Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phong cách truyện ngắn nguyễn minh châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.72 KB, 88 trang )

Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là nhiệm vụ của người sinh viên
đang ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt đối với sinh viên cuối khóa thì đây là một cơ
hội tốt để vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội trong quá trình học tập vào
thực tế nghiên cứu, nhằm mở rộng kiến thức của bản thân.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với đề tài:
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm
là nhân vật số phận Để hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học cũng như các
thầy cô trong khoa Ngữ văn. Đặc biệt là sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của PGS. TS Phùng
Minh Hiến - giáo viên hướng dẫn. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
các thầy cô - những người đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007
Người viết khóa luận

Nguyễn Thị Nguyên

1


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cAM đoan

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phùng Minh


Hiến. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã đựoc công bố. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Thị Nguyên

2


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Mục lục
Phần mở đầu ............................................................................................................... ....6
1. Tầm quan trọng của đề tài .......................................................................... .6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8
3. Giới hạn của đề tài ...................................................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
5. Mục tiêu, nhiệm vụ ca khoá luận.............................................................. 11
6. Đóng góp của khoá luận ............................................................................. 12
Phần nội dung...............................................................................................................13
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách13
1.1. Về phương diện từ ngữ của phong cách...

13

1.2. Một số quan niệm và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà văn
trong nghiên cứu lý luận văn học.. 14

1.2.1. ở nước ngoài............................................................................................ 14
1.2.2. ở trong nước ........................................................................................... 19
Chương 2: Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua
nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận. .......................................... 22
2.1. Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng .............. 22
2.1.1. Phong cách xen cài yếu tố "tâm linh" trong thể hiện tâm lý nhân vật ... 23
2.1.2. Thủ pháp sử dụng yếu tố "dị biệt" làm nổi bật tính cách, phẩm chất nhân
vật .................................................................................................................... 24
2.1.3. Thủ pháp dùng những hình ảnh "biểu tượng" đặc sắc ............................ 25
2.1.4. Thủ pháp dựng truyện theo môtíp "chạy trốn"........................................ 26
2.15. Thủ pháp xen cài màu sắc "Cảnh thiên nhiên" để làm nổi bật tâm trạng.27
2.1.6. Thủ pháp dựng truyện theo môtíp" thiên tinh nữ" .................................. 28
2.1.7. Tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thuyết phục
và thu hút độc giả.............................................................................................. 29
2.2. Phong cách - tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật ............... 35
2.2.1. Cấp độ hành động ................................................................................... 36
2.2.2. Cấp độ nhân vật ..................................................................................... 37

3


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

2.2.3. Cấp độ tác phẩm .................................................................................... 39
2.2.4. Cấp độ nhóm tác phẩm .......................................................................... 40
2.3. Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng . 42
2.3.1. Giọng điệu .............................................................................................. 42
2.3.2. Sắc điệu ................................................................................................... 43

2.4. Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian - thời gian mang màu
sắc riêng ........................................................................................................... 44
2.4.1. Không gian nghệ thuật............................................................................ 44
2.4.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................... 46
2.5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ........................... 47
2.5.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ..................................................................... 48
2.5.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 48
2.5.3. Sự kết hợp lời tác giả và lời nhân vật ...................................................... 50
2.6. Phong cách - sự lĩnh hội riêng, lĩnh hội cách tân đối với thế giới ......... 50
2.7. Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn ..... 52
Chương 3: Đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm
có nhiều nhân vật trung tâm là nhân vật số phận trong tương quan so sánh
với nhóm tác phẩm tương ứng Nguyn Khi ............................................... 54
3.1. Đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác
phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận. ........................................ 54
3.1.1. Về yếu tố biểu hiện thứ nhất của phong cách ......................................... 54
3.1.2. Về yếu tố biểu hiện thứ hai của phong cách ........................................... 62
3.1.3. Về yếu tố biểu hiện thứ ba của phong cách ............................................ 66
3.1.4. Về yếu tố biểu hiện thứ bốn của phong cách .......................................... 68
3.1.5. Về yếu tố biểu hiện thứ năm của phong cách ......................................... 70
3.1.6. Về yếu tố biểu hiện thứ sáu của phong cách........................................... 71
3.1.7 Vềyếu tố biểu hiện thứ bảy của phong cách72
3.2. Quá trình hình thành và đnh hình phong cách truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu (qua sự đối sánh giữa nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là

4


Nguyễn Thị Nguyên


Khoá luận tốt nghiệp

nhân vật số phận với nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật sử
thi. ..................................................................................................................... 73
3.2.1. Về việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong phong cách
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. ..................................................................... 73
3.2.2. Về sự hình thành "cấu trúc bên trong" đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu. ....................................................................................................... 76
3.2.3. Về sự hình thành hệ thống giọng điệu đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu ........................................................................................................ 78
3.2.4. Về sự hình thành cấu trúc không gian - thời gian mang màu sắc riêng..79
3.2.5. Về sự hình thành hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu. ................................................................................. 80
3.2.6. Về sự hình thành cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu . 80
3.2.7. Về những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Minh Châu cho thể truyện ngắn
sau 1975 ............................................................................................................ 81
Phần kết luận .............................................................................................................. 83
Thư mục tham khảo.................................................................................................. 86

5


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Phần: Mở đầu

1. Tầm quan trọng của đề tài
1.1. Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định Nghệ sĩ là người biết khai thác những

ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái quát
và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng Có thể nói, tiêu chuẩn cao
nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay
nói chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không?
Không phải ngẫu nhiên nhà thơ vĩ đại của ấn Độ Rabindranath Tagore lại nói:
Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà
bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình. Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên cứu
văn chương, chúng ta nhận thấy rằng: phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lí luận
thực tiễn quan trọng của ngành ngữ văn nói chung và của bộ môn lí luận nói riêng. Việc
nghiên cứu phong cách nghệ thuật, vì thế sẽ giúp người nghiên cứu có được một hệ thống
những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm, khám phá được những nét
độc đáo trong sáng tác của nhà văn, cũng như sự đi lên của một nền văn học.
1.2. Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in
đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lí đề tài, cách xây dựng nhân vật,
tạo tình huống đến giọng điệu, ngôn ngữ. Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí
quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo. Văn là người- Câu nói
nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng là trên tinh thần ấy.
Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật
cụ thể, chúng tôi hiểu rằng quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong
cách, là quá trình đòi hỏi: sự nỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định cái
bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút. Phấn đấu để có được một phong
cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát

6


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp


triển chung của cả nền văn học. Bởi vì, một nền văn học càng có nhiều phong cách cá
nhân thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn.
Phong cách được xem như là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác
giả lớn. Những tác giả tiêu biểu này cùng với các tác phẩm nổi tiếng của họ luôn có vị
trí quan trọng trong cả sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học. Việc tiếp cận
phong cách nghệ thuật của những tác giả ấy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Những hiểu biết về phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ giúp cho người giáo viên
dạy văn chọn giảng tác phẩm của họ chính xác hơn. Mặt khác, khi nắm vững được nét
độc đáo của nghệ sĩ này so với nghệ sĩ kia, tác phẩm này với tác phẩm kia chúng ta sẽ
có hướng dạy chuẩn mực và sáng tạo, tránh được sự đơn điệu nhàm chán trong bài giảng
của mình.
Trong số những nhà văn trăn trở tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật, Nguyễn Minh
Châu là một ngòi bút gây nhiều hứng thú. Từ truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập
in trên tạp chí Văn nghệ quân đội (1960) đến tuyệt bút Phiên chợ Giát những
trang cuối cùng của sự nghiệp viết văn, Nguyễn Minh Châu đã đi trọn đời văn phát huy
được những thế mạnh của mình để dần dần hình thành nên phong cách nghệ thuật,
chiếm một vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THCS, THPT và
bậc đại học. Cho đến hôm nay, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vẫn là đề tài trao đổi
khá thú vị giữa các nhà văn, giữa các nhà phê bình, giữa các độc giả yêu quý ông.
Đã có không ít ý kiến khác nhau xung quanh việc tìm hiểu phong cách nghệ
thuật Nguyễn Minh Châu.Với việc nghiên cứu đề tài Phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số
phận, người viết khóa luận hy vọng rằng nó sẽ góp phần hữu ích giúp người giáo viên
văn học dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của hạt ngọc ẩn dấu ngay trong sáng
tác Nguyễn Minh Châu.
Lựa chọn đề tài : Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm
tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận cho khoá luận của mình,

7



Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc việc khẳng định tài năng và cống
hiến to lớn của Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho hai giai đoạn sáng tác trước và
sau 1975, sáng tác của ông đã được bạn đọc và giới phê bình chú ý, nồng nhiệt chào đón
và ghi nhận ngay từ khi tác phẩm đầu tay ra đời và càng về sau cách đáng giá càng thỏa
đáng và toàn diện hơn. Cho tới thời điểm này, ở Việt Nam, số lượng những công trình
nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu khá phong phú, đa dạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi
nhận thấy có một số ý kiến ít nhiều đã bàn đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
2.1.1.Một trong những người đầu tiên viết về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
chính là GS. Trần Đình Sử [8]. Trong bài viết Bến quê một phong cách trần thuật
giàu tính chất triết lý, Ông đã viết: Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh rồi tập
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật
mới . Bài viết này đã chú ý khẳng định sự độc đáo trong phong cách Nguyễn Minh
Châu, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức nhận xét sơ lược, chung chung chủ yếu đi sâu
khám phá phong cách nhà văn từ bình diện điểm nhìn trần thuật mà chưa cụ thể hóa
những yếu tố biểu hiện phong cách.
2.1.2 GS. Phong Lê[13], một trong những tác giả có bài viết về Nguyễn Minh
Châu đã đưa ra nhận xét: Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng, mà nói
đúng hơn, anh là người đa giọng điệu trong truyện của anh mọi cái đang vỡ ra, tạo
nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ Nguyễn Minh Châu dần dần tạo ra
thế giới nghệ thuật của anh [13.183]
2.1.3.Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau

năm 1945 [8] của tác giả Nguyễn Tri Nguyên cũng là một trong những công trình
đáng chú ý. Tác giả khẳng định rằng: Trong sáng tác của Nguyễn minh Châu, đặc biệt
là trong truyện ngắn, thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa dường như thủ

