Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.96 KB, 72 trang )

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các
thầy cô trong tổ Lí luận văn học và đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Kiều Anh đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Do sự hạn hẹp về thời gian và trong khuôn khổ một đề tài, khoá luận này
chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất mong sự quan tâm và đóng góp của
thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Đỗ Thị Nhiệm


Lời cam đoan

Mặc dù có rất nhiều công trình, bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả
trong và ngoài nước viết về nhà văn Nguyễn Minh Châu nhưng chúng tôi khẳng
định kết quả mà đề tài này thu được là của riêng người viết, không trùng với bất cứ
tác giả nào khác. Kết quả này có được từ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS.
Nguyễn Thị Kiều Anh, sự tham khảo, học hỏi từ các tài liệu và sự cố gắng, nỗ lực
của bản thân người thực hiện. Khoá luận này được hoàn thành vào ngày 05 tháng
05 năm 2007 .
Lời cam đoan này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội ngày 12 tháng 05 năm 2007
Sinh viên:
Đỗ Thị Nhiệm

mục lục
Phần mở đầu



1. ý nghĩa khoa học của đề tài

5

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6

3. Phạm vi nghiên cứu

7

4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Đóng góp và cấu trúc của khoá luận

7

Phần nội dung

8

Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
1.1 Vấn đề cốt truyện

8


1.1.1 Quan niệm về cốt truyện

8

1.1.2 Thành phần cốt truyện

9

1.1.3 Vai trò của cốt truyện

9

1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

10

1.2.1 Cốt truyện với các khía cạnh của nội dung

10

1.2.2 Cốt truyện với các khía cạnh của hình thức

12

1.2.3 Cốt truyện với nhân vật

16

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu

2.1 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về nội dung

20

2.1.1 Cốt truyện với đề tài và chủ đề

21

2.1.2 Cốt truyện với tư tưởng

26

2.2 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về hình thức

30

2.2.1 Cốt truyện với kết cấu

30

2.2.2 Cốt truyện với các biện pháp thể hiện nghệ thuật

39

2.2.3 Cốt truyện với lời văn nghệ thuật

60

2.3 Cốt truyện với nhân vật


65

2.3.1 Nhân vật là những con người trong và sau chiến tranh

65

2.3.2 Nhân vật là những con người trong cuộc sống đời thường

66

Phần kết luận

68

Tài liệu tham khảo

71

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, NXB Tác
phẩm mới.
2. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 5, NXB Văn học
3. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học
4. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục.
5. Hà Minh Đức (1997), Văn học Việt Nam 1900- 1945, NXB Giáo dục.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục..
7. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, NXB

Hội nhà văn.
8. Phùng Minh Hiến(2002), Nghệ thuật một loại hình văn hoá đặc biệt, NXB Hội
nhà văn.
9. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, NXB
Văn hoá - Thông tin.
10. Đỗ Văn Khang (1987), Mĩ học đại cương, NXB Giáo dục.
11. Khrapchenco.M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học, NXB Tác phẩm mới.
12. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
13. Nắng Mai (2000) "Tính nghệ thuật một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách
tiếp cận riêng", Diễn đàn văn nghệ (số 3+4).
14. Nhiều tác giả (1991), Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm, NXB Hội
nhà văn.
15. Nguyên Ngọc (1990), Báo Văn nghệ (số 7).
16. Ngô Văn Phú, Nguyễn Phan Hách, Phong Vũ (1999), Nhà văn Việt Nam thế
kỉ XX, Tập 4, NXB Hội nhà văn.
17. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm
18. Tuấn Thành, Anh Vũ (tuyển chọn) (2002), Nguyễn Minh Châu tác phẩm và
dư luận, NXB Văn học.


Phần mở đầu
1. ý nghĩa khoa học của đề tài
Nguyễn Minh Châu (1930 1989) là một trong số các nhà văn lớn của văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Tác phẩm của ông không đồ sộ nhưng đa dạng về
thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, bút ký, tiểu thuyết Bằng tài năng, tâm huyết và sự lao
động không ngừng nghỉ, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một phong cách sáng tạo
riêng.
Nguyễn Minh Châu may mắn sinh ra ở mảnh đất Nghệ An- một vùng quê cách
mạng và ông đã sớm gắn bó với sự nghiệp cầm bút của người lính. Có thể nhận ra mỗi

trang viết của nhà văn đều song hành với từng chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là
những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn cam go
nhất của thời kỳ đổi mới. Theo đó, sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn khá rõ: trước và
sau năm 1975.
ở giai đoạn thứ hai (sau năm 1975) có thể khẳng định Nguyễn Minh Châu là một
trong số các nhà văn đi đầu, là nhịp cầu cho sự nghiệp đổi mới trong văn học. Với cảm
hứng sử thi, ngợi ca hào hùng con người trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, từ
sau năm 1975 ông chủ trương đưa văn học về gần với cuộc sống, coi đó là miếng đất vĩnh
hằng khám phá những quy luật của các giá trị nhân bản. Đối tượng trung tâm mà Nguyễn
Minh Châu hướng tới không phải là những người lính, những người trung đội trưởng, anh
thanh niên xung phong, chị dân công mà là những con người thường nhật với số phận,
tính cách, tâm hồn riêng của họ trong dòng chảy tự nhiên của cuộc sống. Thể hiện sự thay
đổi đó, nhà văn đã sử dụng sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, đặc biệt là cốt truyện.
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), là tập truyện ngắn khá tiêu biểu
thể hiện rõ nét sự đổi mới, sáng tạo của Nguyễn Minh Châu. Khảo sát về nghệ thuật xây
dựng cốt truyện của tập truyện ngắn này giúp chúng ta thấy được những đổi mới về tư duy,
nghệ thuật của nhà văn dù còn mang tính chất thể nghiệm. Qua đó, chúng tôi làm rõ hơn
tài năng và sự đóng góp của tác giả.


Đồng thời, đề tài còn có ý nghĩa lớn với việc học tập và nghiên cứu khoa học về
văn chương của một sinh viên Ngữ văn trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tương lai.
Trên đây là những lí do để chúng tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một tác giả lớn có nhiều đóng góp đối với nền văn học Việt Nam
hiện đại. Bởi vậy, các tác phẩm của ông thu hút được sự chú ý, quan tâm của rất nhiều nhà
phê bình lí luận, nhiều công trình nghiên cứu.
Dưới đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu
sau năm 1975 và ít nhiều liên quan đến vấn đề cốt truyện.
1.


Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Tôn Phương Lan.

2.

Những đổi mới về thi pháp sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975

Nguyễn Tri Nguyên.
3.

Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật- Lã

Nguyên.
4.

Nguyễn Minh Châu đổi mới chắc chắn từ một sức viết dồi dào Nguyên

An.
5.

Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Trịnh Thu Tuyết.

6.

Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người

Nguyễn Văn Hạnh .
7.

Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Huỳnh Như Phương.


8.

Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Bùi Việt Thắng.

9.

Sự khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn Ngọc Trai.

10.

Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh N.I.Niculin.

Mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết dù ở mặt này hay mặt khác, mức độ cụ
thể hay khái quát thì đều là những cánh cửa giúp chúng ta tiếp cận gần hơn vào thế giới
nghệ thuật của nhà văn. Với khoá luận này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một công
trình nhỏ để người đọc hiểu rõ hơn về truyện ngắn của nhà văn hiện đại này.
3. Phạm vi nghiên cứu


ở góc độ một khoá luận, chúng tôi sẽ giới hạn vấn đề nghiên cứu ở hai phạm vi sau:
3.1. Về nội dung: Chúng tôi sẽ nghiên cứu, khảo sát nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở tập
truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trong mối quan hệ với nội dung và
hình thức ở các tác phẩm .
3.2. Về tư liệu: Chúng tôi sẽ khảo sát 9 truyện tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành (xuất bản năm 1983) gồm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bên đường
chiến tranh , Mùa hè năm ấy, Hạng, Bức tranh , Sắm vai, Đứa ăn cắp, Mẹ con chị
Hằng, Giao thừa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính sau:

4.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống: Chia nhỏ đối tượng ra
thành nhiều yếu tố có cùng trình độ đi sâu, các yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và
có ảnh hưởng đến nhau.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống: Đối chiếu một cách tương ứng yếu tố đối tượng này
với đối tượng khác (có cùng trình độ) nhằm tìm ra giá trị độc đáo của đối tượng này so với
đối tượng khác. Đây là phương pháp đặc trưng của nghệ thuật nói chung và văn chương nói
riêng.
5. Đóng góp và cấu trúc của khoá luận
5.1. Đóng góp của khoá luận
Đối với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ hơn nghệ thuật xây dựng cốt
truyện của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng, đóng góp của nhà văn trong việc vận
dụng các biện pháp để xây dựng cốt truyện.
5.2. Cấu trúc của khoá luận


Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khoá luận được chia làm hai
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
1.1. Vấn đề cốt truyện
1.1.1. Quan niệm về cốt truyện
Cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng của cấu trúc tác phẩm tự sự. Cốt
truyện được hiểu là cái sườn của tác phẩm, là cái lõi diễn biến của truyện từ khi xảy ra đến
khi kết thúc. Cốt truyện là cái tóm tắt những điểm chủ yếu, làm thành một câu chuyện rất
ngắn với dung lượng ít hơn nhiều bản thân tác phẩm và có thể kể lại được (truyện hay

chuyện khởi nguyên vốn là để kể hoặc để nghe).
Từ trước tới nay, vấn đề cốt truyện luôn dành được sự quan tâm, thu hút nhất định ở các
từ điển, các công trình lí luận trong và ngoài nước. Nhìn chung, cốt truyện được nhìn nhận
dưới những quan điểm không hoàn toàn trùng khít.
Lê Bá Hán cho cốt truyện là một trong những nội dung quan trọng nhất, lớn nhất và trực
tiếp nhất của tác phẩm bao gồm các biến cố, sự kiện cụ thể, diễn biến theo một trật tự nhất
định. Cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách, thể hiện quan hệ giữa các nhân vật.


Pospelov lại xem cốt truyện là phương diện hình thức của tác phẩm, là tiến trình sự kiện
hình thành từ hành vi của nhân vật, nghĩa là sự vận động không thời gian của cái được
miêu tả.
Đôbin lại nhìn dưới góc độ khác. Theo ông, cốt truyện - đó là quan niệm về hiện tại.
Tuy quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đều nhất trí rằng nội hàm của
khái niệm cốt truyện bao gồm cái hệ thống hoàn chỉnh các sự kiện hành động chính trong
tác phẩm .
Trên cơ sở những quan điểm đó, chúng tôi muốn hiểu khái niệm cốt truyện một cách
chung nhất: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình bày trong tác
phẩm với ý đồ nghệ thuật của tác giả như tiến trình và thể hiện qua các phương tiện nghệ
thuật. Cốt truyện là nội dung quan trọng và trực tiếp, đồng thời cũng là một phương diện
nghệ thuật của tác phẩm.
1.1.2. Thành phần cốt truyện
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp, trong thực tế văn học cốt truyện các tác
phẩm thể hiện hết sức đưa dạng. Nhìn một cách chung nhất thì mọi cốt truyện đều phải trải
qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, một cốt truyện
truyền thống bao gồm đầy đủ các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và mở
nút. ở một số cốt truyện còn có phần vĩ thanh (là phần cuối truyện) bổ sung cho mở nút,
làm cho bức tranh về số phận nhân vật được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên , cốt truyện không nhất thiết bao giờ cũng bao hàm đầy đủ, tách bạch các
thành phần nói trên. Tuỳ theo ý đồ nghệ thuật mà người nghệ sỹ có thể lược bớt một hoặc

một vài thành phần nào đó. Vấn đề không phải là xác định một cách hình thức mỗi thành
phần mà là thâm nhập sâu vào số phận nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính. Có như thế
việc phân tích các thành phần cốt truyện mới đem lại hiệu quả thiết thực cho nghiên cứu
khoa học và cảm thụ nghệ thuật.
1.1.3. Vai trò của cốt truyện


