Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Sự ảnh hưởng của lễ hội phật giáo đến đời sống con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.28 KB, 67 trang )

Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI



SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO






ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:
Kinh tế chính trị

Người hướng dẫn khoa học
Th.s: Nguyễn Thị Giang

HÀ NỘI - 2012


SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

LỜI CẢM ƠN
Em xin bầy tỏ lời cảm ơn chần thành nhất tới ThS. Nguyễn Thị Giang,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, đặc biệt các thầy cô trong khoa Giao dục chính trị đã giảng
dạy em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân
nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của các
thầy, cô cũng như các bạn sinh viên.
Hà Nội, thảng 05, năm 2012 Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
của ThS. Nguyễn Thị Giang. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, thảng 05, năm 2012 Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO VÀ PHẬT
GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................................. 6
1.1 Sự ra đời và những nội dung chủ yếu của tư tưởng Phật giáo .................. 6
1.2 Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam ....................................................... 13
Chương 2. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................18
2.1. Lễ hội....................................................................................................... 18
2.2. Anh hưởng của lễ hội Phật giáo đến đời sống con người Việt Nam .... 26
Chương 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY NHỮNG

MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA LỄ
HỘI PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY .............................................................................................................. 38
3.1 Những ảnh hưởng tích cực và những khuyến nghị nhằm phát huy
những mặt tích cực của lễ hội Phật giáo đến đời sống con người Việt
Nam hiện nay ................................................................................................. 38
3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực và những khuyến nghị nhằm hạn chế
những mặt tiêu cực của lễ hội Phật giáo đến đời sống con người Việt
Nam hiện nay ................................................................................................. 50
KÉT LUẬN....................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................62
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, sớm du nhập
vào Việt Nam rồi trở thành một trong những tôn giáo truyền thống, tôn giáo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r


dân tộc và với đỉnh cao là trở thành quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Lý Trần. Phật giáo đã cùng dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, từ
Lạc Việt, Đại Việt đến Việt Nam cận đại và hiện đại, với biết bao thăng trầm
lịch sử và hôm nay đang cùng dân tộc Việt Nam bước vào thiên nhiên kỷ 21
với nhiều cơ hội và thách thức.
Theo Đức Phật: Vì hạnh phúc và an lạc cho chữ Thiện và loài người
mà Đức Phật thể hiện ở trên đời. Như vậy, mục tiêu cao cả của Phật giáo ra
đời là để làm cho thế giới vạn loài được sống trong hoà bình, hạnh phúc và an
lạc. Đó không chỉ là mục tiêu cao nhất của Chư Phật mười phương, Chư Phật
Bồ Tát, mà còn là sứ mệnh của sự giải thích trên mọi bước đường tu đạo.
Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể khẳng định rằng cũng như
các tôn giáo khác thì Phật giáo luôn lấy con người làm trung tâm, đặt con
người ở vị trí chủ thể của mối quan hệ xã hội và cũng khẳng định chỉ con
người và chính con người mới phải hứng chịu những nghiệp quả do chính
hoạt động của mình đem lại. Như vậy, Phật giáo khẳng định một lần nữa rằng
chính con người tự quyết định hoạ phúc và vận mệnh của mình trong cuộc đòi
này. Đời sống con người hạnh phúc hay đau khổ, đều do con người tự quyết
định và tạo lập lấy(Mahaparibbkáutta). Đó là tính nhân văn cao cả của Phật
giáo.
Văn hoá Phật giáo với hình thức lễ hội có nội hàm rộng và phong phú
với hệ thống lễ tiết đa dạng cũng như mang tính chất, ý nghĩa khác nhau trên
tinh thần giác ngộ và giải thoát. Từ nhu cầu cuộc sống nói chung và đời sống
tâm linh nói riêng, lễ hội Phật giáo được hình thành và phát triển nhằm thoả
mãn những nhu cầu, ước vọng của con người. Trong xã hội hiện đại, lễ hội
Phật giáo ngày càng được tổ chức với quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo
công chúng tham dự, điều đó đã cho thấy rằng nhu cầu lễ hội Phật giáo của
con người đang được chú trọng và phát huy các giá trị văn hoá mà người Việt

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai


10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

Nam đã tạo dựng. Vì thế, có thể xem lễ hội Phật giáo là dạng thức hoạt động
văn hoá tổng hợp, là môi trường giáo dục tinh thần và phổ cập những giá trị
văn hoá dân tộc trong nhân dân, mà chính họ vừa là người tạo ra nhưng cũng
chính là người hưởng thụ những giá trị văn hoá đó. Mặt khác, lễ hội Phật giáo
vốn được xuất phát từ nhu cầu tâm linh chính đáng của con người, nên các lễ
hội Phật giáo đã có quá trình dung hợp, thích nghi vói đời sống văn hoá của
người Việt Nam, thì lúc này lại được chú trọng và phát huy mạnh hơn trong
vai trò hướng đạo niềm tin tâm linh- tín ngưỡng.
Khi chọn đề tài nghiên cứu về lễ hội Phật giáo, để giúp ta hiểu rõ tâm
lý người dân hơn và qua đó tìm được một phương cách để hướng đạo cho con
người một nhân cách chính đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái
ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan,
cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần
chúng nhân dân...
Để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, lễ hội
Phật giáo đã và đang có xu hướng thế tục hoá đang biến đổi để tiếp tục tồn tại
và phát triển. Những biến đổi của Phật giáo theo hướng gắn bó với đời sống
văn hoá và nếp sinh hoạt hàng ngày của con người Việt Nam, với những giá
trị nhân văn đích thực, phù họp với công cuộc đổi mới của đất nước đã có tác

dụng tích cực đối với sự phát triển của xã hội.
Cùng chung với công cuộc xây đất nước, Phật giáo cả nước cũng đang
trên đà phát triển, những cơ sở sinh hoạt, những ngôi chùa, những cơ sở văn
hoá Phật giáo, những điểm du lịch mang rõ nét văn hoá phật giáo cũng đang
được nở rộ. Vì vậy em chọn đề tài “Sự ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo đến
đời sống con người Việt Nam hiện nay” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của Phật giáo, vì vậy thời gian gần

