Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của v huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.05 KB, 73 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Victo Huygô (1802 - 1885) là một nhà văn lớn của Pháp thế kỷ XIX. Văn thơ
ông viết theo khuynh hướng lãng mạn tích cực. Ông được nhân dân Pháp coi là biểu
tượng của tự do và nhân đạo, vì tác phẩm của V. Huygô thể hiện lòng khát khao tự
do, bình đẳng, bác ái, đề cập sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, nỗi đau khổ của con
người, đến vai trò của quần chúng trong đời sống chính trị – xã hội, đặc biệt với
tầng lớp những người khốn khổ. Ông đã bày tỏ một niềm cảm thông vô bờ, một
lòng nhân ái bao la. Nguồn cảm hứng sâu xa gắn liền với xã hội và nhân loại, đã làm
cho sự nghiệp văn học của ông có ảnh hưởng rất lớn với thời đại ông đang sống.
V. Huygô xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời của
thế kỷ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy đã để lại cho lịch sử văn học Pháp và
thế giới một khối lượng tác phẩm đồ sộ: trên 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn , 15 tập
thơ và hàng trăm bài chính luận, lý luận văn chương… Ở thể loại nào V. Huygô
cũng gặt hái được những thành công nhất định. Nhưng thể loại đưa ông tới đỉnh cao
vinh quang chính là tiểu thuyết. Và khi cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris
(1931) ra đời, lập tức tài năng viết tiểu thuyết của V. Huygô được công nhận.
Cho đến nay, trên văn đàn thế giới cũng như Việt Nam, mặc dù số lượng các
công trình nghiên cứu, các bài viết về V. Huygô, về sự nghiệp sáng tác của ông rất
nhiều song chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tác giả chỉ chú ý đến nội dung mà
chưa đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật – một phương diện thuộc
về hình thức tác phẩm. Johmn Wolfgang (Đức) cho rằng: “chất liệu nghệ thuật thì
ai cũng thấy… còn hình thức vẫn là điều bí ẩn với phần đông”.
Vậy “điều bí ẩn với phần đông” đấy là gì? Chính là khoảng trống để chúng ta
đào sâu, tìm tòi, khám phá tìm ra cái hay, cái độc đáo của nhà văn này so với các
nhà văn khác. Qua đó chúng ta sẽ thấy được ngòi bút tài hoa của nhà văn. Vì vậy,


chúng tôi thiết nghĩ rằng phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về mặt hình thức của tác
phẩm văn học nói chung và hình thức trong tác phẩm của V. Huygô nói riêng.

La ThÞ Lª

-1-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Mong muốn thì nhiều, song khả năng có hạn nên người viết đề tài này chưa thể đi
sâu khám phá mọi yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm mà chỉ đi vào tìm hiểu
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris” ở
những nét khái quát nhất. Hi vọng rằng với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tìm ra
một con đường bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đóng góp tiếng nói dù
nhỏ bé vào công cuộc nghiên cứu sự nghiệp văn học của thiên tài vĩ đại này.
1.2. Lý do sư phạm
Là một sinh viên Ngữ văn, là người dạy văn tương lai nên việc tìm hiểu thân
thế, sự nghiệp của các nhà thơ, nhà văn lớn là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Đó
vừa là nhiệm vụ học tập, vừa là nhu cầu tất yếu của chúng tôi trên con đường khám
phá tri thức và qua đó góp phần làm cho hiểu biết của mình ngày càng phong phú hơn.
Cần nhận thấy rằng, hiện nay trên văn đàn thế giới tên tuổi của V. Huygô vẫn
đang tỏa sáng rực rỡ. Và ở Việt Nam các tác phẩm của ông được bạn đọc biết đến
khá nhiều. Trong đó có một số tác phẩm được chọn hoặc trích giảng trong chương
trình ở phổ thông. Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris tuy không được giảng dạy
trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp chúng tôi

hiểu thêm về tác giả V. Huygô và nghệ thuật viết văn của ông để hỗ trợ cho việc
giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
V. Huygô được đánh giá như “thiên tài sáng tạo huyền thoại”. Thiên tài của
V. Huygô là ở chỗ trên lĩnh vực tư tưởng cũng như nghệ thuật, ông đã vừa là hiện
thân của thời đại, vừa phản ứng lại thời đại. Bước vào văn đàn từ khi còn trẻ, với
cuộc đời kéo dài trên 80 năm từ 1802 – 1885, V. Huygô đã chứng kiến và trải qua
mọi sự kiện chính trị – xã hội của thế kỉ XIX ở Pháp. Trong thế kỷ đầy biến động
ấy, V. Huygô đã có mãnh lực đặc biệt thu hút đông đảo bạn đọc trên nhiều lĩnh vực
khác nhau với một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay.
Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong sáng tác của V. Huygô, ta hãy xem những ý kiến đánh giá về tác giả và sự
nghiệp văn chương của nhà văn này.

La ThÞ Lª

-2-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

2.1. Đánh giá chung về tác giả và sự nghiệp văn chương của Victo Huygô
V. Huygô là một thiên tài vĩ đại. Ông đã thử sức mình ở nhiều thể loại. Dù ở
thể loại nào V. Huygô đều đạt được thành công và có những đóng góp quan trọng.
Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây đánh giá rất cao vai
trò của V. Huygô, coi ông là “nhà văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp đồ sộ

gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu
xa nhất của con người” và được coi là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, “là
tiếng vọng âm vang của thời đại” đồng thời là “nhà tiên tri của hoà bình thế giới”.
Cũng trong cuốn sách trên có nói tiểu thuyết là nơi mà ông có thể thể hiện được tối
đa “những điều không thể có”. Vì vậy hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo
bạn đọc yêu thích.
Đỗ Quang Lưu và Lê Văn Khoa trong cuốn Victo Huygô, NXB Giáo dục,
1978 cũng khẳng định: “Victo Huygô đã trở thành ngọn cờ đầu của trường phái lãng
mạn tiến bộ”.
Giáo sư Hoàng Nhân trong cuốn: Văn học Pháp thế kỷ XIX, XX, NXB Trẻ
thành phố Hồ Chí Minh, 1977 đã đánh giá cao về Huygô như sau: “Victo Huygô là
nhà văn lớn nhất thế kỷ XIX, là một nghệ sỹ toàn diện, ông đã sáng tác một khối
lượng lớn các tác phẩm đủ mọi thể loại. V. Huygô là một nhà văn lãng mạn tiến bộ,
là một nhà văn chính trị dân chủ đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho những lý
tưởng nhân đạo cao cả”.
Lê Hồng Sâm thì cho rằng: V. Huygô là nguyên lão nước Pháp, đồng thời là
một nghệ sĩ quốc hội, là người mang trong mình dòng máu có thể gọi là bình dân.
Vì vậy mà V. Huygô đã “khuấy lên bão tố từ dưới đáy lọ mực” [15, 122]. Trong
cuốn sách này, tác giả đã đánh giá V. Huygô ở nhiều mặt. Và qua đó khẳng định,
V. Huygô là một tài năng và ông chủ bút ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện
kiệt tác…
Trên đây chỉ là một số ý kiến tiêu biểu đánh giá về tác giả V. Huygô. Trên
thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác đánh giá cao con người, tài năng, sự nghiệp văn
chương của ông. Đúng như Jean Masin đã nhận định: “Huygô là một nhà văn lớn,

