Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khảo sát cấu trúc tin trong cặp thoại hỏi đáp trên ngữ liệu một số sáng tác của nhà văn chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.07 KB, 97 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng xã hội, giữa con người với con người luôn diễn ra hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ với hai hình thức là: Giao tiếp đối thoại và giao
tiếp đơn thoại, trong đó hình thức giao tiếp đối thoại được sử dụng thường
xuyên hơn. Khảo sát hiện tượng này ta có thể thấy được một số đặc trưng cơ
bản của giao tiếp hội thoại.
Ngôn ngữ học hiện nay đã xem xét câu ở ba bình diện: kết học, nghĩa
học và dụng học. Ở bình diện nghĩa, câu có cấu trúc nghĩa miêu tả (biểu hiện).
Ở bình diện ngữ pháp, câu có trúc ngữ pháp. Ở bình diện sử dụng trong giao
tiếp câu có cấu trúc tin. Nếu như cấu trúc nghĩa miêu tả quan tâm đến các vị
tố và các tham thể của sự tình, cấu trúc ngữ pháp quan tâm đến các thành
phần ngữ pháp cùng với các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu thì cấu trúc tin chỉ
quan tâm đến phần thông tin của câu, chủ yếu là tin cũ (tin đã biết) và tin mới
(tin cần biết)
Trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp ít chú ý xem phát
ngôn mình nhận là loại câu gì, bao gồm những thành phần câu nào, đâu là chủ
ngữ, vị ngữ mà thường chỉ quan tâm đến ý nghĩa của phát ngôn, những tin
mới và bổ ích, cần thiết đối với mình. Như vậy, xét trên bình diện ngữ dụng,
đặc biệt là mục đích thì yếu tố quan trọng không phải là cấu trúc ngữ pháp
hay cấu trúc vị từ tham thể mà là cấu trúc tin.
Đời sống của nền Văn học nước ta những năm gần đây diễn ra rất sôi
động, phần nào đã đáp ứng được thị hiếu của người đọc và phần nào góp phần
vào xu thế chung của xã hội: xu thế hội nhập. Đặc biệt những nhà văn đương
đại như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Lê Lựu, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Linh … họ đã cho ra đời một khối lượng tác


phẩm đồ sộ, mang những nội dung nóng bỏng của xã hội đương thời. Bên

Nguyễn Thị Nhị
Văn

1

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

cạnh đó, những sáng tác đó còn đem lại một luồng gió mới, một phong cách
mới, một sức sống mới cho nền văn học nước nhà. Chu Lai là một trong
những nhà văn tiêu biểu và xuất sắc trong những nhà văn đương đại, hầu như
các sáng tác của ông đều rất thành công khi lách sâu vào các góc cạnh của đời
sống xã hội đương thời. Ngoài ra, những tác phẩm của ông còn mang đậm tư
tưởng nhân đạo, nhân văn và tinh thần xã hội chủ nghĩa.
Nhìn chung những sáng tác của Chu Lai đã được nhìn nhận, đánh giá,
phê bình theo nhiều chiều hướng nghiên cứu khác nhau. Nhưng áp dụng lý
thuyết ngôn ngữ học hiện đại để tìm cái hay, cái mới, cái riêng, cái lạ, độc đáo
trong các sáng tác của ông mà cụ thể là lý thuyết về cấu trúc tin trong cặp
thoại hỏi - đáp là vấn đề cần thiết và có tính mới mẻ.
Vì những lẽ đó mà đề tài: “Khảo sát cấu trúc tin trong cặp thoại hỏi - đáp
trên một số sáng tác của nhà văn Chu Lai” tôi chọn làm đề tài của khóa luận
này.
2. Lịch sử vấn đề

Lý thuyết về cấu trúc tin (còn gọi là cấu trúc thông tin) là một vấn đề đã
được các nhà ngôn ngữ học thế giới nghiên cứu từ những năm nửa cuối thế kỷ
XIX và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cho đến nay, lý thuyết về cấu
trúc tin vẫn đang là một vấn đề phức tạp trong đời sống ngôn ngữ học. Trước
tiên là công trình nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng với bài viết “Giới
thiệu về lý thuyết phân đoạn thực tại của câu” (tạp chí ngôn ngữ số 1 năm
1981). Trong bài viết, tác giả chủ yếu giới thiệu về sự phân đoạn chủ đề thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu. Tác giả chỉ ra hai cách hiểu về hai
thành phần trên như sau: (a) Tác giả cho rằng chủ đề là cái vào thời điểm giao
tiếp người nghe đã biết (hoặc đoán được) nhờ vào ngữ cảnh hoặc vốn tri thức
chung. Còn thuật đề là cái mới, cái chưa biết … (b) Tác giả cho rằng chủ đề là
cái nói đến, được nêu rõ làm đề mục của câu. Theo cách hiểu thứ hai này, chủ

Nguyễn Thị Nhị
Văn

2

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

đề và thuật đề thì cái đã biết và cái mới không liên quan đến sự phân đoạn
thực tại câu mà liên quan đến cấu trúc từ vựng ngữ nghĩa của câu. Tiếp đó, tác
giả còn khẳng định: “Xu thế chung của các nhà nghiên cứu là đi theo cách
hiểu thứ hai, bởi lẽ ngữ liệu của các ngôn ngữ cho thấy: thường thì chủ đề
trùng với cái đã biết nhưng cũng có khi nó lại là cái chưa biết, là thông tin

