Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Đề tài - Chỉ đạo việc dạy học bồi dưỡng phân môn Tập làm văn cho HS khối 3,4 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.73 KB, 14 trang )


Đề tài
Chỉ đạo việc dạy học bồi dưỡng phân môn
Tập làm văn cho HS khối 3,4 5

Chương I Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài.
a. Cơ sở lí luận :
Trong bậc học tiểu học, bốn kĩ năng quan trọng mà bộ môn Tiếng Việt, môn
học cơ bản nhất của bậc học cần đạt là : nghe, đọc , nói, viết . Trong đó kĩ năng viết là kĩ
năng quan trọng nhất và cũng khó rèn luyện cho học sinh nhất. Để rèn kĩ năng viết cho
học sinh, người dạy phải dạy tốt các phân môn như chính tả , luyện từ và câu, tập viết và
tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng, người thầy phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh
khi dạy tập viết và chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta
phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là luyện từ và câu và tập làm văn. Trong hai
phân môn này, nhiều giáo viên cho rằng tập làm văn là môn khó dạy nhất, khó rèn kĩ
năng cho học sinh nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn hay được. Nội
dung bồi dưỡng làm văn nhằm trau dồi vốn sống. vốn văn chương, nâng cao năng lực
cảm nhận và diễn tả ở học sinh . Học sinh luyện viết văn theo theo kiểu bài đã học. Các
kiểu bài cơ bản ở tiểu học là kể chuyện, miêu tả, viết thư . Trong các lần kiểm tra định kì
hay hội thi học sinh giỏi cấp trường, thi học sinh giỏi giải Nguyễn Hiền dành cho HS lớp
4 , học sinh giỏi bậc tiểu học cấp thành phố hằng năm, phần tập làm văn luôn giữ một
điểm số rất cao nhưng ít có học sinh đạt điểm tối đa về bài làm văn, số học sinh đạt điểm
giỏi bài văn viết khá ít, chỉ chiếm khoảng 10 % hội thi HS giỏi các cấp , có khi còn thấp

hơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, là một giáo viên dạy văn hoá nhiều
năm và đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, thì dạy tập làm văn cũng
không quá khó hoặc chỉ có học sinh năng khiếu mới viết văn hay được. Tất cả đều có thể
rèn luyện được nếu chúng ta có biện pháp và cách thức giảng dạy phù hợp. Sau khi đảm
nhận chức vụ phó hiệu trưởng ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc , tôi đã dùng những
kinh nghiệm trong giảng dạy của mình để chỉ đạo giáo viên phụ trách mảng bồi dưỡng


học sinh giỏi cách dạy tập làm văn hiệu quả hơn.
b.Cơ sở thực tiễn
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc chỉ có 18 lớp với số học sinh khoảng 500 em,
trong đó học sinh khối 3,4,5 khoảng 340 em. Toàn trường tổ chức được 3 lớp học bồi dưỡng
cho đối tượng học sinh giỏi của 3 khối lớp này. Trước đây, nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho
các em vào chiều thứ bảy hoặc sáng chủ nhật nhưng sau khi có công văn hướng dẫn công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở GD & ĐT thành phố Đà Nẵng thì nhà trường đã sửa đổi lịch
bồi dưỡng cho phù hợp và việc dạy đã trở thành công việc chung của mọi giáo viên , không
tập trung vào một số ít như trước nữa. Chính vì thế mà kịp thời chỉ đạo công tác dạy và học
mảng bồi dưỡng học sinh giỏi là một yêu cầu cấp thiết của bộ phận chuyên môn hiện nay. Đó
là lí do tôi chọn đề tài này để thực nghiệm việc chỉ đạo chuyên môn trong trường tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc.
Chương II
Thực trạng việc dạy bồi dưỡng phân môn tập làm văn cho học sinh giỏi ở trường
tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Qua kiểm tra việc dạy học của các giáo viên trong các tiết dạy bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Tiếng Việt , tôi nhận thấy giáo viên còn vướng mắc các hạn chế sau :

* Chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức khai thác kiến thức môn học , giúp
học sinh lĩnh hội được cách viết văn theo theo kiểu bài .
* Chưa giúp học sinh thấy được mối liên kết giữa các kiểu bài , sự hỗ trợ lẫn nhau
của các dạng bài được học để viết một bài văn hay.
* Đề bài luyện tập của giáo viên ra cho học sinh rèn luyện cũng thiếu sự sáng tạo,
còn lệ thuộc vào sách giáo khoa , chưa biết tạo cơ hội cho học sinh phát huy óc tưởng , trí sáng
tạo của mình.
2.2. Thực trạng học tập của học sinh.
Học sinh của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nhìn chung chăm chỉ học tập nhưng
do xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, ít có sự hướng dẫn bảo ban của cha mẹ nên chất
lượng đầu vào nói chung không cao như các trường lân cận như Trần Cao Vân hay Hoa Lư.