La ThÞ Lª

-3-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

ông hơn ai hết bởi thiên tài mênh mông hiển nhiên của mình đã khuất phục giới văn
chương” (kể cả những nhà phê bình ác ý nhất) và đồng thời sánh mình ngang tầm
với hàng triệu con người bình thường đã từng đến với tác phẩm của ông dễ dàng để
rồi trái tim và trí tuệ họ sẽ khắc sâu hoài về ấn tượng đó” [15, 123].
2.2. Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết V. Huygô và Nhà thờ Đức bà Paris
Trước khi đến với tiểu thuyết và đạt được thành công rực rỡ ở thể loại này,
V. Hugô đã thử bút và nhanh chóng bước lên đài vinh quang ở lĩnh vực thơ. Năm
1831, cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tay ra đời gây nên một sự kiện lớn, ngay lập
tức nó được hoan nghênh nhiệt liệt trong mọi tầng lớp độc giả. Gần hai thế kỷ qua,
loài người đón chào “Tòa nhà vĩ đại bằng thơ ca này” [8, 157] với một niềm say mê
lớn.
Năm 1835, Têôphin Gôchiê, một đệ tự cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạn
đã nói về tác phẩm này như sau: “cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca
Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển” [10, 6] theo
đúng nghĩa của nó.
Cùng với ý kiến ấy Đỗ Đức Hiểu trong bài “Tầm vóc nhà thờ Paris” in trong
Victo Huygô với chúng ta (NXB Tác phẩm – Hội Nhà văn Việt Nam – 1985) cho
rằng: đó là bản anh hùng ca. Chính bản anh hùng ca này đã ca ngợi tình yêu và trái
tim con người. Đồng thời nó còn là niềm tin sắt đá vào sức vươn lên của dân chúng
đến những đỉnh cao của lương tâm trong sáng.
Còn Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, viết cho V. Huygô:
“…Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và kịch tính, tôi xin nói
thêm cuốn truyện của ông còn có gì làm tôi vô cùng xúc động…” [10, 6]. Có nghĩa
là tác phẩm được coi là một bài thơ hùng tráng và trữ tình. Đó là sự tổng hợp của

thơ lịch sử, kịch, triết học… một sự tổng hợp bao la khiến cho người đọc ngạc nhiên
và say mê.
Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn
cổ kính, V. Huygô xây dựng một tòa nhà thờ lớn bằng thi ca, cũng vững chắc như
nền móng, cũng ngất cao dãy tháp của tòa nhà nọ” [10, 6].

La ThÞ Lª

-4-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Đó là những ý kiến đánh giá đúng đắn về tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris.
Bên cạnh việc đồng tình, ngợi ca thì cũng có những ý kiến phủ định khi bàn về tác
phẩm này. Chẳng hạn, A. Lamactin – nhà thơ lãng mạn thế kỷ XIX có ý trách
V. Huygô rằng trong ngôi nhà thờ của ông “có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn
giáo” bởi lẽ ở đó người ta không thấy thượng đế đâu cả.
Với tác giả Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết V. Huygô thì lại cho rằng: Nhân
vật trong tiểu thuyết của V. Huygô chỉ mang “tâm lý một phiến”.
Mặc dù có những ý kiến trái ngược nhau khi bàn về tác phẩm nhưng nó vẫn
được coi là tiểu thuyết lớn duy nhất của nhà văn trong nửa đầu thế kỷ XIX. Ông
xứng đáng là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” và “là tiếng vọng của thời đại”.
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác giả
V. Huygô cũng như sự nghiệp văn chương của ông nhưng hầu hết các công trình
này đều đi vào khai thác tìm hiểu những khía cạnh khác nhau về mặt nội dung của

tác phẩm mà chưa đi sâu vào khai thác, tìm hiểu về hệ thống nhân vật, đặc biệt là
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết này.
Bằng kinh nghiệm còn hạn chế cũng như vốn hiểu biết còn hạn hẹp, chúng
tôi xin tiếp cận đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Paris ”. Qua đó thấy được sự đa dạng trong hệ thống nhân vật, thấy được
hoàn cảnh sống cũng như tình cảm của từng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật của tác
giả khi xây dựng lên hệ thống những nhân vật này.
2.3. Những ý kiến đánh giá về nghệ thuật và nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong sáng tác của Huygô
Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học Phương Tây, NXB Giáo dục,
2003, đã đưa ra những nhận xét đánh giá nghệ thuật của Nhà thờ Đức bà Paris như
việc sử dụng môtip đám đông, việc xây dựng hình tượng nhân vật gắn với nguyên
mẫu của văn học dân gian. Từ đó tác giả khẳng định thế giới nhân vật trong cuốn
tiểu thuyết không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống tức là các nhân
vật đã được nhà văn thổi hồn vào đó để mỗi nhân vật “có một tinh lực riêng, một
sức sống riêng” [3, 496 - 497].

