Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thành phần sâu hại chè và diễn biến một số loài gây hại chính trên cây chè tại xã ngọc thanh phúc yên vĩnh phúc năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.71 KB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHẠM THỊ MỸ DUNG

THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÈ VÀ DIỄN BIẾN
MỘT SỐ LOÀI GÂY HẠI CHÍNH TRÊN
CÂY CHÈ TẠI XÃ NGỌC THANH - PHÚC YÊN VĨNH PHÚC NĂM 2013 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHẠM THỊ MỸ DUNG

THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÈ VÀ DIỄN BIẾN
MỘT SỐ LOÀI GÂY HẠI CHÍNH TRÊN
CÂY CHÈ TẠI XÃ NGỌC THANH - PHÚC YÊN VĨNH PHÚC NĂM 2013 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƢƠNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Thƣơng - Giảng viên
khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Đồng thời
qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn , ban chủ
nhiệmkhoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã góp ý để tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới bà con xã Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bố mẹ và bạn bè thân,
những ngƣời đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả khoá luận

Phạm Thị Mỹ Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là
trung thực chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học và chƣa sử
dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả khoá luận

Phạm Thị Mỹ Dung


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Quan hệ giữa lƣợng mƣa và sự phân bố sản lƣợng búp chè (tài liệu
của trại thí nghiệm chè Phú Hộ).
Bảng 2: Thành phần sâu hại chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm
2012 - 2014.
Bảng 3: Diễn biến mật độ rầy xanh hại chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014.
Bảng 4: Diễn biến mật độ bọ trĩ hại chè năm 2013 tại Ngọc Thanh
Bảng 5: Diễn biến mật độ bọ xít muỗi hại chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc năm 2013.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biểu diễn biến mật độ rầy xanh hại chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc năm 2013.
Hình 2: Diễn biến mật độ bọ trĩ hại chè năm 2013tại Ngọc Thanh - Phúc Yên
- Vĩnh Phúc.
Hình 3: Diễn biến mật độ bọ xít muỗi ở chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc năm 2013.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3

NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Nguồn gốc cây chè và sự phân bố .......................................................... 4
1.2. Nhu cầu sinh thái của cây chè ................................................................. 5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nƣớc .............. 7
1.4. Những nghiên cứu ngoài nƣớc................................................................ 7
1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè và xác định loài sâu
hại chính...................................................................................................... 7
1.4.2. Những nghiên cứu về rầy xanh (Empoasca flavecen Fabr) ............. 8
1.4.3. Nghiên cứu về bọ trĩ.......................................................................... 9
1.4.4. Những nghiên cứu về bọ xít muỗi ................................................... 10
1.5. Những nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 10
1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè................................ 10
1.5.2. Nghiên cứu về rầy xanh (Empoasca flavescens) ............................ 13
1.5.3. Nghiên cứu về bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagn) ...................... 14
1.5.4. Những nghiên cứu về bọ xít muỗi ................................................... 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 16
2.2. Đối tƣợng, vật liệu, dụng cụ nghiên cứu............................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 17


2.4.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ phổ biến của sâu hại
chè tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................................... 17
2.4.2. Phương pháp điều tra biến động số lượng sâu hại chè năm
2013 - 2014 ............................................................................................... 17
2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 20

3.1. Đánh giá đặc điểm sản xuất chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc 20
3.2 Thành phần sâu hại chè năm 2013 - 2014 ở Ngọc Thanh - Phúc Yên
Vĩnh Phúc ..................................................................................................... 21
3.3. Diễn biến một số loài gây hại chính trên chè........................................ 25
3.3.1. Diễn biến mật độ rầy xanh hại chè năm 2013 tại Ngọc Thanh Phúc Yên - Vĩnh Phúc ............................................................................... 25
3.3.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ hại chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc năm 2013 ......................................................................................... 27
3.3.3.Diễn biến mật độ bọ xít muỗi hại chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014 ..................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 32
1. Kết luận .................................................................................................... 32
2. Đề nghị ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33
MỘT SỐ HÌNH ẢNH


