Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phong tục hôn nhân của người việt trong văn hoá việt nam từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.59 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI
VIỆT TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010

SV: Nguyễn Thị Hiền

1

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN THỊ HIỀN

PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI
VIỆT TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học
ThS.GVC VŨ VĂN KÝ

HÀ NỘI – 2010

SV: Nguyễn Thị Hiền

2

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường, cũng như trong quá
trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS.GVC Vũ Văn Ký

đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận.

Hà Nội, tháng 05, năm 2010
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hiền

SV: Nguyễn Thị Hiền

3

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khoá luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS.GVC Vũ
Văn Ký. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác. Những câu trích trong khúa luận có nội dung chính xác và các tài
liệu có xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, tháng 05, năm 2010
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hiền


SV: Nguyễn Thị Hiền

4

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề. ....................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận. ......................................... 4
7. Bố cục của khoá luận.............................................................................. 4
NỘI DUNG. .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. .......................... 5
1.1. Phong tục............................................................................................. 5
1.2. Giá thú................................................................................................. 6
1.3. Hôn nhân. ............................................................................................ 7
1.4. Phong tục hôn nhân. ............................................................................ 7
1.5. Sự ra đời và phát triển hôn nhân. ......................................................... 8
CHƯƠNG 2: PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
TRUYỀN THỐNG. .................................................................................. 13
2.1. Nếp nghĩ và quan niệm hôn nhân thời xưa. ..................................... 13

2.1.1. Quyền lợi gia tộc. ............................................................................. 13
2.1.2. Quyền lợi làng xã. ............................................................................ 14
2.1.3. Những nhu cầu riêng tư. ................................................................... 15
2.1.4. Vai trò người mai mối. ..................................................................... 15
2.1.5. Tuổi thành hôn và so tuổi. ................................................................ 16
2.2. Lễ nghi trong hôn nhân truyền thống. ............................................. 17

SV: Nguyễn Thị Hiền

5

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

2.2.1. Lễ nạp thái. ....................................................................................... 18
2.2.2. Lễ vấn danh. ..................................................................................... 19
2.2.3. Lễ nạp cát. ........................................................................................ 20
2.2.4. Lễ nạp chính. .................................................................................... 22
2.2.5. Lễ thỉnh kỳ. ...................................................................................... 23
2.2.6. Lễ thân nghinh. ................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI. ............................................................ 31
3.1. Những biến đổi trong hôn nhân người Việt. .................................... 31
3.1.1. Quan niệm hôn nhân. ........................................................................ 31
3.1.2. Quan niệm chọn dâu, kén rể. ............................................................ 31
3.1.3. Phương diện pháp lý ......................................................................... 33

3.2. Hôn nhân và vấn đề xây dựng nền văn hoá mới. ............................. 33
3.2.1. Chỉ thị 27 - 1998 - CT/ TW của Bộ Chính trị và chỉ thị 14 - 1998/
CT - TTg. ................................................................................................... 33
3.2.2. Những lễ thức của một đám cưới trong xã hội hiện đại. .................... 35
3.2.2.1. Lễ chạm ngõ. ................................................................................. 35
3.2.2.2. Lễ ăn hỏi. ....................................................................................... 36
3.2.2.3. Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn. ................................................... 37
3.2.2.4. Lễ cưới. ......................................................................................... 38
3.2.3. Một số hình thức tổ chức lễ cưới hiện nay. ....................................... 38
3.2.3.1. Tổ chức tiệc trà mời chung vui mọi người. .................................... 38
3.2.3.2. Tổ chức tiệc mặn. .......................................................................... 39
3.2.3.3. Tổ chức tiệc mặn - kết hợp báo hỷ. ................................................ 39
3.3. Thực trạng hôn nhân hiện nay - những kiến nghị và giải pháp. ..... 41
3.3.1. Thực trạng hôn nhân hiện nay........................................................... 41
3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp. .......................................................... 42

SV: Nguyễn Thị Hiền

6

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

3.3.2.1. Vai trò những người làm công tác văn hoá. ................................... 42
3.3.2.2. Ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. ........................................... 43
KẾT LUẬN ............................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 47

SV: Nguyễn Thị Hiền

7

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Theo dòng thời gian, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,
những quy ước của cộng đồng người Việt xưa trong đối nhân xử thế, trong
giao tiếp xã hội, giữa cá nhân với cộng đồng với tổ tiên và thần linh trở thành
phong tục lễ nghi truyền thống trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam.
Ngày nay, trong xã hội văn minh hiện đại, những phong tục, lễ nghi truyền
thống vẫn được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và kế thừa. Nó
là sợi dây vô hình gắn kết người Việt Nam ở mọi phương trời, bởi nó phản
ánh khát vọng chân chính, nét đẹp của đạo lý và chiều sâu của tâm hồn người
Việt, đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian trở thành nét văn
hoá truyền thống của người Việt Nam.
Văn hoá Việt Nam là văn hoá của một quốc gia đa tộc người với 54 dân
tộc trong đó người Việt là tộc người chủ thể sáng tạo của nền văn hoá. Văn
hoá Việt Nam có tính thống nhất trong đa dạng, giữ được bản sắc riêng của
mỗi tộc người. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử nhưng những giá
trị văn hoá Việt Nam vẫn được bảo tồn, phát huy cho phù hợp với thời đại.

