Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chương v các PHƯƠNG PHÁP tổ CHỨC THI CÔNG xây DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.11 KB, 15 trang )

Chương V CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG
5.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
5.1.1. Ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp tổ chức thi công

Xây dựng các công trình giao thông như các tuyến đường sắt, đường bộ, luồng lạch và các
công trình nhân tạo trên tuyến như cầu, cống, nhà ga... ngoài các đặc điểm chung của XDCB,
tính chất phân tán và tập trung của công trình xây dựng về mặt không gian và sự phân bố khối
lượng xây lắp trải trên tuyến đường cũng có ảnh hưởng tới nhịp điệu thi công. Nhà thầu đôi khi
còn bị sức ép về thời hạn xây dựng do những bức bách khác nhau tạo ra, như sự khống chế về
thời gian, do điều kiện ràng buộc của thiên nhiên, do yêu cầu phục vụ nhiệm vụ đột xuất cho
chính trị, kinh tế, quốc phòng của đất nước. Ví dụ, việc tiến độ hoàn thành một công trình để
phục vụ cho vận chuyển nguyên liệu mía cho nhà máy đường không đúng dự kiến, có khi làm đổ
vỡ một dự án SXKD. Khả năng tập trung lực lượng thi công của nhà thầu cũng ảnh hưởng tới
thời hạn hoàn thành công trình. Trong thực tế, có những dự án vốn đầu tư và công nghệ hiện đại
không thiếu nhưng triển khai và hoàn thành không đúng kế hoạch do lựa chọn phương pháp tổ
chức thi công không hợp lý. Những tình huống đặt ra trên đây chỉ có thể giải quyết thoả đáng,
hợp lý khi biết lựa chọn đúng phương pháp tổ chức thi công xây dựng công trình.
Cũng như việc lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất của các ngành sản xuất vật chất khác,
trong XDGT, các cán bộ liên quan đến tổ chức, quản lý thi công cần hiểu được các phương pháp
tổ chức thi công xây dựng công trình giao thông và biết lựa chọn lấy phương pháp cho thích ứng
với điều kiên cụ thể và hoàn cảnh. Ví dụ xây dựng một tuyến đường hoàn thành muộn sẽ mất hết
tác dụng đối với một chiến dịch, hoặc sẽ gặp phải sự căng thẳng lực lượng thi công một cách giả
tạo không cần thiết, một khi điều kiện thi công cho phép.
5.1.2. Nguyên tắc tiến hành lựa chọn phương pháp tổ chức thi công

Việc lựa chọn phương pháp tổ chức thi công (thực chất là triển khai lực lượng thi công) phải
căn cứ vào yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ chính trị, kinh tế đặt ra cho việc xây dựng công trình và
căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi xây dựng công trình ấy. Ví dụ: khi xây dựng khôi phục các công
trình đảm bảo giao thông trong chiến tranh hoặc công trình xây dựng có tính chất thời vụ thì
chọn phương pháp tổ chức thi công nhanh là một nguyên tắc đầu tiên.


Những công trình có khối lượng xây lắp gồm nhiều quá trình giản đơn, thời gian hoàn thành
không bị khống chế thì yêu cầu tập trung tài nguyên (lao động, vật tư, xe máy) trên công trường
ở mức ít nhất là một nguyên tắc chủ yếu, sao cho không gây căng thẳng cho doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương pháp tổ chức thi công đòi hỏi phải linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của thi công. Khi tình hình sản xuất thay đổi, trong quá trình tổ chức xây dựng
công trình, ta có thể thay đổi phương pháp hoặc kết hợp cùng một lúc các phương pháp TCTC.
Dưới đây sẽ giới thiệu nội dung chủ yếu của các phương pháp tổ chức thi công, cần nắm
vững điều kiện áp dụng của chúng.
5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


5.2.1. Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự

Giả sử ta phải tổ chức thi công một tuyến đường hoặc là một cây cầu mà hạ bộ của nó có
nhiều trụ cầu. Giả thiết tuyến đường ấy được chia làm nhiều đoạn giống nhau hoặc cầu có nhiều
trụ giống nhau - gọi tổng quát là được chia làm m khu vực công tác.

Để hoàn thành xây dựng xong một công trình, giả sử phải tiến hành 4 quá trình chuyên
nghiệp kế tiếp nhau. Tiến hành tổ chức thi công tuần tự được mô tả trên sơ đồ. Tổ chức thi công
trên một khu vực công tác (m = 1) lần lượt thực hiện các quá trình có chuyên nghiệp T1, T2, T3,
T4 và thời gian hoàn thành tại một khu vực là tx. Tiếp đến thực hiện tại khu vực (m = 2), thời
gian thực hiện cũng là tx,... cứ tiếp tục cho đến khu vực m. Thời gian hoàn thành toàn bộ m khu
vực là T= tx.m. Nếu gọi Q là tổng lượng tài nguyên tính bằng tiền (chi phí máy, vật tư, lao
động...) dùng để thi công xong công trình (m khu vực) thì cường độ tiêu hao tài nguyên trung
bình trong một ngày đêm được tính theo công thức:
q = Q/T
Trong XDGT, phương pháp tổ chức thi công tuần tự còn được hiểu rộng ra: khi xây dựng
tuyến đường bộ, quá trình tuần tự thực hiện như sau: theo trình tự I, II, III, IV.
Trong đó:


