Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ trong tuỳ bút sông đà của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 54 trang )

Khãa ln tèt nghiƯp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là nhà văn có vị
trí hết sức đặc biệt. Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã để
lại một khối lượng tác phẩm tương đối phong phú. Nhà văn đã thử sức ở
nhiều thể loại nhưng có lẽ làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân phải nhờ đến thể tài
tuỳ bút. Có ý kiến cho rằng ơng là người khai sinh ra thể tài tuỳ bút hiện đại
Việt Nam.
Tuỳ bút Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu kết tinh phong cách sáng tạo và
đặc sắc nghệ thuật của tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với vị thế của một nhà văn lớn
cùng với sự thành công của tập tuỳ bút, bài tuỳ bút Người lái đị Sơng Đà một trong 15 bài tuỳ bút của tập Sông Đà đã được đưa vào giảng dạy cho học
sinh trung học phổ thông dưới dạng đoạn trích.
Việc thực hiện đề tài này giúp người viết tổng hợp được kiến thức đã
được chuẩn bị ở trường phổ thông, ở bậc đại học về những tác phẩm của nhà
văn Nguyễn Tuân. Đây là dịp tốt để người viết làm quen với công việc nghiên
cứu khoa học.
Với những lí do trên, chúng tơi chọn tuỳ bút Sơng Đà của Nguyễn Tuân
nghiên cứu trong khoá luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn trong nền văn học dân tộc. Cho đến
nay, khó có thể liệt kê hết các cơng trình nghiên cứu về mọi khía cạnh văn
chương Nguyễn Tn. Tìm hiểu về Nguyễn Tn, ngồi những bài viết của
những nhà văn nhà thơ như: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi, Thạch Lam,
Nguyễn Minh Châu… cịn phải kể tới những luận văn nghiên cứu về Nguyễn
Tuân ở bậc đại học và sau đại học.

Vị ThÞ Trang

1



Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
Riêng về đánh giá tuỳ bút Nguyễn Tuân, Phong Lê có bài Nguyễn Tuân
trong tuỳ bút, in trong Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1945, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. Bài viết khơng chỉ khái qt q trình phát
triển của tuỳ bút Nguyễn Tn mà cịn cho thấy sự thay đổi tích cực và mạnh
mẽ về tư tưởng cũng như nghệ thuật của tuỳ bút Nguyễn Tuân qua mỗi thời
kì. Hà Văn Đức cũng có bài Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám,
in trong cuốn 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại
học Quốc gia, 1996. Bài viết đã xem xét thể loại tuỳ bút Nguyễn Tuân với tư
cách là một yếu tố trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, nghĩa là xem xét
những đặc điểm của nó đã góp phần hình thành và thể hiện những phong cách
ấy như thế nào, đặc biệt là với những sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách
mạng tháng Tám. Trên Tạp chí văn học, số 6, 1997, Vương Trí Nhàn có bài
Nguyễn Tn và thể tuỳ bút, bài viết đi sâu thể hiện mối quan hệ giữa Nguyễn
Tuân và thể tuỳ bút. Vương Trí Nhàn khẳng định “người ấy phải có thể tài
ấy”, “trước sau Nguyễn Tuân vẫn sống chết với thể tuỳ bút. Một người đọc
bình thường cũng dễ dàng thấy rằng tuỳ bút của ông có một khí hậu riêng, ở
đó có một giọng điệu bao trùm, khiến những bài viết bịt tên tác giả đi, người
ta cũng biết chắc rằng phi ông Nguyễn ra không ai viết nổi”.
Tuỳ bút Sông Đà, ngay từ khi ra đời đã nhận được sự đón chào nồng
hậu của độc giả. Nhà văn Nguyên Ngọc có bài Cảm tưởng người đọc Sông Đà
của Nguyễn Tuân, đăng trên Báo Văn học, số 113, ngày 23- 09- 1960, trong
bài viết này nhà văn đi sâu khám phá chất tiểu thuyết trong tuỳ bút Nguyễn
Tuân: “khép lại trang sách cuối cùng tôi có cảm giác vừa đọc song một cuốn
tiểu thuyết. Một cuốn tiểu thuyết viết theo một lối riêng”. Trương Chính trong
bài Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, đăng trên Tạp chí Văn nghệ, tháng 101960 lại viết: “Đọc xong Sơng Đà của Nguyễn Tn, tơi cảm thấy khó lịng

nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong by nhiờu trang

Vũ Thị Trang

2

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
giấy”. Trương Chính đã thể hiện trong bài viết của mình những nhận định sâu
sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tuỳ bút Sông Đà. Cuối bài ơng cịn
tái bút: “Đó là một tác phẩm viết sau khi đi thực tế Tây Bắc. Mong rằng
Nguyễn Tuân sẽ có những cuộc đi thực tế khác về vùng xuôi, về đồng bằng về
tất cả các địa phương trên đất nước tự do của chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ
có trọn một bộ sách về Tổ quốc tươi đẹp, Tổ quốc kiến thiết xã hội chủ nghĩa
rất đặc biệt viết bằng văn xi nhưng chính là viết bằng thơ”.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều khố luận nghiên cứu về tuỳ bút Nguyễn
Tuân ở bậc đại học và sau đại học. Riêng về tuỳ bút Sơng Đà thì chưa có một
bài nghiên cứu cụ thể nào về thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ. Khoá
luận này của chúng tôi xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và thể hiện
những ý tưởng riêng mang tính chủ quan dựa trên sự cảm nhận bám sát tác
phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ trong tuỳ bút Sơng Đà
của Nguyễn Tn.
- Khố luận khảo sát chủ yếu trong 15 bài tuỳ bút của tập tuỳ bút Sông Đà, cụ
thể là:
1. Đường lên Tây Tây Bắc


8. Xoè

2. Giăng liềm

9. Đào Cộng sản

3. Tây Trang

10. Đất cũ Sơn La

4. Đi mở đường

11. Tỉnh cao su

5. Dọn nhà lên Điện Biên

12. Bài ca trên mặt phần đường

6. Một tý về lịch sử và một bản lý lịch

13. Gió Than Uyên

7. Phố núi

14. Than Quỳnh Nhai
15. Người lái đò Sụng

Vũ Thị Trang

3


Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
- Ngồi ra, chúng tơi tìm hiểu thêm tuỳ bút của các nhà văn như: Thạch Lam,
Vũ Bằng, Hồng Phủ Ngọc Tường, để có cơ sở so sánh.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ trong tuỳ bút Sông Đà của
Nguyễn Tuân.
- Khẳng định sự độc đáo trong nghệ thuật viết tuỳ bút của nhà văn Nguyễn
Tuân.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
6. Đóng góp của khố luận
- Đóng góp về mặt khoa học: Chỉ ra được những màu sắc thẩm mĩ, những đặc
sắc nghệ thuật trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho cơng
việc nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên Trung học phổ thơng.
7. Bố cục của khố luận
- Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá
luận được chia thành hai chương:
+ Chương 1: Những vấn đề chung
+ Chương 2: Tuỳ bút Sông Đà - một thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ

Vị ThÞ Trang


4

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về thể tài tuỳ bút trong văn học hiện đại Việt Nam
Tuỳ bút là “ một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gần với bút
ký, nhưng cách viết tự do và phóng túng hơn nhiều. Nhà văn dựa vào sự lơi
cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng
này sang liên tưởng kia… để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát
biểu những suy nghĩ những nhận xét về con người và cuộc đời. Bản ngã của
nhà văn được thể hiện trong tuỳ bút gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể
giàu chất trữ tình nhất trong các thể ký” [12, tr.1888].
Do những nguyên cớ khác nhau, và trước tiên do những hạn chế ngặt
nghèo đối với sự tự do của người nghệ sĩ, nền văn xuôi trung đại Việt Nam
chưa thể biết tới thể tuỳ bút giống như ngày nay con người hiện đại quan
niệm. Thủa vua Lê chúa Trịnh, tức những năm hỗn loạn của chế độ phong
kiến, cũng đã có một cuốn sách mang tên Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ
ra đời. Nhưng chữ “tuỳ bút” ở đây không phải là để chỉ thể loại tác phẩm mà
là có liên quan đến cách viết cũng là cái phóng túng trong cơng việc cầm bút.
Vả chăng, đọc vào thì thấy đấy là một cách ghi chép của nhà nho, quan sát sự
đời mà tìm cách ghi lại để các thế hệ sau cùng biết, còn cái phần đậm ở tuỳ
bút là chất chủ quan của nhà văn thì Vũ trung tuỳ bùt khơng có.
Bước sang thế kỉ XX, cùng với xây dựng lại toàn bộ nền văn học theo

hướng Âu hố thì hệ thống văn xi cũng thay đổi nhiều. Với Hạn mạn du ký
của Nguyễn Bá Trác, Pháp du hành nhật kí và Một tháng ở Nam kỳ cùng
Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, thể du ký đã sớm định hình. Đó là giai
đoạn từ 1932 về trước. Kế đó, từ sau 1932, ở vào giai đoạn phỏt trin y n

Vũ Thị Trang

5

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
của văn học tiền chiến thì một thể ký khác lại được ưa chuộng và tạo nên
những mẫu mực ấy là phóng sự. Tung hồnh trên nhiều tờ báo, một cây bút
văn xuôi xuất sắc như Vũ Trọng Phụng đã có lúc được mệnh danh là “vua
phóng sự”. Và đó là một sự vinh thăng xứng đáng, các tác phẩm nổi tiếng của
ông như: Cơm thầy cơm cơ, Cạm bẫy người, chẳng những có nội dung xã hội
bao quát, mà còn là những thành tựu xuất sắc đẩy tới sự hồn chỉnh của thể
loại.
Có điều bản thân cái gọi là thể kí cũng là của một khơng gian rộng rãi,
sau những thể tài nghiêng về sự ghi chép khách quan như du ký, phóng sự nói
trên, cũng ngày càng nổi lên cái nhu cầu của cả người viết lẫn người đọc đối
với những thể tài mà ở đó, cái phần chủ quan của người viết hằn rõ, khiến cho
sự phản ánh khách quan quanh co hơn, qua sự khúc xạ rắc rối hơn, song lại
mang tới niềm vui kì lạ cho bạn đọc. Thể tuỳ bút ra đời từ đó. Trước cách
mạng, Thạch Lam có bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943) khá nổi
tiếng. Sau cách mạng, hồ mình vào khơng khí cả nước đấu tranh, thể tuỳ bút,
bút ký cũng phát triển mạnh. Xuân Diệu có bút ký Những bước đường tư
tưởng của tơi (1958), Chế Lan Viên cũng có nhiều tác phẩm bút ký và tuỳ bút

như: Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận (1967), Giờ của số
thành (1977) ...
Nhưng chỉ khi đến với Nguyễn Tuân thể tuỳ bút mới thực sự là một thể
loại đặc sắc. Ngay vào thời kì viết tập truyện ngắn Vang bóng một thời,
Nguyễn Tuân đã viết hàng loạt tác phẩm trên Tao Đàn, Trung Bắc chủ nhật
sau này làm nên Tuỳ bút I và Tuỳ bút II. Trong văn học cách mạng, ơng cịn
có rất nhiều tuỳ bút nổi tiếng như: Tuỳ bút kháng chiến (1955), Tuỳ bút kháng
chiến và hồ bình (1956), Bút ký thăm Trung Hoa (1955) và đặc biệt là tuỳ
bút Sông Đà (1960).

Vũ Thị Trang

6

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
Sau Nguyễn Tuân, thể tuỳ bút cũng có một tên tuổi khá nổi danh đó là
Hồng Phủ Ngọc Tường với nhiều tác phẩm như: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn
Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dịng sơng (1986),
Hoa trái quanh tơi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999)… Tuỳ bút Hoàng Phủ
Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với
những liên tưởng và lối hành văn mê đắm, tài hoa.
Song, nói đến tuỳ bút thì Nguyễn Tuân vẫn là một tên tuổi toả sáng
nhất mà chưa có ai có thể thay thế được trong văn học hiện đại Việt Nam.
Nguyễn Tuân chính là một đại diện tiêu biểu nhất cho tuỳ bút Việt Nam trong
nền văn học thế giới.
1.2. Về tác giả Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút
1.2.1. Nguyễn Tuân - cuộc đời và sự nghiệp

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10-07-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà
Nội. Quê ông ở ngoại thành, làng Mọc, Thượng Đình, một vùng đất quê nổi
tiếng của nhiều danh nho đời cũ. Cha ông là Nguyễn An Lan, một nhà nho tài
hoa nhưng bất đắc chí trước chế độ thuộc địa của Tây.
Tuy quê ở Hà Nội, nhưng thời nhỏ cho đến lúc qua đời, Nguyễn Tuân
đã cùng với gia đình sống ở nhiều nơi: Khánh Hồ, Phú n, Đà Nẵng,
Huế… nhất là Thanh Hoá. Nguyễn Tuân học hết bậc trung học ở thành phố
Nam Định. Ở đây, năm 1929 ơng tham gia một cuộc bãi khố phản đối mấy
giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam và ông bị đuổi học. Nguyễn
Tuân bị ném ra đời như vậy và từ đấy bắt đầu hành trình cuộc đời ơng, một
hành trình dài nhiều khúc khuỷu ngóc ngách nhưng cũng không thiếu những
bước ngoặt lớn. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, cũng giống như bao thanh
niên khác, Nguyễn Tn ln tìm cách bứt khỏi cuộc sống nơ lệ. Ông đã chọn
cho mình sự bứt phá bằng những cuộc đi ngồi vịng pháp luật của chế độ