Cùng với sự vận động, biến đổi của nền văn hoá thì hôn nhân cũng vận động,
biến đổi và là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ chế độ xã hội nào. Tuy
nhiên, trong điều kiện đất nước vận hành theo cơ chế thị trường thì phong tục
hôn nhân đã có những biểu hiện thiếu lành mạnh và trở thành mối quan tâm
của xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần có những định hướng trong việc tạo dựng
một nền văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, khoá luận đã
chọn đề tài “ Phong tục hôn nhân của người Việt trong văn hoá Việt Nam từ
truyền thống đến hiện đại”. Khoá luận tập trung nghiên cứu phong tục hôn

SV: Nguyễn Thị Hiền

8

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

nhân của người Việt từ truyền thống đến hiện đại và những biến đổi của hôn
nhân trong thời đại ngày nay. Khoá luận hoàn thành dựa trên những nhận xét,
đánh giá của nhiều tác giả xung quanh phong tục hôn nhân của người Việt từ
truyền thống đến hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề.
Trong các nghi lễ của đời người, thì “Hôn nhân” là một hình thái quan
trọng bậc nhất của phong tục, là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ chế độ xã
hội nào. Chính vì vậy “ Hôn nhân” là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Xin đơn cử một số công trình chủ yếu sau:
- Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

- Thượng Toạ Thích Thanh Duệ (2007), Phong tục và lễ nghi cổ truyền
Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
- Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB Văn hoá - Thông
tin, Hà Nội.
- Bùi Xuân Mỹ (2006), Tục cưới hỏi ở Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Lê Như Hoa (1998) Hôn lễ xưa và nay, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà
Nội.
-Trương Thìn (2009), Hướng dẫn nghi thức việc cưới, Lễ thức việc
tang, Sở Văn hoá - Thông tin Vĩnh Phúc.
Trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước ta đã có những Nghị Quyết, chỉ thị, thông tư về vấn đề hôn nhân
nhằm xây dựng nếp sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu cuộc sống trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chỉ thị 27 - 1998 - CT/TU của Bộ Chính trị.

SV: Nguyễn Thị Hiền

9

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

- Chỉ thị 14 - 1998/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”.
Để hoàn thành khoá luận, chúng tôi đã tham khảo kết quả nghiên cứu
của những người đi trước, tìm hiểu đường lối chính sách của Đảng nhất là tự

thâm nhập, tìm hiểu thực tế nhằm có được những hiểu biết và cái nhìn riêng
của mình trong vấn đề hôn nhân của người Việt từ truyền thống đến hiện đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
*Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những nghi thức diễn ra để có được
một hôn nhân hoàn chỉnh trong truyền thống và trong xã hội hiện đại, tìm ra
được sự biến đổi của hôn nhân hiện đại so với hôn nhân truyền thống. Thấy
được ưu điểm và hạn chế của hôn nhân hiện đại. Từ đó có định hướng trong
việc tạo dựng nếp sống lành mạnh trong việc cưới hỏi để góp phần xây dựng
xã hội văn minh, gia đình văn hoá, tiến tới xây dựng một nền văn hoá tiên tiến
mang đậm bản sắc dân tộc.
*Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, khoá luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm nổi bật phong tục hôn nhân của người Việt truyền thống về:
Quan niệm hôn nhân ngày xưa; Nghi thức trong hôn nhân truyền thống và
một số vấn đề nhìn nhận.
- Làm rõ phong tục hôn nhân của người Việt trong đời sống hiện đại về:
Những thay đổi hôn nhân người Việt; Hôn nhân và vấn đề xây dựng nền văn
hoá mới; Thực trạng hôn nhân hiện nay những kiến nghị và giải pháp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
*Đối tượng nghiên cứu.
Khoá luận nghiên cứu phong tục hôn nhân của người Việt.
*Phạm vi nghiên cứu.

SV: Nguyễn Thị Hiền

10

K32 - Việt Nam học



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

- Nghiên cứu phong tục hôn nhân của người Việt (dân tộc Kinh)
- Nghiên cứu phong tục hôn nhân diễn ra từ truyền thống đến hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng
hợp xử lý tài liệu và phương pháp khảo sát thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận.
- Khoá luận góp phần làm rõ thêm nét đẹp văn hoá của người Việt qua
phong tục hôn nhân.
- Giúp cho thế hệ trẻ người Việt thấy được vai trò, ý thức trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hoá của dân tộc. Có ý thức
trong việc tổ chức cưới hỏi lành mạnh, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của
xã hội nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Khoá luận làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác văn
hoá, hoạt động thực tiễn trong văn hoá cưới hỏi.
7. Bố cục của khoá luận.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, khoá luận gồm ba
chương:
+ Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung.
+ Chương 2: Phong tục hôn nhân của người Việt truyền thống.
+ Chương 3: Phong tục hôn nhân của người Việt trong đời sống hiện
đại.

