Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.03 KB, 42 trang )

Kho¸ ln tèt nghiƯp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ TẰM

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO
TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
CỦA LA QUÁN TRUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TS.NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI – 2009

Ngun ThÞ T»m

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Lời cảm ơn
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cơ
giáo, TS Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo để tơi hồn thành khố luận này .
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ


văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngồi và các bạn sinh viên
trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành khố luận .
Mặc dù đã cố gắng tìm tịi song khố luận này khơng khỏi có những thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn .
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2009
Sinh viên :

Nguyễn Thị Tằm

Ngun ThÞ T»m

K31B – Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Lời cam đoan
Khóa luận này hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích
Dung. Tơi xin cam đoan :
- Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tịi của riêng tơi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khố luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứư này khơng hề trùng khít với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu của tác giả nào đã được cơng bố trước đó.
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Hà nội, tháng 05 năm 2009
Sinh viên:


Nguyễn Thị Tằm

NguyÔn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Mục lục
Trang
………………………………………………

Mở đầu

1

1. Lí do chọn đề tài…………………………………………..

1

2. Lịch sử vấn đề…………………………………………….

2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………

4


4. Mục đích nghiên cứu………………………………………

4

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..

5

6. Đóng góp của khố luận…………………………………

5

7. Cấu trúc khố luận…………………………………………… 5
6

Nội dung………………………………………………………..

CHƯƠNG 1: VẬT TÀO THÁO - TỪ LỊCH SỦ ĐẾN VĂN HỌC..6
1.1 .Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa”………….

6

1.2. Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học…………

8

1.2.1. Nhân vật Tào Tháo trong lịch sử……………………

8


1.2.1.1. Tào Tháo – một chính trị gia lỗi lạc……………..

11

1.2.1.2. Tào Tháo – nhà quân sự tài ba…………………..

12

1.2.1.3. Tào Tháo – nhà cải cách…………………………

13

1.2.1.4. Tào Tháo – nhà thơ tài hoa ………………………

14

1.2.2. Tào Tháo - nhân vật văn học……………………….

17

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TÀO THÁO…………… 21
2.1. Khái niệm nhân vật văn học……………………………..

21

2.2. Miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng……….22
2.3. Nghệ thuật thể hiện tính cỏch nhõn vt To Thỏo..

Nguyễn Thị Tằm


23

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

2.3.1. Khơng gian-thời gian, cơ hội nhân vật bộc lộ tính cách 23
2.3.2. Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật……….. 26
2.3.3. Nghệ thuật thể hiện tính cách qua hành động………… 29
2.3.4. Nghệ thuật thể hiện tính cách qua ngơn ngữ………

34

2.3.5. Nghệ thuật khoa trương, so sánh……………..………… 38
Kết luận………………………………………………….

45

Tài liệu tham khảo…………………………………………..

47

Ngun ThÞ T»m

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn vào cuối đời Nguyên do Chu Nguyên Chương
cầm đầu đã chấm dứt ách thống trị của người Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc và lập nên
vương triều nhà Minh –vương triều phong kiến cuối cùng do giai cấp địa chủ người Hán nắm
chính quyền. Sự thành lập và các chính sách cai trị của nhà Minh đã ảnh hưởng tới mọi mặt
của đời sống xã hội Trung Hoa lúc đó, trong đó có văn học đầu Minh (1368- 1464). Các nhà
văn như La Quán Trung, Thi Nại Am trên cơ sở kế thừa di sản đời trước và vốn sống phong
phú, tài năng sáng tạo đã viết nên hai bộ tiểu thuyết dài vĩ đại là Tam quốc chí diễn nghĩa và
Thuỷ hử truyện. Sự ra đời của hai tác phẩm này đánh dấu một bước phát triển mới của nền
văn học Trung Quốc với những chủng loại mới nhất là tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch
sử. Từ nền móng này, các tác giả đời Minh –Thanh đã tiếp tục phát triển và đạt được thành tựu
rực rỡ với những bộ tiểu thuyết lớn như “Tây du kí ” của Ngơ Thừa Ân, “Hồng lâu mộng ”
của Tào Tuyết Cần ,…tạo nên một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc thời phong
kiến là tiểu thuyết Minh –Thanh.
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, vào khoảng cuối
Nguyên đầu Minh, do La Quán Trung sáng tác. Tác giả tên La Bản (1330 ?- 1400?) tự là Quán
Trung, biệt hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Hiện nay người ta vẫn
chưa biết chính xác năm sinh và năm mất của ông, chỉ biết ông sinh vào khoảng cuối đời
Nguyên và mất vào đầu đời Minh. Những tài liệu ghi chép về La Qn Trung cịn lại rất ít.
Người ta chỉ biết rằng ơng tính tình cơ độc và có chí đồ vương. Ngồi “Tam quốc diễn nghĩa”,
ơng cịn là tác giả của “ Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tàn Đường ngũ đại sử diễn
nghĩa”, “Bình yêu truyện ”, và vở tạp kịch “Tống Thái tổ long hổ phong vân hội ”,…Có thể
nói, La Qn Trung sáng tác khơng nhiều song với Tam quốc diễn nghĩa, tên tuổi và tác
phẩm của ơng đã vượt ra ngồi biên giới Trung Quốc để đến với bạn đọc thế giới.
Tìm hiểu Tam quốc diễn nghĩa, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử Trung quốc
thời kì “Tam quốc phân tranh” mà còn nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của tiểu
thuyết chương hồi và tư tưởng chính trị xã hội của tác giả thông qua hệ thống nhân vật. Trong


Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

hơn 400 nhân vật của tác phẩm, Tào Tháo là hình tượng nhân vật sinh động nhất và tính cách
cũng phức tạp nhất. Xét trong tương quan với Lưu Bị, Tào Tháo là nhân vật phản diện, là điển
hình của giai cấp thống trị tàn bạo và giảo quyệt. Qua nhân vật này, người đọc sẽ thấy rất rõ
quan điểm “ủng Lưu phản Tào”, “đế Thục khấu Ngụy ” của La Quán Trung khi xây dựng tác
phẩm.
Tam quốc diễn nghĩa được coi là “đệ nhất tài tử thư”, là một trong “tứ đại kì thư ” của
tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nó khơng chỉ được u thích ở Trung Quốc mà cịn được đón
nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, Tam quốc đã
được đưa vào chương trình của các bậc học như phổ thơng, cao đẳng, đại học. Việc tìm hiểu
nhân vật Tào Tháo nói riêng, tác phẩm nói chung sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên
cứu, học tập và giảng dạy tác phẩm trong nhà trường.

