Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích nội dung xây dựng một số giáo án điện tử thuộc phần III sinh học vi sinh vật gồm chương 1 chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật chương 2 sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật chương 3 virut và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.59 KB, 72 trang )

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa: sinh KTNN
------------------------


Nguyễn ngọc thuỳ

Phân tích nội dung xây dựng một số giáo án
điện tử thuộc phần ba: sinh học vi sinh vật
gồm chương 1: chuyển hoá vật chất và
năng lượng ở vi sinh vật, chương 2 : sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật, chương
3: virut và bệnh truyền nhiễm sinh học 10
ban khoa học cơ bản.

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy
Người hướng dẫn khoa học
Thạc sĩ: Trương Đức Bình

Hà nội 2008


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em đã nhận được sự chỉ bảo tận
tình của thầy giáo Thạc sĩ Trương Đức Bình và các thầy cô giáo trong tổ
phương pháp giảng dạy khoa sinh KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.


Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn cùng các thầy cô
trong khoa sinh KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp em
hoàn thành đề tài này.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo thạc sĩ
Trương Đức Bình người đã định hướng và dẫn dắt em trên bước đường nghiên
cứu khoa học, giúp em có kết quả thiết thực để hoàn thành đề tài này.
Đây là lần đầu tiên em tham gia nghiên cứu khoa học do đó không thể
tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô, các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội

tháng 5 năm 2008
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-1-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng

bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trương Đức Bình giảng viên
khoa sinh KTNN. Nó chưa từng được công bố tại bất kỳ một công trình
nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai. Đề tài và nội dung khoá luận là chân
thực được viết trên cơ sở khoa học là các sách, tài liệu do nhà xuất bản giáo
dục ban hành.
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-2-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Phần 1. Mở đầu.
1. Lý do chọn đề TàI.
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão. Song song với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự đòi hỏi phát triển về tri thức cũng
tăng gấp bội. Chính điều này đã đặt ra cho chúng ta một câu hỏi phải làm gì
để theo kịp với tiến độ đó? Xã hội ngày một đổi mới và con người cũng phải
đổi mới theo sự tiên tiến của nền công nghiệp hoá toàn cầu. Thế kỉ 21 đặt ra
cho chúng ta những nhiệm vụ rất nặng nề, đó là phải đổi mới vươn lên để đưa
con người lên vũ đài tuyệt đỉnh của tri thức và điều đáng nói ở đây là làm như
thế nào để thực hiện được điều này? Không còn cách nào khác là chúng ta

phải đổi mới phương pháp giáo dục, đưa nền giáo dục đi lên gắn chặt với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện chương trình đổi mới này thì bộ giáo dục đã quyết định
đưa ra bộ sách giáo khoa mới thay cho bộ sách giáo khoa cũ. Bên cạnh sự đổi
mới về nội dung thì phương pháp và phương tiện dạy học cũng cần phải được
đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, Lấy
học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Việc đổi mới
chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp đến phương tiện dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục. Nghị
quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/02/2002 của Quốc hội khoá mười về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu đổi mới của chương
trình giáo dục phổ thông lần này là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp
với thực tiễn truyền thống Việt Nam. Tiếp cận với trình độ giáo dục phổ
thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Văn bản còn

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-3-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

đồng thời yêu cầu Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán

triệt mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học,
cấp học quy định luật giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của
chương trình sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực
hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn;
bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả
năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm thống nhất, kế thừa và phát triển
của chương trình giáo dục Đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
và công tác quản lý giáo dục.
Muốn có một giờ lên lớp đạt hiệu quả thì trước tiên phải chuẩn bị tốt từ
khâu soạn bài và khâu phân tích nội dung, khi thực hiện khâu này thì giáo viên
không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải đọc thêm tài
liệu có liên quan đến bài, làm cho bài giảng trở nên phong phú, xinh động,
cuốn hút làm học sinh đam mê, yêu thích và hứng thú với môn học. Như vậy
vấn đề hiểu và phân tích nội dung bài giảng là khâu rất quan trọng và cần phải
được đầu tư.
Song song với khâu phân tích nội dung thì phương pháp và phương tiện
dạy học cũng là một khâu rất quan trọng. Hiện nay Bộ giáo dục đã đưa ra
nhiều phương pháp và thiết bị dạy học nhằm phục vụ học sinh lĩnh hội kiến
thức một cách triệt để, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên.
Một trong những phương pháp hiện nay đang thí điểm và mang lại kết quả cao
là sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thiết kế các bài soạn trên máy vi
tính và trình chiếu Powerpoint. Đây là phương pháp mới có nhiều ưu điểm
giúp giáo viên có sự chuẩn bị rất kỹ càng cả về nội dung và hình ảnh, tiết kiệm
thời gian, cho hình ảnh đẹp và chính xác, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh,
kích thích sự sáng tạo tự khám phá vấn đề của học sinh. Nhưng bên cạnh