Vị ThÞ Trang

7

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
thuộc địa, kết cục là ơng bị bắt tại Băng Cốc - Thái Lan, rồi bị đưa vào trại
giam Thanh Hoá, 1930.
Ở tù ra, Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút, ông vào nghề làm báo và viết
văn, ông viết trên các báo Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí…
và sống với ngịi bút từ năm 1937. Vào thời kì có Mặt trận Dân chủ Đông
Dương và phong trào công nhân, nông dân đấu tranh sơi nổi, Nguyễn Tn đã
viết nhiều trên báo chí, ơng được bạn đọc chú ý bằng những bài viết thấm thía

cái nơng nỗi và thân phận khốn đốn của người cầm bút ở một nước thuộc địa.
Đó là các bài viết về cái chết của Tản Đà, Vũ Trọng Phụng. Những truyện
ngắn, bút ký và thơ thời kì này của ông mang nhiều bút danh khác nhau: Ngột
Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Thừa Sắc…
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, báo chí xuất bản lại bị kiểm duyệt
từng dòng từng chữ. Giữa lúc ấy, năm 1940 nhà Tân Dân in cuốn Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân, tác phẩm giống như một ngôi sao vừa hiện lên ở
một góc riêng trên bầu trời văn học đang sầm tối. Thế nhưng, ngay sau đó,
năm 1941 tác giả cuốn sách bị bắt tại Hà Nội, giam tại trại tập trung Vụ Bản,
Nho Quan. Sau khi ở trại về, Nguyễn Tuân liên tiếp cho in những tác phẩm:
Thiếu quê hương, hai tập Tuỳ bút I và Tuỳ bút II, rồi Chiếc lư đồng mắt cua,
Tóc chị Hồi. Người ta nói nhiều đến chủ nghĩa duy mỹ, đến bệnh xê dịch,
đến tính chất tài tử, thái độ sống trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân.
Cách mạng thành công, Nguyễn Tuân đã tìm thấy cho mình một nhân
sinh quan, ơng quyết chí tự lột xác để đi vào một cuộc sống mới trong cách
mạng. Năm 1946, trong một cuộc gặp gỡ, Tố Hữu đã mời Nguyễn Tuân tham
gia vào đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung Bộ đang chiến đấu
chống Pháp, ơng nhận lời và đó là chuyến đi đầu tiên của ơng trong một cuộc
đời mới.

Vị ThÞ Trang

8

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
Kháng chiến tồn quốc, Nguyễn Tn tham gia vào đồn văn hố
kháng chiến, 1947 ơng làm trưởng đoàn kịch tiền tuyến của khu IV, được bầu

làm Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam. Từ đó ơng đã có những chuyến đi
khơng thể nào qn, sau mỗi chuyến đi ấy ông lại cho ra đời những tác phẩm
độc đáo và hấp dẫn. Năm 1948, ông hành quân với một đơn vị ở khu III, 1949
ông lại lên Việt Bắc dự chiến dịch sông Thao mùa hè và chiến dịch đường số
4 mùa đông, sống và được chia sẻ gian khổ với bộ đội, đồng bào dân tộc điều
đó đã giúp ơng thấy được những sự hi sinh lớn lao mà vô cùng giản dị cho Tổ
quốc của những con người bình thường mà vĩ đại.
Những tập tuỳ bút Đường vui, Tình chiến dịch đã đánh dấu những ngày
ở Việt Bắc của Nguyễn Tuân. Chín năm kháng chiến thắng lợi, không ngờ
một cuộc chiến đấu thứ hai lại nổ ra, đất nước bị chia cắt, những chuyến đi
của Nguyễn Tuân cũng có hai trọng tâm. Trọng tâm thứ nhất là vùng giới
tuyến Vĩnh Linh, và ông luôn muốn ở nơi đầu tuyến giáp mặt với kẻ địch.
Những bài viết về khu Vĩnh Linh sau đã in thành tập Sông tuyến. Và cũng đều
đặn hàng năm Nguyễn Tuân lên Tây Bắc, từ chuyến đi Điện Biên, Tuần Giáo
năm 1958 ông luôn trở lại với Tây Bắc và đi khắp Lai Châu, Hồng Liên Sơn,
Hà Giang. Ơng xi ngược trên sông Đà và suốt dọc hai bờ sông. Tập Sông
Đà là kết quả của những chuyến đi ấy. Đó có lẽ là tác phẩm kết tinh của
Nguyễn Tuân trên chặng đường dài từ sau cách mạng.
Sông tuyến và Sông Đà, hai tên tác phẩm, cũng là hai miền yêu thương
day dứt của nhà văn trong suốt một giai đoạn lịch sử của đất nước. Tới những
năm bọn Mỹ trực tiếp ném bom miền Bắc, tuỳ bút Nguyễn Tuân chính là
những mũi tên bắn tỉa vào kẻ địch. Mười hai ngày đêm B52 ném bom rền
xuống thủ đô, Nguyễn Tuân không đi sơ tán. Sau một ngày bom B52 ác liệt,
trên báo Nhân dân đã có bài viết của ơng về mt ỏm ci trờn trn a cao

Vũ Thị Trang

9

Khoa Ngữ văn



Khãa luËn tèt nghiÖp
xạ. Hà Nội đánh Mỹ giỏi, tập tuỳ bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực
tiếp đánh Mỹ.
Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Nguyễn Tuân đã 65 tuổi nhưng
dường như ông không biết mệt mỏi, lại đi suốt từ Bắc vào Nam, ông viết thưa
thớt hơn nhưng ngòi bút vẫn nhạy cảm với những đổi mới của đất nước.
Những năm 60, 70, ngoài bút ký, Nguyễn Tn cũng có nhiều bài đọc sách và
bình luận về tác giả trong nước và nước ngồi mà ơng u thích – từ Tắt đèn
của Ngơ Tất Tố đến Tú Xương, từ Sêkhốp đến Anđécxen, Tônxtôi,
Đốtxtôiepxki…
Qua hơn năm mươi năm lao động bằng ngịi bút, một q trình lao
động mà không một lúc nào nhà văn coi là dễ dàng hoặc có thể chơi đùa –
như Nguyễn Tuân đã viết: “Mỗi lần cầm bút trước trang giấy lại như lên
pháp trường trắng”. Năm 1987 ông ra đi trong lúc đang chuẩn bị viết cho tạp
chí Tác phẩm văn học một bài về tính hiện thực của Liêu trai, trong một chớp
mắt ông đã bay đi như vẫy chào tất cả để đi “một chuyến đi” đã quen của ông
suốt bao nhiêu năm. Với những cống hiến của mình, Nguyễn Tuân là một
trong những nhà văn lớn mở đường và đắp đường cho văn xuôi Việt Nam thế
kỉ XX. Nguyễn Tuân được nhà nước tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học và nghệ thuật năm 1996.
1.2.2. Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút
Trong sự nghiệp cầm bút, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình một thể
loại phù hợp với khả năng, sở thích hoặc phù hợp với mong muốn giãi bày
tâm tư tình cảm, thái độ của bản thân với độc giả. Xuân Diệu đã chọn cho
mình thơ trữ tình làm nơi gửi gắm những mong muốn khát khao, Nam Cao đã
chọn cho mình truyện ngắn, tiểu thuyết làm hướng đi cho quan niệm nghệ
thuật của mình, cịn Thạch Lam lại chọn truyện ngắn lãng mạn để sẻ chia,