La ThÞ Lª

-5-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Còn Đỗ Đức Hiểu trong Victo Huygô với chúng ta với bài “Tầm vóc nhà thờ
Đức bà Paris”, NXB Tác phẩm – Hội Nhà văn Việt Nam, 1985 đã đưa ra ý kiến

đánh giá về các nhân vật chính, ông cho rằng Cadimôđô - Exmêranđa là “nhân vật
huyền thoại” còn Pie Gringoa là “nhân vật Carnaval” [8, 160 - 161].
Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết V. Huygô, NXB ĐH và THCN, 1987, với
bài “Nhà thờ Đức bà Paris”: Thể nghiệm đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết viết về
đám đông, đã đưa ra những nhận xét khái quát về mối quan hệ của ba yếu tố nghệ
thuật: Kể chuyện, miêu tả và ngoại đề tham gia vào truyện kể. Khi phân tích các yếu
tố nghệ thuật đó, tác giả đưa ra các số liệu thống kê chứng minh khá rõ cho luận
điểm của mình, nhằm giúp bạn đọc nhận ra rằng thành công của Nhà thờ Đức bà
Paris là kết quả của sự vận dụng và kết hợp tài tình các yếu tố nghệ thuật nói trên.
Còn theo Nguyễn Ngọc Thi trong Chân dung các nhà văn thế giới thì “
V. Huygô lựa chọn sự kết hợp giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch. Nhân vật của
V. Huygô có cái phi thường, cái “quá kích cỡ”. Những hình thái tu từ trong nghệ
thuật miêu tả của V. Huygô như ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản tạo nên những bức
chân dung mang tính lãng mạn”.
Tóm lại, nghiên cứu phần lịch sử vấn đề chung, chúng tôi thấy hầu hết các
công trình nghiên cứu đều đi vào khảo sát những đề tài rộng lớn mang tầm bao quát
như: hệ thống nhân vật, kết cấu truyện cũng có đi vào nghiên cứu nghệ thuật xây
dựng nhân vật nhưng không đi vào cụ thể. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát đề tài
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris” để thấy
được bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của nhà văn trong việc xây dựng lên hệ thống
những nhân vật này.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về thế giới nhân
vật và nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris. Qua đó, hiểu rõ
hơn phong cách nghệ thuật của tác giả.
Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm,
tác giả V. Huygô trong nhà trường.

La ThÞ Lª


-6-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đi vào tìm hiểu làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như
những nét độc đáo của nghệ thuật này trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
V. Huygô là nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn thế kỷ XIX.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông là một kho vô tận nguồn cảm hứng, đề tài
nghiên cứu cho những ai muốn khám phá về con người thiên tài này. Hiện các công
trình nghiên cứu về V. Huygô cũng như sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong
phú. Tuy nhiên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp và do trình độ ngoại ngữ có
hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris ” trên cơ sở xử lý các văn bản, tài liệu bằng tiếng Việt. Cụ
thể: V. Huygô (2008), Nhà thờ Đức bà Paris, Nhị Ca dịch, NXB Văn học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau :
-

Phương pháp thống kê, phân loại

-


Phương pháp phân tích, tổng hợp

-

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp linh
hoạt các phương pháp nói trên.
7. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận với khóa luận này, người viết sẽ nghiên cứu một cách chuyên
sâu và có hệ thống về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của V. Huygô. Đồng thời khóa luận sẽ khẳng định
thêm sự đúng đắn tin cậy của con đường nghiên cứu văn học hiện nay.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu nhà văn
V. Huygô để hiểu sâu hơn về phong cách văn chương cũng như tác phẩm của ông.
Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của V. Huygô trong nền văn

La ThÞ Lª

-7-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

học Pháp thế kỷ XIX. Đồng thời sẽ giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về
nhà văn này.

8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận được khai triển theo 2 chương
như sau:
Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của
V. Huygô.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà
Paris của V. Huygô.

La ThÞ Lª

-8-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA V. HUYGÔ

1.1. Khái niệm
1.1.1. Nhân vật văn học
Với nhà văn sáng tác nhân vật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây là
phương diện chính yếu thể hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới một cách nghệ thuật
và tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn trong tác phẩm văn học.
Theo 150 thuật ngữ văn học thì “Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật, nó

mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thật, ngay cả khi tác giả
xây dựng nhân vật với những nét gần gũi như nguyên mẫu. Nhân vật văn học là sự
thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Nó có thể được xây dựng
chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong
hệ thống một tác phẩm cụ thể” [1, 242]. Có thể thấy nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người – cái đã được nhà văn nhận thức, tái
tạo và thể hiện bằng các phương diện riêng của văn học nghệ thuật ngôn từ.
Trong Từ điển văn học, (1984), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội trang 168:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ
đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm
tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm văn học”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể là tên riêng (Tấm,
Cám, chị Dậu, anh Pha…). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật
nào đó trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với với con người có thật trong đời sống” [6, 235].

La ThÞ Lª

-9-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Mặc dù từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nhân vật
văn học, song tựu trung lại, có thể hiểu một cách phổ biến và đúng đắn nhất về vấn
đề này như sau: “Nhân vật văn học là một đối tượng được miêu tả một cách tập
trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà
tác giả trao cho nó”.
Như vậy, với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong phạm
vi “con người” mà được mở rộng thành “đối tượng” với những đặc tính hết sức
phong phú và đa dạng của nó. Ở đây, đối tượng được miêu tả có thể là con người
nhưng cũng có thể là đồ vật, loài vật, thiên nhiên, thần thánh hoặc cũng có khi một
hiện tượng nổi bật nào đó của đời sống… nhưng tất cả chúng đều được đặt trong
mối quan hệ với con người.
Một điều đáng lưu ý là, khái niệm nhân vật văn học đôi khi bị dùng lẫn lộn,
bị đồng nhất với các khái niệm như “vai” hay “tính cách”. Thực ra “vai” có nội hàm
hẹp hơn nhân vật vì thường dùng để chỉ loại “nhân vật hoạt động” hay “nhân vật
suy tư trên sân khấu”. Còn việc đồng nhất nhân vật với “tính cách” xuất phát từ một
nhận thức đúng đắn là tác phẩm văn học nhìn chung có chức năng thể hiện tính cách
xã hội thông qua tính cách nhân vật. Tuy nhiên việc đồng nhất hai khái niệm này sẽ
làm chúng ta không thấy được mức độ thể hiện nhân vật xuất hiện khác nhau của
nhà văn trong tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học số lượng nhân vật là không giới hạn. Nó có thể có
một vài, hàng chục nhân vật trong truyện ngắn, truyện vừa đến hàng trăm nhân vật trong
các tiểu thuyết.
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng, các nhân vật thành công
thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên trong các nhân vật, xét
về nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại tạo thành các
loại nhân vật.
Căn cứ vào nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành hai loại: Nhân vật
phản diện (nhân vật tiêu cực) và nhân vật chính diện (nhân vật tích cực).