mới. Ngược lại, tuy thuật đề thường trùng với cái chưa biết nhưng cũng có
khi nó lại trùng với cái đã biết, là thông tin cũ”[48]. Tuy đó là những kiến
thức lý thuyết không trực tiếp với lý thuyết về cấu trúc tin nhưng qua sự phân
tích giữa chủ đề và cái đã biết và thuật đề với cái chưa biết, tác giả bài viết
cũng phần nào giúp người đọc có những hình dung ban đầu về cấu trúc tin.
Tiếp đó là công trình nghiên cứu: “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”
của tác giả Trần Ngọc Thêm (Nxb KHXH, Hà Nội, 1985; Nxb.Giáo dục, Hà
Nội, 1999), có trình bày sâu hơn về vấn đề cấu trúc tin của câu. Theo tác giả,
các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản bao giờ cũng được chia
thành hai phần rõ rệt theo cách mà lý thuyết phân đoạn thực tại đã xác lập:
Phần nêu (cái đã biết) và phần báo (cái mới). Chúng ta sẽ gọi phân đoạn này
là phân đoạn thông báo (phân đoạn ngữ nghĩa). Tác giả cho là sẽ sai lầm nếu
đồng nhất cặp “chủ đề - thuật đề” với cặp “nêu - báo” vì cặp này là sự phân
đoạn thông báo được áp dụng với từng phát ngôn cụ thể trong vị trí thực tại
của nó ở một văn bản cụ thể. Còn “chủ đề - thuật đề” là sự phân đoạn nội
dung với các mô hình áp dụng cho từng loại phát ngôn. Cấu trúc “nêu - báo”
liên quan nhiều đến hiện thực, còn cấu trúc “chủ đề - thuật đề ” thì liên quan
nhiều đến ngữ pháp.
Ngoài hai công trình nghiên cứu của hai tác giả trên còn có công trình
nghiên cứu của tác giả Cao Xuân Hạo và những người cộng tác khi viết về
ngữ pháp chức năng “Tiếng Việt sơ thảo chức năng” (Nxb KHXH, Hà Nội,
1991). Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cấu trúc thông báo của

Nguyễn Thị Nhị
Văn

3

Lớp K32C – Ngữ



Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

phát ngôn nói chung. Ông chỉ ra: cái “cũ” hay cái “cho sẵn” là cái mà người
nói căn cứ vào tình huống của cuộc đối thoại mà ước đoán là đang có mặt
trong ý thức của người nghe lúc mình sắp nói. Còn cái “mới” mà người nói
cho là không có mặt trong ý thức của người nghe lúc bấy giờ. Đồng thời, tác
giả chỉ ra sự khác biệt giữa cấu trúc “đề - thuyết” và cấu trúc tin - một vấn đề
gây không ít tranh cãi trong ngôn ngữ học.
Vấn đề cấu trúc tin: cấu trúc cho sẵn - mới (cũ - mới) được trình bày
thống nhất trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng và ngữ pháp tiếng
Việt như: Nguyễn Đức Dân (Ngữ dụng học tập 1, Nxb. Giáo dục, 1998) , Đỗ
Hữu Châu (Giản yếu về dụng học - Giáo trình Đại học từ xa, 1990), Nguyễn
Thiện Giáp (Dụng học Việt ngữ, 2000), Nguyễn Thị Thúy (2001), Luận văn
Thạc sĩ (Cấu trúc thông báo của câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi chính
danh), Diệp Quang Ban (2005) “Ngữ pháp tiếng Việt”, Bùi Minh Toán,
Nguyễn Thị Lương (2007) “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt”, Bùi Thị Bình
(2008) “ Luận văn Thạc sĩ: Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin trong ca dao
tình nghĩa”
Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
đề tài đã được công bố trong những năm gần đây. Ta có thể thấy được những
quan điểm về cấu trúc tin đã nêu trên là nền tảng ban đầu về mặt lý thuyết cho
tôi nghiên cứu về cấu trúc tin trong cặp thoại hỏi - đáp.
3.Mục đích nghiên cứu
Hệ thống các kiến thức về lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành vi ngôn ngữ
và lý thuyết về cấu trúc tin.
Nắm vững và hiểu rõ hơn cấu trúc tin trong các cặp thoại hỏi - đáp đặc

biệt trong một số sáng tác của nhà văn Chu Lai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tổng hợp các vấn đề lý thuyết: hội thoại, hành vi ngôn ngữ, cấu trúc tin.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

4

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

4.2. Khảo sát, phân tích cấu trúc tin trong câu hỏi chính danh.
4.3. Khảo sát, phân tích cấu trúc tin trong câu hỏi trực tiếp và trả lời gián tiếp.
4.4. Phân tích tìm ra cách tổ chức cấu trúc tin linh hoạt của tác giả Chu Lai trong
một số sáng tác của ông.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khảo sát cấu trúc tin: tin cũ và tin
mới trong các đoạn thoại trên một số sáng tác của nhà văn Chu Lai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận là: Nghiên cứu, nhận diện,
mô tả cấu trúc tin trong cặp thoại hỏi - đáp tiếng Việt thuộc những đoạn thoại
được chọn, bao gồm: các cặp thoại kế cận và các cặp thoại chêm xen.

Phạm vi khảo sát ngữ liệu của khóa luận là các cặp thoại hỏi - đáp được
chọn trong các sáng tác của nhà văn Chu Lai.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống, thống kê những ngữ liệu từ một số sáng tác của
nhà văn Chu Lai.
- Phương pháp phân tích cấu trúc tin trong ngữ cảnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật sự khác biệt giữa các
kiểu cấu trúc tin với các kiểu câu phân loại theo cấu trúc tin.
- Phương pháp tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
- Thực hiện khóa luận này, tôi muốn được góp phần vào việc khẳng định
tính đúng đắn của việc áp dụng lý thuyết ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học.
Đồng thời tôi hy vọng khóa luận này sẽ góp phần vào việc hoàn thiện khuynh
hướng nghiên cứu tích hợp giữa ngôn ngữ và văn học.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

5

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

- Giới thiệu một số sáng tác của nhà văn Chu Lai, đồng thời qua việc
khảo sát cấu trúc tin trong cặp thoại hỏi - đáp ở một số sáng tác của nhà văn

Chu Lai sẽ giúp tôi cũng như bạn đọc thấy được phương pháp cũng như cách
thức độc đáo trong cách đặt cặp thoại hỏi - đáp trong sáng tác của nhà văn.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phần tài liệu tham khảo, phần
phụ lục thì bố cục của khóa luận còn có phần nội dung, phần nội dung gồm
có:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết (19 trang)
Chương 2: Cấu trúc tin của câu hỏi chính danh (12 trang)
Chương 3: Cấu trúc tin của câu trả lời trực tiếp và câu trả lời gián tiếp
(44 trang)