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

đây đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo ở những lĩnh vực
khác nhau như: Nguồn gốc ra đòi và phát triển của Phật giáo, những vấn đề
cơ bản của giáo lý Phật giáo, thế giói quan và nhân sinh quan Phật giáo...
Những công trình nghiên cứu lại mở rộng và đi sâu hơn về nhiều mặt, nhiều
vấn đề của Phật giáo.
Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề tôi đã thấy có các công trình
sau:
-


Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1995), “Đạo Đức Phật Giáo”,

Nxb Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
- Bùi Biên Hoà (1998), “Đạo đức và thế gian”, Nxb Hà Nội.
Giàu (1993), “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đạĩ\ Nxb
thành phố Hồ Chí Minh.
- Thích Minh Châu (1993), “Năm giới một nếp sổng lành mạnh, an lạc,
hạnh phúc ”, Giáo hội Phật giáo Việt N^I, Thiền Viện Vạn Hạnh.
- Đặng Thị Lan (2006), “£)ạỡ đức Phật giáo với đạo đức con người
Việt Nam ”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Các công trình này, đều đã đem lại cái nhìn khái quát những nội dung tư
tưởng Phật giáo và ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xã hội Việt Nam. Mặc
dù có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo, nhưng về đề tài: “Sự ảnh
hưởng của lễ hội Phật giáo đến đời sống con người Việt Nam hiện nay” thì
còn rất ít công trình. Vĩ vậy, tôi đã chọn đề tài khoá luận này làm đề tài khoá
luận của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận




• •

Mục đích của khoá luận là tìm hiểu ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo đến
đòi sống con người Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của lễ hội Phật
giáo đến đời sống con người Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai


10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

Để thực hiện mục tiêu trên khoá luận có những nhiệm vụ sau:
+ Khái quát chung về Phật giáo, sự ra đời, những giáo lý, giáo điều căn
bản của Phật giáo, quá trình du nhập và lễ hội Phật giáo ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu một số lễ hội của Phật giáo và ảnh hưởng của lễ hội Phật
giáo đến đời sống con người Việt Nam.
+ Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực của lễ hội Phật giáo đến đời sống con người Việt
Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: sự ảnh hưởng của lễ hội phật giáo đối với đời
sống con người Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu đó là những lễ hội như: Lễ hội Chùa Hương và lễ
1


A*

T


TA

rp

9

» V
_
_
1 À 1 A •

f
_
rril Á A

/ V
>
1 A À

_

A

/ V
>
1 A À

_



A

_ _
T"v A 1 >

1««

1

A

1 A

hội Yên Tử, lê hội Quan Thê âm, le câu an và le câu siêu. Đây là những lê hội
vừa mang tính chất vui chơi vừa mang tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc của
con người Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu từ năm 1975 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề ra, khoá luận đã sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, phương pháp phân tích- tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá.
6. Ý nghĩa của khóa luận
- Khoá luận làm rõ những ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo đến đời sống
con người Việt Nam hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chính quyền trong việc quản
lý các lễ hội Phật giáo.
- Khoá luận còn làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong việc

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai


10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

tìm hiểu những ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo ở Việt Nam và có cái nhìn mới
về các mặt của lễ hội Phật giáo.
7. Kết cấu của khóa luân
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo,phần phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm 3 chương và 6 tiết.

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẬT
GIÁO VÀ PHẬT


• • •

GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1 Sự ra đòi và những nội dung chủ yếu của tư tưởng Phật giáo
1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà (hay buddha). Đạo Phật chính
là giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng. Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ
6 đến thế kỷ thứ 9 trước công nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các

quốc gia trong khu vực Á - Phi, gần đây được tmyền bá tới các nước Âu - Mĩ.
Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết họp với tín ngưỡng, tập
tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái,
có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều
quốc gia.
Buddha vốn là một thái tử tên Tất Đạt Đa (siddharta), con trai của Tịnh
Phạn Vương (suđhodana) vua nước Tịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn
Độ (nay thuộc đất Nê Pan) ông sinh ra vào khoảng 623 trước công nguyên.
Cuộc đời của Thích Ca được kể lại trong truyền thuyết như sau:
Truyền thuyết đạo Phật kể rằng: Hoàng hậu Maia - vợ vua Suđhodana,

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

một hôm nằm mơ thấy một con voi trắng vòi cắp một bông sen trắng, đi 3
vòng xung quanh giường, rồi húc nhẹ vào sườn bên phải như chui vào bụng
bà. Thế là Hoàng hậu có thai. Sau 10 tháng, gần đến ngày sinh nở, bà ngỏ ý
muốn trở về nhà cha mẹ minh ở Đêvađaha. Nhà vua liền ra lệnh sắm cờ hoa
dọc hai bên đường và sai quân hộ tống bà về quê ngoại.
Khi đến một gốc cây cổ thụ cao lớn, bà muốn vít một cành cây thì cành

