Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.69 KB, 41 trang )

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2
MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG
Câu 1: Vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm:
a. Tác giả: (vắn tắt)
b. Tam quốc diễn nghĩa: từ truyền thuyết dã sử đến tác phẩm văn học
mang dấu ấn cá tính sáng tạo.
Bài làm :
I. Tiểu sử tác giả
La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung, lại có biệt hiệu là
"Hồ Hải tản nhân" có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông
là người Lư Lăng Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v ...). Ông sinh vào cuối
đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến
năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp
Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Có thuyết còn nói rõ
rằng ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.
Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại
kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu
thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung
cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó là hai
cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong
văn học cổ điển Trung Hoa. Nhiều sử gia văn học không chắc chắn rằng hai
người này là một, hay là tên Thi Nại Am được dùng làm bút danh của Thủy
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
1
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Hử vì tác giả không muốn bị dính líu vào việc chống chính phủ như trong
tác phẩm này. Ông là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết
lịch sử đời Minh-Thanh.
Theo Vương Kỳ đời Minh thì La Quán Trung học rộng, biết nhiều, tính tình


thích cô độc, có chí đồ vương bá. Ông đã từng làm mạc khách trong cuộc
khởi nghĩa của Trương Sĩ Thành.
La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi
chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn,
ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là một trong
những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường
tận thế nào nay không thể biết rõ được.
La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà
Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái
Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, thống nhất đất nước, ông lui về ở ẩn, sưu
tầm và biên soạn dã sử.
II. tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục
diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết
vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này
được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung
Quốc.
Đây là bộ tiểu thuyết dài 75 vạn chữ, nổi tiếng của Trung Quốc, căn
cứ vào tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian mà viết ra. Từ đời Đường
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
2
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
(618-907), những câu chuyện Tam quốc đã được lưu hành rộng rãi trong
nhân dân.
Đến đời Tống (960-1279), những câu chuyện và những nhân vật thời
Tam quốc được chọn làm đề tài cho sáng tác truyền miệng và các hình thức
biểu diễn nghệ thuật khác nhau.
Đến đời Nguyên (1271-1368), có trên 30 vở kịch lịch sử lấy đề tài từ
chuyện Tam quốc, quán triệt tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào”, khẳng định tập
đoàn Thục Hán.

Cuối đời Nguyên, đầu đời Minh (1368-1644), La Quán Trung dựa trên cơ sở
sáng tác tập thể của quấn chúng nhân dân, kế thừa tư tưởng “Ủng Lưu phản
Tào”, tham khảo những vở kịch nổi tiếng, những bản ghi chép của các nhà
viết sử, và bằng tài năng văn học kiệt xuất của mình, ông đã chỉnh lý Tam
Quốc diễn nghĩa thành tác phẩm văn học ưu tú được quảng đại quần chúng
nhân dân ưa thích và đời đời truyền tụng.
câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút
có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Lưu Thục lên
án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn
khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế,
nhưng truyền thuyết “ủng Lưu phản Tào” là khuynh hướng vốn có của hầu
hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân. Nó phản
ánh nguyện vọng có một “ông vua tốt” biết thương dân và vì dân, một triều
đình thực hiện “nhân chính”, một đất nước thống nhất và hoà bình.
Sau khi tác phẩm ra đời, lần lượt có nhiều bản in khắc khác nhau. Đến
cuối đời Minh đã có 20 bản, nhưng nội dung không khác bản của La Quán
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
3
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Trung là bao, chỉ thêm vào một số chú thích, tranh vẽ, phê bình hoặc khảo
chứng.
Bản lưu hành rộng rãi cho tới ngày nay là bản Tam Quốc diễn nghĩa
do hai cha con nhà phê bình văn học đời Thanh (1644-1911) là Mao Luân,
Mao Tôn Cương tu sửa, chỉnh lý lại các hồi mục, thêm bớt sử liệu, bài thơ,
xen vào những lời bình. Công việc này hoàn thành năm 1679.
Theo trí tưởng tượng của tác giả truyện Trọng Tương vấn Hán thì Hán Cao
Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị
tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào
Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này
hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo.

Bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trong quá khứ có tới 20 bản.
Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa 120 hồi mà ngày nay nhiều
người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những
năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), do cha con nhà
phê bình Mao Tôn Cương đời nhà Minh chỉnh lý, hoàn thành vào khoảng
năm 1522. Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem
là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần
lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao
gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống
nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp
những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình
để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu.
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
4
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi
hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi
những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn
hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn
có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng
khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong
rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm.
Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch
thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át
ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính
từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu,
nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi
khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v...
nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.
Tam quốc diễn nghĩa tuy có nhiều phần hư cấu, nhưng được xây

dựng trên cơ sở của sự thật lịch sử thời tam Quốc (220-280). Câu chuyện
xảy ra từ cuối đời Đông Hán đến đầu đời Tấn, nhưng đã phản ánh giai cấp,
mâu thuẫn dân tộc phức tạp thể hiện nguyện vọng thống nhất đất nước
chống ngoại xâm của nhân dân thời Tống Nguyên. La Quán Trung phác họa
bộ mặt phá hoại ghê gớm của các tập đoàn quân phiệt
Như vậy, từ truyền thuyết dã sử đến tác phẩm văn học, Tam Quốc
diến nghĩa đã mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhiều tác giả, nổi bật nhất là
La Quán Trung. Vì vậy, tên gọi của tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông.
Các nhân vật trong tác phẩm được tác giả khác họa rõ nét có nhiều điểm
khác với nhân vật trong lịch sử
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
5
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Câu 2:
Dựng lại sơ đồ cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa theo trục thời gian từ
năm 184 đến năm 280 theo các mốc chính sau đây:
184, 189, 190, 196, 208, 220-265, 221, 222, 234, 263, 279, 280
Bài làm
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết ưu tú sống mãi trong lòng người
đọc. La Quán Trung có tài văn chương giỏi từ khúc, có khả năng sáng tác
kịch nhưng thành tựu chủ yếu của ông là tiểu thuyết.
Chuyện phân tranh giữa ba nước Nguỵ, Thục Ngô bắt đầu từ năm 220
khi tào Phi phế Hán Hiến để lập nhà Nguỵ cho đến năm 280. Trong khuôn
khổ bài tập nhóm chúng tôi xin được nêu tóm tắt sơ đồ các sự kiện gắn với
các năm theo trục thời gian sau: (từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên).
Mốc thời gian Sự kiện
Năm 184 Cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng do ba anh em Trương Giác,
Trương Bảo, Trương Lương lãnh đạo đã thu hút được đông
đảo nhân dân tham gia với khí thế lừng lẫy
Vào thời Hán hoàng đế Lưu Chí Hán Linh Đế Lưu Hoàng,

