Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội trong thể loại phóng sự của nhà văn vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.98 KB, 66 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Trường Đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
****************

Tô lan phương

Nghệ thuật phản ánh
bức tranh đời sống xà hội trong
thể loại phóng sự của nhà văn vũ
trọng phụng
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà nội - 2007

3


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Lời cảm ơn

Trong quá trình triển khai khóa luận này, chúng tôi đà nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô khoa
Ngữ văn và các bạn sinh viên, đặc biệt là thầy Vũ Văn Ký, giáo viên trực tiếp


hướng dẫn.
Nhân khóa luận hoàn thành, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đối với thầy cô và các bạn.
Do thời gian có hạn và cũng là bước đầu tập làm quen với công việc
nghiên cứu khoa học, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những hạn chế.
Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Người thực hiện
Tô Lan Phương

4


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan:
1. Khóa luận đề tài Nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xà hội trong
thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, có tham khảo thành quả
nghiên cứu của người đi trước.
2. Khóa luận không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác.
Hà Nội, Tháng 05 năm 2007
Người cam đoan
Tô Lan Phương


5


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Mục lục
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài....7
2. Lịch sử vấn đề9
2.1. Giai đoạn trước 1975..9
2.2. Giai đoạn từ sau 1975 tới nay...13
3. Mục đích nghiên cứu...16
4. Phạm vi nghiên cứu.16
5. Phương pháp nghiên cứu.16
B. nội dung
Chương 1
Vũ trọng phụng - thời đại, con người
và sự nghiệp sáng tác
1.1. Xà hội Việt Nam 1930 - 1945 và ảnh hưởng của lịch sử xà hội đối với sự
nghiệp sáng tác của Vị Träng Phơng…………………………...…………...17
1.1.1. X· héi ViƯt Nam 1930 - 1945 .17
1.1.2. ảnh hưởng của lịch sử xà hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ
Trọng Phụng19
1.2. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng20
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng..23
chương 2


nghệ thuật phản ánh bức tranh
đời sống xà hội trong thể loại phóng sự
của nhà văn Vũ Trọng Phụng

2.1. Mấy vấn đề lí luận chung.26
2.1.1. Thể loại văn học26

6


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

2.1.2. Thể loại phóng sự..26
2.1.3. Phân loại phóng sự.....28
2.1.4. Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự.29
2.2. Nghệ thuật phản ¸nh hiƯn thùc ®êi sèng trong phãng sù cđa
Vị TrängPhơng…………….………………………………………………..30
2.2.1. Nghệ thuật tả chân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng.30
2.2.2. Nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo, sắc sảo, linh hoạt.35
2.2.3. Nghệ thuật tả chân kết hợp hư cấu nghệ thuật..39
2.2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong phãng sù Vị Träng
Phơng………………………………………………………….…51
2.3. §ãng gãp cđa Vị Träng Phơng đối với thể loại phóng sự trong dòng văn
học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945...57
Chương 3
Vị trí và ý nghĩa của phóng sự Vũ Trọng Phơng
3.1. VÞ trÝ………………………………………………………...…………..60
3.2. ý nghÜa cđa phãng sù Vị Träng Phụng đối với đời sống xà hội và đời

sống văn học những năm 30 của thế kỉ XX.....61
3.3. ý nghĩa cđa phãng sù Vị Träng Phơng trong ®êi sèng x· hội và đời sống
văn học hiện nay..63
C. Kết luận...65

7


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

A. Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930 - 1945
chiếm một vị trí hết sức đặc biệt. Đây là thời kì bùng nổ của văn học dân tộc
trên bước đường hiện đại hóa với tất cả sự bồng bột và hứng khởi. Thời kì này
xuất hiện một loạt các nhà văn tên tuổi cùng những thành tựu văn chương trên
hầu khắp các thể loại: truyện ngắn, kịch, thơ ca, tiểu thuyết, phóng sự,Chỉ
tính riêng dòng văn học hiện thực phê phán đà có hàng chục tài năng lớn. Vũ
Trọng Phụng (1912 -1939) là một trong những cây bút tiêu biểu của trào lưu
này. Khác với những tên tuổi cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng sau mỗi tác phẩm của
mình thường gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài. Có nhiều ý kiến
đặc biệt gay gắt, không dễ quy tụ về một hướng. Điều đó, khiến ông trở thành
một hiện tượng văn học khá phức tạp và rơi vào tình thế chịu sự đánh giá
thăng trầm kéo dài suốt nửa thế kỉ.
Hơn nửa thế kỉ là một chặng đường dài so với hơn chục năm vận động và
tồn tại của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Trải bao thăng trầm, biến cố,

cái sàng thời gian nghiệt ngà đà kịp giữ lại những gì là tinh hoa, tinh túy của
văn chương và càng sáng rõ, đằm thắm hơn trong bối cảnh đất nước đang bước
vào thời kì đổi mới. Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông chính là cái tinh
hoa tinh túy ấy. Cuối những năm 80, khi công cuộc đổi mới của đất nước mở
ra trên văn đàn và trong nhà trường, vị trí của Vũ Trọng Phụng được khẳng
định trở lại. ông được tôn vinh trong lịch sử văn học dân tộc thể kỉ XX như
một cá tính sáng tạo độc đáo, một bậc thầy của văn xuôi trào phúng. Tác
phẩm của nhà văn có ảnh hưởng mạnh mẽ, thúc đẩy tiến trình phát triÓn theo