Tác phẩm văn học từ khi ra đời đã mang trong bản thân nó tính truyện một cách máu
thịt. Vai trò của cốt truyện với tác phẩm tự sự là điều không ai có thể phủ nhận .
Ngay từ thời cổ đại, Aristot từng nhấn mạnh điều này khi xem xét cốt truyện là một
trong những yếu tố thiết yếu của tác phẩm kịch. Người ta quan niệm rằng sáng tác văn học,
thưởng thức văn học là sáng tác và thưởng thức cốt truyện.
Maughmr có tuyên ngôn rằng Nhà văn sống bằng cốt truyện như hoạ sỹ sống bằng
màu và bút vẽ vậy. Theo ông, cốt truyện là xương sống để nhà văn tạo nên tác phẩm .
Đối với tác phẩm tự sự hiện đại, có thể thấy cốt truyện là đặc trưng đầu tiên, cơ bản để
tạo ra tính chuyện. Nó là điều kiện để hiểu tác phẩm , bởi:
- Cốt truyện là phương tiện bộc lộ nhân vật.
- Cốt truyện tái hiện những xung đột xã hội.
- Cốt truyện thể hiện những tư tưởng, chủ đề qua đó thể hiện phong cách tài năng
của nhà văn.
Tuy nhiên cốt truyện không phải là yếu tố bắt buộc. Thế kỷ XX yếu tố chuyện
ngày càng co hẹp lại, kết cấu cốt truyện mỗi lúc một lỏng dần ra. Từ chỗ truyện là một trục
chỉ đạo và thu hút mọi yếu tố trong tác phẩm quanh nó để có một tác phẩm lí tưởng dần
dần vai trò cụ thể và tích cực của nó yếu đi, các sự kiện, biến cố dường như muốn thoát ra
vòng ngoài làm các điện tử tự do. ở từng tác phẩm cụ thể, trong những tình huống lịch
sử cụ thể, mỗi tác giả có thể nhào nặn cốt truyện trong sáng tác theo chiều hướng khác
nhau theo ý đồ riêng của mình. Có tác phẩm không có cốt truyện như Hai đứa trẻ của
Thạch Lam (truyện không có biến cố, sự kiện mà chỉ có những khung cảnh, hoàn cảnh
hoàn toàn mang tâm trạng) hay Toả nhị kiều của Xuân Diệu (từ đầu đến cuối chỉ xoay
quanh các biến cố tâm trạng). Có nhà văn không quan tâm đến cốt truyện, chỉ dựa vào các

biến cố, sự kiện rồi sau đó triển khai ra như Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải. Rõ ràng
là có một số tác phẩm tự sự hiện đại không có cốt truyện hoặc cốt truyện chỉ để bộc lộ tâm
trạng hoặc ý đồ nghệ thuật nào đó.


Nhưng dù biến hoá thế nào thì nét chủ đạo trong bản thân cốt truyện, tức chuyện
sẽ không biến mất một cách tuyệt đối vì nếu không nó không còn là tác phẩm tự sự nữa.
Cốt truyện chính là "cái móc" để nhà văn treo lên đó "cái áo" tác phẩm của mình.
1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện vừa là nội dung vừa là hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Bởi vậy, nghiên
cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện phải đặt nó trong mối quan hệ với tất cả các yếu tố của
nó.
1.2.1. Cốt truyện với các khía cạnh của nội dung
Nội dung của tác phẩm chính là đề tài, chủ đề, tư tưởng. Trong các quan hệ với các
yếu tố này, cốt truyện là hình thức, là phương tiện bộc lộ, thể hiện các khía cạnh nội dung
đó.
1.2.1.1. Đề tài
Đề tài xuất phát từ thuật ngữ Hán Việt. Nó có nghĩa là tài liệu được tổ chức xung
quanh một hiện thực nào đó.
Trong tiếng Hy lạp cổ đại, đề tài (Tema) nguyên nghĩa là cài gì đó được đặt làm cơ
sở.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là:"Khái niệm chỉ các hiện tượng trong
đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học" [6,Tr110].
Như vậy, có thể thấy, đề tài chính là hiện thực cuộc sống được nhà văn nhận thức,
lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ và
được miêu tả trong tác phẩm. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm .
Giá trị của đề tài trong tác phẩm thể hiện ở:
- Đề tài là cơ sở giúp bạn đọc thấy được lập trường tư tưởng và thế giới quan của
nhà văn, bởi vì lập trường tư tưởng quyết định cách lựa chọn thế giới quan, phương pháp
sáng tác của tác giả.



- Đề tài là cơ sở để triển khai hợp lí và hấp dẫn chủ đề và giá trị tư tưởng của tác
phẩm.
1.2.1.2. Chủ đề
Theo nghĩa Hán Việt chủ đề là điều chủ yếu được nêu lên từ toàn bộ cuộc sống.
Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, chủ đề có nghĩa là cái gì đó được đẩy lên phía trước,
tách khỏi các mặt của đời sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là: Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm
được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học'' [6, Tr61 ].
Như vậy, chủ đề trong tác phẩm chính là vấn đề trung tâm, vấn đề cốt yếu được
đặt ra từ hiện thực cuộc sống. Theo cách diễn đạt hiện đại, chủ đề trong tác phẩm chính là
tác phẩm đặt ra những câu hỏi lớn và trả lời cho chúng.
Chủ đề quyết định sức sống và sinh mệnh của tác phẩm. Một tác phẩm có giá trị
hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề nó đặt ra có ý nghĩa sâu sắc hay không.

1.2.1.3. Tư tưởng
Theo Lênin, tư tưởng là nhận thức và khát vọng của con người. Nó bao gồm cả quá
trình nhận thức về hiện thực cuộc sống và tái hiện lại đời sống các hiện tượng khách quan
và những quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, nó còn có cả
thái độ và nhiệt tình khẳng định và phủ định ý định của con người trước chủ thể.
Theo Pospelov, tư tưởng trong tác phẩm là sự thống nhất tất cả các mặt nội dung
của nó.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tư tưởng là nhận thức, lí giải, và thái độ
đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề
nhân sinh đặt ra trong đó [6, Tr382].


