Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật grigôri mêlêkhôp trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a sôlôkhôp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.12 KB, 62 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn Th.S. Lê Thị Thu Hiền - người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình làm khoá luận này.
Đồng thời, em xũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ
Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2007
Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn

1


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận
tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của các thầy cô giáo. Những nội dung này không hề trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác.


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2007
Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn

2


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Mikhain Alêchxanđrôvich Sôlôkhôp (1905 - 1984) được người đọc biết
đến như một cây đại thụ của nền văn học hiện thực Nga thế kỷ XX. Thiên tài
Sôlôkhôp đã chín muồi rất sớm, sớm tới mức khiến người ta tưởng như một
điều kỳ diệu và bất ngờ "Mikhain Sôlôkhôp bước vào văn học một cách trẻ
trung nóng bỏng và bất ngờ" (lời của Alêchxây Braghin). Chính nhà văn lão
thành A.Xeraphimôvich, người đồng hương với Sôlôkhôp, trên báo Sự thật
năm 1928 cũng kinh ngạc và khẳng định Sôlôkhôp giống như "Con đại bàng
non mỏ vàng bất chợt vẫy lên đôi cánh mênh mông". Và cho đến nay,
"Sôlôkhôp đã trở thành hiện tượng kỳ diệu của nền văn hoá cách mạng và tiến
bộ trên thế giới" ( Huy Liên). Cùng với M.Gorki, Sôlôkhôp là nhà văn Nga nổi
tiếng, có nhiều độc giả nhất của thế kỷ XX. "Sáng tác của ông đã trở thành di sản
tinh thần quý giá của nhân dân Xô Viết và toàn nhân loại" (Nguyễn Hải Hà).
Sự nghiệp sáng tác của Sôlôkhôp thật đồ sộ và lớn lao ở cả hai thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của Sôlôkhôp là những bức tranh hoành
tráng của thế kỷ trong đó sự thật khắc nghiệt được in dấu và hằn lên một cách

táo bạo và cay đắng. Các tác phẩm Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận
con người, Họ chiến đấu vì tổ quốc đã trở thành tài sản văn hoá chung của
nhân loại, đã thuộc về nền văn học của toàn thế giới (Vinli Brêden). Trong
toàn bộ sáng tác của Sôlôkhôp, Sông Đông êm đềm được coi là tác phẩm xuất
sắc nhất. Pho tiểu thuyết này giống như bộ sử thi của thời đại, là niềm tự hào
của nhân dân Nga. Sông Đông êm đềm được dư luận thế giới đánh giá là "kiệt
tác của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", là "thiên sử thi nhân dân mãnh
liệt", "kiệt tác của mọi thời đại", và là kiệt tác của văn học thế giới".

K29A Ngữ văn

3


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Sức sống của Sông Đông êm đềm là bất diệt bởi có sự sáng tạo táo bạo
của Sôlôkhôp trong việc xây dựng lên nhân vật điển hình Grigôri Mêlêkhôp.
Sôlôkhôp đã khiến cho giới phê bình phải ngỡ ngàng ở chỗ Grigôri mặc dù
mắc những lỗi lầm to lớn nhưng vẫn là một điển hình về con người đẹp.
"Sôlôkhôp là nhà văn đầu tiên khám phá ra vẻ đẹp cả về tinh thần và thể chất
của người lao động" (Nguyễn Kim Đính) [3, 223]. Chính Sôlôkhôp khẳng
định "Grigôri - mặc dù có những sai lầm, đã chiếm được tình cảm trong trái
tim của hàng triệu độc giả" [3, 223]. Grigôri được khắc hoạ là con người xuất
thân từ nông dân, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân,
tiêu biểu cho số phận của nhân dân và cuộc đấu tranh đi tìm chân lý cách
mạng của mình. Như vậy nghiên cứu về Grigôri Mêlêkhôp góp phần quan
trọng trong việc tìm hiểu tiểu thuyết Sông Đông êm đềm.

1.2. Lý do thực tiễn
Hiện nay, tên tuổi của Sôlôkhôp ngày càng trở nên gần gũi với bạn đọc
nhiều nước trên thế giới. ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về tác phẩm của Sôlôkhôp một cách toàn diện và có hệ thống. Tại
các trường Đại học và Cao đẳng, chúng ta được tiếp xúc với Sôlôkhôp qua
hàng loạt những cuốn giáo trình, sách tham khảo, tác phẩm... Qua đó ta có thể
có được cái nhìn toàn diện về ông. Trong các trường phổ thông, chúng ta chỉ
biết đến ông qua các bài lịch sử văn học, đoạn trích của Số phận con người
trong chương trình sách giáo khoa văn học nước ngoài lớp 12. Tác phẩm mà
chúng tôi chọn nghiên cứu trong đề tài này không có trong chương trình
nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp cho người giáo viên tương lai có cái
nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác giả Sôlôkhôp, để từ đó sẽ giảng dạy tốt hơn cho
học sinh.

K29A Ngữ văn

4


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Chính vì những lý do nói trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Nghệ
thuật khắc hoạ tính cách nhân vật Grigôri Mêlêkhôp trong tiểu thuyết
Sông Đông êm đềm của M.A.Sôlôkhôp".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về Sôlôkhôp ở
cả Nga và Việt Nam, song do hạn chế về mặt ngoại ngữ, chúng tôi chỉ khảo
sát những tài liệu, những công trình đã được dịch ra tiếng Việt và những công

trình do các tác giả Việt Nam viết. Qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi đã có
trong tay một số tài liệu nghiên cứu về Sôlôkhôp như sau:
2.1. Giáo trình
Để xử lý đề tài này chúng tôi dựa trên bốn cuốn giáo trình hiện đang
được sử dụng để giảng dạy và tham khảo tại khoa văn các trường Đại học Sư
phạm và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Tác giả S.O. Mêlich Nubarôp năm 1961 trong cuốn Lịch sử văn học Xô
Viết tập 2 đã đề cập đến tính chất hiện thực rõ nét được phản ánh trong tác
phẩm của Sôlôkhôp. Ông viết Sông Đông êm đềm trước hết là một thiên anh
hùng ca ghi lại số phận của dân Côdăc trong thời kỳ cách mạng tháng Mười và
nội chiến". Ông còn chỉ ra được rằng, Sôlôkhôp tôn trọng sự thật một cách
nghiêm ngặt, không tô hồng chiến tranh mà "vẽ lên bức tranh hiện thực với
một quy mô lớn có tính chất sử thi, của cuộc đấu tranh đẫm máu trong toàn bộ
tính chất phũ phàng của nó" [13, 148].
Về nhân vật Grigôri Mêlêkhôp Nubarôp có những phát hiện độc đáo và
đặc sắc. Ông cho rằng "M.Sôlôkhôp đã dành cho nhân vật này nhiều nét cá
tính rất hấp dẫn. Grigôri là một con người độc đáo, có nội tâm phong phú". Và
ông cũng khẳng định rõ đây là một nhân vật mang trong mình tính cách dao
động. Ông nhận xét "Grigôri như chiếc quả lắc đồng hồ, y ngả nghiêng giữa
hai trận tuyến trong cuộc nội chiến" [13, 154].