8


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

xu hướng hiện đại của năng lực tự sự ngôn ngữ văn học tiếng Việt. Vũ Trọng
Phụng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ (27 tuổi). Trong gần 10 năm cầm bút, ông
đà để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 9 phóng sự, 9 tiểu
thuyết, 7 vở kịch, 40 truyện ngắn, 1 tác phẩm dịch thuật và rất nhiều bài báo
khác. Từ khi được trả lại vị trí xứng đáng, nhiều công trình nghiên cứu về tư
tưởng và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đà ra mắt độc giả. Những năm đầu
của thế kỉ XXI, vấn đề Vũ Trọng Phụng không còn bức xúc như mÊy thËp kØ
60 -70 cña thÕ kØ XX. TÝnh cÊp thiết của vấn đề không phải là ở việc thông
qua ®èng t­ liƯu bén bỊ, phøc t¹p ®Ĩ ®i tíi những ý kiến thống nhất nhằm:
Trả lại cho Xêda, tất cả những gì Xêda có (ý kiến của Giáo sư Phong Lê)
mà quan trọng hơn là tiếp tục tìm tòi, khám phá, chỉ ra đóng góp đặc sắc của
sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng đối với nền văn học nước nhà. đương
thời, nhà văn nổi tiếng, thành công ở mảng phóng sự và tiểu thuyết. Nhưng
dường như giới nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mảng tiểu thuyết, còn mảng

phóng sự của ông chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, nghiên cứu phóng sự
của Vũ Trọng Phụng là hÕt søc cÇn thiÕt. Nã gióp chóng ta hiĨu mét cách toàn
diện tài năng và đóng góp của nhà văn đối với trào lưu văn học hiện thực phê
phán giai đoạn 1930 -1945. ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến
nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xà hội trong thể loại phóng sự của
nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Một lý do thực tế khác khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này: Vũ Trọng
Phụng là một tác giả lớn được giảng dạy trong chương trình THPT. Mặc dù
tác phẩm được đưa vào giảng dạy thuộc thể loại tiểu thuyết nhưng nghiên cứu
về phóng sự của ông sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn nghiệp và tư tưởng của
nhà văn, góp phần vào việc nâng cao công tác giảng dạy, học tập ở trường phổ
thông trong tương lai.
Đó là những lí do cơ bản thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
này.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại. Hơn 60 năm qua, vấn đề Vũ Trọng Phụng vẫn cứ treo
lơ lửng không được giải quyết và là một nghi án kéo dài, như để khiêu khích
dư ln st trong nhiỊu thËp kØ”1. T×m hiĨu vỊ phãng sù cđa Vị Träng Phơng
cã nhiỊu ý kiÕn, bµi viÕt của các nhà văn và nhà nghiên cứu. ở đây, chúng tôi
tạm chia thành hai giai đoạn: giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975.
2.1. Giai đoạn trước 1975

ở mảng phóng sự, ngay từ những tác phẩm đầu tiên: Cạm bẫy người, Kỹ
nghệ lấy Tây đà có nhiều ý kiến khen chê dữ dội. Hai tờ Văn học tạp chí và
Tin văn thời bấy giờ đà đăng bài ca ngợi. Nhà phê bình Mai Xuân Nhân,
trong bài viết trên tờ Tràng An đà gọi Vũ Trọng Phụng là ông vua phóng sự
đất Bắc. Nhà văn Phùng Tất Đắc đà nhiƯt liƯt cỉ vị vµ trùc tiÕp viÕt lêi giíi
thiƯu cuốn Kỹ nghệ lấy Tây, xếp Vũ Trọng Phụng vào hàng những cây bút
phóng sự xuất sắc nhất, đồng thời cũng hết lời ca ngợi và đề cao tài năng của
nhà văn trẻ này: Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng
sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn,
những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ, những công trình giúp
được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này2. Nếu phải giới thiệu với quốc
dân thiên Kỹ nghệ lấy Tây, về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác
giả trong những tác phẩm đà nói trên đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi3.
Nguyễn Triệu Luật đà ghi lại không khí văn học và dư luận sôi nổi thời
bấy giờ: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Cạm bẫy người,được khắp ba
kì hoan nghênh nhiệt liệt.
Tam Lang Vũ Đình Chí - nhà phóng sự tiên phong, là thành viên trong
bộ ba chàng họ Vũ là Tam Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng và Thiên
1 Giáo sư Nguyễn Hoành Khung
2, 3. Tựa Kỹ nghƯ lÊy T©y” (1936)

10


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Hư Vũ Trọng Phụng - đà ca ngợi người đồng nghiệp, tài hoa của mình hết sức
chân thành: Đùng một cái tôi thấy hiện ra trên tờ báo Nhật Tân thiên phóng

sự Cạm bẫy người của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Rồi liên tiếp hoặc trên tờ
báo ấy, hoặc trên tờ báo khác những thiên phóng sự kế tiếp nhau ra đời, nào
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Đọc những thiên phóng sự ấy một lối văn tôi khởi xướng ra đầu tiên - đà bỏ tôi xa lắm1.
Vũ Ngọc Phan, tác giả cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam đà đánh giá
cao tài năng Vũ Trọng Phụng. Tuy một vài ý kiến của ông chưa chính xác,
nhưng ông đà nhìn thấy tài năng đích thực về phóng sự của nhà văn Vũ Trọng
Phụng: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn sở trường về phóng sự dài Những
tập xuất sắc nhất của ông là Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô. Mặc dù
công nhận Kỹ nghệ lấy Tây là một thiên phóng sự xuất sắc, nhưng Vũ Ngọc
Phan lại đưa ra nhận xét: Thiên phóng sự này chỉ có giá trị ở những đoạn tả
chân nho nhỏ, ở những xen đấu khẩu, những xen đánh nhau, những xen gợi
tình rất linh hoạt và rất tức cười của mấy cặp vợ chồng. ở những đoạn ấy, đôi
khi người ta nhận thấy một lối tả chân triệt để làm cho người đọc có cảm
tưởng như thấy trước mắt một cảnh tượng bẩn thỉu, ghê gớm2. Ông đánh giá:
Lục xì là một cuộc điều tra về nạn mại dâm ở Hà Nội hay là một thiên nghị
luận về nghề mại dâm theo những giấy tờ của chính phủ thì đúng hơn là một
thiên phóng sự3. Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan còn đánh giá khái quát về xu
hướng văn chương của Vũ Trọng Phụng: Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong
những năm đầu là cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn
ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự
vẫn còn4.