Vũ Thị Trang

10

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
thấm thía… Có thể nói, mối quan hệ giữa các nhà văn, nhà thơ với thể loại
luôn là sự tìm tịi, thử sức, gặp gỡ và đồng điệu.
Nhưng khác với Xuân Diệu, Nam Cao hay Thạch Lam, mối quan hệ
giữa Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút lại rất đặc biệt. Với Nguyễn Tuân, ông
không dừng lại ở việc lựa chọn thể loại mà ông là người khai sinh ra một thể
loại tuỳ bút riêng cho mình, ơng hố thân hồn tồn vào thể tuỳ bút, viết gì
cũng ra tuỳ bút. Chính vì điều này mà người ta mới không ngần ngại xác định
thể loại cho những trường hợp Nguyễn Tuân không ghi tên thể loại trên tác
phẩm là tuỳ bút. Tất cả là bởi “Người ấy phải có thể tài ấy” [9, tr.5].
Cái khó đầu tiên mà các nhà văn thường nhận xét về tuỳ bút là tính chất
q tự do của nó. Quả thật là trong lịch sử văn học không mấy ai đứng được
với cái thể văn mà từ tên gọi đã toát ra cái “tuỳ hứng, tuỳ tiện” (Chữ dùng của
Vương Trí Nhàn). Viết một hai bài thì cũng thấy hay hay nhưng sống cả đời
thì khơng dám. Nó rất kén tác giả, ấy vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gần
như trùng khít với thể tài tuỳ bút ấy.
Nói tới Nguyễn Tn là ai cũng biết đó là một nhà văn tài hoa, một nhà
nghệ sĩ đa tài và ơng cịn là một con người có cá tính đặc biệt, tự do, phóng
túng và trung thành với chủ nghĩa “xê dịch”. Cuộc đời Nguyễn Tuân là cuộc
đời của những chuyến đi không nghỉ, khơng có gì có thể cản trở, níu kéo bước
chân ơng. Đó khơng phải là thứ tự do nơng nổi, gặp đâu hay đấy, bng thả
càn rỡ mà đó là một thứ tự do chân chính, muốn vượt ra khỏi lối mịn của thói
tục, muốn khẳng định mình và cá tính bản thân và cũng khơng qn bám rễ

vào mảnh đất quê hương xứ sở. Cái tự do, cái cá tính, cái chủ quan ấy của ơng
chắc chắn chỉ có tuỳ bút mới đáp ứng nổi.
Nguyễn Tn khơng chỉ viết bằng sự quan sát mà luôn muốn phô bày
cả mảng kiến thức cổ kim về lịch sử, địa lý… và nhiều ngành nghệ thuật,
nhiều lĩnh vực khác. Điều đó thì tuỳ bút sẵn sàng cho phép. Ơng muốn chứng

Vị Thị Trang

11

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
tỏ mình u những ý tưởng, những suy nghĩ của mình hơn mọi thứ trên đời và
được nói ra trực tiếp chứ khơng muốn nhờ vào nhân vật thì tuỳ bút cũng chỉ
chờ có thế. Cũng như mọi nghề khác, nghề văn cần nhất ở người ta một sự
biết người, biết mình, một sự dũng cảm dám là mình, một sự tự tin vào cái
độc đáo của mình mà khơng ai lặp lại được. u cầu đó vốn là của mọi thể
văn chương nhưng ở tuỳ bút nó mới trở nên trực tiếp nhất, phải có một nhân
cách vững chắc, vùa giàu có vừa thuần nhất, vừa ngang ngược vừa biết điều
như Nguyễn Tuân mới đi được hết những ranh giới vốn rất co giãn của nó.
Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Tuân và cái thể văn xuôi phóng túng ấy trở nên
một cuộc hẹn hị tự nhiên và ngày càng đằm thắm. Với ngòi bút của người
khác thì một bài bút ký nói về “Cửa Đại” sẽ chỉ gồm một ít trang tả cảnh hay
chỉ thêm một ít xúc động, đằng này Nguyễn Tuân lại thêm vào đó một ít chi
tiết có liên quan đến gia đình riêng khiến cho cái khung cảnh sơn thuỷ hữu
tình kia khơng chỉ cịn là đối tượng miêu tả, mà đã là một bộ phận cuộc sống
nơi ông, và thiên tuỳ bút lại giống như một câu chuyện thân mật. Trong Gió
Than Un, hình tượng được miêu tả “gió”, khơng chỉ còn là đối tượng được

miêu tả nữa mà sự xuất hiện của con người trong mối quan hệ với gió – cũng
giống như con người nhiều tính cách đã biến “gió” thành một nhân vật rất cá
tính. Và thiên tuỳ bút chính là một tặng phẩm cho những nhà làm phim
chuyên nghiệp. Hay nhân chuyện có mấy cái cà-vát mà khái quát lên cả một
tính cách sống (Cái cà vát đen), nhân một chuyến xe mà trình bày được một
quan niệm về cái đẹp thì chỉ có Nguyễn Tn mới làm nổi (Chuyến xe tình).
Có cảm tưởng như trong tay nhà văn này, tuỳ bút như khơng cịn phép
tắc luật lệ gì hết mà hồn tồn phó mặc cho sự điều khiển của ơng nhưng nó
vẫn hiện lên vơ cùng lung linh, sinh động, “viết như chơi như bời mà văn
chương vẫn như mây như sóng” (Nguyễn Khải).

Vị ThÞ Trang

12

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc một nhà văn bắt tay
vào làm công việc “khai sơn phá thạch” cho một thể tài mà trước mình chưa
có, nhưng khi thể tài định hình rồi thì ai cũng cảm thấy trong các thể loại văn
xi khơng thể thiếu nó. Giờ đây khi nhìn vào bất cứ cuốn từ điển thuật ngữ
hoặc nói chung là bất cứ cuốn lịch sử văn học nào, hễ cứ nói đến tuỳ bút là
người ta phải nhắc tới Nguyễn Tuân, mà Nguyễn Tuân xứng đáng được như
vậy. Qua mối quan hệ giữa Nguyễn Tuân và tuỳ bút đã có một kết luận: “Với
một nhà văn chân chính có tiềm năng sáng tạo thực sự, những quy phạm về
thể loại mà thế hệ trước để lại, chỉ là những điểm xuất phát. Rồi thế nào cái
ngòi bút đầy bản lĩnh kia cũng phải tìm cách bớt đi một chút gì đó, thêm vào
một chút gì đó, để góp phần làm mới cái thể tài mà người ấy sử dụng. Và lịch

sử văn học cứ thế mà tiến tới” [9, tr.4].

