Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thiết lập thông tin hai chiều qua Website thư viện tư liệu giáo dục trong quá trình dạy học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 9 trang )

THIẾT LẬP THÔNG TIN HAI CHIỀU
QUA WEBSITE THƯ VIỆN TƯ LIỆU GIÁO DỤC
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Trần Quang Bắc-Khoa Xã hội
Năm học 2008-2009, trường CĐSP Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực
triển khai chỉ thị 47 của Bộ GD&ĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
hướng tới công nghệ học điện tử (e-learning). Một trong những hoạt động chuyên môn
của tổ bộ môn Địa lí trong việc thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ năm
học đã đề ra của nhà trường là tăng cường khai thác, sử dụng mạng Internet trong quá
trình dạy học, trong đó có việc thiết lập thông tin hai chiều giữa giảng viên và sinh viên
thông qua một website cụ thể trong quá trình dạy học. Điều này đã bước đầu thu được
những hiệu quả tích cực về mặt đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất
lượng đào tạo như: ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của
cả giảng viên và sinh viên; gia tăng đáng kể thời gian tự học ở nhà của sinh viên; tạo ra
một định hướng mới trong việc đổi mới PPDH; góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lí giáo dục trong nhà trường...
Hình 1

Mục tiêu của giải pháp thiết lập thông tin hai chiều là nhằm cải tiến, thay đổi
cách dạy của giảng viên, cách học của sinh viên; nâng cao chất lượng đào tạo thông qua
việc tăng cường sử dụng mạng Internet, các trang Web giáo dục, các sản phẩm giáo dục
điện tử, các phẩm mềm dạy học, các phần mềm chuyên ngành và lấy mạng Internet làm
công cụ phục vụ dạy học để hình thành mối liên hệ giữa giảng viên và sinh viên.
Dưới đây là những nội dung hướng dẫn sử dụng website Thư viện tư liệu giáo
dục trong việc thiết lập thông tin hai chiều giữa giảng viên và sinh viên đã được áp
dụng từ đầu năm học trong giảng dạy một số học phần như Lí luận dạy học Địa lí, phần
cụ thể; Dân số, Môi trường-AIDS-Ma túy; hướng dẫn viết báo cáo Thực địa 1... Các
bước tiến hành cụ thể như sau:
*Vào trang tìm kiếm Google tìm địa chỉ
*Đăng kí thành viên theo hướng dẫn ở hình 1.


*Đăng nhập: tên truy cập, mật khẩu theo hình 2.


Hình 2

*Ta có trang chủ của Thư viện tư liệu giáo dục để xem các tư liệu hình ảnh gồm ảnh,
video clip, bản đồ. Lựa chọn chuyên mục Địa lí, ta có như hình 3.
Hình 3

*Ta có thư mục của chuyên mục Địa lí để lựa chọn tư liệu như hình 4.


Hình 4

*Ví dụ lựa chọn thư mục Sưu tầm ta sẽ có các chuyên đề như dưới đây, lựa chọn 1 tư
liệu quan tâm như Hoạt động phun trào núi lửa (xem hình 5).
Hình 5

* Ta có thể xem tư liệu, ở đây là 1 đoạn phim. Ta có thể tải về nếu thấy có giá trị, cần
lưu ý là máy tính cũng cần tải phần mềm chạy phim tùy theo từng loại (đuôi là FLV,
swf…) hoặc quay trở về chuyên mục để xem tư liệu khác (xem hình 6).


Hình 6

* Để xem các bải giảng ta tìm trên thanh công cụ mục Liên kết/Lựa chọn Thư viện bài
giảng. Ta sẽ đến địa chỉ />Hình 7

* Tương tự như việc tìm tư liệu ta vào Chuyên mục Địa lí để tìm bài giảng theo các thể
loại. Để tìm giáo án CĐSP ta vào Tư liệu tham khảo hay vào ô Tìm kiếm, đánh tên bài

giảng tuy nhiên cần sử dụng mã chữ VN Unicode trong Việt Key.