I - quá trình xây dựng cầu cống
II - quá trình xây dựng nền đường
III - quá trình xây dựng mặt đường
IV - quá trình hoàn thiện

Trên toàn tuyến đường, thi công tuần tự trên từng đoạn có nghĩa là chỉ khi kết thúc xong 4
quá trình trên mỗi đoạn, mới di chuyển lực lượng thi công tiến hành lặp lại trên đoạn tiếp theo.
Chỉ đạo thi công theo phương pháp tuần tự không căng thẳng, cường độ tập trung lực lượng thi
công không lớn; thời hạn thi công công trình dài, chậm đưa công trình vào khai thác và phát sinh
hiện tượng chờ đợi của các đội chuyên môn, cũng như không khai thác hết lực lượng chuyên
nghiệp hiện có (nhất là khi đơn vị thi công có nhiều lực lượng chuyên môn khác nhau). Phương
pháp tổ chức thi công tuần tự còn gọi là thi công rải mành mành, chỉ nên áp dụng cho công trình
có thời gian xây dựng không bị khống chế, hoặc đơn vị thi công không có điều kiện tập trung lực


lượng. Các quá trình xây dựng có thể giao cho một đơn vị tổng hợp đảm nhận. Muốn xây dựng
nhanh phải dùng phương pháp tổ chức thi công song song (hay phân đoạn).
5.2.2. Phương pháp tổ chức thi công theo kiểu song song

Tổ chức thi công theo phương pháp này ngược lại với phương pháp tổ chức thi công theo kiểu tuần
tự. Phương pháp được tổ chức tiến hành như sau: Trong cùng một thời gian, các quá trình chuyên
nghiệp trên công trình được tiến hành đồng thời trên tất cả các khu vực.

Tổ chức thi công theo phương pháp song song đòi hỏi phải tập trung một lượng tài nguyên lớn
cho cả công trình trong cùng một thời gian, làm cho công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý trở nên căng
thẳng, chất lượng công trình dễ bị vi phạm, dễ dẫn tới lãng phí. Vì vậy khi áp dụng phương pháp này,
cần tập trung đúng mức lực lượng cán bộ chỉ đạo, đủ khả năng giải quyết kịp thời các vấn đề tác
nghiệp nảy sinh trong quá trình thi công, tổ chức tốt hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho điều
hành quản lý, giữ vững nhịp điệu sản xuất.
Tổ chức thi công theo phương pháp song song có ưu điểm là thời gian xây dựng công trình

ngắn, do đó thích hợp với những công trình bị khống chế về thời gian như đảm bảo giao thông,
phục vụ chiến dịch...
Phương pháp này đã được áp dụng tại nhiều công trình cầu, đường: Ở công trình khôi phục
cầu Hàm Rồng (1973), để kịp thông xe vào ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5, đã tổ chức thi công
song song cả phần cầu, và đường; thi công song song phần cầu và đường vào cầu nếu không chú
ý rất dễ vi phạm chất lượng; khi xong công trình, cao độ mặt cầu có thể sẽ không khớp với
đường.
Tại công trình xây dựng lại đường sắt Thống Nhất, nhiều mũi thi công đã được triển khai
đồng loạt như: đoạn Ninh Cầm - Tiên An do bộ đội Quân khu 4 đảm nhận; đoạn Huế - Đà Nẵng
do Xí nghiệp liên hợp công trình đường sắt đảm nhận; đoạn Quảng Ngãi - Đà Nẵng do các nhà
thầu của Miền Nam đảm nhận; đoạn Sài Gòn - Quảng Ngãi do Xí nghiệp liên hợp công trình 4
đảm nhận. Nhờ vậy, chỉ trong 1 năm đã sửa chữa, khôi phục và xây dựng mới được 1681km
đường sắt, làm xong 22 ga mới, sửa chữa và khôi phục được 20 hầm (9250m) và 160 cầu lớn và


vừa. Để tăng cường lực lượng chỉ huy điều hành, Bộ đã huy động nhiều chuyên gia tăng cường
từ các đơn vị của Bộ.
Tại cầu Chương Dương, ngay lúc khởi công đã triển khai đóng cọc hàng loạt tại 10 trụ, mở
đồng thời 6 mũi thi công phần hạ bộ, 4 mũi thi công phần thượng bộ, thi công đồng thời cả phần
cầu và đường vào cầu. Huy động lực lượng tới 4-5000 người và sử dụng nhiều máy móc thi
công. Điều đặc biệt ở đây là tại một trụ còn dùng tới 3 búa đóng cọc song song cùng một trụ; do
đó đã dứt điểm được phần hạ bộ (móng trụ) của công trình trong mùa khô, tạo điều kiện mở diện
công tác cho công trường thi công được cả trong mùa nước lớn.
Khi sử dụng phương pháp này cần đặc biệt chuẩn bị các phương án kịp thời dãn lực lượng
thi công (lao động, xe máy) để tránh lãng phí và giảm mức độ căng thẳng trong chỉ đạo quản lý
khi khối lượng công tác đã giảm bớt. Ngược lại, khi tập trung nguồn lực không đủ, thi công sẽ
lãng phí và tiến độ sẽ bị kéo dài.
5.2.3. Phương pháp tổ chức thi công xây dựng cầu đường theo kiểu dây chuyền

