Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.9 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


MÔN: LUẬT QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Nhóm 3:
Lê Công Được
Đỗ Thị Quỳnh Hương
Chế Thị Hồng Hiệp
Huỳnh Thị Lệ
Võ Thanh Nhã (NT)
Đặng Anh Phương

K135031453
K135031458
K135031466
K135031481
K135031492
K135031497


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2015

2


MỤC LỤC



3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.

CHXHCN
LHQ
LQT
LQG
ĐƯQT

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Liên Hợp Quốc
Luật Quốc tế
Luật Quốc gia
Điều ước quốc tế

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế

đang trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Các quốc gia trên thế
giới đã và đang tăng cường thiết lập và đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao,
hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, y tế,… hướng tới sự phát triển của từng quốc gia cũng như
cộng đồng quốc tế. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc ký kết cũng như gia
nhập các điều ước quốc tế đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các quốc gia nói
riêng và các chủ thể Luật Quốc tế nói chung. Điều ước quốc tế đã trở thành công
cụ pháp luật chủ yếu, điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong quá
trình phát triển của các lĩnh vực đời sống quốc tế. Trong hệ thống của nguồn luật
quốc tế, điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển tập quán quốc tế cũng như các loại nguồn bổ trợ khác.
Nhằm tìm hiểu và làm rõ tầm quan trọng của điều ước quốc tế trong hệ thống
nguồn của Luật Quốc tế, nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Vai
trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nội dung của bài tiểu luận xoay quanh những vấn đề lí luận chung về hệ
thống nguồn của luật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng, từ đó làm
rõ giá trị pháp lý và vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật
Quốc tế cũng như mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với tập quán quốc tế và các
loại nguồn bổ trợ khác. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng nêu lên thực trạng áp
dụng điều ước quốc tế và những kiến nghị để loại nguồn này phát huy được tầm
quan trọng của nó trong quan hệ quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hệ thống nguồn của luật quốc tế
và điều ước quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của bài tiều luận là trong khoảng thời gian luật quốc tế
hiện đại, tức là sau cách mạnh tháng Mười Nga đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
5



Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với thực tiễn
liên quan đến hoạt động thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam với các nước
trên thế giới trong việc thực hiện các điều ước quốc tế để đưa ra những bài học
kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi điều ước quốc tế trong quá trình hội nhập
thế giới.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn và lý luận, nhất là thực tiễn. Đề tài là tài liệu
kham khảo cho sinh viên Luật, kiến nghị một số điểm để hoàn chỉnh điều ước
quốc tế.
6. Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài nghiên
cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về nguồn của Luật Quốc tế.
Chương 2: Điều ước quốc tế - Vai trò của Điều ước quốc tế trong hệ thống
nguồn của Luật Quốc tế.
Chương 3: Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế, giải pháp, kiến nghị để
nâng cao hiệu quả việc thực thi Điều ước quốc tế.

6


7. CHƯƠNG 1
8. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN CỦA


LUẬT QUỐC TẾ
9.
9.1.

1.1. Định nghĩa về nguồn của Luật Quốc tế

10. Khi tìm hiểu về bất kỳ một hệ thống pháp lý nào thì một trong
những vấn đề đầu tiên và cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà
chúng ta phải tiếp cận đến đó là “Nguồn của luật” và Luật Quốc tế cũng thế.
Ngay từ ý nghĩa vốn có của từ “Nguồn” chúng ta đã có thể nhận thấy tầm quan
trọng đặc biệt của nó, vậy nguồn của Luật Quốc tế là gì?
11.
Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp
luật. Nguồn của pháp luật biểu hiện dưới 2 dạng thành văn và bất thành văn. Liên
quan đến nguồn của Luật Quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau.
12. Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các
nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Theo đó, LQT
gồm 2 loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
13. Theo nghĩa rộng: Nguồn của LQT là tất cả những gì mà cơ quan có
thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật. Vấn đề nguồn
của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên
quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ quốc tế nói riêng và
quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.
14. Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy
phạm luật quốc tế. Theo khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế quy
định, theo đó, luật quốc tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc
tế), và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy
phạm luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý

của các chủ thể quan hệ quốc tế.
15.
Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn liền với
quá trình hình thành các quy định của luật này. Do đó cần có sự phân biệt giữa
nguồn của luật quốc tế (để chứa đựng quy phạm luật quốc tế) với những phương
7


tiện hỗ trợ việc xác định quy phạm luật quốc tế, cũng được đề cập tại khoản 1
Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc (bao gồm án lệ, các học thuyết
của các luật gia có trình độ cao) và một số hình thức khác hình thành trong thực
tiễn phát triển của luật quốc tế như nghị quyết không bắt buộc của tổ chức quốc
tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
15.1. 1.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn của Luật Quốc tế

16. Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc
quy định "Tòa án có trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến
tòa án trên cơ sở công pháp quốc tế theo:
-

Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được
các bên đang tranh chấp thừa nhận.
Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là
một tiêu chuẩn pháp lý.
Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận.
Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao
nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phương
tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý"
17.
Như vậy, khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra

danh sách các nguồn truyền thống của LQT như:

-

Các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, tập quán quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của LQT, các quyết định của tòa án.
Các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao.
18.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 38 chưa đề cập một cách đầy đủ các loại
nguồn bổ trợ của LQT. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã
nêu trong khoản 1 Điều 38 các chủ thể LQT còn thừa nhận một số các nguồn
khác, có tính chất là nguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của LQT như: Nghị quyết
của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc
gia... Do đó, ngoài khoản 1 Điều 38, thực tiễn áp dụng nguồn của các chủ thể
LQT cũng là cơ sở để hình thành các loại nguồn của LQT.
18.1. 1.3. Phân loại Nguồn của Luật Quốc tế

19.
-

Có 2 loại Nguồn của Luật Quốc tế:

Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn
bất thành văn).
Nguồn bổ trợ: Đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT, bao gồm:
8


+
+

+
+
+

Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế.
Các nguyên tắc pháp luật chung.
Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia.
Các học thuyết của các học giả danh tiếng về LQT
20.