Hình 8

* Lựa chọn bài giảng theo yêu cầu. Ví dụ: Bài Khái quát Địa lí tỉnh Bắc Ninh như hình
9.
Hình 9

* Đọc kĩ tài liệu và cân nhắc lựa chọn tải hay quay trở về chuyên mục. Trong trường
hợp muốn gửi ý kiến cho tác giả thì dịch chuyển xuống dưới trang này để vào mục Gửi
ý kiến.


Hình 10

*Để tìm các tài liệu của cùng 1 tác giả ta nên vào mục người gửi để có các thông tin về
cá nhân và các tài liệu của tác giả đó đã gửi.
Hình 11

*Vào mục Số tư liệu đưa lên để xem danh sách và dễ dàng lựa chọn tư liệu bài giảng
phù hợp với yêu cầu bản thân.


Hình 12

Như vậy thông qua các bước tiến hành trên, thông tin hai chiều đã được thiết lập
giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học bộ môn.
Thực tế quá trình dạy học bộ môn Địa lí theo định hướng trên ở những tháng đầu
năm học đã thể hiện sự chuyển biến trong việc đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ

thông tin qua giờ lên lớp, qua việc chuẩn bị ở nhà, soạn giáo án của giảng viên và quá
trình tự học của sinh viên. Đã có những kết quả cụ thể, một số vấn đề nảy sinh và rút
kinh nghiệm trong quá trình thức hiện tập trung vào các nội dung sau đây:
1.Việc xây dựng và triển khai mô hình dạy học ứng dụng CNTT:
-Tự học, tự bồi dưỡng: Bên cạnh việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học
của giảng viên và sinh viên là việc khai thác mạng thành thạo của giảng viên và giảng
viên đã trở thành người đi tiên phong và là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên khai
thác sử dụng theo từng học phần mà mình đảm nhiệm.
-Giáo án: Việc ứng dụng CNTT đã thể hiện rõ trong từng học phần và chi tiết tới từng
bài dạy. Và vì thế giáo án đã có sự cải tiến phù hợp như việc bổ sung phần địa chỉ truy
cập, đường dẫn và nguồn tài liệu hướng dẫn sinh viên truy cập từ giáo trình, tài liệu
tham khảo các phần mềm, các trang Web.
-Hình thành mối liên hệ giữa GV và HSSV trên mạng. Khi giảng viên và sinh viên
đăng kí làm thành viên trang Web Thư viện tư liệu giáo dục. Ngoài việc sử dụng kho tư
liệu phong phú tại chỗ. Giảng viên có thể tung lên mạng chương trình, nội dung học
phần, bài giảng, tư liệu cá nhân, … Giảng viên cung cấp tài liệu học tập, tổ chức luyện
tập, ôn tập với dung lượng lớn mà tiết kiệm không cần in ấn.
Sinh viên có thể tiếp cận thông tin bất kể thời gian nào và bất kể ở đâu, đồng thời
có thể tiến hành trao đổi thông tin hai chiều dễ dàng. Như vậy sinh viên có thể chủ động
học tập, tăng cường thời gian tự học và có thể giám sát ngược quá trình giảng dạy trên
lớp của giảng viên do đã được cung cấp phân phối chương trình.


Sinh viên tiếp nhận, trao đổi ý kiến tự học vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin
học; tăng đáng kể thời gian học tập và vẫn có thể tiết kiệm nếu học theo nhóm thuê máy
theo giờ.
-Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong năm học của tổ bộ môn đã tập trung
hướng vào việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT. Cả 2 đề tài NCKH của tổ Địa lí đều
đăng kí với nội dung xây dựng giáo án ứng dụng CNTT theo học phần gồm giáo án
tổng hợp trong đó có cả phần trình chiếu, kho tư liệu chuyên môn phục vụ học phần.