K29A Ngữ văn

5


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà


Ngoài ra, S.O. Mêlich Nubarôp còn chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật
của Sôlôkhôp. Ông viết "Sôlôkhôp là nhà nghệ thuật có tài trong việc thể hiện
đặc điểm tâm lý xã hội của nhân vật". Sôlôkhôp rất tinh vi trong việc thể hiện
nội tâm nhân vật. Bằng tài nghệ của mình, Sôlôkhôp "vạch ra tất cả những
trạng thái tinh vi nhất của tâm hồn con người, những mâu thuẫn phức tạp và
đồng thời cũng phá vỡ tính chất toàn vẹn của tính cách" [13, 199]. Nghệ thuật
đặc sắc của Sôlôkhôp còn được tác giả bài viết này nhắc đến bởi ngôn ngữ đầy
màu sắc của nhà văn.
Như vậy, có thể nói bài viết đã cho người đọc có cái nhìn tổng quát nhất
về nội dung tác phẩm, tuy nhiên chưa đi sâu và việc khắc hoạ rõ nét tính cách
nhân vật Grigôri Mêlêkhôp nhưng đây cũng là định hướng quan trọng để
chúng tôi xử lý đề tài này.
Trong cuốn Lịch sử văn học Xô Viết tập 2 đã cung cấp một cái nhìn toàn
diện và hệ thống về tác phẩm. Ông viết "tiểu thuyết Sông Đông êm đềm mênh
mông như bầu trời, sâu thẳm như đại dương, trong đó có những cách tân táo
bạo nhất đối với văn học Nga và thế giới, có những phát hiện mới mẻ về hệ
thống chủ đề cũng như hình thức nghệ thuật" [3, 211].
Đối với Grigôri, ông đã dành cho nhân vật này sự ưu ái, ông viết "mặc
dù Grigôri mắc sai lầm, nhưng nhà văn không miêu tả Grigôri là một nhân vật
tiêu cực". Ông đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong nhân vật và phát hiện ra rằng
"Grigôri được khắc hoạ là con người xuất thân từ nhân dân, mang trong mình
những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân, đồng thời cũng tiêu biểu cho số phận và
cuộc đấu tranh gian nan của nhân dân để tiếp cận chân lý cách mạng" [3, 230].
Trong cuốn sách này, Huy Liên đã phát hiện ra sự cách tân trong nghệ
thuật của Sôlôkhôp về mặt kết cấu, phong cách và sự kết hợp chặt chẽ xung
đột tâm lý với xung đột có tính giai cấp và lịch sử. Ngoài ra, tác giả cũng
khẳng định "Nghệ thuật tâm lý Sôlôkhôp cũng sáng tạo mới mẻ vì ông vừa

K29A Ngữ văn


6


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

tiếp thu nghệ thuật của Sêkhôp, vừa tiếp thu nghệ thuật của L.Tônxtôi, nhưng
đó là sự tiếp thu có chọn lọc"[3, 247]. Khác với L.Tônxtôi, giọng điệu nhân
vật không vang lên qua lời độc thoại dài dặc mà chính lời tác giả với cách thay
đổi ngữ điệu đã hàm chứa giọng điệu nhân vật. Song sáng tạo của Sôlôkhôp
chủ yếu là sự phân tích trạng thái nội tâm qua hành vi và biểu hiện bên ngoài
của nhân vật. Có thể nói đây là những cơ sở cần thiết để chúng tôi sử dụng
trong quá trình phân tích và tìm hiểu nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật
Grigôri Mêlêkhôp.
Giáo sư Nguyễn Hải Hà trong cuốn Văn học Xô Viết tập 2 cũng khẳng
định tính chất hiện thực trong tác phẩn của Sôlôkhôp. Ông viết "Sôlôkhôp đã
dũng cảm khám phá sự thật. Ngòi bút hiện thực của ông nghiêm ngặt, khắt
khe từng chi tiết rất nhỏ khi tả cảnh, tả người cũng như những trang khái quát
về lịch sử". Giáo sư còn phát hiện Grigôri là một nhân vật mang trong mình
nhiều tấn bi kịch " bi kịch đời riêng làm sâu sắc thêm bi kịch xã hội của đời
anh"[6, 132].
Để nhân vật của Sôlôkhôp hiện lên sinh động, nhà văn đã soi sáng nó
bằng nhiều phía, thể hiện nó bằng nhiều biện pháp nghệ thuật. Theo giáo sư
Nguyễn Hải Hà đó là: "mô tả trực tiếp lời lẽ, hành động, suy nghĩ, thể hiện nội
tâm qua đối thoại, độc thoại nội tâm, qua ngôn ngữ bán trực tiếp, qua phong
cảnh thiên nhiên". Trong khuôn khổ một bài văn học sử, tác giả chỉ dừng lại ở
nhận xét đó.
Trong cuốn Lịch sử văn học Nga. Đỗ Hồng Chung đã khái quát quá
trình đi tìm chân lý cách mạng của Grigôri Mêlêkhôp. Ông viết "Trên con

đường đi tìm chân lý, Grigôri bộc lộ rõ nét một nhân cách trung thực, dũng
cảm và cao cả" [2, 819]. Và ông cho rằng sự dao động trong tính cách ấy
chính là do hoàn cảnh, môi trường tác động. Ông viết "Sôlôkhôp ném Grigôri
và những nhân vật xuất thân trung nông cũng như tầng lớp khác vào trong cơn

K29A Ngữ văn

7


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

xoáy lốc của thời đại với muôn vàn biến động và mâu thuẫn, để các nhân vật
đó vừa tác động vào môi trường xã hội, vừa chịu sự tác động của hoàn cảnh.
Rồi trên cơ sở những mối xung đột muôn hình muôn vẻ, các tính cách hình
thành phát triển và chuyển biến" [2, 823]. Do phân tích khái quát toàn tác
phẩm nên tác giả cuốn sách đã dừng lại ở đây nhưng chúng tôi coi đây là cơ sở
lý thuyết cho khoá luận này.
2.2. Các sách nghiên cứu, báo và tạp chí về M.Sôlôkhôp
Tác giả Thu Tâm với bài viết Sông Đông êm đềm chảy từ đâu? đã đưa ra
cuộc tranh luận gay gắt về tác giả cuốn tiểu thuyết này. Có luồng thông tin
cho rằng Sôlôkhôp đã ăn cắp văn, lại có luận điệu kết tội Sôlôkhôp có thiện
cảm với Bạch vệ. Tác giả viết Phải chăng đó là thói ghen ghét, đố kị? Thái độ
này thể hiện rõ trong giới Văn học Nga lưu vong. Họ tìm cách kết tội nhà văn,
nghi ngờ quyền tác giả của ông với Sông Đông êm đềm. Sau cùng tác giả bải
viết này đã cung cấp cho bạn đọc một số chi tiết đã được khẳng định sự thật
Sông Đông êm đềm chính là của Sôlôkhôp, bác bỏ mọi luận điệu, mọi lời gièm
pha làm tổn hại đến thanh danh của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Tác giả

viết "Và sau hết, chúng ta có thể yên tâm trả lời rằng: Sông Đông êm đềm bắt
nguồn và chảy về làng Vesenxcaia, nơi Sôlôkhôp vĩ đại đã từng sống và yên
nghỉ mãi mãi"[17, 9].
Bài viết của Vichiexlap Đôckchep về L.Tônxtôi và M.Sôlôkhôp được
dịch và in trên báo Văn nghệ số 33 (17/8/2002) với tựa đề "L.Tônxtôi và
M.Sôlôkhôp". Bài viết đã đặt L.Tônxtôi và M.Sôlôkhôp ở thế đối sánh, tương
quan với nhau. Vichiexlap Đôckchep viết "Vương quốc của Tônxtôi là chủ
nghĩa hiện thực khắc khổ đậm màu sử thi. Sôlôkhôp là người kế thừa trực tiếp
truyền thống đó của Tônxtôi". Bên cạnh đó Vichiexlap Đôckchep cũng khéo
léo chỉ ra sự khác biệt giữa hai thiên tài này, ông viết "nếu như Tônxtôi miêu
tả nhân dân bằng con mắt của các bá tước, thống soái, các nhà quý tộc và các

