Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân môn tap lam van. luyên tư và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.76 KB, 12 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THUỶ
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THUỶ PHÙ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hương Thuỷ, ngày 10 tháng 05 năm 2011

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT

Đề tài: Một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân
môn tập làm văn lớp 4
I. Sơ lược lí lịch
- Họ và tên: Tô Đông Nhi
- Sinh ngày: 20 – 01 - 1987
- Quê quán: Vinh Xuân – Phú Vang – TTHuế
- Nơi thường trú: Vinh Xuân – Phú Vang – TTHuế
- Đơn vị công tác: Trường TH số 1 Thuỷ Phù
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: CĐSP
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ
* Khó khăn:
- Đa số học sinh trong lớp là con em nông dân. Phụ huynh chưa có điều
kiện bày vẽ nhiều. Một số học sinh trong lớp có bố mẹ đi làm ăn xa, các em
sống với ông bà nên ảnh hưởng đến việc học tập ở nhà của các em.
- Còn nhiều em yếu, chữ viết chưa đẹp.
* Thuận lợi
- Được nhà trường biên chế nhiều năm liền giảng dạy chương trình lớp
4 nên bản thân tôi đã nắm bắt được khá kỹ về chương trình và có nhiều kinh
nghiệm trong việc thực hiện chương trình.


- Đặc biệt trong năm học này tôi được giảng dạy chủ yếu hai môn toán
và Tiếng việt, vì vậy tôi có điều kiện hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của
mình.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
- Trường có bề dày về đội ngũ chuyên môn nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy. Đây là môi trường tốt cho bản thân tôi có điều kiện học hỏi trong
việc giảng dạy của mình. Mỗi giáo viên không ngừng nâng cao trách nhiệm

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 1


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ, nổ lực hết mình trong công tác. Nhạy bén
tiếp cận với những thay đổi của ngành, áp dụng phương pháp đổi mới và
nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực.
III. Mục đích, yêu cầu, của sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Do tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học:
Phân môn tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kiến
thức sử dụng tiếng Việt( nghe, nói, đọc, viết) để hình thành và giao tiếp
trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua dạy học tiếng Việt góp phần
rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn trong
sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Vệt Nam xã
hội chủ nghĩa. Phân môn tập làm văn lóp 4 chú trọng vào hai loại: văn kể
chuyện và văn miêu tả., trong đó văn miêu tả chiếm vị trí quan trọng trong
chương trình.

Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm giảng dạy và tình hình học tập HS lớp
tôi trong năm học này, tôi nhận thấy rằng phần lớn kỹ năng viết văn của các
em còn nhiều hạn chế, các bài văn viết của các em chưa đạt kết quả về nội
dung, cách diễn đạt trong lời văn, ý văn, bài viết còn mắc nhiều lỗi: Lỗi
chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá chưa chính
xác, sắp xếp ý chưa logic... Để khắc phục tình trạng này tôi nhận thấy rằng
cần phải cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiện giúp học sinh lớp tôi học tốt hơn
về phân môn Tập làm văn.

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 2


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

IV. Những giải pháp chính:
1. Những giải pháp về phương pháp:
A. Đối với các tiết quan sát tìm ý - lập dàn bài chi tiết:
- Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai
mặt:
+ Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một đề văn theo yêu cầu
đầu bài đã cho:
+ Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát gắn với miêu tả.
-

Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh:

+ Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi...để
nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm...nhằm nhận biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm

thanh, mùi vị...
+ Quan sát nhằm nhận ra nhữgn nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ
không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật.
+ Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc
sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên
tưởng so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân.
+ Từ việc quan sát học sinh tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động
những điều đã quan sát được.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát:
Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, ngoài vào trong hoặc ngược lại.
Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh
cho bản thân hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét...) thì quan sát trước, các
phần khác quan sát sau.
Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn.

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 3


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

+ Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao
tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định về nhiều mặt. Thông thường
học sinh chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các
nhận xét và cảm xúc gắn liền vời thính giác (hình dáng, màu sắc, đường nét,
độ xa, gần...) đó là mặt mạnh và cũng là một nhược điểm của học sinh.
+ Tổ chức quan sát và tìm ý:
Học sinh phải được quan sát trực tiếp cây cần miêu tả

Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
Sự quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu
hỏi gợi ý.
Ví dụ: để quan sát và tìm ý bài: "Tả cây bóng mát trong sân trường em "
tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
Đọc kĩ đề bài, phát hiện thể loại?
Trọng tâm của đề bài là gì?
1) Đó là cây gì?
2) Cây đó như thế nào?( các bộ phận của cây, cây đó có đặc điểm gì nổi
bật)
3) Ích lợi của cây dó.
4) Cây đó cho em cảm xúc gì?
5) Em sẽ làm gì để chăm sóc cây đó?
Sau khi đã quan sát được học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết
theo sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết Lập dàn bài chi tiết cụ thể trong
sách giáo khoa.
Từ tiết Lập dàn bài cho đến tiết miệng học sinh tiếp tục quan sát trong
các giờ ra chơi để bổ sung cho bài của mình mà qua tiết Lập dàn bài mình
thấy còn thiếu.
B.