2.Lịch sử vấn đề
Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong những “ kì thư” của văn học Trung
Quốc, có vị trí và tầm ảnh hưởng to lớn. Đây không đơn thuần là một tác phẩm văn chương
mà nó cịn rất có giá trị về mặt lịch sử và quân sự. Vì thế, nhiều học giả Trung Quốc và nước
ngoài đã dành thời gian và tâm huyết để nghiên cứu bộ tiểu thuyết sử thi nổi tiếng này của La
Quán Trung.
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm được những bản khắc in cổ đời Minh, nhan đề:
“Lí Trác Ngơ tiên sinh phê bình Tam quốc chí”, “Lạp Ơng bình duyệt hội tượng Tam quốc chí
đệ nhất tài tử thư”. Đây có lẽ là những bản khắc in kèm bình điểm đã qua tu chỉnh của các nhà
văn thời cuối Minh, là những công trình nghiên cứu sớm nhất về “Tam quốc ”.
Sang đến đời Thanh – Khang Hi, cha con Mao Luân –Mao Tơn Cương đã tu định tồn

sách, nhuận sắc một lượt lời văn, gộp lại thành 120 hồi. Cuối mỗi hồi đều có thêm lời bình
điểm. Đây chính là “ Đệ nhất tài tử thư Tam quốc” , là bản thông hành nhất cho đến hiện nay.
Lỗ Tấn trong “ Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc ” (Lương Duy Tâm dịch, Lương Duy Thứ
hiệu đính ) đã có những đánh giá về “Tam quốc diễn nghĩa ” trong đó có bàn về nhân vật Tào
Tháo.
Cuốn “ Lịch sử văn học Trung Quốc ”- Lê Huy Tiêu (cb), Nguyễn Khắc Phi (hiệu đính)
đã trình bày những nét cơ bản về tiểu sử La Qn Trung và “Tam quốc diễn nghĩa ”.

Ngun ThÞ Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Trong cuốn “ Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc”, B.L.Riftin lại
xem xét “ Tam quốc ” trên phương diện là một sử thi bác học trong mối quan hệ với truyền
thống văn học dân gian. Tác giả cuốn sách đã chỉ ra những ảnh hưởng của các truyện kể dân
gian, các giai thoại, hí khúc, bình thoại viết về thời Tam quốc đối với tác phẩm “Tam quốc
diễn nghĩa ” đồng thời đề cập đến hệ tư tưởng, phương pháp sáng tác của La Quán Trung
trong tiểu thuyết này.
Ở Việt Nam, “Tam quốc diễn nghĩa ” cũng rất được yêu thích. Từ người già đến trẻ nhỏ
đều thích nghe kể chuyện Tam quốc, xem phim về thời Tam quốc. Văn bản “Tam quốc diễn
nghĩa ” được dịch sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi. Hiện nay, bộ tiểu tiểu thuyết đồ sộ này
đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thơng qua một số đoạn trích tiêu biểu. Việc
nghiên cứu về tác giả La Quán Trung và “Tam quốc diễn nghĩa ” được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và đề cập trong một số cuốn sách như:
Trần Xuân Đề trong “ Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ” đã đánh giá, xem xét các tiểu
thuyết cổ điển Trung Hoa trong đó có “Tam quốc ” ở nhiều khía cạnh như: nhân vật, ngơn
ngữ, hình thức kết cấu,…

Ngơ Nguyên Phi trong “ Nhân vật Tam quốc ” lại bàn luận, nhận xét về các nhân vật
chính trong từng hồi của tác phẩm. Tác giả đã phân tích và chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của
mỗi nhân vật giúp người đọc có cái nhìn cụ thể, nhiều mặt về nhân vật “Tam quốc ”.
“Tam quốc diễn nghĩa ” nói chung, Tào Tháo và các nhân vật của “Tam quốc ” nói riêng
cịn được phân tích, đánh giá trong những chun luận, những bài viết trên các báo, tạp
chí,…Nó sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tồn diện hơn, đầy đủ và chính xác hơn đối với
các vấn đề của tác phẩm này.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo trong tiểu
thuyết “Tam quốc diễn nghĩa ” của La Quán Trung.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa ”dựa theo bản hiệu chỉnh của
Mao Tơn Cương do Phan Kế Bính dịch ( Nxb Vn hc, H Ni, 2006).

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

4. Mục đích nghiên cứu
Khố luận này nhằm mục đích tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo để hiểu sâu hơn
về “Tam quốc diễn nghĩa ” nói riêng và tiểu thuyết Minh- Thanh nói chung.
Qua đó, người viết rèn luyện khả năng tập nghiên cứu khoa học, khả năng nghiên cứu và
tìm hiểu tác phẩm văn học.
Khố luận cũng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy các trích đoạn của
“Tam quốc diễn nghĩa ” ở trường phổ thông (như: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng).


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp khảo sát thống kê.
-Phương pháp so sánh hệ thống.
-Phương pháp phân tích, bình giảng.

6. Đóng góp của khoá luận
Chỉ ra độ chênh giữa con người Tào Tháo trong lịch sử với Tào Tháo, nhân vật văn học,
đánh giá một cách khách quan khoa học về nhân vật này.
Nghiên cứu, phân tích được các biện pháp nghệ thuật cơ bản trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung.

7. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận gồm những phần :
-Phần mở đầu.
-Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1:Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học.
Chương 2: Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo.
-Phần kết luận.
-Thư mục tham khảo.

Ngun ThÞ T»m

K31B – Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
NHÂN VẬT TÀO THÁO TỪ LỊCH SỬ ĐẾN VĂN HỌC

1.1. Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa”
Tam quốc diễn nghĩa hay còn gọi là “Tam quốc ” được La Quán Trung sáng tác vào
khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Bộ tiểu thuyết này gồm 120 hồi ( bản do cha con Mao Tôn
Cương chỉnh lí ), kể về sự suy vong của nhà Hán, quá trình hình thành, phát triển và diệt vong
của ba nhà Ngụy, Thục, Ngô trong suốt khoảng thời gian 97 năm, từ năm 183 đến năm 280,
khi Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn.
Tam quốc là tiểu thuyết lịch đầu tiên ở Trung Quốc, có ý nghĩa đặt nền móng cho tiểu
thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa. Nếu như ở tiểu thuyết lịch sử của nhà văn
Anh, w.Scott (1771- 1832), lịch sử chỉ là cái nền, cịn nhân vật là hư cấu thì ở tiểu thuyết của
La Quán Trung, sự kiện và con người đều là của lịch sử. Người ta nói rằng Tam quốc “ bảy
thực ba hư ” chính là để khẳng định sự hư cấu trong tác phẩm là rất ít. Phần hư cấu được tác
giả sáng tạo hoặc lấy từ các tác phẩm văn học dân gian, còn lại phần “thực” lấy từ sử biên
niên.
Thoại bản giảng sử đời Tống Nguyên lấy đề tài Tam quốc được xem là cơ sở nền tảng
của Tam quốc diễn nghĩa. Bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ cùng những lời bình chú cuốn
sách này của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí chú được xem là căn cứ trực tiếp của tác
phẩm. Ngồi ra, trong số chính sử mà tác giả tham khảo cịn phải đặc biệt nhắc tới Tư trị
thơng giám của Tư Mã Quang và Thông giám cương mục của Chu Hi. Nguồn truyền thuyết
dân gian về thời Tam quốc cũng là những tư liệu quý báu được La Quán Trung tổng hợp tham
khảo.
Sách cổ Đông kinh mộng hoa lục (Mạnh Nguyên Lão) thường nhắc đến những nghệ
nhân thuyết thoại cùng chuyện “thuyết tam phân ”, chuyện “thuyết ngũ đại sử ”. Những câu
chuyện kể về thời Tam quốc ở đời Đường vẫn còn khá phổ biến. Trong thơ Lí Thương Ẩn cịn
có câu: “ Hoặc hước Trương Phi hồ, hoặc tiếu Đặng Ngải ngật ” ( Lúc nhạo Trng Phi rõu