La ThÞ Lª


-10-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Xét từ góc độ kết cấu và cốt truyện lại có thể chia nhân vật thành nhân vật
chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
Xét từ góc độ thể loại có thể chia nhân vật thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ
tình, nhân vật kịch.
Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá khái quát, biểu hiện
thì có thể phân loại nhân vật thành ba cấp độ: Nhân vật chưa có tính cách, nhân vật
tính cách và nhân vật điển hình.
Nhân vật góp phần quan trọng vào sự thành công của tác phẩm. Văn học phản
ánh đời sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể. Do đó chức năng đầu
tiên, trọng yếu nhất của nhân vật thể hiện ở chỗ nó chính là phương tiện để nhà văn
khái quát hiện thực. Tác phẩm văn học không thể thiếu được nhân vật. Bởi chỉ
thông qua nó, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, con người
với những đặc điểm về số phận và tính cách của nó, mới có thể khái quát được
những vấn đề có tính quy luật của đời sống.
Nhân vật còn là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng
của tác phẩm. Nó có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của chủ đề tư tưởng tác
phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi
đến một sự khái quát hóa về một nhận thức, tư tưởng.
Đối với hình thức của tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quyết định phần
lớn đến kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, sự lựa chọn các chi tiết nghệ

thuật… trong tác phẩm.
Tóm lại, nhân vật là hình thức của văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức
ấy rất đa dạng, thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của đời sống. Việc nhận
thức các đặc điểm, vai trò và chức năng của nhân vật là rất cần thiết nhằm đi sâu tìm
tòi những nội dung phong phú đó trong di sản văn học nhân loại.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Khái niệm “thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng. “Thế giới nhân vật”
là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà
văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể

La ThÞ Lª

-11-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trong sỏng tỏc ngh thut ca nh vn, cú t chc v s sng riờng, ph thuc vo ý
thc sỏng to ca nh vn v ch xut hin trong tỏc phm vn hc, trong sỏng tỏc
ngh thut. ú l mt mụ hỡnh ngh thut, cú cu trỳc riờng, cú quy lut riờng th
hin c im con ngi, tõm lý, khụng gian, thi gian xó hi gn lin vi mt
quan nim nht nh ca chỳng v tỏc gi. Th gii nhõn vt l cm nhn mt
cỏch trn vn, ton din v sõu sc ca ch th sỏng to v ton b nhõn vt trong
xó hi, trong tỏc phm, mi quan h, mụi trng, hot ng ca h, ý ngha, t
tng, tỡnh cm ca h trong cỏch i nhõn x th, trong giao lu xó hi, vi gia
ỡnh Th gii nhõn vt vỡ th bao quỏt sõu rng hn hỡnh tng nhõn vt. Con

ngi trong vn hc chng nhng khụng ging vi con ngi thc ti v tõm lý,
hot ng m cũn cú ý ngha khỏi quỏt, tng trng.
Trong Th gii nhõn vt ngi ta cú th chia thnh cỏc kiu loi nhõn vt
nh hn (nhúm nhõn vt) da vo nhng cn c tiờu chớ nht nh. Nhim v ca
ngi tip nhn vn hc l phi tỡm ra chỡa khoỏ bc qua cỏnh ca v bc vo
khỏm phỏ th gii nhõn vt ú. Trong lch s vn hc, cú th núi, mi tỏc gi ln
u cú th gii nhõn vt riờng. Mi th loi vn hc cng cú th gii nhõn vt vi
quy lut riờng ca nú.
1.2. Th gii nhõn vt trong tiu thuyt Nh th c b Paris ca
V. Huygụ
Trong Nh th c b Paris ngi c bt gp nhng nhõn vt khỏc nhau
v hỡnh thc, ni tõm v s phn. Ngi c cng bt gp ú th gii nhõn vt vi
s phong phỳ v s lng v a dng v gii tớnh, la tui v tng lp (ngi gi,
thanh niờn, tr em, vua, quan, tu s, n my)
Vi ngũi bỳt ti hoa ca mỡnh V. Huygụ ó c gng em n cho bn c
mt bc tranh ton din v cuc sng sinh hot ca nhõn dõn Paris th k XV trong
mt giai on lch s cũn u tr. Tiu thuyt Nh th c b Paris l bc tranh v
cuc sng v con ngi ca Paris thi Trung C. Trờn nn bc tranh y li xut
hin nhng s phn tiờu biu, c th mang c m, t tng ca nh vn. lm
c iu ú nh vn phi quan sỏt v a vo tỏc phm vi mt s lng nhõn vt

La Thị Lê

-12-

Lớp K32D Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

đông đảo thuộc các tầng lớp khác nhau. Điều này sẽ được cụ thể hóa qua bảng
thống kê.
1.2.1.Bảng thống kê phân loại

Tầng lớp

Nhân vật

Quyển
/ trang


tên

Giôan Phrôlô đờ Môlăngđinô

1/32

x

STT

1.

Bình
Không Pháp Thần dân và
tên
quyền quyền những

người
khốn
khổ
x

(em trai Clôđơ Phrôlô)
2.

Cậu bạn Giôan phrôlô

1/32

x

x

3.

Một bà già trong đám đông ở

1/33

x

x

gian đại sảnh
4.

Thầy Gin Lơbơconuy


1/33

x

x

(lái bào lông thú của đức vua)
5.

Một kẻ trong đám học trò

1/33

x

x

6.

Thằng quỷ sứ ngồi ở nóc cột

1/33

x

x

7.


Misen Gibornơ (người đóng vai

1/42

x

x

1/43

x

x

1/49

x

x

1/53

x

-13-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n

Đức bà đồng trinh trong vở kịch)
8.


Liênanrđơ

Hai cô gái

9.