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây chè Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á,
nhƣng ngày nay nó đã đƣợc trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới,
trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới và chúng có lịch sử phát
triển cách đây gần 5000 năm. Điều kiện khí hậu địa lí, đất đai của Việt
Nam phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè nên cây chè
đƣợc trồng nhiều ở đây, đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía
Bắc.
Chè đƣợc biết đến với vai trò là một cây công nghiệp dài ngày,
chúng không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần
không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo đối với một số vùng miền núi,
ngoài ra cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống
đồi trọc tạo công ăn việc làm cho lực lƣơng lao động dƣ thừa lớn trong
xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lƣợng và giá trị cây chè

không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 6 năm 2008 kim ngạch xuất khẩu
chè của cả nƣớc đạt 130 triệu USD, tăng 18,43% so với cùng kì năm
2007. Với chủ trƣơng phát triển kinh tế toàn diện ngày 10/3/1999 Thủ
tƣớng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển diện tích chè đến năm
2000 là 100.000 ha và năm 2010 là 104.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nƣớc và giữ vững ổn định thị trƣờng xuất khẩu, nâng cao
kim ngạch xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm. Bên cạnh đó ngành chè đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu về giống, kĩ thuật canh tác, mở rộng diện tích
năng suất và chất lƣợng, đặc biệt là một số cơ sở sản xuất chè, làng nghề
an toàn bắt đầu hình thành cho thấy ngành chè đang đi đúng hƣớng,
đúng xu thế hội nhập quốc tế, ngƣời trồng chè đang từng bƣớc thay đổi
tập quán canh tác để đƣa sản phẩm chè của Việt Nam dần đạt đƣợc các

1


yêu cầu chất lƣợng theo các hệ thống quản lí chất lƣợng quốc tế. Nhƣng
trong sản xuất chế biến chè của ta cũng còn gặp những khó khăn thách
thức về thị trƣờng, khoa học kĩ thuật so với một số nƣớc phát triển trên
thế giới và trong khu vực. Mặc dù xuất khẩu chè nƣớc ta trong những
năm gần đây cao hơn những năm trƣớc song so với các nƣớc khác nhƣ
Ấn Độ, Srilaka thì con số này còn rất khiêm tốn. Theo số liệu của Tea
Statistic thì giá trị xuất khẩu sản phẩm chè cuả Việt Nam chỉ bằng 1/3
của Ấn Độ, 1/2 của Indonexia. Liệu hƣơng chè Việt Nam có lan toả ra
khắp thế giới hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực
trong đầu tƣ cả về chiều sâu và chiều rộng đối với khu vực sản xuất
nguyên liệu và khu vực chế biến cùng với những chính sách, biện pháp
hỗ trợ thúc đẩy nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè.
Đƣợc đƣa về trồng tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên -Vĩnh Phúc từ
lâu, cây chè đã giúp bà con xã Ngọc Thanh phát triển kinh tế, xoá đói

giảm nghèo. Nhƣng việc phát triển cây công nghiệp này cũng gặp không
ít những khó khăn. Đặc biệt là trong những năm gần đây côn trùng gây
hại cây chè diễn biến rất phức tạp gây ảnh hƣởng và tổn thất lớn về năng
suất chất lƣợng chè.Vậy làm thế nào để sản xuất chè đạt hiệu quả năng
suất và an toàn? Đó là cần từng bƣớc giảm bớt việc sử dụng hoá chất
BVTV, sử dụng hợp lý cân đối phân bón. Đặc biệt chúng ta nên tìm hiểu
thành phần, diễn biến và biện pháp xử lý phòng chống sâu hại chè để
chúng ta giảm đến mức thấp nhất tác hại mà sâu sẽ gây ra đối với cây
chè, mang lại hiệu quả kinh tế với ngƣời trồng chè
Xuất phát từ yêu cầu khoa học thực tiễn tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Thành phần sâu hại chè và diễn biến một số loài gây hại chính
trên cây chè tại xã Ngọc Thanh -Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 2014”

2


2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nắm đƣợc thành phần, mức độ phổ biến của từng loại
sâu hại chè
-Bƣớc đầu đƣa ra đƣợc quy luật diễn biến số lƣợng một số loài hại
chính, từ đó góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ thích hợp sâu hại
tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
2.2. Yêu cầu
- Thành lập đƣợc bảng thành phần và mức độ phổ biến các loài
sâu hại cây chè năm tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 2014.
- Đƣa ra quy luật diễn biến mật độ các loài sâu hại chính trên cây
chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