Tập làm văn (trả bài).

Để có thể làm tốt một bài tập làm văn (nói hay viết) ngoài những kỹ
năng nói, học sinh còn cần được rèn luyện thêm kĩ năng sửa chữa, rút kinh
nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét bạn trong giờ
Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 4



Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

Tập làm văn nói, tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài viết chính
thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều giúp
học sinh luyện tập hình thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học
tập để luôn tiến bộ. Tiết “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn
luyện kĩ năng nói rong tiết Tập làm văn miệng.
So với các tiết khác (Lập dàn bài – nói), tiết trả bài cần được giáo viên
chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài
làm, chuẩn bị dẫn chứng, minh hoạ... đến khi soạn giáo án cụ thể cho tiết trả
bài. Việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng đòi hỏi sự gợi mở, dẫn
dắt và ứng xử linh hoạt của giáo viên, nhằm giúp các em tự phát hiện nhận
thức được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình. Qua đó, học sinh có ý
thức viết bài ngày càng tiến bộ và có kết quả cao hơn.
Sau tiết học này tôi thường nhắc học sinh về làm lại và tôi chấm lại cẩn
thận cho các em. Cách làm này làm cho học sinh tăng thêm hứng thú khi học
môn này.
Các em không còn sợ môn này nữa, và có hứng thú khi học Tập làm
văn. Cụ thể trong tiết văn “Tường thuật lại tiết học lí thú” tôi giao thêm đề
các em đều thuật lại tiết Tập làm văn rất sôi nổi, hóm hỉnh trong cách viết.
2. Những giải pháp khác:
a. Phân loại học sinh
Tập làm văn là một trong những phân môn thể hiện hoạt động giao tiếp.
Điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết vai trò của mình trong hoạt động
giao tiếp phải biết được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, trình độ
của học sinh lớp mình. Ngay từ đầu nhận lớp phải phân loại ra từng đối
tượng học sinh để có biện pháp dạy học thích hợp. Đối với học sinh khá giỏi
ngoài những bài tập trong SGK cần ra thêm các bài tập khác để nâng cao
dần kiến thức. Đối với học sinh yếu kém cần giảng giải kèm cặp giúp đỡ

cho các em nhiều hơn, kể cả trong khi nói, viết, cách dùng từ ngữ miêu tả,
cách viết câu .v.v... tổ chức cho các em nhóm học tập, học sinh khá giỏi giúp
đỡ học sinh yếu .
3. Giúp học sinh miêu tả chân thực.
Tính chân thực đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết sát thực tả
đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng
đắn trong tư tưởng, tình cảm của học sinh khi các em đánh giá bộc lộ cảm
Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 5


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

xúc của mình đối với đối tượng miêu tả. Nếu đối tượng miêu tả có những
mặt xấu, mặt tiêu cực giáo viên cần giúp học sinh dần dần nhận ra những
mặt cần phải phê phán và có thái độ phê phán đúng mức. Chính qua việc làm
như vậy chúng ta đã giúp học sinh luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc
sống góp phần hình thành nhân cách người học sinh xã hội chủ nghĩa.
Muốn miêu tả chân thực đối với học sinh cần đảm bảo yêu cầu quan sát
trực tiếp khi học và làm văn miêu tả. Đối với học sinh lớp 4 vốn hiểu biết về
đối tượng miêu tả của học sinh quá nghèo nàn, sơ lược. Muốn giúp các em
làm bài chân thật và phong phú, không có con đường nào khác ngoài việc tổ
chức cho các em quan sát trực tiếp. Yêu cầu này đòi hỏi phải tạo điều kiện
cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là công việc thuộc nguyên
tắc khi dạy văn miêu tả. Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét,
ấn tượng cảm xúc của mình các em mới bắt tay vào làm bài . Để đảm bảo
yêu cầu trên, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn kỹ việc quan sát trước ở nhà
hoặc ở trên lớp. Ví dụ khi miêu tả chiếc cặp giáo viên cần hướng dẫn học
sinh quan sát kỹ chiếc cặp. Giáo viên nên khéo léo khêu gợi để các em huy

