ngác chưa thật sự nhập cuộc với những biến đổi lớn lao của
đời sống.
Nguyễn Trọng Tạo cũng có phát hiện và nhận xét cụ thể về cội nguồn
tình yêu thương và đối tượng của sự yêu thương trong thơ Êxênhin: “Nếu như
con người là đối tượng đáng được hưởng sự cảm thông, lòng yêu thương hơn
tất cả mọi vật thì Êxênhin là nhà thơ đã dành hết thảy sự cảm thông, lòng yêu
thương của mình cho con người. Suy cho cùng, sự cảm thông, lòng yêu
thương của anh đối với mọi vật cũng chính là một biểu hiện vì con người mà
6
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
thôi” (Số chuyên đề văn học Nga- Văn học nước ngoài, Hội nhà văn Việt
Nam, số 6, 2006).
Thúy Toàn – người đầu tiên giới thiệu thơ Êxênhin sang tiếng Việt đã
chỉ ra mối quan hệ giữa thơ và thời đại lịch sử. Thơ của Êxênhin “bắt nguồn
từ căn nhà gỗ nông dân, từ ngọn nguồn ngôn từ nhân dân, trải qua thử thách
của cả thời đại bão tố (…) Thơ ca Êxênhin phản ánh đầy đủ những chặng
đường ấy trong cuộc đời của nhà thơ” [22,191]. Qua đó, ta cũng thấy được cả
cuộc sống của xã hội Nga vào thời đại giông bão đầu thế kỉ XX.
PGS.TS Hà Thị Hòa cũng khẳng định: Hai mảng sáng tác chính trong
thơ Êxênhin chính là phong cảnh làng quê Nga và sự biểu hiện những khủng
hoảng tinh thần trong cuộc đời nhà thơ. Bà nhận xét : Những trăn trở trong
thơ Êxênhin cho thấy quá trình chuyển mình từ “người thi sĩ cuối cùng của
làng quê Nga” để trở thành thi sĩ cuối cùng của nước Nga – Xô Viết thật
không đơn giản. Nhà thơ đã bộc bạch một cách trung thực và dũng cảm
những mâu thuẫn phức tạp trong con người mình. Êxênhin phải trải qua một
cuộc đấu tranh vật lộn với chính bản thân để vượt lên chính mình [6,158 160].
Đoàn Minh Tuấn trong bài phỏng vấn “Những dòng thơ như là số
phận” đã hơn một lần thừa nhận sức ám ảnh của thơ Êxênhin là do “sự chân
thành đến kì lạ”, “một sự chân thành đến xót xa”… Với sự tri âm đó, dịch giả
đã đem đến cho bạn đọc một số nét còn ít được biết đến của nhà thơ, khiến
bạn đọc hiểu hơn, yêu hơn những gì mà nhà thơ trải qua trong cuộc đời ngắn
ngủi và bi thảm của ông.
Trong cuốn “Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga”, PGS.TS
Trần Vĩnh Phúc đã đi sâu hơn nữa vào thế giới nghệ thuật thơ Êxênhin và
phát hiện ra sự phức tạp trong việc bộc lộ cảm xúc và thể hiện thế giới hình
ảnh thơ. Nhưng ông mới chỉ nhận thấy khía cạnh bi quan, chán nản của nhà
7
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
thơ mà chưa thấy được chiều sâu của dòng cảm xúc trong thơ Êxênhin là tình
yêu vô tận đối với đất nước và con người Nga, đặc biệt là những người phụ
nữ. Tác giả cũng rất có lí khi cho rằng “ Êxênhin với sức mạnh nghệ thuật phi
thường đã thể hiện trong thơ mình những tình cảm nổi loạn và những tâm
trạng mâu thuẫn của quần chúng nhân dân ở thời đại lớn, phức tạp của những
biến đổi cách mạng lịch sử” [15,36].
Hồng Thanh Quang trong bài “Không sống thì không thể chết” khi lí
giải căn nguyên của những mâu thuẫn không thể hóa giải của thi sĩ đã mơ hồ
nhận thấy cái tất yếu trong thơ Êxênhin không chỉ có nội dung phản ứng lại
thời cuộc mà sâu sắc hơn ở tình yêu quê hương, đất nước: “Sinh thời Êxênhin
chênh vênh giữa hai trạng thái ham sống tột cùng và chán sống tột cùng. Nhà
thơ được ví như cây đại phong cầm của nước Nga… đã phải mang trong
mình một tâm hồn luôn náo động vì quá ham sự thanh khiết nên bị vướng
vào vòng tục lụy” (Dẫn theo nguồn: nuocnga.net - 2005).
Đỗ Lai Thúy lại tiếp cận Êxênhin từ góc độ triết học và nhận thấy thơ
ông thấm đẫm triết lí nhân sinh (Bài “Êxênhin nhìn từ phía Đông – thơ trữ
tình triết học” – Báo văn nghệ số 5, ngày 16/12/1989).