Gixkétla Giăngxiên

nói
chuyện
với

Pie

Gringoa
10. Clôpanh Truiơphu
(vua của Cung điện thần kỳ)
11. Đức ông hồng y giáo chủ

La ThÞ Lª

x

x


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Sáclơ đờ Buốcbông
12. Mõ toà

1/56

x

13. Ghiôm Rym, cố vấn và tổng trấn

1/57

x

1/58

x

x
x

thành phố Găng
14. Thầy Giắc Côppơnôlơ (lái quần

x

chẽn, ở hiệu Ba dây chuyền, tại
Găng)
15. Hai người phụ nữ trong lễ hội


1/70

x

x

Cuồng đãng
16. Rơnôn Satô, quan chấp ấn của

1/71

x

x

toà Satơlê ở Paris
17. Bà thứ nhất

Nhận xét về

18. Bà thứ hai

Cadimôđô khi

19. Bà thứ ba

anh ta xuất

1/73


x

x

hiện
20. Gã học trò Rôbanh puxơpanh

1/74

x

x

21. Cadimôđô

1/74

x

x

22. Một bà lão nói với Côppơnôlơ

1/75

x

x

về Cadimôđô

23. Ngài Sơnơtô (một người trong

1/77

x

x

đám thị dân)
24. Một gã kỳ cục ngồi trên cửa sổ

1/77

25. Exmêranđa

1/77

x

26. Clôđơ Phrôlô (phó chủ giáo )

2/87

x

x

27. Bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ

2/89


x

x

28. Thầy Bôniphaxơ Đidômơ
29. ThầyTibô Pheniclơ

2/97

30. Chị La Buđracơ

La ThÞ Lª

-14-

x

x
x

x

x

x

x

x


x

x

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

31. Chị Tuyacăng

2/97

x

32. Đại uý Phêbuýt đờ Satôpe

2/100

x

33. Một hiến binh trong đám ngự

x
x
x


lâm quân

2/100

34. Lũ trẻ ăn mày

2/102

x

x

x

x

x

x

x

x

x

38.

x


x

39.

x

x

40.

x

x

41.

x

x

x

x

35. Gã què hai chân trong đám ăn
mày

2/105

36. Một gã thọt chân, cụt tay

(đám ăn mày)

2/105

37. Một gã mù (đám ăn mày)

2/106

Bốn đứa trẻ ở Cung điện thần kỳ

2/112

42. Một mụ già ở Cung điện thần kỳ

2/115

43. Belơvinhơ đờ Lêtoan

2/121

44. Phrăngxoa

Sănggiơ

Pruynơ
45. Anđry Lơ Rugiơ

Ba tên
trong
đám ăn

mày

Ba mụ ăn mày trong đám đông

x

x

x

x

x

2/122

46.
47.

x

2/123

x

x

x

x


x

x

x

x

xem Pie Gringoa
48.
49. Một người trong đám đông khi

2/124

Exmêranđa xuất hiện

La ThÞ Lª

-15-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp
50. Anhe La Hecmơ
51. Gian đờ La Tácmơ

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2
Bốn


tu dòng


52. Hăngriét La Gônchie
53. Gôserơ La Viôlét



nhà

x

x

x

x

x

x

x

x

4/175

nguyện

Echiên
Hôđri

54. Phu nhân Alôidơ đờ Gônđơlôriê

4/176

x

x

55. Phlơ đờ Gônđơlôriê

4/176

x

x

4/177

x

x

57. Bà Ghiơmet La Marét (vợ Rôbe)

4/177

x


x

58. Hai bà già trong đám đông

4/177

(con phu nhân )
56. Thầy Rôbe Mixtricon
(đệ nhất bí thư của nhà vua )

59.
60. Quan ngự y Giắc Côchiê

x

x

x

x

5/203

x

x

5/206


x

x

6/231

x

x

63. Quan thẩm phán Phloriăng

6/238

x

x

64. Viên lục sự của quan thẩm phán

6/239

(bạn của Clôđơ Phrôlô)
61. Lão Tuarănggiô
(bạn của quan ngự y)
62. Nhà quý tộc Rôbe Đ’Extuvơvin
(đô trưởng)

65. Chị Mahiét


Cả

66. Chị Uđácđơ Muyxniê

người đi

67. Chị Giécve

ba
6/249

tới giàn

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

bêu tù
68. Ơxtasơ (con của Mahiét)

La ThÞ Lª

6/251

-16-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

69. Misen Noarê, viên thổi kèn

6/271

x

x

6/272

x


x

tuyên thệ của hoàng thượng
70. Pie Joóctơruy, đao phủ tuyên thệ
của toà án Satalê
71.
72.

x

x

x

x

x

x

6/277

x

x

6/278

x


x

6/278

x

x

6/278

x

x

Ba bà già trong đám đông xem
Cadimôđô bị xử nhục hình

6/275

73.
74. Một bà ném đá vào Cadimôđô ở
quảng trường
75. Một gã thọt khua chiếc nạng
đánh vào người Cadimôđô
76. Một ông ném cái vò vào giữa
ngực Cadimôđô
77. Một mụ già cầm hòn ngói ném
vào Cadimôđô
78. Đian đờ Grixtơi

79. Amơlôt

Các



x

x

đờ bạn của

x

x

x

x

x

x

Môngmisen
80. Côlôngbơ

Phlơ đờ

7/282


Lít

đờ Gayơphôngten
81. Cô bé Săngsơvriê
82. Thầy trợ thủ của nhà thờ

7/311

83. Thầy Giắc Sắcmôluy

7/326

x

x

84. Mụ già ở nhà chứa
(mụ Phaluốcđen)

7/345

x

x

85. Một cậu học trò trong đám đông
trước toà pháp đình

8/357


La ThÞ Lª

-17-

x

x

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n

x

x


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

86. Ngài chánh án

8/362

x

x

8/362


x

x

8/362

x

x

x

x

x

(xử vụ Exmêranđa )
87. Một cố vấn của toà án
88. Ông thẩm phán

Vụ

xử

x

Exmêranđa
89. Viên mõ toà
90. Thầy Philíp Lơliê, tham tụng đặc


8/362

x

x

8/368

x

x

biệt hoàng gia
91. Piera Toocrơruy, khảo đả viên
tuyên thệ
92. Viên lục sự ở phòng tra khảo

8/371

x

x

93. Luật sư của Exmêranđa

8/375

x

x


94. Một đứa bé trai đi qua ngang căn
buồng của bà tu kín

x

x

8/404

96. Mahiét Baliphrơ, (đám đông)
97. chị Busenhơ, (đám đông)

x

8/395

95. Một người trong đám đông xem
Exmêranđa tạ tội trước Chúa

x

8/404

98. chị Bucăngbry, (đám đông)

x

x


x

x

x

x

99. Hai người đàn ông trong đám

8/404

x

x

100. đông trước nhà thờ

8/404

x

x

101.