Nguyễn Thị Tằm


K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

xồm, khi cười Đặng Ngải nói lắp ) để tả cảnh xem diễn tích Tam quốc ở đời Đường. Như vậy
có thể thấy giảng sử đề tài Tam quốc đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Chuyện Tam
quốc đem diễn trong hí khúc đời Nguyên cũng bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, các thoại bản
chuyện Tam quốc tương đối cổ hiện đã thất truyền. Nay chỉ cịn duy nhất bản “ Tồn tướng
Tam quốc chí bình thoại ” do Tân An Ngu thị khắc in dưới thời Ngun, niên hiệu Chí Trị.
Tam quốc chí bình thoại được phát hiện bởi nhà Hán học Nhật Bản Sionoia On trong thư
viện nội các Nhật. Nội dung khác với chính sử q nửa, văn chương thơ giản, kém xa Tam
quốc. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng nó ra đời trước Tam quốc, là nguồn tham
khảo, kế thừa của Tam quốc.
Tam quốc chí thơng tục diễn nghĩa của La Quán Trung xuất hiện chính xác vào thời
gian nào, đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu ước đốn nó xuất hiện vào cuối
Ngun đầu Minh. La Quán Trung chủ yếu sử dụng tài liệu chính sử mà Trần Thọ chép trong
“ Tam quốc chí ” và thu dùng các tích chuyện Tam quốc từ thoại bản giảng sử lưu truyền trong
dân gian và bảo lưu trong Ngun khúc. Tam quốc chí thơng tục diễn nghĩa bản khắc in
năm đầu tiên đời Minh Gia Tĩnh (1522). Sách chia làm 24 quyển gồm 240 thiên, mỗi thiên có
một câu thất ngơn làm đầu đề. Bản khắc in này được xem là gần nhất với nguyên tác của La
Qn Trung.“Lời văn viết khơng q khó , lời thoại không quá nôm na ” ( Đường Ngu Tử
).Về sau này xuất hiện nhiều bản in khác nhau và cùng được lưu hành. Đến đời Thanh –
Khang Hi, xuất hiện bản khắc in của cha con Mao Tôn Cương. Cha con họ Mao đã tỉnh lược
những chỗ rườm rà, cắt bỏ những chỗ thừa lặp và chấp nhận tình trạng 120 hồi của bộ sách.
Khi bản khắc in này xuất hiện thì gần như tất cả các bản in khác khơng cịn lưu hành được
nữa. Đây chính là bản thông hành nhất, được phổ biến rộng rãi nhất cho đến ngày nay và
chính là “Đệ nhất tài tử thư Tam quốc ”.
Như vậy, ta thấy quá trình hình thành sách trải qua cả ngàn năm, tính từ “Tam quốc chí ” (
Tấn –Trần Thọ ) qua thoại bản giảng sử Tống- Ngun đến “ Tam quốc chí thơng tục diễn

nghĩa ” ( Cuối Nguyên đầu Minh – La Quán Trung ) và dừng ở “Tam quốc ” ( Thanh – Mao
Tôn Cương ) làm tác phẩm này trở thành một hiện tượng văn hoá đặc sắc trong lịch sử văn học
Trung Quốc. Hiện tượng đó cũng cho ta thấy nét riêng của truyền thống văn chương Trung
Hoa trong đối sánh với truyền thống văn học phương Tây. Như B.L.Rifin đã chỉ ra: “ chuyện
Tam quốc kể từ khi nó diễn ra để rồi trở thành đề tài của chính sử tính cho đến thời Tư Mã

Ngun ThÞ T»m

K31B – Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Quang, Chu Hi đã đi qua qng thời gian hơn 700 năm. Tam quốc là ví dụ tuyệt vời cho mối
tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian, và
sinh hoạt văn hố bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn – truyền thống Trung
Hoa kéo dài qua bao thời đại ”.(dẫn theo Lê Huy Bắc – Lê Thời Tân).
1.2. Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học
1.2.1. Nhân vật Tào Tháo trong lịch sử
“Nhắc đến Tào Tháo,Tào Tháo đến liền” là câu tục ngữ quen thuộc với người Trung
Quốc và người Việt Nam. Khắp nam phụ lão ấu đều biết Tào
Tháo. Nhưng nhận thức dân gian về nhân vật này lại khơng mấy tốt đẹp. Tất cả chỉ gói gọn
trong cụm từ “gian hùng một thời ”. Nhận thức này chủ yếu đến từ Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung. Tào Tháo không phải là một cái tên do nhà văn hư cấu, không đơn thuần là
một nhân vật văn học mà còn là con người của một thời kì lịch sử phức tạp. Vì thế, trước khi
sống đời sống của nhân vật tiểu thuyết, Tào Tháo đã sống với tư cách nhân vật lịch sử. Một
câu hỏi đặt ra là: Tào Tháo, con ngươì của lịch sử có hồn tồn trùng khít với con người ơng
trong văn học và nhận thức dân gian hay không?
Thực ra, bắt đầu từ triều Tấn, đã có những ý kiến khác nhau về Tào Tháo. Vương Thẩm
trong Ngụy thư và Tư Mã Bưu trong Độc Hán thư đều khẳng định Tào Tháo là chính nhân,

thậm chí cịn cơng khai bảo vệ ơng. Trong khi đó, Tơn Thịnh trong Dị đồng tạp ngữ và Ngơ
Nhân trong Tào Man truyện thì lên án Tào Tháo vì những hành vi gian trá của ơng ta. Sử gia
Đông Tấn Tập Tạc Xỉ gọi luôn Tào Tháo là kẻ thoán nghịch. Từ Nam Bắc triều đến Tuỳ
Đường, kẻ nói xấu, người bảo tốt. Những chuyện này đều được ghi chép tường tận trong Tào
Tháo bình truyện của sử gia Trương Tác Diệu. Có thể thấy, ý kiến thời đại và ý kiến lịch sử
đều có sự bất đồng về Tào Tháo.
Đầu năm 1959, một cuộc tranh luận về Tào Tháo đã bùng phát khi Quách Mạt Nhược cho
đăng một loạt bài nhằm “sửa lại bản án oan cho Tào Tháo”. Ơng nói Tào Tháo là anh hùng
dân tộc vậy mà “Từ khi Tam quốc ra đời cơ hồ đến đứa trẻ con ba tuổi cũng coi Tào Tháo là
xấu xa, là tên gian thần. Đó quả là bóp méo lịch sử ”. Tiễn Bá Tán cũng nói: “Tam quốc quả
là cuốn sách báng bổ Tào Tháo…Tác giả không chỉ biến lịch sử Tam quốc thành một vở kịch
hoạt kê mà còn làm cho người đời sau xem nhầm vở kịch đó ra là lịch sử Tam quốc”. Ngc

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

lại, có nhiều ý kiến lại cho rằng : Nhân vật lịch sử Tào Tháo vốn là tàn bạo. Hắn là một kẻ
theo chủ nghĩa ích kỉ tư lợi cực đoan …
Ngày 21/2/2007, thành viên của hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung
Quốc, ông Thẩm Nãi Trừng đã diễn giảng với chủ đề : “Trả lại diện mạo thực trong lịch sử
của Tào Tháo”. Mao Trạch Đơng trong lời bình cuốn: Tư trị thơng giám ( Tư Mã Quang ) đã
viết : “nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ,ấy là án oan mà quan niệm chính thống phong
kiến làm ra, cái án ấy phải được lật lại”. Thiên đầu tiên trong Tam quốc chí ( Trần Thọ) dành
hẳn làm truyện kí cho Tào Tháo, tức Vũ Đế kỉ. Đây là truyện kí đầu tiên viết về Tào Tháo
trong lịch sử, ước dài khoảng hơn một vạn ba ngàn chữ. Truyện kí ghi thuật lại một cách
khách quan công quả của Tào Tháo trong mấy chục năm chinh chiến. Tào Tháo sinh vào năm

Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155 ) và mất năm Kiến An thứ 25 ( 220 ). Tào Tháo là con
Tào Tung. Cha ông xuất thân trong gia đình bình thường, khơng có tiếng tăm, gia thế khơng
được sử sách nêu rõ. Có ý kiến cho rằng, Tào Tung nguyên có tên là Hạ Hầu Tung, sau làm
con nuôi hoạn quan Tào Đằng- một trong những thái giám có thế lực trong triều Đơng Hán,
được phong chức Phí Đình hầu , nên đổi lấy họ Tào.
Tào Tháo tự là Mạnh Đức, tên gọi là A Man, cịn có tên khác là Cát Lợi, người huyện
Tiêu nước Bái ( nay thuộc thành phố Hào Châu tỉnh An Huy). Khi Tào Tháo qua đời (năm 220
), con trai ông là Tào Phi lên kế ngôi Ngụy vương. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị
bức phải nhường ngôi, Tào Phi trở thành hoàng đế đầu tiên của vương triều Ngụy, sử gọi là
Ngụy Văn Đế, truy phong cha mình – Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế. Như vậy, lúc sinh thời Tào
Tháo chưa hề được làm hoàng đế mà chỉ là Ngụy vương. Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là
một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà qn sự có tài và cịn là một nhà thơ hào
hoa. Tác giả Tam quốc chí- Trần Thọ gọi ông là “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương
Trung Hoa và gọi ông là “vua của các vua ”. Bày tỏ quan điểm của mình về Tào Tháo, Lỗ Tấn
khẳng định : “Tào Tháo là một con người có bản lĩnh, ít nhất cũng là anh hùng. Tôi không
phải đồng đảng của Tào Tháo nhưng tôi khâm phục ông ta ”.( Lỗ Tấn- Mối quan hệ giữa
phong độ và văn chương Ngụy Tấn với thuốc và rượu ). Như vậy, có thể nói, Tào Tháo – con
người lịch sử là một tài năng nhiều mặt và đáng được hậu thế kính nể, ngợi ca.
1.2.1.1. Tào Tháo - một chính trị gia lỗi lc

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Tào Tháo là một trong những nhân vật có ảnh hưởng quyết định đến cục diện chính trị
Trung Hoa trong thời kì Tam quốc. Vào thời Hán mạt, triều cương đổ nát, nhà vua thì bạc

nhược, bất tài dẫn đến chính sự rối ren, chư hầu nổi loạn, đời sống của nhân dân vô cùng cực
khổ. Trong bối cảnh đó, những nỗ lực chính trị của Tào Tháo có ý nghĩa tích cực nhằm ổn
định thiên hạ và đem lại cuộc sống yên bình, no ấm cho bách tính trăm họ. Bằng những hoạt
động chính trị của mình, Tào Tháo đã thể hiện phẩm chất của một chính trị gia biết nhìn xa
trơng rộng, sáng suốt , biết lo lắng cho vận mệnh của đất nước và nhân dân. Về tài năng chính
trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại đánh giá :
“Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ
anh hùng, mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính nhân ái, đó chính là
sự bổ sung hiệu quả cho thuộc tính gian hùng của ơng”.
“Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài
trí, coi trọng năng lực mà khơng quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử
dụng. Đây là một liều thuốc rất công hiệu, có hiệu quả vơ cùng lớn trong việc cai quản, sửa
đổi cục diện lỏng lẻo từ cuối thời Đông Hán trở lại ”.
Trong cuộc đời chính trị của mình, Tào Tháo đã có nhiều hành động bị coi là tàn bạo, bất
nhân như: bức hiếp vua Hiến Đế, giết những người chống đối như Đổng Thừa, Phục Hoàn,
Đổng quý phi, Phục hồng hậu, thái y Cát Bình,…
Đây khơng phải là chuyện hiếm có trong bất kì triều đình phong kiến nào.Trong hồn
cảnh chính trị đương thời, những hành động trên của Tào Tháo là khó tránh khỏi. Để củng cố
quyền lực và địa vị chính trị của mình, ơng phải loại bỏ những kẻ đối nghịch. Tào Tháo là con
người của chế độ phong kiến nên không thể vượt ra ngồi khn khổ của nó được.
Tào Tháo cùng với Tơn Quyền, Lưu Bị đứng đầu ba nhà Ngụy, Thục, Ngô tạo nên cục
diện “Tam quốc phân tranh ”. Xét trên phương diện chính trị, mục đích cuối cùng của Tào
Ngụy khơng khác với mục đích của Tơn Ngơ và Lưu Thục. Tất cả đều nhằm một cái đích cao
nhất là thống nhất Trung Quốc, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân lầm than đói
khổ. Về những thủ đoạn, biện pháp chính trị của Tào Tháo, ta khơng nên chỉ phán xét nó ở
khía cạnh đạo đức theo quan điểm Nho giáo mà phải xét ý nghĩa của nó đối với lịch sử. Thưc
tế, chúng ta khơng thể phủ nhận Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, có óc tổ chức, hết sức
tỉnh táo và sáng suốt trong tình hình chính trị xã hội phức tạp lỳc ú.

Nguyễn Thị Tằm


K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

1.2.1.2. Tào Tháo – Nhà qn sự tài ba
Khơng chỉ là một nhà chính trị, Tào Tháo còn là một nhà cầm quân nổi tiếng thời Tam
quốc. Những năm tháng nam chinh bắc phạt với những chiến thắng lẫy lừng, tạo nên nghiệp
lớn của ông là sự minh chứng hùng hồn cho điều đó. Về tài quân sự của Tào Tháo, Mao Tôn
Cương dù rất thành kiến với ông cũng phải thừa nhận rằng: “Việc binh của Tơn Quyền do Đại
đơ đốc quyết đốn. Việc qn của Lưu Huyền Đức do qn sư quyết đốn. Chỉ có Tào Tháo là
tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết đốn. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng
phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng do Tháo. Tháo tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì
Lưu Bị, Tơn Quyền khơng thể ví được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế,
ban đầu các tướng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. Đường Thái
Tơng có đề trên mộ Tháo rằng : “Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương nhiên
!”Khen như thế thật đúng”.
Tào Tháo rất tinh thông binh pháp và đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung
Hoa cổ đại vào chiến trận, tạo nên tính biến hố khó lường trong từng trận đánh và đẩy đối
phương vào tình thế bị động. Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết
các lộ chư hầu phương bắc như Lã Bố, anh em Viên Thuật, Viên Thiệu, Trưong Tú ,…Ngoài
tài nam chinh bắc chiến thống nhất phương bắc, Tào Tháo cịn có cống hiến to lớn cho cuốn
binh thư nổi tiếng Trung Quốc là Binh pháp Tôn Tử với việc chú giải cuốn Binh pháp này,
sử gọi là Ngụy Vũ Đế chú Tơn Tử tự. Tào Tháo thuộc nằm lịng cuốn sách này, lại biết ứng
dụng hết sức linh hoạt trong cách điều binh khiển tướng. Điều đó đã giúp ông giành được
nhiều thắng lợi quan trọng. Sử sách trong lịch sử gọi Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự
kiệt xuất.
1.2.1.3. Tào Tháo – nhà cải cách
Nhờ có nhãn quan chính trị sáng suốt và tài cầm quân, Tào Tháo đã nhanh chóng thu