1.Tao đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng tháng 12 - 1939
2,3,4. Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại Việt Nam, quyển III, mục Vũ Trọng Phụng

11


Khoá luận tốt nghiệp


Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Bên cạnh những lời đánh giá nhận xét khách quan, ca ngợi Vũ Trọng
Phụng của các nhà văn, nhà nghiên cứu đương thời thì cũng trong thời gian
này còn không ít ý kiến phản đối gay gắt văn chương của ông vua phóng sự
đất Bắc, nhất là nhóm các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Thái Phỉ, Nhất Chi
Mai (Nhất Linh) đăng một loạt bài viết trên tờ Tin văn, Ngày nay gọi văn
chương Vũ Trọng Phụng là văn chương dâm uế, họ gọi ông là nhà văn: Cố
nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hoặc việc cái chủ nghĩa
tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế táo bạo và vì thế thành ra cái sống sượng, khó
coi.
Sau 1954, đất nước chia cắt, dư luận miền Bắc vẫn đánh giá khách quan
và trân trọng về phóng sự Vũ Trọng Phụng. Những nhà văn thuộc dòng văn
học hiện thực phê phán giai đoạn trước cách mạng như Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng, Nguyễn Công Hoan đều có những nhận xét sâu sắc về phóng sự của
ông. Nguyên Hồng cho rằng: Với hai thiên phóng sự đặc biệt Cơm thầy cơm
cô và Lục xì Vũ Trọng Phụng đà làm chuyển động cả dư luận văn học,
giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho
một nền văn học tiến bộ, giữa một phong trào rộng lớn của quảng đại quần
chúng chống lại bọn thống trị giành giật quyền sống của mình1.
Vào thời điểm những năm 1957 - 1958 trở đi, ở miền Bắc có cuộc đấu
tranh chống Văn nhân - Giai phẩm rất quyết liệt. Trong thời gian này, người
chê chê hết mùc - ng­êi khen khen hÕt lêi, Vị Träng Phơng được đưa lên mây
xanh đồng thời cũng bị dìm xuống bùn đen. Hoàng Văn Hoan quy kết Vũ
Trọng Phụng là phần tử nghi vấn, độc hại. Hắn khẳng định: ở Cạm bẫy
người thì có chỗ chửi Cộng sản ra mặt. Đối với Đảng Cộng Sản thì Vũ đÃ
ví Stalin không bằng ông ấm B. Tình hình trên đà dẫn đến sự phân hóa
trong hàng ngũ những người cầm bút. Một số người trung thực, dũng cảm lên
1. Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của anh - Lời tựa cho tiểu thuyết Giông tố, NXB Văn nghệ, H.,
1956, trang 9 -17


12


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

tiếng bảo vệ và khẳng định Vũ Trọng Phụng là ông vua phóng sự đất Bắc,
một số khác lại lớn tiếng mạt sát ông. Tuy vậy, cuốn Giáo trình lịch sử văn
học Việt Nam, tập V, 1930 - 1945, phần I vẫn viết về Vũ Trọng Phụng với
những dòng nhận xét tương đối khách quan. Các phóng sự: Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô được giới thiệu và tóm tắt nội dung chính,
đồng thời kết luận: Những tác phẩm trên đà đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng
ông vua phóng sự đất Bắc.
Cũng thời gian này, ở phía Nam, các nhà văn, cây bút phê bình nghiên
cứu vẫn tiÕp tơc nªu nhiỊu ý kiÕn vỊ phãng sù cđa Thiên Hư. Đó là các ông
Thanh LÃng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hữu Trọng, Thế Phong, Dương Nghiễm
Mậu, DoÃn Quốc Sỹ, Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ, đà đăng hàng loạt bài viết trên
nhiều báo và tạp chí ở Sài Gòn. Thanh LÃng viÕt: “Vị Träng Phơng trong
“C¹m bÉy ng­êi” (1933) cho ta thấy cái xà hội mà Phạm Quỳnh đà ca ngợi
chỉ là giả dối, tội lỗi, xấu xa. Ông Phạm Thế Ngũ phân tích sâu hơn bốn thiên
phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì như
sau: Đọc những thiên phóng sự trên của Vũ Trọng Phụng, ta thấy tất cả
những gì gọi là hài hước, bi đát, rùng rợn trong những vết thương xà hội lúc
bấy giờ. Ta cũng thấy công phu điều tra, khiếu quan sát lịch duyệt của tác giả.
Xuất hiện trong một giới bình dân, từ nhỏ đà lăn lộn với đời, nên Vũ Trọng
Phụng đà thấy một phần nào khuynh hướng để làm công việc đó. Hơn nữa cây
bút của ông còn có nhiều đức tính để viết lối văn ấy: Cây bút tả chân già dặn,
linh hoạt như chụp được sự thật trong những mẩu đối thoại, những xen con

con không cần giải thích, bình luận mà tự nó đà nói lên tất cả một ý nghĩa
Ông moi móc những vết thương xà hội ấy ra như một người từng biết rõ, từng
nằm trong đó, ghê tởm về những cái đó và nói ra với một giọng mỉa mai, chua
chát, đôi khi đậm vẻ căm hờn.1

1. Phạm Thế Ngũ - Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên - tập III, phần thứ tư, thiên thứ III, chương III: Vũ
Trọng Phụng, NXB Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965, trang 511 -512

13


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

2.2. Giai đoạn từ sau 1975 tới nay
Sau 1975, đất nước thống nhất, chúng ta có điều kiện thuận lợi, có kinh
nghiệm thực tiễn của quá khứ, có đủ thời gian sàng lọc cũng như thẩm định lại
trên phương diện lí luận để đánh giá lại một loạt vấn đề và hiện tượng văn học.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước bước vào thời kì đổi
mới, viƯc nghiªn cøu vỊ Vị Träng Phơng cã nhiỊu thn lợi. Ông được dành
vị trí xứng đáng trong Từ điển Văn học và các tác phẩm của nhà văn trở lại
trên bục giảng từ phổ thông đến đại học. Từ 1987, bé tun tËp Vị Träng
Phơng ra ®êi, ®Õn nay đà tái bản nhiều lần, một loạt các tác phẩm khác cũng
được in rộng rÃi trong đó có các phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây,
Cơm thầy cơm cô, Lục xì. Các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo dành nhiều
trang viết đánh giá, ngợi ca Vũ Trọng Phụng như: Vương Trí Nhàn, Lại
Nguyên Ân, Nguyễn Hoành Khung, Lưu Trọng Lư, Hà Minh Đức, Các tác
giả đà thẩm định lại những giá trị đích thực của văn chương Vũ Trọng Phụng
trên nhiều bình diện trong đó có mảng phóng sự. Từ cuối những năm 90 của

thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, một loạt bài viết về phóng sự Vũ
Trọng Phụng được trình làng. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: Vũ Trọng
Phụng am hiểu cuộc đời thực sâu rộng, thấu đáo, lại có sức tưởng tượng và hư
cấu mạnh. Những phóng sự nổi tiếng như Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ
lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), đà xác định tài năng và vị trí
của ông trên văn đàn và được báo chí suy tôn là ông vua phóng sự đất Bắc1.
Như vậy, vị trí của nhà văn đà được trả lại xứng đáng với tài năng của ông.
Giáo sư Hà Minh Đức còn đánh giá, tổng hợp khái quát một số ý kiến của các
tác giả đồng thời cũng đưa ra ý kiến của mình về nội dung và nghệ thuật
phóng sự Vị Träng Phơng: “Phãng sù cđa Vị Träng Phơng nh»m vào những
tệ nạn xà hội của cuộc đời cũ vốn nhiều rác rưởi, bụi bặm nên không thể chỉ là
những trang văn mượt mà, thanh nhÃ, Trong các phóng sự của Vũ Trọng
1. Hà Minh Đức - phóng sự của Vũ Trọng Phụng - tạp chí Văn học số 1 năm 2000