Nguyễn Thị Nhị
Văn

6

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ
1.1.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ
Trong hoạt động của cuộc sống, con người thực hiện nhiều hành động
khác nhau, có hành động vật lý (đi, ăn, ngủ), có hành động tinh thần (suy

nghĩ, tư duy) và một hành động đặc biệt đó là hành động ngôn ngữ.
Người đầu tiên phát hiện ra bản chất của hành động trong lời nói được
phát ra là nhà triết học người Anh J.L.Austin. Theo ông: “một hành động
ngôn ngữ được thực hiện khi người nói (hoặc người viết) SP1: nói ra một
phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) SP2: trong một ngữ cảnh”. Lý
thuyết về hành động ngôn ngữ của Austin sau đó được nhiều nhà ngôn ngữ
học trên thế giới kế tục và trở thành xương sống của ngành ngữ dụng học.
Austin cho rằng có 3 loại hành động ngôn ngữ lớn: Hành động tạo lời,
hành động mượn lời và hành động ở lời.
Hành động tạo lời là hành động sử dụng những yếu tố ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ để tạo thành câu tạo ra các phát ngôn về hình thức
và nội dung.
Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, các phát
ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người
nhận hoặc chính người nói. Hiệu quả của hành động mượn lời rất phân tán,
không thể tính toán được vì chúng không có quy ước.
Hành động ở lời là những hành động của người nói thực hiện ngay khi
nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là
chúng gây ra phản ứng ngôn ngữ tương ứng với người nhận. Khác với hành
động mượn lời hành động ở lời có ý định (đích) có quy ước và thể chế, dù quy
ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành của chúng

Nguyễn Thị Nhị
Văn

7

Lớp K32C – Ngữ



Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

được mọi người trong cộng đồng tuân theo một cách tự giác. O.Ducrot có bổ
sung thêm quan niệm của Austin về sự khác biệt của mượn lời và mở lời như
sau: “hành động mượn lời khác hành động ở lời ở chỗ chúng làm thay đổi tư
cách pháp nhân của người đối thoại, chúng đặt người nói và người nghe vào
quyền lợi và nghĩa vụ mới so với tình trạng trước khi thực hiện hành động ở
lời đó”.
1.1.2. Hành động hỏi và hành động trả lời
Theo lý thuyết của về hành động ngôn ngữ thì khi chúng ta hỏi hay trả
lời là chúng ta đang thực hiện hành động ngôn ngữ. Hành động hỏi và hành
động trả lời thuộc hành động ở lời. Để phân loại hành động ở lời, Sealer đã
dựa vào 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng là: đích ở lời, hướng
khép lời hiện thực, trạng thái tâm lý và nội dung mệnh đề. Trên cơ sở các tiêu
chí phân loại như vậy Sealer phân lập được 5 loại hành động ở lời. Đó là các
hành động:
Xác tín (assertives): Đích ở lời là miêu tả một sự tình đang được nói đến.
Hướng khớp - ghép là lời hiện thực. Trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều
mình xác tín. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Mệnh đề này có thể đánh
giá theo tiêu chuẩn đúng sai, lôgic. Các hành động như giải thích, chứng
minh, nhận xét thuộc nhóm này.
Điều khiển (directives): Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành động tương lai. Hướng khớp - ghép là hiện thực - lời.
Trạng thái tâm lý là mong muốn của SP1 nội dung mệnh đề là hành động
tương lai của SP2. Các hành động như yêu cầu, hỏi, khuyên thuộc nhóm này.
Cam kết (Commisives): Đích ở lời là phải thực hiện hành động ở tương
lai mà SP1 bị ràng buộc, hướng khép là hiện thực lời. Trạng thái tâm lý là ý

định của SP1. Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của SP2. Các hành
động như yêu cầu, hỏi, khuyên… thuộc nhóm này.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

8

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

Biểu cảm (expressives): Đích ở lời là lời bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp
với hành động ở lời. Hướng khớp ghép vừa là lời - hiện thực vừa là hiện thực
- lời. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các hành động như tuyên bố, buộc
tội thuộc nhóm này.
Theo cách thực hiện các hành động ngôn ngữ các nhà nghiên cứu còn
phân biệt hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Hơn nữa trong hội thoại, căn cứ vào lượt người, còn có sự phân biệt hành
động dẫn nhập và hành động hồi đáp thì hành động hồi đáp có 2 loại: Hành
động hồi đáp trực tiếp và hành động hồi đáp gián tiếp.
Hành động hồi đáp trực tiếp thuộc hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành
động hồi đáp gián tiếp là hành động ngôn ngữ gián tiếp. Theo tác giả Đỗ Hữu
Châu những hành vi ngôn ngữ chân thực có nghĩa là các hành vi thực hiện
đúng với các điều kiện sử dụng đúng với cái đích ở lời của chúng và trong
thực tế sử dụng ngôn ngữ và nhiều lý do người nói sử dụng hành động ngôn

ngữ này nhưng lại nhằm đến hiệu quả ở lời của một hành động khác. Đây
chính là hành động ngôn ngữ gián tiếp .
Năm phạm trù lớn của hành động ở lời theo cách phân lập của Sealer là
cơ sở để chúng tôi phân loại câu trả lời gián tiếp từ góc độ hành động ngôn
ngữ và để xác định được phần tin mới trong câu trả lời gián tiếp (nội dung của
chương 3).
Hành động hỏi và hành động trả lời làm thành một cặp thoại hỏi - đáp,
trong đó hành động hỏi đóng vai trò dẫn nhập, hành động trả lời đóng vai trò
hồi đáp.
Ví dụ 1:
SP1 : Cái gì đau?
SP2 : Xương hông ông ấy tỳ vào đùi tao đau quá.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Một khái niệm tình yêu”)

Nguyễn Thị Nhị
Văn

9

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

Ở ví dụ trên, SP1 đưa ra một khái niệm chưa biết là bộ phận nào trên cơ
thể bị đau “Cái gì?” với một hiệu lực ở lời là yêu cầu người nghe (SP2) phải
trả lời vào điều cần biết. Câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu thông tin chưa

biết và thông tin còn thiếu hụt ở câu hỏi.
Ví dụ 2 :
SP1 : Nhà chị ở gần đây không?
SP2 : Từ mặt lộ, quẹo tay mặt xắn riết đụng cái lò heo, kế cây
bông điệp bự là tới.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Kỉ niệm vùng ven”)
Trong ví dụ trên SP1 đưa ra hai khả năng để SP2 lựa chọn: “ở gần” hoặc
“ở xa”. Thông qua việc đưa ra cách chỉ dẫn SP2 đã gián tiếp trả lời ở khả
năng thứ hai. Cách hồi đáp này mang ý nghĩa ẩn ý của người nói, người nghe
muốn nhận biết được phải thông qua quá trình suy ý.
Như vậy để đáp lại hành động dẫn nhập trong câu hỏi, hành động hồi đáp
trong câu hỏi có thể diễn ra theo hai khả năng là hồi đáp trực tiếp và hồi đáp
gián tiếp.
1.2. Lý thuyết hội thoại
1.2.1. Cặp thoại
Hội thoại là hành động phổ biến nhất căn bản nhất của con người. Đó là
sự giao tiếp 2 chiều có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với
sự luân phiên lượt lời. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ và lý thuyết về hội
thoại cho rằng: trong hội thoại mỗi phát ngôn đều có mối quan hệ mật thiết
với những phát ngôn trước và sau nó. Nhưng phát ngôn đi trước có vai trò
định hướng cho những phát ngôn đi sau; phát ngôn đi sau có vai trò hồi đáp
và phát triển cho phát ngôn đi trước.
Ví dụ 3:
a, SP1: Anh gì ơi … anh cho em hỏi anh Hưởng có ở đây không ạ?