Gần đây, thơ Êxênhin trở thành đối tượng nghiên cứu say mê của nhiều
sinh viên khoa Ngữ Văn các trường Đại học Sư phạm. Luận văn thạc sĩ của
Đào Thị Anh Lê (ĐHSP Hà Nội năm 2003) nói về “Thơ trữ tình phong cảnh”
của Êxênhin. Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu (ĐHSP Hà Nội năm 2000)
nói về “Nỗi buồn trong thơ Êxênhin”. Bài tập niên luận của Vũ Thùy Dung
(ĐHSP Hà Nội năm 2005) nói về “Cái tôi tự thú trong thơ Êxênhin từ 1917 1925”. Khóa luận tốt nghiệp của Lã Thị Thơ (ĐHSP Hà Nội 2 năm 2007) nói
về “Êxênhin và Nguyễn Bính – nhìn từ góc độ so sánh loại hình”. Luận văn
thạc sĩ của Phạm Thị Lịch (ĐHSP Hà Nội năm 2009) nói về “Thơ tình yêu
Êxênhin”. Hầu hết các tác giả đều đề cập đến con người cá nhân của thi sĩ
8
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
trong cuộc chuyển mình dữ dội của lịch sử. Tác giả Nguyễn Hồng Lương đã
tra cứu mục “Xecgây Êxênhin ” trên mạng Internet và tìm được 265.000 kết
quả có liên quan đến nhà thơ. Điều đó khẳng định chắc chắn vị trí của
Êxênhin trong nền văn học Nga và văn học thế giới. Không còn phải nghi ngờ
gì nữa, Êxênhin đích thị là một nhà thơ lớn, thơ ông không chỉ có sức ảnh
hưởng rộng rãi ở khắp nước Nga và giới trẻ Nga mà còn lan ra toàn thế giới.
Nhiều nhà nghiên cứu đã xem Êxênhin giống một chứng nhân trong
giai đoạn lịch sử đầy biến động và chỉ ra bi kịch tinh thần của nhà thơ khi ông
đang “trăn trở day dứt vật lộn với chính bản thân mình để hòa nhập với cuộc
đời”.
Song không phải tất cả họ đều quan tâm thích đáng tới những vần thơ
trong sáng thể hiện sự thanh khiết của tâm hồn, sự tinh tế trong việc cảm nhận
thế giới ngoại cảnh của thi sĩ.
Tác giả Đoàn Hương khi đi tìm những nét đặc sắc trong thế giới nghệ
thuật thơ Nguyễn Bính có liên hệ với Êxênhin và khẳng định: “Xét về vị trí
của hai nhà thơ trong nền văn hóa dân tộc thì có những nét gần gũi nhau,
giống nhau”. Bà cũng lí giải nguồn gốc của sự tương đồng đó là: “Cả hai
người đều tìm đến văn hóa dân gian để trở thành những nhà thơ chân quê”. í
kiến này đã gợi mở những điều khá mới mẻ về thơ Nguyễn Bính, đồng thời
giúp ta có một cách nhìn nhận và đánh giá mới vềthơ Êxênhin.
Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Êxênhin”, người viết
muốn chỉ ra những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật thơ Êxênhin, từ đó làm
rõ nguồn cảm hứng về người phụ nữ cũng như những cảm nhận của ông về
họ.
Có thể thấy, đây là một hướng đi mới trong việc nghiên cứu một nhà
thơ Nga vĩ đại. Dựa trên cơ sở những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên
9
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
cứu trên, người Viết đã có những gợi ý và nguồn tài liệu tham khảo quý giá
để thực hiện đề tài này. Đây là đề tài chưa có một công trình nào tập trung
nghiên cứu khai thác một cách hệ thống về hình tượng phụ nữ trong thơ
Êxênhin. Vì lẽ đó, người viết chọn đề tài này với hy vọng sẽ góp thêm tiếng
nói nhỏ bé của mình vào việc khơi mở những gì còn chìm sâu trong bí mật về
thi sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu mảng thơ viết về người phụ
nữ của Êxênhin, từ đó chỉ ra đặc điểm và nghệ thuật khắc họa hình tượng
người phụ nữ trong thơ ông.
- Để đạt được mục đích trên, người viết khi thực hiện đề tài này đặt ra
cho mình những nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát, phân tích những bài thơ viết về người phụ nữ của Êxênhin
+ Khám phá những giá trị thẩm mĩ còn chưa được hiểu hết trong thơ
Êxênhin cũng như chiều sâu tư tưởng trong thế giới nghệ thuật của ông.
+ Khẳng định giá trị thơ Êxênhin chỉ ra những đặc sắc riêng vốn có
trong thơ ông.
4. Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu
Thật khó nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện về hình tượng
người phụ nữ trong tất cả các sáng tác của Êxênhin. Bởi sức sáng tạo của thi
sĩ rất dồi dào và khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Do đó, sẽ quá sức nếu tìm
hiểu toàn bộ di sản phong phú ấy. Để đề tài tập trung và có sức thuyết phục,
người viết chỉ khảo sát 61 bài thơ viết về người phụ nữ hoặc có xen hình
tượng người phụ nữ trong một vài dòng thơ, khổ thơ qua một số bản dịch của
Thúy Toàn, Nguyễn Viết Thắng, Đoàn Minh Tuấn, Đăng Bảy, Xuân Diệu,…
10
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Về đối tượng nghiên cứu, người viết chỉ đi sâu khám phá mảng thơ viết
về người phụ nữ ở giá trị nội dung và nghệ thuật thể hiện hình tượng này
trong thơ Êxênhin.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu về thơ Êxênhin đã có từ lâu ở Nga cũng như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong thơ Êxênhin mới
chỉ có một số ý kiến lẻ tẻ, chưa thành hệ thống. Với đề tài này, chúng tôi hy
vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu cũng như giảng dạy
thơ Êxênhin nói riêng, văn học nước ngoài nói chung trong nhà trường hiện
nay.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung đề tài
được triển khai trong hai chương:
Chương 1: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Êxênhin
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ
Êxênhin.
11
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ XÊNHIN
1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật.
“Hình tượng nghệ thuật là phương diện đặc thù của nghệ thuật để phản
ánh hiện thực khách quan. Hình tượng nghệ thuật phản ánh tính khái quát,
tính quy luật của thực hiện qua cái cá thể độc đáo, nó là sản phẩm sáng tạo
của nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái
hiện cuộc sống” [2,27].
Hình tượng nghệ thuật cũng được định nghĩa như sau: “Hình tượng
nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng
tạo trong những tác phẩm nghệ thuật… nói tới hình tượng nghệ thuật người ta
nghĩ tới hình tượng con người bao gồm cả hình tượng một tập thể người với
những biểu hiện cảm tính phong phú”.
“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông
qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại
được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác.
Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không
lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ được bản chất của một loại
người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng
nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn
bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc
không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ,
màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật
thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật” [5,147148].
12
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Như vậy, “cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống
nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm,
cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và
vô hình. Và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã
hội – thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và
chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ đến là
quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Về phương diện
này, hình tượng không chỉ là tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra
một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Đó còn là quan hệ giữa tác
giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt hình tượng là hình
thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác, hình tượng lại là một khách thể tinh
thần, có cuộc sống riêng không phụ thuộc vào ý muốn. Và cuối cùng là quan
hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượng với
ngôn ngữ của một nền văn hóa.
Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để
xây dựng hình tượng. Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của kiến
trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngôn từ
làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ” [5,148].
Hình tượng nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản là: Sự thống nhất của các
mặt cụ thể hóa, cá tính hóa và khái quát hóa; sự thống nhất giữa cảm xúc và lí
trí của người nghệ sĩ trong việc khám phá và thể hiện cuộc sống; sự thống
nhất giữa mặt chủ quan của tác giả và mặt khách quan của hiện thực. Những
đặc trưng trên của hình tượng nghệ thuật được thể hiện đầy đủ, rõ rệt nhất ở
hình tượng nhân vật mà cụ thể nhất là ở hình tượng con người trong văn học.
Với Êxênhin, hình tượng con người là phương tiện để ông phản ánh xã
hội và hình tượng người phụ nữ cũng nằm trong số đó. Hình tượng người phụ
13
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
nữ trong thơ Êxênhin để lại dấu ấn khá sâu đậm trong lòng biết bao thế hệ độc
giả bởi những nét cụ thể hóa, cá tính hóa và khái quát hóa.
Bước vào thế giới thi ca, Êxênhin luôn tìm cho mình lối đi riêng trên
con đường nghệ thuật. Ông không chỉ tạo ra được những hình tượng người
phụ nữ riêng độc đáo mà còn mới mẻ trong nghệ thuật thể hiện khi khắc họa
tính cách của họ. Xuất phát từ đặc trưng của hình tượng nghệ thuật, chúng tôi
đi vào phân tích các kiểu nhân vật nữ trong thơ Êxênhin vừa để cụ thể hóa lí
thuyết vừa để khẳng định sự độc đáo trong việc thể hiện nghệ thuật ở sáng tác
của thi sĩ.
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Êxênhin
1.2.1. Những nguyên mẫu
Êxênhin là một hiện tượng kì diệu của văn học Nga thế kỉ XX. Thơ của
ông thể hiện một tình yêu lớn lao “đối với tất cả những gì đang sống”. Bên
cạnh tình cảm lớn bao trùm đó là tình yêu Tổ quốc, đất nước, Êxênhin còn
dành tâm hồn trong suốt như một tấm kính phẳng lặng và sâu thẳm như mặt
nước hồ thu để thể hiện sự cảm nhận đặc biệt về thiên nhiên. Tuy nhiên,
không dừng ở đó, với niềm khát khao tìm hiểu những gì tốt đẹp, Êxênhin đã
sáng tạo những tác phẩm tuyệt vời về tình yêu, cái đẹp và đặc biệt là về người
phụ nữ. Để tập trung xây dựng hình tượng người phụ nữ - vương quốc của cái
đẹp – một vẻ đẹp rất Nga, rất phương Đông và cũng rất hiện đại, thi sĩ đã lấy
cảm hứng từ những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời mình. Họ thuộc nhiều
tầng lớp, nhiều lứa tuổi với những tính cách và lối sống không giống nhau.