14


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Phụng thường quan tâm nhiều đến việc miêu tả cảnh ngộ và tính cách nhân
vật. Tạo dựng nhân vật trên dòng chảy của kí thường khó khăn vì nhân vật khó
đứng lại được1. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng có giá trị văn học, chất báo
chí tạo cho những trang viết thêm mới mẻ, cập nhật nhưng đặc điểm chủ yếu
vẫn là văn học. Các phóng sự đều khai thác những đề tài thời sự nhưng cũng
mang tính lâu dài. Biết chọn những chuyện ngẫu nhiên tình cờ của đời thường
để nói lên bản chất và quy luật xà hội, khai thác sâu vào những vấn đề của con
người với nhiều hình thức, nhiều sáng tạo. Giàu tình huống thú vị và chi tiết
sinh động là những đặc điểm của phóng sự Vũ Trọng Phụng2. Nguyễn Ngọc

Thiện trong một bài báo nhấn mạnh đóng góp của Vũ Trọng Phụng ở mảng
phóng sự trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX: Với
các phóng sự: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Vũ Trọng Phụng
đà chứng tỏ ông là đứa con trực tiếp của cuộc đời đúng như nhận xét của
Trương Tửu ngay sau khi ông mất, tháng 10 năm 1939. Và khi lật trái bộ mặt
thối nát của xà hội của một người đi tiên phong bằng tài năng độc đáo, Vũ
Trọng Phụng đà giữ riêng một ngọn cờ, chiếm riêng một ghế ngồi trong
diễn trình theo xu hướng hiện đại hóa của văn học Việt Nam3.
Nguyễn Hoài Thanh tìm hiểu phóng sự Vị Träng Phơng ë nghƯ tht
tiÕp cËn hiƯn thùc: “Sù phong phú, đa dạng về phương thức tiếp cận hiện thực
là một yếu tố quan trọng tạo nên tính độc đáo của những thiên phóng sự Vũ
Trọng Phụng. ứng với từng cách tiếp cận là cách mở đầu tự nhiên hứng thú, là
lối thuật kể hấp dẫn, các chương mục biến hóa linh hoạt như tự gọi nhau lần

1, 2. Hà Minh Đức - Phóng sự của Vũ Trọng Phụng - Tạp chí Văn học số 1 năm 2000
3. Nguyễn Ngọc Thiện - Nghiên cứu sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong tiến trình văn học dân tộc, hiện đại
thế kỉ XX - Tạp chí Văn học số 4 năm 2000

15


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

lượt xuất hiện. Nghệ thuật trình bày tư liệu vì thế cũng sinh động, tránh được
tính khô khan vốn có1.
Ngoài ra còn không ít bài viết về phóng sự của Vũ Trọng Phụng mà đa số
là các nhà nghiên cứu trẻ. Vũ Tuấn Anh khẳng định tính hiện đại trong văn
chương của ông ở mảng phóng sự: Tôi muốn nhấn mạnh đến chất văn xuôi tư

liệu trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Nó đáp ứng nhu cầu nhận thức của
độc giả đương thời về mọi khía cạnh của một đời sống đô thị phức tạp và xô
bồ2.
Nghiên cứu phóng sự của Vũ Trọng Phụng trong giai đoạn này không chỉ
dừng lại ở nội dung mà còn có sự quan tâm đến nghệ thuật. Tạp chí Ngôn ngữ
số 5 năm 2003 có bài viết của Thanh Thảo và Nguyễn Mậu Tú vỊ tÝnh: “M¹ch
l¹c cđa phãng sù nghƯ tht “C¹m bÉy người. Mục đích của người viết
nhằm làm rõ thêm khái niệm mạch lạc của ngôn ngữ học văn bản đồng thêi
nªu mét dÉn chøng vỊ sù vËn dơng tri thøc ngôn ngữ học vào phân tích tác
phẩm văn chương.
Trên đây chúng tôi trình bày khái quát các nhận xét, đánh giá của nhiều
nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu viết về phóng sự Vũ Trọng Phụng từ những
năm 30 của thế kỉ XX đến nay. Nhìn chung, chúng tôi nhận thÊy, viÕt vỊ
phãng sù Vị Träng Phơng so víi m¶ng tiểu thuyết của ông còn nhiều hạn chế.
Các bài viết mang tính lẻ tẻ và chưa hệ thống, mới chỉ tiếp cận ở một số vấn
đề nhất định. Đặc biệt viết về nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xà hội
đương thời trong phóng sự của nhà văn chưa có nhiều bài viết đề cập. Với
khóa luận này, chúng tôi hi vọng một mặt kế thừa các ý kiến của những người
đi trước, mặt khác trực tiếp đi vào tìm hiểu những thành công trong nghệ thuật
phản ánh bức tranh đời sống xà hội ở thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng
Phụng.
1. Nguyễn Hài Thanh - Nghệ tht tiÕp cËn hiƯn thùc trong phãng sù cđa Vị Trọng Phụng - Tạp chí Văn học
số 2 năm 1996
2. Vũ Tuấn Anh - Về tính hiện đại trong văn chương Vũ Trọng Phụng - Tạp chí Văn học số 11 năm 2002