nền chính trị nhà Hán mục Ruỗng, nhà vua tin dùng lũ hoạn
quan cấm cố những hiền sĩ . Các tập đoàn vũ trang của giai
cấp địa chủ ra sức đàn áp nghĩa quân, đồng thời tìm cách
tiêu diệt lẫn nhau chính sự trong triều ngày càng đổ nát, cảnh
chết chóc xảy ra khắp nơi. Khởi nghĩa Khăn Vàng thất bại
nhưng chính quyền cũng suy yếu và sụp đổ hoàn toàn.
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
6
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Năm 189 Vua Hán Linh Đế mất, quyền lực nằm trong tay Hà Tuấn.
Bất chấp lời khuyên của Tào Tháo, Hà Tuấn triệu tập quân
khắp nơi về kinh tiêu diệt bọn hoạn quan. Đổng Trác đem
quân tới hộ giá, nhưng sau đó hắn không thực hiện lời hứa.
tại bữa tiệc ở Ôn Minh trác rắp tâm thực hiện chí lớn phế
thiện đế Lưu Biện lập Hiến đế Lưu Hiệp lên làm vua tác yêu
tác quái trong chiều
Năm 190 Mười báy đạo quân địa phương: Viên Thuật, Hàn Phức,
Khổng Du, Lưu Đại, Vương Khuông, Trương Mặc, Kiều
Mạo, Viên Di, Pháo Tín, Khổng Du, Trương Siêu, Đào
Khiêm, Mã Đằng, Công Tôn Toản, Trương Dương, Tôn
Kiên, Viên Thiệu họp thành quan Đông quân do Viên Thiệu
cầm đầu tiến quân vào Lạc Dương đánh Đổng Trác.
Năm 196 Loạn Đổng Trác bị dập tắt. Vì loạn lạc, nền kinh tế nông
nghiệp bị tổn hại nghiêm trọng, kinh thành Trường An, Lạc
Dương bị phá hủy tan tành. Các tập đoàn vũ trang không
ngừng tăng cường trong đó mạnh nhất là: Viên Thiệu, Viên
thuật và tào Tháo
Năm 208 Đại bại ở Xích Bích, tham vọng vượt Trường Giang, nuốt
Đông Ngô, thống nhất Nam Bắc của Tào Tháo sụp đổ. Lực
lượng của Tôn Quyền ở Giang Nam và Lưu Bị ở Kinh Châu

được củng cố và lớn mạnh. Thế chân vạc hình thành.
Từ năm 220 đến
năm 265
Lưu Bị xưng đế ở Hán Trung lập nên Thục hán . Tôn Quyền
hàng Ngụy và được nhận tước vương. Lưu Bị cất quân đánh
Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ rồi thất bại tại Hào Đình,
phải rút chạy về thành Bạch Đế và mất tại đây. Con Lưu Bị
là Lưu Thiện nối ngôi. Gia Cát Lượng chịu sự ủy thác của
Lưu Bị quyết xoay chuyển tình thế bằng chủ trương Bắc phạt
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
7
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
vào năm 227, sáu lần ra Kì Sơn và chính sách Liên Ngô
Kháng Tào nhưng không thành Gia Cát Lượng bỏ mình tại
Ngũ Trượng Nguyên. 263 Lưu Thiện hàng Ngụy, nhà Thục
Hán bị diệt vong. 265 Tư Mã Viêm diệt Ngụy, xưng vua và
lập nên nhà Tấn.
Năm 221 Đại bại ở Hào Đình, Lưu Bị chạy về thành Bạch Đế . Tào
Phi cất quân đánh Đông Ngô thất bại. Ngô , Ngụy từ đó
không hòa nhau.
Năm 222 Lưu Bị mất, giao phó con và đất nước cho Gia Cát Lượng.
Lưu Thiện nối ngôi, niên hiệu là Kiến Hưng
Năm 234 Gia Cát Lượng cất quân ra Kì Sơn đánh Ngụy lần thứ năm,
giết được tướng Ngụy là Trương Cáp.
Năm 263 Tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng.
Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng
tướng mạnh, lấy thủ làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy,
Thục. Sau khi Tôn Quyền chết, Đông Ngô thế yếu dần.
Năm 279 Tư Mã Viêm cất quân đánh vào Kiến Nghiệp Nhà Ngô bị
diệt,Nhà Tấn thống nhất Trung Quốc