Như vậy có thể hiểu tư tưởng của tác phẩm chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa
của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm theo một

khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm, tư tưởng của tác giả.
Tư tưởng đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động sáng tác của tác phẩm. Nó được
coi là linh hồn của tác phẩm, quyết định việc nhà văn lựa chọn đề tài, triển khai chủ đề, xây
dựng cốt truyện và dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện.
1.2.2. Cốt truyện với các khía cạnh của hình thức
Hình thức tác phẩm bao gồm kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và lời văn nghệ
thuật. Trong mối quan hệ với các yếu tố này, cốt truyện đóng vai trò là nội dung, là khung
xương và các yếu tố hình thức chính là da thịt làm cho tác phẩm trở thành một cơ thể khoẻ
mạnh, hoàn chỉnh.

1.2.2.1 Kết cấu
Theo quan niệm của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam
trong cuốn Lí luận văn học, kết cấu làtoàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng
nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm
không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống, và tư tưởng tác phẩm [6,Tr295].
Trong bài Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách tiếp cận
riêng, tác giả Nắng Mai đã có một quan niệm cụ thể hơn về kết cấu: Kết cấu là việc sắp
xếp, lắp ráp chẳng những kiến thức trong chiều sâu mà còn bố cục, bài trí ở bên ngoài,
nhằm tổng hợp tương quan các yếu tố của tác phẩm gắn kết lại mọi mảnh vụn rời rạc trong
số đó sao cho thành một sinh thể toàn vẹn. Kết cấu là yếu tố không thể hiện trực tiếp trên
câu chữ, mà nó là chất kết dính liên kết toàn bộ các chi tiết rời rạc thành dòng chảy thống
nhất. Trong tác phẩm , kết cấu có vai trò như người đạo diễn thay mặt tác giả tạo nên hệ
thống hình tượng như là kết quả tất yếu của sự thống nhất, hoàn thiện các yếu tố hình thức
nghệ thuật [13].


Mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đó đều nói
lên nét cơ bản của kết cấu. Đó là sự liên kết, lắp ráp, tổ chức các yếu tố hình thức cũng như
tư tưởng tác phẩm .
Việc xem xét, tìm hiểu nội dung của kết cấu tác phẩm có thể được tiến hành ở

những phương diện sau:
- Kết cấu trước hết thể hiện ở việc người nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân vật kia
tạo ra quan hệ giữa chúng. Từ đó, nhân vật bộc lộ bản chất xã hội thẩm mỹ của mình.
- Kết cấu là việc nhà văn gắn nhân vật với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, đặc biệt là
trong những tình huống kịch tính, có vấn đề để nhân vật hành động. Qua đó, nhân vật sẽ thể
hiện phẩm chất, nhân cách, cá tính riêng cũng như chiều hướng con đường đời của nó.
- Kết cấu đồng thời còn là việc người nghệ sỹ gắn kết thành dòng chảy thống nhất
điều xảy ra trước với điều xảy ra sau trong cuộc đời nhân vật làm nổi bật vấn đề trung tâm,
nội dung tư tưởng chủ yếu của tác phẩm cùng chiều hướng con đường đời của các loại
nhân vật.
1.2.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật
Để triển khai xây dựng cốt truyện một cách sinh động, hấp dẫn nhà văn phải sử
dụng tới các biện pháp nghệ thuật, phối hợp đan xen chúng để tạo ra hiệu quả cao nhất. Hệ
thống được coi là thường xuyên và đầy đủ nhất là 7 biện pháp nghệ thuật: tả, kể, đối thoại,
độc thoại, tạo xung đột, bàn luận và triết lí, tâm tình.
Biện pháp kể
Kể là trần thuật tất cả các sự kiện, các chi tiết, các biến cố, các hành động làm cho
tác phẩm thành một dòng chảy thống nhất. Khi kể, nhà văn đã hình thành
hình xuyên suốt và sâu chuỗi toàn bộ sự kiện trong tác phẩm thành

sợi dây vô

một chỉnh thể thống

nhất, toàn vẹn. Nếu tả tạo không gian thì kể tạo thời gian nghệ thuật cho tác phẩm.
Trong tác phẩm có nhiều cách kể. Có thể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trật
tự thời gian. Có thể nhà văn trực tiếp kể chuyện hoặc để nhân vật tự kể chuyện. Kể không


chỉ là một biện pháp nghệ thuật đơn thuần mà nó còn được nâng lên thành một phương

thức đưa cốt truyện thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Lúc đó, các biện pháp nghệ thuật
khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho kể. Có thể nói kể chính là biện pháp nghệ thuật chủ đạo
của truyện.

Biện pháp tả
Tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo kết nối các
danh từ với các kiểu tính từ, động từ; khéo kết nối các kiểu câu sao cho hiệu quả cuối cùng
là đối tượng được miêu tả hiện lên trước sự hình dung của bạn đọc bằng càng nhiều giác
quan càng tốt.
Biện pháp tả được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau: tả ngoại hình, hành động,
cử chỉ, môi trường Đồng thời, nó hé mở cả những điều thầm kín sâu xa về bản chất đối
tượng.
Với mỗi nhà văn, cách miêu tả lại khác nhau tuỳ thuộc vào loại văn, kiểu nhân vật,
dụng ý nghệ thuật và tài năng sáng tạo riêng của người nghệ sỹ. Tuy vậy, mục đích chung
của tả vẫn là để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động, cử chỉ của nó, môi trường
tự nhiên xã hội bao quanh (vừa sinh ra nó, vừa lưu giữ dấu vết của nó) hiện lên cụ thể
trước sự hình dung tưởng tượng bằng năm giác quan của bạn đọc [13].
Biện pháp độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong, là ý nghĩ bên trong của nhân vật. Theo tác
giả Nắng Mai đó là tiếng nói thầm thì, ý nghĩ sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình ở bên
trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất [13]. Trong tác phẩm, biện pháp này được sử dụng khi
nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính xung đột, hoặc rơi vào trạng thái cô lập
đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn trăn trở đưa ra quyết định cuối cùng.


Độc thoại nội tâm thể hiện ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật
khác, bởi các loại hình nghệ thuật khác chỉ có thể miêu tả, khắc hoạ ngoại hình, cử chỉ,
hành động thì độc thoại nội tâm cho thấy chiều sâu tâm hồn nhân vật. Qua độc thoại nội
tâm, bạn đọc có những phút giây lắng đọng để nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được nhân
vật đang nghĩ gì và tác giả muốn nói điều gì với bạn đọc.