16


Khoá luận tốt nghiệp


Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đặt mục đích là khảo s¸t cã hƯ thèng bèn phãng sù cđa Vị
Träng Phơng nhằm hiểu hơn về thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của nhà
văn. Hiểu được tài năng nghệ thuật của ông trong mảng phóng sự. Qua đó góp
phần khẳng định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học Việt
Nam nói chung và thể loại phóng sự nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng hướng tới mục đích nâng
cao hiệu quả học tập, giảng dạy tác giả Vũ Trọng Phụng trong nhà trường phổ
thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi tập trung vào khảo sát bốn phóng sự: Cạm bẫy
người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì
(1937).
Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi có sự liên hệ so sánh
với các phóng sự cùng thời và sau này để làm rõ những đặc sắc nghệ thuật
phản ánh bức tranh đời sống xà hội của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp đối chiếu, so s¸nh.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn


B. nội dung

Chương 1
Vũ trọng phụng - thời đại, con người và sự nghiệp
sáng tác
1.1. Xà hội Việt Nam 1930 - 1945 và ảnh hưởng của lịch sử xà hội đối víi
sù nghiƯp s¸ng t¸c cđa Vị Träng Phơng
1.1.1. X· héi ViƯt Nam 1930 - 1945
B­íc vµo thËp kØ 20 cđa thế kỉ XX, xà hội Việt Nam có những chuyển
động dữ dội. Sau 60 năm tiếp xúc với phương Tây, lịch sử dân tộc bắt đầu nảy
sinh những biến thiên lớn lao, tạo ra những biến đổi tận gốc trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa.
Từ xà hội phong kiến với nhịp sống chảy trôi bình lặng của nền văn minh
nông nghiệp, nếp sống tôn ti trật tự và nền kinh tế tự cung tự cấp, đất nước
bước sang xà hội thực dân nửa phong kiến với hình thái kinh tế của thời kì
công nghiệp tư bản chủ nghĩa. XÃ hội Việt Nam có những đổi thay sâu sắc.
Trước hết về phương diện chính trị - xà hội. Kể từ khi thực dân Pháp nổ
súng xâm lược, tiến công vào cửa biển Đà Nẵng 1.9.1858, bước sang những
năm đầu thế kỉ XX, trên căn bản chúng đà bình định xong các cuộc khởi
nghĩa và nổi dậy của các phong trào yêu nước. Toàn bộ quyền bính thâu tóm
vào tay thực dân Pháp, chúng thiết lập một chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, dựa
trên sức mạnh của bạo lực và chính sách ngu dân. Cuối những năm 20, đầu
những năm 30, trên đất nước mọc lên nhan nhản các hÃng rượu ti, tiệm thuốc
phiện, các ổ mại dâm. Với âm mưu duy trì ách thống trị lâu dài, thực dân Pháp
dựng lên một lũ tay sai quan lại bản xứ, trung thành, cúc cung tận tụy với mẫu
quốc. Triều đình phong kiến Việt Nam đứng đầu là vua chỉ tồn tại trên danh

18



Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

nghĩa, không có thực quyền. Bàn tay cai trị của bọn cướp nước nhúng sâu đến
tận đáy xà hội, tận ngõ ngách, xó xỉnh của xóm thôn, đường phố khiến xà hội
ngày càng trở nên ngột ngạt. Đây là thời kì khủng hoảng xà hội, của các tấn bi
kịch, xà hội nhiễu loạn, biết bao chuyện nhuốc nhơ, đồi bại phong tục đà xảy
ra. Tại các đô thị, lối sống mới theo kiểu Tây phương gõ cửa từng gia đình.
Lớp thanh niên học sinh cùng với những thầy phán, ông thông, cậu bồi, bác
bếp từng bước làm quen với lối sống âu hóa. Sự hình thành lối sống mới gây
nên những xung đột về tâm lí, về quan niệm sống, xung đột giữa hệ tư tưởng
và nếp sống phong kiến truyền thống với văn minh Âu Tây. Phong trào Âu
hóa, vui vẻ trẻ trung, phong trào đua xe đạp, thi đấu thể thao, thi sắc đẹp, lôi
cuốn mạnh mẽ thế hệ trẻ khiến họ quên đi cái nhục mất nước.
Bên cạnh ®ã, ®êi sèng kinh tÕ cịng cã nh÷ng ®ỉi thay lín lao. Cïng víi
sù ®ỉ bé cđa chđ nghÜa thùc dân là sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhằm
mục đích phục vụ bọn đế quốc thống trị và đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột.
Hình thành các trung tâm kinh tế tại các thành phố trong cả nước: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn, Giai cấp tư sản mại bản và tư sản dân tộc
ra đời. NỊn kinh tÕ chun sang tiỊn t­ b¶n. Mét sè tư bản dân tộc như Bạch
Thái Bưởi, Bùi Huy Tín đà vươn lên con đường kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Tuy vậy, họ bị thực dân đế quốc chèn ép dữ dội, nguy cơ phá sản lúc nào cũng
thường trực. Cc khđng ho¶ng kinh tÕ thÕ giíi 1929 - 1933 tác động mạnh
mẽ đến kinh tế Việt Nam. Một loạt công nhân, trí thức bị sa thải, mất việc, đời
sống bấp bênh.
Về văn hóa, hình thành tầng lớp trí thức bản địa và tiểu thị dân có lối
sống mới, có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, muốn nắm bắt những thông tin sốt
dẻo, cập nhật. Vào thời kì này, số viên chức, học sinh, sinh viên thành thị ngày

càng tăng lên. Một loạt trí thức cao cấp được đào tạo từ chính quốc và trường
Pháp Việt giành được những học vị cao: luật khoa tiến sĩ, cử nhân văn chương,
cử nhân khoa học, cao đẳng sư phạm, Trừ một số ít làm tay sai còn lại họ là