Nguyễn Thị Nhị
Văn

10


Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

b, SP2: Hưởng nào? Người sĩ quan đeo băng đỏ nhìn lên, hạ một câu khá
nặng.
c, SP1: Dạ, em hỏi anh Hưởng đại … à thượng uý …
d, SP2: Ở đây thượng uý có cả trăm. Thượng uý mãn tính.
e, SP1: Anh Hưởng … Hưởng quê ở Anh Phú đấy ạ.
f, SP2: À, Hưởng cao. Vậy sao không nói trước, cậu ấy kia kìa !
(Chu Lai - Truyện ngắn “Chuyện tình của đại đội trưởng”)
Trong cuộc hội thoại trên phát ngôn (a) định hướng cho cuộc hội thoại
“Anh Hưởng có ở đây không ạ?” Đáp lại phát ngôn (b) phát triển thêm
“Hưởng nào?” Định hướng cho phát ngôn sau đó. Phát ngôn (c) hồi đáp và
định hướng cho phát ngôn (b) và gợi mở cho phát ngôn (d). Phát ngôn (d) hồi
đáp cho phát ngôn (c) và định hướng phát triển cho phát ngôn (e). Phát ngôn
(e) hồi đáp phát ngôn (d) và phát triển thêm cho phát ngôn( c) và (d). Phát
ngôn (f )hồi đáp cho phát ngôn (e) và khép lại cuộc thoại.
Như vậy, các phát ngôn không đứng biệt lập với nhau mà phát ngôn này
kéo phát ngôn kia . Mỗi phát ngôn là một lượt lời, các cặp lời kế tiếp nhau
làm lên các cặp thoại. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Dụng học Việt
ngữ” quan niệm: “ Cặp thoại chỉ hiện tượng mỗi kiểu phát ngôn được tiếp
theo bằng kiểu phát ngôn riêng. Ví dụ: Hỏi - trả lời, chào - chào, trao - nhận.
Theo tác giả: “Cặp thoại là hai phát ngôn có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Hai phát ngôn của cặp thoại do những người nói khác nhau nói ra và có thể
được gọi là vế thứ nhất và vế thứ hai. Hai vế trong cặp liền kề nhau được gọi

là cặp kế cận”.
Ví dụ 4:
SP1: Pháp luật gì ?
SP2: Pháp luật bảo vệ rừng.
( Chu Lai - Truyện ngắn “Dòng sông yên ả”)

Nguyễn Thị Nhị
Văn

11

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

Nhưng đôi khi phát ngôn trong một cặp thoại không liền kề nhau mà bị
tách ra khỏi một cặp thoại khác. Cặp thoại này được gọi là cặp thoại chêm
xen.
Ví dụ 5:
SP1: Biết tại sao anh nghĩ vậy không?
SP2: Biết đã không hỏi.
SP1: Vì anh ghen. Ghen với sự hạnh phúc và ấm êm của người
khác. Người lận đận nào cũng hay sinh tật khắt khe.
(Chu Lai - “Vòng tròn bội bạc”)
Đoạn trên gồm ba phát ngôn, phát ngôn (a) là một câu hỏi nhưng câu trả
lời cho phát ngôn này không được trả lời liền kề ở phát ngôn (b) mà câu trả

lời ở phát ngôn (c), phát ngôn (b) là phát ngôn chêm xen.
Như vậy, cặp thoại là hai phát ngôn có quan hệ tương thích về chức
năng, hai vế của cặp thoại có thể liền kề nhưng có thể cách xa nhau.
Trước giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ
học” giáo sư Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra định nghĩa: “Cặp thoại là đơn vị
lưỡng thoại nhỏ nhất do các tham thoại tạo nên”. Số lượng các tham thoại là
cơ sở để phân biệt các cặp thoại. Có nhiều loại cặp thoại (cặp thoại một tham
thoại, cặp thoại hai tham thoại, cặp thoại ba tham thoại). Việc thống kê phục
vụ cho luận văn chủ yếu vào tập trung vào các cặp thoại hỏi - trả lời kế cận và
chêm xen bao gồm hai tham thoại, nhưng khi phân tích trong luận văn thường
đặt cặp thoại đó trong cuộc thoại.
1.2.2. Cặp thoại hỏi và trả lời
1.2.2.1. Hỏi và trả lời các hành động tương tác hội thoại
Với lượt lời thứ nhất (lời hỏi) được thực hiện bởi vai người nói và hướng
vào một giao tiếp xác định; lượt lời thứ hai (trả lời) được thực hiện bởi vai
người nghe và hướng tới đối tượng chủ yếu là người hỏi. Lượt lời thứ nhất -