phục được các chư hầu phương Bắc và xây dựng được giang sơn của riêng mình. Để có thể
nhất thống Trung Hoa, Tào Tháo khơng chỉ củng cố, tăng cường sức mạnh quân sự mà cịn
phải xây dựng được một hậu phương vững mạnh.Ơng đã cho thi hành nhiều cải cách quan
trọng nhằm ổn định chính trị và khơi phục, phát triển kinh tế trong địa bàn cai quản của mình.
Mao Trạch Đơng khi phê vào cuốn Tư trị thông giám đã viết:“ Tào Tháo thống trị miền
Bắc Trung Quốc, sáng lập nước Ngụy, ông đã cải cách nhiều hủ hố trong triều Đơng Hán, ỏp

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

chế cường hào, phát triển sản xuất, đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xưóng tằn
tiện, biến một xã hội bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ổn định, khôi phục, phát triển”.
Thời loạn lạc, nhiều chư hầu không quan tâm đến đơì sống và sự sống chết của nơng
dân. Khi cần lương thực thì chúng lùng sục để giành lấy nhưng khi có được lại phung phí, đến
nỗi khơng cịn lương thực để cướp đoạt thì tự tan rã – điển hình trong số đó là Viên Thuật.
Trong khi nhiều qn phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nơng dân thì năm 196, Tào
Tháo đã cho thi hành chính sách đồn điền trong địa bàn của ông. Sự chém giết giữa các tập
đoàn quân phiệt khiến đất đai khu vực Hồng Hà bị hoang hố, trở thành đất vơ chủ. Tào Tháo
đã đưa nơng dân, binh lính đến khai khẩn, cày cấy. Ở miền Bắc hoang vu, chỉ có phương thức
đồn điền, tổ chức lực lượng binh lính đóng đồn khai hoang mới có thể nhanh chóng khơi phục
sản xuất nông nghiệp. Nông dân thuộc khu vực đồn điền được miễn phu phen tạp dịch, giảm
nhẹ thuế má. Chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khơi phục nơng nghiệp, vừa giải
quyết khó khăn cho đời sống nơng dân vừa đảm bảo lương thực cho quân đội. Chính điều đó
là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở Trung ngyên. Đông
Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế chân vạc cân bằng với Tào Tháo và
con cháu ông sau này cũng là nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền theo mơ hình

tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý.
1.2.1.4. Tào Tháo – nhà thơ tài hoa
Không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà cải cách, Tào Tháo còn là một nhà thơ
nổi tiếng thời Tam quốc. “Kiến An thất tử” châu tuần quanh ba cha con ông dựng lên một giai
đoạn văn học phong phú, nhiều sinh lực. Tào Tháo làm thơ trong những ngày chinh chiến binh
đao, đánh đông dẹp bắc nên thơ ông để lại cho hậu thế khơng nhiều. Hiện nay cịn hơn 20 bài
thơ, tồn dùng thể cổ Nhạc phủ nhưng có phong cách riêng độc đáo. Qua thơ, ông cũng thể
hiện rõ tư tưởng chính trị của mình .
Ơng phản đối “những ông vua làm khổ dân, bắt dân đi phu, đóng thuế nặng”( bài: Độ quan
sơn – Vượt quan sơn ); hi vọng có những ơng vua hiền sáng suốt (bài: Đối tửu – Cùng uống
rượu ); cảm thông với nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán. Bài thơ Cảo lí hành– Bài
hành theo điệu Cảo lí, nhắc chuyện liên quân chia rẽ, miêu tả cảnh sống cơ cực của nhân dân
trong chiến tranh, xác chết đầy đồng, ngàn dặm khơng có tiếng gà trơng thấy mà trong lũng
au xút.

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Bạch cốt lộ vu dã
Thiên lí vơ kê minh.
( Xương trắng phơi ngồi đồng vắng
Ngàn dặm khơng nghe thấy tiếng gà.)
Thơ của Tào Tháo còn biểu lộ ý chí quật cường và tinh thần tiến thủ tích cực của ông. Bài
Quy tuy thọ ( Rùa tuy thọ ) là tiếng nói lạc quan, tuy biết rõ đời người hữu hạn và kẻ anh
hùng nào rồi cũng trở về với cát bụi. Trong bài thơ này, tác giả dùng những ngơn từ hùng
tráng :“Tuổi cao tráng chí càng cao, chí ngồi ngàn dặm. Kẻ dạn dày cơng trạng, cuối đời

hùng tâm tráng chí vẫn cịn ngun ”để tỏ rõ thế thái của người dù đã già song vẫn tráng kiện.
Bài Quan thương hải( Ngắm biển xanh ) nổi tiếng với việc lồng cảnh vật thiên nhiên để thể
hiện ý chí tung hồnh của bản thân. Trong sự nghiệp của mình, tuy có nhiều thắng lợi nhưng
Tào Tháo cũng gặp khơng ít thất bại. Tuổi tác ngày càng cao mà chí lớn chưa thoả. Trong bài
Đoản ca hành ( Bài hành theo điệu Đoản ca), ông để lộ nỗi buồn “ như sương buổi sớm, ngày
qua ngày thấy khổ nhiều hơn ”, khiến bài thơ mang âm điệu u uất.
Thơ Tào Tháo về cơ bản học tập Nhạc phủ đời Hán nhưng cũng thể hiện cá tính sáng tạo
của thi nhân rất rõ rệt nên được coi là “ lão tướng đất U Yên,khí vận trầm hùng ”. Những bài
thơ hay nhất của ông sử dụng lời lẽ thuần phác, ít dụng từ hoa mĩ, hình ảnh thơ rõ ràng và
giọng thơ bi tráng, hùng hồn khiến độc giả cảm thấy phấn chấn như được cổ vũ, khích lệ. Dù
vậy, Tào Tháo cũng có một số bài thơ du tiên, tin vào số mệnh, nội dung và nghệ thuật tương
đối ít sức hấp dẫn.
Đánh giá sự nghiệp thơ Tào Tháo, Nguyễn Hiến Lê viết: “Tào Tháo dùng binh giỏi mà
văn thơ cũng hay. Bài Đoản ca hành của ông, lời cực kì bi tráng. Từ thời Xuân Thu tới đây, ta
mới lại gặp một bài thơ tứ ngôn cảm khái như vậy ”.
Theo học giả Dịch Xuân Tả người Trung Quốc thì: Tào Tháo “ là người có tài cao, hùng
khí. Đời ơng là một cuộc chiến đấu trường kì nên văn chương của ơng cũng từ đó mà ra.
Những bài hay nhất như Khổ hàn hành( Bài hành tả cảnh lạmh buốt ) cũng là tác phẩm viết
trong hoàn cảnh chiến đấu. Bài Đoản ca hành (Bài hành viết theo điệu Đoản ca ) sáng tác
ngay trong đêm xảy ra trận Xích Bích”…
Thay lời kết ở mục này, người viết xin trích dẫn một trong những bài thơ hay nht ca
To Thỏo:

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp


Khổ hàn hành
Bắc thượng Thái Hàng sơn
Nam tai hà nguy nguy
Dương trường bang khúc chuyết
Xa luân vị chi tồi.
Thụ một hà tiêu sắt
Bắc phong thanh chính bi
Hùng bi đối ngã tôn.
Hổ báo hiệp lộ đề
Khê cốc thiểu nhân dân
Tuyết lạc hà phi phi
Diêu canh trường thán tức
Viễn hành đa sơ hồi…

Bài hành tả cảnh lạnh buốt
Phía Bắc Thái Hàng sơn,
Vòi vọi lên gian nan .
Đường ruột dê uốn khúc,
Làm bánh xe vỡ tan.
Cây cối sao hiu hắt,
Gió bắt rít trên ngàn.
Gấu ngồi xổm ngó khách;
Hổ bên đường gầm vang.
Tuyết rơi sao phơi phới,
Hang hốc ít nhân dân.
Dài cổ nhiều hơn than vãn,
Đi xa dạ ngùi ngùi…
Như vậy ,Tào Tháo trong lịch sử là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, nhà cải cách tiến bộ
và là một nhà thơ nổi tiếng, hào hoa. Tào Tháo “ít nhất cũng là anh hùng” như đánh giá của Lỗ
Tấn.Việc tìm hiểu về nhân vật Tào Tháo trong lịch sử sẽ giúp ta có được cái nhìn khách quan,


Ngun ThÞ Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

tồn diện và cơng bằng hơn về nhân vật này, có được sự phân biệt chính xác trong đánh giá về
Tào Tháo giữa con người thực và nhân vật văn học trong tiểu thuyết của La Quán Trung.
1.2.2. Tào Tháo – nhân vật văn học
Viết Tam quốc diễn nghĩa La Quán Trung bị chi phối bởi hệ tư tưởng Nho giáo. Trong
tác phẩm, ông dành sự chú ý chủ yếu cho lí tưởng của ơng vua. L.N.Menshikov cũng cho
rằng: “ý nghĩa chủ yếu của tiểu thuyết là quy định xem loại vua nào có thể lãnh đạo đất nước ”
(Dẫn theo B.L.Riftin). Đối với La Quán Trung, chỉ có con người nào đó có được quyền lực
một cách hợp pháp, có được mệnh Trời – động lực chủ yếu trong quá trình lịch sử theo quan
niệm phong kiến, thì mới được làm vua. Chính vì vậy, trong Tam quốc diễn nghĩa, ông đã
dựng lên một Tào Tháo – kẻ thốn nghịch, hồn tồn đối lập với Lưu Bị - ơng vua lí tưởng,
người kế thừa chân chính của nhà Hán .
Do sự chi phối của tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, La Quán Trung đã xây dựng hình tượng
Tào Tháo trong tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt với con người Tào Tháo lịch sử. Đọc Tam
quốc, người đọc dễ nhận ra sự tương phản giữa hai người đứng đầu của hai tập đoàn Tào
Nguỵ và Lưu Thục. Nếu như Lưu Bị là nhân vật chính diện, là một ông vua lấy chữ nhân
nghĩa, lấy đạo đức để thu phục lịng người thì Tào Tháo là nhân vật phản diện, một kẻ gian
hùng, xảo quyệt, được coi là “gian tuyệt” – một trong “tứ tuyệt” của tác phẩm. Tào Tháo xuất
hiện ngay từ hồi đầu tiên của Tam quốc diễn nghĩa. Trong những hồi đầu kể về việc chư hầu
hợp sức diệt loạn thần Đổng Trác, Tào Tháo là một nhân vật tích cực, một bề tơi trung thành,
biết lo lắng cho sự tồn vong của nhà Hán. Những hồi tiếp theo, chân dung nhân vật được hồn
chỉnh dần bởi nhiều nét tính cách khác nhau. Tào Tháo hiện lên với tính cách phức tạp, mang
bộ mặt hung ác của chủ nghĩa ích kỉ cực đoan của giai cấp phong kiến thống trị, phản ánh

trung thành cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao hết sức phức tạp của thời đại “Tam
quốc phân tranh”. Điều này là yếu tố chủ yếu hình thành trong dân gian nhận thức tiêu cực về
Tào Tháo. Người ta đặc biệt ác cảm thậm chí căm ghét nhân vật này. Tơ Đông Pha – người
thời Bắc Tống kể lại rằng: “Khi nghe kể Tam quốc, người nghe thấy Lưu Bị thua thì chau
mày, thậm chí chảy nước mắt, thấy Tào Tháo thua thì vui mừng hớn hở”. Tuy nhiên, nếu đọc
Tam quốc mà chỉ thấy cái xảo quyệt, tàn bạo của Tào Tháo mà khơng nhận ra những nét tích
cực trong tính cách của ơng ta thì sẽ khó có được sự khách quan, công bằng khi đánh giá nhân
vật và cảm nhận được trọn vẹn ý vị Tam quốc. Tào Tháo vừa nham hiểm độc ác nhưng lại là

Ngun ThÞ Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

con người có tài trí đặc biệt, có chí lớn trùm thiên hạ, nhãn quan sáng suốt, tác phong chiêu
hiền đãi sĩ. Vừa cao thượng vừa hiểm ác, Tào Tháo hiện lên trong tác phẩm nửa đáng phục,
nửa đáng ghét. Đây là nhân vật có tính cách phức tạp nhất, được xây dựng thành công nhất
trong Tam quốc diễn nghĩa. Hạ Chí Thanh khi phân tích nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc
đã có một cách tiếp cận phù hợp với thực tế tác phẩm và gợi cảm giác nhà phê bình sống cùng
nhân vật trong tác phẩm. Ơng khơng phân tích nhân vật Tào Tháo trong phạm vi tồn tiểu
thuyết mà trích trọn một đoạn, ở đó La Quán Trung khắc hoạ chân dung nhân vật một cách
khá tập trung. Đó là đoạn Trường Giang đại yến đêm trăng, đêm trước khi ngọn lửa của Ngô
Thục đại phá quân Tào tại Xích Bích. Hạ Chí Thanh viết: “Đối với La Quán Trung, đây có lẽ
là một trong những màn tiểu thuyết hoá nhất trong tác phẩm. Chính sử khơng thấy kí tải về
bữa đại tiệc này. Thế nhưng việc xây dựng màn tiệc này hoàn toàn hợp với tính cách Tào Tháo
– trước trận đại chiến mà thắng lợi đã được dự trù, nhất định cần phải sửa soạn một buổi thịnh
yến. Vào thời đó, cho dù là ở Trung Quốc hay quốc gia nào, một người tuổi đã 55 khơng cịn
được coi là tráng niên nữa, thế mà Tào Tháo vẫn còn trên yên ngựa rong ruổi binh nhung. Vì