động vốn hiểu biết , khả năng liên tưởng , cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp
cho việc quan sát được tốt hơn. Khi quan sát cần huy động nhiều giác quan
có thể bằng mắt nhìn , tai nghe, tay sờ...... Có như thế học sinh mới lột tả hết
các nét đặc sắc của cái cặp . (Ví dụ cái âm thanh tách tách của chiếc khoá
cặp cái cảm giác mát lạnh khi sờ lên mặt cặp...)
4. Học sinh là chủ thể của học văn miêu tả.
Rèn luyện các kỹ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết
học văn miêu tả. Để tránh tình trạng viết văn theo bài văn mẫu. Khi dạy tiết
làm văn giáo viên nên dùng đúng lúc, đúng chỗ, chỉ nên dùng ở một khâu
nào của quá trình dạy văn miêu tả để khảo sát và phân tích để phụ trợ thêm
cho việc thực hành. Tuyệt đối không buộc học sinh phải viết như văn mẫu.
Học sinh phải thực sự làm chủ quá trình học văn miêu tả, làm chủ quá trình
hình thành kỹ năng sản sinh văn bản miêu tả bằng hai hình thức nói và viết.
Các em phải được hoạt động luyện tập là chủ yếu trong các tiết học văn
miêu tả. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn. Thầy đưa ra
những chỉ dẫn, những yêu cầu cụ thể để học sinh thực hiện. Phần giảng giải
cần hạn chế và chỉ dùng khi cần thiết. Giáo viên cần dành thời gian nhiều
cho học sinh làm bài tránh nói nhiều. Muốn thực hiện yêu cầu trên phải đưa

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 6


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

thực hành, luyện tập thành nội dung chính của tiết học. Giáo viên cần rèn kỹ
năng diễn đạt bằng lời cho học sinh.
5. Xây dựng đoạn văn cho học sinh.
Ở lớp 4 phân môn Tập làm văn danh nhiều thời gian cho 2 loại : Văn kể

chuyện và văn miêu tả.Qua 2 loại này chú trọng dạy đoạn văn và kỹ năng
các loại đoạn văn . Đối với học sinh đoạn văn là khái niệm khá phức tạp,
giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về đoạn và dấu hiệu nhận biết
về đoạn văn. Trong quá trình nhận diện đoạn văn giáo viên cần lưu ý học
sinh không phải chỉ dựa vào dấu hiệu mà xem nó là đoạn văn, chúng ta chỉ
coi nó là đoạn văn khi diễn đạt trọn một ý. Vì vậy trong các văn bản miêu tả
để nhận diện đoạn văn cần căn cứ các ý trong bài để xây dựng một đơn vị
đoạn. Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn giáo viên không yêu cầu các em
viết đoạn văn như diễn dịch, quy nạp mà chỉ cần học sinh viết 3 - 4 câu làm
sao các câu trong đoạn văn cần diễn đạt trọn một ý. Từ dàn ý đã lập học sinh
sử dụng ngôn ngữ để dựng thành đoạn và bài. Giáo viên nên hướng dẫn học
sinh viết bài miêu tả theo nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một bộ phận của đồ vật,
con vật hay cây cối. Hướng dẫn học sinh viết đoạn yêu cầu phải có sự liên
kết chặt chẽ về ý nghĩa các câu trong đoạn . Sự liên hệ giữa các câu về mặt
ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết, phép nối ... đoạn nào không đảm bảo
yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn, thiếu mạch lạc. Các đoạn trong bài liên kết
với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh. Liên kết doạn văn làm cho nội dung
văn bản chặt chẽ và liền mạch đây cũng là một điểm yếu của học sinh khi
làm văn. Vì thế khi hướng dẫn học sinh giáo viên cần phải giúp học sinh biết
cách liên kết đoạn bằng cách dùng từ ngữ hoặc câu nối.
6. Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn ngôn ngữ miêu tả và lựa chọn
từ ngữ khi miêu tả.
Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu tả.
Giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ là vấn đề quan
tâm của mọi giáo viên. Giáo viên cần tạo điều kiện để các em tích luỹ vốn từ
ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích luỹ vốn ngôn ngữ miêu
tả qua các bài tập đọc.Dạy các bài tập đọc giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ
miêu tả, chọn 1 hoặc 2 trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo
của nhà văn khi sử dụng chúng.


Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 7


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

Các tiết học Luyện từ và câu cũng là một dịp để giáo viên giúp các em
không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ
gần nghĩa hoặc trái nghĩa . Giáo viên hướng dẫn để các em thấy bên cạnh
tính từ đẹp còn có rất nhiều từ ngữ khác : trông dễ mến, xinh xinh , xinh xắn,
xinh đẹp ... lượng từ ngữ này giúp học sinh miêu tả đồ vật, con vật, cây cối
có hình ảnh hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả.
Có vốn từ ngữ rồi phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy coi
trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt, kết quả quan sát cũng như khi làm
văn miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh
thích hợp do đó có tác dụng gợi hình ảnh, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu
các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnh này. Cách đặt câu hỏi của giáo
viên khi hướng dẫn học sinh quan sát sự vật cây cối để biết được đặc điểm
của sự vật đó cũng là cách giúp học sinh tìm tòi từ ngữ hình ảnh khi miêu tả.
Giáo viên cần tránh những câu chỉ hỏi về những kiến thức khoa học. Ví dụ :
Miêu tả cây bàng. Khi cho học sinh quan sát tranh hoặc cây bàng giáo viên
hỏi : cây bàng có những bộ phận nào. Giáo viên nên đặt câu có tác dụng tìm
ra những chi tiết miêu tả. Nhìn tán bàng xum xuê tỏa rộng em nghĩ đến hình
ảnh nào? Đông đến xuân sang lá bàng thay đổi ra sao? ... Từ những câu hỏi
như thế giáo viên sẽ giúp các em liên tưởng và tìm ra từ ngữ, hình ảnh khi
miêu tả. Trả lời câu hỏi về cây bàng học sinh đưa ra những liên tưởng: cây
bàng giống như chiếc ô xanh khổng lồ và thật thú vị khi được đứng dưới cái
ô xanh khổng lồ ấy mỗi khi trời nắng nóng.
7. Hướng dẫn học tập lập dàn ý.

Là một việc làm cần thiết với học sinh lớp 4. Muốn lập được dàn ý học
sinh phải tiến hành 2 công việc chính: chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tài liệu các em thu thập được. Đối
với bài miêu tả phải dựa vào ý định miêu tả, ý định đó sẽ trở thành chủ đề
của bài miêu tả. ý định miêu tả hình thành trên cơ sở đề bài và đặc điểm đối
tượng miêu tả học sinh đang quan sát. Căn cứ vào ý định này học sinh sẽ
lược bỏ các chi tiết không cần thiết. Quan sát cây bàng nhận thấy đây là một
cây đ• trồng từ lâu năm nó to, cao. Muốn nhấn mạnh ý này giáo viên cần
giúp học sinh lược bỏ các chi tiết khác (thân cây hơi cong, khẳng khiu ... ) và
chỉ giữ lại những chi tiết thân nó lớn hơn cột nhà, thân cây mốc xỉn lại, mùa
hè tán cây như một cái ô xanh, ánh nắng lọt qua và dọi xuống sân vài đóm
nhỏ. Từ đó học sinh viết thành đoạn miêu tả sinh động " Thân cây bàng lớn
hơn cột nhà, cành lá xoè rộng ra nom như một cái ô lớn. Trải qua bao mưa
Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 8


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

nắng. Thân cây như mốc xỉn lại. Mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc. Mùa
hè cây là một cái ô xanh che cho đám học trò tinh nghịch chơi đùa thoả thích
bởi ánh nắng chói chang lọc qua tán lá xum xuê, dày đặc chỉ lọt được xuống
sân trường một vài đóm nhỏ".
Các chi tiết miêu tả trong đoạn trên do được chọn lọc nên có sức gợi
hình gợi cảm đối với người đọc . Sau khi chọn lọc được ý rồi giáo viên
hướng dẫn học sinh sắp xếp ý. Dựa vào dàn ý chung của bài văn miêu tả để
học sinh làm.
8. Hướng dẫn học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn

bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài hoàn chỉnh. Lời văn phải
gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch trong sáng. Lại phải cố diễn đạt cho
có hình ảnh linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Phải kết hợp giữa sắp xếp ý
và sử dụng từ, câu cho lời văn hàm súc và hấp dẫn.
Muốn đạt được như thế, các em phải trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, chính xác
và suy nghĩ, chọn lựa chi tiết cách diễn đạt tốt nhất.
Ví dụ : Khi tả vườn hoa, mỗi em tả một khác.
Học sinh A: Vườn hoa là một bản hoà tấu màu sắc của thiên nhiên.
Trước mặt em ngợp một màu đủ các sắc xanh, vàng, tím , đỏ , trắng, hồng
sặc sỡ.
Học sinh B: Vườn hoa như một chiếc mâm cỗ khổng lồ trên đó đủ các
thứ hoa nở xoè như những món ăn hấp dẫn ai cũng muốn thưởng thức.
Học sinh C: Vườn hoa rực rỡ màu sắc trong nắng. Hoa hồng đỏ thắm
nồng nàn. Hoa thược dược như những chiếc gương nhìn thẳng lên trời. Hoa
rực trắng thanh kiết, đôn hậu. ...
Những điều kiện để viết một bài văn hay còn phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. - Về cách dùng từ : Phải dùng cho đúng, cho sát và chọn lựa từ ngữ
nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn.

