Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế toán quản trị . Lập dự toán linh hoạt chi phí SXC với các mức độ hoạt động phân tích biến động chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.34 KB, 4 trang )

BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 32+33: Tại một doanh nghiệp sản xuất, áp dụng phân bổ chi phí SXC theo
số giờ máy hoạt động, trong kỳ kế toán có tài liệu như sau:
1. Biến phí SXC phân bổ theo số giờ máy hoạt động: 1,5 ngđ/giờ, trong đó:
− Chi phí lao động phụ
: 0,8 ngđ/giờ
− Chi phí dầu mỡ
: 0,3 ngđ/giờ
− Chi phí năng lượng
: 0,4 ngđ/giờ
2. Định phí SXC dự kiến phát sinh trong kỳ:
− Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 160.000 ngđ
− Khầu hao TSCĐ: 100.000 ngđ
− Chi phí mua bảo hiểm nhà xưởng: 40.000 ngđ
3. Kế hoạch sản xuất trong kỳ là 25.000 sp, với định mức số giờ máy hoạt động
để sản xuất 1 sản phẩm là 2 giờ.
4. Trong kỳ, doanh nghiệp đã sử dụng 42.000 giờ máy để sản xuất 20.000 sp,
biến phí SXC thực tế được ghi nhận:
− Chi phí lao động phụ
: 36.000 ngđ
− Chi phí dầu mỡ
: 10.000 ngđ
− Chi phí năng lượng
: 22.000 ngđ
Định phí SXC thực tế được ghi nhận:
− Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 172.000 ngđ
− Khầu hao TSCĐ:
100.000 ngđ
− Chi phí mua bảo hiểm nhà xưởng:
36.000 ngđ
Yêu cầu:


1. Lập dự toán linh hoạt chi phí SXC với các mức độ hoạt động: 30.000 giờ;
40.000 giờ; 50.000 giờ và 60.000 giờ
2. Phân tích biến động của biến phí SXC
3. Phân tích biến động của định phí SXC.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Bài 32+33
Câu 1:
DỰ TOÁN LINH HOẠT VỀ CHI PHÍ SXC
Đơn CPSXC ở các mức độ hoạt động (giờ máy)
40.000
50.000
60.000
giá 30.000
I. Phần biến phí
- Lao động phụ

0,8

24.000

32.000

40.000

48.000


- Dầu mỡ
0,3
- Năng lượng

0,4
(+) biến phí SXC: 1,5
II. Phần định phí
- Lương quản lý PX
- Khấu hao
- Bảo hiểm
(+) định phí SXC:
III. Cộng chi phí SXC

9.000
12.000
45.000

12.000
16.000
60.000

15.000
20.000
75.000

18.000
24.000
90.000

160.000
100.000
40.000
300.000
345.000


160.000
100.000
40.000
300.000
360.000

160.000
100.000
40.000
300.000
375.000

160.000
100.000
40.000
300.000
390.000

Câu 2: Từ các dữ liệu đề bài cho ta lập bảng tính sau:
Biến phí SXC của 20.000sp
Biến động
Khoản mục CP
H0 r0
H1 r0
H1 r1
Tổng N.Suất Chi phí
- Lao động phụ
32.000
33.600 36.000 + 4.000 + 1.600 + 2.400

- Dầu mỡ
12.000
12.600 10.000 – 2.000 + 600 – 2.600
- Năng lượng
16.000
16.800 22.000 + 6.000 + 800 + 5.200
Tổng cộng: 60.000
63.000 68.000 + 8.000 + 3.000 + 5.000
Nhận xét:
1. Theo tính toán trên cho thấy tổng biến phí SXC thực tế tăng so với dự toán
là: 68.000 – 60.000 = + 8.000, trong đó:
− Lao động phụ tăng
: + 4.000
− CP dầu mỡ giảm
: – 2.000
− CP năng lượng tăng
: + 6.000
2. Những sự biến động trên phụ thuộc vào 2 biến động sau:
− Biến động năng suất (lượng): do số giờ thực tế sử dụng tăng so với định
mức (năng suất giảm): 42.000 – 40.000 = 2.000 giờ, làm cho biến phí SXC tăng:
+ 3.000, sở dĩ như vậy có thể là do:
+ Tình trạng máy móc thiết bị.
+ Tay nghề công nhân.
+ Các biện pháp quản lý SX, …
− Biến động chi phí (giá): do giá cả thực tế tăng lên so với giá định mức
trong dự toán linh hoạt: 68.000 – 63.000 = 5.000, làm cho biến phí SXC tăng
lên, sở dĩ như vậy có thể là do:
+ CP lao động phụ tăng từ 800đ/giờ lên 857đ/giờ, làm cho biến phí SXC
tăng: + 2.400. Nguyên nhân có thể là do đơn giá lao động phụ tăng hoặc do việc
sử dụng lao động phụ không tốt.