Những người phụ nữ ấy đem đến cho Êxênhin thật nhiều hạnh phúc và cũng
không ít đắng cay. Họ không chỉ là nguồn vui, hạnh phúc, là sự cứu rỗi tâm
hồn, niềm đam mê mà còn là nỗi sợ hãi, sự khinh ghét của nhà thơ. Liên quan
đến cuộc đời nhà thơ có rất nhiều phụ nữ, họ là những người thân như bà
ngoại, mẹ, em gái. Họ là những người vợ chính thức của thi sĩ và còn có cả
14
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
những người tình. Ta có thể kể đến những người phụ nữ được xem là ảnh
hưởng sâu sắc tới cuộc đời cũng như mảng thơ viết về người phụ nữ của tác
giả như sau:
Người đầu tiên không thể không kể đến đó là người mẹ hiền, dấu yêu
gắn với miền quê đồng nội, với “những ngôi nhà gỗ vàng son” rất đỗi thân
thương. Mẹ Êxênhin là người phụ nữ dịu dàng, tốt bụng, giàu tình thương
con. Bà còn là người hát dân ca hay nhất vùng. Khi Êxênhin còn nhỏ, mẹ là
nguồn động lực tinh thần để thi sĩ nhỏ tuổi sáng tác thơ. Mỗi ngày cậu thi sĩ
ấy sáng tác một nhiều hơn và viết được bài nào cậu gửi ngay về cho mẹ. Mẹ
là người đọc và nhận xét thơ Êxênhin đầu tiên. Khi lớn lên và trưởng thành,
mẹ là bến đỗ bình yên, là điểm trở về của tâm hồn thi sĩ. Bởi với Êxênhin, chỉ
có mẹ mới là “niềm vui” là “ánh sáng diệu kì” giúp nhà thơ lấy lại sự bình
yên của cuộc sống và thảnh thơi trong tâm hồn. Như vậy, mẹ có một ý nghĩa
đặc biệt trở thành hình ảnh hội tụ những rung động trữ tình đằm thắm nhất
của nhà thơ. Mẹ là nguồn cảm hứng dạt dào của thơ ca và cũng là hiện thân
của lòng tốt.
Một người phụ nữ nữa được xem là có ảnh hưởng đến sáng tác của thi
sĩ đó là bà ngoại. Thuở nhỏ, cha Êxênhin làm ăn xa, cậu bé đã sống với ông
bà ngoại. Đấy là một gia đình giàu có, ấn tượng của cậu bé Êxênhin về bà
ngoại thật thú vị. Với cậu, bà là kho cổ tích hấp dẫn tuổi thơ ấu đầy hiếu
động, nghịch ngợm. Bà thuộc nhiều truyện cổ tích và thường hay kể cho
Êxênhin nghe. Có thể thấy, bà ngoại là người đầu tiên khơi gợi niềm hứng thú
thi ca trong tâm hồn cậu bé. Không chỉ thế, bà ngoại còn là một người rất
sùng đạo, thuộc nhiều bài thánh kinh, thường mang Êxênhin đến nhà thờ và
dạy cậu cầu nguyện. Hình ảnh bà ngoại làm ấm áp thêm thế giới tuổi thơ và
trở thành hiện thân của một thế giới bình yên, vĩnh cửu. Điều này cũng ảnh
15
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
hưởng không nhỏ đến thế giới thẩm mĩ của nhà thơ khi sáng tác về người phụ
nữ.
Nhắc đến những người ruột thịt trở thành nguyên mẫu trong mảng sáng
tác về nguời phụ nữ của Êxênhin, ta còn phải kể đến cô em gái Alekxanđra
Alekxanđrôpna Êxênina kém anh trai 16 tuổi. Đó là người em gái nhỏ dễ
thương hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu của thi sĩ. Mùa thu năm 1921, cô
rời làng quê Kônxtantinôvô yêu dấu đến Matxcơva để học tiếp. Cô gái nhỏ
này là nơi gửi gắm những nỗi niềm tuổi thơ, những kỉ niệm hạnh phúc êm
đềm. Hình ảnh cô em gái nhỏ này cũng đi vào trong thơ Êxênhin một cách tự
nhiên, trong sáng và thánh thiện. Đó là nguồn cảm hứng để khơi gợi lên vẻ
đẹp của người phụ nữ trong thơ Êxênhin một cách sâu sắc và tinh tế.
Trong cuộc hành trình khám phá “nửa kia” của thế giới, Êxênhin cũng
vấp phải lắm chông gai và trải nghiệm nhiều mới đúc rút được vấn đề tồn tại
trong vương quốc của phái đẹp. Ông từng lấy bốn đời vợ và có nhiều cuộc
tình với những người phụ nữ khác nhau.