5.2.3.1. Thực chất phương pháp tổ chức thi công theo kiểu dây chuyền

Trong sản xuất công nghiệp, phương pháp tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền đã được áp
dụng đến mức hoàn chỉnh. Đối với XDCB và XDGT, phương pháp tổ chức dây chuyền đang còn
mới mẻ.
Nhưng do những ưu thế tuyệt đối của nó là đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sử dụng lực
lượng và tiêu hao tài nguyên điều hoà mà phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền đang là
những yêu cầu bức thiết đặt ra cho công tác tổ chức sản xuất xây dựng.
Phương pháp tổ chức theo kiểu dây chuyền là phương pháp kết hợp được các ưu điểm và
khắc phục được các nhược điểm của 2 phương pháp tổ chức thi công trên. So với phương pháp
tuần tự, thời hạn thi công kết thúc sớm hơn so với phương pháp song song thì tài nguyên tập
trung ít hơn và sản xuất được nhịp nhàng. Tức là phương pháp này điều hoà được ưu nhược điểm
của 2 phương pháp trên.
Để thấy được nội dung của phương pháp, ta xét ví dụ: Giả sử ta cần xây dựng (m=5) đối
tượng công trình hoặc hạng mục công trình (gọi chung là khu vực công tác). Ví dụ đó là các cầu
nhỏ hoặc các cống, hoặc các trụ cầu hoặc các km đường sắt, đường ô tô và để xây dựng xong
một đối tượng công trình, ta phải thực hiện một số quá trình nhất định do các chuyên nghiệp T1,
T2, T3, T4... lần lượt tác nghiệp. Tổ chức thi công được mô tả trên;ở đây n là số quá trình. Sơ đồ
cho thấy phương pháp này phản ánh sự kết hợp đồng thời phương pháp song song và tuần tự.
Các tổ chuyên nghiệp thực hiện tuần tự các phần việc của mình từ khu vực1 cho đến khu vực m,
các tổ đồng thời song song tham gia các quá trình chuyên nghiệp khác nhau tại các khu vực khác
nhau. Diễn biến của các tổ chuyên nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như lần lượt kết
thúc khỏi khu vực sản xuất là theo một trình tự nhất định. Rõ ràng, quá trình sản xuất ở đây là
đều đặn, tương ứng với sự tiêu hao tài nguyên là nhịp nhàng.


Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền là phương pháp mà việc sản phẩm được sản xuất
ra một cách liên tục và đều đặn, tương ứng với sự tiêu hao đều đặn về tài nguyên (lao động, vật
liệu, xe máy và tiền vốn).
5.2.3.2. Phân loại dây chuyền
Việc phân loại dây chuyền là căn cứ vào các quá trình xây dựng mà dây chuyền trực tiếp
tham gia đảm nhận. Các dây chuyền được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.

a- Phân loại theo mức độ phân công lao động, bao gồm ba loại dây chuyền
+ Dây chuyền bước công việc:
Dây chuyền này nhằm thực hiện một bước công việc (tác nghiệp) nào đó. Cách tổ chức dây
chuyền này được thực hiện bằng cách phân chia mỗi quá trình giản đơn thành những bước công
việc cụ thể, do một nhóm công nhân thực hiện. Mỗi bước công việc do một công nhân tác
nghiệp. Thành phần và số dây chuyền bước công việc do khối lượng công tác và kết cấu của quá
trình giản đơn quy định. Đặc điểm của dây chuyền bước công việc là có sự phân công lao động
giữa các công nhân được sắp xếp trong nội bộ nhóm ở tại vị trí công tác. Ví dụ: Dây chuyền
bước công việc lắp ráp nhịp dầm cầu bê tông gồm 3 công nhân:
- Người thứ nhất móc, buộc cấu kiện.
- Người thứ hai cẩu nâng cấu kiện đến vị trí.
- Người thứ ba liên kết dầm bê tông vào đúng vị trí trên trụ cầu.
Trong xây dựng nhà ga, dây chuyền bước công việc xây dựng do các công nhân sau đảm
nhiệm:
- Người thứ nhất rải vữa đặt gạch cho hàng ngoài.
- Người thứ hai xây hàng gạch ngoài.
- Người thứ ba rải vữa đặt gạch cho hàng trong.
- Người thứ tư xây hàng gạch trong.
- Người thứ năm miết mạch và hoàn thiện.


Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền xây dựng đường ô tô
Quản lý XD

Bộ phận xây mặt
Bộđường
phận XDXD
nền
công
đường

trình nhân
XD công
tạo khác
tác tập trung

Bán thành phẩm

Bộ phận
v.chuyển

Bộ phận khác

Máy thi công

+ Dây chuyền giản đơn:

Sản xuất vật liệu
cấu kiện

Là dây chuyền do 1 số dây chuyền bước công việc có liên quan với nhau về mặt công nghệ
tạo thành. Tham gia thi công trong dây chuyền này bao gồm một số nhóm công nhân, mỗi nhóm
công nhân sẽ di chuyển và thực hiện các phần việc thích ứng của mình trên từng vị trí công tác.
Ví dụ: Đổ bê tông là một quá trình giản đơn.
- Nhóm thứ nhất: làm công tác vận chuyển bê tông tới vị trí tập kết.
- Nhóm thứ hai: đổ bê tông và dầm
- Nhóm thứ ba: làm công tác chuẩn bị đà giáo cho các đợt đổ bê tông tiếp. Việc phân chia
quá trình giản đơn phải đảm bảo hợp lý về mặt công nghệ và tổ chức. Khi có nhiều quá trình giản
đơn, công tác tổ chức chỉ đạo, điều hoà sẽ trở nên khó khăn, phức tạp.
+ Dây chuyền tổng hợp:
Là dây chuyền gồm nhiều quá trình giản đơn tạo thành. Kết quả hoạt động của dây chuyền

tổng hợp là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: Dây chuyền tổng hợp xây dựng đường ô tô do
các quá trình sau đây tạo thành (xem sơ đồ trên).
- Quá trình chuẩn bị thi công, quá trình vận chuyển, quá trình khai thác gia công chế tạo vật
liệu cấu kiện và quá trình xây lắp chính. Việc phân chia dây chuyền ở các mức độ, phụ thuộc loại
hình công trình, dây chuyền bước công việc, giản đơn và tổng hợp. Trong xây dựng đường sắt,
đường ô tô và cầu, dây chuyền được tổ chức có khác nhau.
5.2.3.4. Điều kiện tiến hành tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền


+ Điều kiện: Điều kiện đặt ra cho phương pháp tổ chức dây chuyền là đảm bảo cho sản xuất xây
lắp liên tục, nhịp nhàng quanh năm. Muốn vậy phải có đầy đủ những điều kiện cơ bản sau đây, mới có
thể tiến hành tổ chức sản xuất xây dựng theo phương pháp dây chuyền:
- Công tác kế hoạch hoá: Đảm bảo đủ khối lượng công tác cho dây chuyền hoạt động, sao
cho thời gian ổn định khai thác của dây chuyền đạt hệ số cao nhất, đảm bảo cung ứng đủ các
nguồn lực phù hợp với hoạt động của dây chuyền.
- Công tác chuẩn bị xây dựng phải chu đáo đi trước một bước, cung cấp đủ các hồ sơ thiết kế
cho đơn vị thi công; cần sử dụng rộng rãi các thiết kế mẫu cho công trình hoặc hạng mục công
trình, thậm chí cho từng kết cấu chi tiết. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo
diện công tác cho dây chuyền hoạt động.
- Công tác cung ứng vận chuyển: Lập được kế hoạch phân phối, cung ứng tài nguyên (lao
động, vật tư, tiền vốn...) cho dây chuyền theo đúng tiến độ. Đồng thời chỉ đạo chặt chẽ, cung cấp
đồng bộ, kịp thời các tài nguyên cần thiết cho hoạt động của dây chuyền cần thường xuyên kiểm
tra và điều chỉnh kịp thời những tình huống nảy sinh.
- Công tác tổ chức chỉ đạo: Trong tổ chức sản xuất cần có sự phân chia hợp lý các tổ (khâu)
chuyên môn, có tính đến điều kiện cụ thể của xây dựng, đảm bảo tính chuyên môn hoá của mỗi
nhóm. Cần thường xuyên kiểm tra một cách nghiêm ngặt tốc độ dây chuyền và trình tự thực hiện
trong suốt quá trình thi công.
5.2.3.5. Đặc điểm của công tác tổ chức thi công dây chuyền
Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền có các đặc điểm sau:
Sản phẩm của dây chuyền tổng hợp tạo ra bằng nhau sau mỗi khoảng thời gian thi công bằng

nhau. Ví dụ quãng đường ô tô, đường sắt sau mỗi ca hoạt động của dây chuyền là hoàn toàn bằng
nhau.
Dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng đi qua là tạo ra sản phẩm và đưa được từng phần công
trình vào sử dụng ngay từ ngày đầu.
Chuyên môn hoá được xây lắp và tốc độ thi công được tăng nhanh, các quá trình xây lắp
diễn ra nhịp nhàng, tạo ra nhịp điệu thoải mái cho người công nhân, do đó năng suất lao động
tăng, giá thành công trình xây lắp được giảm, chất lượng xây lắp không ngừng tăng.
Mặc dù có những ưu điểm như vậy nhưng hiện nay, trong xây lắp giao thông chưa có được
dây chuyền hoàn chỉnh do điều kiện tổ chức thi công dây chuyền chưa có hoặc chưa đủ. Hơn
nữa, do kế hoạch, diện thi công chưa ổn định; các quá trình tập trung, chuyên môn, hợp tác hoá,
liên hiệp hoá chưa phát triển và hoàn chỉnh nên cũng vẫn còn những khó khăn đối với phương
pháp này. Với những ưu điểm căn bản, rồi đây phương pháp tổ chức xây dựng dây chuyền trong
XD giao thông sẽ phát triển mạnh mẽ, nhất là khi các tập đoàn kinh doanh XD ra đời theo hướng
tập trung hoá trong ngành ở mức cao.
5.2.3.6. Đánh giá hiệu quả tổ chức thi công dây chuyền
Khi tổ chức thi công xây dựng, một công trình có thể gồm nhiều phương án khác nhau. Mỗi
phương án có thể khác nhau ở một vài thông số nào đó. Vì vậy, cần có phương pháp so sánh lựa