3



NỘI DUNG
CHƢƠNG1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc cây chè và sự phân bố
Nguồn gốc cây chè
Năm 1753, Carl Von Linnaeus [15] nhà thực vật học Thuỵ Điển
nổi tiếng lần đầu tiên trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu trên một số
loài chè cổ ở Trung Quốc và định tên khoa học cây chè là Camellia
sinensis rồi phân thành 2 loại: Thea bohea và Thea Sinensis. Nhiều công
trình nghiên cứu và khảo sát trƣớc đây cho rằng nguồn gốc của cây chè
là ở vùng cao nguyên Vân Nam - Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ƣớt và
ấm.
Năm 1823 Robert Bruce, một học giả ngƣời Anh lần đầu tiên phát
hiện một số cây chè hoang dã trong dãy núi Sadiya ở vùng Atxam. Tiếp
sau đó các nhà học giả Anh nhƣ Samuel Bildon (1878) [19], John H. B
lake (1903) đƣa ra thuyết: Ấn Độ là vùng nguyên sản của cây chè trên
thế giới.
Năm 1918, Cohen Stuart [18] một nhà phân loại thực vật Hà Lan
đã đi thu nhập mẫu tiêu bản chè tại Vân Nam, Bắc Việt Nam và Bắc
Mianma. Kết quả đã tìm thấy những cây chè thân gỗ lớn ở khu vực miền
núi phía Nam và phía Tây Vân Nam.
Tuy có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, nhƣng
vùng phân bố chè nguyên sản và vùng chè dại đều nằm ở khu vực núi
cao, có địa hình sinh thái lí tƣởng. Từ những nghiên cứu trên có thể đi
đến kết luận là cây chè cố nguồn gốc từ Châu Á.
Sự di chuyển về vùng thấp và phát triển rộng rãi ở những nơi mà
điều kiện sinh thái khác với vùng xuất sứ đã dẫn đến sự thay đổi về sinh

4



trƣởng của cây chè và sự phát triển của sâu hại. Tìm hiểu nguồn gốc cây
chè sẽ giúp cho việc nhìn nhận đúng đắn môi trƣờng xuất sứ của chúng,
từ đó tìm hiểu điều kiện sống đối với các loài sâu hại chè nói chung.
Sự phân bố của cây chè
Cũng nhƣ nhiều loài cây trồng khác, cây chè phân bố trên phạm vi
khá rộng. Đầu tiên chè chỉ sống hoang dại trên các Cao Nguyên vùng
Đông Nam Châu Á. Đến nay ngành trồng chè đã có gần 5000 năm lịch
sử và đã đƣợc trồng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới từ 30 độ vĩ Nam
đến 45 độ vĩ Bắc. Nhƣng chè tốt nhất và đƣợc trồng nhiều nhất là từ 32
độ vĩ Bắc đến 6 độ vĩ Nam và hình thành 3 vùng lớn: Vùng ôn đới, vùng
á nhiệt đới và vùng nhiệt đới. Trong đó vùng nhiệt đới chè sinh trƣởng
tốt nhất và có nhiều triển vọng cho sản lƣợng cao nhất.
1.2. Nhu cầu sinh thái của cây chè
Cây chè chịu ảnh hƣởng của các điều kiện sinh thái trong quá trình
sống của nó. Chè sinh trƣởng, phát triển nhiều ở vùng khí hậu rừng á
nhiệt đới. Tuy nhiên cây chè cho đến nay đã đƣợc phân bố khá rộng rãi,
vậy nên muốn cho cây chè sinh trƣởng bình thƣờng và có năng suất,
phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác và phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu phân bố theo từng vùng. Vì vậy xét đến điều kiện
sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất
ta nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng nhƣ khả năng thích
ứng của cây chè. Dƣới đây chúng ta xét một số điều kiện sinh thái chủ
yếu sau:
Điều kiện đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm
khắc lắm, song để cây chè sinh trƣởng tốt, năng suất cao và ổn định thì
đất trồng chè phải đạt đƣợc những yêu cầu sau: Nhiều mùn, tốt, chua và


5


thoát nƣớc. Chè là loại cây kị vôi bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng
vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp dƣới
4. Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp, điều kiện dinh dƣỡng
của đất có ảnh hƣởng lớn đến phẩm chất chè.
Điều kiện độ ẩm và lƣợng mƣa
Chè thuộc loài ƣa ẩm, khi thu hoạch thì chủ yếu là thu hoạch búp
lá non nên càng cần nhiều nƣớc. Yêu cầu tổng lƣợng nƣớc mƣa bình
quân trong 1 năm đối với cây chè khoảng 1500 mm và mƣa phân bố đều
trong các tháng
còn độ ẩm không khí thích hợp đối với chè là khoảng 85%. Lƣợng mƣa
và phân bố lƣợng mƣa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh
trƣởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do dó ảnh hƣởng trực tiếp
đến sản lƣợng chè cao hay thấp.
Bảng 1: Quan hệ giữa lƣợng mƣa và sự phân bố sản lƣợng búp chè
(tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ)
Tháng

1 -2

3 -4

5

0,39

7,2 - 5,34


10,35

50

50 -100

6 -7

8

9

10 -11 -12

Sản lƣợng
chè trong

4,45 - 4,2 3,25 2,11

0,21

năm (%)
Lƣợng mƣa
tháng (mm)