Người phụ nữ đầu tiên làm trái tim thi sĩ đập loạn nhịp đó là
Xacđanôpxcaia, cháu gái của một vị linh mục địa phương. Cả hai người cùng
học trường dòng với nhau. Họ yêu nhau, ước nguyện gắn bó mãi mãi và
chung thủy cùng nhau nhưng rồi ước nguyện của họ trở thành làn khói bay đi
khi Xacđanôpxcaia lấy chồng rồi nàng cũng vĩnh viễn rời khỏi thế giới này
lúc sinh nở.
Tiếp đến là cuộc tình chóng vánh với nàng Mania yêu quý. Đó là cô gái
có tên Marrina Bandamova. Không lâu sau, Êxênhin kết thân với Anna
Iđơrinôva, cô gái cùng làm việc trong xưởng in. Hai người sống với nhau như
vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn, cô trở thành người vợ không chính
thức và sinh cho nhà thơ một cậu con trai.
16
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Tháng 3 – 1915, Êxênhin chuyển đến Xant – Peterbua, ở đây chàng làm
quen và kết thân với Dinaida Raikhơ – một cô gái đánh máy. Họ làm lễ thành
hôn trong một nhà thờ trên đường lên miền Bắc, cô trở thành người vợ chính
thức đầu tiên của thi sĩ và sinh cho anh hai người con, một trai, một gái. Cuộc
hôn nhân này cũng không kéo dài được bao lâu. Trong khoảng thời gian
chung sống, Êxênhin có viết tặng vợ bài thơ “Lá thư gửi người phụ nữ”. Sau
đó còn tặng nàng bài “Gửi chú chó của Cassalôp” và bài “Những bông hoa
nói lời chia tay với tôi”.
Vào năm 1921, Êxênhin gặp gỡ và kết hôn với Isadora Duncan – một
nghệ sĩ múa balê người Mĩ lừng danh thế giới, nhân chuyến bà sang biểu diễn
tại Nhà hát lớn Matxcơva. Lúc đó, Duncan đã 43 tuổi. Mặc dù có sự chênh
lệch lớn về tuổi tác, song ở họ có một tình yêu mãnh liệt của hai tâm hồn nghệ
sĩ gặp nhau. Cuộc tình này trở thành mẫu mực điển hình cho những cuộc tình
không biên giới. Nhà thơ đã viết nhiều bài thơ tặng bà, trong đó có những câu
như:
“Gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”
Sau khi kết hôn, Duncan đưa Êxênhin đến Pari và đi một số nước Châu
Âu. Nhưng vì nhớ quê, Êxênhin trở về Nga năm 1923, sau đó hai người chia
tay.
Chẳng bao lâu sau, Êxênhin kết thân với Galina và cùng em gái chuyển
đến căn phòng ở của mình. Galina yêu Êxênhin sâu sắc và chung thủy với nhà
thơ. Chính vì thế mà khi Êxênhin qua đời, nàng đã tự sát bên mộ.
17
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Tháng 3/1925, Êxênhin kết hôn với Xôphia Tônxtaia – cháu gái của đại
văn hào Nga Lep Tônxtôi. Lúc này, nhà thơ đang ở trong tâm trạng bế tắc.
Cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được một khoảng thời gian ngắn. Thời gian họ
ở bên nhau ngắn ngủi bởi tình yêu, gia đình vào thời điểm này không kéo nhà
thơ ra khỏi sự tuyệt vọng. Ngày 27/12/1925, Êxênhin tự sát ở Xant-Peterbua.
Sau khi chồng qua đời, bà giữ gìn di sản thơ văn mà ông để lại.
Có thể nói, tất cả những người phụ nữ liên quan đến cuộc đời của thi sĩ
đều để lại những ấn tượng sâu sắc. Những trải nghiệm về họ là cảm hứng,
nguồn đề tài và cũng tạo cảm xúc để nhà thơ sáng tạo những vần thơ về phụ
nữ thật độc đáo, hấp dẫn. Người phụ nữ trong thơ Êxênhin được cảm xúc và
miêu tả qua cảm quan đầy phức tạp của nhà thơ. Ông vốn là một người từng
trải qua nhiều khủng hoảng tinh thần, tâm lí và tư tưởng có những diễn biến
phức tạp. Bởi vậy, cách nhìn người, nhìn đời cũng có nhiều mâu thuẫn, đối
lập. Cộng với đó là một trái tim thi sĩ nhạy cảm vừa yêu đời vừa ghét đời, vừa
tin tưởng vừa nghi ngờ vào cuộc đời và lòng người. Do đó, với những người
phụ nữ, Êxênhin cũng có những cảm nhận khác nhau, vừa tin vừa nghi, vừa
yêu vừa ghét, vừa tôn trọng vừa khinh bỉ họ. Vì lẽ đó mà những phụ nữ hiện
lên trong thơ Êxênhin cũng mang những dáng vẻ, tính cách, tình cảm rất khác
nhau. Họ vừa mang những phẩm chất đáng quý song cũng chứa đựng những
điểm đáng ghét. Có lúc họ mang vẻ đẹp của thiên thần, có khi họ mang vẻ dữ
dằn của ác quỷ. Tất cả điều ấy xuất phát từ lăng kính chủ quan của thi sĩ ở
những tâm trạng và hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau. Nhà thơ từng thú nhận về
điều này rằng:
“Tôi có lỗi bởi cuộc đời không đẹp
Tôi vừa yêu vừa căm ghét mọi người”.