Các đề tài này đã được nhà trường ủng hộ cho việc triển khai thực hiện trong năm học
2008-2009.
2.Việc sử dụng mạng LAN, Web site, xây dựng thư viện điện tử riêng của trường
CĐSP Bắc Ninh:
- Giảng viên có trách nhiệm trong việc cung cấp các tư liệu liên quan đến học phần và
lớn hơn là chuyên môn của bản thân. Ngoài ra giảng viên có thể tự nguyện cung cấp các
công trình NCKH có giá trị của bản thân hay sưu tầm được nhằm phổ biến rộng rãi đến
đồng nghiệp và sinh viên.
-Chú ý nên cố gắng cung cấp tư liệu điện tử tránh các văn bản viết tay, cần nhập lại trên
máy để tiết kiệm công sức và thời gian. Kết nối thư viện điện tử với Web site hiện có sẽ
làm tăng giá trị sử dụng và nâng cao vị thế của nhà trường.
-Và tương tự như vậy các phòng ban khoa tổ chuyên môn khác cũng cung cấp đầy đủ,
cập nhật thường xuyên các thông tin ở lĩnh vực mình phụ trách.
-Nhà trường cũng cần đầu tư cho công tác xây dựng thư viện điện tử, cung cấp tài liệu,
biên tập, quản lí thư viện; đầu tư phòng máy cho giảng viên và sinh viên tiện tra cứu,...
3.Về phía công tác quản lí:
-Tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học, có mục tiêu và
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá thi đua, mức độ
hoàn thành công việc. Kế hoạch cần được thông qua và phê duyệt của các cấp quản lí
giáo dục trong nhà trường (khoa, phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu) để thống nhất trong
chỉ đạo, kiểm tra.
-Phòng Đào tạo tham mưu với nhà trường để xây dựng qui định hoạt động chuyên môn,
cơ chế hoạt động để thực sự tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trong toàn trường. Các qui
định này có thể điều chỉnh dần cho phù hợp thực tiễn.
-Phòng Tài vụ tham mưu với nhà trường để xây dựng, điều chỉnh lại trong Qui chế Chi
tiêu nội bộ, tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho giảng viên trong việc mua các phần mềm dạy
học, trang bị máy tính và có sự phân biệt rõ ràng với mức độ ứng dụng CNTT, đổi mới
phương pháp dạy học tránh cào bằng để tạo động lực kích thích người lao động.
-Nhà trường cần nhanh chóng thành lập trung tâm Ngoại ngữ-Tin học trực thuộc trực
tiếp Ban Giám hiệu theo định hướng tự chủ trong hạch toán kinh tế đáp ứng nhu cầu

ngày càng lớn của quá trình dạy-học trong trường. Nhà trường cũng nên cân đối lại
nguồn lao động hiện có để bố trí phù hợp với năng lực cán bộ, yêu cầu công việc và
nguyện vọng công tác của người lao động.
4.Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
-Tăng cường phạm vi và thời gian hoạt động của mạng không dây trong trường để có
thể sử dụng mạng ở tất các địa điểm trong phạm vi trường học như: Nhà hiệu bộ, giảng
đường, thậm chí ở sân trường, thời gian trong và ngoài giờ làm việc...


- Đầu tư phòng máy dành riêng cho giảng viên, sinh viên học tập, tra cứu. Bổ sung cho
các phòng chức năng máy chiếu và trang bị thêm hệ thống loa (nghe-nhìn) để giảng
viên trong quá trình dạy vừa có thể cung cấp thông tin vừa trực tiếp hướng dẫn sử dụng.
Trên đây chỉ là những kết quả ban đầu trong việc thực hiện công tác trọng tâm
năm học của tổ Địa lí và chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót trong nhận
định, trong quá trình triển khai, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp, bổ sung của người đọc để tiếp tục hoàn thiện nhằm mục tiêu thực hiện tốt nhất chủ
trương của Bộ Giáo dục &Đào tạo đã đề ra trong năm học 2008-2009 này.



×