1.3.1. Khái quát nguồn cơ bản

21. Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên tắc, được coi là cách thức
chủ yếu xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc, hay còn gọi là luật
“cứng” (“hard” law).
-

-

Về điều ước quốc tế
22. Trong khoa học luật quốc tế, thuật ngữ điều ước quốc tế được sử
dụng để chỉ loại nguồn thành viên của luật quốc tế, được hình thành theo trình tự,
thủ tục xác định, với nội dung bao gồm các nguyên tắc, qui phạm pháp luật quốc
tế nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý
giữa các chủ thể luật quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Về phương
diện lý luận và pháp lý quốc tế, thuật ngữ điều ước quốc tế được tiếp cận với tính
chất là sự khái quát hóa về một trong những hình thức pháp lý thành văn của luật
quốc tế (nguồn pháp lý), có giá trị là công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp
tác quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.

Về tập quán quốc tế
23. Những qui tắc xử sự được hình thành lâu trong các quan hệ quốc tế
được các các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các pháp nhân, các công dân
của nhiều quốc gia khác nhau tôn trọng chấp hành mặc dù những quy tắc đó chưa
được chính thức quy định trong luật pháp quốc tế. Các tập quán quốc tế được
hình thành lâu đời và trước tiên nhất là các tập quán, tập tục về chiến tranh như
không giết người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương khi họ bị loại khỏi
vòng chiến đấu, cho phép nước chủ quản nhân thương binh, bệnh binh của họ trở
về nước trong lúc chiến tranh chưa kết thúc. Các tập quán quốc tế hiện còn được
giữ lại nhiều là các tập quán về cứu hộ người, phương tiện trên biển. Các tàu
thuyền đi lại trên biển phải cứu vớt, chăm sóc cho các nạn nhân, tàu thuyền gặp
tai nạn trên biển, nước chủ nhà không được bắt giữ mà phải cứu hộ và cung cấp
lương thực, nước ngọt để các tàu thuyền lâm nạn trôi dạt vào lãnh thổ của mình
trở về nước họ,... Tập quán quốc tế là một trong những nguồn của luật quốc tế.
Nhiều tập quán quốc tế ngày nay đã được thừa nhận và ghi vào các điều ước quốc
tế, trong trường hợp này tập quán quốc tế đã trở thành điều ước quốc tế như công
ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Có những nước không tham gia điều ước
9


quốc tế nhưng không phản đối và chấp nhận việc thi hành nó, trong trường hợp
này điều ước quốc tế trở thành tập quán quốc tế đối với nước không tham gia
công ước.
 So sánh giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
24. Các Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế đều là kết quả của sự
thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan, chúng đều hình thành từ sự thỏa thuận
của các bên liên quan, đều là nguồn chứa đựng quy phạm quốc tế, là công cụ
pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chúng cũng
có những điểm khác nhau cơ bản:
25.

27.ĐIỀU ƯỚC QUỐC
28. TẬP QUÁN QUỐC
26.
TẾ
TẾ
30.- Thỏa thuận công
32.- mang tính chất
29.Hình
khai
ngầm định
thức
31.- Thể hiện bằng văn
33.- Bất thành văn
bản
34.Tốc
độ
36.- Chậm, phải trải
hình
35.Nhanh, chỉ cần sự ký
qua quá trình lâu
thàn
kết tham gia của các
dài và nhiều sự
h và
chủ thể theo thủ tục
kiện mới được
phát
công nhận
triển
37.Vấn

38.Đơn giản, theo sát sự
đề
vận động của các quan
39.Phức tạp
sửa
hệ quốc tế
đổi
40.
41.

1.3.2. Khái quát về nguồn bổ trợ

42. Về nguyên tắc đây không phải là hình thức biểu hiện trực tiếp các
quy phạm và nguyên tắc của công pháp quốc tế mà chỉ đóng vai trò bổ trợ, bổ
khuyết, bổ sung, làm sáng tỏ, làm tiền đề cho nguồn cơ bản.
43.
(i)
-

Các loại nguồn bổ trợ:

Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế.
Các kết quả xét xử thể hiện tại các bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp
còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi quốc tế.
Giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của qui phạm luật quốc tế.
10


(ii)
(iii)

-

(iv)

(v)
-

-

Tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của LQT.
Bổ sung những khuyết điểm của LQT.
Tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể trong quan hệ pháp
luật quốc tế.
Các nguyên tắc pháp luật chung: là những nguyên tắc áp dụng phổ biến cho cả
LQT và LQG. (Ví dụ: Nguyên tắc gây thiệt hại phải bồi thường).
Giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật quốc tế.
Nghị quyết của tổ chức liên chính phủ: là các văn kiện của tổ chức quốc tế liên
chính phủ với những giá trị hiệu lực không đồng nhất.
Những Nghị quyết không có giá trị bắt buộc đối với các thành viên có ý nghĩa đối
với việc giải thích và áp dụng các quy phạm Luật Quốc tế hoặc tạo tiền đề cho
việc kí kết và thực hiện ĐƯQT.
Những Nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn được viện dẫn đến để giải thích
các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên
Học thuyết: là quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đền pháp lý quốc
tế, hình thành thông qua nhiều hoạt động như phân tích các quy phạm pháp luật
quốc tế trình bày hay đưa ra quan điểm, luận cứ về những vấn đề khoa học pháp
lý quốc tế.
Trong những chừng mực nhất định, có giá trị hỗ trợ cho việc xây dựng và thực thi
LQT được thuận lợi.
Hành vi pháp lý đơn phương: là sự độc lập thể hiện ý chí của chủ thể LQT đối

với một vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế. Có thể là:
Hành vi công nhận nhằm xác nhận một tình hình hoặc yêu cầu nào đó là phù hợp
với pháp luật. (Ví dụ: Hành vi công nhận quốc gia mới).
Hành vi cam kết nhằm tạo ra các nghĩa vụ mới. (Ví dụ: Tuyên bố của chính phủ
Ai Cập năm 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê).
Hành vi phản đối nhằm thể hiện ý chí, thái độ với một sự việc cụ thể. (Ví dụ:
Những tuyên bố phản đối do bộ ngoại giao một quốc gia thực hiện khi có hành vi
vi phạm LQT từ một quốc gia khác).
Hành vi từ bỏ các quyền hạn nhất định.
44.Mối quan hệ với nguồn cơ bản
45. Nguồn bổ trợ bổ sung cho nguồn cơ bản là tiền đề phản ánh sự phát
triển, hoàn thiện của luât quốc tế. Nguồn cơ bản là cơ sở pháp lý để công nhận sự
tồn tại và hình thành của nguồn bổ trợ.