Cũng với sự nỗ lực như nhau, cũng với nội dung bài giảng như nhau nhưng kết quả của học
sinh Nguyễn Bá Ngọc đạt được lại thấp hơn rất nhiều so với học sinh trong những năm tôi dạy
ở đấy. Học sinh thường lệ thuộc vào dàn ý của cô giáo, thiếu sự sáng tạo. Bài làm của các em
thiếu nét riêng, ít cảm xúc và chưa vận dụng tốt các ngữ liệu mẫu ở sách giáo khoa để thực
hành. Khâu đọc đề và xác định yêu cầu của đề, học sinh thường bỏ qua nên bài làm chưa đi
đúng yêu cầu trọng tâm, cách diễn đạt còn vụng, câu liệt kê, lủng củng, không có sự vận dụng
từ các bài tập rèn kĩ năng của luyện từ và câu vào bài viết...Vì thế, trong các hội thi học sinh
giỏi , kết quả của các em còn hạn chế, chưa đạt được như mong muốn .
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy học trên
Tôi có thể đánh giá các tồn tại nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây :
a. Thời gian triển khai nội dung chương trình thay sách chưa lâu, đặc biệt là
khối 4 và 5 nên giáo viên chưa nắm bắt hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần
đạt, đặc biệt là ở phân môn tập làm văn.

b. Từ quan điểm biên soạn sách là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
và phương pháp giảng dạy chủ yếu là coi trọng phần thực hành, qua luyện tập thực
hành, học sinh rút ra kiến thức chủ yếu của bài học. Phần bài học không có định
nghĩa, không có quy tắc nên GV còn lúng túng khi nâng từ kiến thức cụ thể lên
thành kiến thức tổng quát.
c. Nội dung chương trình tập làm văn ở tiểu học được biên soạn theo kiểu kết
hợp giữa văn chương nghệ thuật và văn bản nhật dụng để học sinh học tập và thực
hành. Cứ vài tiết học về miêu tả hay kể chuyện thì có 1 tiết điền vào đơn từ, viết
đơn, tranh luận hay thuyết trình... Việc đan xen giữa hai đơn vị kiến thức có mặt ưu
nhưng cũng có mặt hạn chế. Nhiều giáo viên chưa xâu chưỗi được kiến thức cho học
sinh, học sinh nhớ cái này , quên cái kia là điều thường thấy trong các bài văn nói và
viết.
d. Mỗi tuần , giáo viên chỉ dạy cho học sinh khối 3,4,5 khoảng 2 tiết về các
nội dung nâng cao ở môn Tiếng Việt. Thời gian đó, giáo viên tập trung luyện chính
tả , luyện từ và câu, thời gian dành cho luyện tập làm văn rất ít. Do đó chất lượng
học tập làm văn không được nâng cao.

Chương III Giải quyết vấn đề
3.1. Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên dạy bồi dưỡng nâng cao chất lượng
học tập phân môn tập làm văn khối 3,4,5.
3.1.1. Dựa vào các bài thơ để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng kể chuyện.
Văn kể chuyện , ở tiểu học, được giảng dạy từ lớp 3 nhưng trọng tâm của thể loại
này được học ở lớp 4. Kiểu bài kể chuyện được xây dựng với những đề bài cụ thể và những kĩ
năng thực hành đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó. Ở các tiết học chính khoá, GV đã dạy cho học
sinh một số kĩ năng kể chuyện như cốt chuyện, nhân vật trong câu chuyện, tả ngoại hình nhân
vật, tả hoạt động, tả nội tâm, ... Thông qua một số dạng đề bài như : Kể lại chuyện đã nghe, đã
học, kể lại chuyện được chứng kiến tham gia, kể chuyện thay lời nhân vật, kể chuyện dựa vào

cốt chuyện có sẵn, kể chuyện theo các nhân vật cho sẵn, viết tiếp câu chuyện cho hoàn chỉnh...
học sinh được rèn kĩ năng kể chuyện khá cụ thể cho từng kiểu , từng dạng. Tuy nhiên thời gian
dành cho luyện tập của từng dạng không nhiều. Các dạng bài kể chuyện này còn mờ nhạt trong
học sinh , đặc biệt là học sinh trung bình và yếu. Trong các lớp bồi dưỡng, tôi đã chỉ đạo giáo
viên phụ trách, thực hiện một biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện và tổng hợp được
nhiều yêu cầu của kể chuyện vào bài viết mà ít mất thời gian đầu tư. Đó là dựa vào một số bài
thơ có tính chất tự sự để yêu cầu học sinh kể chuyện . Giaó viên có thể dùng một bài thơ nhiều
lần để củng cố luyện tập nhiều kĩ năng, mỗi bài tập 1 yêu cầu khác nhau, sau đó mới yêu cầu
học sinh kể toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình.
Ví dụ 1 : Dựa vào bài thơ Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi, em hãy kể lại
câu chuyện nhằm giải thích nguyên nhân sinh ra tên gọi của làng .
Nội dung bài thơ như sau: Qua Thậm Thình.
Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp , bánh dày mấy đôi
Đẹp lòng vua phán bầy tôi

Tìm đất kén thợ định nới xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình.

×