>100 vụ thu hoạch chè chủ yếu

50

Điều kiện nhiệt độ không khí

Để sinh trƣởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ
nhiệt nhất định. Theo nghiên cứu của Trang Văn Phƣợng (1956) thì cây
chè bắt đầu sinh trƣởng khi nhiệt độ trên 10 độ. Độ nhiệt bình quân hàng
năm để cây chè sinh trƣởng, phát triển bình thƣờng là 12,5 độ và sinh

6


trƣởng trong phạm vi 15 - 23 độ. Đối với sinh trƣởng của cây chè trong
thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nguyên tố sinh thái chủ yếu.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nƣớc.
Chè đƣợc sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc nhƣ một thứ nƣớc uống,
sau trở thành thứ đồ uống thông dụng cho mọi ngƣời. Ngày nay thứ đồ
uống này rất quen thuộc và có thể coi là khá phổ biến trên thế giới.
Theo Mereleedharan (1992) [17] sản xuất chè thế giới năm 1994
đƣợc khoảng 2487 ngàn tấn, trong đó Châu Á sản xuất 83,2%, Châu Phi
sản xuất 14,4%, các nƣớc Ấn Độ, Trung Quốc chiếm 71,4% tổng sản
lƣợng chè.
Ở Việt Nam, theo Đỗ Ngọc Quỹ [5] và Nguyễn Kim Phong (1997)
do điều kiện xã hội, quá trình sản xuất và phát triển cây chè ở Việt Nam
không đều đặn. Thời kì 1890 - 1945, sản xuất chè rất phát triển, năm
1939 sản lƣợng chè Việt Nam đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Thời kì
1945 - 1954, diện tích và sản lƣợng đều giảm sút. Thời kì 1954 trở về
sau, sản xuất chè đƣợc mở rộng và phát triển hơn.
Hiện nay chè đƣợc trồng nhiều ở 30 tỉnh, trong đó 14 tỉnh miền
núi và Trung Du phía Bắc là 42,273 ha, chiếm 63,4%. Nền sản xuất chè
của nƣớc ta tăng dần cả về diện tích và sản lƣợng. Dự kiến đến năm
2000 diện tích chè sẽ là 90.000 ha, năng suất trung bình 6,5 tấn/ha, sản
lƣợng chè đạt 500.000 tấn búp tƣơi tƣơng đƣơng 100.000 tấn chè khô.
1.4. Những nghiên cứu ngoài nƣớc

1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè và xác định loài
sâu hại chính.
Những nghiên cứu về sâu hại chè đã đƣợc nhiều tác giả trên thế
giới quan tâm. Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã
đƣợc công bố rất nhiều trên thế giới và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ

7


XX là giai đoạn tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới đang phát
triển mạnh sau thời gian dài chiến tranh thế giới và phân chia lãnh thổ.
Ở khu vực Đông Nam Á năm 1992 Muraeedharan [17] công bố có
trên 300 loài động vật hại cây chè gồm côn trùng, nhện và tuyến trùng
trong đó các loài quan trọng nhất thuộc các bộ: Acarina, Hemiptera,
Thysanoptera, Lepidotera, Coleotera, Isoptera và các ngành tuyến trùng
Nematod.
Từ những năm 1959 tác giả Eden [13] đã xác định các loài sâu hại
quan trọng trên chè sau đây:
+Sâu cuốn búp (Homona coffearia Niet): Hại mạnh nhất ở Sri
Lanka
+Bọ xít muỗi (Helopetis thervora Waterhourse): Hại nặng nhất ở
ấn Độ, sriLanka. Ở Châu Phi cũng có bọ xít muỗi nhƣng không thƣờng
xuyên nhƣ ở Ấn Độ và Srilanka.
+Rầy xanh (Empoasca flavencs Fabr): Gây hại nhiều ở Assam
nhƣng lại không phải là sâu hại quan trọng ở những nơi khác.
+Bọ trĩ (Physothrips sativentris và Dendothrips bispinosus Bagn):
Gây hại nhiều ở vƣờn ƣơm Sri Lanka nhƣng lại ít gặp trên nƣơng chè
kinh doanh.
+ Rệp muội (Toxoptera aurantii): Hại chè non trong vƣờn ƣơm và
nhƣng búp chè còn lại sau đốn.