11


46.
47.

CHƯƠNG 2

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ - VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC
TẾ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

48.
2.1.

Khái niệm Điều ước quốc tế


49. Theo điểm a, khoản 1, Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật
Điều ước quốc tế thì: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc
tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
50. Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của LQT, ĐƯQT là thuật
ngữ pháp lý dùng để chỉ loại văn bản pháp luật quốc tế hình thành từ sự thỏa
thuận của các chủ thể LQT trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy
phạm gọi là quy phạm điều ước.
51. ĐƯQT là tên khoa học pháp lý chung để chỉ các văn bản pháp luật
quốc tế do hai hay nhiều chủ thể LQT ký kết. Trong từng quan hệ điều ước cụ
thể, điều ước có thể được gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau, như: hiệp ước,
hiệp định, công ước, hiến chương, quy chế... Hầu hết các ĐƯQT song phương
và đa phương điều chỉnh vấn đề chính trị hay kinh tế thường được kết cấu
thành 3 phần: phần lời nói đầu (nêu lý do ký kết, mục đích ký kết, tên các bên
tham gia ký kết...), phần nội dung chính (chia thành các phần, các chương, các
điều nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác) và phần cuối cùng (quy định về
thời điểm, thời hạn có hiệu lực của điều ước, ngôn ngữ soạn thảo, cơ quan lưu
chiểu điều ước...). Về ngôn ngữ của điều ước, các bên thỏa thuận lựa chọn một
hoặc một số ngôn ngữ phù hợp cho công tác soạn thảo và thể hiện sự bình đẳng
giữa các chủ thể tham gia.
52. ĐƯQT có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu
vực, đa phương hoặc song phương. ĐƯQT phổ cập là văn bản pháp lí quốc tế
có sự ký kết hoặc tham gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, ví dụ:
Hiến chương Liên hợp quốc, các Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại
12


giao và năm 1963 về Quan hệ lãnh sự, công ước năm 1982 về Luật biển.

ĐƯQT đa phương là văn bản pháp lý có sự kết hợp hoặc tham gia của từ ba
quốc gia trở lên. Trong các ĐƯQT đa phương có điều ước đa phương toàn cầu
và khu vực. ĐƯQT đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các
quốc gia hoặc có cùng chung khu vực địa lý, hoặc có chế độ chính trị, kinh tế xã hội gần gũi nhau, ví dụ: ĐƯQT trong khuôn khổ các nước ASEAN 1, giữa
các nước thuộc khối NATO2 hoặc khối WARSZAWA3 trước đây. ĐƯQT được
coi là nguồn cơ bản của LQT, vì tuyệt đại bộ phận quy phạm của LQT đều nằm
trong ĐƯQT và do các quốc gia xây dựng nên. Nếu như từ đầu những năm 70
về trước hầu như chỉ có ĐƯQT được ký kết giữa các quốc gia thì ngày nay
xuất hiện ngày càng nhiều ĐƯQT giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với
nhau, cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ.4
2.2.

Điều kiện để Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật Quốc tế
53. ĐƯQT là nguồn cơ bản của LQT, nhưng về mặt lý luận không phải
mọi ĐƯQT đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của nó. Một ĐƯQT được coi
là nguồn của LQT nếu nó thỏa mãn được các yêu cầu sau:
54. Thứ nhất, ĐƯQT phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng giữa các chủ thể. Tự nguyện và bình đẳng không phải là nguyên tắc đặc
thù của Luật Điều ước quốc tế, mà là nguyên tắc chung của các ngành luật.
Trên cơ sở đó, các chủ thể của LQT mới thể hiện được ý chí của mình, từ đó
mới tự nguyện thực hiện những cam kết đã thỏa thuận. Với ý nghĩa đó, chỉ khi
ấy các ĐƯQT này mới phát sinh hiệu lực thực tế và mới được coi là nguồn của
LQT.
1ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập
ngày 8 tháng 8 năm 1967
2 NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization) là một liên
minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ và
tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn
công bởi bên ngoài.

3 Khối Warszawa (phiên âm tiếng Việt: khối Vác-sa-va) là một hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa
(Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô,
Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc. Liên minh quân sự
này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh
Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa của Ba Lan.
4 Trang 27, trang 28 Luật Quốc tế - lý luận và thực tiễn, T.S. Trần Văn Thắng, TH.S. Lê Mai Anh, NXB Giáo
dục.

13


55. Thứ hai, ĐƯQT được ký kết phải có nội dung phù hợp với quy
phạm bắt buộc chung (quy phạm Jus congens 5) của LQT. Nếu nội dung của
điều ước xung đột với những quy phạm Jus congen thì điều ước đó không có
giá trị. Ví dụ, các ĐƯQT có những quy định trái với Hiến chương Liên hợp
quốc, trái với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác được coi là trái với pháp luật quốc tế và không thể được nhìn nhận là
nguồn của LQT.
56. Thứ ba, ĐƯQT được ký kết phải phù hợp với quy định về thẩm
quyền của pháp luật quốc gia. Theo Điều 46 Công ước Viên 1969 thì một
ĐƯQT sẽ có thể không có giá trị ràng buộc đối với một quốc gia nếu như khi
ký kết đã có sự vi phạm “quá rõ ràng” và liên quan đến một quy tắc có “tính
chất cơ bản” của pháp luật của quốc gia đó. Điều 26 Pháp lệnh ký kết và thực
hiện ĐƯQT của Việt Nam năm 1998 cũng quy định một trong những căn cứ để
Việt Nam đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực của ĐƯQT là... “khi có sự vi phạm các
nguyên tắc ký kết” được ghi nhận tại Điều 3 Pháp lệnh.
2.3.