Nguyễn Thị Nhị
Văn

12

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn


lời hỏi - được gọi là câu hỏi; lượt lời thứ hai - trả lời được gọi là câu trả lời.
Khi đặt ra một câu hỏi thì người hỏi đang chờ đợi một thông tin nào đó từ
phía người trả lời. Như vậy, hành vi hỏi luôn diễn ra trước hành vi trả lời. Có
nhiều dấu hiệu để người tham gia giao tiếp dễ dàng nhận biết được lượt lời
hỏi và lượt bắt đầu lượt trả lời của mình như: các đại từ nghi vấn, các tiểu từ
chuyên dụng, ngữ điệu …
Ví dụ 6:
SP1: Bà ấy người ở đây hay người nơi khác đến ?
SP2 : Chắc là người ở đây, nghe giọng thì biết.
(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng)
Trong ví dụ trên, người hỏi đã sử dụng từ chuyên dụng “hay” để tạo ra
lượt hỏi của mình. Đó cũng là tín hiệu để người nghe bắt đầu lượt trả lời.
Ví dụ 7:
SP1: Sao! Cô ấy không chịu đi à ?
SP2: Chịu, chịu chớ sao không.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Anh hai Đởm”)
Trong ví dụ trên, SP2 dựa vào ngữ điệu tăng dần từ đầu đến kết thúc phát
ngôn để kết thúc lượt hỏi và chuẩn bị lượt trả lời của mình.
Ngoài nguyên tắc luân phiên lượt lời, quy tắc cộng tác hội thoại cũng chi
phối đến hành động hỏi và hành động trả lời. Cái đích việc, một tình huống
chưa biết hoặc chưa rõ. Vì vậy, người hỏi và người trả lời đều tham gia cộng
tác hội thoại để đưa cuộc thoại tới đích mong muốn.
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát cấu trúc tin trong cặp
thoại hỏi- đáp, chính vì vậy cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa câu hỏi và câu
trả lời để thấy được sự gắn bó mật thiết chặt chẽ giữa chúng. Chính sự gắn bó
mật thiết này quy định cấu trúc tin của câu hỏi và câu trả lời bởi hỏi - trả lời

Nguyễn Thị Nhị
Văn


13

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

giải quyết mâu thuẫu “biết “ và “chưa biết” bằng thông tin mà câu trả lời cung
cấp. Nói đúng hơn hỏi và trả lời là hai mặt của một quá trình thống nhất là
tiền đề tồn tại của nhau. Mục đích của việc hỏi là mong được trả lời và mục
đích của trả lời là làm sáng tỏ những gì mà mình chưa rõ, chưa biết cần biết ở
câu hỏi. Hỏi và trả lời cùng thực hiện một chức năng: chức năng giải thích.
Để đạt được sự thông nhất về chức năng hỏi và trả lời phải có sự tương
hợp như: Tương hợp về hiệu lực ở lời, tương hợp về nội dung mệnh đề, tương
hợp về cấu trúc thông báo, tương hợp về tiền giả định.
Ở sự tương hợp thứ nhất, tương hợp về hiệu lực ở lời, câu hỏi nêu thông
tin bị thiếu hụt, câu trả lời đáp ứng, cung cấp thông tin thiếu hụt đó. Qua hỏi
và trả lời mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết từ thông tin được giải
quyết.
Ví dụ 8:
SP1: Anh vô đây lâu chưa?
SP2: Tám năm
(Chu Lai - Truyện ngắn “Kỉ niệm vùng ven”)
Ở ví dụ trên, SP1 đưa ra câu hỏi thông tin thiếu hụt và mong muốn SP2
cung cấp thông tin thiếu hụt đó. SP1 đưa ra thắc mắc được biểu thị qua dấu
hiệu “lâu chưa ?” - từ ngữ chuyên dụng. Đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin

giải đáp thắc mắc cho SP1, SP2 đã trực tiếp trả lời câu hỏi “lâu chưa ?” bằng
“Tám năm”. Như vậy, câu trả lời mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết
về thông tin đã được giải quyết.
Ở sự tương hợp thứ hai, tương hợp về nội dung mệnh đề. Nội dung của
câu hỏi và câu trả lời tương ứng với nhau theo quy luật: cả người hỏi và người
trả lời đều cùng phải hướng tới một sự tình duy nhất ngoài hiện thực, với
những thành tố hoàn cảnh đồng nhất được kết nối với nhau bằng quan hệ
đồng nhất và cùng được đặt trong một hệ quy chiếu về không gian, thời gian

Nguyễn Thị Nhị
Văn

14

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

… để cùng hướng tới làm rõ một thông tin nào đó. Vì vậy, cả người hỏi và
người trả lời đều phải tuân thủ quy luật này. Khi đưa ra câu hỏi, người hỏi đã
tự xác định và ấn định cho người trả lời nội dung thông tin mà người trả lời
cần cung cấp. Người trả lời cần phải cung cấp đúng thông tin mà người hỏi
yêu cầu. Câu trả lời có thể có cấu trúc đầy đủ hoặc lược bỏ một số thành phần
nhất định không có giá trị cần thiết về mặt thông tin so với mục đích phát
ngôn; hoặc cũng có thể trả lời bằng từ hoặc câu đặc biệt. Dù có trả lời theo
cách nào câu trả lời cũng phải hướng tới một nội dung mệnh đề nhất định.

Ví dụ 9:
SP1: Thế đứa lớn đâu?
SP2: Theo đám bạn đi vườn cây rồi anh ạ .
(Chu Lai - Vòng tròn bội bạc)
Ví dụ 10:
SP1: Hỏi thật nhé, chắc anh đã đi nhiều nơi, đã gặp nhiều người
theo anh con gái vùng nào đẹp nhất?
SP2: Vùng này.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Chuyện tình của đại đội
trưởng”)
Trong hai ví dụ trên, người trả đã lược đi một số thành phần, ở ví dụ 9,
SP2 đã lược đi thành phần chủ ngữ “đứa lớn”. Còn ở ví dụ 10 SP2 cũng lược
đi chủ ngữ “con gái”. Dù câu trả lời bị lược đi nhưng nó vẫn đáp ứng đầy đủ
thông tin mà người hỏi yêu cầu.
Câu hỏi và câu trả lời còn tương hợp với nhau ở cấu trúc thông báo, bởi
câu hỏi không chỉ có ý muốn nhận tin mà còn chỉ ra cho người đối thoại biết
đâu là cái mà người hỏi đã biết đâu là cái mà người hỏi cần biết. Ngược lại,
người hỏi cũng phải có chung những tri thức đã biết đó để hướng tới làm sáng
tỏ những điều mà mình cần.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

15

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ


Chuyên ngành Ngôn

Ví dụ 11:
SP1 : Ba Sương nào?
SP2 : Ba Sương y tá của đội du kích.
(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng)
Trong ví dụ trên, câu hỏi của SP1 yêu cầu SP2 cung cấp những thông tin
còn thiếu hụt, thông tin thiếu hụt được xác định qua từ nghi vấn “nào?” Câu
hỏi của SP1 có cấu trúc:
Ba Sương
nào?
Tin đã biết
Tin cần biết
SP2 đã xác định được thông tin SP1 đã biết và thông tin thiếu hụt, SP2
cũng có chung nhưng tri thức đã biết nên câu trả lời đáp ứng được nhu cầu
thông tin cần thiết cho SP1. Câu trả lời của SP2 có cấu trúc:
Ba Sương
y tá của đội du kích
Tin cũ
Tin mới
Có thể cấu trúc tin trong câu hỏi và câu trả lời ở ví dụ trên tương hợp
nhau.
Mối quan hệ thống nhất chặt chẽ của các cặp thoại hỏi - đáp (trả lời)
cũng thể hiện rõ sự tương hợp của thông tin tiền giả định. Người ta chỉ có thể
trả lời cho câu hỏi đặt ra khi chấp nhận các tiền giả định chứa trong câu hỏi
đó. Khi người trả lời phủ định tiền giả định trong câu hỏi thì cuộc hội thoại
chuyển sang hướng mới.
Ví dụ 12:
SP1: Một mình Krovan sử dụng à ?