SV: Nguyễn Thị Hiền

11


K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Phong tục
Nếp sống của dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng rất nhiều của Nho giáo,
theo tinh thần Khổng Mạnh với những giáo điều làm con trong gia đình, làm
dân trong nước thì phải học theo cho thành thuộc không được trái. Do đó, hai
chữ Phong Tục có nghĩa: Phong là sự gì người này xướng lên kẻ khác nối
theo rồi thành thói quen, như vật theo gió hoà vào nhịp điệu mà không biết;
Tục là thói bắt chước người trên lâu dần hoá thành thuộc. Nói cho gọn lại thì
người trên cảm hoá người dưới gọi là Phong, người dưới tập nhiễm được gọi
là Tục (Thượng sở hoá viết Phong, Hạ sở tập viết Tục) [Xem TLTK 10]
Trong “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” tác giả Trần Ngọc Thêm viết: “
Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời được đại
đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió; tục: thói quen; phong tục:
thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi mặt đời sống” [12.143]
1.2. Giá thú
Tục lệ cưới xin của ta phần lớn giống như phong tục của nhiều nước
phương Đông đó là việc rất cẩn trọng trong vấn đề giá thú.
Theo quan niệm xưa: Giá có nghĩa là gả chồng; Thú là cưới vợ. Nghĩa
của hai từ giá thú nói chung là chuyện dựng vợ gả chồng cho trai gái.


SV: Nguyễn Thị Hiền

12

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Theo Thân Trọng Huề trong “Học Luật lệ An Nam” thì giá thú là một
cái lễ mà người đàn bà rời bỏ nhà mình để về nhà chồng.
Lại có một định nghĩa khác về hai từ giá thú: Giá thú là một cái lễ mà
nhân đó người đàn ông lo nối dõi dòng họ nhà mình. Người đàn ông có lấy vợ
mới sinh con cái để nối dõi tông đường, và theo quan niệm phương Đông sự
nối dõi rất quan trọng kẻ không có con nối dõi là kẻ bất hiếu.
Như vậy, giá thú là bằng chứng căn bản của xã hội được pháp luật bảo
vệ và đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn tình yêu nam nữ và duy trì
cho nòi giống. Nếu với quan niệm tự do luyến ái ngày nay, thì dùng từ giá thú
thích hợp với nội dung ngữ nghĩa hơn từ hôn nhân.
Nói đến giá thú, chúng ta không thể không đề cập tới vấn đề hình thức
giá thú ở nước ta. Điều kiện hứa giá thú trong Luật Hồng Đức không hề nói
tới sự ưng thuận của đôi trai gái, mà do hai bên cha mẹ quyết định. Điều 109
Luật Gia Long có ghi: “Khi người chủ hôn không là bậc trưởng tôn như cha
mẹ, ông bà, chú bác, anh chị, hay ông bà, nếu giá thú do chính hai bên nam
nữ quyết định, những người này sẽ bị coi là chính phạm và người chủ hôn chỉ
là tòng phạm, tội được giảm một bậc”.
Trong Thiên Nam Dư hạ tập quy định lễ nghị hôn (lễ chạm mặt) như
sau: “Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi trở lên mới có thể thành hôn.

Ngoài ra, hai bên trai gái và người chủ hôn (là cha mẹ hay tộc trưởng) phải
không có tang từ một năm trở lên”.
Trước Cách mạng Tháng Tám, ở nhiều vùng nông thôn nước ta có nạn
tảo hôn. Nhân dân ta lâu nay vẫn lưu hành một câu cửa miệng “nữ thập tam,
nam thập lục” (con gái 13, con trai 16) là câu nói thời kỳ khủng hoảng phát
dục về sinh lý của tuổi thiếu niên khi sắp sang trưởng thành, và do đó nạn tảo
hôn thường xoay quanh độ tuổi ấy. Tuy nhiên, ở nước ta không ít trường hợp
tảo hôn là yêu cầu về duy trì thăng bằng vị thế xã hội của các dòng họ trong

SV: Nguyễn Thị Hiền

13

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

làng, mặt khác cũng còn do yêu cầu về nhân lực trong lao động sản xuất của
gia đình.
Trước thời Pháp thuộc, ở nước ta, việc cưới thường không dùng giấy tờ
để chứng nhận kết hôn, mà dùng hình thức nộp cheo. Đây là hình thức bảo
đảm giá thú mang tính pháp lý quan trọng nhất. Nếu không có nó thì hôn nhân
coi như chưa được sự công nhận của xã hội, bất hợp pháp.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, ở nước ta, chính quyền cơ sở (làng xã) dùng
tờ “giá thú” (là tờ giấy chứng nhận kết hôn) cấp cho đôi nam nữ. Sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945, tờ chứng nhận có tính pháp lý này được gọi là
“Giấy hôn thú”. Sau này người ta gọi là “Giấy đăng ký kết hôn”. Và từ năm