Trường ĐHSP Hà Nội 2


-4-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

những ưu điểm trên thì cũng có những nhược điểm là nếu lạm dụng thì học
sinh sẽ chỉ nghe mà không ghi chép bài học, không hiểu đầy đủ thông tin
trong bài học nếu giáo viên không khắc sâu kiến thức bằng lời. Vì vậy đi đôi
với việc sử dụng phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới thì việc giảng dạy kết
hợp với viết bảng để khắc sâu kiến thức cho học sinh là rất cần thiết. Nhận
thức được vấn đề trên tôi đã chọn cho mình đề tài Phân tích nội dung xây
dựng một số giáo án điện tử thuộc chương trình sinh học 10 ban cơ bản
phần ba: sinh học vi sinh vật.
2. MụC ĐíCH Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU.
2.1. Mục đích.
Phân tích nội dung các bài thuộc phần ba sinh học 10 ban cơ bản. Bước
đầu làm quen với cách xây dựng bài giảng sử dụng phần mềm Powerpoint.
2.2. Phương pháp tiến hành.
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu sách giáo khoa sinh học 10 ban cơ bản.
- Lý luận dạy học sinh học.
- Phương pháp giảng dạy sinh học 10.
- Sách giáo viên sinh học 10.
- Các tài liệu liên quan tới việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Tài liệu về giáo án điện tử.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia.

Xin ý kiến nhận xét của giảng viên hướng dẫn: Thầy Trương Đức Bình
cùng các thầy cô trong tổ phương pháp đối với:
- Việc đổi mới phương pháp hiện nay.
- Sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra trường.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-5-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Những biên pháp làm sáng tỏ nội dung bài giảng, phân tích bài giảng
trong sách giáo khoa theo kiểu kỹ thuật dạy học một bài cụ thể.
- Những kiến thức về giáo án điện tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Chương trình sách sinh học 10 ban cơ bản, phần 3: Sinh học vi sinh vật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Phân tích nội dung bài giảng.
4.1.1. Logic nội dung bài giảng.
- Vị trí của bài trong chương.
- Logic của bài.
4.1.2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài.
- Nội dung và kiến thức cơ bản của bài.

- Những kiến thức bổ sung.
- Những kiến thức thực tiễn liên quan (nếu có).
4.2. Thiết kế một số giáo án điện tử trong chương trình.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-6-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Phần 2. kết quả nghiên cứu.
A. Cơ sở lý thuyết.
1. Tính tích cực trong học tập.
Theo giáo sư Trần Bá Hoành tính tích cực là một bản chất vốn có của
con người trong đời sống xã hội từ xưa tới nay. Trong học tập tính tích cực
được thể hiện ở tính tích cực nhận thức. Là trạng thái hoạt động của học sinh
đặc trưng khát vọng học tập cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
nắm vững kiến thức.
Rênôva định nghĩa như sau: Tính tích cực học tập của học sinh là một
hiện tượng sư phạm thể hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động
học tập.
Biểu hiện của tính tích cực trong học tập của học sinh.
+ Biểu hiện về mặt hành động.
- Học sinh khao khát và tự nguyện được trả lời câu hỏi của giáo viên
hoặc bổ sung những câu trả lời của bạn.

- Học sinh thích được giơ tay phát biểu ý kiến, chú ý nghe câu trả lời
của bạn và lời giải thích của giáo viên.
- Học sinh hay nêu những thắc mắc đòi hỏi được giải thích.
- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có
để nhận thức những vấn đề mới.
- Học sinh mong muốn đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới
ngoài nội dung bài học.
+ Biểu hiện về mặt cảm xúc.
- Học sinh hào hứng phấn khởi trong giờ học.
- Học sinh biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên trước những hiện tượng
thông tin mới.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-7-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