8


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

pháp nghệ thuật này ổn định trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và
sau năm 1975. Nó tạo nên lời ngầm trong truyện của ông [8.220]. Nhà nghiên cứu Lê
Thành Nghị tiếp tục có những khám phá sâu về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu: Trong những thiên truyện ngắn gần đây của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một
phong cách, tưởng đã được định hình đang tự biến đổi. Tác giả thay đổi chất giọng,
thay đổi góc nhìn phần lớn để truy tìm tận cùng những biểu hiện tâm lý phức tạp đối
tượng mới làm văn phong Nguyễn Minh Châu như hoạt hẳn lên... [186]. Song nghệ
thuật sử dụng hình ảnh biểu tượng, chất giọng, góc nhìn dường như chỉ là một thủ pháp
nhằm thuyết phục và thu hút độc giả. Nó chưa đem lại một cái nhìn tổng quát về phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu.
2.1.4 Đặc biệt, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan một người tâm huyết với văn
nghiệp Nguyễn Minh châu trong cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
[12] đã kết luận: Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn tiêu biểu của nền văn
học đương đại Việt Nam [12.13]. Và khi nhắc đến thể loại truyện ngắn sở trường và
điểm mạnh của ông Tôn Phương Lan có nhận xét: Nguyễn Minh Châu đã kết hợp
nhuần nhuyễn sức khái quát với phong cách trữ tình không thể lẫn, nên những vấn đề
của đời thường qua cảm quan văn học của ông vừa đầy ắp chất thơ mà vẫn giữ được tính
sâu sắc của một trí tuệ mẫn cảm. Đồng thời nhà nghiên cứu còn có những đánh giá,
tổng kết hết sức quan trọng về phong cách Nguyễn Minh Châu Trên lộ trình văn học

mấy chục năm của mình, Nguyễn Minh Châu đã không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm và thể
nghiệm. Sự mở rộng bản sắc của chính mình đó đã đem lại kết quả mà không nhiều nhà
văn đạt tới được: có một phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu [12.193]
T.S Tôn Phương Lan đã đưa ra những đóng góp cơ bản của Nguyễn Minh Châu
đối với tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu
ngôn ngữ.
2.2 Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả khóa luận đi đến nhận định như sau:
Nguyễn Minh Châu được rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu và họ đã đưa
ra đựơc những đặc điểm độc đáo về nội dung nghệ thuật, tư tưởng trong sáng tác của

9


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

ông. Tôn Phương Lan đã có một kết luận chính xác: Phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu là thành quả của sự đổi mới văn học. Ông là một trong những người
mở đầu cho một thời kỳ mới của văn học nước nhà, mà cho đến thời điểm hôm nay sự
kiên trì tìm hiểu, sự nỗ lực trong lao động sáng tạo của Nguyễn Minh Châu vẫn là bài
học thiết thực[12.189]. Tuy nhiên, hầu như chưa có nhà nghiên cứu nào thực sự đi vào
tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu qua một nhóm tác phẩm nhất
định,đặc biệt là dưới sự soi sáng của lí luận phong cách của Viện sĩ MB. Khrapchencô
và ở nhóm tác phẩm nêu trên. Vì vậy, việc tìm hiểu: Phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật số phận, là một
đề tài cần thiết và có ý nghiã lý luận thực tiễn, người viết sẽ tiếp tục phát triển các ý kiến
trên, cố gắng nghiên cứu nó dưới ánh sáng lý luận mới về phong cách, nhằm làm nổi bật
nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, qua nhóm tác phẩm có hình tượng nhân
vật trung tâm là nhân vật số phận.

3. Giới hạn của đề tài
3.1 Về nội dung:
Với đề tài đã chọn Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm
tác phẩm có hình tượng nhân vật trung tâm là nhân vật số phận, tác giả khóa luận
sẽ tiến hành nghiên cứu trong sự so sánh với nhóm tác phẩm tương ứng của Nguyễn
Khải. Mặt khác, để làm nổi bật phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
sau chiến tranh, chúng tôi cũng đồng thời thực hiện thao tác so sánh với nhóm tác phẩm
thể hiện hình tượng nhân vật sử thi trước năm 1975 của chính tác giả này. Tuy nhiên do
khả năng hạn chế của người bước đầu tập nghiên cứu, người viết chỉ dừng ở phạm vi hẹp
trong một số truyện ngắn được dẫn sau đây:
3.2 Về tư liệu:
3.2.1. Nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng nhân vật số phận của Nguyễn Minh
Châu gồm:
1. Cỏ lau
2. Chiếc thuyền ngoài xa

10


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

3. Phiên chợ Giát
4. Mùa trái cóc ở miền nam
3.2.2 Nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng nhân vật sử thi trước chiến tranh
1. Mảnh trăng cuối rừng
2. Nguồn suối
3. Người mẹ xóm nhà thờ
4. Bên đường chiến trăng

3.2.3 Nhóm tác phẩm viết về nhân vật số phận của Nguyễn Khải
1. Mùa lạc
2. Chị Mai
3. Một bàn tay chín bàn tay
4. Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp hệ thống:
Phương pháp này chia đối tượng thành nhiều yếu tố có cùng trình độ. Mỗi yếu tố
có chức năng nhiệm vụ riêng và sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
4.2 Phương pháp so sánh hệ thống:
Đây là phương pháp nghiên của đặc trưng của nghệ thuật nói chung và văn
chương nói riêng giúp người nghiên cứu so sánh cả một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố
nhằm tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so với hệ thống kia.
4.3 Phương pháp khảo sát phân tích theo quan điểm loại hình
Phương pháp này giúp người viết nghiên cứu xếp tác phẩm văn chương theo loại
văn ( trữ tình, tự sự, kịch) hoặc theo phương pháp sáng tác theo nhóm để từ đó tìm ra
được nét độc đáo ở mỗi nhà văn
5. Mục tiêu,nhiệm vụ của khóa luận:
5.1Mục tiêu:
Khai thác sự độc đáo, đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
qua nhóm tác phẩm.