1986, Ban chỉ đạo nếp sống mới Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa đưa ra
một mẫu giấy mới, lấy tên là “Giấy chứng nhận kết hôn”. Mẫu giấy này còn
dùng cho đến ngày nay”
Vợ chồng là cội rễ của xã hội, việc giá thú do đó phải theo lễ mới hợp
đạo làm người. Nhưng không phải người nào cũng lấy nhau theo lễ. Lễ chỉ
được cử hành sau khi một cặp trai gái kết hôn với nhau phải làm giấy giá thú
hay đăng ký kết hôn như ngày nay, để bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân
phẩm của đôi trai gái, tập tục xưa chỉ bắt buộc trai gái nộp cheo cho làng
[Xem TLTK 4], [ Xem TLTK 10], [Xin xem TLTK 16].
1.3. Hôn nhân
Hôn nhân là một vấn đề để chỉ việc lấy vợ lấy chồng của đôi trai gái.
Hôn nhân là được ghép hai danh từ chữ Hán là Hôn và Nhân. Nghĩa của từ
Hôn là sự gặp gỡ giữa nam và nữ; Nhân là lý do, nguồn gốc của sự kết hợp
giữa nam và nữ.
Hôn nhân là đôi bên cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con và từ đó chúng
ta hiểu hôn nhân là đứng trên quan điểm của đôi bên cha mẹ [Xem TLTK 14].

SV: Nguyễn Thị Hiền

14

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Cũng có quan niệm vì lễ đón dâu của cô dâu và chú rể vào buổi chiều
muộn lúc hoàng hôn nên gọi là hôn nhân.

Như vậy, hôn nhân chính là chuyện dựng vợ gả chồng cho đôi trai gái.
1.4. Phong tục hôn nhân
Phong tục hôn nhân là những thói quen trong nếp nghĩ, nếp cảm và việc
làm trong chuyện dựng vợ gả chồng cho đôi trai gái được lưu truyền thừ đời
này sang đời khác trên phạm vi cả nước.
1.5. Sự ra đời và phát triển của hôn nhân
Các nhà dân tộc học, xã hội học đã tìm thấy những bằng chứng là:
Ngay từ thuở bình minh của loài người thì sự kết hợp nam - nữ dù còn hoang
dã, bán khai đã mang tính xã hội, tức là có văn hoá.
Việc cưới trong xã hội loài người là biểu thị của văn hoá (đối chọi với
cái tự nhiên). Nhờ có hôn lễ mà con người khác hẳn với loài vật ( không còn
mang tính bản năng).
Các tài liệu lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học ở nước ta về lĩnh vực này
còn gặp rất nhiều khó khăn. Nếu căn cứ vào những truyền thuyết và huyền
thoại còn lưu giữ cho đến ngày nay, thì huyền thoại “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”
là cổ nhất và mang vẻ đặc trưng nhất những tập tục về hôn lễ của dân tộc ta.
Tuy cái xã hội được phản ánh trong huyền thoại “Sơn Tinh - Thuỷ
Tinh” đã cách chúng ta mấy nghìn năm, nhưng miêu tả về phong tục hôn lễ là
rất rõ ràng sinh động và cụ thể (ví dụ đoạn miêu tả về lễ hỏi: “Một trăm ván
cơm nếp, hai trăm đệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng
mao,…)
Việt Nam là một trong những Bách Việt cổ, nên ngay từ thuở dựng
nước cũng đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc. Nhưng phải đến
thời Bắc thuộc, người Trung Quốc mới áp đặt, phổ biến những lễ giáo Khổng
giáo một cách có hệ thống vào xã hội Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Hiền