chọn mô hình thích hợp nhất. Phương pháp phổ biến là phân tích trên biểu đồ tiêu dùng tài
nguyên (mà điển hình là nhu cầu nhân lực) và mức độ duy trì ổn định hoạt động của dây chuyền.
+ Các chỉ tiêu đánh giá phương án tổ chức thi công dây chuyền:
- Đánh giá theo mức độ ổn định nhân lực theo thời gian: Toàn bộ thời hạn hoạt động của dây
chuyền được phân chia ra làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ triển khai dây chuyền (Ttk), còn gọi là thời kỳ mở dây chuyền, nhằm đưa các lực
lượng thi công vào hoạt động sản xuất trên công trường. Thời kỳ này càng ngắn càng tốt.
Thời kỳ ổn định của dây chuyền (Tođ) là thời kỳ mà tất cả các lực lượng thi công đều tham
gia các hoạt động sản xuất trên công trường. Thời kỳ này càng dài càng tốt.
Thời kỳ thu hẹp dây chuyền (Tth), còn gọi là thời kỳ cuốn dây chuyền, là đưa dần các đơn vị
thi công ra khỏi khu vực sản xuất. Thời kỳ này càng nhanh càng tốt.


Một phương án hợp lý là phương án có Tođ lớn. Thường dùng hệ số mức ổn định nhân lực
theo thời gian (K1).
K1 = Tođ : Thđ
Kinh nghiệm cho thấy:
* Khi K1>0,7 thì áp dụng được phương pháp tổ chức thi công dây chuyền.
* Khi K1 = 0,5-0,7 thì dây chuyền ít hiệu quả.
* Khi K1<0,3 thì không được áp dụng phương pháp tổ chức thi công dây chuyền.
- Đánh giá theo hệ số mức không ổn định theo số lượng công nhân
Trong tổ chức thi công, vấn đề biến động lực lượng thi công (đặc biệt là biến động nhân lực)
là những vấn đề bức bách đặt ra trong quá trình điều hoà thi công.
Đánh giá phương án có hợp lý hay không thường dùng hệ số mức không ổn định theo số
lượng công nhân (K2).
K2 = Pmax : Ptb
Trong đó: Pmax là số công nhân tối đa trong quá trình thi công
Ptb là số công nhân có mặt trung bình trong quá trình thi công
Trong cả 2 trường hợp: K1 và K2 gần 1 là tốt nhất.
Đơn vị thi công tận dụng năng lực sản xuất tốt khi triển khai thi công nhanh (đưa nhanh các
lực lưong thi công vào vị trí công tác). Muốn vậy phải đẩy nhanh công nghiệp hoá xây dựng,
chuẩn bị thi công thật chu đáo, đảm bảo đủ khối lượng cho dây chuyền hoạt động quanh năm.


5.3. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ MẠNG TRONG QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG GIAO THÔNG
5.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng sơ đồ mạng lưới trong quản lý thi công xây lắp

XDGT ngày càng phát triển theo hướng chuyên sâu và đòi hỏi hiệp tác ngày càng chặt chẽ
giữa các tổ chức có chuyên môn khác nhau trong quá trình xây lắp (như chuẩn bị thi công, vận
chuyển, xây lắp chính, phụ), đòi hỏi phải có một sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng và nghiêm ngặt
theo thời gian và không gian. Sản xuất xây lắp sử dụng công nghệ càng hiện đại, đắt tiền lại càng
đòi hỏi lãnh đạo quản lý phải hết sức nhanh nhạy, linh hoạt để tránh những tổn thất lãng phí phát

sinh. Vì vậy, quản lý cần dựa trên cơ sở thật sự khoa học, có kế hoạch rõ ràng.
Phương pháp lập tiến độ theo biểu đồ ngang (gantt) không đáp ứng được các yêu cầu trên
đây và không bao quát được hết công việc, không thể hiện được khâu chủ yếu, do đó làm cho
công tác chỉ đạo bị phân tán, không tập trung được sự chú ý vào các khâu then chốt trong quá
trình thi công.
Phương pháp sơ đồ mạng lưới - PERT ra đời được coi là một thành tựu trong lĩnh vực của tổ
chức lao động quản lý, cho phép đề ra được các biện pháp chủ động sử dụng hợp lý các nguồn
lực. Với sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phương pháp này có các ưu điểm
chính sau đây:
- Gia công, xử lý nhanh các thông tin phản hồi và kịp đề ra thông tin chỉ huy.
- Tính toán nhanh các thời hạn xây dựng.
- Chất lượng các quyết định được nâng cao.
- Mô tả rõ ràng trình tự, mối liên hệ giữa các công việc, giúp cho lãnh đạo tập trung chú ý
vào các khâu chủ yếu.
- Quản lý kế hoạch, tiến độ được chặt chẽ và chính xác.
Với sự giúp đỡ của các phương tiện tính toán hiện đại, các ưu điểm trên càng có cơ sở để
phát huy mạnh mẽ.
5.3.2. Giới thiệu chung về sơ đồ mạng lưới