- Học sinh băn khoăn day dứt trước những vấn đề phức tạp, những bài
toán khó.
- Học sinh có những biểu hiện thờ ơ lãnh đạm, hoài nghi trước những
vấn đề câu hỏi của bạn, của thầy nêu ra.
- Biểu hiện về mắt ý chí.
Sự tập chung chú ý vào bài học chăm chú quan sát đối tượng nghiên
cứu, không nản chí trước những khó khăn, phải làm bằng được các bài tập,

giải thích bằng được các hiện tượng, làm bằng được các thí nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực.
Mỗi một nền sản xuất đều đòi hỏi phải có một nền giáo dục tương ứng
để phục vụ cho nền sản xuất đó. Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa đang phát
triển việc đòi hỏi những người có đủ trình độ kiến thức để phục vụ đất nước
theo kịp với tiến độ khoa học là một việc làm cần thiết. Vì vậy người thày
ngày nay không phải là một người thày làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà
chỉ là người định hướng, tổ chức và điều khiển. Còn người học sinh sẽ đóng
vai trò chủ thể trong hoạt động sáng tạo phát huy tính tích cực của mình đó là
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Bên cạnh đó dựa trên học thuyết của skainer: Mọi hoạt động của con
người đều gắn với đối tượng. Hoạt động đó xảy ra khi bản thân chủ thể có nhu
cầu. Học là hoạt động gắn với đối tượng cụ thể, là sự lặp đi lặp lại những hành
vi để dẫn đến hành vi mong muốn. Hoạt động dạy học tạo điều kiện cho hoạt
động học.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm coi trọng lợi ích và nhu cầu cơ bản
của học sinh, là sự phát triển nhân cách. Mọi nỗ lực giảng dạy của giáo dục và
nhà trường đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoàn thiện chính
mình.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò
của người giáo viên mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn về

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-8-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Ngọc Thuỳ

phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Giáo viên với vai trò là người cố vấn, tổ
chức cho các em tham gia vào quá trình tìm ra kiến thức mới. Do đó mà đòi
hỏi giáo viên không ngừng mở rộng, nâng cao bồi dưỡng kiến thức chuyên
nghành, cũng như kiến thức khoa học khác.
3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Dạy học bằng tổ chức các hoạt động.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
- Dạy học cá thể hoá và hợp tác hoá.
- Dạy học đề cao việc đánh giá và tự đánh giá.
4. Giáo án điện tử và cách xây dựng giáo án điện tử.
4.1. Giáo án điện tử là gì?
Giáo án điện tử là bản thiết cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của người
dạy trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đã được multimedia hoá một
cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài
học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy, được thể
hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
4.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử.
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm.
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng thư viện tư liệu.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình
dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Giáo án điện tử có thể được viết dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tuỳ

theo trình độ công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-9-

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

trình diễn sẵn có. Trong đó, thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint là đơn
giản nhất.
Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint.
- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới.
- Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ theo từng slide.
- Chọn dạng mầu nền phần trình diễn.
- Chèn hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, videoclip vào slide.
- Sử dụng hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và hình
thức của một bài giảng.
- Thực hiện liên kết giữa các slide, các file, chương trình.
- Chạy thử chương trình và sửa chữa.
- Đóng gói tệp tin.
- Giải nén tệp tin.
4.3. Ưu, nhược điểm của giáo án điện tử.
4.3.1. Ưu điểm:
- Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên lên lớp.
- Hình ảnh, tranh vẽ rõ nét, đẹp, chính xác.

- Tiết kiệm thời gian cho giáo viên.
- Gây hứng thú cho học sinh.
4.3.2. Nhược điểm:
- Nếu lạm dụng học sinh chỉ nghe, xem mà không ghi được bài.
- Nếu không mở rộng hoặc khắc sâu bằng lời nói, học sinh sẽ không
hiểu hoặc hiểu không đầy đủ.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 10 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

B. Phân tích nội dung các bài thuộc phần 3: Sinh học vi
sinh vật.
1. Cấu trúc các bài cần nghiên cứu.
Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật ( 2 bài ).
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật ( 3 bài).
Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm ( 4 bài).
2. Nội dung các bài thuộc phần 3.
Sinh học vi sinh vật đề cập đến chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật, sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật từ đó giải thích được tại sao
virut lại là những sinh vật kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ. Chúng mang
nguồn bệnh đe doạ con người và xã hội.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật đề cập tới các kiểu

dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật thông qua quá trình phân giải
và tổng hợp các chất, đồng thời cũng nêu lên vai trò của vi sinh vật trong thiên
nhiên và những ứng dụng của nó trong đời sống con người.
Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật là đề cập tới các đặc điểm sinh
trưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, đặc biệt là các hình thức sinh
sản ở vi sinh vật.
Virut và bệnh truyền nhiễm giúp chúng ta hiểu được các dạng của virut,
cấu tạo của virut là những cơ thể rất nhỏ bé chỉ có thể nhìn thấy chúng ở dưới
kính hiển vi. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, mối quan hệ giữa nó với
các sinh vật khác. Đặc biệt là hội chứng HIV /AIDS được chú trọng, các vấn
đề intefêron, truyền nhiễm và miễn dịch.
Trong ba nhóm trên thì sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, virut và
bệnh truyền nhiễm là quan trọng nhất. Giải thích được quá trình sinh sản, sự
tăng nhanh về số lượng của virut. Những ứng dụng của virut trong thực tiễn và
lợi ích của chúng, cùng những biện pháp phòng tránh lây nhiễm virut.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 11 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

3. Phân tích nội dung các bài thuộc phần 3.
Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng vi sinh
vật.

1. Cấu trúc các bài cần nghiên cứu trong chương 1.
Bài 22: Dinh dưỡng chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật.
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
2. Nhiệm vụ của chương 1.
Đây là chương mở đầu của phần vi sinh vật. Chương này đề cập đến các
kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất rất đa dạng ở vi sinh vật cùng những ứng
dụng của vi sinh vật trong đời sống của con người và vai trò của sinh vật trong
quá trình chuyển hoá vật chất.
Với nội dung kiến thức của chương 1 thì người học sau khi học xong sẽ
nhận thức được quá trình chuyển hoá ở vi sinh vật diễn ra như thế nào? Sự
tổng hợp và phân giải sẽ được thực hiện ra sao? Và có ứng dụng trong thực
tiễn như thế nào? Đó chính là nội dung của chương 1 trong phần 3 sinh học vi
sinh vật.
3. phân tích nội dung các bài thuộc chương 1.
Bài 22: Dinh dưỡng chuyển hoá vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật.
1. Logic của bài 22 trong chương.
1.1. Vị trí của bài 22 trong chương.
Chương 1 gồm 2 bài mở đầu là dinh dưỡng chuyển hoá vật chất và dinh
dưỡng ở vi sinh vật sau đó đi sâu vào nghiên cứu bài 23 cũng là bài cuối của
chương quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. Như vậy chúng

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 12 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Ngọc Thuỳ

ta thấy trình tự nội dung kiến thức của chương 1 được sắp xếp là hoàn toàn
hợp lý.
Bài 22 là bài đầu tiên của chương 1 trình bày các kiểu dinh dưỡng của
vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng. Đồng thời phân biệt được
các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật từ đó nêu được môi trường nuôi cấy
cơ bản của vi sinh vật. Điều này chứng tỏ sự dinh dưỡng chuyển hoá vật chất ở
vi sinh vật luôn diễn ra mạnh mẽ.
1.2. Logic nội dung của bài 22
Để tìm hiểu quá trình dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật
diễn ra như thế nào? Thì chúng ta phải đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của vi
sinh vật để khái quát chung về vi sinh vật. Vì vậy mà mục 1 khái niệm vi sinh
vật được đưa lên đầu.
Sau khi nghiên cứu mục 1 ta thấy được đặc điểm của vi sinh vật chúng
là những cơ thể rất bé mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể
nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi, phần lớn chúng là cơ thể đơn bào nhân sơ
hoặc nhân thực nên chúng cần phải có những môi trường phù hợp để sinh
trưởng và nhân nhanh về số lượng. Đó chính là nội dung của phần 2 môi
trường và các kiểu dinh dưỡng.
Ngoài ra người ta còn thấy ở những môi trường yếm khí và môi trường
kỵ khí vi sinh vật tiến hành hô hấp và lên men, tại sao vi sinh vật lại có khả
năng này? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần 3 hô hấp và lên men.
Như vậy có thể nói các mục trong bài được sắp xếp là hoàn toàn hợp lý.
Sau nghiên cứu lần lượt các mục trong bài thì chúng ta sẽ trả lời được tại sao
vi sinh vật lại hấp thụ chuyển hoá dinh dưỡng rất nhanh, sinh trưởng và sinh
sản cũng rất nhanh, phân bố rộng. Vì vậy mà khi dạy giáo viên nên tuân theo
trật tự này.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài 22.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 13 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

2.1. Nội dung kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị
cho học sinh.
Phần 1: Khái niệm vi sinh vật.

- Khái niệm: Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé chỉ nhìn rõ chúng dưới
kính hiển vi, phần lớn vi sinh vật đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực một số là
tập đoàn đơn bào.
- Đặc điểm: Hấp thụ chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và
sinh sản nhanh phân bố rộng.
Phần 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.