Nó góp phần chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của thi sĩ về người phụ
nữ.
18
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Có thể thấy, trước Êxênhin nhiều nhà văn đã thành công trong việc
khắc họa hình tượng người phụ nữ như A.X.Puskin với nhân vật Tachiana có
tâm hồn “phong phú hương vị Nga”, hay A.Blôk khắc họa hình ảnh “người
đàn bà kiều diễm”,… Tuy nhiên, ít nhà thơ nào lại viết nhiều về người phụ nữ
như Êxênhin. Trong mỗi bài thơ của thi sĩ, người phụ nữ xuất hiện với một
đặc điểm khác nhau. Họ khác nhau về vẻ đẹp, về lối sống, về tính cách, về
hoàn cảnh sống,… Tuy vậy, họ có quan hệ gần gũi với tác giả và đặc điểm
chung của họ là mang phẩm chất nữ tính.
Qua việc lựa chọn khảo sát 61 bài thơ có nói về người phụ nữ của
Êxênhin chúng tôi nhận thấy có tới 58 bài thơ viết về người tình, hai bài thơ
viết về mẹ và một bài thơ viết về em gái. Những bài thơ viết về mẹ và em gái
nhìn chung mang tình cảm thân thương, trìu mến, thường gắn với những kỉ
niệm về thời quá khứ “vàng son” đẹp đẽ và thường mang giọng thơ giản dị,
trong sáng. Còn những bài thơ viết về người tình có 22 bài dựng lên hình ảnh
tốt đẹp về người phụ nữ, những bài còn lại là hình ảnh những người phụ nữ
chưa đẹp, ở họ còn tồn tại một số thói xấu chưa được khắc phục, gây phản
cảm đối với người khác, đặc biệt là với thi sĩ. Trên cơ sở ấy, người viết tạm
thời chia ra hai kiểu phụ nữ tương ứng với vẻ đẹp ngoại hình và nhân cách
bên trong của họ. Có thể nói, trong con mắt của thi sĩ Êxênhin, người phụ nữ
không đẹp như trong thơ của Puskin, không ngây thơ như trong thơ của Blôk,
song họ không hoàn toàn xấu mà bên cạnh những người phụ nữ xấu với cái
nhìn đầy thành kiến của nhà thơ còn có những người phụ nữ tốt đẹp với cái
nhìn yêu mến của ông. Và dù họ thuộc loại người nào đi nữa cũng đều làm
rung động trái tim thi sĩ và khơi gợi nguồn cảm xúc mãnh liệt trong ông.
1.2.2. Nhan sắc của người phụ nữ
Nếu như con người là đối tượng đáng được cảm thông, yêu thương hơn
tất cả mọi vật thì Êxênhin là nhà thơ đã dành hết thảy sự cảm thông và lòng
19
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
yêu thương của mình cho con người. Là một chàng trai trẻ tuổi, lịch lãm, mơ
mộng và đa tình, Êxênhin rất dễ rung động với cái đẹp, đặc biệt là trước vẻ
đẹp của người phụ nữ. Chính vì thế, nhan sắc của người phụ nữ trở thành đối
tượng của sự cảm nhận và miêu tả trong thơ Êxênhin nhất là mảng thơ viết về
phái đẹp. Trong thơ của thi sĩ, vẻ đẹp người phụ nữ tỏa ra từ mái tóc, đôi mắt,
làn da, bàn tay, khuôn mặt,… và cả thân hình. Những nét đẹp ấy tô điểm cho
nhan sắc người phụ nữ thêm yêu kiều, lộng lẫy, mỗi người mỗi vẻ. Căn cứ
vào cách thể hiện riêng ấy, chúng tôi tạm chia vẻ đẹp ngoại hình của người
phụ nữ thành 3 loại: Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng thánh thiện; vẻ đẹp đằm
thắm, sắc sảo ấn tượng và vẻ đẹp chứa cạm bẫy.
1.2.2.1. Những người phụ nữ có vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, thánh
thiện
Người đọc dễ bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ với vẻ đẹp tươi tắn,
hồn nhiên ở những sáng tác đầu tiên, khi nhà thơ vừa qua tuổi thiếu niên. Ở
giai đoạn này nhà thơ vẫn còn nhìn đời bằng “đôi mắt non tơ”, “đôi mắt biếc
rờn” (cách nói của nhà thơ Xuân Diệu), chưa hề có sự va vấp, chưa đối mặt
với những sóng gió cuộc đời, chưa bị xô đẩy đến “bầm dập” cho nên gắn với
đó là những vần thơ trong trẻo.