15


K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Mặc dù hơn ngàn năm bị lệ thuộc phong kiến Trung Quốc, có lúc nước
ta phải trở thành quận huyện của Trung Quốc, nhưng văn hoá bản địa vẫn có
sức sống mãnh liệt, trở thành bản sắc văn hoá Việt Nam, đem lại tự tôn cho
người Việt khiến họ không bao giờ bị đồng hoá. Ngược lại những tên quan lại
Trung Quốc được cử sang cai trị nước ta, lấy vợ Việt Nam lại cũng theo
phong tục tập quán Việt Nam (bằng chứng là các tài liệu khảo cổ học tìm thấy
trong các mộ Hán trên đất Việt Nam còn có những miếng trầu, điều đó chứng
tỏ rằng quan lại nhà Hán cũng ăn trầu, cũng nhuộm răng đen theo người Việt
Nam), chứng tỏ người Việt không bị đồng hoá mà quan lại nhà Hán lại bị Việt
hoá.
Mặt khác, mặc dù dân ta xưa kia chịu ảnh hưởng của những nghi lễ
Trung Quốc, nhưng do những điều kiện kinh tế, khí hậu, địa lý và những
truyền thống văn hoá riêng, nên việc thực hành những lễ giáo ấy cũng không
hoàn toàn giống như người Trung Quốc. Đặc biệt, từ sau thời kỳ Bắc thuộc, ý
thức độc lập dân tộc của người Việt Nam được đẩy lên cao. Tầng lớp phong
kiến thời Lý, Trần đã ý thức được: sau khi dành lại độc lập tự chủ cho đất
nước vấn đề cốt yếu là phải tạo ra cho được một hệ thống phong hoá riêng
cho mình. Đó chính là bản sắc văn hoá Việt Nam.
Với ý thức ấy năm 1483, Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức
gồm 721 điều về luật hình, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự và tố tụng,
…tạo cho phong hoá nước nhà có cơ sở pháp lý vững vàng.
Năm 1663, vua Lê Huyền Tông đã ban hành điều giáo hoá: “Vợ chồng
là gốc luân thường. Lấy vợ gả chồng phải theo lễ nghĩa, không được suy bì

giàu nghèo, đòi nhiều tiền của. Lấy nhau không phân biệt họ hàng, nòi giống,
không được tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường…”
Trung Hoa có Chu Công gia lễ, Chu Công lục lễ nhưng ở Việt Nam,
thời nhà Trần, ông Hồ Sĩ Dương (người làng Hải Thượng, sau ngụ ở Hồng

SV: Nguyễn Thị Hiền

16

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Mai, huyện Thọ Xương, nên có biệt hiệu là Thọ Mai cư sĩ) đã soạn ra bộ sách
Thọ Mai gia lễ để hướng dẫn con cháu thực hành nghi lễ trong hôn nhân và
tang chế. Sách này vừa phổ thông hoá những nguyên lý căn bản của Khổng
Nho, vừa dung nạp những phong tục bản địa của người Việt. Vì thế, sách này
được tất cả các tầng lớp trong xã hội đương thời hoan nghênh (kể cả quý tộc
lẫn dân thường).
Từ khi ra đời đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sách Thọ
Mai Gia Lễ đã có ảnh hưởng rất sâu đậm trong tập quán hiếu, hỷ của nhân
dân ta. Tuy nhiên khi nền giáo dục Tây học đã tương đối phổ biến ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, tầng lớp thanh niên có học ở thành
phố đã tiếp thu những nét dân chủ tự do của tư tưởng phương Tây, thì những
mầm mống của tự do yêu đương dẫn đến hôn nhân đã xuất hiện. Nhiều thanh
niên học sinh, trí thức muốn thoát khỏi vòng tay của cha mẹ trong lĩnh vực
quyền quyết định hôn nhân. Nhưng điều này vẫn bị dư luận xã hội thời ấy

phản đối quyết liệt. Mãi tới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là
cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm cả dân tộc ta được
giải phóng về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá - xã hội, thì quan niệm, nếp
nghĩ của nhân dân ta đã thay đổi trong lĩnh vực hôn nhân. Những nghi thức
cưới xin lúc này thực sự được đổi mới: Một buổi lễ thành hôn với sự có mặt
của hai họ, cô dâu chú rể, xóm làng hoặc hàng phố, trong đó đại biểu của
chính quyền cơ sở tuyên bố công nhận là đủ. Và tất nhiên sau phần tuyên bố
công nhận , bao giờ cũng có một cuộc liên hoan mà văn nghệ là thành phần
chính, kèm theo là tiệc trà (thuốc lá, nước trà, một chút bánh kẹo) rất đơn
giản, nhẹ nhàng. Những nghi vật giá thú, hình thức lan nhai hầu như được xoá
bỏ.
Đúng như nhận định của Lê Như Hoa và Bùi Quang Thắng trong “Hôn
lễ xưa và nay ở Việt Nam”, 1998, tr.28: “ Thời ấy cuộc kháng chiến đầy gian

SV: Nguyễn Thị Hiền

17

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

khổ nhưng hào hùng ấy đã chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống của toàn dân
tộc, dường như nó thấm vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (đến nỗi
có nhà nghiên cứu đề nghị gọi tên văn hoá thời ấy là văn hoá kháng chiến).
Hôn nhân, hôn lễ thời kỳ ấy chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của “văn hoá
kháng chiến”.