2.1. Các loại môi trường cơ bản.
- Môi trường tự nhiên: Vi sinh vật được phân bố ở khắp mọi nơi.
- Môi trường trong phòng thí nghiệm: Căn cứ vào chất dinh dưỡng, môi
trường nuối cấy người ta chia làm ba môi trường.
+ Môi trường chất tự nhiên (gồm chất tự nhiên).
+ Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số
lượng).

+ Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học)
2.2. Các kiểu dinh dưỡng.
Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon
người ta chia các hình thức dinh dưỡng làm 4 kiểu.
- Quang tự dưỡng.
+ Nguồn năng lượng: ánh sáng.
+ Nguồn Cacbon: CO2
+ Ví dụ: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu
lục.
- Hoá tự dưỡng:
+ Nguồn năng lượng: Chất vô cơ hoặc hữu cơ.
+ Nguồn cacbon chủ yếu là CO2.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 14 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

+ Ví dụ: Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá hidro, oxi hoá lưu
huỳnh.
- Quang dị dưỡng.
+ Nguồn năng lượng: ánh sáng.
+ Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ.
+ Ví dụ: Vi sinh vật không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía

- Hoá dị dưỡng.
+ Nguồn năng lượng: Chất hữu cơ
+ Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ
+ Ví dụ: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang
hợp.
Phần 3: Hô hấp và lên men.

Trong môi trường có oxi phân tử, một số vi sinh vật tiến hành hô hấp
hiếu khí. Còn môi trường không có oxi phân tử, thì vi sinh vật tiến hành lên
men hoặc hô hấp kị khí.
3.1. Hô hấp.
3.1.1. Hô hấp hiếu khí.
- Khái niệm: Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hoá các phân tử hữu cơ
mà nhận êlectron cuối cùng là oxi phân tử. ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền
êlectron ở màng trong ti thể, còn ở sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng
sinh chất.
- Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là CO2 và nước. ở
vi khuẩn khi phân giải một phân tử glucôza tế bào tích luỹ được 38ATP.
- Có một số vi sinh vật hiếu khí, khi môi trường thiếu một số nguyên tố
vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ở giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep. Như
vậy, loại sinh vật này thực hiện hô hấp không hoàn toàn.
3.1.2. Hô hấp kị khí.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 15 -

K30A - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

- Khái niệm: Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbon hidrat để thu
năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi truyền êlectron
là một phân tử vô cơ không phải oxi phân tử.
- Ví dụ: Chất nhận êlectron cuối cùng N O3 trong hô hấp nitrat S O24
trong hô hấp sunfat.
3.2. Lên men.
- Khái niệm: Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế
bào chất, trong đó êlectron và chất nhận êlectron đều là các phân tử hữu cơ.
- Ví dụ: Lên men rượu, lên men lactic.
2.2. Những kiến thức cần chú ý bổ sung.
Phần 1: Khái niệm vi sinh vật.

- Giáo viên đưa thêm ví dụ làm dẫn chứng cụ thể.
Ví dụ: ở khuẩn có rất nhiều hình dạng như hình tròn, hình cầu, hình
que, hình xoắn
Phần 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.

- Khi nuôi cấy các vi sinh vật trong phòng thí nghiệm người ta phải
nghiên cứu các loại môi trường phù hợp với từng loại vi sinh vật và mục đích
nuôi cấy. Thành phần của môi trường đó phải được xác định cụ thể và chính
xác về tỷ lệ và các chất dinh dưỡng.
+ Phân biệt điểm sai khác của ba loại môi trường.
- Sử dụng tiêu chuẩn là khả năng động hóa nguồn cacbon vô cơ CO2
hay nguồn cacbon hữu cơ và tiêu chuẩn cần dựa vào để phân loại các kiểu
dinh dưỡng ở vi sinh vật là nguồn năng lượng.
+ Tất cả các vi sinh vật đều thuộc một trong bốn kiểu dinh dưỡng cơ

bản: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá dị dưỡng và hoá tự dưỡng.
- Nhóm thuộc sinh vật quang tự dưỡng bao gồm tất cả các sinh vật
quang hợp có nhân thực, nhân sơ có vi khuẩn lam và một số vi khuẩn lưu
huỳnh màu lục và màu tía thuộc nhóm này.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 16 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

- Nhóm thuộc vi sinh vật quang dị dưỡng: Chỉ có một vi khuẩn màu tía
và màu lục.
- Hoá dị dưỡng bao gồm tất cả các động vật và đa số vi sinh vật thường
gặp ở dưa muối, thực phẩm bị thối giữa, đường ruột của người và động vật.
- Hoá tự dưỡng chỉ gặp ở một số vi khuẩn.
Phần 3: Hô hấp và lên men.