5.3.2.1. Bản chất của sơ đồ mạng lưới
Sơ đồ mạng lưới là một hệ thống các công việc sắp xếp theo một trình tự nhất định, kể từ lúc
khởi công cho đến lúc hoàn thành tạo ra một sản phẩm nào đó. Về hình thức nó là một mô hình
gồm những đường (công việc) và nút (sự kiện) biểu hiện quan hệ lô gích chặt chẽ của một quá
trình nào đó.
5.3.2.2. Các phần tử của sơ đồ mạng và quy tắc lập sơ đồ mạng
+ Công việc:
- Công việc thật: Công việc là một quá trình lao động có hao phí thời gian và sử dụng các
nguồn lực. Ví dụ công việc đổ bê tông, lắp dầm, đào móng... Đó là những công việc thật. Quá
trình chờ đợi cho bê tông đủ cường độ là quá trình chỉ có hao phí thời gian mà không sử dụng
các nguồn tài nguyên khác.

- Công việc giả: Liên hệ phụ thuộc là liên hệ không cần hao phí thời gian và cũng không tiêu
hao các tài nguyên khác. Đó là các công việc giả.


+ Sự kiện: Sự kiện là chỉ mốc đánh dấu sự kết thúc của một hoặc một số công việc cần và đủ
để bắt đầu một hoặc một số công việc tiếp theo. Ví dụ: hố móng làm xong bắt đầu xây mố. Sự
kiện chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, nó không cần tiêu phí thời gian và các nguồn tài nguyên khác.
Sự kiện mà từ đó mũi tên công việc đi ra thì gọi là sự kiện tiếp đầu của công việc; còn có
mũi tên công việc đi vào gọi là sự kiện tiếp cuối của công việc đó.
Sự kiện đầu tiên không có công việc đi vào gọi là sự kiện xuất phát sự kiện cuối cùng không
có công việc đi ra gọi là sự kiện hoàn thành (kết thúc).
Những công việc mà sự kiện tiếp cuối của nó là sự kiện tiếp đầu của công việc đang xét gọi
là công việc tiếp trước của công việc đang xét; những công việc mà sự kiện tiếp đầu của nó là sự
kiện tiếp cuối của công việc đang xét gọi là công việc tiếp sau của công việc đang xét.
+ Đường: Đường là một chuỗi công việc, sắp xếp cho sự kiện tiếp đầu của công việc này
trùng với sự kiện tiếp cuối của công việc liền trước. Ví dụ:


3

1

2

5

6

4


1_3_5_6
Các đường

1_2_5_6
1_4_5_6

Chiều dài của đường bằng tổng thời hạn của các công việc nằm trên đường đó. Đường dài
nhất đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành gọi là đường găng. Các công việc nằm trên
đường găng gọi là công việc găng.
Thời hạn của đường găng chính là thời hạn thực hiện toàn bộ kế hoạch (là tiến độ xây dựng
công trình).
5.3.3. Trình tự lập sơ đồ mạng lưới

5.3.3.1. Bước liệt kê các công việc
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế của công trình, tiến hành liệt kê tất cả các công việc phải tiến hành
để xây dựng công trình, yêu cầu là không được bỏ sót việc. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà quyết
định số sự kiện. Đối với cơ quan quản lý cấp trên thì mạng chỉ cần ít sự kiện, đối với đơn vị thi
công đòi hỏi mạng phải được chi tiết, giúp cho việc theo dõi được toàn diện. Cùng một công
trình, trong giai đoạn thiết kế tổ chức thi công chủ đạo, mạng cần đơn giản hơn so với thiết kế thi
công chi tiết.
+ Trình tự tiến hành liệt kê công việc: Phân tích mối quan hệ và trình tự trước sau giữa các
công việc; trình tự có tính chất kỹ thuật phải bắt buộc tuân theo (ví dụ vét bùn rồi mới được đắp
đất); trình tự có tính chất tổ chức phụ thuộc vào biện pháp thi công thì phải so sánh lựa chọn. Ví
dụ trong thi công cầu, đường bằng máy ủi có thể dùng để đào đất và đầm lèn thì căn cứ vào
phương án tổ chức sử dụng ủi. Sau khi liệt kê công việc, tiến hành xác định thời hạn thi công và
nhu cầu tài nguyên (số ca máy, các loại vật tư) cho mỗi công việc. Đối với công việc chưa có
định mức, có thể hỏi kinh nghiệm chuyên gia và công nhân lành nghề, hoặc tính thời hạn theo
phương pháp giả định:
T = (3Tmin + 2Tmax)/5
hoặc:

T = (Tmin + 4Tbt + Tmax)/6
Trong đó:
- Tmin là Thi công trong điều kiện thuận lợi


- Tbt là Thi công trong điều kiện bình thường
- Tmax là Thi công trong điều kiện xấu nhất
5.3.3.2. Bước lập sơ đồ mạng lưới sơ bộ
Sơ đồ sơ bộ thể hiện đúng mối quan hệ giữa các công việc đã được thể hiện trên bảng liệt kê
và phải tuân thủ đúng quy tắc lập mạng sau:
- Nếu công việc c chỉ được phép tiến hành sau công việc a và b và ngược lại thì vẽ như sau:
a

a
c

c

b

b

- Nếu công việc a và b cùng một sự kiện bắt đầu và kết thúc thì

a
b
- Nếu công việc e được tiến hành sau các công việc a, b, c còn công việc d được tiến hành
sau khi công việc a, b thì:
a


c

e

- Nếu công việc c làm sau công việc a, công việc d làm sau công việc b, công việc e làm sau
công việc a, b thì:
a

c
e

b

d


5.3.3.3. Bước đánh số thứ tự các sự kiện
Đánh số thứ tự các sự kiện trên sơ đồ mạng theo quy ước sau:
Sự kiện khởi công toàn bộ mạng số 1.
Các sự kiện tiếp theo đánh số theo quy tắc (xem trong phần toán chuyên đề).
Việc đánh số thứ tự các sự kiện theo một quy tắc định sẵn là nhằm hai mục đích:
- Giúp cho công việc tính toán tham số sự kiện trên sơ đồ được dễ dàng (trực tiếp).
- Khi điều khiển sơ đồ mạng từ xa, nhờ đánh số thứ tự theo quy ước nên chỉ cần thông báo
cho nhau về sự kiện đã hoàn thành, người nhận báo cáo đã biết ngay những công việc đã xong và
những công việc có thể tiến hành.
5.3.3.4. Tính thời hạn của tất cả các công việc trên sơ đồ sơ bộ
Các thời hạn thực hiện công việc được tính trong điều kiện tiêu chuẩn - điều kiện mà các
công việc được tiến hành một cách bình thường với số người, số máy được dùng hợp lý để đạt
định mức lao động, số ca máy trong ngày lấy bằng một.
5.3.3.5. Bước tính các tham số sự kiện và đường găng

+ Tính các tham số sự kiện: Nhằm xác định thời điểm sớm nhất và muộn nhất hoàn thành
các sự kiện.
+ Tính đường găng:
Phương pháp 1: Tính độ dài tất cả các đường đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành
bằng cách lập bảng so sánh. Phương pháp này chỉ được áp dụng tính với sơ đồ đơn giản cỡ nhỏ.
Phương pháp 2: Trước hết, ta quan niệm đường găng là đường liên thông các công việc
găng. Công việc găng là công việc có thời gian dự trữ toàn bộ bằng 0.
5.3.4. Tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới

5.3.4.1. Sự cần thiết phải tối ưu sơ đồ mạng
Tiến độ thi công lập ra ở bước sơ bộ mới chỉ căn cứ trên số liệu của hồ sơ thiết kế, dự toán và
định mức liên quan, có nghĩa là các kết quả tính được (đường găng sơ bộ) trong điều kiện bình
thường tương đối hợp lý. Để cho phù hợp với điều kiện thực tế và thoả mãn những yêu cầu khác, sơ
đồ mạng sơ bộ phải được điều chỉnh hay thường gọi là tối ưu hoá. Nếu chỉ dừng lại ở tiến độ sơ bộ
lập được thì hạn chế đến ưu thế của sơ đồ mạng. Vì vậy trong thiết kế và điều khiển sơ đồ mạng, cần
linh hoạt và liên tục tối ưu hoá.
5.3.4.2. Nội dung tối ưu hoá
Tối ưu sơ đồ mạng lưới có thể tiến hành theo các tiêu chuẩn sau đây: thời gian, nhân lực, chi
phí; thông thường kết hợp tối ưu chi phí và thời gian.
+ Tối ưu hoá về thời gian: Nhằm thay đổi độ dài đường găng. Khi yêu cầu phải rút ngắn tiến
độ thi công công trình thì phải rút ngắn đường găng bằng các biện pháp:
- Tận dụng thời gian dự trữ của các công việc không găng cho phép, để tập trung nhân lực xe
máy cho các công việc găng.