Biện pháp đối thoại
Đối thoại là lời trò chuyện đối đáp giữa các nhân vật, là cách tác giả
để cho nhân vật này nói nhân vật kia đáp lại. Qua đối thoại, bạn đọc không chỉ biết được
nội dung đối thoại mà còn biết được các đặc điểm về nhân vật: giới tính , lứa tuổi, nghề
nghiệp, cá tính Biện pháp này giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư
duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể. Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả
giới thiệu kèm theo giọng nói, cách nói [13].
Tuỳ từng loại văn mà biện pháp này được sử dụng theo mức độ đậm nhạt khác
nhau .
Biện pháp tạo xung đột
Tạo xung đột là việc nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể, tình huống có vấn
đề. Hoàn cảnh đó có thể là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch cảnh trái ngang, một
tình huống éo le, trớ trêu hay hiểu lầm mà dẫn đến mâu thuẫn. Mâu thuẫn, xung đột cũng
khá đa dạng: có thể từ trong chính nhân vật, có thể giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa
các nhân vật với hoàn cảnh. Qua cách nhân vật đối diện, giải quyết các tình huống, xung
đột ấy nhân vật ấy sẽ bộc lộ những hành động, những đặc điểm về cá tính.
Biện pháp bàn luận và triết lí

.

Bàn luận là đoạn trữ tình ngoại đề với mục đích giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan
trọng của một hành động, sự việc nào đó. Biện pháp này thể hiện qua lời nhân vật, cũng có
khi qua lời tác giả một cách trực tiếp. Những ý kiến bàn luận phong phú, đa dạng sẽ cho
thấy phần nào thế giới quan của nhà văn.


Triết lí là hình thức xoáy sâu, nhấn mạnh vào vấn đề nào đó mà tác phẩm đặt ra.
Đó là cách diễn đạt ngắn gọn và độc đáo những điều mang tính chân lí

của cuộc


sống.
Triết lí và bàn luận đều có tác dụng nhấn sâu vào nội dung nào đó của tác phẩm,
qua đó phần nào thấy được quan điểm, thái độ của nhà văn.
Biện pháp tâm tình
Tâm tình là tiếng nói của tác giả hay lời nhân vật xuất hiện dưới dạng có đối tượng
nào đó để thể hiện, giãi bày. Thường lời tâm tình cũng chính là lời đối thoại nhưng với một
sắc điệu khác, một giọng điệu thâm trầm, giàu cảm xúc, suy tư hơn.
Qua biện pháp này bạn đọc có cái nhìn sâu hơn vào nhân vật, thấy được niềm say
mê, nỗi vui sướng hay tuyệt vọng, những tâm sự, bức xúc của nhân vật. Theo tác giả Nắng
Mai : Biện pháp tâm tình để nhân vật trung tâm, dù trong thơ trữ tình hay ở kịch và truyện
đều có tác dụng khơi sâu, đồng thời bộc lộ bản chất tâm hồn cũng như đời sống tình cảm
riêng tư của nó [13].
Như vậy, 7 biện pháp nghệ thuật đều có vai trò quan trọng tới việc triển khai hấp
dẫn cốt truyện. Với mỗi cốt truyện cụ thể, các biện pháp sẽ được vận dụng sử lí theo mức
độ đậm nhạt khác nhau. Đối với tác phẩm tự sự thì kể là biện pháp quan trọng nhất có ý
nghĩa chủ đạo và chi phối tất cả các biện pháp khác.
1.2.2.3. Lời văn nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình
thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học [6,Tr187].
Như vậy, lời văn nghệ thuật chính là phương tiện thể hiện cuộc sống, thể hiện hình
tượng cũng như tư tưởng tác giả. Nó là cái vỏ ngôn ngữ của tác phẩm.


Lời văn nghệ thuật gồm hai thành phần cơ bản là lời gián tiếp của người kể
chuyện và lời trực tiếp của nhân vật. Mỗi yếu tố này trong tác phẩm lại có đặc điểm
riêng và vai trò nghệ thuật khác nhau.
- Ngôn ngữ người kể chuyện là phương tiện cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng của
tác phẩm, nêu bật được tính cách nhân vật. Nó tạo nên ở độc giả một thái độ nhất định

đối với vấn đề được nói tới. Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn
dắt quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của cốt truyện.
- Lời trực tiếp của các nhân vật là phương tiện bộc lộ những đặc điểm riêng của
nhân vật về bản chất giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, cá tính, đặc điểm địa
phương
Như vậy mỗi yếu tố trong lời nói nghệ thuật có vai trò khác nhau, nhưng cùng hỗ
trợ bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau đem lại tính hoàn chỉnh và thống nhất của một
chỉnh thể nghệ thuật.
Sự kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa lời nói nghệ thuật với các yếu tố kết cấu, các biện
pháp nghệ thuật thể hiện đem lại tính toàn vẹn, hoàn chỉnh cho hình thức tác phẩm đưa cốt
truyện thành một truyện hấp dẫn phong phú.
1.2.3. Cốt truyện với nhân vật
Nhân vật là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latinh chỉ cái mặt nạ để diễn viên đeo
khi biểu diễn. Trải qua thời gian, dần dần nó được gọi là thuật ngữ nhân vật trong tác
phẩm .
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề
và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc
hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Nhân vật có thể là con người (có tên hoặc không có tên, xuất hiện sâu đậm hoặc
thoáng qua) có thể là đồ vật, loài vật, hoặc một hiện tượng trong đời sống.


Nhân vật là yếu tố vừa thuộc nội dung vừa thuộc hình thức tác phẩm. Trong tác
phẩm tự sự, nhân vật là đặc điểm quan trọng nhất. Nó là phương tiện để nhà văn sử dụng và
phản ánh cuộc sống khách quan. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được đặt
vào các quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường, với cộng đồng (với các nhân vật
khác). Qua đó, bạn đọc thấy rõ tính cách từng nhân vật.
Nhân vật chi phối mạnh mẽ đến cốt truyện vì chiều hướng con đường đời của nhân
vật, các biến cố xẩy ra với nhân vật (đặc biệt là nhân vật trung tâm) chính là xương sống, là
sườn cốt truyện.