K29A Ngữ văn

8


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

sỹ quan thì ở các tác phẩm của Sôlôkhôp ta không thấy tác giả tàng hình như
thế, mà ta cảm nhận được, "sờ mó" được bóng hình ông ở chính trong nhân
dân mà ông mô tả". Như vậy vô hình chung ta thấy được Sôlôkhôp gần gũi với
nhân dân hơn. Ông còn khẳng định tiếp "đọc những trang viết của Tônxtôi, tôi
nghẹn ngào xúc động bởi một cảm giác choáng ngợp trước sự sâu sắc đến đan
đớn, không gì hiểu nổi của ông. Đọc Sôlôkhôp tôi bỗng dưng bật khóc".
Trong cuốn Chân dung các nhà văn thế giới 2004, tác giả bài viết về
Sôlôkhôp đã đề cập một cách khái quát nội dung các tác phẩm của Sôlôkhôp.
Trong Sông Đông êm đềm chất thơ của cuộc sống lao động bình dị, chất thơ

của tâm hồn người Côdăc được miêu tả đan xen với những tập quán mê tín hủ
bại, những đam mê, tội ác và sự trừng phạt khốc liệt" [19, 368]. Tác giả bài
viết còn thấy được sự gắn bó mật thiết giữa nhân vật Grigôri với dòng sông
Đông thân thuộc. Ông viết" cùng với sự trao đảo trong cuộc sống riêng của
Grigôri, dòng sông Đông cũng bắt đầu ngầu đục" [19, 640].
Trong cuốn Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga 2004, Trần
Vĩnh Phúc cũng nhắc tới Sôlôkhôp. Trong cuốn này có 02 phần viết về
Sôlôkhôp, phần 1: Giới thiệu sơ lược về Sôlôkhôp và một số truyện ngắn của
ông. Phần 2: Đề cập đến chủ nghĩa hiện thực của Sôlôkhôp. Ông viết "Chủ
nghĩa hiện thực của Sôlôkhôp phản kháng và chân tình, thiên về khám phá và
miêu tả những bức tranh rộng lớn mang tính chất sử thi của cuộc sống nhân
dân và những tính cách khắc nghiệt rộng lớn của con người [15, 376].
Bài viết Sôlôkhôp - Một số phận vinh quang và cay đắng của Nguyễn
Hải Hà đã bổ sung thêm những tài liệu chính xác về Sôlôkhôp. Bài viết đề cập
đến cuộc đời đầy vinh quang nhưng cũng lắm nghiệt ngã, oan trái của một nhà
văn lỗi lạc. Dù số phận long đong đến đâu, Sôlôkhôp vẫn đương đầu, vượt qua
với bản lĩnh kiên cường và một nhân cách cao thượng.

K29A Ngữ văn

9


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Theo Giáo sư Nguyễn Hải Hà, nhân vật Grigôri trong tác phẩm Sông
Đông êm đềm cũng có nhiều những ý kiến phản hồi khác nhau. Ngay sau khi
quyển 1 và quyển 2 của Sông Đông êm đềm ra đời, một số nhà phê bình đã

cho rằng "qua hình tượng Grigôri, tác giả ca ngợi "kẻ thù của cách mạng".
Vào giữa thế kỷ, đánh giá Grigôri Mêlêkhôp, còn khá đơn giản. V.Ermilôp
cho rằng hình tượng này không hợp quy luật. L.Lêvin nhận xét Grigôri rơi vào
bi kịch vì chủ nghĩa cá nhân, đi tìm hạnh phúc cá nhân. L.Gôpphensêre nhận
định: "đầu đời Grigôri có tính điển hình gắn bó với nhân dân, cuối đời không
điển hình vì xa dời nhân dân". Tiêu biểu cho cả thời kỳ này là quan điểm coi
Grigôri là "kẻ tách rời nhân dân" tức là về cơ bản đây là nhân vật tiêu cực cần
lên án. Tiếp sau đó Nguyễn Hải Hà viết: Trong những năm 60, 70 các nhà
nghiên cứu V.Pêtêlin, P.Biriucôp, P.Paliepxki tiến gần chân lý hơn khi cho
rằng Grigôri Mêlêkhôp là điển hình của "người đi tìm sự thật" tiêu biểu cho
văn học Nga và thế giới.
Sôlôkhôp đã nói về đứa con tinh thần của chính mình ra sao? Ông nói
rằng: "Ông muốn thể hiện trong Grigôri Mêlêkhôp khát vọng một con người,
"Grigôri mặc dù có những sai lầm, đã chiếm được tình cảm trong trái tim hàng
triệu độc giả".
Những ý kiến trên đây rất quan trọng và cần thiết cho chúng tôi xử lý đề
tài này.
Như vậy qua khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều những
công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về tiểu thuyết Sông Đông êm
đềm. Những công trình này đã phần nhiều đưa ra những nhận định khái quát
về tác phẩm, nhân vật trung tâm Grigôri mà chưa đi sâu vào nghệ thuật xây
dựng tính cách nhân vật. Vì vậy trong đề tài của mình, chúng tôi sẽ đi sâu
phân tích và chỉ ra những nét tính cách độc đáo, phức tạp của Grigôri và
những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện thành công tính cách của nhân
vật này trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm.

K29A Ngữ văn

10



Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

3. Phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết Sông Đông
êm đềm của M.Sôlôkhôp. Nhưng trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp,
chúng tôi không thể khảo sát trên phương diện rộng mà chỉ đi vào nghiên cứu
một khía cạnh cụ thể: Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật Grigôri.
Nhiệm vụ của khoá luận trước hết chỉ ra những nét tính cách khái quát,
điển hình, tiêu biểu, độc đáo của Grigôri. Sau đó chúng tôi đi vào phân tích để
thấy được tài khác hoạ, miêu tả nhân vật một cách độc đáo của Sôlôkhôp . Từ
đó khẳng định đóng góp quan trọng của Sôlôkhôp vào sự phát triển của nền
văn học hiện thực Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu này chúng tôi dựa trên những thành tựu
của thi pháp học hiện đại và kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh
văn học, phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khoá luận này được triển
khai theo hai chương:
- Chương 1: Grigôri Mêlêkhôp - Một tính cách điển hình và phức tạp.
- Chương 2: Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật Grigôri Mêlêkhôp.