Năm 280 Quân Ngô thất bại, Ngô chủ Tôn Hạo trói mình xin hàng. Tư
Mã Viêm thống nhất Trung Quốc. Thế chân vạc kết thúc từ
đấy.
Câu 3:
Gía trị hiện thực của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa
Bài làm:
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
8
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
- Tác phẩm kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập
đoàn phong kiến cát cứ Ngụy, Thục, Ngô trong thời gian 97 năm từ năm
184, năm nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn vàng) đến năm
280 họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tấn.
Với thời gian gần trăm năm, không gian trải trên đất nước Trung Quốc
rộng lớn, nội dung Tam Quốc Chí vô cùng phong phú. Trước hết đó là bức
tranh cụ thể và sinh động về đời sống chính trị của xã hội phong kiến thời
Tam quốc, một xã hội phong kiến điển hình phương Đông với hai đường nét
cơ bản là cát cứ phân tranh và cá lớn nuốt cá bé.
Cát cứ phân tranh là một hiện tượng quen thuộc của lịch sử Trung Quốc,
từ Đông Chu liệt quốc, Xuân thu Chiến quốc, đến Hán – Sở tranh hùng nay
lại vào thời Tam Quốc kéo dài gần trăm năm. Chỉ riêng tên gọi của tác phẩm
đã nói lên điều này. Mở đầu tác phẩm người đọc đã thấy một quy luật “thế
lớn trong thiên hạ hợp lâu tất phân, phân lâu tất lại hợp”. Quy luật này chi
phối các đế chế Trung Hoa.
Các tập đoàn quân phiệt coi chiến tranh là nguồn sống duy nhất, là phương
tiện để tranh quyền đoạt lợi. Chính vì vậy mà chúng không từ một thủ đoạn
nào. Hậu quả của cuộc tranh đoạt này là biết bao kinh đô phồn vinh, biết bao
giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất của nhân dân bị thiêu hủy và hơn cả
là xương máu của hang vạn nhân dân Trung Hoa phơi đầy đồng nội.
- Tác phẩm đã vẽ nên một bức tranh lịch sử sống động , tạo dựng được

những nhân vật lịch sử có xương thịt, có lời ăn tiếng nói riêng, có diện mạo
riêng và tính cách không lẫn với ai, trở thành những nhân vật lịch sử điển
hình chịu được sử thử thách của thời gian.
- Tác phẩm cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khâm phục về chiến lược,
sách lược các bên tham chiến, trong gần 100 năm đã có biết bao trận chiến
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
9
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
xảy ra có những trận chiến đẫm máu nhưng cũng có những trận chiến không
tốn một giọt máu nào.
- Tác phẩm cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của nhân dân mong muốn
được sống một cuộc đời thanh bình và thống nhất, đồng thời vạch trần tội ác
của bọn vua quan phong kiến đã gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và chia
cắt đất nước lâu dài. Đầu tiên tác giả phê phán vương triều nhà Hán đã “cấm
cố những bậc hiền sĩ, tin dung bọn hoạn quan” làm cho “triều đình đổ nát”,
làm rối lòng người thiên hạ, khiến giặc dã nổi lên”. Trong tác phẩm tuy cuộc
khởi nghĩa Hoàng Cân bị miêu tả thành bọn cường khấu, nhưng tác giả
không che giấu một sự thật là số nghĩa quân của họ đã tăng lên đến mấy
chục vạn người, trừng trị không chút thương xót bọn tham quan ô lại và “rất
được lòng dân”
=>Tam Quốc đã tái hiện được bức tranh nước Trung Hoa thời Tam Quốc
phân quyền loạn lạc vì chiến tranh. Tác giả đã thể hiện được long căm ghét
của quần chúng đối với nạn cát cứ phân tranh, đối với bọn quân phiệt trí trá,
tàn bạo, nham hiểm. Mặt khác bày tỏ nguyện vọng của quần chúng về một vị
vua sáng tôi hiền với các nhân vật anh hùng trí dũng. Chính vì vậy tác phẩm
vừa có tính hiện thực vừa có tính nhân dân sâu sắc.
Câu 4:Phân tích các nhân vật trong truyện Tam quốc diễn nghĩa
Bài làm
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
10

