Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án Âm nhạc 7 kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.65 KB, 26 trang )

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
Ngày dạy: 12/01/2011

Tiết 19
HỌC HÁT BÀI ĐI CẮT LÚA
NHẠC LÝ: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Đi cắt lúa”
- Luyện tập kĩ năng hát tập thể, hát đơn ca.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về các quãng.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3.Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái vui vẻ, rộn ràng.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép bài hát.
- Tư liệu về sinh hoạt âm nhạc Tây Nguyên
- Bản đồ hành chính VN, băng đài, một số bài hát mang âm hưởng dân ca Tây
Nguyên
III. Nội dung:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn tìm hiểu bài hát
- Cho HS quan sát trên bản đồ hành chính
VN để biết được vị trí khu vực Tây Nguyên


- GV giới thiệu đôi nét về nghệ thuật âm
nhạc Tây Nguyên đồng thời cho HS quan
sát, nghe và cảm nhận một số trích đoạn
một số bài dân ca Tây Nguyên quen thuộc:
+ Ru em
+ Bóng cây KơNia
+ Em nhớ Tây Nguyên
+Em hát gọi mặt trời
- Cho HS nghe và có cảm nhận ban đầu về
bài Đi cắt lúa

1. Tìm hiểu bài
Tây Nguyên nằm ở vùng Tây Nam
Trung bộ, người dân nơi đây yêu quê hương
đất nước, yêu tự do chính nghĩa và thích ca
hát nhảy múa. Mỗi dân tọc đều có nền ca
nhạc phong phú mang đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộc.
Đi cắt lúa là một bài dân ca Hơrê. Với
tính chất nhạc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên,
trong sáng cùng với cấu trúc ngắn gọn,
mạch lạc đã gợi nên không khí của ngày hội
mùa của dân tộc Hơrê.

Hoạt động II
2. Học bài hát
* Hướng dẫn HS học bài hát
Đi cắt lúa
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu


Dân ca Hơrê

1


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

hát.
- Cho HS khởi động giọng
- Học lời ca và giai điệu của bài
- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối - Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
móc xích:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ GV đàn giai điệu từng câu hát
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Gõ đệm
+ Vận động phụ hoạ
Hoạt động III
3. Nhạc lý: Sơ lược về quãng
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về quãng và
- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2
cách gọi tên quãng
âm thanh; Quãng vang lên cùng nhau gọi là
- Cho HS quan sát VD trên bảng và nghe quãng hoà âm, quãng vang lên nối tiếp nhau

trên đàn rồi nhận xét, rút ra khái niệm về gọi là quãng giai điệu
quãng, cách gọi tên quãng
- Tuỳ thuộc vào số lượng bậc giữa
- Ví dụ: đồ-rê: quãng 2
khoảng cách các âm để gọi tên quãng
đồ-mi: quãng 3
đồ-fa: quãng 4
- GV kết luận
3. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập bài hát Đi cắt lúa
- Xem trước TĐN 6
Ngày dạy: 19/01/2011
Tiết 20
ÔN TẬP BÀI HÁT ĐI CẮT LÚA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- HS hát đúng thuần thục bài hát “Đi cắt lúa”
- HS hát và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Giúp học sinh biết cách hát nâng cao.
- HS múa phụ họa đó được chuẩn bị.
- Đọc đúng lời ca và giai điệu bài hát TĐN.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
- Luyện kĩ năng hát đồng ca, đơn ca, hát đuổi, hát đệm…
3.Thái độ:


2


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

- Hát bài hát với sắc thái vui vẻ, rộn ràng của mùa xuân.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép TĐN số 6.
III. Nội dung:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Từ các bậc cơ bản, viết các quãng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
- Bài chép TĐN số 6
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
đệm ghi âm trên đàn
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng
cao
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
nhóm HS
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS đọc TĐN
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu
nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và gam La 5 âm
- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài
- Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân
tích cao độ, trường độ
+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Ghép lời ca
+ Gõ đệm

1. Ôn tập bài hát
Đi cắt lúa
Dân ca Hơrê
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 6
Trích: Xuân về trên bản
Nhạc: Nguyễn Tài Tuệ
- TĐN số 6 gồm 4 câu, nhịp 2/4, giọng La
5 âm.
- Tiết tấu:
- Cao độ của bài: la, đô, rê, mi, sol
- Dấu nhắc lại:
- Tính chất của bài đọc vừa phải, nhẹ
nhàng, mềm mại.


4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Đi cắt lúa và TĐN số 6
- Chuẩn bị nội dung tiết 21

3


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Ngày dạy: 09/02/2011
Tiết 21
ÔN TĐN SỐ 6
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ THỂ LOẠI BÀI HÁT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- HS hát ôn bài TĐN số 6 “Xuân đó về trên bản” đúng và thuần thục.
- HS thể hiện phần đặt lời mới
- HS thể hiện đúng sắc thái bài hát.
- HS thể hiện phần múa phụ họa (nếu có)
- Giúp học sinh biết thêm 1 số thể loại các bài hát.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3. Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái vui vẻ, rộn ràng của mùa xuân.