11


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

5.2 Nhiệm vụ:

Nắm vững được quan niệm của Nguyễn Minh Châu
áp dụng lý thuyết phong cách trên vào việc phân tích và gọi tên những dấu hiệu
biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn
áp dụng lý thuyết phong cách trên vào việc phân tích, và gọi tên những dấu hiệu
biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có hình
tượng nhân vật trung tâm là nhân vật số phận.
Tìm ra được đặc sắc phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua
nhóm tác phẩm đã dẫn.
6. Đóng góp của khóa luận:
6.1 Về lí luận:
Nắm vững lí luận khái niệm phong cách và xác định đúng những yếu tố biểu hiện
phong cách
Khẳng định quan niệm phong cách của viện sĩ M.B. khrapchencô là quan niệm
tiến bộ
6.2 Về thực tiễn.
Vận dụng những yếu tố biểu hiện để phân tích và tìm ra nét phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm đã đề cập
Tìm ra đặc sắc phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trong sự so sánh với
nhóm tác phẩm tương ứng của Nguyễn Khải
Từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Minh Châu vào sự
phát triển của nền văn học nước nhà

12


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

phần nội dung

Chương 1
Cơ sở lí luận về phong cách
1.1 Phương diện từ ngữ của phong cách
1.1.1 Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, xuất hiện rất nhiều các
thuật ngữ khác nhau với cách hiểu khác nhau như: phong cách. Theo tiếng Hy Lạp cổ,
từ phong cách (Stylos) lúc đầu dùng để chỉ chiếc que có một đầu vót nhọn và một đầu
tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến. Sau đó, phong cách trở thành một khái niệm có
tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ, về sau được sử dụng như một ngôn ngữ của ngành
ngôn ngữ học. Đến thế kỷ XX, phong cách không chỉ hiểu đơn thuần là một khái niệm
bó hẹp trong ngôn ngữ học, mà đã được coi như là một đặc trưng của nghệ thuật nền
tảng, để xác định những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuât nói chung và tác
phẩm văn học nói riêng.
1.1.2 Định nghĩa về phong cách trong đời sống và văn học nghệ thuật
1.1.2.1 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phong cách là những lối, những
cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một
loại người nào đó [21.782] như: phong cách ăn mặc, phong cách lãnh đạo
1.1.2.2 ở một góc độ khác của ngôn ngữ học, phong cách là dạng của ngôn
ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, với những dạng khác về
đặc điểm từ vựng ngữ pháp, ngữ âm [21.782], từ đó xuất hiện khái niệm: phong cách
ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận
1.1.2.3 Không giống với khái niệm về phong cách trong ngôn ngữ học, khái niệm
về phong cách trong nghiên cứu văn chương luôn được hiểu một cách rộng rãi đa dạng
và cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất cao. Theo Từ điển Tiếng việt, đó là:
những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng
tác của người nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại[ 21.782
Có thể nói, phong cách ở mỗi loại phương diện lại mang đến cho ta rất nhiều cách

13



Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

hiểu khác nhau, song, trong khi tìm hiểu nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù phong
cách: phong cách trong sinh hoạt hàng ngày, phong cách ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật.
1.2 Một số quan niệm về phong cách và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà
văn trong nghiên cứu lí luận văn học
Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn những quan niệm thuật ngữ, định
nghĩa khác nhau về phong cách văn học : Những định nghĩa này xòe ra như cái quạt
giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và
sự thừa nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ [ 10. 258]
Do thời gian và phạm vi khóa luận, chúng tôi chưa có đầy đủ tư liệu để trình bày
tất cả những quan niệm định nghĩa về phong cách nghệ thuật nhà văn, chỉ có thể dẫn
một vài quan niệm tiêu biểu, từ đó làm nền tảng để khai thác tìm hiểu một quan niệm
đúng đắn hơn cả về phong cách nghệ thuật
1.2.1 ở nước ngoài
1.2.1.1 Viện sĩ M.B.Kheapchencô đã tập hợp và phân tích khá cụ thể những
định nghĩa khác nhau về phong cách, có thể chia làm bốn nhóm chính như sau:
1.2.1.1.1 Phong cách xét theo nghĩa rộng nhất trong mối quan hệ với phương
pháp, thế giới quan có tính sáng tạo của nghệ sĩ, có những quan niệm như sau:
Theo Đ.Likhachev : Phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự thụ
cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi
những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có
thể được áp dụng vào những loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những
sự tương ứng đồng loại [10. 258] .Với cách hiểu tương tự như vậy A.grôrian cho rằng:
phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan với bút pháp với cá
nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu nghệ sĩ về thời đại với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác
của anh ta phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó [10. 258]
Hai quan niệm trên đều hiểu phong cách theo nghĩa rộng bao hàm cả phương

pháp sáng tác. Song cách hiểu đó lại dẫn đến nhiều quan điểm không rõ ràng, không có

14


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

sự phân biệt giữa phong cách và phương pháp sáng tác, coi phương pháp sáng tác nằm
trong phong cách
Ví dụ như Ar.Grigôrian phát hiện ra sự thống nhất của phong cách và phương
pháp, thế giới quan nghệ sĩ, nhưng không chỉ ra được những đặc trưng của phong cách.
Mặt khác, vì có sự nhầm lẫn giữa phong cách và phương tiện, nên ông cũng không nhấn
mạnh được vai trò sáng tạo của phong cách nghệ thuật cá nhân
1.2.1.1.2 Từ bình diện ngôn ngữ học phong cách được lí giải như sau:
Trước hết, theo ý kiến của V Turbin : phong cách là ngôn từ được xét trong mối
quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm
và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật [10.259]
V Jirmunxky lại nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những
yếu tố tạo hình thức của phong cách. ông nhận xét: Phong cách nghệ thuật của nhà
văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những
hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy, không thể nghiên cứu phong cách
nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích, chức năng của nó làm tách rời nội dung tư
tưởng hình tượng của tác phẩm [10.260]
Hạn chế của hai quan niệm trên đây là xem đặc điểm của phong cách bị lược qui
vào đặc điểm của ngôn ngữ một cách phiến diện, nhìn vào tác phẩm văn chương chỉ
thấy được vai trò của ngôn ngữ mà không thấy được đối tượng miêu tả của nghệ thuật.
Mặt khác, bản thân cách hiểu về phong cách như một hiện tượng có tính chất
ngôn ngữ không cho phép chúng ta thấy được vai trò bản chất thẩm mĩ của đối tượng,

