Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bai on khoa cuoi nam lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.17 KB, 10 trang )

BÀI 1 : SỰ SINH SẢN
Câu 1 : Điền những cụm từ thích hợp sau vào chỗ chấm
Mọi ….trẻ em Đều do bố, mẹ …. sinh ra và có những đặc điểm giống Với bố mẹ của mình.
Câu 2 : Người ta thường dựa vào dấu hiệu bên ngoài cơ bản nào để phân biệt Nam giới và Nữ giới.
Cách ăn mặc.
Cách để tóc.
Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ.
Nghề nghiệp.
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của sự sinh sản ?
Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
BÀI 2 : NAM HAY NỮ ?
Câu 1 :Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Cơ quan tuần hoàn.
Cơ quan tiêu hóa. Cơ quan sinh dục. Cơ quan hô hấp.
Câu 2 :Khoanh vào những việc làm mà chỉ phụ nữ mới có thể làm được ?
Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
Mang thai
Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
Cho con bú
Chăm sóc con
Câu 3 : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
BÀI 4 : CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
Câu 1 : Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ?
Cơ quan tuần hoàn.
Cơ quan tiêu hóa.
Cơ quan sinh dục.
Cơ quan hô hấp.
Câu 2 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…)
Quá trình tinh trùng Kết hợp với …trứng Được gọi là sự thụ tinh . Trứng đã được thụ tinh gọi là .hợp tử


Câu 3 : Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
BÀI 5 : CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?
Câu 1 : Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ trống, em có thể làm gì để giúp
đỡ ?
Nhường chỗ ngồi
Đỡ hộ túi xách
Cả hai ý trên
Câu 2 : Khoanh vào những việc mà phụ nữ có thai nên làm.
Ăn uống đủ chất, đủ lượng
Lao động nặng
Đi khám thai định kỳ : 3 tháng 1 lần
Không phải làm bất cứ việc gì
Tiêm vắc xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 3 : Phụ nữ có thai không nên làm gì ?
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma tuy, …
- Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, …
BÀI 6 : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
Câu 1 : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì được chia làm mấy giai đoạn ?
1 giai đoạn
2 giai đoạn
3 giai đoạn
4 giai đoạn
Câu 2 : Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy
nghĩ ngày càng phát triển.
Dưới 3 tuổi.
Từ 3 đến 6 tuổi.
Từ 6 đến 10 tuổi.
Câu 3 :Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người.
- Ở tuổi dậy thì cơ thể phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất

hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
- Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
BÀI 7 : TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
Câu 1 : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già được chia làm mấy giai đoạn ?
1 giai đoạn
2 giai đoạn
3 giai đoạn
4 giai đoạn
Câu 2 : Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ?
Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.
Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên.
Giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên.
Giai đoạn đầu của tuổi vị trưởng thành.
Câu 3 : Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên ?
Tuổi vị thành niên là từ 10 đến 19 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự
phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
BÀI 8 : VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ


Câu 1 : Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ?
Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo.
thay quần áo lót hàng ngày.
Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch.
Cả 3 ý trên.
Câu 2 Khoanh vào những việc không nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ?
A. Sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, ma túy, …;
B. Vui chơi giải trí lành mạnh.
C. Xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
D. Luyện tập thể dục thể thao
Câu 3 : Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ?

- Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. Đặc biệt, phải thay quần áo lót, rửa bộ
phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.
BÀI 11 : DÙNG THUỐC AN TOÀN
Câu 1 : Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, em ưu tiên chọn cách nào trước?
Uống vi-ta-min
Tiêm vi-ta-min
Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min
Câu 2 : Khi phải dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì ?
Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
Phải biết tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc đó
Phải ngưng dùng thuốc nếu thấy bệnh không giảm hoặc bị dị ứng...
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Khi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Khi mua thuốc cần đọc kỹ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo (nếu có) để biết hạn sử dụng, nơi sản
xuất, tác dụng và cách dùng thuốc.
BÀI 12 : PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
Câu 1 : Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
Dùng chung kim tiêm
Một loại kí sinh trùng
Muỗi a-nô-phen
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Cách phòng bệnh sốt rét ?
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
Diệt muỗi, diệt bọ gậy
Tránh để muỗi đốt
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Em hãy cho biết bệnh sốt rét có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sốt rét rất nguy hiểm, bệnh sốt rét gây thiếu máu. Bệnh nặng có thể làm chết người.
BÀI 13 : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Câu 1 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết
1. Muỗi vằn
b. Con vật truyền bệnh sốt xuất huyết
2. Vi rút
Câu 2 : Điền các từ : vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có diễn biến ngắn trường hợp nặng (bị xuất
huyết bên trong cơ thể) có thể gây....chết người trong vòng 3 đến 5 ngày
Câu 3 : Nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và
tránh để muỗi đốt.
BÀI 14 : PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
Câu 1 : Lứa tuối nào thường bị mắc bệnh viên não nhiều nhất?
Từ 1 đến 3 tuổi
Từ 3 đến 15 tuổi Từ 15 đến 20 tuổi
Từ 20 tuổi đến 25 tuổi
Câu 2 : Tác nhân gây ra bệnh viên não là gì?
một loại vi-rút có trong máu gia súc hoặc động vật hoang dã gây ra
muỗi vằn hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người
một loại kí sinh trùng gây ra
muỗi a-nô-phen hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người
Câu 3 : Nêu cách phòng bệnh viên não.
Cách phòng bệnh viêm não tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh ; không để ao tù, nước đọng ; diệt
muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quên ngủ màn.
BÀI 15 : PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
Câu 1 : Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Đường tiêu hoá
Đường hô hấp
Đường máu
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Người bị bệnh viêm gan A thường có triệu chứng gì ?

Sốt nhẹ
Đau ở vùng bụng bên phải
Chán ăn
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?

2


Muốn phòng bệnh viêm gan A cần “ ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
BÀI 16 : PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
Câu 1 : HIV lây truyền qua đường nào ?
Đường máu
Đường tình dục
Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con Tất cả các ý trên
Câu 2 : Để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta làm gì ?
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm đường hô hấp
Xét nghiệm đường tiêu hoá
Xét nghiệm da
Câu 3 : Nêu cách phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu ?
- Không dùng chung bơm kim tiêm. Chỉ dùng bơm kim tiêm 1 lần rồi bỏ.
- Không tiêm chích ma túy.
- Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm,…
BÀI 17 : THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV / AIDS
Câu 1 : HIV không lây qua đường nào ?
Tiếp xúc thông thường
Đường máu
Đường tình dục
Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con

Câu 2 : Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS ?
Không xa lánh
Không phân biệt đối xử
Thông cảm, hỗ trợ, động viên
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Theo em, trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/AIDS ?
Trẻ em có thể tìm hiểu, học tập để biết về HIV/AIDS, các đường lây nhiễm và cách phòng tránh… Tham gia tuyên
truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS.
BÀI 18 : PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Câu 1 : Những điểm cần lưu ý đẻ phòng tránh bị xâm hại.
Không đi nhờ xe người lạ.
Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ.
Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
Câu 2 : Điền các từ : vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn Chúng ta có thể chia sẻ,
tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng sợ hãi, bối rối, khó chịu,…
Câu 3 : Để phòng tránh bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ?
- Không đi nhờ xe người lạ.
- Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ.
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do…
BÀI 19 : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 1 : Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì ?
Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ
Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ
Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường
Tất cả các ý trên
Câu 2 :Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông
Đi theo tín hiệu đèn giao thông.

Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
Đi xe đạp hàng 3.
Đi bộ trên vỉa hè.
Các xe trở hàng cồng kềnh.
Câu 3 : Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ?
- Không chơi dưới lòng đường.
Không được vượt đèn đỏ.
- Không đi xe hàng ba.
Không nên đi xe trở hàng cồng kềnh....
BÀI 22 : TRE, MÂY, SONG
Câu 1 : Mây, song là loại cây thân gì ?
Thân thảo
Thân gỗ
Thân leo
Thân bò
Câu 2 : Để bảo quản một số đồ dùng trong gí đình được làm từ tre, mây, song, người ta sử dụng loại sơn nào
Sơn dầu
Sơn tường
Sơn cửa
Sơn chống gỉ
Câu 3 : Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng tre, mây, song.
Cách bảo quản một số đồ dùng bằng tre, mây, song là : tránh để ngoài mưa, nắng, không quăng, quật, không để gần
lửa,…
BÀI 23 : SẮT, GANG, THÉP
Câu 1 : Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?