10/472

x


x

102. Hai gã đánh bài ở quán rượu

10/472

x

x

x

x

x

x

103. Một gã Bôhêmiêng
104. Tên ăn mày có bộ mặt Do Thái

10/474

105. Vua xứ Tuynơ: Matiat

10/474

La ThÞ Lª

-18-


x

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n

x


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

106. Hai gã trong đám ăn mày đến 10/484

x

x

107. giải cứu Exmêranđa

x

x

108. Anđry Lơ Rugiơ

10/485

109. Phrăngxoa Săngtơpruyn


x

x

x

x

110. Một bà lão sừng sỏ trong đám ăn 10/486

x

x

111. Một gã tinh quái tóc hoa râm 10/492
(trong đám ăn mày)

x

x

112. Một mụ ăn mày trong đám đông 10/493
giải cứu Exmêranđa

x

x

113. Một gã ăn mày


10/493

x

x

114. Vua Luy XI

10/502

x

x

115. Ôliviê

10/503

x

x

116. Tên tù nhân trong cũi sắt

10/510

117. Giephroa Panhxơbuốc

11/519


x

118. Trixtăng L’Ecmitơ

10/519

x

119. Một cung thư

11/564

x

x

120. Một tên lính

11/564

x

x

121. Một lão tuần cảnh già

11/566

x


x

122. Hăngriet Cudanh

11/568

mày

x

x
x

(gã hành khất)
x

x

x

123. Tên đao phủ được lệnh hành 11/576
hình Exmêranđa

x

124. Một người trong nhóm người tò 11/585

x

x


mò đứng trước quảng trường.
Sự phân chia như trên chỉ là tương đối. Bởi vì dựa vào bảng thống kê chúng
tôi nhận thấy rằng nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Paris có thể thuộc các tầng lớp

La ThÞ Lª

-19-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n

x


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

khác nhau trong xã hội từ những người có chức, có quyền đến những con người
khốn khổ. Từ trẻ thơ, phụ nữ đến những người đàn ông… nghĩa là ta bắt gặp trong
tác phẩm này đủ mọi lứa tuổi khác nhau. Cũng nhìn vào bảng thống kê có thể nhận
thấy không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ giữa các nhân vật có tên và không tên.
Nhưng do trong tác phẩm này nhân vật đám đông xuất hiện khá nhiều nên rất khó
trong việc xác định nhân vật cũng như khó xác định nhân vật thuộc tầng lớp nào.
Nhân vật trong tiểu thuyết của V. Huygô hầu hết là những người thuộc tầng lớp
khốn khổ. Vì thế mà loại nhân vật thuộc tầng lớp này chiếm một tỷ lệ khá lớn. Tất
cả họ đã tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong tiểu thuyết của
V. Huygô.
1.2.2. Các loại nhân vật tiêu biểu
Những nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Paris ít nhiều đều mang các nét đặc

biệt, xuất chúng, đều tiêu biểu cho một phẩm chất vĩnh cửu. Mỗi nhân vật lại mang
một tính cách, số phận, ngoại hình khác nhau. Vì thế người viết khái quát các nhân
vật trong tác phẩm thành ba loại tiêu biểu đại diện cho ba tầng lớp trong xã hội lúc
bấy giờ: thần quyền, pháp quyền, bình dân và những con người khốn khổ. Tuy
nhiên, nhân vật không chỉ là các cá thể người mà nhân vật còn có thể là các đồ vật.
Cho nên, ngôi nhà thờ trong truyện có thể xem là một loại nhân vật sống động trong
tiểu thuyết. Bởi lẽ đây là một nhân vật bao trùm lên tất cả, các nhân vật chính phụ
của cốt truyện. Nhân vật là tiếng nói của nhà văn, thể hiện tư tưởng của người nghệ
sĩ nên mỗi nhân vật sẽ chứa ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn mà chúng ta cần
khám phá và tìm hiểu.
1.2.2.1. Thần quyền
Bối cảnh, bức tranh của truyện được vẽ lên hay kể lại bằng nét cụ thể với
những sự kiện biến cố có thực của lịch sử đã tạo nên cả một không khí của thời đại:
một đô thành Paris cuối Trung Cổ và sắp chuyển qua Phục Hưng. Nổi bật trên đó
những nhân vật của trí tưởng tượng bay lượn trong một câu chuyện kỳ lạ, bi thương,
hài hước, khủng khiếp. Sự xen kẽ giữa các nhân vật lịch sử (vua Luy XI…) và các
nhân vật hư cấu, trong đó nhân vật hư cấu nổi lên bình diện đầu càng làm nổi rõ

La ThÞ Lª

-20-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

cảm giác thực – hư này. Sự khái quát các nhân vật hư cấu theo kiểu biểu trưng hoá

một nét của tính chất thời đại (Clôđơ Phrôlô đại diện cho Paris thần quyền, cho lớp
tu sĩ uyên bác sắp chuyển từ Trung Cổ sang Phục Hưng; mụ tu kín cùng loại trên;
Phêbuýt cho đẳng cấp kỵ sĩ; Giăng Phrôlô Cối Xay cho sinh đồ phóng đãng,
Exmêranđa, Cadimôđô, Pie Gringoa cho lớp người dưới đáy…). Điều này làm tăng
thêm cảm giác hư thật cho tác phẩm.
Tôn giáo thế kỷ XV có vị trí độc tôn chi phối các lĩnh vực khác, đặc biệt nó
giống như lực lượng vô hình kìm hãm con người. Trong Nhà thờ Đức bà Paris –
người đại diện cho quyền lực chính trị, quyền lực tôn giáo chính là Clôđơ Phrôlô.
Đây là nhân vật tiêu biểu cho loại nhân vật thần quyền.
Thâu tóm trong tay rất nhiều tri thức đương thời, Phrôlô quả có một trí tuệ
phi thường. Tuổi trẻ của ông qua đi trong say mê học tập, nghiên cứu, tin tưởng rồi
thất vọng, đau khổ rồi sướng vui, trên suốt dọc đường chiếm lĩnh các bộ môn khoa
học. Dù không tự giác, trong chừng mực nào đó, chính vị phó chủ giáo đã dày công
nghiên cứu giáo lý, lại tự huỷ hoại, gặm mòn lòng tin vào Chúa, vào lực lượng
thánh thần, bằng chính kiến thức khách quan của các môn khoa học. Do quen cô
đơn từ nhỏ, thiếu thốn tình thương gia đình, Phrôlô đã trở thành một thầy tu chuyên
sống ép xác, khô khan, lạnh lùng. Nhưng tình yêu với Exmêranđa đã biến Phrôlô từ
một con người của Chúa thành một con người trần tục với tất cả nét nghĩa của nó.
Đây chính là nghiệp chướng của cuộc đời một vị linh mục - người cha linh hồn trở
thành nạn nhân của chính mình, một tội nhân.
Phrôlô là người nắm quyền lực về tôn giáo có lòng tin vào Chúa vào lực
lượng thần thánh nhưng tính vị kỉ đã biến vị thầy tu này thành con quỷ dữ. Y quằn
quại vì những ham muốn trần thế và trở nên điên loạn. Y tự phá phách và trở thành
tên giết người. Vì quá yêu Exmêanđa, Phrôlô đã trở nên tàn ác và mất hết tính
người. Chính Phrôlô đã đẩy Giăng - đứa em trai yêu quý của mình đến cái chết
thảm thương; cũng chính Phrôlô đưa Exmêranđa tới giá treo cổ để bất cứ ai cũng
không có được nàng.