1.3. Vị trí tuỳ bút Sơng Đà trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam
Tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân in bản lần thứ nhất năm 1960, gồm
14 thiên tuỳ bút và một bài thơ phác thảo, in lần thứ hai năm 1978 thêm bài
Sông Đà đỏ (viết năm 1976 sau đổi thành Người lái đị Sơng Đà), đặt vào cuối
sách có ý nghĩa như lời bạt.
Đây là kết quả của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc Việt Nam của
Nguyễn Tuân, 1958. Ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân
cầu đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng đất nước ở
vùng cao của Tổ quốc lúc bấy giờ đã đem đến cho nhà văn một nguồn cảm
hứng sáng tạo phong phú và tươi đẹp.
Tuỳ bút Sông Đà ra đời trong giai đoạn mười năm sau cuộc kháng
chiến chống Pháp, văn học Cách mạng đã có sự mở rộng về đề tài, chủ đề và
khả năng bao quát hiện thực đời sống. Với ba hướng đề tài chính là tái hiện
cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc đấu tranh cách mạng thi k trc 1945,

Vũ Thị Trang

13

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
cuộc sống mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cùng với cuộc đấu
tranh thống nhất đất nước, mọi thể loại văn học đều phát triển mạnh mẽ và đạt
được những thành tựu đáng tự hào. Nhiều tập thơ có giá trị thu hút được sự
chú ý của công chúng như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc
đời của Huy Cận, Gửi miền Bắc, Tiếng sóng của Tế Hanh, Gió lộng của Tố

Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu…;
truyện ngắn được mùa với khơng ít tập truyện có giá trị, đề tài và bút pháp
khá đa dạng, tiêu biểu với các tác giả như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Tơ Hồi…; tiểu thuyết khá phong phú, vượt trội hẳn so với thời kì kháng
chiến chống Pháp, với các tác phẩm nổi tiếng: Đất nước đứng lên của Nguyên
Ngọc, Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, Sống mãi với thủ đô của
Nguyễn Huy Tưởng… Cùng với rất nhiều tác phẩm kí, tuỳ bút, kịch, phê
bình… văn học giai đoạn này khơng chỉ làm trịn vai trị của nó trước địi hỏi
lịch sử mà cịn có tác dụng to lớn trong việc thức tỉnh, động viên, truyền thêm
sức mạnh và niềm tin cho quần chúng nhân dân, góp phần to lớn cho việc xây
dựng tư tưởng, bồi đắp tâm hồn và phát triển nhân cách của con người Việt
Nam không chỉ ở thời đại ấy mà còn cho các thế hệ tiếp theo.
Cũng mang những đặc điểm chung của nền văn học mới, hình tượng
chính của tuỳ bút Sơng Đà là con người lao động. Nhà văn đặc biệt chú ý phát
hiện những điểm quý báu trong tâm hồn người chiến sĩ, người cơng nhân đi
mở đường, những chiến sĩ biên phịng, những cán bộ địa chất… Dưới ngòi
bút của Nguyễn Tuân, những nhân vật ấy không chỉ là những con người nhiệt
huyết mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ, được mô tả trong những
khung cảnh cũng phù hợp với tính cách tài hoa nghệ sĩ ấy.
Sơng Đà có nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình tượng giàu sức
hấp dẫn, đồng thời cũng đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng. Nhiều trang
viết chan chứa chất thơ, chất trữ tình, hướng tới chân trời rộng mở của cuộc

Vị Thị Trang

14

Khoa Ngữ văn



Khãa luËn tèt nghiÖp
sống mới. Phong cảnh Tây Bắc trong Sông Đà vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa
tuyệt vời thơ mộng. Đặc biệt Sông Đà thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. Sáng tác nào của ông
cũng vừa ghi chép sự thật và thơng tin thời sự chính xác, vừa dành đất cho sự
liên tưởng phóng túng táo bạo bất ngờ. Và ơng thường xun nhìn sự vật ở
chiều lịch sử, gắn hiện tại với quá khứ lẫn tương lai. Sơng Đà vừa mang yếu
tố truyện (mơ tả tâm lí, khắc hoạ tính cách) vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận,
triết luận. Ngôn ngữ đôi chỗ vẫn cầu kỳ kiểu cách nhưng nhìn chung tinh tế,
hiện đại, vừa giàu trí tuệ lại vừa giàu cảm xúc thẩm mĩ, vừa đậm chất thơ vừa
giàu chất tạo hình.
Có thể nói, Sơng Đà là một sáng tạo nghệ thuật quan trọng của Nguyễn
Tuân, có thể coi đây là một cái mốc nhiều ý nghĩa trong quá trình sáng tác của
cây bút tài hoa này sau Cách mạng tháng Tám, khẳng định một độ chín mới
về tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của Nguyễn Tn. Với thành cơng này,
tuỳ bút Sơng Đà có một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống văn học hiện
đại Việt Nam. Sông Đà trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại kí và
tuỳ bút của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 n 1964.

Vũ Thị Trang

15

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
Chương 2
TUỲ BÚT SƠNG ĐÀ - MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
ĐA MÀU SẮC THẨM MĨ


2.1. Cảm hứng về đất nước trong thời đại mới
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với thắng lợi của chiến
dịch Điên Biên Phủ 1954, hồ bình lập lại nhưng đất nước tạm thời chia cắt.
Miền Bắc được giải phóng đi vào phục hồi kinh tế sau chiến tranh, tiến hành
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nhân dân cả nước ta phải tiếp tục
cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước. Nền văn học cách mạng sau chặng
khởi đầu ở thời kì kháng chiến chống Pháp, nay trong điều kiện mới của lịch
sử đã có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Trong thời đại mới cũng xuất hiện những cảm hứng mới về đất nước.
Cảm hứng về đất nước chi phối đến đề tài, chủ đề và khả năng bao quát hiện
thực đời sống. Trong đó, đề tài về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu hút được nhiều cây
bút thuộc nhiều thế hệ. Khẳng định cuộc sống mới, con người mới và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng, cảm hứng chung của những tác
phẩm thời kì này. Hoà chung với cảm hứng văn học thời đại, tuỳ bút Sông Đà
của Nguyễn Tuân cũng thể hiện rõ nét cảm hứng yêu nước và niềm tự hào về
đất nước trong thời đại mới.
2.1.1. Cảm hứng yêu nước
Tình yêu nước trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện vô
cùng đa dạng, đó là tình u với những nét đẹp văn hố cao q trong Vang
bóng một thời, tình u với những nét đẹp cổ truyền đậm đà trong những món
ăn dân tộc như Giị lụa, Cốm, Phở. Sơng Đà ra đời trong bối cảnh sôi sục của
thời đại xây dựng đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước. Tình yờu nc ó