Năm 1991, Muraleedharan [16] và cộng sự cho biết trong hơn 300
loài động vật hại chè, trong đó loài gây hại chính là: Bọ xít muỗi, bọ trĩ,
nhện đỏ
1.4.2. Những nghiên cứu về rầy xanh (Empoasca flavecen Fabr)
Rầy xanh là một trong những loài sâu hại gây hại nghiêm trọng
cho các vùng chè trên thế giới. Chúng chích hút các chất dinh dƣỡng của

8


búp làm giảm năng suất và chất lƣợng chè.
Qua kết quả điều tra và nghiên cứu về rầy xanh, Muraleedharan
[17] đã nghiên cứu tập tính, sự phân bố và thời kỳ phát sinh của loài rầy
xanh. Ông cho rằng rầy trƣởng thành và rầy non hút nhựa ở mặt sau lá và
cuống non mềm. Rầy xanh phân bố rộng ở Bangladesh, Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam. Ông mô tả rầy trƣởng thành có
màu xanh hơi vàng, cơ thể dài 2,5 -2,75mm. Giai đoạn trứng từ 6 -13
ngày, rầy non có 5 tuổi ở nhiệt độ cao, rầy non phát dục 8 -10 ngày, ở
nhiệt độ mùa đông, giai đoạn rầy non có thể lên tới 15 ngày.
Theo Lu -WeMing và cộng tác viên (1991) [15] bằng phƣơng
pháp thống kê đã dự báo ngày xuất hiện cao điểm đầu tiên của rầy xanh
Empoasca pirisug và cho biết ở Trung Quốc rầy xanh có 2 cao điểm về
số lƣợng trong năm.
1.4.3. Nghiên cứu về bọ trĩ
Bọ trĩ hay còn gọi là bọ cánh tơ là loài sâu hại phổ biến ở các vùng
chè trên thế giới, có nhiều loài bọ trĩ sống ở hoa, lá, búp chè. Bọ trĩ hại
chè có kích thƣớc nhỏ nhƣng tác hại lớn bởi số lƣợng rất nhiều của
chúng. Tác hại của chúng là làm cho búp chè chùn lại, lá non bị biến
dạng, thô cứng và không phát triển đƣợc dẫn đến năng suất và chất
lƣợng chè bị giảm đáng kể.

Năm 1985, ở Kenya tác giả V. Sudoi [18] đã nghiên cứu sự ảnh
hƣởng của lƣợng mƣa và cây che bóng đối với bọ trĩ kết quả cho thấy bọ
trĩ xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng, nhƣng vào mùa khô bọ trĩ
nhiều hơn. Số lƣợng bọ trĩ liên quan tỷ lệ nghịch với lƣợng mƣa của hai
tháng trƣớc đó, mƣa to đã rửa trôi bọ trĩ nên mật độ bọ trĩ đã giảm
xuống.
Ellis và Rattan (1977) [14] đã điều tra trên 12.990 ha chè ở

9


Malawi trong năm 1976, có 6.785 ha chè bị bọ trĩ hại chiếm 52%. Đây là
nguyên nhân thất thu một số lƣợng lớn sản lƣợng chè, đồng thời cũng
gây ra tình trạng chè con bị chết ở nơi đó.
Theo quan điểm của Parrella và cộng sự (1997) [18] để phòng trừ
bọ trĩ một cách tốt nhất nên áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Cho đến nay biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đƣợc
đánh giá cao và có hiệu quả rất tốt.
1.4.4. Những nghiên cứu về bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi có tên khoa học là Helopeltis sp. thuộc họ Miridae bộ
Hemiptera, chúng làm hại búp chè, lá non bị biến dạng, búp chè có
những vết sẹo sần sùi và không phát triển đƣợc. Bọ xít muỗi là loài sâu
hại ở hầu khắp các vùng chè trên thế giới, có nhiều loài bọ xít muỗi sống
ở hoa, búp chè. Khi thảo luận về tình trạng gây hại cũng nhƣ ảnh hƣởng
của bọ xít muỗi đối với các vùng chè thế giới ngƣời ta cho biết bọ xít
muỗi gây hại mạnh cục bộ ở những nơi ẩm thấp mƣa nhiều.
Theo Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [19] cho biết phổ kí
chủ của một số loài bọ xít muỗi là:
+ Scirtothrips dorsalis Hood: Hại trên một số cây có tầm quan
trọng kinh tế bao gồm cả cây chè và đƣợc gọi tên phổ biến là Chillies

thrips hoặc Assam, nó gây nhiều thiệt hại cho chè ở Đông Bắc Ấn Độ.
+ Scirtothip bispinosus Bagn: Phân bố rộng với số lƣợng lớn có ở
hầu hết các vùng chè Nam Ấn Độ.
1.5. Những nghiên cứu trong nƣớc
1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè.
Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều. Đây
chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển
của cây chè.Ngày nay khi sự phát triển của khoa học công nghệ và kĩ