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Trong tiểu thuyết Tam Quốc hệ thống các nhân vật được tác giả phân định
rất rạch ròi với 2 bên chính tà ,thiện ác ,trắng đen.Chính bởi vậy tính cách
của từng nhân vật được khắc hoạ một cách chi tiết và đặc sắc
1.TÀO THÁO
Bản thân nhân vật Tào Tháo trong lịch sử có nhiều điểm khác với
nhân vật trong tác phẩm.Xét về tài năng Tào Tháo không chỉ là nhà quân
sự ,nhà chinh trị mà còn là một nhà thơ nổi tiếng “Kiến An thất tử” (bảy nhà
thơ lớn thời Kiến An ).Nhưng sau mấy thế kỷ khi đi vào Tam Quốc thì tính
cách nhân vật này lại tượng trưng cho sự gian hung ,nham hiểm ,tàn bạo, ích
kỷ ,hại nhân…hoàn toàn đối lập với Lưu Bị.
-NGOẠI HÌNH :
Được miêu tả có dáng cao 7 thước ,mắt nhỏ dâu dài
-TÍNH CÁCH:
Dẫu bản thân là con người tàn ác nhưng không ai có thể phủ nhận tài
năng đặc biệt của Tào Tháo trong việc chiêu hiền đãi sĩ ,tầm nhìn bao quát
toàn thiên hạ .Cuộc đấu tranh chính trị phức tạp giữa 3 nước Nguỵ Thục
Ngô đã đúc kết nên tính cách phức tạp của Tào Tháo.
“Đa nghi như Tào Tháo” đã trở thành câu nói ám chỉ những người
nham hiểm.Trong truyện có những chi tiết như trước khi chết Tháo dặn vợ
con đắp 72 cái mộ ngoài thành phòng sau này có kẻ đào trộm.
Tào Tháo có tài có kiến thức nên bản tính nham hiểm tàn bạo của y lại
càng trở nên đáng sợ .Nễ Hành chưi Tào trước đám đông Tào không giết
nhưng Dương Tu chưa chửu Tào lần nào nhưng lại bị giết vì theo Tháo
“người chửu ta ai cũng biết cả,không giết họ ,ta đựơc mọi người cho là độ
lượng ,nhưng người rõ được ý nghĩ riêng của ta mà không giết là nguy”
Thế nên sau khi xuất hiện trên vũ đài chính trị Tào Tháo lấy câu châm
ngôn “thà ta phụ người chứ quyết không để người phụ ta” lam phương châm
xử thế. Đó là chiết lý nhân sinh biểu hiện tính cách ích kỷ hại nhân của tập
đoàn phong kiến thống trị

-TÀI NĂNG:
Không ai có thể phủ nhận Tào Tháo là con người cơ mưu ,dũng cảm
và sảo trá,tàn bạo đã thống nhất với nhau nhưng nhiều lúc âm mưu thâm độc
ấy lại được che đậy bởi tài năng và phong độ của một nhà chính trị.
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
11
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Tác giả để cho Tào Tháo nói về tài “kinh bang tế thế” của mình: “anh
hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có Sứ Quân( Lưu Bị) và Tháo mà thôi”
Tào Tháo biết nhìn xa trông rộng, có tài phán đoán thời thế. Khi Hà
Tiến định rước quân phiệt Đổng Trác vào kinh, Tào Tháo biết đây là việc
“rước voi giày mả tổ”, nên can ngăn. Hà Tiến không nghe, Tào Tháo bỏ đi
còn nói: “Làm loạn thiên hạ ắt Hà Tiến”. Quả thế không sai, sau đó không
lâu. Cơ nghiệp trên 400 năm của nhà Hán bị sụp đổ tan tành
Bị núp dưới bóng là nhân vật phản diện nhưng trong suốt quá trình
sáng tạo hình tượng nghệ thuật này La Quán Trung không mạt sát tính cách
đáng khẳng định của Tào Tháo- một chính trị gia thời tam quốc.Người biết
dựa thời cơ,nhìn thấy tài năng của người khác nên đã tập hợp được hàng
nghìn viên tướng giỏi suốt đời tận tuỵ với sự nghiệp của mình.
Vì muốn củng cố quyền lực của mình sự tàn ác của Tào Tháo là
không tránh khỏi .Những việc như “chèn ép vua Hiến Đế”, “giết thái y Cát
Bình”, “treo cổ Đổng Quý Phi đang mang long thai”, “hay đánh phục Hoàng
Hậu đến chết”…tất cả cũng vì mưu đồ nghiệp lớn của kẻ hùng tài đại lược
-Tào Tháo là tiêu biểu cho tính cách phản diện, là sự phát triển cao
hơn, sâu hơn cái tàn bạo bất nhân của một Đổng Trác, tính tráo trở hai lòng
“hữu dũng vô mưu” của Lã Bố.
2.GIA CÁT LƯỢNG
Trong mấy trăm năm qua,khi bạn đọc nhắc đến nhân vật này vẫn
thường nói đến sự khâm phục,trí tuệ của một vị hiền triết học rộng tài cao.
-XUẤT HIỆN:

Gia Cát Lượng xuất hiện phần nào bí ẩn như cuộc đời bí ẩn của ông
vậy. Độc giả làm quen với ông qua lời giới thiệu của Từ Thứ trước khi từ
biệt Lưu Bị trở về với Từ mẫu bên doanh trại Tào: “trong vùng này có một
bậc kỳ sĩ ở Long Trung ,cách Tương Dương hai mươi dặm …nếu được
người đó không khác gì nhà Chu được Lã Vọng ,nhà Hán được Chương
Lương”.Rồi lời khen của Tư Mã Huy: “Khổng Minh co thể so sánh với
Khương Tử Nha làm nên cơ nghiệp tám trăm năm của nhà Chu và Chương
Tử Phòng làm nên cơ nghiệp bốn trăm năm của nhà Hán”.Tuy những lời nói
về hình ảnh Gia Cát Lượng còn phần nào mờ nhạt,và ấn tượng chưa sâu
nhưng đã phần nào hé mở chân dung của một hiền sĩ đại tài .
-QUÊ HƯƠNG:
Là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông,quận Lang Nha ,
đời Thục Hán). Đó là một mảnh đất có “ phong cảnh Long Trung núi không
cao nhưng thanh nhã ,nước không sâu mà trong suốt, đất chẳng lấy gì làm to
tát thế mà rậm rạp.Vượn hạc quấn quýt,thông trúc um tùm ngắm mãi không
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
12
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
chán…”.Quê hương xứ sở ấy đã sinh ra người hiền sĩ ẩn dật,một nhân vật
của lịch sử .
-NGOẠI HÌNH:
Mình cao tám thước ,mặt như ngọc dát nhũ , đầu đọi khăn lượt ,mình
bận áo cánh hạc,hình dung thanh thoát như tiên
-TÀI NĂNG:
Khổng Minh có tầm nhìn xa trông rộng ,học vấn uyên bác,biết địch
biết ta nhiều mưu mẹo,giỏi dự đoán vạch ra những chiến thuật để dành chiến
thắng
Khổng Minh xứng đáng là người quân sư tài năng,tỉnh táo trong mọi
tình huống,nhất là cuộc đấu trí giữa 3 tập đoàn Nguỵ ,Ngô,Thục,Khổng
Minh luôn được miêu tả vượt nhiều đối thủ xuất sắc (hồi 56,103…)