19


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

những người yêu nước và có tinh thần dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra
đời ngày 3.2.1930 cùng với hoạt động của Đảng đà làm thay đổi lớn lao tình
hình văn hóa, lớp trí thức nhiều người đi theo Đảng. Sự xuất hiện của nhà in,
nhà xuất bản đà tạo điều kiện cho báo chí ra đời và phát triển. Đó là phương
tiện chuyển tải đắc lực nhất để truyền bá thông tin và các tác phẩm văn
chương. Thời kì này, báo chí và văn học trở thành hàng hóa có vai trò to lớn
trong đời sống xà hội. Nhiều thể loại văn học, báo chí nhanh chóng ra đời và
phát triển với tốc độ nhanh: phóng sự, kí sự, hồi kí, tùy bút, chính luận,
1.1.2. ảnh hưởng của lịch sử xà hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ
Trọng Phụng
Do đặc điểm lịch sử, sự phát triển của chế độ phong kiến ở Việt Nam trải
qua nhiều khuất khúc và không thể gọi là mang tính chất điển hình. Ngay vào
thuở cực thịnh của chế độ đó, các yếu tố thị dân vẫn là một cái gì phát triển
không bình thường. Những người thành thị được gọi bằng cái tên không mấy
cảm tình, dân kẻ chợ (xách mé hơn mà cũng đúng thực chất hơn, dân tứ
chiếng). Trong văn học Việt Nam thời phong kiến và rộng hơn, trong tâm lí
phổ biến của xà hội, đời sống tinh thần nói chung bao giờ cũng cảm thấy đầm
ấm một tinh thần lạc quan, nó là đặc tính cố hữu của những người sống gần
thiên nhiên. Một xu thế bao trùm khác là ca tụng cái thanh cao, trong sạch của

cuộc sống nông thôn, ca tụng thú điền viên, bài bác khinh bỉ cuộc sống thành
thị, cho là ở đó nhân tình thế thái đảo điên, đồng tiền làm hư hỏng con người.
Nhưng muốn hay không muốn thành thị vẫn phát triển, con người kẻ chợ hiện
ra rõ nét trong văn học. Và hơn thế nữa, cũng ngày càng rõ hơn, mạnh dạn
hơn, tự tin hơn là những tiếng nói văn học đại diện cho nếp sống, nếp nghĩ của
lớp người kẻ chợ đó. Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đÃ
phần nào biểu lộ điều này. Đến thơ Hồ Xuân Hương và đặc biệt trong thơ Tú
Xương thì nếp sống thị dân bộc lộ đậm nét. Nó là cuộc sống đà mất sự hòa
điệu, sự thanh cao mà thay vào đó là cuộc sống đầy chua chát vµ cay nghiƯt.

20


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Trong sự đổi thay ấy của xà hội, Hà Nội tập trung tất cả những cái hay,
cái dở của nó. Hà Nội được coi là điển hình của xà hội Việt Nam trong quá
trình âu hóa, đô thị hóa. Từ một ít phố xá bé nhỏ bao bọc quanh các thành lũy
quân sự thời phong kiến, qua thời Pháp thuộc Hà Nội nhanh chóng trở thành
một thành phố với phố xá sầm uất hơn, nhà cửa khang trang hơn và nhất là cư
dân đông đúc hơn. Đây là nơi thu hút người ở nông thôn ra, trong số đó có
những người nghèo không cam tâm chết mòn sau lũy tre xanh, những người bị
đè nén, bị oan ức, những người ngày hôm qua còn là thầy đồ, thầy lang, thậm
chí cả lí dịch nữa vì những cơ nhỡ như thế nào đó, rơi tụt xuống cái miệng vực
ghê gớm là thành phố. Từ nông thôn ra Hà Nội, họ làm đủ nghỊ: tõ con sen,
th»ng ë, kÐo xe, canh cưa, cho tới mở cửa hàng lặt vặt, dạy tư, làm thầy kí các
hÃng buôn và cả viết văn, viết báo nữa!
Có thĨ nãi, x· héi ViƯt Nam nãi chung vµ Hµ Nội nói riêng đà cung cấp

đề tài, nguồn cảm hứng, sự kiện, nhân vật cho sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Ta sẽ hiểu vì sao, sáng tác của ông từ kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự,
nhất là phóng sự nhà văn lại có thái độ, bút pháp, tài năng nghệ thuật đến vậy
khi phản ánh bức tranh đời sống xà hội. Câu trả lời sẽ dần hé mở khi chúng ta
tìm hiểu cuộc đời của ông vua phóng sự ®Êt B¾c”.
1.2. Cc ®êi Vị Träng Phơng
Vị Träng Phơng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9
năm Nhâm Tý) trong một gia đình rất nghèo ở Hà Nội.
Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, nguyên quán ở làng Hảo (tức Bần Yên
Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), làm thợ điện ở xưởng xe ô tô
Ch.Boillot Hà Nội. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá
thuê.
Vũ Trọng Phụng mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi. Người cha mất để
lại một gia cảnh đơn côi gồm: một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai

21


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

đang còn trong trứng nước. Tài sản gia đình hầu như không có gì. Vũ Trọng
Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được đến trường.
Năm 1921, lên 9 tuổi, ông bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay
là trường Nguyễn Du), sau học ở trường Hàng Kèn (nay là chỗ trường Quang
Trung), sau đó là trường Sinh Từ. Ngay từ thuở nhỏ, ông tỏ ra là người có
năng khiếu nghệ thuật: đánh đàn nguyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm
hiểu. Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ côi, nghèo

khó và sự cách biệt với đám bạn con nhà giàu đà gieo vào đầu óc non trẻ của
Vũ Trọng Phụng mặc cảm yếu đuối, đơn độc. Mặc cảm đó ngày một lớn dần
trong lòng cậu học trò thơ ngây, kết lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất
công vô lí ở đời.
Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng Tiểu học. Trong hoàn cảnh
gia đình rất bần cùng, ông chọn thi vào trường Sư phạm sơ cấp, hi vọng có học
bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo, lo cuộc mưu sinh cho cả gia
đình. Nhưng kì thi không kết quả. Vậy là míi häc hÕt bËc TiĨu häc, Vị Träng
Phơng bc ph¶i tìm việc làm để kiếm sống. Tháng 10 năm 1926, ông xin
được vào làm thư kí ở nhà hàng Godrad. Được vài tháng, vì mê văn chương
hơn là lo làm tròn bổn phận của một viên thư kí, ông bị mất việc. Sau đó Vũ
Trọng Phụng xin được vào làm chân đánh máy chữ ở nhà in Viễn đông (Viễn
Đông ấn quán - IDEO). Sau 2 năm lại bị sa thải.
Năm 1930, lúc ấy nhà văn mới 18 tuổi, ngay từ khi còn làm ở nhà in
Viễn đông, ông đà có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo - những bài
theo ông chủ bút Tam Lang Vũ Đình Chí là một lối viết văn đặc biệt, một
lối viết quá bạo. Sau khi bị mất việc, ông chuyển hẳn sang chuyên tâm viết
văn, viết báo. Từ 1930 đến 1939, Vị Träng Phơng céng t¸c víi rÊt nhiỊu tê
b¸o: Hà thành ngọ báo, Nhật Tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu
niên, Hà Nội báo, Công dân, Tương lai, Phụ nữ thời đàm, Đông Dương tạp
chí, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, và viết đủ các thể loại: truyện ng¾n,