K29A Ngữ văn

11



Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Chương 1
Grigôri Mêlêkhôp - một tính cách
điển hình và phức tạp
1.1. Cơ sở lý luận
M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: "Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy
không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có
khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu". ở đây
M.Gorki đã rất chú trọng đến yếu tố nhân vật trong tác phẩm văn học. Vậy
nhân vật văn học là gì và nhân vật có vai trò như thế nào trong một tác phẩm
văn học?
Trong cuốn Lý luận văn học, Hà Minh Đức cho rằng: nhân vật là một
hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ
mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua
những đặc điểm điểm hình về tiểu sử, sự nghiệp, tính cách..." và cần phải chú
ý thêm một điều: thực ra khái niệm "nhân vật" thường được quan niệm với
một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người mà có thể là những sự
vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được
dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người [5, 126].
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà
văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để
thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó,
hoặc về một vấn đề nào đó của hiện thực. Tức nhân vật nói lên tư tưởng, tình
cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Nhà văn Nga - Xô Viết K.A.Fedin
từng hình dung nhân vật giống như "một công cụ" hữu hiệu giúp người viết
nhận ra bản chất của đời sống và giúp độc giả hiểu thấu những quy luật sâu xa

đang ngầm chi phối mọi diễn biến của lịch sử".

K29A Ngữ văn

12


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Bất kỳ nhân vật nào cũng mang tính cách và không phải tính cách nào
cũng được coi là điển hình mà nó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ khái
niệm "nhân vật" tới khái niệm "tính cách" và "tính cách điển hình" là những
mức độ khác nhau về chất lượng tư tưởng - nghệ thuật của sự thể hiện con
người trong tác phẩm văn học. Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng
nhất của nó, khái niệm "nhân vật" mới là "hình ảnh" về con người, khái niệm
"tính cách" đã là "hình tượng" về con người, còn khái niệm "tính cách điển
hình" chính là "điển hình" về con người. Và như vậy, dùng khái niệm "nhân
vật" chỉ đối tượng được nói đến còn dùng khái niệm "tính cách" và "tính cách
điển hình" đã bao hàm cả sự đánh giá về chất lượng tư tưởng nghệ thuật của
đối tượng đó.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4 đưa ra khái niệm tính cách "là
tổng thể những đặc điểm tâm lý của nhân vật biểu hiện trong đời sống, trong
cách xử sự và trong thái độ của nhân vật trong tình huống cụ thể" [10, 427].
Mỗi nhân vật đều có tính cách riêng làm cho nhân vật này phân biệt với
nhân vật khác, xác định vị trí và chức năng của nó trong cốt truyện của tác
phẩm. Trong tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, nhân vật phải có tính cách thì mới
đảm bảo được tính chân thực, tính sinh động và cao hơn nữa là tính điển hình
xã hội sắc nét của nó.

Từ điển triết học định nghĩa "tính cách là toàn bộ các đặc điểm tâm lý
bền vững ở một con người, phụ thuộc vào hoạt động và các điều kiện sinh
sống của anh ta và biểu hiện trong các hành vi" [20, 581].
Mỗi khi biết tính cách, ta có thể đoán trước con người sẽ cư xử như thế
nào trong những hoàn cảnh nhất định và do đó có thể hướng dẫn hành vi bằng
cách tạo nên ở cá nhân những phẩm chất có giá trị về mặt xã hội. Tính cách
biểu lộ ở con người đối xử như thế nào với chính mình, với mọi người, với
công việc được giao và với các sự vật. Tính cách được biểu hiện đầy đủ nhất

K29A Ngữ văn

13


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

trong thực tiễn lao động xã hội, trong hệ thống các hành vi của con người.
Tính cách mang bản chất tâm lý xã hội, tức là nó lệ thuộc vào thế giới quan
của cá nhân, vào tri thức và kinh nghiệm của cá nhân, vào các nguyên tắc đạo
đức tiếp thu được, vào sự lãnh đạo từ phía những người khác.
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán có nêu "tính cách văn
học là sự khái quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lý của con người dưới hình
thức những con người cá thể" [9, 345].
Tính cách có thể được miêu tả đơn điệu, phiến diện hoặc nhiều mặt
phong phú. Grigôri Mêlêkhôp được coi là nhân vật có tính cách phức tạp.
Chàng không chỉ mang trong mình tính cách nóng nẩy, thô bạo mà còn là một
con người rất tình cảm, giàu lòng yêu thương.
Tính cách có thể được lý tưởng hoá hoàn toàn hoặc khắc hoạ như những

con người vốn có trong đời sống. Tính cách của Natalia, của Acxinhia, Grigôri
đều là những con người thực ở ngoài đời. Natalia là mẫu người phụ nữ Nga
nhu mì, cam chịu, thuỷ chung son sắt. Còn xây dựng lên nhân vật Acxinhia,
Sôlôkhôp muốn thể hiện một mẫu người phụ nữ phá cách, yêu cuồng nhiệt,
dám bất chấp tất cả vì cuộc sống tự do của mình.
Tính cách có vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức
của tác phẩm văn học. Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể hoá sự
thực hiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm, hay nói cụ thể hơn, thông qua hoạt
động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát
hoá về mặt nhận thức tư tưởng. Cũng qua hệ thống tính cách, người đọc có thể
đánh giá khả năng biểu hiện nội dung của các yếu tố hình thức như ngôn ngữ,
kết cấu, những quy luật loại thể, các biện pháp thể hiện. Tóm lại có thể nói
như Hêghen: "tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức". Đôxtôiepxki cũng khẳng định "đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là
ở tính cách".

K29A Ngữ văn

14


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Khi nói đến tính cách, tức là nói về cái riêng, bản sắc của một con
người cá biệt, cụ thể, nhưng nó cũng mang những nét chung, đồng thời nó
cũng có một quá trình hợp lôgic cuộc sống. Như vậy tức là tính cách nhân vật
phải mang tính riêng, tính chung và tính lôgic.
Grigôri là một chàng trai mang trong mình tất cả tính cách của một

chàng thanh niên Côdăc thực thụ. Một tính cách cương trực, phóng khoáng, ưa
tự do, điển hình cho người dân Côdăc sông Đông. Nhưng bên cạnh đó Grigôri
còn được Sôlôkhôp miêu tả có một chút gì đó man dợ và ngang tàn của dòng
máu Mêlêkhôp. Chính những cái chung khái quát và cái riêng khác biệt ấy đã
tạo nên một Grigôri với tính cách điển hình nhất.
Và khi có sự thống nhất hài hoà cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính
chung khái quát, thì tính cách được coi là điển hình. Có nghĩa là chỉ khi nào
cái riêng thật sắc nét, cái chung lại phải thật khái quát cao nhưng không phải
kéo dài theo hai cực đối lập nhau mà phải thống nhất, hơn nữa phải hài hoà
cao độ thì lúc đó mới có điển hình.
Tính cách thực sự được bộc lộ rõ nét nhất khi nó được đặt trong mối
quan hệ với hoàn cảnh nhất định, bởi trong thực tế, tính cách không thể phát
triển tự thân, thoát ly hoàn cảnh. Tính cách và hoàn cảnh có mối quan hệ mật
thiết không thể tách rời. Hoàn cảnh chính là môi trường mà nhân vật sống.
Nhân vật chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn cảnh đó. Và tính cách của nhân vật
cũng chịu tác động lớn từ môi trường sống.
Với những môi trường khác nhau mà Grigôri bộc lộ những tính cách
khác nhau. Với đồng cỏ sông Đông, sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, Grigôri là
một chàng trai yêu lao động, thích sống tự do hoà nhập với thiên nhiên hoang
dã của mênh mông đồng cỏ. Trong môi trường quân ngũ, chiến tranh đã nung
nóng chí khí và bản sắc Côdăc của Grigôri, chàng chiến đấu gan dạ và dũng
cảm. Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc ấy, Grigôri nảy sinh nhiều