3


Trong các quặng sắt

Trong lò luyện sắt

Trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất

Câu 2 : Gang và thép là hợp kim của:
Sắt và các-bon
Gang và các-bon
Thép và các-bon
Gang, thép và các-bon
Câu 3 : Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng thép như dao, kéo, cày, cuốc…
Một số đồ dùng bằng thép như dao, kéo, cày, cuốc…dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô
ráo.
BÀI 24 : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
Câu 1 : Đồng là kim loại được tìm thấy ở đâu ?
Trong tự nhiên
Trong các quặng đồng
Trong lò luyện đồng
Trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất
Câu 2 : Đồng được sử dụng làm gì ?
Đồ điện
Dây điện
Các bộ phận của ô tô, tàu biển
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Nêu tính chất của đồng ?
Đồng rất bền, dễ rát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có
ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
BÀI 25 : NHÔM
Câu 1 : Nhôm được sản xuất từ đâu ?
Từ quặng nhôm
Trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất

Trong lò luyện nhôm
Trong tự nhiên
Câu 2 : Nhôm có màu gì ?
Màu trắng xám
Màu trắng bạc
Màu trắng
Màu trắng trong
Câu 3 : Nhôm có những tính chất gì ?
Màu trắng bạc, có ánh kim ; có thể kéo thành sợi, rát mỏng. Nhôm nhẹ, đãn điện, dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ,
tuy nhiên, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
BÀI 26 : ĐÁ VÔI
Câu 1 : Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
Nhỏ vài giọt a-xít loãng lên hòn đá xem có bị sủi bột và khí bay lên hay không.
Dùng vật cứng rạch lên hòn đá xem có vết không
Cả hai ý trên
Câu 2 : Những nơi có nhiều đá vôi là :
Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh )
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng )
Hương Tích ( Hà Tây )
Câu 3 : Đá vôi thường được sử dụng để làm gì ?
Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,…
BÀI 27 : GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI
Câu 1 : Gạch, ngói được làm bằng gì ?
Đất sét nung ở nhiệt độ cao
Đất sét
Đất bùn
Đất bùn nung ở nhiệt độ cao
Câu 2 : Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì?
Đồ sứ

Đồ gốm
Đồ sành
Đồ đất
Câu 3 : Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào ?
Gạch, ngói,… được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ là những đồ gốm được tráng
men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng.
BÀI 28 : XI MĂNG
Câu 1 : Xi măng được làm từ gì ?
Đất sét
Đá vôi
Một số chất khác
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Xi măng có màu gì ?
Màu xám xanh
Màu nâu đất
Màu trắng
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Nêu tính chất của xi măng ?
Xi măng có màu xám xanh ( hoặc màu nâu đất, màu trắng ). Xi măng không tan khi trộn với một ít nước mà trở nên
dẻo ; khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
BÀI 29 : THỦY TINH
Câu 1 : Thuỷ tinh có những tính chất gì ?
Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ
Không cháy, không hút ẩm
Không bị a-xít ăn mòn
Tất cả các ý trên

4



Câu 2 : Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…)
Ngoài thủy tinh thường còn cò thủy tinh chất lượng cao : rất cứng ; chịu được nóng, lạnh ; khó vỡ dùng để làm chai, lọ
trong phòng thí nghiệm đồ dùng y tế, kính xây dựng , vỏ đèn hình tivi, kính của máy ảnh , ống nhòm.
Câu 3 : Nêu tính chất của thủy tinh nói chung ?
Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng rễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
BÀI 30 : CAO SU
Câu 1 : Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu ?
Than đá
Dầu mỏ
Nhựa cây cao su
Câu 2 :Cao su có tính chất gì ?
Đàn hồi tốt, cách nhiệt, cách điện
Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh
Không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?
Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi ở nhiệt độ quá cao hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Không để các hóa
chất dính vào cao su.
BÀI 31 : CHẤT DẺO
Câu 1 : Chất dẻo được làm ra từ đâu ?
Nhựa
Dầu mỏ
Than đá
Câu 2 : Nêu tính chất chung của chất dẻo ?
Cách điện, cách nhiệt, nhẹ
Rất bền, khó vỡ
Có tính dẻo ở nhiệt độ cao
Tất cả các ý trên
Câu 3 : Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày ?
Tại sao ?