thế, những lời Tháo nói trong bữa tiệc tỏ rõ tư thế tự đánh giá phong độ anh hùng cái thế, niềm
tự đắc tin vào chiến thắng trong tầm tay.(…)Những độc giả chắc như đinh đóng cột Tào Tháo
trong Tam quốc chỉ là tên đại ác đại gian chỉ chứng tỏ bản thân thiếu đi một sự thụ cảm và
thấu hiểu những đoạn tự sự xuất sắc như đoạn vừa dẫn mà thôi ” (dẫn theo Lê Huy Bắc – Lê
Thời Tân). Gian trá, bạo ngược, quyền mưu cùng hùng tài đại lược được tập trung kết tụ lại
trong hình tượng Tào Tháo, cơ đúc thành bản sắc gian hùng như là màu nét cơ bản trong chân
dung nhân vật này. Tuy nhiên, sẽ là hời hợt, phiến diện nếu ta tin chắc rằng đây rốt cục chỉ là
hình tượng một nhân vật phản diện – tên gian hùng đa nghi đại ác và cũng không cịn ý vị gì
khi đọc Tam quốc của La Qn Trung.
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực nhưng là hiện thực được nhìn qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ. Nhà văn có thể lấy con người thực làm nguyên mẫu cho nhân vật
của mình song người đọc không thể đồng nhất con người trong tác phẩm với con người của
đời sống. Bởi lẽ, trên cơ sở nguyên mẫu, nhà văn có thể tạo ra một con người khác nhằm phục
vụ cho ý đồ nghệ thuật và thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của mình. Trong Tam quốc diễn nghĩa,
La Quán Trung đã xây dựng Tào Tháo thành một biểu trưng cho sự gian hùng, tàn bạo nhưng
khơng vì thế mà ta phủ nhận cơng lao và vai trị trong lịch sử của ơng. Người đọc cần cú s

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

phân biệt tỉnh táo và đánh giá khách quan hơn, công bằng hơn về Tào Tháo trong tư cách là
nhân vật lịch sử hay nhân vật văn học.
Các nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa đều được miêu tả nhằm tạo nét nhất phiến
trong tính cách nhưng Tào Tháo là trường hợp ngoại lệ. Bằng các biện pháp nghệ thuật đặc
trưng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tác giả đã dựng lên một Tào Tháo có tính cách phức
tạp và sinh động nhất. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo sẽ giúp ta thấy rõ hơn

sự đa dạng trong tính cách của nhân vật này.

CHƯƠNG 2 :
CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TÀOTHÁO

2.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng, là linh hồn của tác phẩm văn học. Thông
qua nhân vật, nhà văn thể hiện tư tưởng, chủ đề và dụng ý nghệ thuật của mình.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về “nhân vật ”.
Từ điển văn học ( tập 2 ) : “ Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất
hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng –
nghệ thuật của tác phẩm văn học”. ( 5, tr.86).
Với định nghĩa này, nhân vật được nhìn từ khía cạnh vai trị, chức năng của nó đối với tác
phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Đây là định nghĩa tương
đối tồn din v nhõn vt vn hc.

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học. Đó là những nhân vật có tên như: Cám, Tấm, Thạch Sanh...Đó là những
nhân vật không tên như :thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều…”. ( 3, tr.235 ).
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: nhân vật văn học là
thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà
văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần

phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những
đóng góp riêng của nhân vật đó.
2.2. Miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng
Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương tiện nghệ
thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Dùng chi tiết để miêu tả ngoại hình
là một trong những cách thức thể hiện nhân vật của nhà văn. Tam quốc diễn nghĩa có hơn
400 nhân vật nhưng khơng phải nhân vật nào cũng được chú ý miêu tả về ngoại hình. Người
đọc chỉ biết được vài nét đặc trưng nhất về hình dáng của những nhân vật chính, nhân vật
trung tâm của truyện. Trong Tam quốc, Tào Tháo hiện lên là người: “mình cao bảy thước,
mắt nhỏ râu dài"(8.tập 1,tr.42). So với các nhân vật khác, Tào Tháo không phải là con người
có vóc dáng cao lớn. Người đọc chỉ nhận biết được vẻ ngoài của nhân vật này với ba đặc điểm
nổi bật mà ấn tượng nhất chính là đơi “mắt nhỏ”. Đây là một chi tiết tiêu biểu giàu ý nghĩa
tượng trưng. Nó gợi cho ta nghĩ tới sự gian hùng, nham hiểm và khó đốn trong con người
Tào Tháo. Có người nói rằng: Phải chăng y thuộc vào loại ti hí mắt lươn mà dân gian Việt
Nam thường nhận xét là: trai thì trộm cướp, gái bn chồng người? Với Lưu Bị thì khác. Nhà
văn miêu tả cụ thể và tỉ mỉ hơn: “tính ơn hồ, ít nói, mừng giận khơng hề lộ ra mặt.. .Kể dáng
người thì mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mắt
trông thấy được tai, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son…”(8.tập 1,tr.35). Qua cách miêu tả
này người đọc có thể thấy được sự ưu ái, yêu mến của nhà văn dành cho “người anh hùng”
Lưu Bị. La Quán Trung đã rất thành công trong việcsử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng
quen thuộc của văn học cổ Trung Hoa nhằm khắc hoạ chân dung nhân vật Tào Tháo. Qua đó,
nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ phê phán của mình với nhân vật này.
La Quán Trung không tập trung nhiều vào việc khắc hoạ chân dung nhân vật Tào Tháo
mà chỉ vẽ ra vài nét nổi bật về hình thức bên ngồi . Nó khơng chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn



Kho¸ ln tèt nghiƯp

tính cách gian hùng, khó lường của Tào Tháo mà còn tạo sự hấp dẫn , cuốn hút cho người đọc
khi tiếp cận với tác phẩm và nhân vật Tam quốc diễn nghĩa.
2.3. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật Tào Tháo
2.3.1. Khơng gian – thời gian, cơ hội nhân vật bộc lộ tính cách
Khơng gian – thời gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó” (3,tr.160). Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng
xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong không gian – thời gian. Trong một tác phẩm văn
học, nhân vật xuất hiện và hoạt động gắn liền với một bối cảnh và môi trường cụ thể nào đó.
Khơng gian – thời gian là điều kiện, là cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách con người mình.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, quan niệm thứ bậc chi phối nghệ thuật miêu tả, tạo nét “nhất
phiến” trong tính cách các nhân vật. Tuy nhiên ở trong trường hợp Tào Tháo, nhà văn đã phá
vỡ quy tắc đó để tạo nên một nhân vật có tính cách phức tạp: gian xảo, đa nghi, tàn bạo nhưng
cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến. Những nét tính cách đó do nhiều yếu tố tác
động và hình thành nên trong đó khơng gian – thời gian. Ở đây chúng ta có thể xem sự tác
động của những yếu này ở hai mức độ rộng hẹp khác nhau.
Không gian – thời gian rộng là những yếu tố của bối cảnh lịch sử, ở đó nhân vật sống và
hoạt động. Tào Tháo sinh ra vào năm 155 và mất năm 220, đó là khoảng thời gian nhà Hán
suy yếu “ giặc giã nổi lên như ong”. Cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân của ba anh em Trương Giác
làm cho triều đình nhà Hán có nguy cơ sụp đổ. Nhà vua lo sợ, phát lệnh gọi quân các châu
quận về trấn áp Hoàng Cân. Tiếp đó là cuộc xung đột giữa Hà Tiến và Kiến Thạc dẫn đến việc
Đổng Trác kéo quân về Lạc Dương và tác oai tác quái. Quân 17 nước chư hầu, đứng đầu là
Viên Thiệu kéo về kinh thành diệt Đổng Trác. Sau đó, họ quay ra thanh tốn, tiêu diệt lẫn
nhau, cuối cùng còn lại ba nước mạnh hơn cả là Ngụy, Thục, Ngô và tạo nên thế chân vạc “
Tam quốc phân tranh”. Diệt xong các chư hầu phương Bắc, nước Ngụy kéo xuống phương
Nam diệt hai nước Thục, Ngơ thực hiện chí lớn thống nhất thiên hạ. Qua bảy thập kỉ hỗn hiến,
Thục, Ngô lần lượt bị diệt vong nhưng cuối cùng Tư Mã Viêm – một tướng nhà Ngụy đã
thống nhất Trung Hoa lập lên nhà Tấn, chấm dứt cục diện “Tam quốc phân tranh”(năm 280).
Chính bối cảnh lịch sử phức tạp của thời Hán mạt và những năm tháng nam chinh bắc phạt