Thời ấy, nam nữ yêu nhau và cưới nhau không phân biệt giàu nghèo,
sang hèn, thậm chí có những đôi nam nữ cưới nhau không cần có sự đồng ý
của cha mẹ hai bên, miễn là họ tìm hiểu rồi báo cáo với tổ chức, được tổ chức
chấp nhận thì tổ chức cưới cho họ. Thực ra mô hình hôn nhân này lúc đầu chỉ
thực hiện ở những người tham gia kháng chiến hay ở chiến khu, nhưng sau
này đã trở thành phổ biến ở cả nông thôn và thành thị và trở thành “mode”
của thời đại.
Khi nhận định về hôn nhân ở thời kỳ này, nhà nghiên cứu Khuất Chu
Hồng có viết: “về mặt lý thuyết, các cá nhân có toàn quyền trong việc lựa
chọn và quyết định ai. Gia đình đã không còn giữ vị trí độc tôn trong việc hôn
nhân của các thành viên của mình. Bên cạnh gia đình, lúc này có thêm một
nhân vật nữa, đó là cơ quan Nhà nước và các đoàn thể. Không chỉ bằng giáo
dục và tuyên truyền về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, trong nhiều trường hợp, cơ quan đoàn thể còn trực tiếp tham gia vào
quá trình lựa chọn bạn đời và tổ chức hôn nhân, gần như thay thế hoàn toàn
vai trò của gia đình”.
Vào những thập niên 60 (thế kỷ XX), Bộ trưởng Bộ Văn hoá Hoàng
Minh Giám đã quyết định thành lập “Tổ Phong hoá” cử đồng chí Hà Huy
Giáp - Thứ trưởng kiêm Bí thư đảng bộ Văn hoá làm tổ trưởng. Tổ Phong hoá
đã nghiên cứu nền phong hoá nước nhà, kết hợp với thực tiễn cách mạng
nước ta, đề ra những mục tiêu, nội dung, biện pháp cho phong trào xây dựng
Nếp sống mới ở nước ta. Mùa thu năm 1968, đồng chí Hà Huy Giáp thay mặt

SV: Nguyễn Thị Hiền

18

K32 - Việt Nam học



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Tổ phong hoá trình bày trước tiểu ban Lý luận Văn hoá - Giáo dục Trung
ương một văn bản quan trọng “ Vấn đề cải tạo và xây dựng phong hoá trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Tài liệu này khẳng định: Cải tạo và
xây dựng phong hóa là yêu cầu quan trọng vào bậc nhất của cách mạng, nhằm
góp phần xây dựng một xã hội mới, với những con người mới. Trong đó, đặc
biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng nếp sống mới trong việc cưới”.
Sau năm 1975, khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, cuộc sống hoà
bình lập lại, người dân Việt Nam muốn tìm ra một mô hình cho nghi lễ hôn
nhân phù hợp. Tất nhiên, nghi lễ trong hôn nhân không thể trở lại như thời
phong kiến và cũng không thể tổ chức theo kiểu Châu Âu, hay kiểu “tuyên
hôn” như thời kháng chiến ở chiến khu.
Chỉ thị số 15/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày
25/10/1984, “ về tăng cường lãnh đạo tổ chức cuộc vận động thực hiện nếp
sống mới, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, xoá bỏ tệ nạn xã hội, quét sạch văn
hoá phản động, đồi trụy” đã tiếp thêm sức mạnh cho phong trào xây dựng nếp
sống văn hoá trong cả nước.
Về việc cưới hỏi thời đó, nhiều hợp tác xã miền Bắc đã xây dựng
những quy ước nhằm tổ chức đám cưới giản dị, lành mạnh, vui vẻ, đỡ tốn
kém.
Năm 1985, Bộ Văn hoá và trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh đã phối hợp phát động xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa trong
thanh niên. Hoạt động đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng nếp sống văn
hoá trong việc cưới.
Năm 1986, Ban chỉ đạo nếp sống mới Trung ương đã ban hành “nghi
thức cưới mới” nhằm khai thác vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
đồng thời xác định trách nhiệm của chính quyền nhân dân, trách nhiệm của

gia đình, cộng đồng trong hôn lễ.

SV: Nguyễn Thị Hiền

19

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

Đầu năm 1998, Chỉ thị 27 - CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14 1998/CT - TTg của thủ tướng Chính phủ “về việc xây dựng nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” đã ban hành, đã tạo cho hôn lễ dần
dần vận hành đúng với xu thế của thời đại cũng như đúng với quy luật tồn tại
của nó.
Nhà nước ta đã khẳng định: “Hôn nhân là việc quan trọng trong cuộc
đời của mỗi con người, được Nhà nước và xã hội coi trọng, được pháp luật
bảo hộ. Tổ chức việc cưới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ góp phần
hoàn thiện nếp sống - phong tục của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước” [Xem TLTK 14],[ Xem thêmTLTK 15], [Xin xem
TLTK 2]

Chương 2: PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
TRUYỀN THỐNG
2.1. Nếp nghĩ và quan niệm về hôn nhân thời xưa
Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, hôn nhân không phải là việc của
cá nhân đương sự. Một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là
tính cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến

cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt
truyền thống không phải việc hai người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ
gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể.
2.1.1. Quyền lợi gia tộc
Việc hôn nhân tuy là hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ
giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là việc chọn một cá