Trong quân sự chính Khổng Minh là người chủ động tạo ra nhiều
chiến thuật: trận Bát Đồ,Liên Nỏ,Mộc Ngu Lưu Mã…và đều phát huy thế
trận dành chiến thắng.
Chính sách pháp trị của ông là: “nhân chính và pháp tri” .Vì thế mà
được lòng dân .Tác giả La Quán Trung gửi gắm trong hình ảnh Khổng Minh
ý tưởng về một nhà Nho một hiền sĩ,một nhân vật trí tụê hơn người , đại
diện cho nhân dân hết lòng vi công việc chung.
-TÍNH CÁCH:
Cả cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp Thục Hán,từ khi ra khỏi
lều tranh Khổng Minh không quản ngại gian nan nguy hiểm đích thân sang
tận Đông Ngô thực hiện khẩu hiệu “liên Ngô kháng Tào”
Khổng Minh với tấm lòng trung thành tận tụy, ý chí sắt đá, quyết tâm
xây dựng nhà Thục Hán. Mặc dù biết vận nhà Hán đã suy nhưng Khổng
Minh vẫn cúc cung tận tụy dẫu chết vẫn không đổi ý. Điều này càng thể hiện
rõ tính chất chính nghĩa của tập đoàn Luu Thục
Trong Chiến đấu, trong việc xây dựng sự nghiệp Thục Hán, Khổng
Minh đã đạt được những kì công rực rỡ, nhưng không bao giờ ông tỏ ra kiêu
ngạo nịnh kẻ trên khinh kẻ dưới. Khổng Minh không tham vàng bỏ ngãi như
Lã Bố, cũng không có tính tự phụ mất trí khôn như Quan Công.
-HẠN CHẾ
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
13
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Vì khi xây dựng Gia Cát Lượng tác giả quá chú trọng miêu tả trí tuệ vô
cùng tận của ông nên dường như có nhiều hạn chế. Nhân vật này “đa trí nhi
tử yêu” (nhiều mưu mẹo như yêu quái). Như lời của Lỗ Tấn đã nói “tác giả
gán cho Khổng Minh một số phép thuật không thoả đáng làm cho ông có lúc
không còn là nhà chính trị, nhà quân sự có những tiên đoán khoa học mà là
thầy phù thuỷ “rắc đậu thành binh”, “gọi gió hú mưa”, khiến hình tượng
nhân vật này kém giá trị chân thực trọn vẹn”.

3. LƯU BỊ:
Tư tưởng xuyên suốt trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là “ủng
Lưu phản Tào” trên cơ sở đó mà khẳng định chính quyền Thục Hán. Hình
ảnh Lưu Bị là ông vua anh minh biết yêu thương trăm họ, là nhân vật gửi
gắm nhiều ước vọng của tác giả.
- XUẤT THÂN:
Gia đình xuất thân là dòng dõi vua quan nhưng đến đời Lưu Bị thì gia
đình đã phá sản, ông làm nghề đóng dép, dệt chiếu kiếm ăn. Lưu Bị mồ
côi cha từ sớm.
- HÌNH ẢNH
Được tác giả miêu tả là người có dáng dấp ánh hùng hứa hẹn làm nên
việc lớn. Con người đó mình cao tám thước, hai tai chảy xuống gần vai,
hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son.
Ấn tượng về Lưu Bị là người anh hùng không thích đọc sách, tính ôn
hoà, ít cười nói, mừng giận không hề lộ ra mặt, có trí lớn, thích kết giao
với những tay hào kiệt trong thiên hạ. Bởi thế Lưu Bị tuy mới xuất hiện
trên vũ đài chính trị chưa làm nên công trạng gì nhưng được Tào Tháo
quả quyết: “anh hùng trong thiên hạ chỉ có Sứ quân (Lưu Bị) và Tháo mà
thôi”.
-Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở
lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng 2 mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn
bất chấp khó khăn phụng sự ông. Ông có ba quân sư tài giỏi là Từ Thứ, Gia
Cát Lượng và Bàng Thống. Tất cả mọi người cùng rất trung thành dưới
trướng của Lưu Bị.
TÍNH CÁCH:
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
14
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Phương châm quán triệt mọi hành động của Lưu Bị là “dĩ nhân vi bản”
(lấy nhân làm gốc). Bởi Lưu Bị từng nói “thà ta chết, chứ không làm điều