cây từ sa xuống ngang tầm tay bà. Vừa đưa tay lên nắm cành cây, bà bỗng
thấy chuyển bụng và đứa trẻ chui ra từ bên sườn của bà. Vừa lọt lòng mẹ, đứa
trẻ đứng thẳng dậy, tư thế giống như một vị thuyết pháp từ trên đàn bước
xuống. Hôm ấy là ngày trăng tròn của tháng 5.
Sau khi về cung, một vị hiền triết thấy đứa trẻ khác thường nên đã tiên
đoán rằng đây là vị tirá ràa giáng thế. Nhà vua tin điều đó, cho nên tìm mọi
cách ngăn ngừa để Siddharta không hiến thân cho phục vụ tôn giáo, Vua cố
tình cho Hoàng tử sống trong cảnh xa hoa, sung sướng. Bốn vạn vũ nữ
thường xuyên trổ tài để Hoàng tử thưởng thức. Hoàng tử được học đầy đủ các
môn võ nghệ, thông hiểu mọi học thuyết của các trường phái tư tưởng Ấn Độ
lúc bấy giờ.
Đến tuổi kết hôn, có 500 thiếu nữ xinh đẹp được đưa đến để Hoàng tử
tuyển chọn. Siddharta lấy vợ, có một con trai, đặt tên là Rahula.
Đến năm 29 tuổi, một lần Hoàng tử ra khỏi cung điện dạo chơi, thấy
một cụ già, hôm khác lại thấy một người ốm, lần khác nữa lại thấy một người
chết. Những cảnh khổ của con người như vậy đã in sâu vào tâm trí Hoàng tử.
Vì vậy, Hoàng tử quyết tâm từ bỏ cuộc sống gia đình êm ấm để đi tìm con
đường cứu vớt mọi nỗi khổ đau của loài người.
Ông bỏ nhà, lẻn ra đi, trút bỏ bộ quần áo hoàng bào ở trong rừng, lấy
kiếm cắt tóc trở thành một người tu hành.
Ông đi tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng không

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp


HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

thoả mãn. Ông rủ 5 người bạn đến núi Tuyết Sơn và tu luyện khổ hạnh suốt 6
năm, nhưng không tu được kết quả gì. Ông cho rằng con đường tu luyện đó là
sai lầm.
Ồng tìm gốc cây bố đề, lấy cỏ làm nệm, ngồi tập trung suy nghĩ, tĩnh
tâm. Sau 49 ngày đêm, tư tưởng của ông đã sáng tỏ, đắc đạo. Ông đã hiểu ra
quy luật của cuộc đòi, bản chất của sự tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau. Từ
đó ông được gọi là Butđa (“NgưM đã giác ngộ” hoặc “người đã hiểu được
chân lý”) - Phật.
Ông rủ 5 người cùng tu luyện khổ hạnh trước đây để giác ngộ cho họ,
rồi cùng họ trong suốt 40 năm đi khắp nơi để tuyên truyền những tư tưởng
của mình. Những tư tưởng học thuyết đó là đạo Phật.
Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn
đồ trở về chân núi Hymalaya nơi ngài sinh ra và lớn lên. Trên đường Phật đã
chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ để họ có thể tự lập được sau khi ngài viên
tịch. Và tại một nơi thuộc ngoại vi thành phố Cusinagara Phật đã ra đi. Câu
nói cuối cùng của Phật là: “ Hỡi các tì kheo tất cả những gì đang tồn tại rồi sẽ
ra đi. Vậy các ngươi càng không nên ngừng gắng sức!”.
1.1.2 Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Phật giáo
Phật là tên theo âm Hán Việt của Buddh, có nghĩa là giác ngộ. Phật
giáo là hĩnh thức giáo đoàn được xây dựng trên một niềm tin từ Đức Phật, tức
từ biển lớn trí tuệ và từ bi của Siddharta.
* Kỉnh điển:
Tử tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh
điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh điển lớn gọi là tam tạng gồm:
- Tạng luận: Gồm toàn bộ những giới luật của phật giáo quy định cho

cả năm bộ phái phật giáo như: “ Tứ phần luận “ của thượng tọa bộ, Maha tăng
kỷ luật của “Đại chúng bộ”, “căn bản nhất thiết hữu bộ luật”... sau này còn

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

các Bộ luật của Đại thừa như An lạc, Phạm Võng.
- Tạng kinh: Chép lời phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều
tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm.
- Tạng luật: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của phật
giáo. Tạng luật gồm bẩy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về
giáo pháp của Phật giáo.
Tư tưởng triết học phật giáo trên hai phương diện, về thế giới quan và
nhân sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phát.
* Thế giói quan:
Phật giáo cho rằng, vũ trụ là bao la, vô cùng, vô tận. Vạn vật trong thế
giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị thần, một lực
lượng siêu nhiên hoặc Brahman nào sáng tạo ra. Thế giới này, kể cả con
người được cấu thành bởi sự liên hợp của hai yếu tố “Sắc” và “Danh”, sắc là
yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được.Nó bao gồm đất, nước, lửa và

không khí. Danh là yếu tố tinh thần, là cái tâm lý không có hình chất mà chỉ
có tên gọi. Nó bao gồm: Thụ, Thưởng, Hành và Thức.
Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân
tích nhân - quả. Theo Phật giáo nhân- quả là một chuỗi liên tục không gián
đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân - quả
này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của
nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác.
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết “Duyên khởi”.
Duyên khởi là cách nói tắt của: “Chủ pháp do nhân duyên nhi khởi”. Nghĩa là
các pháp đều do “^m duyên” mà ra. Pháp là quy luật phát triển của sự vật,
đồng thời cũng là bản thân sự vật.
- Còn “nhân duyên”: cần phân biệt “Nhân” và “Duyên”. Ví dụ: Hạt
giống là “nhân” còn đất, nước, khí trời, ánh sáng là “duyên” .

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

Mọi vật đều có “nhân duyên” mà thành. Sách Phật nói: “Vật này có,
cho nên vật kia có, cái này diệt thì cái kia cũng diệt”
Nghĩa là mọi vật đều có liên quan mật thiết với nhau. Không có thực