K29A Ngữ văn

15


Khoá luận tốt nghiệp


Lương Thị Hà

trạng thái cảm xúc và đôi lúc có sự lầm đường lạc lối. Ta có thể làm rõ những
tính cách này trong phần tiếp theo của khoá luận.
Không phải hoàn cảnh nào cũng được coi là điển hình. Hoàn cảnh điển
hình là "hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện vào trong tác phẩm, phản ánh
bản chất hoặc một vài khía cạnh trong những tình thế xã hội với một quan hệ
giai cấp nhất định" [5, 131].
Trong hoàn cảnh điển hình sẽ sinh ra tính cách điển hình để phù hợp với
nó. Trong hoàn cảnh chiến tranh rối ren, loạn lạc, phi nghĩa đó đã lý giải được
tính cách phức tạp, dao động của Grigôri. Vì những cuộc bạo loạn, nội chiến
liên miên đã làm ngả nghiêng Grigôri, khiến chàng phải tìm đến con đường
thứ ba, cuối cùng cũng thất bại và rơi vào bi kịch không lối thoát. Xây dựng
lên Grigôri chính là xây dựng lên một tính cách điển hình trong hoàn cảnh
điển hình.
1.2. Grigôri - một chàng trai Côdăc mang những tính cách điển hình
Grigôri sinh ra trên mảnh đất sông Đông kiên cường. Cái nắng, cái gió
của thảo nguyên bao la và sông nước mênh mông đã nuôi nấng và hun đúc lên
chàng trai mang đậm chất Côdăc này. Grigôri điển hình cho những chàng
thanh niên Côdăc ưa tự do, yêu lao động, mang trong mình bản tính trung thực
thẳng thắn, mạnh mẽ phóng khoáng... Đó chính là nét chung có thể được coi
như sự tự hào của dân tộc Côdăc.
1.2.1. Con người trung thực, nóng nẩy, mạnh mẽ, gan dạ
Có thể nói đây là một bản tính ăn sâu vào trong máu thịt của người dân
Côdăc nói chung và đối với Grigôri nói riêng. Đó là bản chất của người nông
dân trung thực tuy ít học. Điều này thể hiện rõ trong cách cư xử, trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày của Grigôri.
Grigôri sinh ra, lớn lên trên mảnh đất sông Đông tràn đầy không khí tự
do, ở chàng đã hội tụ và thừa hưởng toàn bộ tính cách chung của dân tộc


K29A Ngữ văn

16


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Côdăc ven sông Đông. Chàng sống vô tư, thoải mái, hoà đồng với tất cả mọi
người. Sôlôkhôp không lý tưởng hoá nhân vật của mình mà ông đưa họ về với
đời sống thực tại, cuộc sống hằng ngày. Đọc tác phẩm ta như chứng kiến
những cảnh sống, mảnh đời của những số phận, con người khác nhau. Tác giả
không tô hồng mà tôn trọng sự thật, chính vì vậy mà nhân vật thêm phong phú
sinh động như hiện thực cuộc sống.
Chàng trai Grigôri có bản tính cố hữu đó là nóng nẩy, cương trực.
Chàng sống ngay thẳng nhưng dễ nổi nóng. Chỉ vì bị bố đánh thức dậy sớm,
chàng cũng tỏ ra nóng nẩy và rủa thầm bố trong lần hai bố con chuẩn bị đi
câu. Và chàng cũng có thể phản bác lại người khác ngay lập tức nếu ý kiến đó
chạm tới lòng tự ái của chàng. Có lần khi đang làm việc ngoài đồng, Pêtơrô cố
tình châm chọc Grigôri về chuyện chàng với Acxinhia, "Grigôri nhe nanh như
một con sói, phóng luôn cái chàng nạng về phía trước" chỉ một chút xíu nữa
có thể vào người Pêtơrô. Chỉ với chi tiết đó ta cũng có thể thấy rõ hơn về tính
cách của Grigôri.
Tính cách trung thực thẳng thắn của Grigôri cũng được thể hiện rõ trong
tình cảm với Natalia - người mà ông Panchêlây đã ép Grigôri phải lấy làm vợ.
Chàng yêu tha thiết Acxinhia - người phụ nữ gặp rất nhiều bất công, oan trái
trong xã hội cũ. Cũng chính bởi tình yêu đằm thắm đối với Acxinhia mà khi
cưới Natalia, chàng không có chút tình yêu nào đối với nàng. Trong một lần
tâm sự với vợ, chàng đã thẳng thắn bộc lộ rõ quan điểm của mình: "Natalia cứ

như một người xa lạ thế nào ấy... Natalia chẳng khác gì vầng trăng kia: không
làm tôi lạnh giá, cũng chẳng sưởi ấm cho tôi. Tôi nói Natalia đừng giận,
nhưng tôi không yêu Natalia... Tôi thương Natalia và hình như trong những
ngày gần đây chúng ta có gần gũi nhau hơn, nhưng trong lòng vẫn chẳng cảm
thấy chút gì... Hoàn toàn trống rỗng"[Phần 2, tr.207]. Việc cưới Natalia là một
sai lầm đối với Grigôri, chàng lấy nàng về nhưng con tim chàng, tình yêu của
chàng đã trao hết cho Acxinhia. Chàng thương Natalia đã không được hạnh

K29A Ngữ văn

17


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

phúc khi ở bên mình nhưng chính bản thân chàng cũng hết sức đau khổ vì
cuộc hôn nhân đó. Chàng khổ tâm và đã bộc lộ rõ lòng mình với nàng. Trước
sau chàng vẫn trung thực với mối tình đó, trải qua biết bao thử thách đắng cay,
chàng vần yêu Acxnhia bằng tình yêu sôi nổi như thủa ban đầu gặp gỡ.
Bản tính trung thực của Grigôri càng nổi bật trong hoàn cảnh của cuộc
đại chiến thế giới lần thứ nhất. Giống như bao nhiêu thanh niên Codăc khác,
Grigôri cũng bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn cho đế quốc đại Nga. Thái
độ của Grigôri đối với chiến tranh khác hẳn với cha và anh trai. Khi ra chiến
trường, Pêtơrô cũng như cụ Panchêlây xưa kia chỉ biết trung thành với Nga
hoàng, nhẫn nhục tuân theo những mệnh lệnh vô lý của bọn chỉ huy, luôn cầu
Chúa mong sao tránh khỏi cái chết, và khi giết người thì lương tâm không hề
cắn rứt. Còn Grigôri thì ngược lại, anh tỏ rõ thái độ căm ghét chiến tranh, anh
nhận thấy được sự phi nghĩa của nó. Anh căm ghét bọn sỹ quan quý tộc hống