SV: Nguyễn Thị Hiền

20

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

nhân cụ thể, mà lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có
tương xứng không, có môn đăng hộ đối không.
Tiếp theo, đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ duy nhất
và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu
nhân lực của nghề trồng lúa, khi xem xét con người trong hôn nhân, người
nông nghiệp Việt Nam quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ.
Không chỉ duy trì nòi giống, người con dâu tương lai còn có trách
nhiệm làm lợi cho gia đình. Con cái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn
lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con cái phải giỏi giang đem lại nguồn lợi
vẻ vang (nguồn lợi tinh thần) cho gia đình vợ: Chồng sang vợ được đi giày,
Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông. Trai khôn kén vợ chợ đông, Gái
khôn kén chồng giữa chốn ba quân. [Xem TLTK 12], [Xem thêm TLTK 15].

2.1.2. Quyền lợi của làng xã
Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã,
vì vậy mà có truyền thống ngụ cư. Cũng nhằm tạo nên sự ổn định đã hình
thành quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng: Ruộng đầu chợ, vợ giữa
làng; Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng; Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy
chồng sang thiên hạ; Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Nếu việc phân biệt “dân chính cư - dân ngụ cư’ là phương tiện hành
chính để duy trì sự ổn định, cách nói “ gắn bó với quê cha đất tổ” với nơi
“chôn rau cắt rốn” quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng là phương tiện
tâm lý; thì tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế: khi lấy vợ thì nhà
trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì
đám cưới mới được công nhận là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ có những câu:
Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười
heo không cheo cũng mất; Lấy vợ không cheo tiền gieo xuống suối. Người

SV: Nguyễn Thị Hiền

21

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

cùng làng lấy nhau thì phải nộp ít (có tính tượng trưng) gọi là cheo nội; Lấy
vợ ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội gọi là cheo ngoại.
Nhìn chung lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi
ích của cộng đồng, tập thể: Từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân

đến những cuộc hôn nhân nổi danh như: Mỵ Châu với Trọng Thuỷ, Công
chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân; Công chúa Ngọc Hân với Nguyễn
Huệ…rồi vô số các cuộc hôn nhân của các con vua chúa qua các triều đại
được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường
biên giới quốc gia - tất cả đều là làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng
lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước.
2.1.3. Những nhu cầu riêng tư
Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng
việc hỏi tuổi (lễ vấn danh mà ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm) xem đôi
trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để cho quan
hệ vợ chồng được bền vững khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có
tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền
gắn bó với đất đai - làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai
người mặn mà thuỷ chung (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Sau
này thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một loại bánh đặc biệt
rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch của phu thê). Khi làm lễ hợp cẩn,
còn có tục hai vợ chồng uống chung một chén rượu: ý nghĩa của tục này cũng
là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau: dính nhau như cơm nếp
và say nhau như rượu.
2.1.4. Vai trò của người mai mối
Trong hôn nhân cũ, phải kể đến vai trò của người mai mối. Bởi vì theo
lễ giáo: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Nghĩa là trai gái không được phép gần
nhau, nên không có khả năng hiểu biết về nhau. Do đó việc tìm hiểu tin đi tin

SV: Nguyễn Thị Hiền

22

K32 - Việt Nam học



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

lại, để hai bên nam nữ và gia đình biết được những điều cần biết về nhau, tức
là hai bên gia đình biết được những thông tin cơ bản bắt buộc phải thông qua
một người trung gian, người đó được gọi là người làm mối. Thời xưa trong
một làng xã có khoảng vài ba người làm công việc se duyên này. Họ là những
người có rất nhiều thông tin về các gia đình và sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai nhờ
cậy. Có những người chuyên làm nghề này (chuyên nghiệp) nhưng cũng có
đám do “nhờ”mà làm, làm giúp.
Khi nhà có việc, người ta thường chọn - mời những ông mối hoặc bà
mối có tuổi, tính tình vui vẻ, hoạt bát. Người này càng thân thiện và có uy tín
với nhà gái càng tốt. Nhưng trước hết phải là người có gia đình toàn vẹn (có
đủ vợ chồng) hoà thuận, về đường con cái có nếp có tẻ (có trai, có gái).
Vai trò của các ông mối, bà mối xưa quan trọng tới mức xã hội phải
thừa nhận: “Đẹp như rối không mối không xong”. Trong nhiều trường hợp,
người mai mối là người có công trong việc chắp mối lương duyên cho đôi trai
gái nên vợ nên chồng.
Tuy nhiên cách mai mối xưa cũng có trường hợp người ta lừa nhau
bằng cách đánh tráo người. Chẳng hạn về phía nhà trai, khi đi hỏi thì để cậu
em nhanh nhẹn mặt mũi sáng sủa đóng vai rể. Nhưng hôm cưới thì lại là cưới
cho ông anh chậm chạp, xấu xí. Ngược lại bên nhà gái đánh tráo người [Xem
TLTK 1] ,[Xem thêm TLTK 7]
2.1.5. Tuổi thành hôn và so tuổi
Về tuổi thành hôn, ông Toan Ánh viết: “Xưa kia trai gái lấy nhau rất
sớm. Nữ thập tam, nam thập lục, là tuổi trai gái đã hiểu sự đời. Nhiều gia đình
đôi bên cha mẹ còn đính ước với nhau ngay từ khi những đứa trẻ còn là bào
thai trong bụng”.