thể nào tồn tại riêng biệt.
- Nhưng “Duyên khởi” sinh ra vạn vật, nên đạo Phật chủ trương “Vô
tạo giả”, “Vô ngã”, “Vô thường”
Vô tạo giả: là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đây là nội
dung cơ bản của đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn. Đạo Bàlamôn cho rằng:
Mỗi con người đều có bản ngã, nghĩa là có linh hồn. Còn đạo Phật cho rằng:
không có gì, chỉ có một mình tức là không có nhân và duyên mà có thể tồn tại
mãi mãi được. Do vậy không thể có bản ngã tồn tại, cũng như không có linh
hồn bất tử.
Vô thường'. Là mọi sự vật luôn biến đổi và tiêu diệt trong chốc lát. Thế
giới sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi theo chu trình: Sinh - trụ - dị diệt (hoặc: thành - trụ - hoại - không) theo luật nhân quả.
Đây chính là điểm mấu chốt của sự chuyển hoá từ thế giới quan duy vật
sang nhân sinh quan yếm thế, không tưởng có tính duy tâm của đạo Phật.
* Nhân sinh quan:
Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát”
(Moksa) khỏi vòng luân hồi, “nghiệp báo” để đạt tới trạng thái tồn tại “Niết
bàn” (Nivara). Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết “Tứ diệu
đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế'. Là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Là trạng thái
buồn phiền ở con người. Phật giáo cho rằng: Cuộc đời con người là một bể
khổ. Bởi vì sinh ra là khổ, già cũng khổ, bệnh cũng khổ, chết cũng khổ, gần
kẻ mình không ưa là khổ, xa người mình yêu cũng khổ, cầu không được là
khổ, giữ chặt năm uẩn là khổ. Khổ là chân lý thánh (^ổ thánh đế) - Tám nỗi

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD



Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

khổ (Bát khổ đế).
Tập đế - hay Nhân (n^ĩa là tích tụ, tập trung mà khởi lên):
Đây là chân lý về nguyên nhân nỗi khổ. Đó là “ái dục” (ham muốn) và
“vô minh” (kém sáng suốt).
Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là “ Nghiệp” (Karma).
Hành động xấu khiến con người phải nhận tội lỗi, hậu quả của nó
(Nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
Đây là thuyết “Nhân - quả” (^&1 nào- quả nấy).
Diệt đế'. Là chân lý về sự cần thiết phải chấm dứt nỗi khổ .
Nỗi khổ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra nỗi khổ bị loại trừ.
Sự tiêu diệt khổ đau gọi là “Niết bàn” (không ham muốn, dập tắt). Đó
là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
Niết bàn có thể hiểu là nơi “Cực lạc” (Sakhavati) hay “Hư vô”, cũng có
thể hiểu là “không là gì cả”.
Khái niệm “Niết bàn” có từ thời Vêđa. Đạo Phật đã tiếp thu tư tưởng
này. Câu hỏi đặt ra là trong vòng luân hồi triền miên, con người có thể đạt
được sự giải thoát (moksa) triệt để hay không ? Có, đó là “Niết bàn”.
Đạo đế: Là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Tức là phương pháp
thực hiện về việc diệt khổ. Đồng thời đòi hỏi phải thực hiện tu luyện 3 môn
học:
- Giới: Rèn luyện đạo đức.
- Định: Tư tưởng.
- Tuệ: Khai sáng trí tuệ.

Ba môn này được cụ thể hoá trong con đường “Bát chính đạo” (Tám
con đường đúng đắn):
1. Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính.
2. Chính nghiệp: Nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp. Nếu là tà nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

(sát hại, trộm cướp...) thì phải tu sửa cải tạo, nếu là chính nghiệp thì phải giữ
cho vững. Có thân nghiệp (do hành động gây ra), khẩu nghiệp (do lời nói gây
ra) và ý nghiệp (mới trong ý nghĩ).
3. Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng, tri giới (giữ các điều răn).
4. Chính niệm: Phải thường hằng nhờ Phật, niệm Phật.
5. Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về Tứ
diệu đế, về vô ngã, vô thường, khổ.
6. Chính kiến: Hiểu đúng đắn, nhất là Tứ diệu đế.
7. Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
8. Chính tinh tiến: Phải hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền
bá chân lý của Phật.
Theo giáo lý Phật, Đạo là 8 con đường đúng, tựu chung là loại trừ mọi

ham muốn hay xa lánh những cám dỗ trần tục.
Đây là hình thức tu thân, hướng tới chân lý của Phật là không phân biệt
về mức độ thực hiện và hiệu quả giữ các sắc đẳng. Sự tự tu và tinh thần trái
ngược với sự phân biệt đẳng cấp. Điều đó đã hạ uy thế của tầng lớp tăng nữ
Bàlamô, cũng như khuôn khổ chật hẹp các quốc gia cổ đại sơ kỳ ở Ấn Độ.
Đạo Phật là một tôn giáo nhưng mang tính chất duy vật khi giải thích
về thế giới vật chất, vũ trụ. Theo ý kiến của một số hoà thượng trong Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thì Đạo Phật không phải là duy vật và cũng không phải
duy tâm, mà là cầu nối giữa duy vật và duy tâm.
Đạo Phật không tôn thờ vị thần nào cả, và cũng không tự cho mình là
thần, mà đưa ra một triết lý về nhân sinh quan; được con người cảm phục, tôn
sùng.
Giáo lý của Phật có kế thừa Vêđa, có phần không rõ ràng, triệt để,
nhưng những biện pháp, những con đường thực hiện có ý nghĩa tích cực, đáp
ứng những yêu cầu của xã hội Ấn Độ trong suốt 6 thế kỷ TCN. Đó là những