phụ nghĩa” đối lập hẳn với quan điểm sống của Tào Tháo
Lưu Bị nhờ có lòng nhân từ rộng lượng, thương dân yêu lính cho nên từ
hai bàn tay trắng ông làm đến Hán Trung Vương, lên ngôi Hoàng đế và
chia ba thiên hạ. Nhân tố chủ yếu để Lưu Bị giành thắng lợi chính là đạo
“nhân hoà”.
Hình tượng nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm đã vượt qua con người Lưu
Bị trong lịch sử thể hiện lý tưởng, nguyện vọng của nhân dân về một ông
vua chân chính, về một người anh em bằng hữu hết lòng vì bạn bè.
HẠN CHẾ:
Nhân vật Lưu Bị được La Quán Trung xây dựng vượt xa bộ mặt thật của
lịch sử và đặc điểm thời đại cho nên có phần mơ hồ và tính chân thực bị
giảm sút. Cũng chính Lỗ Tấn nhận định “muốn Lưu Bị là người có nhân
có đức mà hình như giả dối”.
Thêm nữa Lưu Bị dù làm vua nhưng tình cảm riêng tư còn nhiều bởi vậy
mà muốn báo thù cho em vứt bỏ chủ trương “liên Ngô kháng Tào” dẫn
đến việc 40 doanh trại tại Hào Đình phút chốc ra tro, cơ nghiệp Thục Hán
sụp đổ từ đó.
Tác giả La Quán Trung bị chi phối bởi điều kiện lịch sử xã hội lúc bấy
giờ cho nên không thể xây dựng được một ông vua nhân từ đức độ trong
xã hội đen tối. Trái lại ông lại có thể xây dựng hàng trăm nghìn nhân vật
điển hình như Tào Tháo, vì hiện thực xã hội lúc bấy giờ cho phép ông
khái quát hết sức chân thực bộ mặt tàn ác giả dối của tập đoàn phong
kiến thống trị.
4.TRIỆU VÂN:
XUẤT THÂN
Triệu Vân (168 - 229) tự là Tử Long người vùng Thường Sơn, là một vị
tướng thời kì cuối nhà Đông Hán vào thời Tam quốc. ông là người đã góp
công lớn vào việc thành lập nhà Thục. Ông được phong chức Hổ Uy Tướng
quân, và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục (Vân Trường,
Trương Phi,Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu).

NGOẠI HÌNH
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53
15
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Viên tướng mặc áo giáp trắng, cỡi ngựa trắng, cầm cây thương múa tít đi lại
giữa trăm vạn hùng quân.
TÀI NĂNG
-Triệu Vân là một mãnh tướng vô địch, từ khi còn trẻ tới lúc về già, 70 tuổi
vẫn đủ sức giết 5 người con của Hàn Đức trong một trận chiến.
TÍNH CÁCH
-Con người không hề kiêu căng như Quan Vũ, cũng không nóng nảy như
Trương Phi, điều này đã thể hiện bản lĩnh phi thường mà kiêm tốn, điềm
đạm của một Triệu Tử Long.
-Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Tr
-Trong tác phẩm, La Quán TRung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công
cao cường, mà thực ra ông còn có tài thao lực khôn khéo, lòng trung thành
tận tụy và tính cách thẳng thắn và lòng dũng cảm phi thường
HẠN CHẾ
Do vị chí thứ yếu trong Ngũ Hổ Tướng cho nên bút mực dành cho nhân vật
này hơi ít, có lúc thật kỳ diệu lớn lao, có lúc lại mất hút trong tác phẩm dài
bề bộn sự kiện.
5.QUAN CÔNG
THÂN THẾ
-Quan Công (162?-220) hay còn được gọi là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là
một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và Thời Tam Quốc. Quan
Vũ người Giải châu. Ông là người đóng góp công lớn vào việc thành lập nhà
Thục Hán với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông là anh em két nghĩa của
Lưu Bị và Trương Phi
NGOẠI HÌNH
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53

16

×