Tóm lại, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện phải đặt cốt truyện trong tất cả
các mối quan hệ với nội dung và hình thức của tác phẩm. Bởi vì, các yếu tố đó ở mức độ
nhiều hay ít, đậm hay nhạt đều ảnh hưởng đến cốt truyện và trong mối quan hệ đó, cốt
truyện có khi là nội dung, có khi là hình thức của tác phẩm. Việc vận dụng, kết hợp các yếu
tố để tạo ra một cốt truyện hay, hấp dẫn là thuộc về tài năng, sự sáng tạo của mỗi nghệ sỹ.

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu
Đối với cốt truyện, Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng nó không phải tạo ra rắc
rối ly kỳ một cách hình thức vô ích nhưng nó phải tạo ra một sức chứa cho tính cách và
tâm lí nhân vật hay sức chở cho tư tưởng, chủ đề [2, Tr286 - 287]. Theo ông thì: Bất cứ
tác phẩm nào cũng là điểm hội tụ giữa chủ đề, cốt truyện và nhân vật [2, Tr25]. Một tác
phẩm được coi là hoàn chỉnh, toàn vẹn khi nó có sự thống nhất hài hoà giữa tất cả các yếu
tố thuộc về nội dung và nghệ thuật của nó. Quan niệm này của nhà văn hoàn toàn phù hợp
với quan niệm mà lí luận văn học đã chỉ ra. Trên cơ sở đó, xem xét nghệ thuật xây dựng
cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi sẽ đặt
cốt truyện trong mối quan hệ với tất cả các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác
phẩm.


2.1. Cốt truyện với các yếu tố thuộc về nội dung
Có thể thấy, số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước
đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Trước năm 1975, vấn đề cơ bản mà Nguyễn Minh Châu hướng tới là chiến tranh và
cách mạng với nhu cầu đặt lên trên hết vấn đề chúng ta và chúng nó, vấn đề cộng đồng, dân
tộc và lịch sử. Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà là những trang
viết hào sảng về những ngày hào hùng nhất của dân tộc.
Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất và đi vào thời kỳ đổi mới: đổi mới xã hội,
đổi mới con người, đổi mớiđời sống, đổi mới văn học Một cách lặng lẽ, khiêm nhường
mà cực kỳ dũng cảm Nguyễn Minh Châu đã kiên định đi vào con đường chông gai và

nguy hiểm đó [15]. Nhà văn nhận ra rằng: Hình như cuộc đấu tranh anh hùng sôi nổi
hiện nay được văn xuôi, thơ ca tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày, cho nên ngắm nó
ta thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta ngờ vực [2, Tr17]. Với nhận
thức đó, Nguyễn Minh Châu đã làm một cuộc thay đổi lớn về tư duy: thay vì những câu
chuyện về chiến tranh và súng đạn là những câu chuyện về tình đời, tình người; từ thế giới
vĩ mô rộng lớn chuyển sang thế giới vi mô bé nhỏ; từ thế giới cộng đồng, dân tộc và lịch sử
được thay bằng những câu chuyện đời tư và số phận mỗi cá nhân cụ thể. Người nghệ sỹ
chân chính ấy đã tự thay máu cho chính mình. Con thuyền văn của ông gặp biết bao trở
ngại sóng gió nhưng nó đã nhận đường và đi đúng hướng.
Trên hành trình đổi mới đó, có thể coi tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành (1983) là một sự thể nghiệm mới mẻ, sáng tạo của Nguyễn Minh Châu.
2.1.1. Cốt truyện với đề tài và chủ đề
Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong tập truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu quan
tâm tới hai mảng đề tài lớn là chiến tranh và cuộc sống đời thường. ở mỗi mảng đề tài, với
lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút, với thái độ luôn trăn trở, băn khoăn: Với tác
phẩm đó, anh có đem tới cho xã hội một tiếng nói bổ ích hay không? [2, Tr27], nhà văn
đã đặt ra được nhiều câu hỏi lớn về những vấn đề mà mọi người cùng quan tâm suy ngẫm.
2.1.1.1. Viết về chiến tranh


Chiến tranh là đề tài quen thuộc, gần gũi của nhiều cây bút và của chính nhà văn.
Nhưng nếu ở giai đoạn trước, Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh chủ yếu là nói về
những chiến công hào hùng, những con người phi thường với những phẩm chất cách mạng
lí tưởng như những viên ngọc long lanh không tỳ vết (Lữ, Kinh, Lượng trong tiểu
thuyết Dấu chân người lính ; Nguyệt, Lãm trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng)
thì ở tập truyện này, Nguyễn Minh Châu lại quan tâm tới số phận, tới tâm hồn, tính cách ở
tầng sâu tâm hồn mỗi con người, mỗi cá nhân cụ thể. Đối tượng mà ông hướng tới là những
người lính và người phụ nữ trong và sau chiến tranh. ở mảng đề tài này, Nguyễn Minh Châu
đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn.
ở những truyện ngắn viết về đề tài người phụ nữ - một đề tài mới lạ, hấp dẫn mà

văn học Việt Nam mới bắt đầu chiếm lĩnh, nhà văn đã đặt ra vấn đề: chiến tranh đã đi qua
nhưng hậu quả của nó đã chấm dứt hay vẫn còn đeo bám, ám ảnh con người? Thông qua số
phận của nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Hạnh (Bên đường
chiến tranh), người đọc nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh với hậu quả ghê gớm của nó
và bỗng giật mình: hoá ra chiến tranh đã đi qua nhưng dấu vết, tác hại của nó vẫn in dấu,
hằn rõ trên số phận, cuộc đời mỗi con người.
Chiến tranh cướp đi của Hạnh (Bên đường chiến tranh) người cha thân yêu nhất,
khiến người mẹ hoá điên, đặt lên vai cô gánh nặng gia đình. Nhưng đau thương, mất mát
hơn cả, nó đã cướp đi tình yêu của cô khi cô phải xa lìa An- mối tình đầu trong sáng, sâu
đậm của cuộc đời mình. Để rồi trong hơn 30 năm, Hạnh luôn phải sống trong sự chờ đợi,
kiếm tìm mỏi mòn vô vọng trên con đường Trường Sơn máu lửa. Ngay cả khi có gia đình,
Hạnh vẫn sống trong tâm trạng bồn chồn, khắc khoải không yên. Dường như, cô đang phải
sống hai cuộc đời: một nửa cho hiện tại và một nửa cho quá khứ, cho kỷ niệm, cho tình yêu
đã mất.
Còn với Quỳ nhân vật trung tâm trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
thì chiến tranh mãi mãi là một chấn động tinh thần, là một vết thương không bao giờ lành
miệng. ở đó, cô đã đánh mất vĩnh viễn tình yêu thiêng liêng, đích thực của đời mình. Giờ
đây, khi đã là một y tá, có chồng là một kỹ sư đầu ngành về chế tạo máy, cô vẫn lang thang
kiếm tìm trong tâm tưởng những giá trị đích thực trên những chuyến tàu mộng du, vô định.