10


thuật canh tác của nƣớc ta ngày càng tiến bộ. Nhu cầu sử dụng và tiêu
thụ chè của ngƣời dân trong và ngoài nƣớc ngày một tăng cao. Để có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng chè trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc, các
nhà nghiên cứu đã không ngừng lai tạo ra nhiều giống chè mới có năng
suất cao, chất lƣợng tốt. Tuy nhiên do nƣớc ta có kiểu khí hậu nóng ẩm
mƣa nhiều vì vậy mà những giống chè này đã thƣờng là nguồn thức ăn
ƣa thích của các loại sâu hại. Đặc biệt là những năm gần đây sự xuất
hiện sâu, bệnh trên nƣơng chè ngày một nhiều và thành phần sâu, bệnh
hại chè đã là một trong những vấn đề đƣợc rất nhiều các tác giả quan tâm
và đi nghiên cứu.
Ở nƣớc ta, dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1990) [3, 4, 5] thì Du Pasquier
(1031- 1932) đã xác định 28 loài sâu bệnh hại chè, trong đó sâu hại chè
có 25 loài. Các tỉnh phía Bắc Việt Nam có các loài sâu quan trọng nhƣ:
Sâu chùm (Andraca bipunctera Walk); Bọ xít hoa (Poecilocoris latu);
Rầy xanh (Empoasca flavescens); Nhện đỏ; Sâu đục thân mình đỏ.
Đến năm 1967 - 1968, trong cuộc tổng điều tra diện rộng trong
phạm vi cả nƣớc viện Bảo Vệ Thực Vật [7] đã xác định đƣợc 34 loài sâu,
nhện hại chè thuộc 6 bộ là.

1. Bộ Lepidoptera có 17 loài
2. Bộ Coleoptera có 2 loài
3. Bộ Homoptera có 3 loài
4. Bộ Isoptera có 2 loài
5. Bộ Hemiptera có 7 loài
6. Bộ Orthoptera có 3 loài
Trong đó có 7 loài thƣờng xuyên xuất hiện đó là: Sâu chùm, sâu
cuốn lá, rệp sáp, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ xít hoa, mối.
Trong đợt điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam năm

11


1977 -1978 Viện Bảo Vệ Thực Vật thu thập đƣợc 41 loài sâu hại chè
trong đó các loài gây hại chính là bọ trĩ, sâu tiện vỏ, rầy xanh, bọ xít
muỗi, sâu cuốn lá và bọ xít hoa.
Trạm nghiên cứu chè tiếp tục nghiên cứu thành phần sâu hại chè
các năm 1986 - 1987 đã cho biết: Các loài quan trọng và phổ biến có rầy
xanh, nhện đỏ, bọ trĩ, còn bọ xít muỗi chỉ hại cục bộ ở một số khu vực và
trên một số giống chè nhất định ở Phú Hộ, ở vùng Sông Cầu (Bắc Thái).
Phạm Thị Vƣợng và Nguyễn Văn Hành (1989) [12] cho biết rầy xanh,
bọ trĩ, nhện đỏ và mối là 4 loài sâu hại chè chủ yếu.
Qua kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại chè của tác giả
Nguyễn Văn Hùng khẳng định có 46 loài sâu hại. Cùng với tác giả trên
thì tác giả Đỗ ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997) [5] đã chia ra các
nhóm bị hại theo bộ phận nhƣ sau:
+ Nhóm hại búp: Có rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn
lá non..
+ Nhóm hại lá: Có rất nhiều thuộc họ cánh vẩy (Lepidoptera)
nhƣ: Sâu róm, sâu kèn, bọ nẹt…

+ Nhóm hại cành, thân, rễ: Có rất nhiều loài gây hại nghiêm
trọng nhất là mối hại chè con.
+ Nhóm hại hoa, quả: Quan trọng nhất là bọ xít hoa hại quả làm
mất sức nảy mầm của hạt.
Ngoài các cơ quan chuyên nghành, nhiều cá nhân cũng đã công bố
kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè.Tất cả các công bố trên
đều khẳng định côn trùng nhóm chích hút nhƣ rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít
muỗi là những loài gây hại chính trên chè.
Từ những kết quả nghiên cứu trên về thành phần sâu hại chè cho
chúng ta thấy các loài sâu hại đó đều phát sinh ở tất cả các vùng chè. Tuy