Vũ Thị Trang

16

Khoa Ngữ văn



Khãa luËn tèt nghiÖp
trở thành một cảm hứng xuyên suốt tác phẩm. Cảm hứng ấy thể hiện ở việc ca
ngợi thiên nhiên Tây Bắc, con người Tây Bắc, đồng thời tố cáo tội ác của kẻ
thù.
Bao giờ cũng vậy, vẻ đẹp trước mắt, hiện hữu trực diện luôn làm người
ta chú ý đầu tiên. Nguyễn Tuân cũng vậy, thiên nhiên Tây Bắc đã để lại trong
ông những cảm xúc mạnh mẽ khơi dậy trong ơng tình u và niềm tự hào.
Trên chặng đường đến với Tây Bắc, qua mỗi địa danh mang đậm dấu ấn lịch
sử, Nguyễn Tuân lại không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi
đây, những nơi đã từng là chiến trường, hứng chịu bao bom đạn của chiến
tranh.
Đó là vẻ đẹp của “Tây Tây Bắc”, của “Điện Biên phố núi”, của núi
nước “Lai Châu”, của “Quỳnh Nhai” với những mỏ than giàu có. Trong đó thì
vẻ đẹp của con Sơng Đà được Nguyễn Tn miêu tả bằng những trang viết rất
độc đáo. Nguyễn Tuân khơng chỉ u mà cịn tự hào về Sơng Đà. Nó đúng là
một “trường thiên anh hùng ca” mà nhịp điệu lúc thì dữ dội hào hùng, lúc lại
ngọt ngào tha thiết. Sông Đà hùng vĩ bởi những “thác đá”, những cảnh “đá bờ
sông dựng thành vách”, bởi “từ xa đã nghe tiếng nước réo gầm”, “hàng dài
cây số, nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm” [7, tr.68]. Nhưng sơng Đà khơng chỉ đẹp bởi sự hùng vĩ của nó mà
nó còn mang vẻ đẹp dịu dàng, vẻ đẹp thơ mộng: “Con Sơng Đà tn dài như
một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng hai… Con Sông Đà gợi cảm… Bờ sông hoang dại như
một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích” [7, tr.69]. Qua
ngịi bút độc đáo của Nguyễn Tn, con Sông Đà lại giống như cô Tấm bước
ra từ câu chuyện cổ tích vậy.
Bước chân tới Lai Châu, Nguyễn Tuân bắt gặp “nước núi Lai Châu thật
đúng là “sơn thuỷ hữu tình” chỗ nào cũng đều như là cắm c giỏ v xung


Vũ Thị Trang

17

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
mà vẽ ngay tại trận” [7, tr.166]. Rồi lên đến đèo “Pha Đin”thì Nguyễn Tn
lại cơng nhận rằng: “Đèo Pha Đin thuộc vào loại những đèo vừa cao vừa đẹp
của cả miền Bắc miền Nam nước ta” [7, tr.90]. Sự quanh co, gập góc, trùng
điệp của đèo cũng chẳng khác gì “Vạn lí trường thành” của Trung Quốc.
Tình u thiên nhiên Tây Bắc của Nguyễn Tn cịn thể hiện ở cả tình
yêu với những khắc nghiệt của khí hậu nơi đây, đó là sự khắc nghiệt của mưa
Tây Bắc, của gió Tây Trang, gió Than Uyên. “Gió mạnh như sóng bão cấp
năm, cấp sáu, cấp bảy, mùi gió nhàn nhạt, vị gió ngai ngái” [7, tr.263]. Gió
Than Uyên gắn liền với những câu ca ghê sợ: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Than
Uyên” – một thứ gió tự do bừa bãi, lồng lên suốt từ sáng tới chiều mà Nguyễn
Tuân lại yêu và cảm nhận được cả mùi vị của nó. Nếu khơng u làm sao ơng
có được những cảm nhận tinh tế như vậy.
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà Nguyễn Tuân còn ca ngợi sự
giàu có của đất rừng Tây Bắc, của những quặng mỏ có giá trị kinh tế cao.
Sơng đẹp, núi đẹp, “núi Quỳnh Nhai đẹp như núi trong tranh ảnh trong men
sứ”, nhưng ẩn sâu dưới lòng đất là một thứ vàng đen của Tổ quốc: “Từ than
mỡ luyện ra than cốc, rồi từ than cốc mà tiến lên luyện những hợp kim loại
gang thép của khu cơng nghiệp. Hịn than Quỳnh Nhai thành ra giá trị như
thỏi vàng chín, cái thỏi vàng Quỳnh Nhai” [7, tr.271].
Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, giàu có nhưng Nguyễn Tuân lại
nhận thấy rằng, có một cái đẹp cịn lớn hơn cả cái hùng vĩ thơ mộng của con

Sơng Đà, của gió mưa Tây Bắc, của những quặng mỏ giàu có đó chính là con
người. Nhà văn đặc biệt chú ý phát hiện, ca ngợi cái quý báu trong tâm hồn
người chiến sĩ, người cơng nhân đi mở đường… Ơng gọi đó “là thứ vàng
mười đã được thử lửa”, là “chất vàng mười của tâm hồn người Tây Bắc”.
Ngược dịng thời gian ơng trân trọng tìm chất vàng đó ở những người chiến sĩ
cộng sản kiên cuờng hoạt động trước Cách mạng tháng Tỏm, m tiờu biu l

Vũ Thị Trang

18

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
Tơ Hiệu: “một lãng mạn cách mạng lấy hoa đào để hiện thực lên cái vui hoa
quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La, thủ phủ của Tây Bắc ngày nay” [7, tr.201],
ở những người cán bộ hồi kháng chiến chống Pháp “được tơi luyện qua lị lửa
địch hậu miền Tây”.
Ơng nhiệt tình ca ngợi những con người đang dũng cảm một cách lặng
lẽ, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao
heo hút này; những cán bộ địa chất trẻ tuổi đi tìm quặng mỏ, những anh bộ
đội từng chiến đấu để giải phóng Điên Biên, nay lại tự nguyện đem cả gia
đình lên chiến trường cũ sinh cơ lập nghiệp. Những người đi mở đường, suốt
ngày đêm, nắng cũng như mưa, “không bao giờ để kỉ lục nằm quá 24 tiếng”.
Bất chấp sự khắc nghiệt của núi rừng, của khí hậu Tây Bắc, dưới cái mưa và
trên cái bùn cháo, những con người ấy vẫn đang đem hết nhiệt tình của mình
ra để biến một vùng chiến trường cũ thành một khu kinh tế mới. Mặc những
khó khăn gian khổ chồng chất họ vẫn hát vang tiếng hát phá núi mở đường
trong niềm tin lạc quan và yêu đời, yêu nước:

“Rủ nhau ta đi mở đường
Mở đường xã hội chủ nghĩa

Lũ chúng ta đi làm đường
Cho ngắn lại đêm núi đường trường” [7, tr.252].
Cảm hứng yêu nước luôn đi liền với thái độ căm giận trước những kẻ
bán nước, cướp nước. Một tí về lịch sử và một bản lí lịch là một thiên tuỳ bút
tố cáo tội ác của tên phản động bán nước Đèo Văn Long. Hắn không chỉ phục
vụ cho Pháp, tiếp tế quân đội Pháp đánh Việt Minh mà còn bán đi bán lại Tây
Bắc cho đế quốc thực dân. Chúng “đục dân Thái Trắng đến tận tuỷ, đẽo dân
chỉ cịn xương, tính tham lam vô độ” [7, tr.157]. Vơ vét của dân bằng những
thứ thuế vơ lí, bắt dân vào những nhà tù, nhà giam để phục vụ, để xây lâu đài