Ngày nay, các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy
tinh, vải, kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
BÀI 32 : TƠ SỢI
Câu 1 : Loại tơ sợi nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật ?
Tơ tằm
Sợi bông
Sợi lanh
Sợi đay
Câu 2 : Trong các loại tơ sợi dưới đây, loại nào là tơ sợi tự nhiên ?
Sợi bông
Sợi ni lông
Tơ tằm
Cả ý A và C đúng
Câu 3 : ( câu khó ) - ( 4 điểm ) - ( 6 phút )
Nêu đặc điểm chính của tơ sợi nhân tạo ( sợi ni lông )
Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
BÀI 35 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
Câu 1 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Thể rắn
1. Dầu hoả
a-2
b-1
c-3
b. Thể lỏng
2. Thuỷ tinh
c. Thể khí
3. Ni-tơ
Câu 2 : Điền các từ : vào chỗ chấm sao cho phù hợp
Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất : sáp , thủy tinh, kim loại sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Khi được làm lạnh
ở nhiệt độ thích hợp thì khí ni-tơ sẽ chuyển thành thể lỏng.

Câu 3 : Nêu 2 ví dụ về sự chuyển thể từ thể này sang thể khác.
VD1 : Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
VD2 : Nước ở thể lỏng khi cho vào ngăn đá của tủ lạnh vài tiếng sẽ chuyển sang thể rắn.
BÀI 36 : HỖN HỢP
Câu 1 : Cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó :
Sàng, sảy
Làm lắng
Lọc
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp ?
Một chất
Hỗn hợp
Hai chất
Không phải là hỗn hợp
Câu 3 : Thế nào là hỗn hợp ?
Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của
nó.
BÀI 37 : DUNG DỊCH
Câu 1 : Dung dịch là gì ?
A.Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều.
B.Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng bị hoà tan vào nhau.
C.Cả hai trường hợp trên.
Câu 2 : Điền các cụm từ thích hợp vào chõ chấm (…)

5


A. Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp …chưng cất
A. Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào ruộng làm muối, dưới ánh nắng mặt trời nước
sẽ bốc hơi và còn lại muối.

Câu 3 : Dung dịch là gì ? Nêu điều kiện tạo ra dung dịch ?
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau
được gọi là dung dịch.
+ Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có ít nhất một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa
tan vào chất lỏng đó (hoặc 2 chất lỏng phải hòa tan trong nhau).
BÀI 38 - 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
Câu 1 : Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì ?
A.Sự biến đổi lí học.
B.Sự biến đổi hoá học.
C.Sự biến đổi toán học
Câu 2 : Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học ?
Cho vôi sống vào nước.
Xé giấy thành những mảnh vụn.
Xi măng trộn cát.
Xi măng trộn cát và nước.
Đinh gỉ, đinh mới.
Câu 3 : Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Cho 1 ví dụ về sự biến đổi hóa học ?
- Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
- VD : Đốt một tờ giấy để cháy hêt.
BÀI 40 : NĂNG LƯỢNG
Câu 1 : nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là ?
Điện
Mặt trời
Khí đốt tự nhiên
Gió
Câu 2 : Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm. (…)
Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày, cấy, trồng trọt, học tập, con người phải ăn, uống và hít thở
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của …con người…..
Câu 3 : Hãy kể tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc ?
- Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người là : Thức ăn, nước uống, không khí

- Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của đọng vật là : Thức ăn, nước uống, không khí
- Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của máy móc là : điện, xăng, dầu
BÀI 41 : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Câu 1 : Tại sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất ?
A. Mặt Trời chiếu sáng muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, nười và động vật khỏe mạnh
B. Cây xanh hấp thu năng lượng Mặt Trời
C. Than đá, đầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng Mặt Trời
D. Năng lượng Mặt Trời còn gây ra nắng mưa, gió bão, … trên Trái Đất
E. Tất cả các ý trên.
Câu 2 : Khoanh vào ý trả lời đúng nhất. Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào ?
A.Không khí B.Ánh sáng
C. Nhiệt
D. Ánh sáng và nguồn nhiệt
Câu 3 : Năng lượng mặt trời được sử dụng vào trong những việc gì ?
Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô,đun nấu, phát điện…
BÀI 42 - 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
Câu 1 : Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
Quảng Ninh
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Bà Rịa – Vững Tàu
Câu 2 : Xếp các loại chất đốt sau vào 3 nhóm và đặt tên cho nhóm đó .
Củi, xăng, lá khô, than đá, bi-o-ga, dầu hỏa, cồn, than bùn, nhựa, gas, than cám, giấy.
- Nhóm 1: Nhóm chất đốt dạng : Thể rắn
Gồm có : Củi, lá khô, than đá, than bùn, nhựa, than cám, giấy.
- Nhóm 2: Nhóm chất đốt dạng : Thể lỏng
Gồm có : xăng, dầu hỏa, cồn,
- Nhóm 3 Nhóm chất đốt dạng : Thể khí
Gồm có : bi-o-ga, gas
Câu 3 : Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận. Vì các nguồn năng lượng này được hình thành
từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nếu con người khai thác, sử dụng một cách bừa bãi thì nó sẽ cạn kiệt.
BÀI 43 : SỬ DỤNG NĂNG LƯ ỢNG CHẤT ĐỐT
Câu 1 : Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu ?
Quảng Ninh
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 2 : Xăng, dầu được sử dụng vào việc gì ?