12


nhiên chúng phát sinh và gây hại ở các mức độ khác nhau, những vùng
chè lâu năm chúng thƣờng phát sinh nhiều hơn so với những vùng chè
mới.
1.5.2. Nghiên cứu về rầy xanh (Empoasca flavescens)
Về đặc điểm hình thái học của rầy xanh hại chè đƣợc nhiều tác giả
nhƣ Nguyễn Khắc Tiến, Đỗ Ngọc Quỹ [3, 4, 5] mô tả kỹ lƣỡng và đã có
sự tƣơng đối thống nhất giữa các tác giả về đặc điểm triệu chứng gây hại
và đặc điểm sinh học của loài Empoasca flavescens. Rầy xanh dùng vòi
chọc hút nhựa cây theo các đƣờng gây chính và gân phụ lá chè và các
cọng chè non và cháy quăn lá. Rầy xanh thích ánh sáng tán xạ và ánh
đèn, rầy trƣởng thành sợ ánh sáng trực xạ. Chúng phát triển thuận lợi ở
điều kiện nhiệt độ từ 23 đến 27 độ và ẩm độ trên 80%.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hùng và Đƣờng Hồng Dật [6, 7] cho
biết vòng đời của rầy xanh trải qua 3 pha phát dục: Pha trứng, pha sâu
non và pha trƣởng thành. Rầy trƣởng thành có màu xanh lá mạ cơ thể dài
khoảng 2,5 - 3mm, có 8 đốt bụng và rầy non có hình dạng giống rầy

trƣởng thành nhƣng chúng có kích thƣớc nhỏ hơn và chỉ có mầm cánh,
chƣa có cánh. Rầy non có 5 tuổi: Rầy tuổi 1 có màu trắng, sau đó chuyển
thành hơi vàng. Rầy tuổi 2 có màu vàng xanh cơ thể dài 1,5 -1,6 mm.
Rầy tuổi 3 có màu xanh vàng cơ thể dài khoảng 1,9 -2,1mm. Rầy tuổi 4
có màu xanh vàng và cơ thể dài khoảng 2,1 - 2,3mm. Rầy tuổi 5 có màu
xanh vàng, cơ thể dài khoảng 2,3 -2,6mm. Thời gian phát dục của rầy
xanh chịu ảnh hƣởng nhiều vào điều kiện nhiệt độ: Ở nhiệt độ 21,2 độ,
trứng phát dục 6 -7 ngày, sâu non phát dục 10,5 ngày, còn ở nhiệt độ
27,7 độ trứng phát dục 5,1 ngày còn sâu non phát dục 7 -9 ngày.
Cũng theo Nguyễn Khắc Tiến và Nguyễn Văn Thiệp năm (2000)
[4, 5, 6] cho biết rầy xanh gây ra những thiệt hại to lớn, làm giảm đáng

13


kể sản lƣợng và chất lƣợng búp chè nghiêm trọng. Trong một năm rầy
xanh đã làm giảm 15 - 20% sản lƣợng chè, có khi làm mất tới 70% sản
lƣợng chè vụ xuân và gây ảnh hƣởng xấu đến các đợt sinh trƣởng búp
trong năm. Rầy xanh có hai cao điểm về số lƣợng trong một năm, trong
đó cao điểm đầu thƣờng xuất hiện vào tháng 4 tháng 5 cao điểm này
gây hại rất lớn, còn cao điểm hai xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 11,
cao điểm này cũng gây hại đáng kể so với cao điểm thứ nhất.
1.5.3. Nghiên cứu về bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagn)
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về loài bọ trĩ chúng bám ở mặt
dƣới lá để hút nhựa, đặc biệt là lá non, ở dƣới lá bọ trĩ gây hại nổi lên 2
đƣờng sần sùi, song song với gân lá chính, tạo thành nhiều vết nứt ngang
màu xám. Chè bị bọ trĩ gây hại cây sẽ có biểu hiện còi cọc, búp cứng,
kém phát triển.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về bọ trĩ hại chè đƣợc bắt đầu tƣơng đối
sớm Du Pasquier (1932) đã tìm hiểu các loài bọ trĩ hại chè về sự phân

bố, tập tính sinh sống, triệu chứng gây hại, tác hại của loài Physothrip
seti ventrus Bagn.
Bọ trĩ thƣờng phát sinh mạnh trên các nƣơng chè trồng trên đất
nhiều cát, bị cỏ dại lấn át, bón phân chuồng ít và không có cây che bóng.
Vì vậy việc phòng trừ bọ trĩ diễn ra vào vụ đông sẽ mang lại hiệu quả
hơn.
1.5.4. Những nghiên cứu về bọ xít muỗi.
Cũng nhƣ nhiều nghiên cứu nhƣ ở bọ trĩ, ở nƣớc ta đã có rất nhiều
tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của
bọ xít muỗi đối với cây chè. Tác giả Đỗ Ngọc Quỹ [5, 6] đã mô tả kĩ
lƣỡng về đặc điểm triệu chứng gây hại và đặc điểm sinh học của bọ xít
muỗi. Trên nƣơng chè bọ xít muỗi tập trung hại nhiều ở những chỗ râm

