Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 76 trang )

Nhật ký phố WALL
Nguyễn Hữu Tiến
Nguyễn Hiếu Nghĩa
Nguyễn Xuân Cường
Nguyễn Thị Huế
Dương Duy Phương
Phạm Ngọc Hảo


CẤU TRÚC CÁN CÂN THANH TOÁN


Ngày 4.12, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) công bố
báo cáo Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2013.
Báo cáo này dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 thặng dư khoảng 1,5 - 2 tỉ USD. Trong
đó cán cân thanh toán vãng lai thặng dư khoảng 6% GDP trong nửa đầu năm.


Sổ Tay về Cán Cân Thanh Toán Quốc tế của IMF lần 5

CCTT là một bản thống kê tóm tắt một cách hệ thống, trong một khoảng thời gian nhất định,
các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới. Các giao dịch, đa
số là giữa đối tượng thường trú và phi thường trú, gồm có các giao dịch về hàng hóa, dịch
vụ và thu nhập; và các giao dịch về trái quyền tài chính và nợ đối với phần còn lại của thế
giới.
Nguồn: Sổ Tay Cán Cân Thanh Toán Quốc tế (Balance of Payments Manual), IMF, ấn bản lần thứ 5, năm 1993


Câu hỏi

 Những gì được tính vào những hạng mục mà chúng ta thấy trong CCTT?


 Đâu là những nguyên tắc quy định việc tính toán trong CCTT? Hay nói
cách khác, ý nghĩa của các hạng mục là gì?


Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai được chia thành bốn mục: hàng hóa, dịch vụ, thu nhập
và chuyển giao vãng lai.

Chúng ta gọi những giao dịch được ghi lại trong tài khoản vãng lai là các
giao dịch thực


 Các giao dịch được xếp vào mục hàng hóa cho thấy những thay đổi trong quyền sở hữu của các
sản phẩm hữu hình. Những mục này gồm có hai loại: hàng tiêu dùng (như thực phẩm, quần áo và
thuốc men) và hàng tư bản (máy móc và phương tiện vận tải chẳng hạn).

 Mục dịch vụ gồm các khoản như giao thông vận tải, bảo hiểm và du lịch


Thu nhập

Thu nhập cho thấy các khoản thu được từ nước ngoài bởi đối tượng thường trú (bên có)
và các khoản thu của đối tượng phi thường trú trong nền kinh tế của chúng ta (bên nợ).


Chuyển giao vãng lai
Chuyển giao vãng lai là quà tặng bằng tiền hay hiện vật cho đối
tượng phi thường trú hay của đối tượng phi thường trú, kể cả cá
nhân và chính phủ nước ngoài.



Tài khoản vốn và tài chính


Mục chính trong tài khoản vốn là chuyển giao vốn. Chuyển giao vốn thường bắt nguồn từ
các chính phủ nước ngoài và được dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư và mua máy
móc, thiết bị.



Tài khoản tài chính có bốn hạng mục chức năng: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp,
đầu tư khác và tài sản dự trữ.


Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp tính các khoản đầu tư vào trong nước sở tại bởi các nhà đầu tư nước
ngoài hay của các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài. Đây là các nhà đầu tư nắm giữ cổ
phần (ít nhất là 10 % tổng số vốn) trong một doanh nghiệp với mục tiều trở thành người
quản lý duy nhất hay đồng quản lý


Đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là mua cổ phiếu và trái phiếu với ý định kiếm cổ tức và
tiền lãi từ một doanh nghiệp, chứ không phải là đứng ra quản lý doanh
nghiệp đó


Đầu tư khác

Đầu tư khác gồm có các khoản vay chính phủ, tín dụng ngoại thương ngắn hạn và đa số các giao
dịch giữa các ngân hàng thương mại của nước sở tại và phần còn lại của thế giới. Phần trình bày
tiêu chuẩn này của CCTT cũng có cả khoản vay từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, cùng với các
khoản nợ khác của ngân hàng trung ương


Các nguyên tắc kế toán CCTT



Đối tượng thường trú
Đối tượng phi thường trú


Cá nhân

thường được xem là thường trú nếu họ đã sống tại nước sở tại ít nhất là một năm hoặc
có ý định sống tại đó ít nhất là một năm.