22


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, bình luận chính trị, trào phúng, Ngoài ra,

ông còn dịch tác phẩm của văn hào Pháp Victo Hugo. Nhà văn thường dùng
hai bút danh: Thiên Hư và Vũ Trọng Phụng. Ông nổi danh ở hai thể loại:
phóng sự và tiểu thuyết.
Có thể nói từ 1933, Vũ Trọng Phụng đà thực sự tìm kế mưu sinh trong
nghề viết văn, viết báo.
Đầu năm 1938, ông lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương, con một gia đình
buôn bán nghèo ở xà Nhân Mục, thôn Giáp Nhất, nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cuối năm đó, hai người có một con gái, đặt
tên là Vũ Mỵ Hằng.
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng và giàu lòng tự trọng.
Một con người nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống riêng ông chỉ mong
kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm để cưới vợ, có con nối dõi. Dù ông viết nhiều
nhưng cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy gia đình ông. Do phải làm việc quá sức,
lại sống trong cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày một thêm trầm trọng làm
ông kiệt sức. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 tại căn nhà số 73 Cầu Mới,
Ngà Tư Sở nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, nơi ông mới dọn về ở được
vài tháng. Mấy tháng trước đó, thi sĩ Tản Đà cũng ra đi tại căn nhà số 71 bên
cạnh. Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi. Ông để lại bà nội, mẹ, vợ - ba
người đàn bà góa cô đơn và cô con gái vừa đầy năm.
Nhà văn mà con nhà nghèo, cuộc sống luôn bị ám ảnh bởi miếng cơm
manh áo, nhà văn mà chỉ học đến Tiểu học rồi đi làm thuê làm mướn, do
những tất nhiên, ngẫu nhiên thế nào đó phá ngang đi viết báo, viết văn. Nhưng
cũng chính hoàn cảnh ấy đà giúp Vũ Trọng Phụng có điều kiện tiếp xúc thân
tình bỗ bà và bằng học hỏi không mặc cảm, nhà văn có được vốn sống phong
phú, sự hiểu biết kĩ càng về những người nghèo khổ nơi thị thành, những hạng
cùng đinh dưới đáy xà hội: con sen, thằng ở, dân nghiện hút, Ông cũng
thông thuộc một số hạng người ở tầng lớp trên: Nghị viên dân biểu, thầu

23



Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

khoán, viên chức các loại của bộ máy quan liêu đang thống trị, Và rồi cái
hiện thực của xà hội bát nháo, lố lăng, đầy dẫy những bất công, trụy lạc và tha
hóa, cách biệt sang - nghèo, cao thượng - đê tiện, tiếng khóc chen lẫn tiếng
cười đủ các giọng điệu sẽ in đậm và hiện lên rõ nét trên những trang viết của
nhà văn. Nó trở thành bức tranh xà hội phồn tạp, sinh động gây ấn tượng sâu
sắc và nóng hổi hơi thở thời sự đương thời với đủ các loại chân dung mặt
người, có tiếng nói hình hài dị hợm. Cùng với sự tác động của nhân tố lịch sử
xà hội, cuộc đời Vũ Trọng Phụng còn gắn liền với sự bất hạnh, nghèo khổ. Tất
cả những điều đó đà hằn lên trong đầu óc của một nghệ sĩ có lương tâm, nhân
phẩm và trách nhiệm lòng căm thù đối với cái xà hội chó đểu khốn nạn
đương thời.
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Dù cuộc đời ngắn ngủi và thời gian đến với văn chương không dài nhưng
Vũ Trọng Phụng đà để lại một sự nghiệp sáng tác lớn với khối lượng tác phẩm
đồ sộ ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, dịch thuật, phóng sự,
và nhiều bài báo viết về các vấn đề chính trị, văn hóa xà hội. Những bài đầu
tiên của ông được đăng trên tờ Ngọ báo nhưng chưa gây được tiếng tăm.
Tác phẩm đầu tiên của nhà văn được xuất bản là vở bi kịch Không một tiếng
vang gồm 3 hồi, sáng tác theo đúng luật tam duy nhất của bi kịch cổ điển
Pháp, in tại nhà in Đông Tây, Hà Nội, 1931. Từ đó nhiều tác phẩm của ông
liên tục được đăng trên các báo và in thành sách. Tác phẩm cuối cùng được in
khi Vũ Trọng Phụng còn sống là tiểu thuyết Trúng số độc đắc đăng trên
Tiểu thuyết thứ bảy từ số ra ngày 13. 5. 1938. Sau khi nhà văn mất, tác
phẩm của ông tiếp tục được in thành sách và tái bản lại nhiều lần.
Truyện ngắn là thể loại có nhiều ưu thế bởi dung lượng nhỏ, số lượng

nhân vật và tình tiết không nhiều cho nên nó dễ theo dõi, dễ tiếp nhận. Do đó
truyện ngắn được bạn đọc yêu thích. Các nhà văn khi bắt đầu sự nghiệp của
mình thường khởi đầu bằng truyện ngắn. Vũ Trọng Phụng không n»m ngoµi

24


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

quy luật đó. Đương thời, người ta chú ý đến ông với tư cách nhà tiểu thuyết và
ông vua phóng sự hơn là cây bút truyện ngắn. Xem xét kĩ, truyện ngắn đÃ
góp phần khẳng định đầy đủ chân dung nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông viết
khoảng 40 truyện ngắn, tiêu biểu như: Một cái chết, Bà lÃo lòa, Thủ đoạn,
Bụng trẻ con, Sao mày không vỡ, Rửa hờn,ở thể loại này, ông giành được
những thành công nhất định. Truyện của ông không đề cập đến những vấn đề
lớn của xà héi nh­ tiĨu thut vµ phãng sù mµ chđ u khai thác những trạng
thái tâm lí khác nhau trong cuộc sống thường ngày của con người: sự tha hóa
về đạo đức như một nghịch cảnh đáng phê phán, mổ xẻ tâm lí vị kỉ hoặc hành
vi đểu cáng của con người dưới sự tác động của xà hội đồng tiền.
Tiểu thuyết là một thể loại có dung lượng và kết cấu phức tạp hơn rất
nhiều so với truyện ngắn. Do vậy, nó khó hấp dẫn người đọc nếu tác giả
không xư lÝ khÐo lÐo. V× vËy, viÕt tiĨu thut khã thành công hơn so với
truyện ngắn. Vũ Trọng Phụng bắt đầu sự nghiệp văn chương ở truyện ngắn
nhưng ông lại nỉi danh vµ thùc sù cã tiÕng vang ë thĨ tiểu thuyết, ông được
gọi là tiểu thuyết gia trác tuyệt. Trong gần 10 năm sáng tác, ông viết 9 tiểu
thuyết. Tác phẩm đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1934 có tên Dứt tình. Sau đó
là: Số đỏ, Vỡ đê, Giông tố, Trúng số độc đắc, Như vậy, thực chất chỉ trong
vòng 5 năm Vũ Trọng Phụng cho ra đời 9 tiểu thuyết lớn. ở địa hạt này, do