Vai trò của Điều ước Quốc tế trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế
57. Cần phải khẳng định, ĐƯQT không phải là nguồn duy nhất của

LQT. Nhưng tới thời điểm ngày hôm nay, nó vẫn được xem là một trong những
nguồn quan trọng bậc nhất của LQT. Về vai trò của ĐƯQT trong hệ thống
nguồn còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Ở đây, nhóm chúng tôi trình
bày dựa trên Giáo trình Luật Quốc tế của trường Đại học Luật Hà Nội. Và theo
các tác giả biên soạn giáo trình này thì ĐƯQT có 4 vai trò nổi bật trong hệ
thống nguồn của LQT.
58. 2.3.1. Điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy
trì và tăng cường các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể
59. Điều 26 công ước Viên năm 1969 quy định: “mọi điều ước đã có
hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi
hành một cách thiện chí”. Sự tận tâm, thiện chí của các chủ thể tham gia điều
ước là cơ sở, là bảo đảm quan trọng để chủ thể ký kết tự ràng buộc vào nghĩa
vụ thực hiện các quy định của Luật Quốc tế. Do đó, một điều ước có vai trò
quan trọng để duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.
5 Theo Điều 53 Công ước Viên 1969 thì Jus cogens là quy phạm chung, được cộng đồng quốc tế công nhận,
thông qua và áp dụng, không một (hoặc một nhóm) quốc gia nào có quyền thay đổi (hoặc chỉ thay đổi bằng
quy phạm có tính chất tương tự). Vì nó đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng nên khi vi phạm Jus cogens có
thể sẽ gây thiệt hại về quyền và lợi ích của các quốc gia khác nhau trên thế giới, Jus cogens có hiệu lực pháp lý
cao nhất nên các điều ước quốc tế khi ký kết không được trái với các quy phạm này.

14


60. Thế giới hiện nay có hơn hai trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau
thế chiến thứ hai, thế giới có xu hướng phân chia hai cực: Liên Xô – Hoa Kì.
Trong thời kì này, người ta không thấy quan hệ giữa các quốc gia phát triển
mạnh mẽ. Thay vào đó là một sự đóng băng trong một cuộc chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, sau khi có sự phá băng trong quan hệ Nga – Mỹ, kéo theo là sự phát
triển trong quan hệ các nước. Đó được xem như là một quy luật tất yếu trong
quá trình phát triển các nước. Quan hệ song phương và đa phương được thiết

lập, phục vụ cho mục tiêu phát triển các nước. Một số quan hệ tiêu biểu mà đến
ngày nay chúng ta thấy vẫn còn tồn tại là: Châu Âu – Hoa Kì, Nhật Bản – Mỹ,
các nước trong cộng đồng ASEAN…
61. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, quan hệ giữa các chủ thể
của LQT ngày một pháp triển và cũng không kém phần phức tạp. Nhưng một
câu hỏi đặt ra: Điều ước đóng vai trò gì trong quan hệ giữa các chủ thể này? Là
nhân tố tiên phong tạo dựng mối quan hệ ấy? Chắc chắn là không. Quan hệ
giữa các chủ thể đã có từ trước, còn điều ước thì có sau. Nó đóng vai trò như
một chất xúc tác hay một chất keo kết dính thêm qua hệ đã hình thành. Không
thể có chuyện một chủ thể (hay nhiều chủ thể) ký kết các ĐƯQT khi mà họ
không có quan hệ hay bất kì hiểu biết gì về nhau. Tất cả đều xuất phát từ
những chủ đích cụ thể.
62. Hãy xem xét trường hợp Việt Nam và ASEAN. Chúng ta thấy, quan
hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực không phải chỉ được hình thành
và phát triển sau khi ta gia nhập và ký kết các điều ước với hiệp hội ASEAN.
Quan hệ nền móng trước đó đã có những dấu mốc nhất định. Đặc biệt là quan
hệ ba nước Đông Dương trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc những
năm giữa và cuối thế kỉ XX. Năm 1995, chúng ta chính thức gia nhập ASEAN
và ký một loạt các ĐƯQT. Có thể kể tên các điều ước đó như: Hiệp định khung
ASEAN về Vận tải đa phương thức, Hiệp định ASEAN về tạo thuận lợi tìm
kiếm tàu gặp nạn và cứu người bị nạn trong tai nạn tàu biển, 1975… Sau khi
các hiệp ước này được ký kết, quan hệ Việt Nam và ASEAN đã có những bước
phát triển vượt bật. Điều này không chỉ được thể hiện quan những con số kinh
tế mà chúng ta còn thấy qua việc đa phương hóa các mặt hợp tác: từ kinh tế,
văn hóa, xã hội và chính trị. Đặc biệt, với tình hình ngày càng phức tạp trên
biển Đông, Việt Nam và các nước ASEAN lại càng xích lại gần nhau. Chúng ta
có thể khẳng định rõ điều này qua việc một loạt các hiệp ước song và đa