3.1. Hô hấp.
- Sau khi hấp thụ các chất dinh dưỡng thì nguồn năng lượng sẽ diễn ra
các phản ứng sinh hoá để biến đổi các chất này đó chính là sự chuyển hoá vật
chất.
- Môi trường có oxi phân tử tiến hành hô hấp hiếu khí.
PTTQ: C6 H12O6 + 6CO2 6CO2 + 6H2O + 38ATP.
Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn: Khi thiếu một số coenzim, mặc dù có

oxi phân tử nhưng vi sinh vật hô hấp hiếu khí có thể dừng lại ở pha phân giải
thứ nhất. Vì thế chúng thải ra môi trường phân giải dở dang gọi là hô hấp hiếu
khí không hoàn toàn.
Hô hấp hiếu khí vi sinh vật sử dụng oxi phân tử với hàm lượng thấp hơn
hàm lượng oxi phân tử trong không khí. Đây là kiểu hô hấp của một số vi sinh
vật đối với môi trường ít oxi phân tử.
Môi trường không có oxi thì vi sinh vật tiến hành hô hấp kị khí.
+ Hô hấp nitrat vi sinh vật lấy oxi phân tử từ hợp chất nitrat làm nhận
êlectron cuối cùng trong chuỗi hô hấp. Từ một mol glucôza thu được khoảng
30% năng lượng.
+ Hô hấp sunfat: Vi sinh vật lấy oxi từ sunfat để làm chất nhận êlectron
trong chuỗi vận chuyển êlectron. Từ 1 mol glucôza tế bào thu được khoảng
25% năng lượng của một mol glucôza.
3.2. Lên men.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 17 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Giáo viên nêu ví dụ ở lên men êtylic và lên men lactic: Trong quá trình
lên men rượu thì đường được biến đổi thành rượu êtylic và CO2. Còn lên men
lactic là chuyển hoá sinh học kị khí chứa các hợp chất đường thành axit lactic
và một số sản phẩm khác.

2.3. Kiến thức thực tiễn có liên quan.
Từ việc nghiên cứu quá trình dinh dưỡng chuyển hoá vật chất và năng
lượng ở vi sinh vật giúp ta ứng dụng vào thực tiễn như sản xuất rượu, bia
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi
sinh vật.
1. Logic nội dung của bài 23.
1.1. Vị trí của bài 23 trong chương.
Bài 23 là bài thứ hai trong chương sau bài 22 - Dinh dưỡng chuyển hoá
vật chất và năng lượng và cũng là bài cuối của chương 1. Bài 23 chính là quá
trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. Sau khi học xong bài 23
chúng ta sẽ có một khái quát về sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật. Nêu
được một số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế những đặc điểm có hại của
quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ
môi trường.
Như vậy bài 23 được đặt sau bài 22 là hoàn toàn hợp lý.
1.2. Logic nội dung của bài 23.
Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật diễn ra rất nhanh vì vi sinh vật sinh
trưởng rất nhanh. Do vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá vật
chất năng lượng và sinh tổng hợp các chất trong tế bào cũng diễn ra rất nhanh.
Phần lớn vi sinh vật tự tổng hợp các chất như prôtêin, pôlysaccarit , lipit
người ta lợi dụng điều này để sản xuất những loại axit amin quý. Bên cạnh sự
tổng hợp là quá trình phân giải và mối quan hệ qua lại giữa tổng hợp và phân
giải. Vì vậy nội dung của bài 23 được sắp xếp trình tự như sau:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 18 -

K30A - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Phần 1: Quá trình tổng hợp.
Phần 2: Quá trình phân giải.
Phần 3: Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
Như vậy logic nội dung của bài 23 là hoàn toàn hợp lý.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài 23.
2.1. Nội dung và kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị
cho học sinh.
Phần 1: Quá trình tổng hợp.

Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các axit amin. vi sinh vật
sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
- Tổng hợp prôtêin là các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết
peptit.
(axit amin) n prôtêin.
- Tổng hợp pôlysaccarit là chất khởi đầu ADP glucôza (ađênôzin điphôtphat Glucôza)
(Glucôza)n + ADP Glucôza (Glucôza) n + 1 + ADP
- Sự tổng hợp lipit ở vi sinh vật là do sự kết hợp của glixêrol và các axit
béo.
- Các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric để tạo ra
nuclêôtit. Sự liên kết của các nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic.
Con người sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit
glutamic, lizin.
Phần 2: Quá trình phân giải.

2.1. Phân giải prôtêin và ứng dụng.

- Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra
bên ngoài tế bào nhờ vi sinh vật tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 19 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

được vi sinh vật hấp thụ để tiếp tục phân giải tạo ra năng lượng cho hoạt động
sống của tế bào.
- Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử axit amin
và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra.
- Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương được
phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta
được các loại nước mắm, nước chấm.
2.2. Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng.
- Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit
thành các đường đơn và phân giải tiếp theo con đường hiếu khí, kị khí (lên
men) .
+ Lên men.
Tinh bột

Nấm (đường hoá)


Glucôza

nấm men rượu

Êtanol + CO2

+ Lên men lactic.
- Khái niệm: Lên men lactic là quá trình chuyển hoá kị khí (glucôza,
lactôza) thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic. Có 2 loại
* Lên men lactic đồng hình.
Vi khuẩn lactic đồng hình
Glucôza

Axit lactic

* Lên men lactic dị hình.
Vi khuẩn lactic dị hình
Glucôza

Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic

+ Phân giải xenlulôza.
Vi sinh vật tiết hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulôza làm cho đất
giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.
Mặt khác do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin, xenlulôza mà vi
sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ uống, quần áo và các thiết bị có xenlulôza.
Phần 3: Mối quan hệ giữ tổng hợp và phân giải.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


- 20 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Tổng hợp (đồng hoá) và phân giải (dị hoá) là hai quá trình ngược chiều
nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.
- Đồng hoá tổng hợp các chất để cung cấp nguyên liệu cho dị hoá.
- Dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng
hoá.
2.2. Những kiến thức cần chú ý bổ sung.
Phần 1: Quá trình tổng hợp.

Giáo viên phân biệt các chất chuyển hoá sơ cấp và chuyển hoá thứ cấp.
- Các chất chuyển hoá sơ cấp là các chất được sinh ra ở pha đầu của sự
sinh trưởng, rất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Gen mã hoá các sản
phẩm sơ cấp nằm trong bộ gen của tế bào ví dụ: Gen mã hoá các enzim.
- Các chất chuyển hoá thứ cấp được sinh ra ở pha sau của sinh trưởng có
cấu trúc phức tạp hơn và không nhất thiết cần cho sự sinh trưởng của vi sinh
vật gen mã hoá các cất này thường nằm trong plasmit.
- Những thành phần hoá học mà cả cơ chế tổng hợp của 4 đại phân tử:
Prôtêin, axit nuclêic, pôlisaccarit. Đều tương tự ở các tế bào sinh vật điều này
chứng minh câu nói J. Monod (nhà sinh học phân tử người Pháp đạt giải
Noben): Cái gì đúng với vi khuẩn E.coli cũng đúng với con voi.
Giáo viên bổ sung thêm một số ứng dụng trong thực tiễn sản xuất:
- Prôtein từ Spirulina ở Nhật Bản là 1.000 tấn khô/ 1 năm ở Đức là 200

tấn khô/ 1 năm
- Do tốc độc sinh trưởng và tổng hợp cao vi sinh vật đã trở thành nguồn
tài nguyên khai thác của con người.
- Ví dụ: Một con bò nặng 500kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5kg
prôtêin nhưng 500kg nấm men có thể tạo ra 5.000 tấn prôtêin / 1 ngày.
Phần 2: Quá trình phân giải.