của sự thể hiện nghệ thuật, về mối liên hệ của nó với những cái tạo ra nội dung và ý
nghĩa của sáng tạo nghệ thuật; không cho phép khám phá ra vị trí thực tế và vai trò của
những hiện tượng phong cách trong sự vận động chung của văn học.
1.2.1.1.3 Nghiên cứu phong cách trong sự thống nhất chỉnh thể nghệ thuật của
nhà văn
V. Kôvalev khẳng định: Phong cách đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà

15


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

văn đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là
sự quy định lẫn nhau của những yếu tố đó [10.260]
quan niệm trên đã khẳng định, phong cách là sự độc đáo trong cả nội dung và
hình thức tác phẩm. Song hạn chế là ở chỗ, nó đã đồng nhất phong cách với đặc điểm về
nội dung và hình thức của tác phẩm, đồng thời, chưa nói được công lao sáng tạo của
người nghệ sĩ trong việc sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc giả. Điều
đó khiến người ta dễ nhầm lẫn, dẫn đến việc đánh đồng giữa phong cách có tiềm năng
sáng tạo lớn với phong cách có tiềm năng sáng tạo nhỏ.
1.2.1.1.4. Quan niệm của V Đneprôv và Ya.Elxberg về phong cách
Khác với các quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, phong cách là sự
tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt, phong cách được coi như
hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung.
V Đneprôv nhận xét: Phong cách là có mối liên hệ của những hình thức mối
liên hệ đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật [ 10.261 ]
Trên cơ sở ý kiến đó, Ya.Elx.berg đã phát triển những ý kiến về phong cách với tư
cách hình thức có tính nội dung: phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính

nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp
các yếu tố của hình thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm,
của thế giới quan nhà văn và phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan [
10.161]
Có thể thấy, hai quan niệm trên quá nhấn mạnh vai trò của hình thức, đi ngược
lại nguyên tắc nội dung quyết định hình thức của triết học duy vật. M.B.Khrapchencô
đã chỉ ra : Với một ý nghĩa nhất định, hình thức ấy có tính chất nội dung ngay cả khi
nó không truyền đạt một phức hợp tư tưởng và hình tượng nào cả, bởi vì sự coi thường tư
tưởng [10]. Như vậy, qua ý kiến của M.B.Khrapchencô chúng ta nhận thấy, khi hình
thức có tính nội dung, thì vẫn chưa bao hàm được chất lượng thể hiện phong cách. Người
nghệ sĩ có phong cách là phải tạo lập được một hình thức đẹp cho tác phẩm nghệ thuật của
mình. Và không phải hình thức đẹp đơn thuần mà phải sáng tạo, mới mẻ hợp quy luật, nhất

16


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

là phải chứa một nội dung phong phú. Có như vậy, nhà văn mới sáng tác được những tác
phẩm hay đi qua trang đời một người để lại đó những tâm trạng triền miên suy nghĩ, và từ
suy nghĩ ấp ủ hành động.
Trên đây là một số quan niệm về phong cách (dẫn theo M.B.Khrapchencô )
chúng ta dễ thâý, tất cả những quan niệm đó đều có những hạn chế đáng kể. Vậy quan
niệm đúng đắn về phong cách cần được hiểu như thế nào?
1.2.1.2 Phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô:
Sau khi đã phân tích những hạn chế của của các nhà lí luận đi trước,
M.B.Khrapchencô đưa ra một định nghĩa mới về phong cách. Đây là cách hiểu được
đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ và công nhận: Phong cách cần phải được định

nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như
phương thức thuyết phục và thu hút độc giả [10. 279]
Vậy phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô được nhìn nhận đánh
giá trên những phương diện nào? Đó là các phương diện sau:
1. Những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm
2. Những nhân tố qui định phong cách
3. Những yếu tố biểu hiện phong cách.
Trước hết, những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm , bản thân chúng không
phải là phong cách. Chúng ta cần phải hiểu rằng, hình thức ở đây là hình thức của một
tác phẩm, nó bao gồm: kết cấu- cốt truyện - các biện pháp nghệ thuật
Thể hiện hình tượng là lời nói nghệ thuật. Hình thức thể hiện hoàn thiện phải là
hình thức thể hiện rõ, trọn vẹn nội dung biến tác phẩm thành chỉnh thể thống nhất sinh
động, còn phong cách là hiện tượng rộng hơn bao trùm cả nhóm tác phẩm.
ở phương diện những nhân tố qui định phong cách, không ít người nhầm lẫn đó
chính là phong cách nghệ thuật nhà văn. Song thực tế chúng chỉ được xem như là nhân
tố phát sinh dẫn đến sự hình thành phong cách. Trong công trình nghiên cứu của mình
.M.B.Khrapchen cô đã chỉ ra năm nhân tố quy định phong cách .
1. Cá tính sáng tạo của nhà văn

17


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

2. Sự phát triển về mặt sáng tác của người nghệ sĩ
3. Thế giới quan của người nghệ sĩ, tính chất của bản thân đối tượng sáng
tác, vẻ đặc thù của những xung đột
4. Sự định hướng bên trong của nhà văn nhằm vào nhóm độc giả

5. Sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm
M.B.Khrapchen cô cũng khẳng định có bảy yếu tố biểu hiện phong cách:
1. Phong cách một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng
2. Tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật
3. Hệ thống giọng điêug kết qủa của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng
4. Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian thời gian mang màu
sắc riêng
5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
6. Phong cách là sự lĩnh hội riêng lĩnh hội cách tân đối với thế giới
7. Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn.
Như vậy, những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân
phong cách
Theo MB.Khrapchencô Tác phẩm văn học chỉ trở thành một hình tượng nghệ
thuật khi nó chứa đựng năng lượng của sự tác động thẩm mĩ () phong cách của một
nhà văn thực sự có tài có dung tích bên trong rất lớn có khả năng ảnh hưởng tới những
tầng lớp độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như thời đại sau này
Năng lượng của sự tác động thẩm mĩ được thể hiện cụ thể như sau: Trước hết,
năng lượng đó được thể hiện rõ nhất trong sự hình thành tính hoàn chỉnh tác phẩm và
cấp độ bên trong của những tác phẩm nghệ thuật ở những cấp độ: nhân vật, cấp độ tác
phẩm Từ đó, có thể giải thích hợp lý chiều hướng con đường đời của nhân vật trung
tâm trên cả hai bình diện: đặc tính tự nhiên và đặc tính xã hội
Mặt khác, nó còn được bộc lộ trong khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc
giả khác nhau - khả năng thu hút và thuyết phục độc giả. Theo M.B.Khrapchen cô

18


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp


Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính sự vật của những
quá trình hiện thực, của những tính cách con người [10.279]
Nghĩa là:
1. Người nghệ sĩ có phong cách là người khai thác và thể hiện thành công và
thuyết phục các đặc tính thẩm mĩ của sự vật ( cái đẹp, cái hùng, cái bi, cái hài, cái xấu)
2. Phản ánh một cách chân thực những diễn biến, biến đổi tính cách của nhân vật
trước cuộc sống tinh vi phức tạp.
Để hiểu được những vấn đề đó, chúng ta phải phát hiện và nhận diện được những
thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng
Như vậy, một người nghệ sĩ có phong cách thực sự thì không thể không đem lại
một cái gì mới mẻ riêng biệt cho thể văn. Anh ta có thể thay đổi toàn bộ thể văn, có thể
là kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới, nhưng điều quan trọng là phải có cá tính
riêng, được độc giả chấp nhận và có sức thu hút mạnh mẽ, đó chính là thước đo của tính
nghệ thuật chân chính trong tác phẩm văn học.
Có thể hiểu, phong cách tổng hợp hữu cơ những thủ pháp mang màu sắc riêng
của mỗi nhà văn, nhằm tạo ra hiệu quả khai thác khám phá những quá trình hiện thực,
phát hiện những đặc tính của sự vật
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy định nghĩa của M.B.Khrapchencô về phong
cách là hoàn toàn xác đáng.
1.2.2 Những quan niệm về phong cách ở trong nước
Phong cách từ khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam
chú ý. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX Hoài Thanh Hoài Chân trong cuốn
Thi nhân Việt Nam khi khảo sát phong cách nghệ thuật của 46 nhà thơ mới đã đồng
nhất phong cách với sự độc đáo về nội dung sáng tác: Hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn
Bínhthiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu [ 24. 34]. Và Hoài Thanh Hoài
Chân đã đưa ra kết luận Từ người này sang người khác cách biệt rõ ràng [24. 34].
Tuy Hoài Thanh cũng nhắc tới hình thức nghệ thuật, nhưng chỉ là yếu tố riêng lẻ như


19


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

giọng thơ, hay sự cách tân về thể loại chứ chưa đưa ra một caí nhìn thật sự đầy đủ về
phong cách nghệ thuật cá nhân.
Đến nửa thế kỷ XX, đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về phong cách
nghệ thuật. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình đáng chú ý như sau: Từ điển
văn học [19]. Từ điển thuật ngữ văn học[22], giáo trình lý luận văn học dùng trong các
trường đại học tổng hợp của GS. hà Minh Đức [4],và giáo trình lý luận văn học dùng
trong các trường Đại học sư phạm do GS.Phương Lựu và Trần Đình sử chủ biên [14]
đã đưa ra khái niệm cơ bản nhất về phong cách. Bên cạnh đó trong những công trình
nghiên cứu cụ thể như: Nhà văn- tư tưởng và phong cách[15],Nhà văn Việt Nam hiện
đại chân dung và phong cách[16] của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong truyện kiều [17] của Phan Ngọc. Các tác giả đó đều có những
cách nhìn nhận, quan điểm riêng về phong cách.
Trước hết, chúng tôi xin dẫn quan niệm tiêu biểu được trình bày trong các giáo
trình lý luận văn học:Phong cách được hiểu là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ
thuật phong cách thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ưu tú [4.26]
G.S Phan Ngọc khi tìm hiểu về phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều đưa
ra quan niệm của mình: Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn
tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép
ta nhận diện một thời đại một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả [17.31]
Có thể thấy, mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách hiểu riêng, song có điểm
chung nhất, đó là coi phong cách là sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, hầu như các cách định nghĩa đó chỉ là một trong số những đặc trưng cơ bản
của phong cách mà M.B.Khrapchen cô đã nêu ra trước đó.