15



phương đã, đang và sẽ được ký kết. Tiêu biểu phải kể đến DOC6, COC7… Song
song với một đó là một loạt các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, tăng
cường sự hiểu biết nhằm tăng cường tình đoàn kết các nước trong khối, nhất là
trong giới trẻ và sinh viên.
63. Hay một ví dụ phổ biến nữa là qua hệ Hoa Kì và Châu Âu. Trong
quá khứ trước đó, người ta không thấy một quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Châu
Âu. Có lẽ bởi hai lí do. Thứ nhất là về mặt địa lý. Trong thời đại ngày nay,
chúng ta không thấy khoảng cách về địa lý là một trở ngại lớn. Nhưng xét
trong bối cảnh ngày xưa, đó là một vấn đề không hề đơn giản chút nào, nhất là
khi mà khoa học chưa thật sự phát triển. Lý do thứ hai đó chính là cuộc xâm
lược của người Anh. Bởi vì hai lý do trên mà trong một thời gian dài của lịch
sử, quan hệ giữa hai ông lớn thế giới dường như không phát triển. Nhưng cuộc
chiến tranh thế giới, nhất là thế chiến thứ hai cũng như chiến tranh lạnh sau đó,
quan hệ này có sự phát triển thấy rõ. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động
cộng thêm nền tảng quan hệ đã được hình thành trước đó, nhiều nhà phân tích
cho rằng quan hệ Châu Âu và Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian
tới.
64. Như vậy qua hai ví dụ đã phân tích, các ĐƯQT không phải là nhân
tố hình thành nên các quan hệ giữa các chủ thể. Mà vốn dĩ các quan hệ này đã
hình thành và phát triển trước đó. Các điều ước này xuất hiện và được ký kết
như một kết quả tất yếu của các quan hệ và giúp cho quan hệ ấy thêm phát
triển và bền chặt hơn mà thôi.
65. 2.3.2. Điều ước quốc tế là khung pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luật quốc tế
66. Như đã nêu ở phần trên, quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế ngày
nay phát triển rất mạnh, kéo theo đó còn có cả sự phức tạp và biến đổi khó
lường. Nhìn một các tổng thể, không thể có chuyện một nước lớn giúp không
một nước bé, nếu họ không có lợi lộc gì. Các quan hệ, suy cho cùng đều có chủ
đích và đã được tính toán rất kỹ càng. Bởi vì mục tiêu lợi ích, mang tính cá

nhân của các quốc gia. Mà điều này là cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi các chủ
6 DOC: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conduct of the Parties in the Bien Dong
Sea)là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh,
Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN
và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ
ASEAN - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
7 COC: Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (Code of Conduct) Về các thành tố cơ bản của COC, ASEAN đã thể
hiện rõ chủ trương mong muốn COC sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và
ổn định ở Biển Đông. COC đang trong quá trình thương lượng

16


thể bất chấp luật lệ, chỉ hướng đến lợi ích cho riêng mình. Trung Quốc vào
cuộc chiến biển Đông là một ví dụ rõ ràng.
67. Như vậy thì cơ chế nào để bảo vệ các nước cũng như các chủ thể
LQT? Khi mà cuộc chiến ngày càng quyết liệt, các bên ngày càng chăm chăm
vào lợi ích cá thể và xuất hiện ngày càng nhiều chuyện “cá lớn nuốt cá bé”?
Câu trả lời là luật pháp quốc tế, mà một trong số đó là ĐƯQT. Cụ thể: đây là
nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong số các nguyên tắc được ghi nhận tại
Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: "Liên hợp quốc được xây dựng trên
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả hội viên". Điều đó có nghĩa là một
chủ thể không thể lợi dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để cưỡng ép
hay can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các chủ thể khác. Mà chúng ta
đã biết, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ ngày nay đều là thành viên của Liên
Hợp quốc, trừ những trường hợp đặc biệt. Điều này sẽ hạn chế phần nào mặt
tiêu cực trong quá trình hợp tác và phát triển hiện nay. Và quan trọng hơn,
nguyên tắc này là xuất phát điểm của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc cơ bản
của Luật quốc tế. Ngoài Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc này còn được
đề cập một cách đầy đủ trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản Luật quốc tế

điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970,
Điều 49, Điều 52 Công ước Viên năm 1969...và một số văn bản pháp lý quốc tế
khác.
68. Trong trình tự ký kết một điều ước, ở giai đoạn thứ nhất tất cả các
quốc gia khi đàm phán thảo luận đều được nêu ra ý kiến của mình để đưa đến
một nội dung đúng đắn nhất mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Ở
giai đoạn hai, các quốc gia cũng có toàn quyền quyết định việc vì lợi ích của
dân tộc có tham gia điều ước hay không. Bên cạnh đó mọi điều ước quốc tế khi
được thực thi sẽ áp dụng công bằng cho tất cả và có hiệu lực pháp lý như nhau,
không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào.
69. Hãy một lần nữa nhìn nhận về tình hình biển Đông để khẳng định
vai trò của ĐƯQT trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.
Công ước Luật biển 1982 là hiến pháp của biển, là cơ sở pháp lý chung cho
việc giải quyết các tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm
lục địa chồng lấn giữa các nước xung quanh Biển Đông. Sự thật, chúng ta
không thể hình dung được tình hình sẽ như thế nào nếu không có công ước
cũng như các luật pháp quốc tế khác có liên quan. Với ưu thế về quân sự và
kinh tế, cộng với tham vọng và âm mưu nuốt trọn Biển Đông cùng tinh thần
bất chấp tất cả; Trung Quốc có thể thể đã lấy hết phần biển đang tranh chấp
17


nếu không có một khung pháp lí. Những nước thấp cổ bé họng như Việt Nam
và Philipines sẽ chẳng thể làm được gì. Rõ ràng, khi so sánh về nhiều mặt,
không có cơ hội cho hai nước khi tranh chấp trực tiếp. Tình hình Biển Đông
còn được như ngày nay và việc Trung Quốc không dám thực hiện các hành
động leo thang chính một phần rất lớn là nhờ vào công ước nên trên và các văn
bản pháp lí khác.
70. Không chỉ có tranh chấp “không cân xứng” giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Trong quá khứ cũng như hiện tại, ta thấy không hiếm trường hợp tương