- Thay đổi biện pháp thi công để giảm bớt thời gian ngừng kỹ thuật một số quá trình (bảo
dưỡng nóng, cho phụ gia vào bê tông). Quá trình rút ngắn tiến độ thi công thường là phải tăng
thêm chi phí (thêm ca, thêm giờ). Vấn đề đặt ra là làm sao cho chi phí tăng lên ít nhất.
- Kéo dài đường găng khi điều kiện cho phép như dãn lực lượng thi công, thi công ở mức
bình thường; thời gian thi công kéo dài làm tăng gián tiếp phí. Vì vậy cần tính đến điều kiện cụ

thể trong quá trình thi công.
+ Tối ưu hoá về nhân lực: Trong thi công xây lắp, tuỳ theo tiến độ thi công và yêu cầu cụ thể của
công trình mà xuất hiện các biểu đồ yêu cầu nhân lực thi công khác nhau. Căn cứ vào thiết kế thi
công, số lao động của đơn vị xây lắp được bố trí theo tiến độ và các ca công tác đã được vạch ra theo
sơ đồ mạng ban đầu, thông thường chưa sát với điều kiện thực tế của đơn vị, biểu đồ nhân lực biến
động không bình thường, do đó phải tối ưu hoá nhân lực. Thực chất là sự điều chỉnh lại biểu đồ nhu
cầu nhân lực cho hài hoà, hợp lý, cân đối theo tiến độ thi công, nhằm tránh hiện tượng căng thẳng giả
tạo dựa trên cơ sở sử dụng thời gian dự trữ của các công việc không găng để khởi công sớm hoặc
muộn. Các bước cụ thể là:
- Vẽ biểu đồ nhân lực của sơ đồ mạng ban đầu.
- Xác định khả năng dự trữ các công việc không găng.
- Tổ chức thi công các công việc (khởi công sớm hoặc muộn) tuỳ theo hình dáng của biểu đồ
nhân lực ban đầu, sao cho hạ thấp nhân lực tại thời điểm tập trung cao, tăng thêm nhân lực nơi
biểu đồ thấp mà vẫn đảm bảo được tiến độ thi công.
5.3.5. Điều khiển thi công theo sơ đồ mạng lưới

Sơ đồ mạng sơ bộ và tối ưu đã được xác lập muốn trở thành hiện thực trong quá trình thi
công xây lắp phải do quá trình điều khiển mang lại. Mục đích của quá trình này là nhằm thi công
đúng kế hoạch, đúng tiến độ (độ dài đường găng) đã được vạch ra. Điều khiển thi công là quá
trình tìm mọi biện pháp điều chỉnh sơ đồ, làm cho kế hoạch phải sát với thực tế thi công, thi công
đúng và vượt thời gian quy định. Mạng lưới càng phức tạp, điều khiển càng có ý nghĩa quyết
định đến quá trình thi công. Để đánh giá độ phức tạp của mạng lưới, sử dụng hệ số Kpt để biểu
thị:
Kpt = Số lượng công việc/ Số sự kiện
Nếu Kpt = 1,5 là mạng trung bình
Nếu Kpt = 2 là mạng phức tạp
Quá trình điều khiển thi công theo sơ đồ mạng gồm các bước sau:
+ Phổ biến, giao nhiệm vụ:
Cán bộ điều khiển sơ đồ mạng cần thuyết minh tiến độ thi công cho toàn thể cán bộ, công
nhân viên trong đơn vị, chú ý đặc biệt tới cán bộ kỹ thuật, kế hoạch và cung cấp vật tư.

Giao nhiệm vụ cụ thể khối lượng công tác cho từng đơn vị thi công bằng các bảng khối
lượng kèm theo mạng con chi tiết, nhằm làm cho mọi thành viên hiểu được nhiệm vụ của mình,
thời gian cần bắt đầu và kết thúc công việc.
+ Tổ chức theo dõi tiến độ, diễn biến của quá trình thi công:


Có thể thực hiện bằng hai cách: dùng phương pháp kiểm tra bằng đường đẳng thời hoặc
phương pháp bảng.
Ví dụ: Biểu theo dõi tiến độ các công việc chủ yếu
Tên Ký hiệu
Kế
Hoàn
Kế
Kết
Nguyên
công công
Còn lại
Thực tế
Thực tế
hoạch
thành hoạch
thúc
nhân
việc
việc
Đóng
cọc

8-20


360

180

50%

6
tháng
3

3
tháng
4

8
tháng
3

3
tháng
4

Búa
máy
hỏng

Ngoài ra, biểu theo dõi còn phản ánh:
- Công việc mới kết thúc.
- Các công việc không cần nữa.
- Các công việc bị kéo dài.

+ Đề xuất biện pháp giải quyết:
Mục đích phải tiến hành phân tích rõ nguyên nhân, lường hết các khả năng có thể xảy ra, đề
xuất các biện pháp tích cực nhằm loại trừ khả năng bị chậm tiến độ bằng cách:
- Bổ sung các công việc mới phát sinh, xoá bỏ các công việc thừa không cần thiết trên mạng,
trên cơ sở đó xác định lại đường găng và chỉ rõ khả năng có thể rút ngắn độ dài đường găng.
+ Quyết định các biện pháp xử lý:
Căn cứ vào các thông tin nhận được, ban lãnh đạo công trường cần nắm vững.
- Các công việc hiện còn ở trên đường găng trong khoảng thời gian gần đây (tùy ý).
- Các công việc gần trong khoảng thời gian gần nhất (tuỳ ý).
- Nguyên nhân của các hiện tượng ấy.
Ra các quyết định điều chỉnh sơ đồ mạng.
Điều khiển thi công là một quá trình đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén; cán bộ chỉ đạo điều
hành cần phải am hiểu và có kinh nghiệm thi công.



×