hách, đối xử tàn ác với binh lính. Có lần Grigôri sẵn sàng doạ đánh trả lại một
lão quản đã hách dịch quát tháo chàng. Chàng thẳng thắn không sợ sệt mà đã
đứng lên bảo vệ lòng tự trọng của mình. Song Grigôri không để cho bất kỳ ai
xâm phạm tới mình, xúc phạm đến nhân cách của mình. Và chàng cũng không
để bất kỳ ai chà đạp lên phẩm giá của đồng loại.
Khi nội chiến bùng nổ, đứng trong hàng ngũ cận vệ Đỏ, chiến đấu cho
chính quyền Xô Viết, chàng đã rất bất bình trước việc Tóc trái đào giết chết
một tù binh áo mà không đưa ra toà án binh xét xử. "Grigôri gầm lên - nó
chẳng làm gì mà mày cũng giết nó".... "Sao... a... ao" Grigôri từ từ đứng dậy,
sờ soạng chung quanh, hai tay run bần bật". Grigôri không chấp nhận được
hành động giết người vô tội vạ của Tóc trái đào, mặc dù đó là tên tù binh, phe
đối địch với mình. Bằng cử chỉ hành động này ta càng hiểu rõ hơn về tính cách
và con người Grigôri.
Một nét tính cách nữa của Grigôri được bộc lộ trong chiến tranh đó là
việc chàng ghét cay đắng cướp bóc và lấy cắp của nhân dân. Chàng đã ra lệnh
cấm cướp bóc và sẽ thẳng tay trừng trị những kẻ mắc sai lầm đó.

K29A Ngữ văn

18


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

Những thói quen, tính cách cố hữu của một chàng trai nông dân Côdăc
vẫn không hề thay đổi hoặc mất đi ngay cả khi Grigôri đã là một sỹ quan, chỉ
huy cả một sư đoàn hùng mạnh. Chàng đối lập hoàn toàn với các sỹ quan được
đào tạo qua trường lớp. Điều này được thể hiện rõ qua những lời nhận xét của

Côpưlôp nói với Grigôri: "Anh dù đeo lon sỹ quan, nhưng xin anh thứ lỗi cho,
anh vẫn cứ là một gã Côdăc thô lỗ. Anh không biết cách đi đứng nói năng lịch
sự, lời nói thì vừa sai vừa thô bạo. Anh thiếu tất cả các đức tính mà một con
người có học vấn cần phải có. Chẳng hạn như đáng lẽ dùng khăn tay như tất cả
những người có văn hoá thường làm, anh lại hỉ mũi bằng hai ngón tay. Trong
khi ăn anh không chùi tay vào ống ủng thì cũng chùi lên tóc. Sau khi tắm xong
anh không ngại lau mặt bằng tấm áo ngựa, móng tay thì lấy răng cắn hoặc cắt
bằng lưỡi gươm... [Phần 7, tr.706]. Như vậy cái bản chất Côdăc luôn tồn tại
trong con người Grigôri sẽ không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Dòng máu Côdăc sẽ chảy mãi trong huyết quản của anh cho đến khi nào nằm
xuống. Mặc dù chàng trai đó ương bướng, xô bồ, nóng nẩy như vậy nhưng đã
tạo ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng người đọc.
Đồng đất sông Đông bao la, thảo nguyên mênh mông rộng lớn dường
như đã tạo nên tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ cho con người nơi đây. Họ
sống tự do, thích tung vó ngựa trên đồng cỏ quê hương và muốn trở thành
những tay kỵ binh cừ khôi. Grigôri cũng vậy sống trong một môi trường
khoáng đạt có chút gì hoang dại, Grigôri mang trong mình chất mạnh mẽ,
phóng khoáng của nắng gió sông Đông. Chàng hiện lên quyết đoán mang đậm
chất gia trưởng đúng với phong thái của một người đàn ông Côdăc thực thụ.
Phải chăng vì thế mà chàng đã làm tốt công việc của một sỹ quan, một tướng
chỉ huy quân đội mà không cần qua trường lớp đào tạo.
Trong chiến đấu, tinh thần tự do gan dạ và dũng cảm từ bao đời đã bám
rễ sâu vào những người Côdăc, và trong cuộc đấu tranh với bọn xâm lược nước
ngoài giữa họ đã xuất hiện nhiều chiến sỹ anh hùng mẫu mực. Những người

K29A Ngữ văn

19



Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

kỵ binh rất có tài sử dụng gươm kiếm gan dạ và thành thạo, những người dân
Côdăc khét tiếng là hạng đối thủ đáng sợ của kẻ thù. Grigôri cũng vậy chàng
gan dạ dũng cảm xông pha vào nơi nguy hiểm mà không sợ sệt. Trong cuộc
đại chiến lần thứ nhất ấy, "tháng 7/1915 Gigôri cùng một trung đội Côdăc
đoạt lại được một đại đội pháo Côdăc đã bị quân áo chiếm mất ở gần Rava Ruxcaia. Cũng tại đây, trong chiến đấu chàng đã luồn sâu vào lưng địch, nhả
đạn khẩu trung liên làm cho trận tấn công của quân áo biến thành một cuộc
tháo chạy" [Phần 4, tr.624].
Sau khi giết chết tên lính người áo đầu tiên, chàng thấy mình lảo đảo
run rẩy, không đứng vững, nhưng khi giết tên thứ hai, thứ ba dường như chàng
đã quen với việc giết chóc, "chàng lạnh lùng coi khinh, chàng đùa giỡn với
tính mạng của mình cũng như của người khác, vì thế đã lừng danh là một tay
gan dạ" [Phần 4, tr.628]. Chàng đã trở thành một chiến binh thực thụ, liều lĩnh
và quả cảm.
Tiếp xúc với nhiều cuộc chiến, lăn lộn với nó, Grigôri dần dần cũng
cảm thấy một cách mơ hồ tính chất phi lý, tàn bạo của cuộc chiến tranh đế
quốc. Khác với Pêtêrô và cụ Panchêlây trước kia phục tùng Nga hoàng một
cách hết mình, nhưng Grigôri thì khác chàng đã nhận ra và chán ghét cuộc
chiến tranh tàn khốc và ác liệt ấy. Chàng cho rằng đi chiến đấu tức là vào lò
mổ "đi cho người ta mổ thì có! Rồi cậu cũng sắp bị mổ thôi " - đây là những
lời mà Grigôri đã nói với Misca Côsêvôi. Chiến tranh đã tàn phá cả sức lực lẫn
tinh thần của mọi người. Chàng mong có một cuộc sống hoà bình, yên ổn, để
được ngày ngày lao động, làm việc trên đồng cỏ quê nhà.
Như vậy ta có thể thấy rằng chàng thanh niên Côdăc được hiện lên hết
sức đẹp đẽ, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Ta không chỉ biết đến
một Grigôri sôi nổi mạnh mẽ mà chàng còn là một chàng trai giàu tình cảm,
yêu điều thiện, lòng nhân ái bao la. Đó là nét tính cách tiếp theo của Grigôri

mà tác giả khoá luận muốn đề cập đến.