tự như vậy. Có thể kể đến trường hợp tranh chấp đền Brách–ti-hia giữa Thái
Lan và Campuchia hay vụ hòn đảo Falkland giữa Anh và Argentina… Luật
pháp quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế, cả song và đa phương, đã góp
phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa các bên cũng như
của bên yếu thế.
71. 2.3.3. Điều ước quốc tế là công cụ để xây dựng khung pháp luật
quốc tế hiện đại và tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế
72. Điều 38 Quy chế tòa án quốc tế Liên hợp quốc đã quy định: “tòa án
có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp đưa ra trước tòa trên cơ sở luật quốc tế,
áp dụng: a) công ước quốc tế, chung hoặc riêng, trong đó các quy tắc được
các quốc gia tranh chấp thừa nhận rõ ràng…”. Như vậy, ĐƯQT là một trong
những căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp quốc tế, từ đó
góp phần xây dựng khung pháp lý hiện đại. Xuất phát từ sự thỏa thuận, ĐƯQT
phản ánh rõ nét nguyện vọng và ý chí của các chủ thể của luật quốc tế, do đó
việc thực thi, tuân thủ pháp luật quốc tế trở nên tự nguyện và tích cực.
73. Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn nhận vai trò của ĐƯQT trong xây dựng
một khung pháp luật quốc tế hiện đại. Xã hội ngày càng phát triển, toàn cầu
hóa ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới. Và cũng từ đây, nhiều vấn
đề quốc tế phức tạp đã phát sinh. Tranh chấp trong các quan hệ này cần phải
được giải quyết bằng các LQT chung, thống nhất để đảm bảo sự bình đẳng,
minh bạch. Điều nàu là cực không cần thiết, nhất là trong bối cảnh mỗi quốc
gia có hệ thống pháp luật riêng, do vậy không thể tránh khỏi sự bất đồng. Vì
thế, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế sẽ là cơ sở cho sự
phát triển các quan hệ quốc tế trong thời kì hội nhập cũng như không kém phần
phức tạp như hiện nay.
74. Trong bối cảnh như vậy, rất nhiều điều ước quốc tế đã phát huy rất
tốt vai trò của mình, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một khung pháp luật
hoàn chỉnh và hiện đại. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích trường hợp của Công
18



ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG)8 là một minh chứng cho điều này.
75. Bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1988, đến nay công ước đã được phê
chuẩn, áp dụng rộng rãi nhất trong các công ước quốc tế trong lĩnh vực thương
mại. Xem xét trong một phạm vi hẹp hơn, so sánh với các công ước khác về
mua bán hàng hóa (ví dụ như công ước Hague 1964), CISG là Công ước quốc
tế lớn hơn hẳn, khi nhìn vào số lượng các quốc gia phê chuẩn cũng như các
hợp đồng và các vụ việc giải được giải quyết thông qua công ước này. Tính
đến hiện nay, với 74 quốc gia thành viên, CISG điều chỉnh các giao dịch chiếm
đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới. Đây quả là một con số rất ấn
tượng. Trong danh sách các nước thành viên, có sự góp mặt của các quốc gia
thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các
quốc gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng như các quốc gia
theo đường lối xã hội chủ nghĩa nằm trên mọi châu lục. Đặc biệt là chúng ta
thấy, tất cả các quốc gia mạnh về kinh tế trên thế giới, như: Mỹ, Pháp, Đức,
Canada, Úc, Nhật Bản… đều đã tham gia.
76. Dựa vào thực tế, thành công của CISG thêm một lần nữa được
khẳng định với hơn 2500 vụ tranh chấp đã được các Tòa án và trọng tài các
nước cũng như quốc tế giải quyết bằng việc áp dụng và diễn giải công ước này.
Điểm đáng lưu ý là trong tổng số 2500 vụ kiện nói trên, không phải tất cả đều
là từ các quốc gia thành viên. Tại các quốc gia chưa phải là thành viên, Công
ước vẫn được áp dụng. Hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọn là luật áp
dụng cho hợp đồng; cũng có thể do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải
quyết các tranh chấp. Không hiếm các quốc gia dù không phải là thành viên
nhưng họ vẫn lựu chọn CISG áp dụng cho các hợp đồng thương mại quốc tế
của mình, bởi họ thấy được những điểm ưu việc của công ước so với hệ thống
pháp luật của quốc gia mình. Đây là một điều không dễ dàng, khi mà các quốc
gia thường đề cao hệ thống pháp luật của nước họ, bởi công bằng ai cũng có
lòng tự tôn dân tộc

77. Chưa dừng lại ở đó, Công ước còn đóng vai trò là người tham khảo
cho các nhà làm luật soạn thảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Các nguyên tắc
của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL) Trên nền tảng của CISG, các nguyên tắc
8 CISG là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods). CISG được soạn thảo bởi Ủy ban
của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất
nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày
11 tháng 04 năm 1980 (nên còn được gọi là Công ước Viên 1980) và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

19


này đã trở thành các văn bản thống nhất luật quan trọng trong lĩnh vực hợp
đồng, nhiều quốc gia và doanh nhân đã tham khảo và sử dụng trong các giao
dịch thương mại quốc tế của mình. Đó là một thành công đáng khích lệ.
78. Năm 2008, đánh dấu một bước phát triển mới của công ước khi mà
Nhật Bản chính thức thông qua công ước này. Vì sao chúng tôi lại cho đây là
một thành công. Chúng ta biết, Nhật Bản là một nền kinh tế hàng đầu, không
chỉ Châu Á mà còn trên thế giới. Việc nước này chính thức là thành viên của
CISG sẽ thúc đẩy các nước khác tham gia. Điều này là chắc chắn bởi khối
lượng hàng hóa và đối tác của Nhật Bản là khổng lồ.
79. Bây giờ là vai trò của các ĐƯQT trong việc pháp điển hóa luật quốc
tế trong lĩnh vực về biển. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vai trò trong lĩnh vực này
của các điều thông qua việc phân tích sự ra đời Luật biển 1982.
80. Trên cơ sở Nghị quyết ngày 22/09/1924 của Hội quốc liên về việc
pháp điển hóa luật pháp quốc tế, Hội nghị pháp điển hóa LQT đã được long
trọng tổ chức tại La Haye từ ngày 13/03 cho tới 12/04/1930. Hội nghị này có
47 nước tham gia, một trong ba nội dung chính được đề cặp là vấn đề luật biển.
Tuy nhiên, do còn nhiều khác biệt về quan điểm trong các vấn đề quan trong
nên hội nghị chưa tiến hành pháp điển hóa