II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Một số bài hát ở các thể loại khác nhau
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hát tập thể bài hát Đi cắt lúa
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 6
- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN
- Cho HS ôn bài theo các hình thức cá
nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kỹ
năng nâng cao:
+ Gõ đệm
+ Đánh nhịp
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về các thể loại
bài hát
- HS đọc bài trong SGK và nhận xét cách
phân chia các thể loại bài hát khác nhau?
- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết
tấu, tính chất một số bài hát quen thuộc ở
từng thể loại:
+ Hát ru: Ru con mùa đông, Mẹ yêu

1. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6
- Ôn bài kết hợp các kỹ năng gõ đệm và
đánh nhịp

2. Âm nhạc thường thức
Một số thể loại bài hát
2.1 Thể loại hát ru
Có âm điệu khoan thai, nhẹ nhàng dễ
đưa con người vào giấc ngủ
2.2 Thể loại hành khúc
Có âm điệu khoẻ mạnh, hùng tráng, tiết
tấu phù hợp cho đoàn người đI đều bước.
2.3 Thể loại bài hát lao động
Nhịp điệu phù hợp với động tác lao

4


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
con
+ Hành khúc: Hành khúc Đội, Nối
vòng tay lớn, Quốc ca
+ Bài hát lao động: Lý kéo chài, Hò
kéo pháo, Xe chỉ luồn kim
+ Bài hát sinh hoạt, vui chơi: Cái bống,
Chiếc đèn ông sao, Bắc kim thang
+ Bài hát trữ tình: Quê hương, Cho
con, Thuyền và biển
+ Bài hát nghi lễ: Tiến quân ca, Đội
ca, Thanh niên làm theo lời Bác
- GV tóm tắt, kết luận


động như: chèo thuyền, kéo lưới, kéo gỗ,
leo núi, dệt vải
2.4 Thể loại bài hát sinh hoạt vui chơi
Có nội dung, giai điệu vui tươI; có thể
hát trong sinh hoạt, cắm trại ngày hội, lễ
2.5 Thể loại bài hát trữ tình, tình ca
Là những bài giàu tình cảm, nội dung
thường đề cập đến tình yêu quê hương, đất
nước, con người
2.6 Thể loại bài hát nghi lễ, nghi thức
Là những bài hát có tính chất trang
nghiêm dùng trong nghi lễ chào cờ, mặc
niệm hoặc là bài hát riêng của một đoàn
thể.

4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS đọc bài TĐN số 6 kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
- GV tổ chức TCÂN: nghe nhạc đoán và hát câu hát bất kỳ trong bài hát Đi cắt
lúa
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Đi cắt lúa và TĐN số 6
- Xem trước bài hát Khúc ca bốn mùa

Ngày dạy: 16/02/2011
Tiết 22
HỌC HÁT BÀI KHÚC CA BỐN MÙA
BÀI ĐỌC THÊM: TIẾNG SÁO VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1.Kiến thức

- HS được biết về bốn mùa qua bài hát nhẹ nhàng, êm đềm của Nguyễn Hải.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
- HS biết thêm mốt số loại sáo của VN.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
- Rèn luyện cho học sinh kiểu hát đồng ca, đơn ca….
3.Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái nhí nhảnh, hồn nhiên, pha chút ngạc nhiên về sự thay đổi của
mùa..
- Tự hào về loại nhạc cụ dân tộc của VN là sáo trúc.
II. Chuẩn bị của giáo viên

5


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép bài hát.
- Tư liệu về tác giả Nguyễn Hải
- Cây sáo trúc và tranh biểu diễn của cây sáo trúc
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và bài
hát
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sỹ

Nguyễn Hải

1. Tìm hiểu bài
- Nhạc sỹ Nguyễn Hải tên thật là Nguyễn
Văn Hải, sinh năm 1958, quê ở Quảng
Bình, hiện đang công tác ở thành phố
HCM.
- Bài hát Khúc ca bốn mùa được tác giả
- Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV hình tượng hoá từ chuyện mưa, nắng thành
trình diễn bài hát Khúc ca bốn mùa
những “hạt nắng, hạt mưa” rồi liên hệ đến
mẹ, các bạn nhỏ, cây lúa trên đồng và vườn
cây bên nhà...
- Bài hát viết ở nhịp 3/4 với nét nhạc nhẹ
nhàng, êm dịu. Đây là một ca khúc mang
đến cho các em một cái nhìn thiên nhiên
đầy thú vị và gần gũi với tuổi thơ
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS học bài hát
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu
hát.
- Cho HS khởi động giọng
- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu hát
+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Gõ đệm

+ Vận động phụ hoạ
Hoạt động III
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc thêm
- Cho HS quan sát cây trên tranh và quan
sát hình ảnh, nghe âm thanh thực của cây
sáo trúc qua bài TĐN số 1(ÂN9)
- HS đọc bài trong SGK và ghi nhớ, GV

2. Học bài hát
Khúc ca bốn mùa
Nhạc và lời: Nguyễn Hải
- Học lời ca và giai điệu của bài
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ Vận động phụ hoạ đơn giản

3. Bài đọc thêm
Tiếng sáo Việt Nam
Sáo trúc là một nhạc cụ rất quen thuộc
và phổ biến ở nước ta. Âm thanh của sáo
trúc gợi nên khung cảnh đồng quê, làng
xóm yên ả ở nông thôn Việt Nam

6


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
kết luận

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Sáo trúc Việt Nam đã được các nghệ
sỹ thổi sáo nâng lên thành một nhạc cụ độc
tấu với kỹ thuật hết sức tinh tế.

3. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa
- Xem trước TĐN 7
Ngày dạy: 24/02/2011
Tiết 23
ÔN TẬP BÀI HÁT KHÚC CA BỐN MÙA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hát đúng giai điệu và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát Khúc ca bốn
mùa.
- HS được giáo viên chỉ hát dàn dựng theo nhiều cách khác nhau.
- HS hát đúng giai điệu của bài TĐN.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
- HS làm quen với nối hát đồng ca, đơn ca.
3.Thái độ:
- Đọc TĐN 7 với sắc thái diễn cảm, gợi lên nỗi nhớ về quê hương.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép TĐN số 7.
- Bản đồ thế giới
III. Nội dung

1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài chép TĐN số 7
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập bài hát
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
Khúc ca bốn mùa
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát Nhạc và lời: Nguyễn Hải
GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài

7


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

đệm ghi âm trên đàn
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
cao
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
nhóm HS
Hoạt động II
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 7
* Hướng dẫn HS đọc TĐN

Quê hương
- HS quan sát trên bản đồ thế giới để nhận
Dân ca Ucraina
biết vị trí của nước Ucraina
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu - TĐN số 7 gồm 6 câu, nhịp 3/4, giọng La
nhạc theo lời ca.
thứ
- Cho HS luyện tên nốt và thang âm La - Tiết tấu:
thứ
- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài
- Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối - Cao độ của bài: la, xi, đô, rê, mi, fa, sol
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân - Tính chất của bài đọc vừa phải, tha thiết,
tích cao độ, trường độ
trữ tình.
+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Ghép lời ca
+ Gõ đệm
4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát Khúc ca bốn mùa, bài TĐN số 7 kết hợp
với các kỹ năng nâng cao và đánh nhịp 3/4 cho TĐN.
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Khúc ca bốn mùa và TĐN số 7
- Chuẩn bị cho nội dung tiết 24

8



Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Ngày dạy:
Tiết 24
ÔN TẬP BÀI HÁT KHÚC CA BỐN MÙA
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI
VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hát thuần thục và đúng giai điệu bài hát “Khúc ca bốn mùa”
- HS biết kiểu dàn dựng.
- Múa đẹp và đúng các động tác múa minh họa của bài hát. “Khúc ca bốn mùa”
- HS hát đúng giai điệu bài TĐN.
- Giúp Học sinh biết thêm 1 số nột về âm nhạc thiếu nhi VN.
2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3. Thái độ:
- Hát có sắc thái.
- Đọc TĐN 7 với sắc thái diễn cảm, gợi lên nỗi nhớ về quê hương
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép TĐN số 7.
- Bản đồ thế giới
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.

2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số nhạc sỹ tiêu biểu mà em biết?
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
đệm ghi âm trên đàn
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
nhóm HS
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS ôn tập TĐNsố 4
- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN
- Cho HS ôn bài theo các hình thức cá
nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kỹ
năng nâng cao:

1. Ôn tập bài hát
Khúc ca bốn mùa
Nhạc và lời: Nguyễn Hải
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ Biểu diễn bài hát
2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7
Quê hương
Dân ca Ucraina
- Ôn lại thang âm La thứ
- Ôn bài kết hợp các kỹ năng gõ đệm và


9


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
+ Gõ đệm
+ Đánh nhịp
Hoạt động III
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về âm nhạc
thiếu nhi Việt nam
- Cho HS nghe một số tác phẩm tiêu biểu,
chọn lọc qua 3 giai đoạn chính
+ Ai yêu Bác HCM hơn TNNĐ
+ Reo vang bình minh
+ Chú Cuội
+ Đội kèn tí hon
+ Lượn tròn lượn khéo
+ Đi học
+ Em mơ gặp Bác Hồ
+ Cho con…
- HS đọc bài trong SGK, nhận xét và nêu
cảm nhận của mình
- GV tóm tắt nét chính và kết luận

đánh nhịp 3/4
3. Âm nhạc thường thức
Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là
nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng đối

với đời sống tinh thần của thiếu nhi. Bài
hát, ca nhạc thiếu nhi là một bộ phận của
nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
Nhạc thiếu nhi chia làm 3 giai đoạn
chính:
- Từ CMT8 (1945) đến năm 1954
- Từ năm 1954 đến năm 1975
- Từ năm 1975 đến nay
Các bài hát thiếu nhi rất đa dạng và
phong phú, giàu tính giáo dục. Nhiều bài đã
đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả
người lớn và trẻ em yêu thích. Có những
bài lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác và tồn tại lâu dài cùng năm tháng.