SP2: Một mình tôi thôi.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Người không đi qua hoàng cung”)
Trong ví dụ trên, SP1 đặt một câu hỏi với một tiền giả định mà cả hai
nhân vật giao tiếp đều hiểu được, tiền giả định được thể hiện qua từ “sử

Nguyễn Thị Nhị
Văn

16

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

dụng”- sử dụng khẩu B40.Vì hiểu được điều mà SP1 hỏi nên SP2 có câu trả
lời phù hợp với mong muốn của SP1.
Khái niệm tiền giả định đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực logic triết
học trong công trình nghiên cứu của G. Fege. Luận văn chỉ đề cập đến phát
ngôn nói chung và trong câu hỏi và câu trả lời nói riêng. Tiền giả định là
thành phần thông tin nằm trong ý nghĩa của câu nói với tư cách là cái không
được diễn đạt, hiển ngôn, nhưng cái mà người nói và người nghe đều biết
trước và đều phải thừa nhận trước là đúng.
Tiền giả định trong câu hỏi và câu trả lời đều không phải là trọng tâm
thông báo mà chỉ có tính chất là tiền đề thông báo. Câu hỏi muốn được người
trả lời đáp ứng đúng yêu cầu thông tin mà mình đòi hỏi thì phải dựa trên một
tiền giả định đúng. Nếu câu hỏi dựa trên tiền giả định sai thì sẽ không nhận

được câu trả lời đúng yêu cầu.
Ví dụ 13 :
SP1: Ông là công an hộ tịch đấy à ?
SP2: Cái bà này … Hỏi cho biết, chả lẽ hàng xóm láng giềng tối
lửa tắt đèn …
(Chu Lai - Truyện ngắn “Chỗ ấy có một ngôi nhà”)
Khi đặt câu hỏi trên, người hỏi (SP1) dựa trên một tiền giả định : “Ông”
là công an. Nhưng tiền giả định đó không đúng với thực tế lên nó bị phủ nhận
ngay trong câu trả lời. Cho nên câu trả lời chưa đáp ứng điều chưa biết của
câu hỏi mà có tác dụng đính chính lại thông tin tiền giả định của câu hỏi.
Trong câu hỏi chính danh, bao giờ cũng có hai phần tin: tin đã biết và tin
chưa biết. Tiền giả định trong câu hỏi là cái mà người hỏi đã biết và mặc
nhiên cho người trả lời cũng chấp nhận. Tiền giả định thực chất là tin cũ,
được dùng làm căn cứ để đặt câu hỏi.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

17

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

Trong câu trả lời cũng vậy, tiền giả định chính là tin cũ. Câu trả lời dù có
cấu trúc hai phần (tin đã biết và tin mới) hay cấu trúc một phần (tin mới) thì

đều chứa tiền giả định. Tiền giả định có thể xuất hiện trên bề mặt câu chữ
nhưng cũng có thể ẩn đi trong ngữ cảnh.
Những sự tương hợp nói trên cho ta thấy, hỏi và trả lời là một hệ thống
thống nhất và biện chứng với nhau. Câu trả lời quy định cấu trúc của câu hỏi
và ngược lại, câu hỏi đặt ra trên thực tế giả định trước, cấu trúc hoá trước
những câu trả lời cho nó.
1.2.3. Các dạng câu hỏi chính danh
1.2.3.1. Câu hỏi chính danh và câu hỏi không chính danh
Câu hỏi (câu nghi vấn) dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài
nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó.
Câu hỏi chính danh được hiểu là những câu nghi vấn được dùng đúng
mục đích trên, nghĩa là câu có hành động ngôn trung trực tiếp, có lực ngôn
trung đồng nhất với mục đích nói của câu.
Tác giả Cao Xuân Hạo cho rằng câu hỏi chính danh là: “những câu hỏi
yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay một tham tố nào đó của
sự tình được tiền giả định là hiện thực”. Như vậy là câu hỏi chính danh là câu
hỏi nêu ra với mục đích là đòi hỏi được một câu trả lời đáp ứng được yêu cầu
về thông tin bị thiếu hụt.
Câu hỏi không chính danh là câu hỏi có hành động ngôn trung không
trực tiếp, lực ngôn trung không đồng nhất với mục đích nói của phát ngôn.
Đây là loại câu hỏi không yêu cầu cần phải có câu trả lời mà hỏi để nhằm mục
đích khác như : khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, phỏng đoán ngờ vực.
Ví dụ 14: Anh có thể nhắc lại một lần nữa không ? ( câu cầu khiến)
(Chu Lai - Vòng tròn bội bạc)
Ví dụ 15: Chị biết nhiều nhỉ ? ( câu khẳng định)

Nguyễn Thị Nhị
Văn

18


Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn
(Chu Lai - Truyện ngắn “Một khái niệm tình yêu”)