Như vậy, Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm, mạnh dạn nhìn vào mặt trái ở phía sau
của chiến tranh. Chiến tranh đâu phải là chiến công lấp lánh, là chất sử thi lãng mạn, hào
hùng mà là đau thương, mất mát, là những ám ảnh tinh thần đeo bám suốt cuộc đời con
người và không có gì bù đắp nổi. Nó như một nhát cuốc phạt ngang vào mỗi cuộc đời,
mỗi số phận. Có thể nói chưa một nhà văn nào, chưa một tác phẩm nào mà nỗi đau chiến
tranh lại được thể hiện một cách đau đớn, dai dẳng như trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu. Từ Quỳ, Hạnh và sau này là bi kịch của mẹ Êm trong Miền Cháy; nỗi đau cắt ruột
của bà mẹ vị sư già trong Mùa trái cóc ở Miền Nam; sự chia lìa, xa xót của Thai và Lực
trong Cỏ lau Đó là sự thật mà Nguyễn Minh Châu phải trải qua biết bao trăn trở, chiêm

nghiệm mới có thể thẳng thắn nhìn nhận và nói ra được.
Với chủ đề này, cốt truyện của Nguyễn Minh Châu có những bước thay đổi: nó
không còn là những tình huống kịch tính, những mâu thuần đỉnh điểm, những thắt mở nút
rõ ràng mà triển khai theo số phận, theo những bước thăng trầm, chìm nổi của nhân vật.
Cốt truyện không dựa vào những tình tiết sự kiện bề nổi mà bình lặng như dòng chảy cuộc
sống. Trong khuôn khổ thể loại truyện ngắn, nhà văn cố gắng không dừng lại ở một thời
điểm trong cuộc đời nhân vật mà tái hiện nó theo chiều hướng con đường đời của nhân vật
trung tâm ở những hoàn cảnh riêng, tính cách riêng.
ở những chuyện ngắn viết về đề tài người lính, với khát vọng tìm hiểu, khám phá
con người bên trong, con người bản ngã, Nguyễn Minh Châu lại muốn đưa người đọc
vào tầng sâu tâm hồn, vào cái bản chất đích thực tồn tại trong mỗi con người. Với những
truyện ngắn như Bức tranh, Hạng, nhà văn cho chúng ta thấy những cuộc đối chứng lại
chính mình, âm thầm mà quyết liệt, không khoan nhượng. Trong họ luôn luôn có một
cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, lí trí và dục vọng, cái chung và cái riêng. [2, Tr88]. Cuộc
đấu tranh ấy không ồn ào, xô bồ nhưng xảy ra từng giờ và ở khắp lĩnh vực của đời sống
[2, Tr89]. Từ đó, nhà văn đưa ra lời đề nghị chân thành: Xin mọi người hãy tạm ngừng một
phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình [3, Bức tranh.Tr134].
Hãy nhìn nhận, đối diện lại cái bản ngã đích thực của mình, đó là điều mà Nguyễn Minh
Châu muốn nói với chúng ta.
ở những truyện ngắn này, hình thành một dạng cốt truyện tâm lí: trong truyện ít
những hành động bề nổi bên ngoài mà tràn vào những mạch suy nghĩ, những dòng độc


thoại nội tâm của nhân vật. Cốt truyện lỏng và rời với những điểm nút không phải là những
hành động, những tình huống kịch tính mà là những suy nghĩ, trăn trở trong tâm hồn nhân
vật. Càng về cuối, những suy nghĩ càng bị đẩy cao như những nút thắt. Có thể thấy rõ điều
này trong truyện ngắn Bức tranh một truyện báo hiệubước ngoặt tất yếusẽ xảy ra trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. ở đây, cốt truyện được triển khai theo sự chảy
trôi của dòng suy nghĩ, tâm trạng theo hướng căng thẳng dần, siết chặt dần: từ cảm giác ân
hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bị bùng lên rồi thành một niềm ăn năn, day dứt mãi

không thôi.
Dạng cốt truyện này là một điểm mới lạ, hấp dẫn, một sự đổi mới thực sự trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đem lại bất ngờ với người đọc và với chính nhà văn. Nếu
trước 1975, do ảnh hưởng nặng nề của thi pháp truyền thống và thi pháp nghệ thuật thế kỷ
XIX, Nguyễn Minh Châu cũng như rất nhiều nhà văn tự sự khác luôn có ý thức cột chặt tác
phẩm vào các khung cốt truyện, với nhiều hành động, nhiều sự kiện trong những nút thắt rõ
ràng (Cửa sông, Dấu chân người lính ) thì với những truyện ngắn này yếu tố cốt truyện
dường như lại không được chú ý đến, không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định
đến tác phẩm . Hướng đi này thể hiện sự lao động, tìm tòi, sáng tạo thực sự của nhà văn và
nó tiếp tục được phát huy, hoàn thiện ở những tập truyện sau đó của ông như Bến quê
(1985), Cỏ lau (1989).