K29A Ngữ văn

20


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

1.2.2. Tính cách nhân hậu, giàu tình cảm, yêu điều thiện, yêu tự do
Đời sống tinh thần của nhân dân Côdăc không thể thiếu lời ca tiếng hát,
những làn điệu dân ca. Những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm đã thấm
đẫm tâm hồn của họ. Phải chăng bởi những truyền thống, được tiếp xúc và hít
thở không khí dân ca, ca dao mà Grigôri mang trong mình một tình yêu chân
thành đối với mọi người, mỗi sự vật xung quanh. Khi bước chân về làng, nghe
bài hát dân ca quen thuộc, bài hát mà chàng đã hát không biết bao nhiêu lần,
chàng cảm giác vô cùng thân thương và ấm áp. "Người chàng bất thần lạnh
nhói, mắt mờ đi, ngực bị bó chặt" [Phần 3, tr.555].
Quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, đã để lại trong lòng Grigôri nhiều
nỗi nhớ nhung da diết. Chàng luôn mong được về nhà, được vùng vẫy trên
sông Đông. Tình yêu đó đã được Grigôri nhiều lần thổ lộ. Khi chuyện của
Acxinhia và Grigôri không thành, Acxinhia có ý muốn cùng Grigôri bỏ trốn
nhưng chàng đã trả lời " anh chẳng bỏ mảnh đất này đi đâu được. ở đây là
đồng cỏ, còn có không khí mà thở... anh chẳng bỏ thôn xóm đi đâu cả" ( Phần
1. Tr.83). Điều này ta có thể thấy được tình cảm chân thành, tha thiết của
chàng đối với quê hương. Cuộc đời Grigôri gắn liền với dòng sông Đông.
Trong tác phẩm, những lần thăng trầm của cuộc đời chàng là những lần dòng
sông Đông sục sôi ngầu đục. Chàng sinh ra và lớn lên bên dòng sông Đông,

chiến đấu cũng bảo vệ sông Đông và khi thất bại, trở về với gia đình chàng
cũng trút bỏ vũ khí trên dòng sông Đông. Sông Đông có thể giúp chàng gợt
sạch mọi quá khứ đau thương và bi thảm. Chính vì vậy mà chàng có một tình
cảm hết sức đặc biệt với sông Đông. Chàng cảm thấy dễ chịu, bình an khi
đứng trước nó. "Grigôri đứng lặng giờ lâu bên làn nước. Bờ sông nặc mùi ngai
ngái của các thứ mục ẩm... trong lòng Grigôri tràn ngập một cảm giác trống
rỗng nhưng nâng nâng thú vị. Dễ chịu thật, chẳng có gì phải suy nghĩ"[Phần 1,
tr.30]. Chàng yêu sông Đông như yêu một sự sống, một sinh thể sống. Trên

K29A Ngữ văn

21


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

đường hành quân đi qua dòng sông mà chàng thèm khát được ngụp lặn trong
đó biết bao "nếu có thể chẳng cần cởi quần áo, cứ thế nằm dài dưới luồng
nước rì rầm như mơ ngủ để được cảm thấy những cơn run lan khắp sống lưng
và bộ ngực ướt đẫm mồ hôi" [Phần 3, tr.382].
Chính sự gắn bó mật thiết với dòng sông Đông như vậy mà trong
Grigôri luôn dạt dào tình cảm tựa nguồn nước sông Đông. Chàng nhạy cảm và
tinh tế trước mọi động thái của cuộc sống. Đằng sau những cử chỉ xô bồ, thô
kệch là cả một tâm hồn trong sáng, giàu lòng yêu thương. Trong buổi cắt cỏ
hôm ấy chàng đã nhói đau trong tim khi lỡ cắt vào một tổ vịt trời "Grigôri đặt
con vịt bị chém đứt đôi lên lòng bàn tay... Grigôri nhìn con vật nhỏ nhoi sắp
chết nằm trong tay mình, bất giác thấy thương nhói trong tim" [Phần 1, tr.68].
Trong cuộc đời của mình trải qua nhiều những thăng trầm mất mát, đau

thương, nước mắt Grigôri cũng đã nhiều lần nhỏ xuống. Đó không phải là sự
yếu đuối mà nó thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu tình yêu thương. Chàng
đã gan dạ một mình chiến đấu với một tiểu đội để bênh vực cho cô gái Ba Lan
khỏi bị hà hiếp. Nhưng chàng không thắng nổi và đã lâu lắm rồi đây là lần đầu
tiên thiếu chút nữa thì chàng khóc. Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy đã cho thấy
bản chất tốt đẹp của con người Grigôri.
Trên trận chiến, một lần con ngựa mà chàng cưỡi bị dính đạn, "Grigôri
liếc chỗ bẹn bên trái của con ngựa thấy một vết thương mở hoác rất sâu, máu
đen ấm chảy ra phùn phụt như nước ngầm. Chàng không chùi nước mắt nghẹn
ngào bảo gã Côdăc "bắn cho nó một viên đạn" [Phần 7, tr.616]. Chàng không
muốn chứng kiến cảnh chú ngựa quằn quại đau đớn. Qua đây tác giả càng làm
rõ hơn tình cảm yêu thương của Grigôri đối với cuộc sống xung quanh.
Cả cuộc đời, Grigôri chỉ có một tình yêu duy nhất đối với Acxinhia còn
với Natalia chàng chỉ có tình thương cảm. Trong lòng chàng luôn mặc cảm có
lỗi với Natalia, chàng thương nàng đã khổ vì mình. Khi Natalia qua đời
Grigôri đã suy sụp tinh thần, chàng khóc thương cho cuộc đời đau khổ của

K29A Ngữ văn

22


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

nàng. Đến lúc này chàng cảm thấy hụt hẫng khi không có nàng bên cạnh. Lúc
nói chuyện với hai con về Natalia "Grigôri quay mặt đi. Xem ra bệnh tật đã
làm yếu mềm ý chí của chàng: vài giọt nước mắt ứa ra trong hai con mắt
chàng" [Phần 7, tr.905]. Chàng thương hai con bơ vơ, thiếu bàn tay chăm sóc