Trong Luật Hồng Đức người ta không tìm thấy điều khoản quy định
hạn tuổi của nam - nữ khi muốn lấy nhau nhưng trong một văn bản còn ghi

SV: Nguyễn Thị Hiền

23

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

chép ở sách “Thiên nam hư hạ tập” có đoạn quy định về lễ nghi hôn nhân
như sau: “Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi trở lên mới có thể thành hôn;
ngoài ra hai bên trai gái và người chủ hôn (là cha mẹ hay trưởng tộc) phải
không có tang từ một năm trở lên”.
Cũng không hiếm gia đình còn quan niệm hôn nhân đồng nghĩa với
việc thêm người (thêm được một nhân lực lao động chính), vì vậy vợ có thể
hơn chồng dăm bảy tuổi, thậm chí hàng chục tuổi, trong khi đó chú rể vẫn còn
là một cậu bé, tạo nên cái cảnh:
Buồn tình em bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã lên cơm cháo gì.
Nó ngủ nó ngáy khì khì
Một giấc đến sáng còn gì là xuân
Ối chị em ơi! Hoa nở mấy lần.
Nạn tảo hôn thời xưa đã làm xuất hiện bao nhiêu bi kịch trong xã hội,
mà người phụ nữ phải gánh chịu, phải đau đớn, phải yên phận, phải vùng
vẫy… nó làm hại cả một đời người.

Một việc không kém phần quan trọng trong hôn nhân xưa là “so tuổi”,
là việc tính tuổi của đôi trai gái. Nghĩa là so tuổi “cầm tinh” con gì ở mỗi
người, tính theo hệ Can chi của Âm lịch. Nếu hai người hợp tuổi nhau thì gia
đình mới hoà thuận, yên ấm. Thậm chí việc này còn ảnh hưởng đến đường
con cái hoặc tính mệnh của nhau. Vì vậy việc bấm tuổi đã thành một mục
trong việc nghiêm túc xem xét mối quan hệ của hai người. [Xem TLTK 16]
2.2. Lễ nghi trong hôn nhân truyền thống
Người ta nói vợ chồng là “đầu ngũ luân” (năm mối quan hệ: vua tôi,
cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn). Lập gia đình là một hình thức củng cố xã
hội, sinh sản cho nòi giống vững mạnh. Lễ cưới là gốc của vạn phúc. Vì vậy
xã hội nào, gia đình nào cũng mong tổ chức lễ cưới thật chu đáo. Thời xưa,

SV: Nguyễn Thị Hiền

24

K32 - Việt Nam học


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.s Vũ Văn Ký

những gia đình có con cái đã đến tuổi cặp kê, nhưng chưa có chàng trai nào
ướm hỏi, họ thường hay thắp hương cầu khấn ông Tơ, bà Nguyệt se duyên
cho mình.
Theo hôn nhân truyền thống ở nước ta từ xưa, tục cưới hỏi phải trải qua
6 lễ:
1 - Lễ nạp thái
2 - Lễ vấn danh

3 - Lễ nạp cát
4 - Lễ nạp chính
5 - Lễ thỉnh kỳ
6 - Lễ thân nghinh

Nội dung các lễ đại thể như sau:
2.2.1. Lễ nạp thái
Sau khi mai mối tin đi tin lại, hai nhà thấy việc thăm hỏi nhau có thể
tiến hành. Nhà trai xin được đặt một cái lễ gọi là lễ nạp thái. Lễ này dân gian
thường gọi là lễ chạm ngõ. Tuy là một lễ nhưng lễ chạm ngõ rất sơ sài, nhà
trai có thể đưa sang nhà gái vài bao trà, ít cau trầu để diễn xuất cho câu
chuyện.
Đúng ngày giờ tốt như đã thoả thuận, bà mối dẫn đầu đoàn của nhà trai
sang thăm nhà gái. Đoàn thường gồm các bậc cô, dì, chú, bác,…của chú rể.
Tuy số lượng đoàn không đông nhưng những người này có óc quan sát sắc
sảo, có tài trò chuyện đối đáp với bên nhà gái, tất nhiên là trong đoàn phải có
chú rể.
Nội dung của lễ này là hai bên gia đình trao đổi, thăm dò. Đúng ra đây
là lễ xem mặt. Trong khi hai bên trò chuyện, nhà gái kín đáo cho cô gái mà
bên nhà trai ướm hỏi ra chào khách. Thường là cô gái ra mời trầu, nước. Cô

SV: Nguyễn Thị Hiền

25

K32 - Việt Nam học


×