6


Chạy máy
Chế ra nước hoa
Chế ra nến để đốt
Chế ra tơ sợi nhân tạo
Câu 3 : - Từ dầu mỏ có thể tách ra được những chất gì ? Từ dầu mỏ có thể chế ra được những gì ?
- Từ dầu mỏ có thể tách ra được xăng, dầu hỏa, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, …
- Từ dầu mỏ có thể chế ra nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo,…
BÀI 44 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
Câu 1 : Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ năng lượng gió:
Quạt máy
Thuyền buồm
Pin mặt trời
Tua- bin của nhà máy thuỷ điện
Câu 2 : Vật nào dưới đây không hoạt động nhờ sử dụng năng lượng nước chảy ?
Làm quay bánh xe nước đưa lên cao
Làm quay tua-bin của nhà máy phát điện
Làm quay quạt máy

Dùng để chở hàng hóa xuôi dòng nước
Câu 3 : Con người sử dụng nước chảy trong những việc gì ?
Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước ; là quay bánh xe nước đưa nước lên
cao ; làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện.
BÀI 45 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
Câu 1 : Những đồ điện sử dụng năng lượng điện để chạy máy ?
Nồi cơm điện
Ti vi
Bàn là điện
Máy tính
Máy bơm nước
Câu 2 : Những đồ điện sử dụng năng lượng điện để đốt nóng ?
Nồi cơm điện
Ti vi
Bàn là điện
Tủ lạnh
Khò tóc
Câu 3 : Hiện nay điện đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta ?
Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng và
sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin, … Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động, xản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
BÀI 46 - 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Câu 1 : Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
Vật cách điện
Vật dẫn điện
Vật chứa điện
Vật tích điện
Câu 2 : Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
Vật cách điện
Vật dẫn điện
Vật chứa điện

Vật tích điện
Câu 3 : Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ?
- Ở phích cắm bộ phận dẫn điện là : 2 chân cắm bằng kim loại
- Ở phích cắm bộ phận cách điện là : vỏ nhựa
- Ở dây điện bộ phận dẫn điện là : dây đồng
- Ở dây điện bộ phận cách điện là : vỏ nhựa
BÀI 48 : AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Câu 1 : Việc nào sau đây không được làm để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra?
Thay dây chì bằng dây đồng trong cầu chì.
Phơi quần áo trên dây điện.
Trú mưa dưới trạm điện cao thế.
Chơi thả diều dưới đường dây điện.
Cả 4 việc làm trên.
Câu 2 : Viết vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Để tiết kiệm điện cần :
Đ
Chỉ dùng điện khi cần thiết.
S
Dùng điện theo ý thích.
Đ
Ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt điện, ti vi....
Đ
Hạn chế sử dụng trong đun nấu,sưởi, là quần áo,.....
Câu 3 : Nêu 2 việc cần làm để tránh lãng phí điện:
+ Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi, ...
+ Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo, ...vì những việc làm này cần dùng nhiều năng lượng điện
BÀI 51 : CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1 : Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa là gì ?
A. Rễ
B. Thân

C. Lá
D. Hoa
Câu 2 : Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là ….. nhị . Cơ quan sinh dục cái gọi
là nhụy
Câu 3 : Kể tên 3 loài hoa chỉ có nhi hoặc nhụy. Kể tên 3 loài hoa có cả nhị và nhụy.
Hoa chỉ có nhi hoặc nhụy là : hoa bầu, hoa bí, hoa mướp
Hoa có cả nhi và nhụy là : hoa sen, hoa râm bụt, hoa phượng
BÀI 52 : SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1 : Hoa có cả nhị và nhụy
A. Mướp, bầu, bí.
Cỏ lau, cỏ may
Sen
Ngô
Câu 2 : Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhụy phát triển thành ?