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

biện pháp rèn luyện đạo đức, bản lĩnh(diệt ác, hướng thiện), khuyến khích xoá

bỏ ranh giới chật hẹp của công xã nông thôn, các tiểu quốc, đi tới thống nhất,
phát triển cao hơn của Ấn Độ.
Phật giáo tiếp thu một cách căn bản những quan điểm của đạo Bàlamôn
và làm phong phú thêm cho những quan niệm này.
Những quan niệm của Phật cho thấy những nhu cầu phát triển mới của
Ấn Độ. Việc đề cao con đường “giải thoát” nhân thân (con người) bằng diệt
dục, chống đối mọi ham muốn về sắc, lợi, danh, đã nói lên sự khác biệt trong
xã hội đương thời của đạo Bàlamôn. Đó là sự chống đối bon chen, cạnh tranh
của một xã hội tư hữu, sự phân chia đẳng cấp, và sự khổ sở vì tham lam.
Quan niệm của Phật về sự giải phóng là tự mình, có nghĩa là không cần
sự can thiệp của tăng lữ. Mọi người đều có thể tự tu luyện, thực hiện như
nhau, nghĩa là không có sự phân biệt đẳng cấp, xã hội, quốc gia. Con đường
giải thoát mở ra cho mọi ngưòi “như những dòng sông đi đến biển cả thì
không còn giữ tên sông mà chỉ còn tên gọi Đại dương” [11,tr.24]
Như vậy giáo lý của Phật giáo là không thừa nhận chế độ Vama, không
chấp nhận sự phận biệt chủng tộc giữa người Arya với người bản địa, đòi phá
bỏ việc phân chia các tiểu quốc, bác bỏ vai trò của các tăng lữ Bàlamôn.
Đồng thời phản ánh đòi hỏi của một thời đại mói, nó có ý nghĩa tích cực về
mặt xã hội, khuyến khích, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh thống nhất Ấn Độ.
1.2 Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
1.2.1 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam những năm đầu công nguyên bằng
hai con đường là từ Ấn Độ và Trung Quốc. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn
Độ trước khi tiếp thu phật giáo qua Trung Quốc. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa
Việt Nam”, Giáo sư Trm Quốc Vượng khẳng định: “Đạo phật từ Giao Châu
chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10


K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

Hoa tiếp tục truyền xuống” [24,tr.105].
Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các sử gia đều đồng ý ở một
điểm: Đạo Phật đến Việt Nam trước hết bằng đường biển theo chân các nhà
buôn Ấn Độ và tăng sĩ Ấn Độ. Bởi vì Việt Nam là một nước giáp biển, ngự trị
trên bán đảo Hoa- Ấn, như là một bao lớn mở rộng trên Thái Bình Dương,
một cửa ngõ để đi vào Trung Hoa nó chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.
Do thế địa lý về chính trị và văn hóa đó, Phật giáo từ Ấn Độ đã trực tiếp
truyền sang Việt Nam bằng đường biển.
Điểm mấu chốt thứ hai chứng tỏ đạo Phật được truyền bá đến Việt
Nam trước khi đến Trung Hoa là trong bất kỳ giai đoạn nào Phật giáo Việt
Nam đều hưng thịnh hơn Phật giáo

Hoa cùng thời.

Điểm thứ ba là đến thế kỷ thứ hai đã có nền Phật giáo và phật học hưng
thịnh tại Việt Nam, nghĩa là đạo Phật đã được truyền bá trước đó khá lâu, ít
nhất cũng phải hàng trăm năm trước đó vào khoảng thế kỷ thứ nhất hay sớm
hơn nữa.
Ta có thể đồng ý với sử gia Nguyễn Lang rằng: “ Nhiều dữ kiện khiến
chúng ta nghĩ trung tâm Luy Lâu được hình thành sớm nhất và trung tâm này

đã làm bàn đạp của sự hình thành các ttrung tâm Bành Thành và Lạc Dương”
[15,tr.21]. Tức là trung tâm phật giáo Luy Lâu, thủ phủ của nước ta đã được
hình thành trước năm 55. Và với sự hưng thịnh của Phật giáo ở Lạc Dương
thì ta cũng có thể suy đoán Phật giáo ở nước ta đã hưng thịnh và có quy mô
lớn trước đó hay cùng thời.
Một số sử liệu khác chứng minh khá rõ ràng, minh bạch việc đạo Phật
đến và đã hình thành ở Việt Nam trước khi được du nhập và phát triển tại
Trung Hoa. Theo sách “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” do nhiều vị sư nối
tiếp nhau biên soạn , đã chép truyện Thiền Sư Trí Không vào cung điện giảng
kinh Phật cho hoàng hậu Ỷ Lan. Hoàng hậu có hỏi Phật giáo nước ta có từ

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

bao giờ ? Nhà sư Trí Không dẫn lới quốc sư Đàm Thiên (Trung Quốc) khi trả
lời Thái hậu Linh Khải vợ vua Tùy Văn Đế hỏi về tình hình phật giáo ở Giao
Châu. sư Đàm Thiên trả lời: “Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn
Độ), khi Phật giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở thủ phủ Luy Lâu
của Giao Châu đã có tới 20 ngôi chùa, độ được 500 vị tăng già và dịch được
15 cuốn kinh rồi. Như vậy là Phật giáo được truyền vào Giao Châu trước khi

truyền đến Giang Đông vậy”. [2,tr.36]
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam bằng con đường thứ hai là từ
Trung Quốc sang. Từ “Buddha” vào tiếng Hán được phiên âm thành Phật đồ,
vào tiếng Việt rút gọn lại còn Phật, từ đây từ phật dần dần thay thế cho từ
Bụt.
Từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là: Thiền
Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông. Cả ba tông phái này mặc dù có những điểm
khác biệt nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều dựa trên giáo lý cơ bản của nhà
Phật, giữa chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau và đều mang tinh thằn hòa mình
vào đời sống thường nhật.
1.2.2 Một số giai đoạn phát triển cơ bản của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ VI: Phật giáo Việt Nam
đang ở thời kỳ phôi thai. Trung tâm Phật giáo lớn nhất thời kỳ này là Luy
Lâu. Vào thế kỷ II người Giao Châu đã bắt đầu tiếp xúc vói Phật giáo từ Tây
vực (Tây Trúc - Ấn Độ). Thế kỷ II một số nhà truyền giáo đã đến nước ta
cuối triều Hán như Mahaky (Mahalivaka) và Khư Đà La (Kudra) đã vào Việt
Nam và nơi tiếp nhận họ là trung tâm Phật giáo Luy Lâu, từ đây nước ta đã
hình thành tầng lớp tăng sĩ trong xã hội.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ VI Phật giáo phát triển mạnh chủ yếu là ảnh
hưởng của Phật giáo Ấn Độ, lúc đầu mang tư tưởng Đại thừa gọi là Phật giáo
Đại thừa hay Phật giáo Bắc Tông (Phật giáo từ phương Bắc). Sau này còn ảnh