Doanh nghiệp

thường được xem là đối tượng thường trú của nước sở tại nơi họ đang kinh doanh
miễn là họ có ít nhất một nhà máy, cửa hàng hoặc kho bãi ở đó. Công ty con của các công ty nước
ngoài được xem là đối tượng thường trú của nước mà các công ty con đó đang kinh doanh chứ
không phải là nước đặt trụ sở của công ty mẹ

Chính phủ, cho dù là cấp quốc gia, khu vực hay

địa phương đều là đối tượng thường trú của chính
những nước đó, cũng như tất cả các cơ quan khác của họ. Thậm chí cả các tòa đại sứ và các căn

cứ quân sự của họ tại nước ngoài cũng vẫn được xem là đối tượng thường trú của nước nhà


Đối tượng phi thường trú gồm có khách nước ngoài (du khách, thủy thủ hoặc phi
hành đoàn và công nhân thời vụ chẳng hạn), những cá nhân sống và làm việc tại nước
sở tại chưa tới một năm, các nhà ngoại giao và thành viên của các lực lượng vũ trang
nước ngoài đóng tại nước sở tại.


Nguyên tắc bút toán theo phát sinh

Các tài khoản trong CCTT

được tổ chức trên cơ sở bút toán theo phát
sinh chứ không phải trên cơ sở thực trả hoặc thực nhận tiền mặt.

Một giao dịch quốc tế được ghi nhận ngay tại thời điểm chuyển quyền sở
hữu, chứ không nhất thiết tính vào thời điểm thực hiện thanh toán.


Kế toán ghi sổ kép
Sử dụng kế toán ghi sổ kép, mỗi chiều của một giao dịch đều được ghi vào
CCTT, một lần ghi vào bên có và một lần ghi vào bên nợ


Mọi giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư
trú làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ đều được ghi có (+)
trong BOP
Mọi giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ đều
được ghi có (-) trong BOP



CÁN CÂN VÃNG LAI

Cán cân vãng lai (Current Account: CA)
• Cán cân thương mại (TB).
• Cán cân dịch vụ (SE).
• Cán cân thu nhập (IC).
• Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều (TR).
Có thể thấy, CA được cấu thành từ 4 cán cân bộ phận nên các nhân tố ảnh hưởng đến các bộ phận này
cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng đến CA.


Cán cân thương mại

Cán cân thương mại (TB) còn được gọi là cán cân “hữu hình” vì nó phản ánh chênh lệch giữa khoản thu xuất
khẩu (XK) và các khoản chi cho nhập khẩu (NK) hàng hóa, mà các hàng hóa này có thể nhìn thấy bằng mắt
thường khi đi qua biên giới.

XK tạo ra các nguồn thu nên được ghi có trong BOP (+).
NK làm phát sinh các khoản chi nên được ghi nợ trong BOP (-).


Cán cân thương mại

TB thường rơi vào 3 trạng thái sau dựa vào sự chênh lệch giữa của giá trị giao dịch xuất khẩu và nhập
khẩu ( hay là Xuất khẩu ròng: Net Export)

Khi mức chênh lệch lớn hơn không (NX>0): Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thu nhiều hơn chi nên
TB thặng dư.


Khi mức chênh lệch là nhỏ hơn không (NX<0): Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, chi nhiều hơn thu
nên TB thâm hụt.

Khi chênh lệch đúng bằng không (NX=0): TB ở trạng thái cân bằng.


Cán cân thương mại

Và điều đáng nói là hầu như các nước trên thế giới đều rơi vào trạng thái thâm hụt TB. Vấn đề đặt ra là liệu

thâm hụt TB có đồng hành cùng với sự trì trệ của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay đó là dấu hiệu của một
sự tăng trưởng kinh tế?

Phân tích TB của nước Mỹ, thấy rằng từ những năm 70, Mỹ luôn công bố thâm hụt và tình trạng này gia tăng

một cách nhanh chóng từ những năm 1997. Điểm đáng chú ý là thâm hụt giảm đi trong suốt quá trình trì trệ
( chằng hạn như năm 1991, một năm khủng hoảng, trì trệ thì TB thặng dư) và tăng lên trong những giai đoạn
phát triển.

Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ

vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao lại là tiền đề cho sự tăng trưởng trong các giai
đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại.


Nhân tố ảnh hưởng đến các cân thương mại.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là những nhân tố ảnh hưởng lên giá trị


hàng hóa xuất nhập khẩu như tỷ giá, lạm phát, giá thế giới của hàng hóa, thu nhập, thuế quan và hạn
ngạch… Tuy nhiên, tác động của các yếu tố này đới với XK và NK là khác nhau. TB được cải thiện
khi tác động ròng của các nhân tố lên giá trị XK và NK là dương, và trở nên xấu đi khi các động ròng
của các nhân tố lên giá trị XK và NK là âm.


Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên giá trị hàng hóa xuất khẩu

Nhân tố tỷ giá
Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa XK
tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng XK, dẫn đến:

A.

Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ:

.Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ

được biểu diễn bằng hàm số:

X=P.Qx

•. Trong đó:
P: mức giá cả hàng hóa tính bằng nội tệ ( được xem như là không đổi)
Qx: Khối lượng hàng hóa XK.
X: giá trị XK tính bằng nội tệ.


×