7


Quả chứa hạt

Phôi nằm trong hạt.

Hạt phấn.

Noãn.

Câu 3 : Em hãy nêu nhận xét về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
Các loài hoa thụ phấn nhờ hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng.
Các loài hoa thụ phấn nhờ hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
BÀI 53 : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

Câu 1 : Người ta dùng bộ phận nào của của cây lạc để trồng ?
Thân cây lạc
Rễ cây lạc
Hạt lạc
Lá cây lạc
Câu 2 : Cây nào không mọc lên từ hạt :
Cây đỗ
Cây ngô
Cây bầu
Cây Sắn
Câu 3 : Nêu điều kiện để hạt nảy mầm ?
Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp ( Không quá nóng, không quá lạnh. )
BÀI 54 : CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
Câu 1 : Người ta thường dùng phần nào của cây sắn để trồng?
A.Rễ
B.Lá
C. Thân
D. Cành
Câu 2 : Người ta sử dụng phần nào của cây lá bỏng để trồng ?
A. Rễ
B. Lá
D. Thân
C. Cành
Câu 3 : Cây con ngoài việc mọc lên từ hạt còn có thể mọc lên từ đâu của cây mẹ ?
Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ
thân từ rễ hoặc từ lá…
BÀI 55 : SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
Câu 1 : Động vật nào không đẻ trứng ?
A. Sư tử
B. Chim cách cụt

C. Gà
D. Cá vàng
Câu 2 : Chọn các từ, cụm từ để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp.
- Đa số loài vật chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng . Con cái có cơ
quan sinh dục cái tạo ra trứng
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh . Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể
mới mang những đặc tính của bố và mẹ.
Câu 3 : Kể tên 4 động vật đẻ trứng và 4 động vật đẻ con ?
- 4 động vật đẻ trứng là : gà, chim, vịt, rùa.
- 4 động vật đẻ con là : chó, mèo, voi, thỏ.
BÀI 56 : SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
Câu 1 : Quá trình phát triển của bướm cải qua mấy giai đoạn ?
1 giai đoạn
2 giai đoạn
3 giai đoạn
4 giai đoạn
Câu 2 : Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra trong trồng trọt, người ta thường áp dụng những biện pháp
nào?
Phun thuốc trừ sâu
Bắt sâu
Diệt bướm
Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 3 : Ruồi thường đẻ trứng ở đâu ? Nêu một vài cách diệt ruồi ?
Ruồi thường đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật, …
Cách diệt ruồi là : Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, … Phun thuốc diệt ruồi, …
BÀI 57 : SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
Câu 1 : Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
Đầu mùa xuân
Đầu mùa hạ
Đầu mùa thu

Đầu mùa đông
Câu 2 Trứng ếch nở thành gì ?
Ếch con
Nòng nọc
Nhái
Ếch
Câu 3 : Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào ? Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái ?
Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi
ếch cái.
BÀI 58 : SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
Câu 1 : Chim ?
Là động vật đẻ con
Là động vật đẻ trứng
Mỗi lần sinh sản chim chỉ đẻ 1 quả trứng
Mỗi lần sinh sản chim đẻ 10 quả trứng
Câu 2 : Nhiệm vụ ấp trứng là của ?
Chim bố
Chim mẹ
Cả chim bố và chim mẹ
Không cần phải ấp
Câu 3 : Bạn có nhận xét gì về những con chim non mới nở. Chúng tự kiếm mồi được chưa ? Tại sao?