81. Sau đó, hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển, được
tổ chức tại Geneva từ ngày 24/02 tới ngày 29/04/1958 . Đây có thể được xem
là một hội nghị tương đối thành công với việc cho ra đời bốn công ước, trong
đó có Công ước về biển cả, có hiệu lực từ ngày 30/09/1962. Lần thứ hai, hội
nghị được tổ chức tại Geneva từ ngày 17/03 tới ngày 26/4/1960.
82. Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển được tổ chức từ
năm 1973 đến 1982, với phần lớn thời gian tại New York. Và cuối cùng, công
ước đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994. Sự ra đời của công
ước này là một kết quả tổng hợp từ việc pháp điển hóa các công ước trước đó
cũng như các tập quán quốc tế về biển và các vấn đề liên quan đến biển.
83. Trong trường hợp vừa phân tích ở trên, chúng ta thấy có một sự kết
hợp thú vị giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế trong việc hình thành
công ước về luật biển 1982. Chưa thể nói ai quan trọng và có ảnh hưởng hơn
ai, nhưng chắc chắn một điều là đề có được sự thành công như ngày hôm nay
của công ước 1982, không thể không kể đến việc pháp điển hóa các công ước
quốc tế trước đó.

20


84. 2.3.4. Điều ước quốc tế Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng
các quy phạm luật quốc tế để xây dựng và ổn định cơ sở pháp luật cho các
quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và pháp triển
85. Vai trò này có liên hệ mật thiết với công việc pháp điển hóa ở trên,
bởi các ĐƯQT chứa đựng các quy phạm quốc tế nên chúng ta mới có thể pháp
điển hóa và hình thành nên LQT. Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi
ĐƯQT thường là song phương, không thì đa phương. Chẳng có ĐƯQT “đơn
phương” nào cả. Chính điều đó đã lí giải vì sao các điều ước quốc tế lại chữa
đựng các quy phạm luật quốc tế.
86. Về vai trò của ĐƯQT trong xây dựng và ổn định cơ sở pháp luật cho

các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển, chúng tôi xin dẫn lại
trường hợp của CISG ở trên.
87. Điều ước này, cũng như các các điều ước đa phương khác, sẽ tác
động không nhỏ đến hệ thống pháp luật các nước thanh viên, giúp các nước
này hoàn thiện hiện pháp luật nước họ. Điều này được ghi nhận tại Đức, Pháp,
Hoa Kỳ, Cananda, các nước Bắc Âu. Các quốc gia này, khi họ sửa đổi, hoàn
thiện pháp luật quốc gia về mua bán hàng hóa, về hợp đồng, hay về nghĩa vụ,
đều đã tham khảo và nội luật hóa nhiều quy phạm của CISG.
88. CISG, với 101 điều khoản, được nhiều chuyên gia đánh giá là một
nguồn luật vừa hiện đại, vừa phù hợp với thực tiễn kinh doanh quốc tế. Nó đã
đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết hầu hết mọi vấn đề pháp lý có thể phát
sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Bên cạnh tính hiện đại, theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về luật hợp
đồng thương mại quốc tế: Các điều khoản còn tạo được sự bình đẳng giữa
người mua và người bán trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Chính vì thế, dù là bên bán hay bên mua, CISG đều trở
thành một khung pháp lý không những hữu hiệu mà còn an toàn để giải quyết
các tranh chấp phát sinh, nếu có.
89. Thực tiễn áp dụng cho thấy, Công ước này cung cấp một khung pháp
lý thống nhất, hiện đại về mua bán hàng hóa quốc tế, có thể được áp dụng tại
mọi quốc gia không phân biệt truyền thống pháp luật hay trình độ phát triển
kinh tế của quốc gia đó. Tại Việt Nam, trong quá trình soạn thảo Luật Thương
mại năm 2005, các nhà làm luật nước ta cũng đã tham khảo các điều khoản của
CISG. Đáng tiếc, chúng ta vẫn chưa là thành viên của công ước này. Khi Việt

21


Nam gia nhập CISG, sự ảnh hưởng của CISG đến việc hoàn thiện pháp luật

nước ta về mua bán hàng hóa quốc tế sẽ càng rõ nét và thuận lợi hơn nữa.

22


3.1.
3.1.1.

90. CHƯƠNG 3
91. THỰC TRẠNG THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
92. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
93.
Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế
Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế trên thế giới
94. LQT là một hệ thống pháp luật đặc biệt không có cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp như LQG. Các nguyên tắc, quy phạm của LQT được hình
thành thông qua sự thỏa thuận, đấu tranh, thương lượng để điều chỉnh các quan
hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT và nó được biểu hiện bằng sự tuân thủ,
tự nguyện kết hợp với các biện pháp cưỡng chế thi hành do các chủ thể của
LQT thỏa thuận áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp cưỡng chế lại
không mang tính khả thi cao, tạo sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và vẫn
chưa mang lại được sự công bằng cho các quốc gia có nền kinh tế chưa phát
triển.
95. Thứ nhất, quốc gia có quyền miễn tố, như vậy thì khi quốc gia đó vi
phạm ĐƯQT làm thiệt hại đến lợi ích của quốc gia khác, nhưng lại có quyền
miễn tố, tức là sẽ không có cách nào buộc quốc gia đó tuân thủ các điều khoản
cam kết nếu không phải xuất phát bởi sự tự nguyện tham gia là một bên của
quá trình tài phán. Ví dụ trong trường hợp tranh chấp giữa Việt Nam và Trung
Quốc ở Biển Đông, các hành vi của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm

trọng đến các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc
quyền kinh tế vốn đã được quy định rất rõ ràng bởi Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc cũng là một bên ký kết. Vì
vậy chính phủ Việt Nam có thể đấu tranh bằng biện pháp pháp lý mà cụ thể là
khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế tức là Tòa án Công lý quốc tế
(ICJ)9. Tuy nhiên, cơ chế xác định thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế
được thiết lập trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp và đây là tiêu chí
đầu tiên để Tòa có thể chấp nhận thụ lý đơn kiện hay không? Vì vậy Trung

9 Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc,
được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of
International Justice) có từ năm 1922. Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các
vấn đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội đồng
Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như các ủy ban khác trực thuộc Liên Hiệp Quốc
như đã ghi rõ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ 1946. Trụ sở tại thành phố La Haye, Hà Lan.