Đây là vẻ đẹp của một thiếu nữ dịu dàng, hồn nhiên mà e ấp trong tình
yêu đầu mới chớm hé:
“Và đâu đó sau khu vườn e ấp
Nơi tú cầu đang trang trọng nở hoa
Có cô gái dịu dàng trong màu trắng
Hát bài gì giai điệu rất thiết tha.
Tà áo dài màu xanh đang bay lượn
Trên cánh đồng đêm gió lạnh mênh mông
20
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Niềm hạnh phúc dại khờ thương mến
Mát tinh khôi đôi má ửng hồng”.
(Đoàn Minh Tuấn dịch)
Hình ảnh người thiếu nữ trong tà áo xanh dịu dàng với đôi má ửng
hồng, e ấp sau khu vườn và giai điệu thiết tha của bài hát mà nàng đang thể
hiện là vẻ đẹp của sự tươi mát, hồn nhiên, của sức sống đang dâng tràn. Cô
gái ấy mang vẻ đẹp rạng rỡ, tươi tắn như bình minh ngày mới, tràn trề sức
sống, đong đầy hạnh phúc.
Còn đây là vẻ đẹp làm bừng sáng cả không gian “khi em mỉm cười”:
“Hoa tím và hoa trắng
Nở xòe trên áo em
Gió mát và ánh nắng
Đọng trên nụ cười duyên”
(Đăng Bảy dịch)
Trên chiếc áo em đang mặc, dường như có “hoa tím”, “hoa trắng” đang
thi nhau đua nở, thậm chí “gió” và “ánh nắng” vốn luôn lưu động thì cũng
ngưng sự chuyển động ấy lại.
Dường như tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên đọng lại trên bờ môi đang hé
nở nụ cười tươi tắn và duyên dáng của cô gái, khiến cho không gian ngưng tụ
nơi em đẹp một cách lung linh, huyền ảo. Nụ cười ấy làm mê mẩn lòng người.
Và đây lại là vẻ đẹp rạng ngời, trong sáng, thướt tha mà nhà thơ cảm
nhận về cô em gái của mình:
“Vì sa mù và sương mai lấp lánh.
Suốt đời anh yêu thân trắng bạch dương
Với mái tóc bạch dương như vàng nạm
21
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Với áo choàng vải mộc thướt tha buông
Bởi vì thế mà tim anh mềm lại
Sau bài ca và sau cốc rượu vang
Anh tưởng em là bạch dương cây ấy
Đứng bên nhà dưới cửa sổ thân thương”.
(Tặng em gái Sura – 1925, Thúy Toàn dịch)
Trong cảm nhận của thi sĩ, vẻ đẹp của em gái chính là vẻ đẹp của bạch
dương, một vẻ đẹp lấp lánh, trắng trong. Vẻ đẹp ấy làm ấm lại trái tim người
anh trai, khơi lại kỉ niệm êm đềm bên mái nhà xưa thân thương. Nó như là
điểm dừng chân, nơi trú ngụ cho tâm hồn sầu muộn của nhà thơ, nơi gửi gắm
những nỗi niềm tâm sự.
Đây nữa, hình ảnh của một người phụ nữ đẹp giống như ánh sáng trong
ngọn nến của kinh thánh:
“Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước”.
(Thúy Toàn dịch)
Nhà thơ đã tạo dựng hình tượng hết sức trong sáng về một bà mẹ dịu
hiền, rất mực yêu con, đồng thời cô đơn, buồn nhớ đau lòng rạn nứt vì vắng
bóng con. Trong lòng người con, mẹ có vai trò cao hơn cả chúa. Và chính mẹ
là nơi dựa tinh thần duy nhất, động lực nâng đỡ bước đi trên con đường đời
lắm chông gai của đứa con. Chính vì thế mà sau bao năm bôn ba nhà thơ khao
khát quay trở về một nơi duy nhất, đó là trở về với người mẹ hiền từ, bao
dung, chan chứa tình yêu con.
Đến với “Những mô típ Ba Tư” (có bản dịch là “Những âm điệu Ba
Tư”), hình ảnh người phụ nữ trong thơ Êxênhin lại mang vẻ đẹp đoan trang,
thánh thiện trong sáng như được toát ra từ tâm hồn thanh khiết của họ. Đó là
22
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
vẻ đẹp toát ra từ khuôn mặt tươi tắn, dáng vẻ yểu điệu, rất tình tứ mà vẫn kín
đáo:
“Nhưng vì cái thân hình đang uyển chuyển ra vào
Và gương mặt như ban mai hồng thắm
Chẳng vô ích khi mắt đen lấp lánh
Vén cho tôi tấm mạng giấu lửa tình”
(Đoàn Minh Tuấn dịch)
Như vậy, những người phụ nữ với vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, thánh
thiện giống như nguồn suối mát làm dịu “tâm hồn còm cõi” của nhà thơ, là
chốn dừng chân bình yên, nơi trú ngụ của tâm hồn giữa cuộc đời hỗn loạn.