đặc trưng thể loại, nhà văn có dịp miêu tả sâu sắc xà hội Việt Nam dưới chế
độ thực dân phong kiến và ông đà xây dựng được nhiều nhân vật điển hình.
Là cây bút đa tài, Vũ Trọng Phụng không chỉ viết truyện ngắn, tiểu
thuyết mà còn viết cả kịch. Kịch của ông thường là kịch ngắn với dung lượng
gọn nhẹ. Nhà văn nghiêng về khía cạnh tình cảm, đạo đức nhân sinh, nhân
tình thế thái, về tâm lí con người, về cả những khát vọng, trong xà hội đảo
điên. ở thể loại này Vũ Trọng Phụng viết 7 vở kịch: Không một tiếng vang,
Tài tử, Phân bua, Chín đầu một lúc, Dù viết ít và không mấy thành công
nhưng qua đó ta thấy ngòi bút đa tài của nhà văn.

25


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

Ngoài viết báo, viết văn, Vũ Trọng Phụng còn có một tác phẩm dịch
thuật đó là: Giết mẹ dịch từ Lucrèce Borgia của Victo Hugo, năm 1936.
Thời kì này dịch thuật là một ngành khá mới mẻ. Những người tiếp xúc với
các tác phẩm thường trực tiếp với nguyên bản bởi họ đều có một trình độ
ngoại ngữ nhất định, đặc biệt là Pháp văn. Nhưng đọc và dịch một tác phẩm là
chuyện khác. Đó là công lao đáng ghi nhận của Vũ Trọng Phụng trong ngành
dịch thuật sau này nói chung và văn học dịch nói riêng.
Vào đầu những năm 30 cđa thÕ kØ XX, cïng víi sù ph¸t triĨn mạnh mẽ
của báo chí, một thể văn mới ra đời: thể phóng sự. Hàng loạt tên tuổi được chú
ý nhờ gắn với thể văn này: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Vũ
Bằng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Phi Vân, Phóng sự là một thể kí,
nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào ®ã cã ý nghÜa thêi
sù. Do nã cã søc chuyÓn tải hiện thực nhanh chóng nên là thể loại được bạn

đọc ưa thích. Trong số các cây bút viết phóng sự nổi lên là Vũ Trọng Phụng.
Trước khi là tiểu thuyết gia trác tuyệt ông được công chúng tặng danh hiệu
ông vua phóng sự đất Bắc. Điều đó cho thấy vị trí và tài năng nhà văn ở thể
loại này. Từ 1932 đến 1938, ông cho ra mắt bạn đọc 9 thiên phóng sự trong đó
nổi tiếng nhất là: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy
cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938). Phóng sự là thể văn
Vũ Trọng Phụng thỏa sức tung hoành. Nhà báo, nhà văn trong ông cùng một
lúc thể hiện trên những trang viết. Phóng sự của ông không chỉ phản ánh tức
thời, nóng hổi các hiện tượng và các vấn đề xà hội nhức nhối mà còn có sức
ám ảnh, lay tỉnh, cật vấn chỉ có ở những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Như vậy, với gần 10 năm sáng tác, Vũ Trọng Phụng đà để lại cho đời
một sự nghiệp văn học đồ sộ: 40 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 7 vở kịch, 1 tác
phẩm dịch và rất nhiều bài báo. Điều đó nói lên tài năng, bút lực và sức sáng
tạo phi thường của nhà văn. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đà vượt
thời gian va sống mÃi trong lòng bạn đọc.

26


Khoá luận tốt nghiệp

Tô Lan Phương - K29C Ngữ Văn

chương 2
nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xà hội
trong thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng
2.1. Mấy vấn đề lí luận chung
2.1.1. Thể loại văn học
Thể loại hay thể loại văn học là vấn đề thuộc về chuyên ngành lí luận văn
học. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Thể loại là: Dạng thức của tác

phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình
phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức
tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về
tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy (Từ
điển thuật ngữ văn học, trang 252 - 253, NXB ĐHQGHN, 2000).
2.1.2. Thể loại phóng sự
Cho đến nay, trải qua gần một thế kỷ phát triển và đạt được những thành
tựu rực rỡ, lí luận về thể loại phóng sự ngày càng được bổ sung, phát triển và
từng bước hoàn thiện.
Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây - cái nôi sản sinh ra thể phóng sự - đÃ
cho rằng thể loại phóng sự ra đời từ rÊt sím, kho¶ng thÕ kØ XVI cïng víi sù
xt hiƯn của báo chí và các phương tiện in ấn công nghiệp. Song khi mới ra
đời, phóng sự còn mang nặng tính chất thông tin giản đơn về các sự kiện.
Người Pháp quan niệm: Phóng sự là những bài viết của các phóng viên trong
quá trình điều tra về các sự việc, hiện tượng có chứa đựng những điều bí ẩn.
đến thÕ kØ XVIII - XIX, ng­êi §øc cịng chØ coi phóng sự là sự đưa tin một
cách giản đơn rất gần với những văn bản thông báo tin tức. Thể phóng sự
thực sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhất là các nước Âu Mĩ từ sau đại
chiến thế giíi thø nhÊt (1914 - 1918). Phãng sù ®· bá qua thời kì đơn giản và
ấu trĩ phản ánh các tin tức và sự kiện mà vươn lên tìm tòi, phát hiện những

27


×