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp


HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

hưởng của Phật Tiểu thừa gọi là Phật giáo Nam Tông (Phật giáo từ phương
Nam).
Phật giáo từ thế kỷ VI đến thế kỷ X (hậu Lý Nam Đe). Đạo Phật đã
hình thành một số giáo phái và có tranh luận giữa các giáo phái. Cuối thế kỷ
VI một tăng sĩ Ấn Độ tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitacuri) khi tới kinh đô
Luy Lâu ở chùa Pháp Vân đã thành lập phái Thiền tông đầu tiên ở Việt Nam
gọi là phái Tì Ni Đa Lun Chi. Vào đầu thế kỷ IX một vị thiền sư Trung Hoa
tên là Vô Ngôn Thông sang nước ta trú tại chùa Kiến Sơ và đã thành lập phái
thiền tông thứ hai ở nước ta gọi là phái Vô Ngôn Tông.
Phật giáo từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời lỳ cực thịnh của đạo Phật.
Phật giáo phát triển và ảnh hưởng tói mọi lĩnh vực của đòi sống xã hội nhất là
chính trị, đạo đức, văn hóa, lối sống, nghệ thuật. Nhiều vị cao tăng đã trỏ
thành quốc sư, là cố vấn cho nhà vua về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế
như Khuông Việt Đại Sư. Các lễ hội mang tính Phật giáo ngày càng phát
triển, chùa vừa là nơi cúng Phật, vừa là nơi lễ hội của dân làng. Nhưng cuối
thời Trần vai trò của Phật giáo bị giảm sút do ảnh hưởng của Nho giáo.
Sau thế kỷ XV chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy
tàn, các cuộc chiến tranh nổ ra liên tiếp (Trịnh- Mạc, Trịnh - Nguyễn) làm
cuộc sống nhân dân khổ cực các giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Họ đã lợi
dụng Phật giáo để ru ngủ làm giảm bớt sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân,
song Phật giáo vm tiếp tục được phát triển.
Nhưng từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 Phật giáo bị
chèn ép nặng nề, tuy nhiên chỉ một bộ phận bị lợi dụng hoạt động cho Pháp,
còn đa số tăng ni, phật tử vẫn giữ được truyền thống và gắn bó với toàn dân,
đấu tranh giải phóng dân tộc.

Từ năm 1945 đến năm 1975, Phật giáo có nhiều biến đổi. Các tăng ni
phật tử vừa hoạt động chính trị trong nước và vừa hoạt động trên quốc tế. Giai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

đoạn này đất nước bị chia cắt làm hai miền vì thế Phật giáo cũng có sự không
đồng nhất nhưng đa số các hoạt động hướng về các phong trào dân tộc dân
chủ. Các trường học đào tạo tu sĩ cũng được mở mang như viện Phật học, Cao
đẳng Phật giáo, Trung đẳng Phật giáo.
Từ năm 1975 đến nay, Phật giáo có nhiều biến động lớn, một số chức
sắc di tản ra nước ngoài, còn lại chờ chủ trương, chính sách của Đảng sau đó
tiếp tục hoạt động binh thường. Đến năm 1981 “Giáo hội Phật giáo Việt
Nam” được thành lập, cổ vũ Phật giáo cả nước phấn đấu “phục vụ đạo pháp”
và “phục vụ Tổ Quốc” với phương châm “Đạo pháp- Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội” . “Giáo hội Phật giáo” là thành viên của hội Phật giáo thế giới và là
thành viên của hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP). Quan hệ giữa hội
Phật giáo Việt Nam và giáo hội Phật giáo thế giới là quan hệ hoàn toàn bình
đẳng và thuần túy tôn giáo. Gần đây hoạt động của Phật giáo có phần sôi nổi
hơn với những năm 1975- 1980. Hiện nay Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có

số lượng tín đồ đông nhất so với các tôn giáo khác.
Như vậy, ta thấy đạo Phật là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ ra đời cách đây
khoảng hơn hai mươi lăm thế kỷ - với học thuyết “Tứ diệu đế”, “Thập nhị
nhân duyên”, coi thế giới khách quan và tâm thức con người đều là vô
thường, vô ngã, coi tất cả vạn vật trong thế giới đều là do nhân duyên hòa họp
mà biểu hiện. Phật giáo đã chọn con đường giải thoát là con đường trung đạo
với sự tu luyện mọi dục vọng, giác ngộ trí tuệ hòa nhập niết bàn.
Đạo Phật truyền bá sang Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên do các
thương gia và tăng sĩ Ấn Độ đến bằng con đường biển do được truyền trực
tiếp vào Việt Nam, đạo Phật đã nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng của dân
tộc.
Như vậy, Phật giáo đã được du nhập vào nước ta với nhiều hướng khác
nhau, nhiều thời điểm khác nhau, nhiều tông phái khác nhau. Và đây là một

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

trong những cơ sở tạo nên nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, có thể nói rằng, đạo Phật là một tôn giáo
ngoại lai nhưng đã nhanh chóng truyền vào Việt Nam một cách tự nhiên mà

không bị một cản trở nào.