Ví dụ 16: Chủ nhật mà đi đâu cả để nhà vắng vẻ thế này? (chào)
(Chu Lai - Truyện ngắn “Dòng sông yên ả”)
1.2.3.2. Các loại câu hỏi chính danh
Có thể phân biệt câu hỏi chính danh thành một số loại nhỏ như sau: Câu
hỏi tổng quát, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi chuyên biệt, câu hỏi giả thiết.
1.2.3.2.1. Câu hỏi tổng quát
Câu hỏi tổng quát là dạng câu hỏi được sử dụng khi SP1 mới chỉ biết có
một sự tình sảy ra nhưng chưa biết một chi tiết nào về sự tình trong câu hỏi và
hỏi thăm về sự tình đó. Khi trả lời câu hỏi dạng này SP2 phải dùng câu đầy đủ
các thành phần.
Ví dụ 17:
SP1: Bị thương hồi nào vậy, Krovan?
SP2: Năm ngoái, dính mìn, nhưng tôi cũng bắn chúng nó thấy mẹ cha.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Người không đi qua hoàng cung”)
Ví dụ 18:
SP1: Gia đình ta đi kinh tế mới lên đây à?
SP2: Không, cháu vừa ở bộ đội chuyển ra.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Dòng sông yên ả”)
Khi dùng câu hỏi tổng quát thường có một tiền giả định tồn tại: Có một
sự tình gì đó nhưng chưa biết thông tin gì về sự tình đó. Câu hỏi thường là “gì

thế? , Cái gì thế ? , Việc gì thế?”
1.2.3.2.2. Câu hỏi chuyên biệt
Câu hỏi chuyên biệt là loại câu hỏi đựơc sử dụng khi SP1 chưa biết về
một chi tiết nào đó trong sự tình và chỉ hỏi về chi tiết đó.
Hình thức biểu thị điều hỏi của câu hỏi này là các đại từ nghi vấn: ai,
đâu, sao, gì, nào, mấy, thế nào?...

Nguyễn Thị Nhị
Văn

19

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

Ví dụ 19:
- Làm gì?
- Một ổ kích nữa sao anh?
- Liên đã thấy chuột sốt rét chưa?
Khi trả lời cho câu hỏi thuộc dạng này, SP2 có thể dùng câu đầy đủ hoặc
câu tỉnh lựơc.
Ví dụ 20:
SP1 : Anh đang nghĩ gì thế?
SP2 : Không !...
(Chu Lai - Vòng tròn bội bạc)

Ví dụ 21:
SP1: Anh còn tiền không ?
SP2: Còn.
(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng)
1.2.3.2.3. Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi trong đó đặt ra những khả năng khác nhau
cho người trả lời lựa chọn. Kiểu câu hỏi này được biểu thị ở một số dạng như
sau:
Sử dụng quan hệ từ “hay” với ý nghĩa lựa chọn.
Ví dụ 21: Kén à ? Hay ngại?
(Chu Lai - Truyện ngắn “Một khái niệm tình yêu”)
Ví dụ 22: Cảm ơn cái con khỉ. Rượi nữa không hay nước mát?
(Chu Lai - Truyện ngắn “Phố nhà binh” )
Sử dụng cặp phụ từ: có, không, đã , chưa …
Ví dụ 23:
SP1: […] Này, cô bé có biết cái bà ở phòng đang nói kia không?
SP2: Dạ, biết chớ! Bà Tư Lan, cả tỉnh này ai không biết.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

20

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng)

Ví dụ 24:
SP1: Từ sáng đã qua được chiếc nào chưa?
SP2: Qua hết rồi mới tức chứ …
(Chu Lai - Truyện ngắn “Một khái niệm tình yêu”)
1.2.3.2.4. Câu hỏi giả thiết
Các tác giả cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) thuộc viện KHXHNV
có đề xuất kiểu câu hỏi giả thiết. Theo đó, trong câu hỏi, người nói vừa hỏi,
vừa nêu một giả thiết ít nhiều đã có tính chất khẳng định và mong người nghe
cho ý kiến ít nhiều về giả thiết. Ngoài ngữ điệu nghi vấn, câu nghi vấn ở loại
này thường dùng ở cuối câu một vài tình thái từ : à, ư, nhỉ, nhé, hả, hử …
Ví dụ 25:
SP1 : Không có khoá à?
SP2 : Có.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Phố vắng”)
Ví dụ 26:
SP1 : Xin lỗi, cho phép hỏi cô tên gì ?
SP2 : Lan.
(Chu Lai - Truyện ngắn “Trang bản thảo chép thuê”)
Câu hỏi giả thiết có điểm giống dạng câu hỏi tổng quát vì trong câu hỏi
giả thiết điều cần hỏi cũng có liên quan đến toàn bộ sự tình, nhưng câu hỏi giả
thiết người nói muốn người nghe xác định về tính đúng của toàn bộ sự tình
mà người nói giả thiết.
Ví dụ 27 : Dạo này hai người còn chơi với nhau không ?
(Chu Lai - Truyện ngắn “Trang bản thảo chép thuê”)
Trong ví dụ trên người nói muốn người nghe xác nhận sự thật của cả sự
tình “hai người còn chơi với nhau không”. Trách nhiệm của người nghe là

Nguyễn Thị Nhị

Văn

21

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

trên cơ sở thực tế của sự tình, xác nhận giả thiết mà người nói đưa ra là có hay
không.
1.2.3.3 Các dạng câu trả lời
Với mỗi câu hỏi có thể có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Chẳng hạn cô
giáo kiểm tra bài cũ của học sinh, thấy học sinh trả lời ấp úng cô giáo hỏi “Về
nhà em không học bài cũ à ?”. Học sinh có thể trả lời theo các kiểu sau:
- Em có học ạ.
- Em không học ạ
- Em bị mệt ạ
- Câu hỏi của câu quá khó em không trả lời được
Dù được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng những câu trả
lời đó đều thuộc một trong hai phương thức cơ bản của hành động trả lời là
trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp.
Trả lời trực tiếp: Là cách trả lời tường minh hiển ngôn vào điều cần biết
mà câu hỏi đã giả định truớc đó, do đó không cần phải suy luận.
Ví dụ 28:
SP1 : Nào, uống gì chú ?
SP2 : Anh cho … chén trà.

(Chu Lai -Vòng tròn bội bạc)
Ví dụ 29:
SP1: Anh còn tiền không?
SP2: Còn.
(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng)
Trả lời gián tiếp: là cách người nghe phải thông qua suy diễn ngữ nghĩa
mới có thể suy ra được thông tin mà người nói muốn truyền đạt.
Ví dụ 30:
SP1: Ông là công an họ tịch đấy à?