4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
- Kể tên và hát một số ca khúc thiếu nhi mà em yêu thích?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Khúc ca bốn mùa và TĐN số 7
- Đọc và ghi nhớ lại bài ÂNTT
- Ôn lại kiến thức từ đầu HKII
Ngày dạy:
Tiết 25
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm vững 2 bài hát: Đi cắt lúa, Khúc ca bốn mùa.
- HS nắm vững cánh xác định quãng. đọc tốt nhạc của thang 5 âm và 7 âm của giọng la

tnứ.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc.
3. Thái độ:
- Ôn tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Nội dung ôn tập

10


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Bài mới
1. Ôn tập 2 bài hát
- GV cho HS luyện thanh theo mẫu âm phù hợp:

- Đàn từng bài để HS hát lại từng bài một như sau:
+ Hát tập thể.
+ Hát tốp ca, cá nhân.
+ Đánh nhịp ,gõ phách.
+ Biểu diễn sắc thái
- Kt, n/x và cho điểm
2. Ôn tập Nhạc lí
- Em hãy cho biết quãng là gì?
- GV đưa ra 1 vài ví dụ để HS xác định quãng?
3. Ôn tập Tập đọc nhạc
- GVcho HS đọc thang âm la thứ.


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

- HS thực hiện
- HS chú ý

- HS ghi vở
- Luyện thanh theo hướng dẫn của
GV
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Thực hiện

- Đàn giai điệu cho HS đọc bài TĐN số 6,7.
- Cho HS ghép lời ca .
- GV chia lớp thành 2 phần. một bên đọc nhạc, một bên
ghép lời sau đó đổi lại.
Kt, đánh giá, cho điểm
3. Củng cố luyện tập.
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà học kỹ bài cũ và chuẩn bị bài mới
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
-GV nhận xét tiết học
- BTVN: học kỹ bài cũ và tìm hiểu trước tiết 26

- Trả lời
- Thực hiện
- Đọc thang âm.

- Thực hiện

- Thực hiện theo hướng dẫn của
GV
- Nhắc lại nd bài học
- Nghe GV n/x

11


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
Ngày dạy:
Tiết 26
KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm vững 2 bài hát: Đi cắt lúa, Khúc ca bốn mùa.
- HS nắm vững cánh xác định quãng. đọc tốt nhạc của thang 5 âm và 7 âm của giọng la
tnứ.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Nội dung kiểm tra, đáp án chấm bài
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Bài mới
Đề chẵn:

Câu1 (3 đ): Em hãy trình bày bài hát “Đi cắt lúa”
Câu2 (2 đ): Em hãy cho biết bài hát trên nhịp mấy? Nội dung của bài là gì ?
Câu3 (3 đ): Em hãy trình bày bài TĐN số 6
Câu4 (2 đ): Đánh nhịp bài TĐN 6
Đề lẻ:
Câu1 (3 đ): Em hãy trình bày bài hát “Khúc ca bốn mùa”
Câu2 (2 đ): Em hãy cho biết bài hát trên nhịp mấy? Nội dung của bài là gì ?
Câu3 (3 đ): Em hãy trình bày bài TĐN số 7
Câu4 (2 đ): Đánh nhịp bài TĐN 7
Đáp án:
Đáp án đề chẵn:
Câu 1: (3 điểm)
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát (2 điểm)
- Biết hát có sắc thái (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Bài hát viết ở nhịp 2/4(1 điểm)
- Bài hát nói về sự vui mừng của người dân Hrê trong ngày mùa(1 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài TĐN (2 điểm)
- Biết hát có sắc thái (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
- Học sinh gõ đúng nhịp 2/4.
Đáp án đề lẻ:
Câu 1: (3 điểm)

12


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát (2 điểm)
- Biết hát có sắc thái (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Bài hát viết ở nhịp 3/8(1 điểm)
- Bài hát nói về sự thay đổi của bốn mùa, giúp chúng ta hiểu và yêu thiên nhiên hơn
(1 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài TĐN (2 điểm)
- Biết hát có sắc thái (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
- Học sinh gõ đúng nhịp 3/4.
----------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 27
HỌC HÁT BÀI CA - CHIU - SA
BÀI ĐỌC THÊM: BẢN HÙNG CA CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Ca - chiu - sa.
- HS biết tới một bài hát trữ tình, giai điệu nhẹ nhàng, êm đềm sâu lắng của nước bạn
(Liên xô)
- Giúp học sinh có thêm kiến thức về 1 số bài hát cách mạng và nhạc sĩ tài hoa của nước
Ý.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3. Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái vui tươi, rộn rã.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.

- Bảng phụ chép bài hát.
- Tư liệu về âm nhạc Nga và một số bài hát Nga quen thuộc
- Bản đồ thế giới
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Tìm hiểu bài
* Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và bài
Ca-chiu-sa là tên bài hát của nhạc sỹ
hát
Blan-te (Nga), sáng tác trong cuộc chiến
- HS quan sát trên bản đồ thế giới để biết tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô

13


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
được vị trí của nước Nga
- GV cho HS nghe một số ca khúc Nga
quen thuộc:
+ Nụ cười
+ Ở trường cô dạy em thế
+ Dòng sông xanh…
- Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV
trình diễn bài hát Ca-chiu-sa
Hoạt động II

* Hướng dẫn HS học bài hát
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu
hát.
- Cho HS khởi động giọng
- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu hát
+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Gõ đệm
+ Vận động phụ hoạ

(cũ) chống phát xít Đức (1939-1945).
Bài hát viết ở nhịp 2/4 với nét nhạc
nhanh, vui. Đây là một ca khúc được phổ
biến rộng rãi và nhiều người yêu thích.