+ CP dầu mỡ giảm từ 300đ/giờ xuống 238đ/giờ, làm cho biến phí SXC
giảm: – 2.600. Nguyên nhân có thể là do:


Giá cả giảm: đây là yếu tố khách quan → không đánh giá.
• Tìm được nguồn cung cấp có giá thấp → đánh giá tốt.
• Bảo trì máy móc thiết bị tốt, ít hư hỏng nhờ đó tiết kiệm được dầu
mỡ → đánh giá tốt.
+ CP năng lượng tăng từ 400đ/giờ lên 524đ/giờ, làm cho biến phí SXC
tăng: + 5.200. Nguyên nhân có thể là do:
• Giá cả tăng: đây là yếu tố khách quan → không đánh giá.
• Máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, bảo trì không đúng kỹ thuật.
• Trình độ sử dụng máy móc thiết bị của công nhân yếu kém.
• Thiếu các biện pháp cải tiến kỹ thuật, …
Kết luận: chưa tốt
Câu 3: Từ dự toán linh hoạt ta có:
- Đơn giá định phí SXC = 300.000 ÷ 50.000 = 6
- Biến động số lượng = [50.000 – (20.000 * 2)] * 6 = 60.000
- Biến động dự toán = 308.000 – 300.000 = 8.000
- Tổng biến động định phí SXC = 60.000 + 8.000 = 68.000
Từ các dữ liệu trên ta lập bảng tính sau:
Số giờ dự toán
: 50.000 giờ
Số giờ thực tế
: 42.000 giờ
Số giờ định mức theo sản lượng TT : 40.000 giờ
Chi phí Chi phí Biến động CP thực
Định phí SXC
thực tế
dự toán

tế so với dự toán
- Lương quản lý PX
172.000 160.000
+ 12.000
- Khấu hao TSCĐ
100.000 100.000
0
- Bảo hiểm
36.000
40.000
– 4.000
Cộng: 308.000 300.000
+ 8.000
Nhận xét:
- Theo tính toán trên cho thấy tổng định phí SXC thực tế tăng so với dự toán
là: (300.000 – 240.000) + (308.000 – 300.000) = + 68.000.
- Sự biến động trên phụ thuộc vào 2 biến động sau:
+ Biến động lượng: theo kế hoạch sản xuất 25.000sp (50.000 giờ) nhưng
thực tế chỉ sản xuất 20.000sp (40.000 giờ), nên đã làm tăng số giờ sản xuất là:
50.000 – 40.000 = 10.000, làm cho định phí SXC tăng: 60.000
Sở dĩ như vậy là do: khi phân bổ định phí SXC ta chỉ tính vào số lượng
sản phẩm thực tế là: 20.000 * 6 = 240.000, trong khi tổng định phí cần phân bổ
là 300.000, nên còn thiếu 60.000, số chênh lệch này sẽ phải phân bổ hết vào giá
thành sản phẩm hoặc vào giá vốn hàng bán. Cho dù có phân bổ vào đâu thì cũng
sẽ làm giảm lợi nhuận trong kỳ này hoặc kỳ sau, nên trường hợp này ta nói rằng



doanh nghiệp đã bị thiệt hại về chi phí là 60.000
Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do không tận dụng được số giờ máy

tối ưu như dự toán đã định ra, có thể là do:
• Tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, hư hỏng bất thường, …
• Không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị do đầu tư máy móc
thiết bị quá nhiều trong khi nhu cầu thị trường giảm (nhưng nếu nhu cầu thị
trường giảm trong 1 giai đoạn ngắn hạn nào đó thì doanh nghiệp phải chấp nhận
sự thiệt hại này để tránh tình trạng ứ đọng thành phẩm do sản xuất quá nhiều so
với nhu cầu)
+ Biến động dự toán: do định phí SXC thực tế tăng so với dự toán là:
308.000 – 300.000 = + 8.000, trong đó:
• Lương quản lý PX tăng
: + 12.000
• Khấu hao TSCĐ không đổi :
0
• Bảo hiểm giảm
: – 4.000
Trong các khoản chi phí này thì chi phí lương quản lý PX có mức tác
động lớn nhất đến sự biến động của định phí SXC, có thể là do:
• Đơn giá tiền lương thay đổi.
• Công tác quản lý kém làm tăng số lượng nhân viên QLPX, …
Kết luận: chưa tốt



×