của người mẹ, chàng thấy trong lòng mình niềm ân hận tột đỉnh. Cái chết của
Natalia đã làm Grigôri gục ngã.
Chàng sỹ quan quả cảm ấy một thời đã run rẩy, sợ hãi khi đâm chết tên
lính áo đầu tiên " Grigôri đâm rồi không kịp rút ngọn giáo ra nữa và sức nặng
của cơ thể khuỵ xuống, chàng phải buông cán giáo ra sau khi cảm thấy nó run
bắn lên" [Phần 3, tr.368]. Chàng không ngờ rằng giết một con người lại khó
khăn đến vậy, chàng cảm thấy sợ hãi. Tác giả viết "đầu óc Grigôri rối bời,
nặng như chì. Grigôri tụt trên lưng ngựa xuống và cứ lắc đầu mãi" [Phần 3,
tr.388]. Chàng không hiểu nổi bản thân mình, không tin mình đã giết người
mà sự thật, nếu chàng không giết chúng thì chúng cũng thủ tiêu chàng. Chiến
tranh là vậy. Nhưng do bản tính yêu điều thiện mà chàng cảm thấy tội lỗi.
Chàng cho đó là việc làm táng tận lương tâm, một sự ghê tởm đáng nguyền
rủa. Chàng trai nông dân chất phác hiền lành đã đau khổ và dằn vặt trước hành
động của mình. Sôlôkhôp đã khắc hoạ tỉ mỉ và rõ nét những tâm trạng của
Grigôri sau khi giết chết tên lính áo. "Trong lòng Grigôri Mêlêkhôp, một nỗi
đau nhức nhối luôn luôn tàn nhẫn làm tình làm tội chàng, chàng gầy đi trông
thấy, sút cân nhiều. Dù là hành quân hay nghỉ ngơi, ngủ say hay chỉ thiu thiu
mơ màng, chàng thường thấy hiện ra hình ảnh người lính áo mà chàng đã
chém chết" [Phần 3, tr.426]. Chàng tự dày vò dằn vặt mình, người lính áo đã
ám ảnh, làm cho chàng phải khổ sở vật vã.
Như vậy trong con người Grigôri chứa đựng tất cả những gì thuộc về
bản chất cố hữu của người dân Côdăc thực thụ. Đó là một chàng trai mạnh mẽ,
phóng khoáng, yêu tự do, đôi chút nóng nẩy, xô bồ của người nông dân chất

K29A Ngữ văn

23


Khoá luận tốt nghiệp


Lương Thị Hà

phác thật thà nhưng cũng rất đằm thắm giàu tình yêu thương. Nếu như
Sôlôkhôp chỉ xây dựng Grigôri với tính cách như vậy thì hình tượng Grigôri
hịên lên chưa đặc sắc và sẽ mờ nhạt trong lòng người đọc. Cái tài của
Sôlôkhốp ở đây là phát hiện ra cái phức tạp trong tính cách của Grigôri và thể
hiện hết sức thành công trong tác phẩm của mình.
1.3. Grigôri Mêlêkhôp - một chàng trai Côdăc phức tạp và riêng biệt
Xã hội Côdăc gia trưởng sống một cuộc sống bình lặng từ bao đời nay.
ở đây tất cả mọi thứ hầu như đều kiên cố, không gì lay chuyển nổi và được
bồi đắp lên từ hàng bao thế kỷ. Tại miền sông Đông này từng phát sinh và
phát triển những mối quan hệ phong kiến gia trưởng hà khắc. Những quan
niệm cổ hủ của người dân Côdăc về sự thống nhất gia đình, về thái độ hoàn
toàn phục tùng người trên, về lối sống đầy rẫy những thành kiến đẳng cấp man
dợ, chính là dựa vào các quan hệ đó. Mở đầu tác phẩm Sôlôkhôp giới thiệu
cho người đọc biết về gia đình Mêlêkhôp, cụ thể là Prôcôphi ông nội của
Grigôri. Xưa kia, Prôcôphi đã mang về thôn Tactaxki người vợ Thổ Nhĩ Kỳ
đang có thai. Dân làng do đầu óc mê muội, lạc hậu đã tin chắc rằng người đàn
bà Thổ Nhĩ Kỳ ấy là yêu ma gây nên nạn dịch ở trong thôn. Họ đã kéo đến
nhà Prôcôphi, lôi người vợ của ông ra đánh đập tàn tệ. Prôcôphi đã phản
kháng quyết liệt. Ông vung thanh kiếm lên và chém một người trong bọn họ.
Họ đã bỏ chạy. Nhưng vợ ông thì máu me đầm đìa, đẻ non và chết... chính
dòng máu phản kháng từ đời ông cha đã chảy vào đời Grigôri lý giải nhiều
những hành động phản kháng của Grigôri.
1.3.1. Con người phản kháng, không chịu khuất phục
Cũng như nhiều người nông dân khác, gia đình Mêlêkhôp vốn chỉ biết
yên phận, tôn thờ đức Chúa trời và trung thành với Nga hoàng. Họ căm ghét
chiến tranh vì chiến tranh chỉ mang lại đau thương và tang tóc nhưng họ đâu


K29A Ngữ văn

24


Khoá luận tốt nghiệp

Lương Thị Hà

dám cưỡng lại lệnh của Nga hoàng và các ataman trong trấn. Trước đây cụ
Panchêlây cũng đã từng đi lính trong nhiều năm và với truyền thống gan góc,
quả cảm của người Côdăc, đã có lần cụ được thưởng huân chương thánh
Giooc. Rồi hai con trai của cụ Pêtơrô và Grigôri đều có nhiều phen vật lộn với
thần chết trên chiến trường. Nhưng tính cách và quan điểm sống của hai người
con trai này rất khác nhau. Pêtơrô là một kẻ hèn nhát, nhưng với cái thói khôn
khéo, xảo quyệt, hắn đã dùng những thủ đoạn luồn cúi trước quan trên và dần
dần kiếm được lon thiếu uý. Còn Grigôri lại khác, chàng sống tự do, rất căm
ghét và có ác cảm với bọn sỹ quan. Tuy cũng là sỹ quan nhưng chàng cho
rằng mình khác hoàn toàn với bọn đê tiện, hống hách kia chàng không như
Pêtêrô có ý phục tùng một cách mù quáng. Thời gian nằm ở trạm quân y điều
dưỡng vết thương vào mắt, lúc vẫn còn là một chiến sỹ chiến đấu trong cuộc
đại chiến thế giới, chàng đã có hành động phản kháng quyết liệt. Khi tiếp
"nhân vật cao quý" đến thăm và trao tặng huân chương thánh Giooc vì chàng
đã dũng cảm trong chiến đấu, "Grigôri không giữ được bình thường, môi
chàng vẹo đi, run lên "tôi muốn... tôi cần phải, bẩm điện hạ... đi tiểu tiện"
[Phần 3, tr.553]. Lời nói và hành dộng này thể hiện thái độ coi thường, khinh
miệt đến tột cùng của Grigôri đối với bọn cấp trên hống hách, tự phụ.
Tính cách phản kháng của Grigôri còn được thể hiện rõ nét trong cuộc
tình với Acxinhia. Chàng yêu nàng với một tình yêu cuồng nhiệt, say đắm và
đam mê. Bất chấp tất cả những lời dị nghị của mọi người họ vẫn công khai đi

lại với nhau, không giấu giếm, không che đậy. Đó không chỉ là một mối tình
lãng mạn, đó là một sự khiêu chiến quyết liệt, một hành vi phản kháng của lớp
trẻ mới mẻ trong suy nghĩ, trong ý niệm về cách sống và đạo đức, đi ngược với
chế độ phong kiến của người Côdăc. Tuy sau đó chàng vẫn lấy Natalia nhưng
cuộc hôn nhân đó kết quả cuối cùng chỉ là sự đổ vỡ và bi kịch không lối thoát.
Chàng trai Côdăc ấy còn luôn luôn muốn đi tìm chân lý của cuộc sống
để tin tưởng sâu sắc vào nó. Chàng luôn day dứt, băn khoăn và lựa chọn con

K29A Ngữ văn

25


×