8


Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau kiếm mồi về
nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.
BÀI 59 : SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
Câu 1 : Trong các động vật sau đây động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa ?
A. Trâu


Lợn
Voi
Câu 2 : Trong các động vật sau đây động vật nào đẻ một con trong một lứa ?
Chó
Mèo
Ngựa
Hổ
Câu 3 : Thú con mới sinh ra có hình dạng giống thú mẹ chưa ?Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì
- Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành.
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự kiếm ăn.
BÀI 60 : SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
Câu 1 : Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
Mùa xuân và mùa thu
Mùa xuân và mùa hạ
Mùa đông và mùa thu
Mùa hạ và mùa đông
Câu 2 : ( câu trung bình ) - ( 3 điểm ) - ( 4 phút )
Khoanh vào ý trả lời đúng.
Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi ?
Khi hổ con mới sinh ra
Khi hổ con được 2 tuần tuổi
Khi hổ con được 1 tháng tuổi
Khi hổ con được 2 tháng tuổi
Câu 3 : Tại sao khi hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ?
Khi hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ
thù, không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
BÀI 62 : MÔI TRƯỜNG
Câu 1 : Khoanh vào ý trả lời đúng nhất.
Môi trường bao gồm những gì ?

A. Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy.
B. Đất đá, không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng.
C. Thực vật, động vật, con người.
D. Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo( kể cả con người.)
Câu 2 : Cái gì không phải là môi trường tự nhiên ?
Khí hậu
Con người
Động vật
Trường học
Câu 3 : Môi trường là gì ?
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất.
BÀI 63 : TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1 : Cái gì không phải là tài nguyên thiên nhiên ?
Ô tô, xe máy
Rừng
Biển
Không khí
Câu 2 : Cái gì là tài nguyên thiên nhiên ?
Ô tô, xe máy
Gió
Nhà máy
Trường học
Câu 3 : Tài nguyên là gì ? Và được sử dụng cho ai ?
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên được con người sử dụng, khai thác cho lợi
ích của bản thân và cộng đồng.
BÀI 64 : VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Câu 1 : Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người ?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, ...
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
C. Tất cả các ý trên.

Câu 2 :Khoanh vào ý trả lời đúng nhất.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất
độc hại ?
A. Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết
B. Môi trường sống bị ô nhiễm
C. Cả 2 ý trên
Câu 3 : Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì ?
- Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, ...
- Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
BÀI 65 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG

9


Câu 1 : Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
Làm nương, rẫy
Lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ
Lấy đất làm nhà, làm đường giao thông
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá ?
Do con người khai thác bừa bãi
Do những vụ cháy rừng
Do trồng rừng ồ ạt
Do cây to già mà chết
Câu 3 : Theo em, việc phã rừng dẫn đến những hậu quả gì ?
Khí hậu bị thay đổi ; lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
Động thực vật quý hiếm giảm dần, mọt số lòa đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
BÀI 66 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Câu 1 : Môi trường đất canh tác bị ô nhiễm là do:

Dẫn nước thải nhà máy vào kênh, mương để bón ruộng.
Lạm dụng phân bón hóa học
Phun nhiều thuốc trừ sâu
Tất cả các ý trên
Câu 2 : Tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
Không ảnh hưởng gì đến môi trường đất
Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm
Làm cho môi trường đất trở nên tốt hơn
Câu 3 : Nêu nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp ?
Do dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
BÀI 67 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
Câu 1 : Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và nước là do?
A. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
B. Do con người chặt phá rừng, săn bắt thú vật.
C. Do dân số tăng nhanh.
D. Do tác hại của việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu.
E. Tất cả các ý trên.
Câu 2 : Nguyên nhân không gây ô nhiễm môi trường không khí ?
Tiếng ồn của các động cơ máy móc
Khí thải của các động cơ máy móc
Rừng cây xanh
Khói từ các nhà máy
Câu 3 : Em nên làm gì để bảo vệ môi trường nước và môi trường không khí khỏi bị ô nhiễm ?
Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Không vứt rác thải bừa bãi
- Vệ sinh sach sẽ nhà ở và môi trường xung quanh
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ môi trường nước và môi trường không khí…
BÀI 68 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1 : Bảo vệ môi trương là việc làm của ai ?
Của công ty vệ sinh môi trường

Của người lớn
Của học sinh
Là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người trên thế giới.
Câu 2 : Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào ?
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi.
Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh…
Phun thuốc diệt ruồi và gián.
Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 3 : Nêu 4 việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường:
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Luôn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trường xuyên dọn dẹp cho môi trường sạch sẽ.
+ Dùng các loại côn trùng để tiêu diệt các loại sâu bệnh.
+ Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường.
+ Làm ruộng bậc thang để chống việc rửa trôi đất.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×