2. Học bài hát
Ca-chiu-sa
Nhạc: Blan-te
Lời Việt: Phạm Tuyên
- Học lời ca và giai điệu của bài
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ Vận động phụ hoạ đơn giản

3. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kỹ năng

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập bài hát Ca-chiu-sa
- Đọc bài đọc thêm: Bản hùng ca cách mạng
------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 28
ÔN TẬP BÀI HÁT CA-CHIU-SA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hát đúng và thuần thục bài hát Ca - chiu - sa.
- HS biết cách hát dàn dựng, nâng cao dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS đọc đúng giai điệu bài TĐN số 8.
2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3, Thái độ:

14


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

- Hát bài hát với sắc thái vui tươi rộn rã.
- Đọc bài TĐN với sắc thái hồn nhiên, nhí nhảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép TĐN số 8.
- Bản đồ thế giới
III. Nội dung

1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài chép TĐN số 7
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập bài hát
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
Ca-chiu-sa
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát Nhạc: Blan-te
GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
Lời Việt: Phạm Tuyên
đệm ghi âm trên đàn
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng - Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
cao
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
nhóm HS
Hoạt động II
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 8
* Hướng dẫn HS đọc TĐN
Chú chim nhỏ dễ thương
- HS quan sát trên bản đồ thế giới để nhận
Nhạc: Pháp
biết vị trí của nước Pháp
Lời Việt: Hoàng Anh
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu
nhạc theo lời ca.

- TĐN số 8 gồm 4 câu, nhịp 4/4, giọng
- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur Cdur, có sử dụng dấu quay lại
- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài
- Tiết tấu:
- Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân - Cao độ của bài: đô, rê, mi, fa, sol, la
tích cao độ, trường độ
+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS
- Tính chất của bài đọc dí dỏm, nhanh, vui
+ Nối toàn bài
nhộn, sử dụng kỹ thuật staccato
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Ghép lời ca
+ Gõ đệm

15


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát Ca-chiu-sa, bài TĐN số 8 kết hợp với các
kỹ năng nâng cao.
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Ca-chiu-sa và TĐN số 8

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 29
-------------------------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 29
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
NHẠC LÝ: GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SỸ HUY DU VÀ BÀI HÁT
ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hát thuần thục và đúng giai điệu bài TĐN số 8.
- HS biết cách chia các câu trong bài TĐN.
- Giúp học sinh biết cách hát đối đáp, hát đồng ca, đơn ca.
- Giúp học sinh biết các kiến thức về gam trưởng và giọng trưởng.
- Giúp học sinh biết về nhạc sĩ Huy Du và 1 số bài hát của ông và bài hát Đường chúng
ta đi.
2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3. Thái độ:
- Đọc và hát TĐN 8 với sắc thái hồn nhiên, nhí nhảnh
- Thể hiện niềm tự hào về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Ảnh và tư liệu nhạc sỹ Huy Du
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số nhạc sỹ tiêu biểu mà em biết?
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8

* Hướng dẫn HS ôn tập TĐNsố 8
Chú chim nhỏ dễ thương
- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN
Nhạc: Pháp
- Cho HS ôn bài theo các hình thức cá
Lời Việt: Hoàng Anh
nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kỹ
năng nâng cao:
- Ôn lại thang âm Cdur

16


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
+ Gõ đệm
+ Đánh nhịp
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về gam, giọng
trưởng
- HS đọc khái niệm về gam và giọng trưởng
trong SGK.
- GV nêu ví dụ gam Cdur lên bảng, HS
nhận xét.
Hoạt động III
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sỹ Huy
Du và bài hát Đường chúng ta đi
- Cho HS quan sát ảnh của nhạc sỹ Huy Du
- Cho HS nghe và cảm nhận một số trích
đoạn các ca khúc hay của nhạc sỹ
- HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế,

sự nghiệp của nhạc sỹ:
+ Anh vẫn hành quân
+ Trên đỉnh Trường Sơn ta hát
+ Nổi lửa lên em
+ Cùng anh tiến quân trên đường dài…

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết
tấu, tính chất ca khúc Đường chúng ta đi
- HS đọc thông tin trong SGK và ghi lại các
nét chính vào vở

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn
- Ôn bài kết hợp các kỹ năng gõ đệm và
đánh nhịp
2. Nhạc lý: Gam trưởng- Giọng trưởng
- Gam là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp
liền bậc, hình thành dựa trên công thức
cung và nửa cung:
I
II III
IV V VI VII (I)
1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
- Các bậc âm trong gam trưởng được xây
dựng kèm theo tên âm chủ để xây dựng bài
hát gọi là giọng trưởng.
3. Âm nhạc thường thức
Nhạc sỹ Huy Du và bài hát
Đường chúng ta đi
3.1. Nhạc sỹ Huy Du
Huy Du quê ở Bắc Ninh. Ông sinh năm