2.1.1.2. Viết về cuộc sống hàng ngày
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn có công đầu đưa văn học về với đời
sống. Hiện thực bề bộn của cuộc sống thời kỳ đổi mới là chất men say cuốn hút mạnh mẽ
giúp Nguyễn Minh Châu rời xa chiến trường súng đạn trở về với những vấn đề thế sự của
ngày hôm nay: Thực tế đời sống chính là lọ nước thần, là niêu cơm ăn không bao giờ vơi,
là nguồn tài liệu, là nguồn cảm hứng vô tận mà bất cứ nhà văn nào dù tài năng đến đâu
cũng phải rút ra từ đấy chứ không phải trong trí tưởng tượng của mình [2, Tr24]. Có thể
thấy, từ sau khi hoà bình lập lại, Nguyễn Minh Châu đã cố gắng đi sâu bám rễ vào vương
quốc tình đời, vào cuộc sống thường nhật gắn bó xung quanh nhà văn. Nhưng nếu như ở


Miền cháy (tiểu thuyết 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết 1977), Những người
đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết 1982), Nguyễn Minh Châu chỉ chạm đến nó trong việc
khắc hoạ những mối quan hệ trong gia đình, quan hệ trong cùng đơn vị thì ở tập truyện
ngắn này, phần lớn đều đề cập những vấn đề bình thường của những con người bình
thường với những khía cạnh phong phú, phức tạp của nó [18,Tr 402]. Trong những truyện
Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Giao thừa là cuộc sống dung dị đời thường với
những sinh hoạt tự nhiên: chuyện phao tin, chuyện sinh đẻ, kiêng cữ, chuyện ăn cắp vặt,

chuyện cắt tóc, mua xe, may quần áo, chuyện đi chơi đêm giao thừa, chuyện xích mích vì
nồi xôi khê, vì đứa cháu nghịch ngợm Mỗi truyện chỉ là những lát cắt của cuộc sống với
sự bộn bề, nhiều chiều, muôn vẻ của nó. ở đây, Nguyễn Minh Châu có sự tiếp nối đề tài
trong các sáng tác của Nam Cao giai đoạn 1930 1945 với cảm hứng thế sự đặt trong dòng
chảy tự nhiên của cuộc sống.
Thông qua những câu chuyện đời thường nhỏ nhặt, vụn vặt tưởng như tẻ nhạt và
nhàm chán ấy, Nguyễn Minh Châu lại khiến người đọc trăn trở với vấn đề: con người phải
ứng xử, cư xử sao cho đúng và phù hợp. Dường như nhà văn đang làm một cuộc đối chứng
giữa các giá trị đạo đức: cái cũ và cái mới, cái gì nên bỏ và cái gì nên tiếp tục phát triển
Qua những truyện ngắn này, ta bàng hoàng nhận ra biết bao khía cạnh, biết bao vấn đề
không bình thường trong cái vỏ bình thường của nó: Có những vấn đề hàng ngày ta
vẫn tiếp xúc, chứng kiến không biết bao nhiêu lần, hầu như ta vẫn nhìn mà không thấy gì
đáng quan tâm thì nhà văn thấy và chỉ cho chúng ta thấy [18, Tr 403]. Điều ấy khiến
chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng.
Viết Mẹ con chị Hằng, Nguyễn Minh Châu không chủ trương xây dựng hình
tượng mẫu mực về sự hy sinh của người mẹ cho con cái. Nhà văn không cao giọng chỉ
trích hay phóng đại câu chuyện mà chỉ tâm tình kể lể về một người mẹ bình thường với vấn
đề cư xử hằng ngày giữa hai mẹ con. Vậy mà, qua lối dẫn dắt câu chuyện của tác giả,
chúng ta phải giật mình: hoá ra sự hy sinh quá âm thầm, nhẫn nhục đến mức như bản năng
của người mẹ đôi lúc làm cho con cái trở nên ích kỷ. Dường như Hằng dành toàn bộ sự
quan tâm, săn sóc của mình cho chồng và hai đứa con mà quên mất nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình với bà mẹ già tận tuỵ. Cô cứ điềm nhiên nhận sự chăm lo của mẹ mà
không bao giờ biết bà đang cần gì, nghĩ gì. Đọc truyện ngắn này, chúng ta nhận ra rằng


hằng ngày chúng ta vẫn sống như vậy, vẫn cư xử như vậy mà không thấy sự ích kỷ, vô
trách nhiệm của bản thân với cha mẹ mình .
ở Giao thừa, nhà văn lại cho chúng ta thấy sự xung đột đấu tranh giữa các giá trị
cũ đã cứng nhắc với các nguyên tắc mới mềm dẻo hơn. Ông Thừa vốn mang tính gia trưởng
muốn xây dựng theo lối cổ những mối quan hệ, những quy tắc áp đặt với 5 đứa con đã trưởng thành. Nhưng khi thực hiện điều đó, ông vấp phải sự chống đối của tầng lớp trẻ. Những

truyền thống xa cũ của gia đình đã không chịu được thử thách của thời gian
Theo đề tài và chủ đề này, Nguyễn Minh Châu xây dựng được những cốt truyện
ngắn gọn, giản dị đầy ắp các chất liệu cuộc sống. Truyện không có biến cố nổi bật mà chỉ
là những tình tiết vụn vặt, thậm chí chỉ là những tâm trạng, cảm xúc được lắp ghép với nhau
như trong truyện ngắn Đứa ăn cắp. ở đây, dường như chẳng có cốt truyện gì trong cái
dòng đời quen thuộc ở khu tập thể nọ. Tất cả chỉ là tiếng kêu, tiếng thét, sự hả hê, căm
phẫn, chút bịn rịn, xót thương trong sự nhàm chán, vô trách nhiệm của mấy người đàn bà.
Cốt truyện không hề có một biến cố gì nổi bật, ngay cả cái chết của cô cấp dưỡng Thoan
sự kiện có thể coi là điểm nút trong một cao trào bi kịch nào đó cũng chỉ là một đề tài
trong muôn ngàn đề tài bàn luận của những người đàn bà thóc mách, hay buôn chuyện
trong khu tập thể. Truyện mà dường như không có cốt truyện vậy.

2.1.2. Cốt truyện với tư tưởng
Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy hai nguồn cảm hứng chính của
nhà văn.
Có thể dễ dàng nhận ra nguồn cảm hứng thứ nhất là ca ngợi vẻ đẹp của con
người như xa nay tôi vẫn biết [2. Tr90]. Nguồn cảm hứng này chính là sự tiếp nối
cảm xúc với các sáng tác trước của Nguyễn Minh Châu. Với anh, cảm hứng sáng tác
trước hết là cố gắng tìm được các hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con
người. Nhà văn luôn tin tưởng một điều Mỗi con người đều chứa đựng những nét
đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả
những cái đó [16, Tr287].


×