La ThÞ Lª


-21-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Phrôlô như một lực lượng vô hình bám riết cuộc đời Exmêranđa. Ông luôn
ngắm nhìn cô từ xa, lúc thì nhìn cô đang nhảy múa ở quảng trường Grevơ “giữa
hàng nghìn khuôn mặt nhuộm ánh lửa đỏ hồng, có một khuôn mặt hình như còn
ngắm cô vũ nữ say mê hơn cả mọi người… Đôi mắt không rời cô Bôhêmiêng”
[10, 86 - 87], lúc thì nhìn cô từ căn phòng nhỏ – gian phòng bí mật của Phrôlô trong
nhà thờ để “nhìn xuống quảng trường sân nhà thờ; trước tất cả đám đông này, ông
chỉ thấy một khuôn mặt: cô Bôhêmiêng” [10, 298]. Có thể nói rằng ánh mắt của
Phrôlô luôn dõi theo Exmêanđa mọi lúc mọi nơi. và chính Phrôlô như một thứ Định
mệnh quyết định cuộc đời cô: “Em có bằng lòng yêu ta không? Ta vẫn có thể cứu
được em? [10, 410]; “Ta sẽ chiếm đoạt em… Ta sẽ là chủ nhân của em. Ta chiếm
đoạt em, Ta có nơi ẩn náu… Em sẽ theo ta nhất định phải theo ta, nếu không ta sẽ
nộp em cho chúng! Hỡi người đẹp, hoặc chết, hoặc thuộc về ta! Thuộc về linh mục!
Thuộc về kẻ bội giáo! Thuộc về sát nhân!” [10, 554].
Như vậy, một phó chủ giáo – kẻ đại diện cho quyền lực (người của tôn giáo
có vị trí cao) đã không chiến thắng được khổ hạnh mà kiếp tu hành cần có để rồi
cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm là chết dưới bàn tay của con người từng tôn thờ mình.
Cũng giống như Phrôlô, nhân vật bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ là nhân vật
đại diện cho thứ lực lượng vô hình – loại nhân vật thần quyền. Nhưng điều đó chỉ
được thể hiện ở quãng đời sau của nhân vật này. Bởi lẽ, trước kia bà vốn là một cô
gái xinh đẹp, thích sống nhàn hạ. Một người dịu dàng luôn vui vẻ ca hát. Bà có một
đứa con gái và hết lòng yêu quý nó. Nhưng bất hạnh đã đến với người mẹ tội

nghiệp, những người Ai Cập đã đánh tráo đứa con xinh đẹp của bà bằng một đứa trẻ
dị dạng. Nỗi đau mất con đã hình thành trong bà với những người dân Ai Cập và
Exmêranđa là nạn nhân của lòng hận thù đó. Bà như một cái bóng, một nỗi ám ảnh
theo đuổi cô. Những lúc Exmêranđa nhảy múa thì bà luôn xuất hiện chỉ trích, quát
tháo với những tiếng thét rùng rợn khiến cô gái phải khiếp sợ “Con cào cào Ai Cập
kia, mày có cút đi không?” [10, 89], “Con ve sầu âm phủ kia, mày có câm mồm
ngay đi không” [10, 91]. Thậm chí khi biết tin cô bị treo cổ bà sung sướng cười

La ThÞ Lª

-22-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

sng sc: Ha! Ha! Ha! [10, 555]. Do hon cnh xụ y m b ó bin thnh mt
k hung d vi thõn hỡnh tiu tu trụng n khip m.
Vi loi nhõn vt thn quyn, V. Huygụ ó cho chỳng ta thy nhng mnh
i, nhng s phn khỏc nhau: ú l s phn ca nhng con ngi ộp xỏc chn tu
hnh n nhng con ngi khn kh trong xó hi m Phrụlụ v Guyuyl l hai
nhõn vt tiờu biu. Tuy nhiờn h u ging nhau ch: u phi chu au n, y
o giy vũ trong nhng ý ngh ca riờng mỡnh. Qua õy, ta thy nh vn khụng ch
thng cm m cũn lờn ỏn qua hỡnh tng Phrụlụ.
1.2.2.2. Phỏp quyn
Nh th c b Paris l kit tỏc ca loi tiu thuyt lch s thi k lóng
mn ch ngha. Lỳc ang vit, V. Huygụ nhn nh v cun truyn nh sau: õy

l bc tranh v Paris vo th k XV v v th k XV i vi Paris. Vua Luy XI s cú
mt trong mt chng. Chớnh ụng ta quyt nh phn kt thỳc. iu ú chng t
vai trũ v quyn lc ca nh vua lỳc by gi. Ch xut hin trong mt chng
nhng ton b quyn uy v s tụn nghiờm ca v vua ny hin lờn sinh ng. Nh
vua Luy c V. Huygụ miờu t quyn mi, chng V gn vi gian phũng nh.
Nờn ni õy c mnh danh l Ni t tht m ngi Luy phỏp quc ti cu kinh
[10, 501]. Luy hin lờn l mt v vua khộo lộo thụng minh trong vic x lý cỏc tỡnh
hung, cỏc vn ln. Vi cỏc quan i thn ngi va cng li va nhu nhng khi
cn thỡ ging cng quyt v nhỏt gng, nghiờm khc, bỡnh thn cng vi
mt khuụn mt nghiờm ngh co rỳm khin cho nhng quan i thn phi n s.
Thi Trung C, quyn lc nm trong tay nh vua, nờn s phn ca ngi dõn
u do nh vua quyt nh. Vua Luy ó tha cho Pie Gringoa c sng sau mt bi
din vn di thay cho cỏi ỏn treo c. V chớnh v vua ny ó sai i quõn i tiờu dit
ỏm dõn n my v lc soỏt khp mi ni tỡm bt Exmờrana dn n cỏi cht bi
thm ca nng.
Bờn cnh vua Luy - i din cho quyn lc cao nht cũn cú to ỏn. To ỏn
trong bt k ch xó hi no cng luụn l ni th hin quyn uy v s nghiờm
minh ca phỏp lut. Th nhng, V. Huygụ li tỏi hin ni ú thnh mt bc tranh