2.2.3 tiến bộ hơn những nhà nghiên cứu đi trước, GS. Nguyễn Đăng
Mạnh đã khẳng định quan niệm của mình về phong cách trong cuốn Nhà văn Việt
Nam hiện đại chân dung và phong cách[16]: phong cách là một chỉnh thể nghệ
thuật. Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế

20


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

giới nghệ thuật ấy dù phong phú đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất Phong cách
bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến
hình thức Trong quá trình sáng tác của một nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông
ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác. Nhưng dù đổi mới thế nào,
phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất phong cách một khi đã định hình thì
thường có tính bền vững [16.8]
Đồng thời, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra các nhân tố quy định phong cách
như: Truyền thống gia đình hoàn cảnh sống môi trường thiên nhiên , môi trường văn hóa,
thói quen suy nghĩ, cảm xúc có ảnh hưởng to lớn tới sự hình thành phong cách của một
nhà văn thường lại là những ấn tượng của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi ấu thơ
[16.9]. Như vậy, sự tiến bộ của nhà nghiên cứu là đã khẳng định: phong cách là sự độc đáo
từ nội dung đến hình thức qua hàng loạt các tác phẩm của một tác giả nhất định. Tuy nhiên,
ông vẫn chưa xác định cụ thể các yếu tố biểu hiện phong cách- tiêu chí quan trọng để nhận
biết phong cách nghệ thuật của một nhà văn.
Qua việc tìm hiểu khái quát, chúng ta có thể thấy, các công trình trên mặc dù đã
tiếp cận tới khái niệm phong cách, nhưng chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất, sự
phân chia cấu trúc của nó một cách khoa học.Trên cơ sở hệ thống lý luận đã trình bày,
chúng tôi thấy, quan niệm của M.B Khrapchen cô là quan niệm thỏa đáng và hợp lý

hơn cả. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận người viết thừa nhận và đi theo ánh sáng lý
luận của M.B Khrapchen cô về phong cách nghệ thuật của nhà văn

21


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2
Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là
nhân vật số phận

2.1 Phong cách một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng
Môsac đã từng nói : Tác phẩm thực ra chỉ là được tạo thành bởi những kí hiệu
câm lặng những ngôn ngữ chết cái quan trọng chính là vai trò của bạn đọc, bạn đọc
sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm nếu không có bạn đọc thì không chỉ là tác phẩm của
chúng ta mà cả của Đrome, Đoxtôiepxki cũng chỉ là những đồng giấy trắng chết. Vai
trò của độc giả rất quan trọng, vì vậy tác phẩm văn học trở thành một hiện tượng nghệ
thuật khi nó chứa đựng sức thu hút và thuyết phục. Phong cách của một nhà văn thật
sự có tài, có dung tích bên trong rất lớn và có khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp
độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như sau này. chính vì thế, có thể
khẳng định rằng, mỗi phong cách là một kiểu máy phát năng lượng thẩm mĩ riêng
và: Một phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính của sự vật, của
những quá trình hiện thực, của những tính cách con người. Sự tác động thẩm mĩ sâu sắc
gắn liền với những phương tiện, những thủ pháp thể hiện, những đặc điểm của đối
tượng sáng tác [10.279.] Xét đến cùng, tìm hiểu phong cách của một nhà văn là chúng
ta phải tìm ra những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, thể hiện một cách hấp dẫn tư tưỏng

và nghệ thuật của nhà văn đó. Trong nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật trung tâm
là nhân vật số phận, năng lượng nghệ thuật riêng của phong cách Nguyễn Minh Châu
chứa đựng trong những thủ pháp nghệ thuật sau:
1. Thủ pháp xen cài yếu tố tâm linh thể hiện tâm lí nhân vật
2. Thủ pháp thể hiện yếu tố dị biệt
3. Thủ pháp dùng những hình ảnh biểu tượng đặc sắc
4. Thủ pháp xây dựng môtip chạy trốn

22


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

5. Thủ pháp xen cài màu sắc cảnh thiên nhiên để làm nổi bật tâm trạng
6. Thủ pháp xây dựng truyện theo mô típ thiên tính nữ
7. tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thuyết
phục và thu hút độc giả
2.1.1 Thủ pháp xen cài yếu tố tâm linh để thể hiện tâm lí nhân vật
Tâm linh là những gì cao quý linh thiêng mà con người tôn thờ. Việc khám
phá phương diện đời sống tâm linh của con người trong văn học là một phát hiện một
năng lực nhân tính thiêng liêng, phù hợp với cái thiện, cái đẹp nó đem lại sự phong phú
trong cấu trúc nhân cách và góp phần xây dựng một quan niệm toàn diện về con người.
Tiếng nói tâm linh bao giờ cũng là tiếng nói hướng thiện, nhiều khi nhờ vào tâm linh
con người ta lấy lại niềm tin để sống.
trong Cỏ lau, tâm linh hiển hiện như một nhân vật hữu hình mang bóng dáng
người chồng đầu tiên chi phối đời sống Thai: Lạ thật,lúc nào em cũng cứ tưởng như
anh hãy còn sống suốt bao nhiêu năm rồi như vậy. Em vẫn sống với anh.
Với Phiên chợ giát, ánh sáng tâm linh lại cho ta thấy, sự trăn trở day dứt dằn

vặt nơi tâm hồn người cha lúc nào cũng hướng về con, thấy tâm hồn người nông dân còn
mang nặng những tư tưỏng bảo thủ cố hữu: hay ngôi sao sa vừa rồi là ngôi sao của con
lão, đấy là vệt đường đi về cõi trời của một người anh hùng cứu quốc của chính thằng
Dũng cầm súng chiến đấu ở bên chiến trường Campuchia hay là điềm trời báo trước cho
lão biết... lão sắp chết
*Tiểu kết