Nguyễn Thị Nhị
Văn

22

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ

Chuyên ngành Ngôn

SP2: Cái bà này … hỏi cho biết, chả lẽ hàng xóm tối lửa tắt đèn..
(Chu Lai - Truyện ngắn “Chỗ ấy có một ngôi nhà”)
Ví dụ 31:
SP1: Sao anh ?
SP2: Tôi nhờ cô ấy viết hộ bản thảo mà lúc hẹn đến, lại tránh mặt
không tiếp.
Trong ví dụ 30, SP2 không trả lời trực tiếp vào trọng điểm hỏi “là công

an hộ tịch à?” của câu hỏi. Câu trả lời của SP2 đưa ra nội dung mang tính phủ
định. Từ đó SP1 đưa ra nghĩa hàm ẩn của câu trả lời (SP2 là người sống tình
nghĩa, quan tâm mọi người). Qua những từ ngữ mang tính tường minh đó,
SP1 mới có thể suy ra làm hàm ngôn trong câu trả lời gián tiếp mà SP1 nhận
được từ SP2.
Ở ví dụ 31, SP2 cũng không trả lời trực tiếp câu hỏi “sao” mà đưa ra
những lời khẳng định về thái độ và cách cư xử của cô gái. SP2 gián tiếp trách
cô gái về việc cô chưa chép bản thảo cho mình.
Như vậy, để giải mã được thông tin của câu trả lời gián tiếp, người nghe
cần thông qua quá trình suy ý.
Câu trả lời và câu đáp: từ hai phương thức trả lời trục tiếp và gián tiếp,
tác giả Lê Đông trong luận án PTS. “Ngữ nghĩa - ngữ dụng - câu hỏi chính
danh” đã phân biệt câu trả lời và câu đáp như sau:
Khác với câu trả lời, câu nói chỉ là nhưng từ ngữ phát ngôn mà người nói
phát ra để phản ứng một phát ngôn có trước. Nó không đáp ứng những nhu
cầu về thông tin của câu hỏi và thường đi chệch điểm hỏi, đi chệch khỏi
khuôn câu trả lời mà câu hỏi đặt ra đã giả định trước.
Với hình thức câu đáp, tác giả Lê Đông đưa ra bốn kiểu câu đáp thường
gặp:
- Câu đáp từ chối yêu cầu trả lời hoặc nêu lý do không thể trả lời.

Nguyễn Thị Nhị
Văn

23

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp

ngữ

Chuyên ngành Ngôn

- Câu đáp phản ứng lại câu hỏi trong trường hợp câu hỏi bị cho là vô lý.
- Câu hỏi đặt ra có một ẩn ý nào đó, câu đáp đáp lại ẩn ý đó.
- Các trường hợp: không muốn trả lời, không có, thông tin để trả lời,
đánh chống lảng hoặc chưa rõ câu hỏi.
Qua sự phân biệt trên, khóa luận này quan tâm đến câu trả lời trực tiếp, câu
trả lời gián tiếp bằng hàm ngôn và những câu đáp vì chúng đều là cách hồi
đáp chứa đựng những thông tin mà câu hỏi yêu cầu cung cấp.
1.3. Cấu trúc tin trong câu tiếng Việt
1.3.1. Cấu trúc tin trong câu
Ngôn ngữ học nghiên cứu câu trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và
dụng học.
Ở bình diện nghĩa, câu có cấu trúc miêu tả (biểu hiện). Đó là cấu trúc bao
gồm vị tố và các tham thể của sự tình (hay các vai nghĩa trong sự tình) .
Ở bình diện ngữ pháp (kết học), câu có cấu trúc ngữ pháp. Cấu trúc ngữ
pháp bao gồm các thành phần ngữ pháp của câu, các kiểu cấu tạo ngữ pháp
của câu.
Cấu trúc nghĩa và cấu trúc ngữ pháp đều có thể tồn tại trong câu cả ở
trong trường hợp câu ở dạng biệt lập, tách khỏi ngữ cảnh và hoàn cảnh sử
dụng câu trong hoạt động giao tiếp.
Ví dụ 32: (A). Tối qua, Huy đi Lào Cai.
Câu (A) luôn có cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc ngữ pháp như sau:
(32)
Cấu trúc ngữ pháp
Cấu trúc nghĩa biểu hiện

Tối qua,

Trạng ngữ
Thời gian

Huy
Chủ ngữ
Chủ thể

đi
vị ngữ
vị tố

Lào Cai
Bổ ngữ
Đích thể

Xét về bình diện sử dụng trong hoạt động giao tiếp câu còn cấu trúc tin.
Halliday cho rằng thông tin là một quá trình tương tác giữa cái đã biết hoặc có
thể dự đoán cái mới. Tác giả cũng đưa ra khái niệm đơn vị thông tin và quan
niệm đơn vị thông tin là một cấu trúc được tạo ra từ hai chức năng cái mới

Nguyễn Thị Nhị
Văn

24

Lớp K32C – Ngữ


Khóa luận tốt nghiệp
ngữ


Chuyên ngành Ngôn

(the new) và cái có sẵn (the giver). Ngữ cảnh và văn cảnh quyết định cấu trúc
tin của phát ngôn.
Như vậy, trong cùng một phát ngôn, cấu trúc nghĩa và cấu trúc ngữ pháp
mang tính chất ổn định.
Theo tình huống phát ngôn mà cấu trúc của tin A có thể rất khác nhau:
+ Nếu đặt A sau câu hỏi: Tối qua Huy đi đâu?
Thì cấu trúc tin của (A) là:
(32)
Cấu trúc tin

Tối qua, Huy đi
Tin cũ

Lào Cai
Tin mới

+ Nếu đặt (A) sau câu hỏi: Tối qua, Huy làm gì ?
Thì cấu trúc của tin (A) là:

(32)
Cấu trúc tin

Tối qua, Huy
Tin cũ

đi Lào Cai
Tin mới


+ Nếu đặt (A) sau câu hỏi: Tối qua, ai đi Lào Cai?
Thì (A) có cấu trúc tin là:
(32)
Cấu trúc tin

Tối qua,
Tin cũ

Huy
Tin mới

đi Lào Cai
Tin cũ

+ Nếu đặt (A) sau câu hỏi: Huy đi Lào Cai khi nào?
Thì (A) có câu trúc tin là:
(32)
Cấu trúc tin

Tối qua,
Tin mới

Huy đi Lào Cai
Tin cũ

+ Nếu đặt (A) sau câu hỏi: Anh nói gì?
Thì (A) có cấu trúc tin là:
(32)
Cấu trúc tin


Tối qua, Huy đi Lào Cai
Tin mới

Như vậy, cấu trúc tin của một câu thường chứa phần nội dung “cho sẵn”
và phần nội dung “mới”. Halliday cho rằng, thông tin được người nói thể hiện
như thế có thể phục hồi được là thông tin cho sẵn đối với người nghe và thông

Nguyễn Thị Nhị
Văn

25

Lớp K32C – Ngữ


×