1.2.2.2. Những người phụ nữ có vẻ đẹp đằm thắm, sắc sảo, ấn tượng
Trong mảng thơ viết về người phụ nữ, bên cạnh hình ảnh những người
phụ nữ mang vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, thánh thiện, Êxênhin còn thể hiện
hình ảnh của những người phụ nữ có vẻ đẹp của mái tóc, làn da, đôi mắt,…
đều được đúc ra từ nắng, gió, từ cỏ cây hoa lá của thiên nhiên. Thi sĩ đã dùng
những hình ảnh vốn rất tự nhiên, gần gũi để khắc họa vẻ đẹp đằm thắm, mặn
mà của những người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy không kiêu kì mà vẫn tạo được ấn
tượng sâu sắc, đọng lại mãi trong trái tim thi sĩ. Đó là người phụ nữ với mái
tóc “vàng rộm”, với nước da “màu dâu chín”:
“Với mái tóc của em vàng rộm
Đến muôn đời ra khỏi giấc mơ tôi.
Với nước da của em màu dâu chín
Em dịu dàng, em xinh đẹp ngày xa
Em đã từng như hoàng hôn chiều tím
Như tuyết trắng trong, như ánh sáng chói lòa”.
23
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
(Ra khỏi giấc mơ – 1916 – Nguyễn Viết Thắng dịch)
Vẻ đẹp ấy vừa bình dị, gần gũi, vừa cao vời sánh ngang tầm vũ trụ. Mái
tóc “rộm vàng như kiều mạch” và “nước da màu dâu chín” là vẻ đẹp tự nhiên,
vẻ đẹp gây sự chú ý. Nhưng nét đẹp dịu dàng, thầm lặng như những buổi
chiều tím hoàng hôn, vẻ đẹp trong sáng như “tuyết trắng”, rạng rỡ “như ánh
sáng chói lòa” lại gợi được ấn tượng sâu sắc, làm say đắm lòng người. Vẻ đẹp
ấy dường như chỉ có trong những giấc mơ – một vẻ đẹp vừa gần, vừa xa, vừa
thực lại vừa hư ảo.
Êxênhin cũng chú ý miêu tả đôi mắt của người phụ nữ, cái vốn được
coi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt của người phụ nữ trong thơ ông dù được
miêu tả như thế nào với cách so sánh ra sao đi chăng nữa thì cũng đầy ấn
tượng. Có khi là ánh mắt biếc xanh:
“Áo len xanh! Ánh mắt biếc xanh”
(Thúy Toàn dịch)
Khi là đôi mắt mang sắc đen của hạt mạch:
“Cặp mắt em – hạt mạch đen rụng, héo”
(1915 – Thúy Toàn dịch)
Lại có khi, đôi mắt ánh sắc nâu – vàng sâu thẳm:
“Giờ chỉ cần được nhìn ngắm em thôi
Thấy vực thẳm nâu – vàng trong ánh mắt”.
(Thúy Toàn dịch)
Có lúc, cặp mắt mang vẻ bơ phờ, mỏi mệt của mùa thu:
“Màu khói tóc của em ánh bạc
Vẻ bơ phờ thu muộn cặp mắt em”.
(Đoàn Minh Tuấn dịch)
24
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n
Lại có lúc, cặp mắt mang vẻ đẹp của biển cả với màu xanh lam sâu thẳm:
“Bất kể gì – mắt em là biển cả
Đốm lửa lam cứ xao xuyến đung đưa”.
(1924 – Thúy Toàn dịch)
Lúc thì ta lại gặp cái nhìn “xanh sắc” của đôi mắt như làn nước trong
“lạnh buốt”:
“Nụ cười em giá băng tràn
Cái nhìn xanh sắc như làn nước trong”
(Khóc rên gì gió tuyết – 1925 - Nguyễn Trọng Tạo dịch)
Hình ảnh của người phụ nữ với vẻ đẹp ấn tượng đọng lại mãi với thời
gian. Họ chính là điểm hội tụ, nơi kết tinh những vẻ đẹp rất đỗi tự nhiên của
thiên nhiên. Vẻ đẹp đằm thắm ấy tạo ra sức quyến rũ thi sĩ và đứng trước vẻ
đẹp yêu kiều ấy, trái tim đa cảm của nhà thơ không ít lần rạo rực, xuyến xao,
thậm chí đắm đuối, rầu rĩ đến suốt đời:
“Người tình này ánh mắt cũng biết xanh
Mặc người ấy cái nhìn không hiền dịu
Và lạnh lùng trong dáng vẻ kiêu sa
Nhưng dáng đi đoan trang nghiêm nghị
Tôi phải lòng cả khi ở trong mơ”.
“Hay vẻ yêu kiều của em đắm đuối
Làm cho tôi rầu rĩ suốt đến già”
(Nguyễn Viết Thắng dịch)
25