14


mát, rậm rạp. Mùa hè bọ xít muỗi gây hại vào buổi sáng sớm, chiều tối
sau cơn mƣa trời hửng nắng. Mùa đông bọ xít muỗi thƣờng hoạt động
gây hại mạnh vào buổi trƣa và buổi chiều. Bọ xít non thƣờng sống theo
nhóm 2 - 3 con trên một búp hoặc trên lá non gần búp. Sau lần lột xác
cuối cùng để trở thành bọ xít trƣởng thành 2 - 6 ngày bọ xít muỗi bắt đầu
giao phối. Mỗi năm trên nƣơng chè thƣờng xuất hiện khoảng 8 thế hệ bọ
xít muỗi sinh sống, có thể phân chia làm 3 thời kì phát sinh chính của
chúng nhƣ sau:
+ Thời kì 1: Vào các tháng 4 – 5 mật độ thời kì này thấp
+ Thời kì 2: Vào các tháng 7 – 8 mật độ cao và gây hại nặng
+ Thời kì 3: Vào các tháng 9 - 11 mật độ cao và gây hại nặng
Theo tác giả Đƣờng Hồng Dật [8] cho biết bọ xít muỗi trƣởng
thành có hình dạng giống con muỗi, cơ thể thon dài (5 -10 mm), màu
xanh lục, cánh màu nâu nhạt. Bọ xít muỗi gây hại bằng cách hút nhựa lá

non, chồi non. Lúc đầu vết hại có màu xám, xung quanh có màu nâu nhạt
hơn sau đó bị thâm đen. Các bộ phận non bị chích hút khô đen và biến
dạng làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của cây.

15


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Điều tra và thu thập thành phần sâu hại cây chè trồng tại xã
Ngọc Thanh -Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014.
- Phòng thí nghiệm khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm
2014.
2.2. Đối tƣợng, vật liệu, dụng cụ nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài sâu hại chè tại vùng nghiên cứu.
b. Vật liệu nghiên cứu
- Nghiên cứu thông qua một số giống chè nhƣ: LDP1, Xuân
Lƣơng, Thuý Ngọc.
c. Dụng cụ nghiên cứu
- Vợt bắt côn trùng, khay điều tra.
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi.
- Chai nhựa, túi nilon, cồn 70 độ để ngâm mẫu.
- Kéo, kính lúp cầm tay, bút lông.
- Hộp đựng mẫu, bông thấm nƣớc, giấy hút ẩm.
- Các dụng cụ khác có liên quan.
2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại cây
chè tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014.
- Điều tra diễn biến mật độ một số loài gây hại chính ở chè .

16


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ phổ biến của sâu hại
chè tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
Điều tra theo hàng chè, cứ cách 10 hàng thì điều tra 1 hàng. Trên
hàng đó điều tra dọc hết hàng, dùng vợt bắt các côn trùng có khả năng di
chuyển nhanh trƣớc. Sau đó quan sát tại chỗ và thu mẫu về bảo quản, đối
với các loài côn trùng có kích thƣớc nhỏ thì sử dụng các dụng cụ chuyên
biệt nhƣ ống hút, bẫy côn trùng.
Phƣơng pháp thu mẫu đƣợc tiến hành: Đối với côn trùng sống trên
cây ta dùng vợt bắt trƣởng thành hoặc có thể dùng tay để bắt đối với sâu
non, nhộng trƣởng thành của bộ cánh vẩy, bộ cánh cứng, bộ cánh
màng….Đối với các loài có kích thƣớc nhỏ thì sử dụng các dụng cụ
chuyên biệt nhƣ ống hút, bút lông, bẫy côn trùng.
Mẫu thƣờng gặp có thể xác định ngay tại nƣơng chè. Nhƣng có
những loài nếu chƣa biết tên thì ta phải dùng phƣơng pháp bảo quản để
giám định sâu.
Chỉ tiêu theo dõi:
Số điểm phát hiện thấy sâu
F (%) =

Tổng số điểm điều tra

x100%


Trong đó: f là tần suất xuất hiện của sâu.
2.4.2. Phương pháp điều tra biến động số lượng sâu hại chè năm
2013 -2014 tại Ngọc Thanh – Vĩnh Phúc.
Điều tra 7 ngày/lần. Trên mỗi nƣơng chè thì điều tra 5 điểm chéo
góc.
a. Điều tra diễn biến mật độ rầy xanh hại chè
Hiện nay phƣơng pháp điều tra rầy xanh áp dụng trong cả nƣớc là
dùng khay men hoặc khay nhôm kích thƣớc 35x25x5 cm, dƣới đáy khay

17


×