Chương 2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐỜI


• •

SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Lễ hội
2.1.1 Các quan niệm về lễ hôi
Trên thế giới, lễ hội có từ thời Ai Cập “Sumer”. Chúng ta biết được
thông qua những truyền thuyết, những hình ảnh vẽ trên hang, nói đến lễ hội
của những con người đầu tiên. [11,tr.72]
Từ năm 2055- 1850 trước CN, có người nhắc đến những Pharaông làm
nghi lễ cắt những bó lúa đầu tiên; khảo cổ học đào được nhiều di vật, thu thập
được nhiều truyền thuyết nói về người châu Âu sùng bái con gấu. Các học giả
gọi đó là tôtem của người thời đó. Những truyền thuyết nói đến người phụ nữ
lấy xương, răng gấu làm bùa. Từ yểm bùa, ma thuật làm hại chuyển đến lễ hội
theo mùa.
Lễ hội cũng có nguồn gốc từ các quan niệm về phồn thực: quan niệm
giao hòa giữa đất trời sinh ra con người, muôn loài và cỏ cây... do đó người ta
làm những nghi lễ mang tính phồn thực để cầu mong sự sinh sôi phát triển.
Ở Việt Nam, các lễ hội, cũng gắn với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hết
sức chặt chẽ. Người nông dân Việt Nam theo tín ngưỡng đa thần và việc thực
hành tín ngưỡng đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh của đời sống
thường ngày. Đó là cầu mong các thần linh, các lực lượng siêu nhiên phù hộ
cho con người được mạnh khỏe, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai


10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

- Lễ hội: Thuật ngữ thế giới là: Festival / Feast
Tiếng La Tinh: Ferae, Fanum. Nghĩa là: Sự tập trung của một số người
để thờ một vị thần nào đó, trong đó ăn uống vui choi gọi là lễ hội.
- Trong cuốn “The New Encyclopedia Britianica” Volum 4.1997,
P752 có nói: Festival - xem Feast. Từ này có nghĩa là một ngày hay một đoạn
thời gian mà trong đó người ta tập trung (cộng cảm) lại để làm nghi thức về
một vật được sùng bái của cộng đồng.
- Tử điển Larrus của Pháp cũng tương tự:
Festival gồm: + Nhân vật được thờ tức lễ .
+ Tập trung cộng cảm.
+ Ăn uống vui chơi.
Tập trung cộng cảm + Ăn uống vui chơi tức hội.
- Một số từ khác phương Đông dùng để chỉ lễ hội như hội, vào đám,
hội hè đinh đám, hội lễ hoặc lễ hội.
Nhìn chung, các thuật ngữ để chỉ lễ hội đều có nghĩa khá thống nhất là:
Một quãng thòi gian mà trong đó một số người tập trung nhau lại cùng tiến
hành những nghi lễ thờ cúng một vị thần, hay một vật thiêng liêng nào đó của
cộng đồng tại một địa điểm nào đó, có ăn uống, vui chơi gọi là lễ hội.

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa có tính chất nguyên hợp phản ánh nhiều mặt
của đời sống văn hóa cả vật chất và tinh thần: Tôn giáo, to ngưỡng, phong tục,
tập quán, văn hóa nghệ thuật, các nghi lễ và các trò chơi dân gian... với sự
tham dự đông đảo của các tầng lóp nhân dân. Lễ hội là môi trường sản sinh,
tích hợp, lưu truyền và bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nhiều
thời kỳ lịch sử.
Giữa phong tục, tập quán và lễ hội có sự giao thoa và có gianh giới. Lễ
hội và phong tục tập quán có chỗ trùng hợp nhau như nhiều lễ hội đã ừở thành
phong tục tập quán của địa phương:

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

“Chết thì tó con bỏ cháu Sống thì không bỏ ngày 6 tháng giêng”
(hội Cổ Loa)
“Cho dù cha đánh mẹ treo Thì em không bỏ hội Keo hôm rằm”
(hội chùa Keo Thái Bình)
Trong lễ hội có nhiều trò chơi, trò diễn thuộc về phong tục như vật, kéo
co, chọi gà, múa sư tử, múa rồng... Trong các nghi lễ của lễ hội, hội làng
thường được kèm theo rất nhiều phong tục cũng như tục hèm.

Tuy nhiên có những lễ hội không mang phong tục, tập quán mà nó có
thể diễn ra vào những thời gian và địa điểm khác nhau cũng như có sự biến
đổi về một nghi thức trình diễn như:
Lễ hội dân gian: Là lễ hội của nhân dân, của một cộng đồng hay một
nhóm cộng đồng tổ chức theo định kỳ hàng năm tại một di tích thờ cúng nhất
định theo tinh thần tự nguyện. Nói lễ hội dan gian là để phân biệt với lễ hội
cung đình.
Lễ hội dân gian truyền thống: Là những lễ hội dân gian ra đời và phát
triển trong lòng xã hội nông nghiệp cổ truyền, thường để chỉ các lễ hội nảy
sinh và tồn tại trong xã hội tiền công nghiệp. Nhiều lễ hội dân gian truyền
thống hiện nay đã và đang được khôi phục lại. Lễ hội “truyền thống” khác
biệt với các lễ hội mới, lễ hội “hiện đại”, “đư^g đại” mới ra đời gần đây.
Lễ hội cung đình: Là lễ hội được tổ chức bởi triều đình phong kiến,
mang tính chất cung đình. Hiện nay ta còn biết về lễ hội cung đình Huế, lễ hội
được cử hành theo nghi lễ quốc gia, do triều Nguyễn (trực tiếp là Bộ Lễ) đứng
ra tổ chức và do nhà vua làm chủ lễ. Những nghi thức về lễ hội cung đình
được quy định chặt chẽ thành luật lệ của nhà nước, theo đó, vua quan, hoàng
tộc, bách tính phải tuân thủ. Nhà Nguyễn chia các lễ hội cung đình thành 2
loại là:
+ Tiết lễ: Gồm các kỳ triều hội hàng tháng (đại triều, thường triều), tết
nguyên đán, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Tịch điền, lễ Truyền lô, lễ Ban sóc,
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp


HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

lễ đăng quang (vua lên ngôi), lễ Hưng quốc khánh niệm quốc khánh)
+ Loại tế tự: Gồm các cuộc cúng tế trời, cúng tế thằn thánh và tổ tiên
nhà Nguyễn. Trong số này quan trọng nhất là lễ Tế giao, Tế xã tắc, lễ Liệt
miếu, lễ Thế miếu. Trong Festival 2004 có khôi phục lại Tế đàn Nam Giao
theo nghi thức cung đình.
Lễ hội văn hóa du lịch: là lễ hội bao gồm các hoạt động vãn hóa nghệ
thuật, thể thao, du lịch, hội thảo, hôi chợ triển lãm... nhằm tôn vinh những giá
trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên... của địa phương nói riêng và của đất nước
nói chung, qua đó tạo lập hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, du lịch của
vùng / địa phương / đất nước (Việt Nam) trong mắt bạn bè quốc tế và khu vực
cũng như địa phương khác nhằm quảng bá cho du lịch để thu hút du khách
đến thăm. Mặt khác, qua đó để giao lưu văn hóa quốc tế và khu vực, các vùng
miền trong nước với nhau cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh. Lễ
hội văn hóa du lịch góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
Lễ hội kỉ niệm: Là lễ hội được tổ chức và kỷ niệm một danh nhân văn
hóa hay danh nhân lịch sử, nhân vật đã được thần thánh hóa vào ngày sinh,
ngày mất của họ hoặc tổ chức để kỷ niệm một sự kiện lịch sử hay một mốc
lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử dân tộc hoặc trong quá trình phát
ừiển của một vùng, một địa phương hay một cộng đồng (ví dụ: Lễ hội kỷ
niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, lễ hội 100 năm Sa Pa, lễ hội Làng Sen.)
Khác lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội kỷ niệm mới có thể được tổ
chức định kỳ hoặc không. Thường được tổ chức lớn vào những năm chẵn của
sự kiện theo kịch bản của Ban tổ chức lễ hội, có nhiều hoạt động văn hóa
nghệ thuật chuyên nghiệp kèm theo.
Tóm lại lễ hội là một môi trường văn hóa. Ý nghĩa văn hóa trước hết từ
biểu tượng hội (thần phả, thần tích, di tích). Ở đây cũng là nơi biểu lộ nhiều

văn hóa ứng sử khác nhau; giữa con người và thần linh, giữa con người với
biểu tượng (vật thờ, di tích), giữa công chúng với người tổ chức, giữa công
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

chúng với nhau, giữa con người vói thiên nhiên và vói chính mình... Tất cả
những mối quan hệ đó cùng đan xen trong môi trường lễ hội khiến trung tâm
hội trở nên như một đời sống của ước vọng.
2.1.2 Kết cẩu của lễ hôi
Là một hệ thống gồm nhiều hệ thống, không thể phân chia một cách
máy móc.
Hệ thống lễ
Bao gồm các lễ thức, nghi lễ, cách thức hành sử của con người đối với
thần linh, tiền nhân:
- Lễ mở cửa đình / đền / chùa. - khai hội / mở hội
- Lễ mộc dục (tắm tượng)
Tế lễ: Là hoạt động mang tính nghi lễ, trong đó tiêu biểu hơn cả là tế
lễ. Tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài, phân
thành các tuần tế khác nhau như dâng đãng (đèn, nến) hương, dâng hoa, rượu,
trà, quả, thực... vào những giờ nhất định. Việc tế lễ phổ biến còn có đọc chúc,

tiến tửu (rượu).
Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với ngôn ngữ, điệu bộ
và trang phục mô phỏng phong cách cung đình Huế thế kỷ XVIII - XIX. Te
cũng là cách để nối thần linh với người làng, củng cố mối quan hệ cộng đồng
- cộng cảm trước một vị thằn chung. Thường có một số trò chơi mang tính
phong tục đi kèm với tế, đôi khi là hèm (riêng của từng làng).
Lễ rước: Có nhiều loại rước: Rước nước, rước thần... thường được tổ
chức vào chính hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh của
cộng đồng. Thường thì rước từ đền đến đình hoặc đình đến chùa. Rước vừa
trang nghiêm, vừa sôi động, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng với
nhiều loại nghi trượng. Các nghi lễ và thần tích, huyền tích quan hệ với nhau,
biểu hiện rõ trong đám rước. Tùy theo di tích thờ cúng là đình / đền / chùa /
hay phủ và đặc tính từng vị thần linh được thờ mà ở mỗi lễ hội, đám rước
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD


Khóa luận tôt nghiệp

HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

r

khác nhau.
- Các trò diễn lại sự tích của Thần.
- Lễ rã hội cũng là một nghi lễ rất thiêng liêng của một lễ hội, nhiều lễ
hội, nghi lễ này rất vui và ấn tượng.

Hệ thống hội
Bao gồm các sinh hoạt vui chơi thể thao, văn hóa nghệ thuật, các trò
chơi dân gian...
- Các trò chơi mang tính phong tục: ví dụ: vật cầu, kéo co...
- Các trò chơi mang tính thượng võ: vật, đu, tung còn, đua thuyền, bơi
chải, đánh phết.
- Các trò chơi trình nghề: thổi com thi, đánh cá, cấy lúa, đốt pháo...
- Các trò chơi giải trí: Cờ người, tổ tôm, hát bài chòi, thả thơ, đố vui,
ca hát cổ truyền.
- Các hình thức hội hè, vui chơi khác, kể cả các biểu hiện không đúng
chuẩn như cờ bạc, rượu chè, lên đồng, tướng số...
- Ân uống cộng cảm: đôi khi ăn là để khẳng định vị trí của mình trong
làng. Thế mới có câu: “ một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.
Thực ra theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cách nhìn nhận lễ
hội theo kiểu cấu trúc như vậy là máy móc và không thực tế. Lễ hội có tính
tổng thể, không thể đem chia đôi ra từng phần được mà nó hình thành trong
các cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh) từ
đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt và văn hóa phải sáng tạo nên
một tổng thể lễ hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, phần hội là phần
phái sinh, tích hợp.
Các hĩnh thức văn hóa nghệ thuật và một số trò chơi trong lễ hội gần
với tôn giáo tín ngưỡng, nó không còn thuần túy là đời thường mà nó đã được
nghi lễ, nghi thức hóa có tính chất phong tục, do đó nó bền hơn và mang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

10

K34A - GDCD



×