Giáo viên đưa thêm một số ví dụ về quá trình oxi hoá không hoàn toàn.
+ Quá trình oxi hoá Axit axêtic.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 21 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

Phương tình tổng quát oxi hoá rượu thành giấm:
CH3 CH2OH + O2 CH3COOH + H2O + Năng lượng.
Để khử khả năng ôxi hoá rượu thành giấm, người ta cấy điểm vi khuẩn
axêtic lên môi trường đặc có chứa CaCO3. Khi vi khuẩn axêtic hình thành axit
axêtic thì quanh khuẩn lạc xuất hiện vùng mất mầu.
+ Quá trình oxi hoá do vi sinh vật sinh ra axit xitric.
Trong môi trường dư thừa đường (10- 20%) không có nguyên tố vi
lượng, do đó làm rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất và sau chu trình Crep
của một số nấm mốc nên vi sinh vật này sẽ tiết ra môi trường các sản phẩm

phân giải ở dạng là các axit hữu cơ.
Glucôza EMP Axit Piruvic Axêtyl-coA Axit xitric
Axit ôxalô axêtic.
(EMP là quá trình đường phân mang tên ba nhà khoa học Embden, Meyerhor
và Parnas).
+ Quá trình oxi hoá do vi khuẩn sinh ta axit glutamic vi khuẩn sinh axit
glutamic có khả năng sinh tổng hợp axit glutamic trên môi trường có cacbon
hidrat (bột sắn, ngô, khoai).
Glucôza Axit Piruvic

Chu trình Crep Xêtôglutarat


L. axit glutamic

Người ta dùng NaOH để chung hoà thu được mononatri glutamat, lọc
tinh khiết và sấy khô đây chính là mỳ chính.
Axit glutamic chiếm tỷ lệ lớn trong số các Axit amin hình thành lên
prôtêin của cơ thể, nó giữ vai trò trung tâm trong một số quá trình chuyển hoá
prôtêin. Nhu cầu về axit glutamic hàng ngày đối với người lớn là 10 đến 20g
(chủ yếu được lấy từ thức ăn).
Phần 3: Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.

Giáo viên phân biệt một số điểm khác giữa tổng hợp và phân giải.
- Tổng hợp: Các phần tử liên kết để tạo thành các chất phức tạp.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 22 -


K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

- Phân giải: Các hợp chất phức tạp được tác thành các phân tử bé rồi
được hấp thụ và phân giải tiếp ở tế bào.
- Tổng hợp: Năng lương được tích luỹ trong các mối liên kết của hợp
chất phức tạp.
- Phân giải: Năng lượng được giải phóng do phá vỡ các mối liên kết của
hợp chất phức tạp.
- Tổng hợp: Sinh khối tăng, tế bào phân chia.
- Phân giải: Vật chất dự trữ giảm, tế bào giảm phân khối về kích thước.

Chương 2. SINH TRƯởng và sinh sản của vi sinh vật
1. Cấu trúc các bài trong chương.
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Bài 26: Sinh sản của vinh vật.
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật.
2. Nhiệm vụ của chương 2.
Chương 2 là chương rất quan trọng của phần ba vi sinh vật học. Nó có
nhiệm vụ chứng minh về mặt lý thuyết sự sinh sản theo cấp số mũ của vi sinh
vật, quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục, cơ sở cộng
hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Chương 2 với ba bài từ bài 25 đến bài 27 đã đề cập các vấn đề sinh trưởng và
sinh sản của vi sinh vật đó là:
- Sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 25).
- Sinh sản của vi sinh vật (Bài 26).

- Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật (Bài 27).
Như vậy bài 25, 26 giúp ta hiểu được quá trình sinh trưởng và sinh sản
của vi sinh vật diễn ra như thế nào? Sau đó bài 27 sẽ giải thích rõ các yếu tố

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 23 -

K30A - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Thuỳ

ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
nhân tố hoá học và lý học.
3. Phân tích nội dung các bài thuộc chương 2.
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
1. logic nội dung của bài 25.
1.1 vị trí của bài 25 trong chương.
Chương 1 - Chuyển hoá vật chất và năng lượng đã đưa ra những khái
quát chung nhất của vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất rất đa
dạng cùng những ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống của con người và vai
trò của vi sinh vật trong quá trình chuyển hoá vật chất. Vậy trong quá trình
phát triển thì vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản như thế nào? Đồng thời các
nhân tố ảnh hưởng đến vi sinh vật ra sao? Đó chính là nội dung của chương 2 Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
1.2 logic nội dung của bài 25.
Trong bài 25 đã đưa ra khái niệm sinh trưởng và sự sinh sản của sinh vật ở
môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục.

Như vậy logic của bài 25 là hoàn toàn phù hợp. Khi dạy giáo viên nên tuân
theo logic này.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài 25.
2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị
cho học sinh.
Phần 1: khái niệm sinh trưởng.

- Khái niệm: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự
tăng số lượng tế bào của quần thể đó.
- Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia
hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ.
Phần 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 24 -

K30A - Sinh


×