La Thị Lê

-23-

Lớp K32D Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


hài hước và ẩn sau nó là ngụ ý phê phán, chế giễu sâu cay về một nền pháp chế đã
bắt đầu mục ruỗng. Các vị quan toà xuất hiện trong Nhà thờ đức bà Paris được nhà
văn tập trung miêu tả qua hai cảnh xét xử tiêu biểu là cảnh xét xử Cadimôđô và
cảnh xét xử Exmêranđa.
1 - Cảnh xét xử Cadimôđô: Nhà văn dành hơn chục trang để miêu tả quang
cảnh và diễn biến buổi xét xử Cadimôđô trong vụ tổ chức bắt cóc cô gái Bôhêmiêng
bất thành. Vị quan toà ở đây được V. Huygô miêu tả giống như một thằng hề. Hội
đồng xét xử được tổ chức có vẻ rất quy củ với thẩm phán, lục sự và rất đông cảnh
vệ để áp giải tội phạm, thế nhưng vị chủ toạ này vừa điếc, vừa dốt lại luôn tỏ ra oai
nghiêm bằng đôi mắt lúc nào cũng “lim dim” hỏi cung phạm nhân mà thở “hổn hển”
mồ hôi “rỏ từng giọt lớn như nước mắt trên trán làm ướt cả tập hồ sơ trước mặt”
[10, 240]. Tuy vừa điếc, vừa dốt nhưng vị quan toà này vẫn nắm giữ trong tay vận
mệnh của Cadimôđô. Chẳng thế mà Cadimôđô bị phạt tiền, bị bỏ tù, bị phạt roi ở
quảng trường.
Rõ ràng, cảnh xét xử của toà án chẳng khác gì một gánh xiếc mà chủ trò lại
là người đại diện cho pháp luật, cho công lý.
2 - Cảnh xét xử Exmêranđa: Toà án lẽ ra phải là nơi tỏ rõ uy quyền của luật
pháp thì trong con mắt của nhân vật Pie Gringoa những vị thẩm phán, quan toà chỉ
là đàn cừu, là con lợn lòi, là con cá sấu, mèo đen… Trong buổi xét xử Exmêranđa,
quan toà ra sức buộc tội phạm nhân và dùng nhục hình để buộc cô phải thừa nhận
tội lỗi mà không do mình gây nên. Cảnh ép cung Exmêranđa tại phòng tra khảo là
lời tố cáo đanh thép đối với xã hội bất công. Trong xã hội đó luật pháp không phải
để bênh vực quyền của con người mà là công cụ để bức tử họ.
Như vậy, Qua hai cảnh xét xử tiêu biểu trên nhà văn giúp người đọc hiểu và
cảm nhận được thân phận nhỏ bé của những người dân nghèo, thấp cổ bé họng
trước pháp luật.
Cùng đại diện cho luật pháp còn có Phêbuýt và đội ngự lâm quân. Trong đó
Phêbuýt là nhân vật tiêu biểu – người đại diện cho giới qúy tộc xa hoa phóng túng.
Là người bảo vệ công lý nhưng viên đại uý cung thủ ngự lâm lại chơi bời trác táng,


La ThÞ Lª

-24-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

một kẻ si tình ban phát ái tình khắp nơi… chính Phêbuýt đã lừa gạt tình cảm của
Exmêranđa. Và chính Phêbuýt đã khiến Exmêranđa gặp bất hạnh vì một tội lỗi
không phải do mình gây ra. Rõ ràng người nắm luật pháp lại không dùng nó để bảo
vệ con người mà lợi dụng nó để đạt được những mục đích, dục vọng của mình.
Vậy là cả pháp quyền lẫn thần quyền đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế
thô sơ mà dã man, tự tố cáo thói tàn bạo đêm dài Trung Cổ. Vì thế, đây là một nền
pháp chế có nhiều điều cần lên án.
1.2.2.3. Bình dân và những con người khốn khổ
Hình tượng những con người khốn khổ là loại nhân vật xuất hiện khá nhiều
trong sáng tác của V. Huygô. Đặc biệt là trong Những người khốn khổ mà nhà văn
viết sau này thì loại nhân vật này xuất hiện càng nhiều. Trong Nhà thờ Đức bà
Paris những con người khốn khổ là: Cadimôđô, Exmêranđa, Guyđuylơ, đám dân ăn
mày, Pie Gringoa, Giăng Phrôlô. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một số phân riêng:
Cadimôđô - nhân vật khốn khổ vì tự nhiên; Exmêranđa – nhân vật khốn khổ vì thiên
kiến xã hội; Guyđuylơ - nhân vật khốn khổ vì mất đứa con gái; Gringoa – hình ảnh
biếm hoạ một cá tính nhu nhược thích sống bằng ảo mộng hão huyền… Tất cả đã
góp phần tạo nên sự đa dạng trong thế giới nhân vật của V. Huygô.
Nhân vật Cadimôđô là một trong những hình tượng độc đáo trong sáng tạo
nghệ thuật của thiên tài V. Huygô. Nhân vật này được xem là “nhân vật khởi đầu”

cho một hệ thống hình tượng nhân vật trung tâm: “những con người khốn khổ”.
Cadimôđô trong toàn bộ tác phẩm là biểu tượng cho đám quần chúng: dị dạng,
câm lặng không thể nào diễn đạt được ý nghĩ của mình, đó là những người ăn mày
lở loét, què quặt, là những người lưu manh, là cô gái Bôhêmiêng lang thang, không
tên tuổi, đó là nhân loại còn ở “giai đoạn ấu trĩ”, đầy bản năng hung hãn nhưng
bỗng chốc có thể hé ra vẻ đẹp sáng ngời dưới lớp vỏ xấu xí của mình.
Cadimôđô giống như một di chuyển ngẫu nhiên của hình tượng Trương Chi
sang phương Tây, hoặc ngược lại. Trí tưởng tượng phong phú và quan niệm về cái
tầm thường tới mức có thể thành xấu xí trong phương pháp lãng mạn, khiến
V. Huygô xây dựng lên thằng gù tập trung đủ mọi tật nguyền trong thân thể đến độ

La ThÞ Lª

-25-

Líp K32D – Khoa Ng÷ v¨n


×