Vị ThÞ Trang

19

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
cho chúng… Trong Xoè Nguyễn Tuân hết lời ca ngợi một nét đẹp văn hoá
nghệ thuật của người dân Tây Bắc, đó là những điệu xoè của nhiều dân tộc.
“Thơ Thái đã hay, mà múa cũng đẹp, mà xoè càng đẹp” [7, tr.181]. Nhưng
bóng tối của đế quốc và phong kiến đã buộc lấy cổ tay, cổ chân những bước
xoè Thái. Tội ác của đế quốc thực dân, của những tên chúa đất đã biến những
đội xoè Thái trở thành những toán tù khổ sai đàn bà chung thân bị cầm tù,
một môn nghệ thuật, một nét đẹp văn hoá trở thành một thứ đồ chơi bị đày
đoạ cả về thể xác lẫn tâm hồn.
“Cả một cái tổ chức bất nhân đại ác của công sứ, quan binh, lê dương,

đầu sai, lính dõng, phìa tạo, thống lí, thống quá. Cướp đoạt trắng trợn, hiếp
bức tinh vi, tra tấn, tù đày, bắn chém” [7, tr.78]. Có thể nói tội ác mà đế quốc
thực dân và bọn bán nước gây ra cho đồng bào Tây Bắc là không thể kể hết
được. Để có được sự bình n như hơm nay là cả một quá trình đấu tranh gian
khổ đầy hi sinh mất mát của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, họ đã cùng với bộ
đội giải phóng và nhân dân cả nước đấu tranh giành lại độc lập tự do cho bản
làng Tây Bắc, cho những điệu xoè lại được trở về với vẻ đẹp chân chính của
nó.
Tất cả đã được Nguyễn Tuân ghi lại một cách trung thực cùng với thái
độ vừa đau xót, vừa căm giận và cũng vừa tự hào, tự hào trước chiến thắng,
trước công sức mà quân và dân ta đã đổ ra nay đã thành cơng vang dội. Đó
chính là tình u nước và niềm tự hào dân tộc của một nhà văn yêu nước.
2.1.2. Tự hào về đất nước trong thời đại mới
Hồ bình lập lại, cả miền Bắc sơi sục trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, những đổi thay của cuộc sống và con người dưới ánh sáng chủ
nghĩa xã hội luôn khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người dân. Nguyễn Tuân
cũng vậy, trên mỗi trang viết của tuỳ bút Sông Đà ta đều bắt gặp cảm xúc tự
hào của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiờn v con ngi Tõy Bc. Nhng

Vũ Thị Trang

20

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
hơn hết là tự hào trước những đổi thay của đất và người Tây Bắc dưới ánh
sáng của Đảng và chủ nghĩa xã hội.
Về lại Tây Bắc, Nguyễn Tuân không khỏi ngạc nhiên trước những đổi

thay của nơi đây. Nhớ những năm nào bộ đội còn vào Tây Bắc mở rộng căn
cứ, đất chỉ một màu “trúc võ cỏ cháy” nồng lên cái mùi hổ đói, “đường khơng
có tiếng người đi, tồn là cỏ dại, củ riềng cay”. Vậy mà nay “cuộc đời có tổ
chức, có trật tự, cơng khai có Đảng có kế hoạch, cuộc đời mới đang bén rễ
đâm chồi mạnh” [7, tr.85]. Nguyễn Tuân vô cùng tự hào về quê hương Tây
Bắc vốn nhiều của chìm của nổi nay đang chuyển mình để vươn lên, đón lấy
ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, của cuộc sống mới.
Tây Bắc của xưa kia tràn ngập máu và nước mắt dưới sự bất nhân đại
ác của đế quốc thực dân, của những tên chúa đất thì giờ “trên mình nó đang
âm vang lên cái bản nhạc hợp tấu của thời kì quá độ”. Tất cả nhường chỗ cho
“tiếng các đoàn xe đạp thồ, xe ngựa thồ, tiếng chuông tiếng nhạc chuyển
bánh, tiếng máy nổ, ca mi ông hai guồng máy của vận tải quốc doanh, tiếng
xe của qn đội hồ bình sản xuất” [7, tr.89]. Cuộc sống của “Lai Châu trung
cổ” xưa là ăn đói mặc rét là “ăn mày đường”, ăn nước lá han mà chết rừng
chết suối, là đầy tớ không công cho những “Bang Lợi”, “Bang Khách”. Thì
Lai Châu hơm nay lại đang rất ấm những hơi người: “Khắp nơi, người nông
dân Thái tổ cày cấy đều xin được lên hợp tác xã. Cuộc sống đồng rừng ấy
không ăn rau rừng một cách tự nhiên chủ nghĩa nữa, mà bắt đầu với thói
quen giồng lấy cây rau cỏ cho tươi lành hơn nữa lên đời sống gia đình” [7,
tr.178]. Cuộc sống của Lai Châu trung cổ, ngày nay đã chính thức có chị nữ
đảng viên Thái Trắng, Thái Đen dám nghĩ dám làm và tổ chức nhau học cày
học bừa, họ làm nên những cánh đồng hai mùa vàng tươi khắp các nương rẫy.
Con người Tây Bắc ngày nay ln giữ bên mình tấm lịng tin tưởng
khơng bờ bến. Đó là lịng tin lẫn nhau giữa các dân tộc, lòng tin vào cái chế

Vò Thị Trang

21

Khoa Ngữ văn



Khãa ln tèt nghiƯp
độ sáng đẹp do chính tay mình xây đắp lên. Những chị Thái, Mèo, Hoa Kiều
nay đã giác ngộ, họ lập lên những “quán tự giác” thầm đẫm những chân tình
thơm thảo q tin lẫn nhau. Có đủ cả thanh niên, công nhân, học sinh, sinh
viên, người già người trẻ, đem hết sức lực đổi mới Tây Bắc, xây dựng Tây
Bắc, họ dựng lên những nông trường xanh ngát ngô lúa, lạc, đậu tương,
những nông trường cao su trù phú, những nhà máy hoạt động suốt ngày đêm,
những con đường ngăn sông vượt núi… Sức lực và tài trí con người đã đưa
Tây Bắc chuyển sang một bước ngoặt mới:
“…Đêm cỏ đầm đầm sữa vắt
Loang khắp cánh rừng chăn nuôi
Thế rồi bản phố Mường Then
Trong nắng mai bừng lên
Như sôi hơi một nồi cơm khổng lồ
Chào reo lúa tẻ vụ đầu
Phía cầu Nậm Rốm
Có anh bộ đội yên tâm sản xuất…” [7, tr.96]
Niềm tự hào như tràn ngập trong tim nhà văn khiến cho những lời văn
của ông ngập tràn vui sướng: “Lúa nương bản Mèo rẻo cao cũng chín rồi, lúa
vàng lênh khênh giữa giời như mọc giữa chân mây xốp đang ùn ùn lên từ phía
núi bên kia”, “Trong tơi đang dần hình thành lên một tấm áp phích địi tun
truyền cho Tây Bắc giàu có sáng tươi và hồn hậu”… “Tây Bắc xứng đáng in
hình tem lên những lá thư gửi tới ức triệu cánh tay miền xuôi miền ngược” [7,
tr.85].
Bước tới biên giới “Tây Trang”, vẻ đẹp của những con đường trước kia
là con đường xương máu đang bừng lên trong cuộc sống mới của lúa chính
bản Mèo, bóng dáng cơ gái Thái lao động với đôi tay thoăn thoắt, nhà văn đã
phải thốt lên: “Chao ơi, hình như từ mn thủa, biên gii vn cú mt sc hỳt