1926 và mất nă m 2007.
Sinh ra ở một vùng quê QH, ngay từ
nhỏ âm nhạc dân gian đã có dấu ấn sâu đậm
trong tâm hồn của ông. Bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã
sáng tác nhứng ca khúc nổi tiếng. Đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, âm nhạc
của ông càng tràn đầy khí thế hào hùng,
phóng khoáng và đậm chất trữ tình cách
mạng.
Nhạc sỹ Huy Du là một trong những
tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc
Việt Nam hiện đại. Ông được Nhà nước trao
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
3.2 Bài hát Đường chúng ta đi
Bài hát ra đời năm 1968 giữa lúc cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang diễn
ra ác liệt. Bài hát viết ở nhịp 4/4, hình thức
3 đoạn đơn. Đoạn I với nét nhạc dàn trải,
tuy cuộc chiến tranh còn nhiều gian nan vất
vả nhưng toàn dân vẫn tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ hướng về
một ngày mai tươi sáng. Đoạn II tiết tấu sôi
động, dồn dập như thúc giục quân và dân ta
nhanh bước trên con đường giải phóng quê
hương. Đoạn III tính chất âm nhạc trở lại
như đoạn I kêu gọi, thôi thúc toàn dân tộc

17



Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

vững bước tới ngày toàn thắng. Đây là một
trong những bài hát hay nhất trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ.
4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Ca-chiu-sa và TĐN số 8
- Đọc và ghi nhớ lại bài ÂNTT
---------------------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 30
HỌC HÁT BÀI TIẾNG VE GỌI HÈ
BÀI ĐỌC THÊM: XUẤT XỨ MỘT BÀI CA
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hát đúng giai điệu lời ca bài hát “ Tiếng ve gọi hè ”
- HS biết thêm 1 số bài hát viết về mùa hè của tác giả nhạc sĩ.
- HS biết thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát và vận động theo nhịp bài hát.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
- HS biết về xuất xứ 1 số bài hát.
3. Thái độ: Hát với sắc thái vui tươi rộn rã.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép bài hát.

- Tư liệu về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS
2. Kiểm tra bài cũ
- Biểu diễn bài hát Ca-chiu-sa, đọc nhạc kết hợp gõ đệm TĐN số 8
- Trình bày những nét khái quát về nhạc sỹ Huy Du và sự nghiệp sáng tác
của ông?
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và bài
hát
- HS đọc thông tin trong SGK và tóm tắt
nét chính về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
- GV cho HS nghe một số sáng tác quen

1. Tìm hiểu bài
- Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
- Bài hát Tiếng ve gọi hè tác giả hình
tượng hoá từ chuyện mưa, nắng thành
những “hạt nắng, hạt mưa” rồi liên hệ đến
mẹ, các bạn nhỏ, cây lúa trên đồng và vườn

18


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
thuộc của ông cho thiếu nhi:

+ Em là bông hồng nhỏ
+ Tuổi đời mênh mông
- Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV
trình diễn bài hát Tiếng ve gọi hè

cây bên nhà...
- Bài hát viết ở nhịp 2/4 với nét nhạc
nhẹ nhàng, êm dịu. Đây là một ca khúc
mang đến cho các em một cái nhìn thiên
nhiên đầy thú vị và gần gũi với tuổi thơ

Hoạt động II
2. Học bài hát
* Hướng dẫn HS học bài hát
Tiếng ve gọi hè
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
hát.
- Cho HS khởi động giọng
- Học lời ca và giai điệu của bài
- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối - Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
móc xích:
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
+ GV đàn giai điệu từng câu hát
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Gõ đệm

+ Vận động phụ hoạ
4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập bài hát Tiếng ve gọi hè
- Xem trước TĐN số 9
- Đọc bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca
---------------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 31
ÔN TẬP BÀI HÁT TIẾNG VE GỌI HÈ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 9
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hát thuần thục bài hát tiếng ve gọi hè.
- HS biết thể hiện múa minh họa cho bài hát.
- HS biết cách hát dàn dựng, nâng cao và hát bè.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài TĐN số 9.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc

19


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

3. Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái rộn rã

- Đọc TĐN với sắc thái nhịp nhàng, tình cảm, tự hào về mái trường
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Bảng phụ chép TĐN số 9.
- Bản đồ thế giới
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài chép TĐN số 9
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập bài hát
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
Tiếng ve gọi hè
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
đệm ghi âm trên đàn
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng - Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
cao
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
nhóm HS
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS đọc TĐN
- HS quan sát trên bản đồ thế giới để nhận
biết vị trí của nước Pháp
- HS quan sát trên bảng phụ và chia câu

nhạc theo lời ca.
- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur
- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài
- Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối
móc xích:
+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân
tích cao độ, trường độ
+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS
+ Nối toàn bài
- Hướng dẫn HS ôn luyện các kỹ năng
nâng cao:
+ Ghép lời ca
+ Gõ đệm

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 9
Trường làng tôi
Nhạc: Phạm Trọng Cầu
- TĐN số 8 gồm 4 câu, nhịp 3/4, giọng
Cdur, có sử dụng dấu nhắc lại
- Tiết tấu:
- Cao độ: đô, rê, mi, fa, sol, la, xi
- Tính chất của bài đọc nhịp nhàng, tha
thiết, sử dụng kỹ thuật legato.

