Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.75 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp.....................................13
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi
tốt nghiệp kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp
sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm
phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố
và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế.
Đợt thực tập này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn
thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là giai đoạn thực tập chuyên đề. Đối với mỗi
giai đoạn thực tập thì yêu cầu là khác nhau: Giai đoạn thực tập tổng hợp đòi
hỏi mỗi sinh viên phải có cái nhìn tổng quan và những nhận xét, đánh giá của
riêng mình về tình hình thực tế của cơ quan nơi mà sinh viên thực tập. Ngoài
ra còn cần phải có kết quả hoạt động và phương hướng hoạt động của cơ sở
thực tập trong thời gian tới.
Với những yêu cầu trên, trong năm tuần thực tập tại Vụ Kinh tế Nông
nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Phan Thị
Nhiệm và tập thể các cô chú, anh chị trong vụ đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành bản báo cáo tổng hợp này. Bản báo cáo gồm có các nội dung sau:
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CHƯƠNG II: Giới thiệu về Vụ Kinh tế Nông nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Phan Thị Nhiệm đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt giai đoạn đầu của kỳ thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các chuyên viên trong vụ
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hòan thành giai đoạn đầu
cuả kỳ thực tập này.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ VÀ
VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới được thành lập,
ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên
cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế
hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Ủy
ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, thứ trưởng, có các Tiểu ban
chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Đến ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban
Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập
uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính
phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này.
Năm 1961, uỷ ban Kế Hoạch Quốc gia được đổi tên thành uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị
định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ
quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và
kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
3
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng
cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định
151/HĐBT giải thể uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân
vùng kinh tế cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện

Nghiên Cứu Quản lý kinh tế TƯ, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật
pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới.
Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế Hoạch và
Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước và uỷ ban Nhà Nước về
Hợp tác và đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
2. Chức năng nhiệm vụ chung của Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham
mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về
lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực
hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ.
4
- Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có
liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để
xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc
dân.
- Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng

hợp kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế
- kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều
phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp
tác, liên doanh.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà
nước.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển
kinh tế - xã hội.
- Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính
sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
5
3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm
21 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 8 tổ chức
sự nghiệp trực thuộc.
Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
bao gồm: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức – Cán bộ, Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân,
Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ tài chính - tiền tệ, Cục phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Vụ kinh tế đối ngoại, Vụ thương mại và dịch vụ, Cục đầu tư
nước ngoài, Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Vụ thẩm định và
giám sát đầu tư, Vụ quản lý đấu thầu, Vụ kinh tế công nghiệp, Vụ kinh tế nông
nghiệp, Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, Vụ lao động – Văn hoá – Xã hội, Vụ khoa
học – giáo dục - tài nguyên và môi trường, Vụ quốc phòng - an ninh, Vụ pháp
chế, Vụ hợp tác xã, Ban thanh tra.

Khối tổ chức hành chính sự nghiệp bao gồm: Viện chiến lược phát triển,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế -
xã hội quốc gia, Tạp chí kinh tế và dự báo, Báo đầu tư, Trung tâm bồi dưỡng
cán bộ kinh tế - kế hoạch, Trung tâm tin học, Tạp chí khu công nghiệpViệt
Nam.
Khi mới thành lập năm 1955 Bộ chỉ có 55 người, năm 1988 biên chế của
Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến cuối năm 2006 Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có 822 cán bộ công nhân viên, trong đó lãnh đạo Bộ có 8 người, lãnh đạo
cấp vụ và tương đương có 155 người, cán bộ, công chức có 658 người. Về trình
độ, có 2 người có học hàm giáo sư, 6 người có học hàm phó giáo sư, 6 người có
trình độ tiến sĩ khoa học, 126 người có trình độ tiến sĩ, 91 người có trình độ
thạc sĩ, 550 người có trình độ đại học và cao đẳng, 153 cán bộ đảng viên có
trình độ lý luận chính trị cao cấp, 401 người có trình độ lý luận chính trị trung
cấp.
6
4. Quy trình xây dựng, tổng hợp và theo dõi thực hiện kế hoạch
trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4.1. Nguyên tắc chung.
Quy trình được xây dựng trên cơ sở Nghị định số 61/CP ngày 6/6/2003
của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ, viện, bảo đảm phù hợp với những yêu
cầu đẩy mạnh phân cấp và tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch
hoá trong thời gian tới.
Quy trình được xác định theo những nguyên tắc sau đây:
• Quy định rõ mỗi khâu công việc có một đơn vị chủ trì và xác định
trách nhiệm đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong từng khâu công tác để
nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác của từng cục, vụ, viện và từng cán
bộ trong cơ quan nhằm nâng cao hơn chất lượng xây dựng kế hoạch.
• Bảo đảm thông tin suốt giữa các đơn vị trong Bộ, tăng cường làm việc