Vũ Thị Trang

22

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
với tình cảm con người”. Nguyễn Tn nhận ra một điều đáng tự hào rằng:
“Đủ thấy tổ quốc chúng ta là rộng đẹp, là đủ cả và chúng ta được tự hào mà
gìn giữ và phát triển cái cơ nghiệp của dân tộc để lại từ bao đời nay” [7,
tr.107]. Và Nguyễn Tuân biết Tây Bắc có được sự đổi thay mạnh mẽ và tốt
đẹp như hôm nay, đều nhờ vào sức mạnh đoàn kết của các dân tộc anh em và
hơn hết là có sự chỉ lối đưa đường của Đảng: “Càng thấy cái quán triệt lớn
lao của chính sách Đảng đối với các dân tộc ở Tây Bắc. Các dân tộc nhiều
người, ít người cầm tay nhau cho chặt mà giữ gìn đất nước chung, và giúp đỡ
nhau làm cho giàu đẹp thêm mãi lên cái hương hoả chung ấy” [7, tr.178].
Tinh thần tự hào khơi dậy ở nhà văn một niềm tin mãnh liệt vào tương
lai của Tây Bắc, đó là tương lai của tiếng máy nổ, của kế hoạch kinh tế sẽ
trùm lên tiếng cối nước, của những con đường mới xuyên rừng đem văn minh
tới các bản làng. Và rồi đây sẽ có những đồn tàu xe lửa nối miền xi với
miền ngược, đem hàng hoá, con người lên kiến thiết Tây Bắc và cũng đem
những sản vật hoa thơm trái ngọt của Tây Bắc, quặng mỏ Tây Bắc xuống để
phục vụ miền xuôi… Và rồi đây, núi rừng Tây Bắc cũng ầm vang tiếng máy
nước của nhà máy thuỷ điện, đem ánh sáng xoá đi tăm tối cho tất cả các buôn
làng, cái hung dữ của con Sông Đà sẽ được chế ngự và biến thành sức mạnh
của thuỷ điện Việt Nam. Ngày mai, hàng đoàn người sẽ kéo nhau lên kiến
thiết Tổ quốc miền Tây Tây Bắc, họ sẽ xoá mờ đi khoảng cách địa lí của các
miền đất nước, họ gắn kết sức mạnh để Tây Bắc thực sự là niềm tự hào của

tồn dân tộc.

2.2. Thời gian, khơng gian nghệ thuật - nơi thể hiện những suy tư về đất
nước và con người Việt Nam
Thời gian là một phạm trù của thế giới khách quan, có tính liên tục ba
chiều quá khứ, hiện tại, tương lai mà không th o ngc. Nú c o bng

Vũ Thị Trang

23

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp
đồng hồ, bằng lịch. Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ
thuật, có thể đảo ngược, có thể quay về quá khứ hay bay tới tương lai xa xơi,
có thể dồn nén hoặc kéo dài. Nó được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: gặp
gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác, sự sống, cái chết… Thời gian nghệ thuật thể
hiện quan niệm của tác giả về thế giới, in đậm tính chủ quan.
Khơng gian nghệ thuật là mơ hình khơng gian của thế giới nghệ thuật
do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian
giữa các miền, các phương vị, các chiều… tạo thành thứ ngôn ngữ nghệ thuật
để thể hiện thế giới quan niệm của tác phẩm.
Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ln đi liền với nhau, nó
chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ
tượng trưng, mà cịn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của
tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám
phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ
thuật.

Nam Cao là một trong những cây bút tên tuổi của văn học Việt Nam
với nhiều tác phẩm nổi tiếng, rất nhiều hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
của ơng cịn sống mãi trong lịng người đọc. Có được thành cơng ấy là nhờ
một phần Nam Cao đã xây dựng được không gian, thời gian nghệ thuật độc
đáo cho hình tượng nghệ thuật của mình. Nhưng nói đến tạo dựng khơng gian,
thời gian nghệ thuật khơng thể qn được Nguyễn Tn, có thể nói khơng
gian thời gian nghệ thuật trong rất nhiều tác phẩm của ông không chỉ tạo nên
cấu trúc nội tại của tác phẩm, tạo nên một thế giới ngôn ngữ đa dạng, mà còn
cho thấy chiều sâu cảm thụ, phân tích, đánh giá đối tượng sâu sắc của nhà
văn. Trong tập tuỳ bút Sông Đà không gian thời gian nghệ thuật chính là nơi
thể hiện những suy tư về t nc v con ngi Vit Nam.

Vũ Thị Trang

24

Khoa Ngữ văn


Khãa ln tèt nghiƯp
2.2.1. Khơng gian của đất và người Tây Bắc
Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một
“điểm nhìn”, diễn ra trong “trường nhìn” nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật
cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia,
liên tục cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh
nghệ thuật. Khơng gian nghệ thuật chính là những cảm thụ về không gian của
nhà văn. Trong Sông Đà cái viễn cảnh nghệ thuật mà Nguyễn Tuân cảm thụ
được chính là khơng gian của đất và người Tây Bắc trong sự đổi thay của đời
sống mới, không gian của công cuộc lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã
hội.

Chiến tranh đã qua đi, cuộc sống hồ bình tự do lại trở về với Tây Bắc
sau bao nhiêu năm tháng đau thương, hồ bình đem lại cho Tây Bắc một
khơng gian n bình với những hình ảnh quen thuộc thân thương: “Lúa nương
bản Mèo rẻo cao đã chín rồi, lúa vàng lênh khênh giữa giời như mọc giữa
chân mây xốp đang ùn ùn lên từ phía núi bên kia”. Trên những ngọn đồi của
khu chiến trường “cỏ gianh đã bung ra một thứ hoa tia tía màu tử tơ. Đã có
những con chim chìa vơi quệt đi trên những bờ ruộng khơ, vừa bay vừa hót,
đúng là những cái tiếng của bạn bè của những người cày ruộng sắp gặt lúa
đưa về. Lăng xăng những cái bóng cơ Thái đi ngắt bông lau về làm thêm
đệm” [7, tr.97] .
Tây Bắc hiện lên trong không gian vô cùng thơ mộng, đó là khơng gian
của mùa xn Tây Bắc “bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân”… “Hoa ban nở rộ kéo dài, rừng xanh đổi ra
xn trắng như có ơng khổng lồ nào bật bông giữa bầu trời… Dặm lau chen
vào hàng ngàn gốc gạo hoa và hoa pháo bó píp đỏ hồng đơn”… “Đêm xuân
Tây Bắc núi đỏ rực lửa khói đốt nương, núi rừng bật sáng lên như hoả diệm
sơn già bỗng nhớ lại cái tuổi đương thì” [7, tr.226]. Bng ụi mt quan sỏt

Vũ Thị Trang

25

Khoa Ngữ văn


×