4. Củng cố

20


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát Tiếng ve gọi hè, bài TĐN số 9 kết hợp với
các kỹ năng nâng cao.
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Tiếng ve gọi hè và TĐN số 9
- Chuẩn bị cho nội dung tiết 32
--------------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 32
ÔN TẬP BÀI HÁT TIẾNG VE GỌI HÈ
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 9
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ DÂN CA
MỘT SỐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS thuần thục bài hát “ Tiếng ve gọi hè”
- HS hát đúng giai điệu và lời ca TĐN số 9.
- Giúp học sinh biết 1 số bài hát của dân tộc và 1 số bài hát của họ.
2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc
3.Thái độ:
- Hát bài hát với sắc thái rộn rã
- Đọc TĐN với sắc thái nhịp nhàng, tình cảm, tự hào về mái trường
- Tôn trọng và tự hào về sự đa dạng trong dân ca Việt Nam.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Tư liệu về dân ca một số dân tộc ít người
III. Nội dung
1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số bài dân ca mà em biết?
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập bài hát
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
Tiếng ve gọi hè
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
đệm ghi âm trên đàn
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng - Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
cao
+ Gõ đệm theo phách, nhịp
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
+ Vận động phụ hoạ đơn giản
nhóm HS
Hoạt động II

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9

21


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

* Hướng dẫn HS ôn tập TĐNsố 9

Trường làng tôi
- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN
Nhạc: Phạm Trọng Cầu
- Cho HS ôn bài theo các hình thức cá
- Ôn lại thang âm Cdur
nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kỹ
- Ôn bài kết hợp các kỹ năng gõ đệm và
năng nâng cao:
đánh nhịp
+ Gõ đệm
3. Âm nhạc thường thức
+ Đánh nhịp
Đất nước ta, mỗi vùng miền, mỗi dân
tộc đều có những bài dân ca riêng, độc đáo,
làm thành một nền âm nhạc dân gian Việt
Hoạt động III
Nam phong phú và đa dạng.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về dân ca dân
Nhìn chung, dân ca của các dân tộc ít
tộc ít người
người đều nói về tình yêu quê hương đất
- Cho HS nghe và cảm nhận một số bài dân nước, về núi rừng, sông suối, tình yêu lứa
ca phổ biến của các dân tộc ít người:
đôi, tình đoàn kết cộng đồng, nguyện vọng
+ Xoè hoa (dân ca Thái)
được sống yên vui, no ấm.
Giai điệu
+ Mưa rơi (dân ca Xá)
của các bài dân ca thường mộc mạc, chân
+ Ru em (dân ca Xê đăng)

thành, giản dị và gần gũi với ngôn ngữ của
+ Lý cây bông (dân ca Nam Bộ)
dân tộc.
+ Lý cây đa (dân ca QHBN)
Dân ca của từng dân tộc có những nét
+ Ru con (dân ca ĐBBB)…
riêng mang tính đặc trưng của mỗi vùng
- GV kết luận
miền, mỗi cộng đồng dân cư không dễ hoà
- HS đọc thông tin trong SGK và ghi lại các trộn với nhau. Nhiều nhạc sỹ đã dựa trên
nét chính vào vở
chất liệu dân ca của các dân tộc ít người để
sáng tạo nên những ca khúc đậm đà bản sắc
riêng và có tính nghệ thuật cao.
4. Củng cố
- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN kết hợp với các kỹ năng
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá - GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
- Kể tên và hát một số ca khúc thiếu nhi mà em yêu thích?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh bài hát Tiếng ve gọi hè và TĐN số 9
- Đọc và ghi nhớ lại bài ÂNTT
- Ôn lại kiến thức từ đầu HKII.
---------------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 33
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS được ôn tập 2 bài hát đã học: "Ca - chiu - sa" và "Tiếng ve gọi hè".
- Ôn tập 2 bài TĐN đã học: bài TĐN số 8 và số 9, nắm vững cách thực hiện 2 âm hình
tiết tấu chủ yếu trong 2 bài TĐN đã học.

2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ca hát và đọc nhạc

22


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7
3. Thái độ: Ôn tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Nội dung kiến thức ôn tập
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những nét khái quát về dân ca một số dân tộc ít người?
3. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
1. Ôn tập bài hát
* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
Ca-chiu-sa
- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát Tiếng ve gọi hè
GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc
đệm ghi âm trên đàn
- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài
- Cho HS ôn bài kết hợp các kỹ năng nâng
- Luyện tập các kỹ năng nâng cao:
cao

+ Gõ đệm theo phách, nhịp
- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số
+ Biểu diễn
nhóm HS để làm mẫu
Hoạt động II
* Hướng dẫn HS ôn tập TĐN
2. Ôn tập Tập đọc nhạc
- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN
TĐN số 8 và số 9
- Cho HS ôn bài theo các hình thức cá
nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kỹ
- Ôn bài kết hợp các kỹ năng gõ đệm và
năng nâng cao:
đánh nhịp
+ Gõ đệm
+ Đánh nhịp
4. Củng cố
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá giờ học
- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các kiến thức Nhạc lý đã học từ đầu năm để kiểm tra cuối năm.
----------------------------------------------Ngày dạy:
Tiết 34
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm kiến thức đã học của 8 bài hát đã học.
- Nắm kiến thức đã học của 9 bài TĐN.
- Hs biết đặc điểm của nhịp 4/4.