mưu đồ nghiệp lớn đã sinh ra Tào Tháo, là môi trường, cơ hội để nhân vật này bộc lộ bản lĩnh,
tính cách ca mỡnh.

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

Khơng gian – thời gian hẹp có thể hiểu là địa điểm, mốc thời gian cụ thể nhân vật xuất
hiện và thể hiện mình gắn liền với một sự việc một diễn biến nào đó. Đó có thể là không gian
chiến trường, không gian bên bàn tiệc, không gian o Hứa đô,… Mỗi thời điểm ở mỗi địa điểm
khác nhau đều là điều kiện để nhân vật thể hiện mình. Từ đó, chân dung Tào Tháo hiện lên
hoàn chỉnh hơn chân thực hơn với những nét bản chất nhất.Ở đây, người viết chỉ xin một dẫn
chứng về sự tác động của không gian – thời gian hẹp đối với việc bộc lộ tính cách của Tào
Tháo. Trước trận Xích Bích lịch sử, Tào Tháo có tổ chức đại yến vào một đêm trăng sáng trên
dòng Trường Giang :
“Bấy giờ là ngày 15 tháng 11 mùa đông năm Kiến An thứ 13, trời quang mây tạnh, gió lặng
sóng yên. Tào Tháo ra lệnh:
– Bày tiệc rượu, sắp dàn nhạc trên thuyền lớn, ta muốn gặp các tướng đêm nay.
Trời dần tối, trăng hiện lên trên đỉnh núi đông vằng vặc như ban ngày. Dòng Trường
Giang vắt ngang như dải lụa trắng. Tháo ngồi trên thuyền lớn, tả hữu mấy trăm người gấm
vóc, vác giáo dài cầm kích sáng đứng hầu hai bên”. (8 .tập 2, tr 193)
Ở thời điểm này lực lượng của Tào Ngụy tiến xuống phương Nam đánh Ngô với lực
lượng hùng mạnh thiện chiến nhiều tướng giỏi, mưu sĩ tài năng. Chính vì thế Tào Tháo đã
nghĩ đến ngày khải hoàn, đưa được hai nàng Kiều của Đông Ngô về đài Đồng Tước, an hưởng
tuổi già. Trong không gian đẹp tràn ngập ánh trăng trên dòng Trường Giang rộng lớn, Tào
Tháo lòng đầy cảm khái, đã cao hứng làm một bài thơ:
“Cuộc vui có được là mấy chốc?

Có khác chi hạt móc sáng ngày .
Nguồn sầu lai láng vơi đầy ,
Giải phiền hoạ co rượu này làm vui!
Tràng áo xanh ngậm ngùi lịng tớ,
Hươu ngồi đồng hớn hở gọi nhau
Khách ta, ta đã gặp nhau
Gảy đàn thổi sáo ngõ hầu thêm vui !” (8.tập 2, tr.195)
Đây là bài thơ nổi tiếng trong số các bài thơ còn lại của Tào Tháo, một bài thơ xướng
ngâm trong tiệc rượu. Bài thơ dẫn dụng “Kinh thi”, bày tỏ tâm tình mến mộ hiền tài cùng sự
ca ngợi sự nghiệp trị quốc an dân của chính mình. Người đọc nhận ra một thi nhân bên cạnh

Ngun ThÞ T»m

K31B Ngữ văn


Kho¸ ln tèt nghiƯp

một nhà chính trị, qn sự trong con người Tào Tháo. Chất nghệ sĩ được bộc lộ trong một
khung cảnh đẹp nên thơ. Nhưng khi Lưu Phúc nói rõ điềm chẳng lành gợi lên từ bài thơ thì
Tào Tháo nổi trận lơi đình :
“Mày sao dám bẻ tao?
Nói rồi phóng một ngọn mâu đâm chết Lưu Phúc. Ai cũng kinh hãi, bữa tiệc cũng tan”.
<8. tập 2. tr 196 >.
Điều này khiến ta cảm nhận sâu hơn những nét tính cách con người Tào Tháo trong cảnh
nộ khí đằng đằng cầm giáo đâm người và cảnh hối hận tự trách sau lúc tỉnh rượu. Một con
người tính tình phức tạp, khó đốn, cực kì tự phụ, chính trị gia kiêm thi nhân hiện lên mồn một
bên bàn tiệc: “Khoáng đạt quảng đại mà bạo ngược hung tàn, ít nhiều không giấu nổi niềm lo
lắng trước tuổi già ngấp nghé ,thoáng qua một chút mệt mỏi ,bi quan trong tâm hồn” …
(1. tr 79).

Cả bộ tiểu thuyết đồ sộ nhưng qua ví dụ trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của
không gian – thời gian đối với sự thể hiện tính cách nhân vật của Tào Tháo. Đó là những yếu
tố quan trọng có vai trị cơ sở, điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách một cách tự nhiên, bản
chất nhất.
2.3.2. Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật
Tình thế là tình hình và xu thế, về mặt có lợi hay khơng có lợi cho những hoạt động nào
đó của con người. Đặt trong một tình huống nhưng mỗi người lại có một cách ứng xử khác
nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tính cách con người. Mặt khác, ở một mức độ
nào đó, tình huống sẽ quy định cách xử sự của nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ bản chất của
mình. Tam quốc diễn nghĩa viết về thời đại “Tam quốc phân tranh”, nhiều mâu thuẫn đan cài
trong xã hội do đó khơng ít nhân vật bị đặt trong tình thế khó khăn mà cách giải quyết có thể
liên quan đến tính mạng của bản thân mình hoặc của rất nhiều người khác. Nhân vật Tào Tháo
khơng phải là một ngoại lệ thậm chí tình thế có quan hệ chặt chẽ đến việc thể hiện tính cách
nhân vật này. Khác với các nhân vật khác của Tam quốc đều được miêu tả để tạo nét nhất
phiến trong tính cách (là nhân vật loại hình ), Tào Tháo thuộc kiểu nhân vật phức tạp, đa biến.
Tại trận Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, phát hiện được tài liệu bí mật, trong
đó có ghi tên tuổi các quan tướng, binh sĩ của Tào làm nội ứng cho Thiệu. Tả hữu xui bắt giết
hết đi nhưng Tháo khơng nghe, sai đốt tài liệu đó đi. Ơng nói: ang lỳc Thiu mnh, chớnh ta

Nguyễn Thị Tằm

K31B Ngữ văn


×