Yếu tố tâm linh dường như chưa được nói đến trong văn học trước 1975. Thừa
nhận sự tồn tại của bình diện tâm linh, khám phá phát hiện các năng lực và biểu hiện của
nó, tiếp cận với bí mật nằm ngoaì vùng ý thức của con người là những đóng góp mới mẻ
của Nguyễn Minh Châu. Đưa thế giới tâm linh vào trong tác phẩm, Nguyễn Minh Châu
đã tạo điều kiện cho ngòi bút mình đi sâu vào tâm lí nhân vật, mở ra khả năng mới trong
việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống con người. Đó là một trong những yếu tố biểu hiện rõ
nét phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở nhóm tác phẩm đã dẫn

23


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

2.1.2 Thủ pháp sử dụng yếu tố dị biệt
Con đường tìm tòi của Nguyễn Minh Châu thường diễn ra trong sự khám phá
những biểu hiện khác nhau của tính cách và đời sống nhọc nhằn với bao biến cố, mà bản
chất con người không dễ dàng bộc lộ. Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu ít khi được
miêu tả chân dung ngoại hình một cách hoàn chỉnh.dường như tác giả muốn đi sâu vào
ngóc ngách tâm linh của con người,khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm.nếu
phác hoạ cho nhân vật vài ba nét ngoại hình, thì những chi tiết ngoại hình đó đều mang
tính nội dung sâu sắc và là những chân dung tâm lí tính cách.

Hình ảnh lão Khúng hiện lên trong giấc mơ là một lão già thân hình cao vóng
lại lủng củng những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn như rễ tre sợi đen sợi trắng
loang lổ, mắt mũi thì ghồ ghề, những con mắt thì nhìn gườm gườm với những mảng tiết
bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay. Soi rọi
tiềm thức sâu kín đó, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra cả bản tính thiện và cái hoang dã u
tối đầy bản năng của người nông dân
Người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa thì cao lớn với những đường nét
thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ nhợt
trắng vì kéo lưới suốt đêm. Đó là người đàn bà dị biệt cả về hình thể và tính cách:
Đàn bà ở thuỳên chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình, vì thế bà
sẵn sàng chấp nhận những trận đòn vũ phu của chồng chứ kiên quyết không chịu bỏ
người đàn ông bạc ác đó
* Tiểu kết:

Như vậy, khi đưa các yếu tố dị biệt vào trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh
Châu đã khéo léo biến cái dị biệt, khác thường ấy trở thành phương tiện độc đáo để
khám phá vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người, từ đó đưa đến một cái nhìn vừa rất
khái quát, đồng thời cũng không kém phần sâu sắc về số phận con người. Nét độc đáo
trong phong cách Nguyễn Minh Châu có lẽ được hình thành từ một phần của những yếu
tố dị biệt khác thường ấy
2.1.3 Thủ pháp dùng những hình ảnh biểu tượng đặc sắc

24


Nguyễn Thị Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Phạm Duy Nghĩa[18] Biểu tượng trong văn học là một phương tiện tạo

hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ
thể.Biểu tượng xuất hiện với một tần số khá cao trong suốt lộ trình văn học của Nguyễn
Minh Châu như một tín hiệu nghệ thuật thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của tác
giả.Tìm hiểu hệ thống hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu, có những biểu
tượng như được chắt lọc từ nỗi đau, cô lại từ máu và nước mắt, thể hiện sâu đậm nỗi xót
thương của nhà văn, trước những bi kịch bất hạnh trong cuộc đời mỗi nhân vậtt.
Hiện thực trong Cỏ lau càng trở nên thấm thía hơn thông qua sự miêu tả nỗi
đau vật chất, nỗi đau tinh thần của người lính già và người phụ nữ qua dáng hình dãy núi
Đợi đầy hòn vọng phu. ở giữa vùng núi đá ấy, một người đàn bà có chồng đi lính đang
gom củi lại và nhóm lên ngọn lửa. Đó chính là Thai một hòn vọng phu mòn mỏi khắc
khoải chờ chồng qua bao nhiêu năm dài chinh chiến.
ở Phiên chợ giát, hình ảnh bò khoang vừa là biểu tượng của cuộc sống vô
cùng lạc hậu, trì trệ, vừa là sự hiện hữu của quan niệm về thân phận con người. Biểu
tượng ấy lặp đi lặp lại trong thiên truyện thành điệp khúc ám ảnh, nhằm lột tả tận cùng
cái lam lũ nhọc nhằn luẩn quẩn của kiếp người. Sự trở về của bò khoang với cái nhìn sầu
não, đã đánh dấu chấm trước hi vọng giải thoát số phận của lão khúng.song hành cùng
với nó là hình ảnh bóng đêm màu sắc của số phận, tạo nên một không gian tù đọng
mang giá trị lớn trong việc diễn tả tâm trạng vô vọng của lão nông nhỏ bé, cô độc giữa
đêm tối mênh mông
Có thể nói, những biểu tượng ấy đã tạo thành một môtíp số phận chủ yếu là
những số phận bi kịch của đói nghèo lạc hậu, bi kịch của chiến tranh li tán bi kịch của
những mất mát đau khổ Hệ thống biểu tượng đó trở thành tứ thơ liên kết các sự kiện
và cảm xúc, là nơi dồn nén của tư tưởng, tình cảm, sự kiện và tình huống để tạo nên cái
mạch chính cho câu chuyện.
* Tiểu kết:

Tất cả những hình ảnh biểu tượng trên đều có tác dụng làm tăng thêm sự nhận
thức của chúng ta về số phận nhân vật. Những tư tưởng tình cảm nhân văn như quí trọng

25



×