23


Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Biết khái niệm về nửa cung, một cung, dấu hóa, hóa biểu, quãng
2. Kỹ năng:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của các bài hát.
- Đọc đúng cao độ, tiết tấu, lời ca, sắc thái, gõ nhịp các bài TĐN.
- Gõ phách được nhịp 4/4, làm được các bài tập nhạc lí về nửa cung, một cung, dấu hóa,
hóa biểu, quãng.
3. Thái độ: Ôn tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.
- Nội dung kiến thức ôn tập
III. Nội dung
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỹ số lớp và đdht của HS.
2. Bài mới (Giới thiệu bài)
Hoạt động I
* Hướng dẫn HS ôn tập Nhạc lý
- Cho HS lên bảng lấy ví dụ 5 ô nhịp 4/4
và nhắc lại khái niệm, ký hiệu, ứng dụng
của nhịp 4/4
- GV cho HS đánh nhịp tập thể bài Chào
mừng Đảng cộng sản VN và Quốc ca để ôn
lại cách đánh nhịp 4/4


- Cho HS lên bảng viết khoảng cách cung
và nửa cung giữa 7 bậc cơ bản; ký hiệu và
nêu tác dụng của dấu hoá

- GV cho HS nghe trên đàn một số quãng
đồng thời phân biệt giữa quãng hoà âm và
quãng giai điệu.

1. Ôn tập
1.1. Nhịp 4/4
- Có 4 phách trong một ô nhịp, giá trị
tương ứng của phách bằng một nốt đen.
- Nhịp có ký hiệu là 4/4 hoặc C
- Nốt tròn ký hiệu là O=4 nốt đen, vị trí
nằm ở dòng kẻ phụ bên dưới.
- Nhịp 4/4 thường dùng cho thể loại - Có 4
phách trong một ô nhịp, giá trị tương ứng
của phách bằng một nốt đen.
- Nhịp có ký hiệu là 4/4 hoặc C
1.2 . Cung và nửa cung-Dấu hoá
Trên một quãng 8 được chia thành 12
phần bằng nhau trong đó: Cung: 1/6 quãng
8 và nửa cung: 1/12 quãng 8
Trong tự nhiên có các quãng:
- 1cung: đô-rê; rê-mi; fa-sol; sol-la và
la-xi
- 1/2 cung: mi-fa; xi-đô
Dấu hoá dùng để nâng cao, hạ thấp hoặc
trở lại độ cao ban đầu của âm thanh
- Dấu thăng(#): nâng âm thanh 1/2c

- Dấu giáng(b): hạ âm thanh 1/2c
- Dấu bình( ): trở về vị trí ban đầu
- Thăng kép(x): nâng âm thanh 1c
- Giáng kép(bb): hạ âm thanh 1c
1. 3. Quãng:
Quãng là khoảng cách về độ cao
giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng một

24


Giáo viên: Hoàng Anh Tuấn

Gi¸o ¸n ©m nh¹c 7

lúc.
- HS lên bảng viết công thức cấu tạo của 1.4. Gam trưởng-Giọng trưởng:
gam trưởng đồng thời xây dựng giọng
Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm
Cdur, Gdur, Ddur
được sắp xếp liền bậc theo công thức:
1c - 1c - 1/2c - 1c - 1c - 1c - 1/2c
Các bậc âm trong gam trưởng sử
dụng để xây dựng giai điệu bài hát kèm
theo tên âm chủ gọi là giọng trưởng.
Hoạt động II
* Cho HS làm bài kiểm tra 15phút
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra
- Thu bài


2. Kiểm tra
KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1
Viết 5 ô nhịp 4/4
Câu 2
Sử dụng dấu hoá thăng, giáng để
biến đổi các quãng 1c và 1/2c giữa 7 bậc cơ
bản(1c = 1/2c; 1/2c = 1c)
Câu 3
Lấy âm Ôn tập các bài
ÂNTT đã học từ đầu năm.
, âm La làm gốc để hình thành quãng 3, 4,
5, 6 ,7.

3. Củng cố
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá giờ ôn tập, thái độ làm bài kiểm tra.
- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các bài hát đã học từ đầu năm để chuẩn bị kiểm tra thực hành.
Ngày dạy:
Tiết 35
KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm tất cả kiến thức đã ôn tập.
2. Kỹ năng:
- Nắm tất cả các kỹ năng đã ôn tập
3. Thái độ: Kiểm tra nghiêm túc.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn phím điện tử, song loan, thanh phách.

- Nội dung kiến thức ôn tập
III. Nội dung
1. Ổn định lớp

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×