tập thể, dân chủ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp để có sự thống nhất cao
trong Bộ.
• Bảo đảm giải quyết nhanh gọn, không sót việc, có hiệu qủa những yêu
cầu các Bộ, ngành và địa phương.
4.2. Đối với kế hoạch hàng năm.
Giai đoạn I: Chuẩn bị hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm.
• Chuẩn bị chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch năm.
• Xây dựng khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch.
Các nội dung chủ yếu để xây dựng khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch
- Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
năm kế hoạch.
7
- Định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi
trường năm kế hoạch tiếp theo.
- Đề xuất các giải pháp, chính sách của năm kế hoạch.
Giai đoạn II: Tổng hợp kế hoạch năm
• Chuẩn bị tổng hợp kế hoạch(từ tháng 7 đến tháng 8)
• Tổng hợp và báo cáo kế hoạch (tháng 9 và tháng 10)
Giai đoạn III: Giao kế hoạch (tháng11)
Giai đoạn IV: Theo dõi quá trình giao và triển khai thực hiện kế hoạch.
4.3. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm
• Xây dựng đề cương chi tiết và dự báo khung kế hoạch 5 năm (khoảng
từ Quý 3 đến hết năm thứ 4 của kỳ kế hoạch 5 năm đang thực hiện)
• Tổng hợp kế hoạch 5 năm (năm thứ 5 của kỳ kế hoạch đang thực hiện)
II.GIỚI THIỆU VỀ VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vụ Kinh tế nông nghiệp
Quyết định số 1123/TTg ngày 07 tháng 11 năm 1956 của Thủ tướng
Chính phủ thành lập Vụ Nông nghiệp do đồng chí Ngô Tấn Nhơn ủy viên Uỷ
ban Kế hoạch Quốc gia phụ trách các phần Kế hoạch nông nghiệp, nuôi thuỷ
sản nước ngọt và trồng rừng. Vụ Công nghiệp phụ trách phần công nghiệp rừng

và công nghiệp khai thác hải sản.
Theo quyết định số 47/CP ngày 09-03-1964 của Hội đồng Chính phủ,
tách Vụ Công nghiệp thành 2 vụ:Vụ Kế hoạch Công nghiệp nặng và Vụ Kế
hoạch Công nghiệp nhẹ và công nghiệp địa phương. Phần công nghiệp rừng,
trồng rừng và công nghiệp khai thác hải sản thuộc Vụ Kế hoạch Công nghiệp
nhẹ.
Theo Nghị định số 49/CP ngày 25-03-1974 của Hội động Chính phủ
chính thức thành lập Vụ Kế hoạch Lâm nghiệp với nhiệm vụ lập kế hoạch
Trồng rừng, công nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm rừng.
8
Theo quyết định số 15/CP ngày 26-01-1977 của Hội đồng Chính phủ
thành lập Vụ Kế hoạch Thuỷ sản với nhiệm vụ lập kế hoạch Nuôi trồng, đánh
bắt và chế biến thuỷ hải sản.
Theo quyết định số 69/HĐBT-QĐ, ngày 09-07-1983 của Hội Đồng Bộ
trưởng sát nhập Vụ Kế hoạch Lâm nghiệp vào Vụ Kế hoạch Nông nghiệp thành
Vụ Kế hoạch Nông – Lâm nghiệp.
Năm 1987 nhập Phòng Công nghiệp thực phẩm từ Vụ Kế hoạch Công
nghiệp nhẹ và công nghiệp địa phương vào Vụ Kế hoạch Nông- Lâm nghiệp.
Theo quyết định số 66/HĐBT-QĐ, ngày 18-04-1988 của Hội đồng Bộ
trưởng chính thức hoá lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, sắp xếp lại
còn 17 đầu mối. Trong quyết định trên còn có việc sát nhập hai Vụ Kế hoạch
Nông –Lâm nghiệp và Kế hoạch Thuỷ sản, thành lập Vụ Nông – Lâm – Ngư
nghiệp. Sau thời gian ngắn, điều bộ phận di dân, kinh tế mới của Vụ Kế hoạch
Lao động và Văn hoá xã hội, gồm ba đồng chí: Bùi Văn Ruyện, Vương Xuân
Chính và Dương Thị Hồng Tâm về Vụ Kế hoạch Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Vụ Kinh tế nông nghiệp
Theo quyết định số 597/QĐ- BKH ngày 19-08-2003 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Vụ Kinh
tế Nông nghiệp.
2.1. Chức năng của Vụ Kinh tế nông nghiệp.

Vụ Kinh tế nông nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng chống lụt
bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn.
2.2. Vụ Kinh tế nông nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng chống lụt bão và giảm
9
nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ
tổng hợp, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy
hoạch vung lãnh thổ.
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về: phát triển ngành nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp, kinh tế nông thôn, khai thác và chế biến sản phẩm
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp(trừ chế biến sữa, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến
bột và tinh bột); phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; định canh, định cư,
tái định cư, kinh tế mới (bao gồm cả kinh tế quốc phòng) di dân tự do, trang
trại, ngành nghề nông thôn, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn.
- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong nước và ngoài
nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự
án được Bộ giao.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các ngành,
lĩnh vực do Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên
cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong kế hoạch
5 năm, hằng năm.Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy
phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định các
cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và
lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ, nghành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc
ban hành theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

dư án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng
tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất
các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực
hiện kế hoạch.
10
- Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định
kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm
quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án
thuộc lĩnh vực vụ phụ trách để các bộ ngành, địa phương quyết định theo thẩm
quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà
nước; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn nước ngoài); thẩm
định quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn.
Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế
phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ
phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông
tin về các lĩnh vực Vụ được giao.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các Tổng Công ty thuộc ngành,
lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp
Vụ làm việc và hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, vụ trưởng phụ trách
toàn bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định của vụ.
Vụ có 26 biên chế nhà nước trong đó có một vụ trưởng, ba vụ phó và có
năm nhóm ngành lĩnh vực: thuỷ lợi, thuỷ sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, nông
thôn.

11

×