23


3.1.2.

Quốc có thể bác bỏ thẩm quyền của Tòa và được Tòa chấp nhận thì vụ việc sẽ
không thể được Tòa thụ lý và giải quyết.
96. Thứ hai, cơ chế thực thi phán quyết của Tòa án ICJ không chặt chẽ
bởi vì Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền thực hiện biện pháp cưỡng
chế đối với các quốc gia không thực hiện phán quyết của Tòa, tuy nhiên điều
này chỉ xảy ra khi Hội đồng Bảo an nhận thấy đó là điều cần thiết, có liên quan
đến lợi ích thì mới thực hiện. Như vậy, quyền lợi của các nước nhỏ, kinh tế
chưa phát triển sẽ có nguy cơ cao bị xâm phạm và cũng không có cách nào
giành được công bằng cho dù phán quyết của Tòa án có đứng về phía họ. Sau

khi Liên Xô và các nước XHCN tan rã, thì Mỹ với ưu thế vượt trội trong quan
hệ quốc tế đã chi phối đến hoạt động của Hội đồng Bảo an LHQ. Trong một số
trường hợp Mỹ còn thực hiện những hành động không hề có sự đồng ý của Hội
đồng Bảo an cũng như cộng đồng quốc tế. Như hành động can thiệp vào Bắc
Irac, Somali, Đông-Ti-mo... thì một số được chấp nhận của Hội đồng Bảo an
còn một số thì không hề thông qua.
97. Thứ ba, khi đề cập đến thực hiện ĐƯQT trong mối quan hệ với hệ
thống quy phạm nội luật từng quốc gia thì những vấn đề pháp lý nảy sinh gây
tranh cãi và đi đến cách giải quyết khác nhau ở từng nước không phải do
không có sự thống nhất về nguyên tắc và xác định nghĩa vụ thực hiện ĐƯQT
mà do vì sự khác nhau giữa các quốc gia trong cách quan niệm về cấu trúc của
pháp luật, về vị trí của ĐƯQT bên cạnh pháp luật quốc gia, về thể thức áp dụng
ĐƯQT điều chỉnh lợi ích quốc gia. Không ít quốc gia quan niệm ĐƯQT là một
bộ phận hợp thành của pháp luật quốc gia và chiếm ưu thế hơn so với pháp luật
trong nước (như Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, CHLB Đức...).
Ngược lại, nhiều quốc gia khác do chưa quy định thống nhất trong nội luật về
vị trí của ĐƯQT bên cạnh văn bản pháp luật quốc gia nên dẫn đến thực trạng
là, về nghĩa vụ pháp lý quốc tế, vẫn xác định thục hiện đầy đủ ĐƯQT, nhưng
có sự giải thích khác nhau về cơ sở việc thực hiện đó, làm cho trên thực tế, các
cơ quan chức năng và cơ quan liên quan đến ký kết ĐƯQT dễ cháp nhận
trường hợp ngoại lệ. Ở các nước này, một số vấn đề pháp lý về thực hiện
ĐƯQT vẫn còn bỏ ngỏ, ví dụ như vấn đề “chuyển hóa” ĐƯQT.
Thực trạng thực thi Điều ước quốc tế ở Việt Nam
98. Cho đến nay nước ta đã ký được hơn 1000 ĐƯQT song phương và
là thành viên của gần 200 ĐƯQT đa phương. Ngày 10/10/2001, Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc
tế. Việt Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế
24



năm 1998 trong đó có quy định nguyên tắc tuân thủ ĐƯQT: “Nước CHXHCN
Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ ĐƯQT mà mình đã ký kết là thành viên10
99.
100. , Việt Nam cam kết thực thi những “ĐƯQT được ký kết trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các quy
định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam".
101. Nhìn tổng thể vị trí của ĐƯQT trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành của Việt Nam đều ghi nhận bằng một công thức chung
nhất: trong trường hợp mà ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác với quy định của luật (Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định) này
thì áp dụng các quy định của ĐƯQT (khoản 2, Điều 795 Bộ luật Dân sự 2005,
Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Điều 5 Luật Thương mại
2005...). Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận quan điểm về giá trị ưu thế của
ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia so với pháp luật trong nước và coi
ĐƯQT là một bộ phận cấu thành của pháp luật Việt Nam, về phương diện hiệu
lực thi hành, ĐƯQT giữ vị trí thứ hai sau các quy định của Hiến pháp và trước
các quy định của bộ luật. Tuy vậy, việc xác định vị trí cụ thể của ĐƯQT trong
pháp luật nước ta là chưa được quy định một cách rõ ràng.
102. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có nguy
cơ phải đối mặt với các ĐƯQT có nội dung trái vơi Hiến pháp. Mà theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì nội dung ĐƯQT mà Việt Nam ký kết phải
“phù hợp với nội dung Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”. Theo đó, có thể
hiểu, pháp luật Việt Nam không chấp nhận những điều khoản trong ĐƯQT có
nội dung trái Hiến pháp. Điều này xét về phương diện nào đó hoàn toàn không
có lợi cho các quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Như vậy đòi hỏi chúng ta phải
có cách xư xử khéo léo cho vấn đề này để đảm bảo cho các quyền tự chủ và
đân tộc tự quyết mà vẫn thể hiện được chủ trương hội nhập quốc tế “Việt Nam
là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích

cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.

10 Điều 23, Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Số: 07/1998/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 8 năm 1998

25


×