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 9


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

Ví dụ : Tả một cành mai vàng ngày tết, nhiều em đã chọn lựa cách diễn
đạt rất hay.
- Cánh mai vàng "rung rinh" trước gió.
- Những "hạt nắng" "đan" vào cánh hoa "lung linh".

- Màu vàng của hoa làm cho nắng cũng thêm "sóng sánh", "loang
loáng" ánh vàng.
Muốn dùng từ được hay, các em, phải luôn luôn có sự liên tưởng sự vật
với nhau, so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác, sự vật này với sự vật
khác để chọn lựa được từ ngữ có hình ảnh gợi cảm. Đặc biệt các em nên mở
rộng vốn từ đã học sử dụng nhiều từ láy và từ ghép nữa diễn tả.
Ví dụ :

Xanh ( xanh ngắt , xanh xanh)

Dịu ( dịu mắt, dìu dịu)
Hót ( hót như khiếu, hót líu lo)
Về viết câu : cần linh hoạt đừng viết theo kiểu công thức đơn điệu khi
viết nên thay đổi chủ thể của câu.
Ví dụ : Gà mẹ xoè cánh, che chỡ đàn con
Có thể đổi lại : đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh xoè ra che chở của
gà mẹ.
Muốn viết được câu hay, lại còn phải sử dụng cách so sánh nhân hoá
nữa.
Ví dụ về nhân hoá: - Lá trong vườn vẫy chào người bạn nhỏ.
- Cây rung rinh trước gió, ngả nghiêng , hớn hở.
Ví dụ về so sánh : - Những giọt sương đọng lại ở cánh hoa long lanh
như những hạt ngọc.

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 10


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4


Tóm lại : Để viết bài văn hoàn chỉnh, một bài văn hay cần phải có cách
sắp xếp chặt chẽ: Mở bài, thân bài , kết bài.
Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người
khách đến thăm " vườn văn " của mình . Lời mời chào ấy phải hấp dẫn gợi
mở , gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài.
Phần kết bài cũng thế, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn
trề những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả trong bài văn của mình, nó
kết lại những ý lớn đã thể hiện trong phần thân bài. Nói một cách khác hình
ảnh, phần kết bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm "vườn
văn" của mình một cách tình cảm, thân tình, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết
phần kết bài văn, các em phải viết thật cô đọng ngắn gọn tránh hành văn một
cách cộc lốc, công thức hoặc khuôn sáo.
Một yêu cầu cuối cùng khi viết bài văn nhất là đối vớí các em học sinh
giỏi phải hết sức tránh sự cẩu thả về cách trình bày, chữ viết, tránh sai sót về
lỗi chính tả. Muốn thế trong khi viết các em phải hết sức chú ý và sử dụng từ
ngữ chính xác, viết đúng chính tả trình bày sáng sủa. Đặc biệt khi viết xong
phải dành thời gian đọc lại, kiểm tra và sữa chữa những sai sót trong bài .
V. Kết quả:
Lớp tôi đã đạt được kết quả đán phấn khởi như sau:
Khảo sát đầu năm:
G
( %)

K
( %)

TB
( %)


Y
( %)

Cuối học kì I:
G
( %)

K
( %)

TB
( %)

Y
( %)

VI. Kết luận:
Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 11


Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 4

Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra khi thực hiện đề tài của
bản thân tôi. Tôi rất mong các anh chị em đồng nghiệp xây dựng, góp ý, bổ
sung thêm những kinh nghiệm hay hơn để đề tài thêm phong phú và phong
trào học tập của địa bàn chúng ta càng phát triển hơn. Tôi xin thành cảm ơn!
Thủy Phù , ngày10 tháng 5 năm 2011
Người viết


Tô Đông Nhi

Nhận xét của BGH nhà trường:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
.
Kí tên, đóng dấu

Tô Đông Nhi - Trường Tiểu học số 1 Thủy Phù

Trang 12



×